VietLang
05-14-2007, 04:34 PM
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư
Quyển IX
[1a]
Kỷ Hậu Trần
Giản Định Đế
Tên húy là Ngỗi, con thứ của Nghệ Tông, tên hiệu cũ là Giản Định, họ Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương. Cuối đời Hồ, khởi binh khôi phục nhà Trần. Ở ngôi hơn 2 năm. Vua không có tài dẹp loạn, lại giết bỏ người giúp mình, tự chuốc lấy diệt vong, chẳng phải vì không may.
Đinh Hợi, Hưng Khánh năm thứ 1 [1407], (từ tháng 10 trở về trước là Hán Thượng Khai Đại năm thứ 5, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 5). Mùa xuâ, tháng 2, ngày 20, Tả tướng quốc Hồ Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Trừng thất bại, lui giữ cửa Muộn1335 . Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Kinh lộ phần nhiều theo giặc làm phản. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến cửa muộn1336 , hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống giặc. Quyên mộ tiền của, ai đóng góp thì được lấy con gái tôn thất và được cấp 10 mẫu ruộng.
Thị trung của họ Hồ là Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông Cái đều đầu hàng quân Minh.
Tướng chỉ huy quân Thần Đinh của họ Hồ là Ngô Thành nhân gió theo nước triều lên tiến đánh, đột kích đến Giao Thủy. Phụ, Thạnh chia quân ra hai bên bờ sông chặn đánh. Thành thế cô bị hãm trận chết, được truy tặng Kiêu vệ tướng quân.
Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bạn bè đảng giết viên Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng Trương Phụ (sau Nhật Kiên kiêu căng không giữ phép, bị Phụ giết).
Quân Minh đối luỹ với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, lại bùn lầy ẩm uớt khó ở, chúng bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Tả tướng quốc Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Quý Ly, Hán Thương từ [2a] Thanh Hóa tới. Bấy giờ người ở Kinh lộ bị quân Minh sai khiến và mất cả gia thuộc, mang lòng oán hận, các quân nhân và tráng đinh đều đến cửa quân tự nguyện gắng sức lập công.
Tháng 3, ngày 13, Tả tướng quốc Hồ Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm Tử.
Hồ Xạ và Trần Đĩnh chỉ huy quân bộ ở bờ nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy quân bộ ở bờ bắc; Nguyễn Công Chửng chỉ huy 100 chiến thuyền làm tiên phong. Trừng và Đỗ ở trong doanh bọn Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy quân thủy. Quân thủy, quân bộ tổng cộng 7 vạn người, nói phao là 21 vạn, đều tiến đánh. Người Minh chia hai mặt thủy bộ xông ra. Quân hai bên bờ sông của họ Hồ quay ngược
giáo nhảy xuống chết, chỉ có thủy quân thoát được. Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở lương đều bị chìm, không một người nào sống sót về được.
Khi ấy Hồ Xạ biết người Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ [2b] sai người đến trách rằng: "Tướng quân sao không đánh giặc?". Xạ bèn tiến đánh, bị thua. An phủ sứ Bắc Giang Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ giết.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, nhà Minh xuống chiếu cho tìm khắp nơi con cháu họ Trần lập làm quốc vương. Bọn quan lại và bô lão nhiều lần nói là đã bị họ Lê giết hết cả, không còn ai có thể nối dõi nhà Trần được nữa. Nước An Nam vốn là đất Giao Châu, xin được trở lại làm quận huyện như xưa để cùng các nha môn vệ, sở, phủ, châu, huyện. Lấy Đô chỉ huy Lữ Nghị giữ đô ty. Bắc Kinh hành bộ Thượng thư Hoàng Phúc giữ hai ty Bố chính và Án sát. Lại cấm sai phái và ngừng thu các loại thuế 3 năm.
Quý Ly và Hán Thương dẫn các tướng và quan lại [3a] vượt biển trở về Thanh Hóa.
Ngày 23, quân Minh đánh vào Lỗi Giang1337 , quân Hồ không đánh mà tan.
Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh1338 , quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ. Hai [cha con] họ Hồ định lánh đến Thâm Giang1339 nhưng không thành. Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu. Ông nói:
"Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác".
Quý Ly giận, chém chết.
Tháng 5, ngày mồng 5, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La1340 , châu Nhật Nam. Nguyễn Đại (Nguyễn Đại trước thờ họ Hồ, sau phản lại họ Hồ, đầu hàng quân Minh, đến đây dẫn người Minh sang xâm lược) bắt được Hữu tướng quốc Quý Tỳ và con ông là Phán trung đô Nguyễn Cửu1341 .
Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh1342 . Bọn vệ quân Vương Sài Hồ 7 người bắt được Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Giao Châu hữu vệ quân là bọn Quý Bảo 10 người bắt được Tả tướng quốc Trừng ở cửa biển Kỳ La.
Ngày 12, đầu mục bộ hạ của Mạc Thúy [3b] là bọn Nguyễn Như Khanh bắt được Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng1343 .
Bọn Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều đã đầu hàng từ trước.
Duy có Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng:
"Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữ? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!".
Nói xong, cũng nhảy xuống nước chết.
Nói Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vợ Ngô Miễn là Nguyễn thị, không những chỉ chết vì ngghĩa mà [4a] thôi, câu nói cũng đủ làm lời khuyên cho đời, nên chép ra đây để nêu gương.
Trước hai [cha con] họ Hồ đến Kỳ La là định chạy vào Tân Bình. Dân ở đó, có một phụ lão ra bái yết thưa rằng:
"Xứ này tên là Ky Lê1344 , trên có núi Thiên Cầm là điều không lành. Xin chớ lưu lại".
[Quý Ly] liền chém người ấy. Đến đây, quả nhiên bị bắt trói ở chổ ấy.
Người Minh thống kê những thứ đã thu được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền.
Trước đây, Hoàng Hối Khanh nhân lệnh cai trị Thăng Hoa. Khi đến quận, dùng thổ quan là Đặng Tất và Phạm Thế Căng làm tâm phúc. Tất cả cùng Tả châu phán Nguyễn Rổ vốn ghen ghét nhau vì công trạng. Gặp khi hai họ Hồ chạy về phía tây, [4b] bị quân Minh đánh gấp, viết thư báo Hối Khanh lấy một phần ba số dân di cư khi trước, gộp với quân lính địa phương giao cho Rỗ chỉ huy để làm quân cần vương, lại sắc phong cho Cổ Lũy huyện thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ yên dân Chiêm Thành. Hối Khanh đều giấu đi không cho mọi người biết.
Đến khi Chiêm Thành cất quân định thu lại đất cũ, dân di cư sợ chạy tan cã, bọn Hối Khanh trở về Hóa Châu, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với Chiêm Thành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết. Hối Khanh trước đã thề bồi với dân Nghĩa Châu. Rỗ biết Tất và Hối Khanh có ý đồ khác nên không đi dự thề. Hối Khanh trở về Hóa Châu, thì Rỗ đưa dân di cư đi đường bộ đến chậm, Tất đi đường thủy đến trước, Trấn phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Phong ngăn không cho vào. Tất cố sức đánh, giết Phong, vào được thành, lại đánh nhau với Rỗ [5a] hơn một tháng. Rỗ không có viện binh, liềm đem gia quyến sang Chiêm Thành. Hối Khanh đem giết mẹ và gia thuộc của Rỗ. Chiêm Thành cho Rỗ làm quan to. Sau nhà Minh đòi Rỗ đến Kim Lăng, giả cách cho làm Hồ Quảng chỉ huy sứ, rồi giết đi.
Hai cha con họ Hồ đã thất bại, Thế Căng trở về Tân Bình, đón hàng người Minh ở Nghệ An nhận chức Tri phủ của Trương Phụ, cướp bóc của dân rồi trở về. Chiêm Thành lại chiếm cứ Thăng Hoa, rồi sang cướp Hóa Châu. Tất xin với Phụ cho làm quan để cai quản Hóa Châu, Chiêm Thành dẫn quân rút về. Đến đây, Tất sai người đưa Hồi Khanh về, đến cửa biển Đan Thai1345 thì Hối Khanh tự vẫn. Phụ đem phụ cấp của Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.
Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Đô đốc thiêm sự Liễu Thăng; Hoành hải tướng quân Lỗ Lân; Thần cơ tướng quân Trương Thăng, Đô chỉ huy sứ Du Nhượng; Chỉ huy đồng tri Lương Định; Chỉ huy thiêm sự Thân [5b] Chí bằ1t giải Quý Ly và các con là Hán Thương, Trừng, Triết, Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, cháu nhỏ là Ngũ Lang, em là Quý Tỳ, cháu gọi bằng bác là Nguyên Cữu, Tử Tuynh, Thúc Hoa, Bá Tuấn, Đình Việp, Đình Hoảng; các tướng thần là Đông Sơn hương hầu Hồ Đỗ, Hành khiển Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; các tướng quân là huyện bá Đoàn Bổng, đình bá Trần Thang Mông, trung lang tướng Phạm Lục Tài cùng các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.
Vua Minh hỏi rằng : "Trung Quốc như vậy, sao không sợ phục mà dám láo xược chống cự?".
Đều trả lời là không biết.
Vua Minh nói: "Từng sai sứ giả sang bảo, không phải là không biết".
Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc1346 thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết.
Mùa thu, tháng 7, gió lớn [6a] nước to.
Người Minh lùng tìm những người ẩn dật ở rừng núi, người có tài có đức, thông minh chính trực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc việc quan, chữ đẹp tính giỏi, nói năng hoạt bát, hiếu để lực điền, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghề nung gạch, làm hương... lục tục đưa dần bản thân họ về Kim Lăng, trao cho quan chức, rồi cho về nước làm quan phủ, châu, huyện. Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng.
Duy có Bùi Ứng Đẩu từ chối, lấy cớ đau mắt, bọn hạ trai học sinh Lý Tử Cấu mấy người lui ẩn không chịu ra mà thôi. Bấy giờ có câu ngạn ngữ: "Muốn sống vào ẩn núi rừng, muốn chết làm quan triều Ngô1347 . Đến khi Thái Cao Tổ Hoàng đế1348 ta diệt trừ bọn hung tàn, bọn nguỵ quan, đứa nào có tiếng xấu đều bị giết hết, quả đúng như [6b] lời ấy.
Trương Phụ cho là Nguyễn Đại có công trong việc bắt hai cha con họ Hồ, trao cho chức Giao Chỉ đô chỉ huy sứ. Đại kiêu căng ra mặt, lại ngầm có chí làm phản. Phụ bèn giết đi.
Tháng 8, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về, lưu lại đô ty Lữ Nghị, thượng thư Hoàng Phúc để trấn giữ. (Phúc người Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông). Trước đây, Hoàng Phúc đốc suất thổ binh tỉnh Quảng Tây điều vận lương thực, theo quân tiến đánh. Đến đây, được giữ lại. Phúc là người thông minh, giỏi ứng biến, có tài trị dân, người ta phục là giỏi.
Phan Phu Tiên nói: Họ Hồ mất nước, Nguyễn Hy Chu chửi giặc, Hồ Xạ, Đỗ Nhân Giám (Nhân Giám là con Đỗ Mãn) chết trận, Lê Cảnh Kỳ đến Kim Lăng không chịu ăn. Loại người như vậy, tựa hồ có thể khen là chết vì tiết nghĩa được. Nhưng Hy Chu từng xui họ Hồ giết họ Trần; [7a] cha con Nhân Giám là bề tôi cũ của nhà Trần, thế là phường ác giúp nhau. Anh ruột của Xạ là Ông Thiện can tội đảng [mưu giết Quý Ly] bị chết, Xạ không chút đoái hoài, lại hăng hái đánh giặc cho Quý Ly. Thế là chỉ biết ăn lộc của ai chế vì người ấy là nghĩa mà không biết người ấy là kẻ bất nghĩa. Cảnh Kỳ là người chỉ lo thỏa mãn thân mình, kiếm chác lộc vị, không chết khi Quý Ly cướp ngôi mà chết lúc hắn bị bại vong thì không đáng khen. Còn như Ngô Miễn, Nguyễn Lệnh, Kiều Biểu vốn là kẻ hoạn nạn, cái chết của bọn họ là điều nên lắm. Than ôi! Dương Hùng nhảy từ trên gác xuống3 không phải là người trung nghĩa, nhưng khó tránh khỏi cái tội làm tôi cho Vương Mãng. Thiệu Hốt chết theo4 không thể coi là phải đạo, thế nhưng những kẻ phản trắc há chẳng thấy thế mà phấp phỏng chột dạ hay sao?.
[7b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ngày xưa, Hạ Trưng Thư giết Trần Linh Công, người trong nước không đánh giết được. Sở Tử vào nước Trần, giết Trưng Thư rồi dùng xe xé xác ở cử thành, kinh Xuân thu ca ngợi việc đánh giết đó.
Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp lấy nước, những người như Trần Hãng, Trần Khát Chân mưu giết mà không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể làm được việc ấy nữa. [Họ Hồ] tự cho là người trong nước không còn ai dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này! Người trong nước giết chúng không được thì ngưoời nước láng giềng có thể giết, người nước láng giềng giết không được thì người Di người Địch có thể giết. Vì thế người Minh mới có thể giết được chúng. Còn như [người Minh] giả nhân giả nghĩa, sát hại sinh linh thì chính là một bọn giặc tàn bạo. [8a] Cho nên Thái Cao Tổ Hoàng Đế ta lại có thể tiêu diệt được bọn chúng.
Than ôi, bọn phạm tội đại ác làm sao trốn được sự trừng phạt của trời? Đạo trời rõ ràng như vậy, đáng sợ thay!
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 2, Gản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ1349 , châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về. Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi, xưng theo tên hiệu cũ1350 .
Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì quân mới chiêu tập, không đánh mà tan vỡ. Vua liền đi về phía tây, đến Nghệ An tạm đóng tại đó. Đại trị châu Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, giết vien quan nhà Minh, đem quân tới hội, tiến con gái mình sung vào hậu cung. Vua phong Tất [8b] làm Quốc công, cùng mưu việc khôi phục.
Người Minh ngờ viên thổ quan là Hữu tham nghị Bùi Bá Kỳ có bụng khác, bắt đưa về Kim Lăng.
Bá Kỳ (người Phù Nội, Hạ Hồng) vốn là phe Trần Khát Chân, tự xưng là bề tôi trung nghĩa của Nam triều, trốn sang nước Minh, vừa gặp tên Trần vương nguỵ là Thiêm Bình đến trước, người Minh hỏi có biết không, Bá Kỳ trả lời là không biết.
Đến khi nhà Minh đưa Thiêm Bình về nước, hỏi Thiêm Bình cần bao nhiêu quân, Thiêm Bình nói: "Chẳng qua vài nghìn thôi, đến đó người ta tự nguyện hàng phục". Bá Kỳ nói rằng không thể được. Vua Minh giận, phế bỏ Bá Kỳ, đem an trí tại Thiểm Tây, Cam Túc. Đến khi Thiêm Bình thất bại, vua Minh gọi Bá Kỳ về ban sắc cho, ân cần hứa hẹn lập con cháu nhà Trần và để Bá Kỳ làm phụ thần, rồi sai Kỳ đi theo quân, nên trao cho chức ấy. Bá Kỳ không dự với đồng liêu ở nha môn, chỉ ở nhà riêng thu nạp các viên quan cũ bị sa cơ lỡ bước. Bấy giờ [9a] viên thổ hào ở Đông Triều là Phạm Chấn lập Trần Nguyệt Hồ làm vua ở Bình Than, đề cờ chiêu an gọi là Trung nghĩa quân, cho nên người Minh ngờ Bá Kỳ. Sau Trần Nguyệt Hồ bị người Minh bắt, Phạm Chấn bỏ trốn.
Tháng 12, vua sai Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, cựu hành Trần Ngạn Chiêu lại cùng Phạm Chấn thu quân về Bình Than. Không bao lâu bị tan vỡ, chạy về hành tại Nghệ An.
Giết bọn nguỵ quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người.
Trước đây, người Minh lấy tôn thất họ Trần là Trần Thúc Giao (là con Trần Nguyên Đán) giữ đất Diễn Châu, cựu tướng quân Trần Nhật Chiêu giữ đất Nghệ An. Đến đây, vua lên ngôi, vì họ không đón rước trước nên bị giết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết [9b] ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quan nhân nghĩa được? Xem như Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh nhầm họp quân ở Hát Giang, mưu đánh úp Trùng Quang Đế, mà Trùng Quang Đế chỉ có Tiệt Đế và Nguyễn Đỉnh thôi, còn đều tha cả, so với Giản Định Đế thì đằng nào hơn?
Năm ấy đói và dịch bệnh, nhân dân không cày cấy được, người chết gối lên nhau.
Mậu Tý, [Hưng Khánh] năm thứ 2 [1408], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 30, tướng nhà Minh là Trương Phụ cùng bọn thổ quan Mạc Thúy đánh vào Diễn Châu. Vua và Đặng Tất vì quân ít không địch nổi, rút về nam đến Hoá [10a] Châu, Quân Minh đuổi theo, đánh vào cửa biển
Bố Chính1351 , Phạm Thế Căng đón hàng, Phụ trao cho chức tri phủ Tân Bình, rồi đặt lưu quan để cai trị. Phụ trở về Đông Đô.
Mùa hạ, tháng 4, Đặng Tất rước vua trở về Nghệ An.
Nhà Minh xuống chiếu, đại lược nói:
"Còn nghĩ bọn dư chúng1352 vốn là ngu muội, hoặc vì đói nghèo bức bách, hoặc bị kẻ mạnh bắt ép, hặc bị bọn gian dụ dỗ, việc không thể đừng, tình cũng đáng thương, nếu nhất loạt bắt tội cả, trẫm thực không nỡ. Khi chiếu thư này tới, đều tha cho cả. Quan lại ở các nha môn, quân dân thuộc đất Giao Chỉ hãy thể lòng chí nhân của trẫm phải khoan hồng thương xót, chớ làm ráo riết, chớ vơ vét của dân, hết thảy những việc không cần kíp phải ngừng bỏ cả".
Tháng 6, ngày 16, Đặng Tất cả phá tên bạn thần Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt được Thế Căng và cháu nó là Phạm Đống Cao giải về hành tại giết [10b] đi.
Trước đó, Thế Căng nhận quan chức của nhà Minh, làm oai làm phúc tiếm xưng là Duệ Vũ Đại Vương. Đến đây, họp quân chiếm cứ núi An Đại1353 . Tất đánh dẹp được.
Tháng 9, động đất, nhà cửa, cây cối như nghiêng đổ cả.
Mùa đông, tháng 10, quốc công Đặng Tất điều quân các lộ Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa tiến đánh Đông Đô. Khi quân đi qua các xứ Trường Yên, Phúc Thành1354 , các quan thuộc cũ và các hào kiệt không ai không hưởng ứng đi theo. Tất chọn những người có tài đều trao cho quan chức.
Tháng 12, ngày 14, quốc công Đặng Tất cả phá quân Minh ở Bô Cô hãn1355 .
Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thanh mang tước Kiềm quốc công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bô Cô, vừa khi vua cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ, [11a] và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh, các quân thừa cơ xông ra đánh, từ giờ Tỵ đến giờ Thân1356 , quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một mình Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng1357 .
Vua bảo các quân:
"Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan1358 thì chắc chắn phá được chúng".
Tất tâu: "Hãy bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau".
Do dự mãi không quyết định được. Quân giữ thành Đông Quan đến cứu viện, đón Mộc Thạnh về. Tất chia quân vây các thành, gửi hịch cho các lộ hành quân đánh giặc.
Phan Phu Tiên nói: Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu [11b] Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì
các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẳn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh1359 là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh. [12a] huống chi thành Đông Quan. Kẻũ ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất.
Quan quân đến phủ Kiến Xương, viên thổ quan đồng tri Trần Quốc Kiệt trốn vào rừng bị chết đói. Trần Phúc1360 nghe tin cho lập đền thờ.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quốc Kiệt chết đói, không phải là giữ tiết nghĩa với nhà Minh, mà là xấu hổ vì nhận quan chức của nhà Minh đó! Thế mới biết lòng hổ thẹn là đầu mối của điều nghĩa. Tiếc thay Quốc Kiệt không biết xấu hổ ngay từ đầu.
Kỷ Sửu, [Hưng Khánh] năm thứ 3 [1409], (từ tháng 3 trở đi là Trùng Quang đến năm thứ 1, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, giết quốc công Đặng Tất [12b] và Đồng tri khu mật viện sự tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân.
Khi ấy vua đóng ở Hoàng Giang, nội nhân là Nguyễn Quỹ (có sách viết là?) học sinh Nguyễn Mộng Trang mật tâu rằng Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan và cách chức, nếu không tính sớm đi, sau này khó lòng kiềm chế. Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất, Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua may thoát khỏi vòng vây hãm nguy hiểm, cầu người cứu giúp nạn nước, được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân giỏi tài mưu lược, đủ để lập được công khôi phục, dựng được nghiệp trung hưng. Với trận thắng Bô Cô, thế nước lại nổi. Thế mà nghe lời gièm pha ly gián của bọn hoạn quan, một lúc giết hại hai người bề tôi phò tá mình, thì làm sao nên việc được!
Cho nên đức của người làm vua quý ở chỗ cương quyết, sáng suốt. Cương quyết thì có thể [13a] xử đoán được, sáng suốt thì có thể xét rõ được. Ôi, nếu lúc đó vua gọi hai đại thần đến, dẫn hai đứa ấy kể rõ tội gièm pha vu hãm hại đại thần rồi chém ngay chúng đi thì uy lệnh được thi hành và bọn Tất dũng cảm càng tăng, cảm kích càng sâu, giả sử có manh tâm chuyên quyền chả lẽ không sợ uy mà phải tự bỏ, sợ gì khó kiềm chế nữa. Đã không làm được như thế thì chỉ có long đong rồi đến chết chìm mà thôi!
Con Nguyễn Cảnh Chân là Cảnh Dị, con Đặng Tất là Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân Thuận Hóa về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lên làm vua.
Tháng 3, ngày 17, vua lên ngôi ở Chi La1359 , đổin niên hiệu là Trùng Quang, lấy Nguyễn Súy là Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm đồng bình chương [13b] sự, Nguyễn Chương
làm Tư mã. Giản Định Đế giữ thành Ngự Thiên1362 chống nhau với quân Minh. Bọn Súy hội đánh úp bắt được.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 7, Hưng Khánh thái hậu1363 cùng với hành khiển là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đỉnh ngầm khởi binh ở Hát Giang mưu đánh úp Trùng Quang Đế. Người Nghệ An là Nguyễn Trạo tiết lộ việc ấy. Trùng Quang Đế giết bọn Tiệt và Nguyên Đỉnh, còn những người khác đều tha cả.
Ngày 20, bọn Nguyễn Súy dẫn Hưng Khánh Đế đến sông Tam Chế 1364 ở Nghệ An, trùng Quang đổi mặc áo thường xuống thuyền đón rước. Khi ấy trời đất đương tối sầm bỗng nhiên mây vàng rực rỡ hiện ra, mọi người đều kinh ngạc. Bèn tôn Hưng Kháng Đế làm Thượng hoàng, cùng chung sức đánh giặc.
Tháng 5, bà phi của Trùng Quang Đế mất.
Tháng 6, Hưng Khánh thái hậu mất.
Tháng 7, mưa dầm suốt mấy tuần không tạnh.
Tổng binh nhà Minh là Mộc Thạnh sai Hoàng La tới. Vua sai [14a] người tiếp hắn ở Nỗ Giang1365 , Thanh Hóa.
Hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ. Vua hạ lệnh cứ 4, 5 ngày một lần đi tuần tra. Hào kiệt các lộ đều hưởng ứng, chỉ có tri phủ Tam Giang1366 là Đỗ Duy Trung (Duy Trung là thổ hào ở Thao Giang) bảo dưỡng quan lại nhà Minh nên không chịu theo thôi.
Vừa khi tổng binh Trương Phụ, với tước Anh quốc công đeo ấn Chinh Di tướng quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Thượng hoàng liền bỏ thuyền lên bờ, đến trấn Thiên Quan1367 . Vua ngờ Thượng hoàng có ý khác, sai Nguyễn Súy đuổi theo nhưng không kịp. Trương Phụ chia quân đuổi theo, bắt được Thượng hoàng và Thái bảo Trần Hy Cát cùng ấn báu, giải về Kim Lăng, rồi bị hại.
Tháng 8, Trùng Quang Đế cầm cự nhau với Trương Phụ ở Bình Than.
Vua lệnh cho Bình chương Đặng Dung giữ cửa Hàm Tử. Bấy giờ [14b] lương thực rất thiếu thốn, Dung chia quân đi gặt lúa sớm để cấp cho quân. Quân Minh dò biết, dùng thủy quân đánh cửa Hàm Tử, quân của Dung tan vỡ. Vua nghe tin thất thủ, tự lượng không chống nổi, mới dẫn quân về Nghệ An mưu việc tiến thủ.
Phụ đi đến đâu, giết chóc rất nhiều, có nơi thây chất thành núi, có chỗ moi ruột quấn vào cây, hoặc rán thịt lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò, thậm chí có đưá mổ bụng lấy thai, cắt lấy hai cái tai để nộp theo lệnh. Kinh lộ các nơi lần lượt đầu hàng. Những dân còn sót lại bắt hết làm nô tỳ và bị đem bán, tan tác khắp bốn phương cả.
Thượng thư Hoàng Phúc lại đặt quan chức, chia ra trị các phủ, huyện từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Người địa phương có ai chiêu an được, hay có công cướp giết, Trương Phụ đều trao cho quan chức. Hoàng Phúc xin nâng hai châu Thái Nguyên và Tuyên Quang lên thành phủ.
Năm này đói và dịch bệnh nặng hơn [15a] năm trước.
TRÙNG QUANG ĐẾ
Tên húy là Quý Khoáng, con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội Nghệ Tông, cháu gọi Giản Định Đế bằng chú, ở ngôi 5 năm. Vua gặp thời loạn lạc, gắng chí mưu việc khôi phục, nhưng vì trời không giúp nhà Trần nữa, nuốt hận mà chết, thương thay!
Canh Dần, [Trùng Quang] năm thứ 2 [1410], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ sai người Minh mở thêm đồn điền ở nơi gần thành và thu thóc lúa ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tam Giang để dự trữ lương quân.
Mùa hạ, tháng 5, vua đem bọn Nguyễn Cảnh Dị tiến quân đến bến La, Hạ Hồng, đánh phá quân của đô đốc Giang Hạo, thừa thắng đuổi theo, tiến quân đến Bình Than, đốt phá gần hết thuyền trại của quân Minh.
Bấy giờ, các hào kiệt nghe tin đều hưởng ứng. Người Thanh Hóa là Đồng Mặc, tên hiệu là Lỗ Lược tướng quân, đánh giết bọn giặc nhiều không kể xiết. Chỉ huy của quân Minh là Tả [15b] Địch bị bắt, Vương Tuyên (có sách ghi là Vương Đản) thế cùng phải tự vẫn. Hưng Khánh Đế cho Mặc làm Phủ quản quận Thanh Hóa.
Lại có người Nguyễn Ngân Hà tuy không bằng Mặc, nhưng cũng là ngườitrội trong đám hào kiệt. Lê Nhị ở Thanh Oai giết cha con tên đô ty Lư Vượng ở cầu Ngọc Tản, lại chiếm giữ huyện Từ Liêm, quân Minh rất sợ hãi. Lê Khang ở Thanh Đàm1368 , Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu ở Trường Yên cũng họp quân chống giặc. Nhưng vì hiệu lệnh không thống nhất, quân đội không có chỉ huy chung, nên sau đều tan vỡ cả. Gặp khi Trương Phụ đến Diễn Châu, vua lại đem quân về Nghệ An.
Hoàng Phúc xin cấp ruộng cho các thổ quan, tùy theo phẩm trật, để họ cho người cày cấy thu tô thay cho bổng lộc, còn các lưu quan thì cấp lính để cấy ruộng thu thóc, chi cấp lương ăn.
Tân Mão, [Trùng Quang] năm thứ 3 [1411], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ cấp bằng cho thổ quan các phủ vì có công [16a] đánh dẹp, gồm cả những thổ quan ở phủ, châu cai quản quân lính, những người thuộc thiên trưởng, bách trưởng lấy làm chỉ huy thiên bộ.
Tháng 2, nhà Minh xuống chiếu ân xá, đại lược nói: "Giao Chỉ đã thuộc về Chức phương1369 mà liền mấy năm chưa được yên nhgỉ. Nghĩ thương dân ấy sau cơn khốn khổ, đặc cách ban ân khoan thứ, xót thương, ngõ hầu khiến cho triệu dân đều được thấm nhuần đức trạch".
Lại dụ bọn quan lại, quân dân rằng: "Người Giao Chỉ đều là dân của trời, đã vỗ về chúng, thì chúng đều là con đỏ của trẫm. Chúng nhất thời đi theo bọn giặc, nghe nói bị giết, trẫm thực thương xót trong lòng, sao lại nỡ để chúng như vậy? Vả lại, bọn gây tội ác chỉ có mấy đứa thôi, còn trăm họ nơi bãi biển, hang núi,bị chúng cưỡng bức, uy hiếp, hoặc giúp chúng lương thực, hoặc bị chúng đem theo làm giặc ở các nơi, đều là bắt đắc dĩ, bị chúng làm cho lầm lỡ chứ không phải là do bản tâm. Nếu biết [16b] hối hận sửa bỏ lỗi lầm, đều cho được đổi mới. Làm ác chỉ có mấy đứa, trăm họ không có tội gì. Trong đó, người nào hiên ngang dũng cảm, có kiến thức, có thể bắt được mấy đứa kia đem dâng thì nhất định sẽ ban cho quan to, tước cao. Còn bọn làm ác, nếu biết tẩy rửa tâm trí, đổi lỗi sửa mình, thì chẳng những được khoan tha tội lỗi, lại còn chắc chắn được làm quan vinh hiển nữa".
Tháng 3, nhà Minh sai quan mang sắc chỉ cho các thổ quan như sau: "Các ngươi tài năng khôi kiệt, tư chất đôn hậu, sáng suốt nhìn xa, trước đã thành tâm gắng sức, tận trung với triều đình, nghĩ tới công lao của các ngươi, đặc ân thăng cho chức vụ vinh hiển. Nay nghe các ngươi biết làm tròn nghĩa vụ,
dốc sức lập công, bắt giết bọn phản nghịch, giữ vững đất đai, nghĩ đến lòng trung thành ấy, xiết nỗi vui mừng khen ngợi. hiện nay, bọn giặc còn sót chưa dẹp yên hết, các ngươi hãy lập thêm nhiều công, ra sức quét sạch bọn chúng để tiếp nối công tích trước đây. Ta đặc cách sai người [17a] sang úy lạo ban thưởng. Các ngươi hãy kính cẩn phục tùng mệnh lệnh ân sủng này".
Mùa thu, tháng 7, sông Đáy nước lên to, vỡ đê quai, trôi cả nhà cửa của dân.
Tháng 9, vua và bọn Nguyễn Súy chia đường tiến đến cửa biển, bắt được tên chỉ huy Nguyễn Chính người địa phương ở Bài Lâm, chém bêu đầu rồi về.
Sai Hành khiển Hồ Ngạn Thần làm sứ giả cầu phong, Thẩm hình là Bùi Nột Ngôn làm phó, mang biểu văn, phương vật và hai tượng người bằng vàng và bằng bạc thay thân mình.
Trước đó, vua đã sai hành khiển Nguyễn Nhật Tư và thẩm hình Lê Ngân sang cầu phong. Vua Minh nổi giận, bắt giam rồi giết cả. Đến đây lại sai bọn Ngạn Thần đi.
Đến Yên Kinh, vua MInh sai Hồ Trừng giả vờ lấy ân tình cũ hỏi thăm quốc chủ khoẻ hay yếu, tình hình trong nước thế nào, Ngạn Thần nóu hết cả với Trừng. Nột Ngôn thì không chịu khuất phục. Nhà Minh giả cách cho vua làm Giao Chỉ Bố chính sứ, Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An.
Sứ về nước, Nột Ngôn tâu hết [17b] việv Ngạn Thần tiết lộ việc nước và nhận lệnh của giặc. [Vua sai] bắt Ngạn Thần giam ngục rồi giết.
Gả Quốc tỷ trưởng công chúa1370 cho Hồ Bối người Hóa Châu, phong Bối làm Tư đồ rồi sai ra Thanh Hóa chống giặc.
Nhà Minh bắt giam viên Tham nghị Giải Tấn rồi giết đi (Tấn là người Cát An, tỉnh Giang Tây). Tấn đỗ tiến sĩ cập đệ, bổ Hàn lâm học sĩ, vì nói việc trái ý vua, bị đuổi ra làm Tham nghị ở Giao Chỉ. Khi đến ty, lại nói rằng:
"Giao Chỉ chia đặt quân huyện không bằng để nguyên như cũ, phong tước chia đất cho các thổ hào để họ cai quản lẫn nhau. [Chia đặt quận huyện] dẫu có cái được cũng không bù được những cái mất, cái lợi không chữa được cái hại".
Vua Minh xem tờ tâu nổi giận, cho là Giải Tấn có ý tư vị họ Trần, bất lợi cho nước, xuống chiếu bắt giam ở Cẩm y vệ, rồi ốm chế. Đến năm Minh Nhân Tông lên ngôi, mới được đưa về chôn, gia thuộc mới được về quê hương.
[18a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Lời nói của bề tôi ngay thẳng không phải lợi cho mình mà lợi cho nước. Nhưng các vua chúa tầm thường thì không hay coi đó là lợi mà cứ muốn hại người ta. Đó là do họ bị che lấp nặng rồi. Minh Thái Tông một khi đã manh tâm hiếu đại hý công, tham cướp được nước ta, Giải Tấn há lại không biết nói thế là chạm tới cơn giận giữ hay sao? Đó chính là vì nước không nghĩ đến mình. Thái Tông không nghe, cùng binh độc vũ, cho rằng ắt chiếm được. Lời của Giải Tấn lúc ấy hình như chưa ứng nghiệm.
Đến khi Thái Tổ ta1371 dẹp loạn trừ bạo, bắt được phong thư bọc sáp của Vương Thông nói rằng: "Quân để dùng phải được như số quân đi đánh lúc đầu, và phải được 6, 7 viên đại tướng như Trương Phụ mới có thể đánh được, mà dẫu có lấy được cũng không thể giữ được", thì bấy giờ lời Giải Tấn mới ứng nghiệm. Lời nói của bề tôi ngay thẳng chả lẽ không [18b] lợi cho nước hay sao? Cốt ở người làm vua biết soi xét mới được.
Người Minh bắt giải giáo thụ Lê Cảnh Tuân về Kinh Lăng.
Trước đây, Cảnh Tuân là hạ trai học sinh1372 của họ Hồ. Năm Hưng Khánh thứ 1, viết bức thư một vạn chữ1373 dâng cho Tham Nghị Bùi Bá Kỳ, nêu ba phương sách thượng, trung, hạ, đại lược nói rằng:
"Nhà Minh đã có sắc ban cho ngài theo quân tiến đánh, đợi khi bắt được họ Hồ thì chọn con cháu họ Trần lập làm vua, gia tước cho ngài để ở nước làm phụ tá. Nay thấy thiết lập ty bố chính, phong tước cao cho ngài, mà chỉ cấp người quét dọn đền miếu nhà Trần. Nếu ngài có thể tâu lại, phân tích những lời khai của các quan lại, kỳ lão, nói rõ con cháu họ Trần, đó là thượng sách. Nếu không được như thế, thì xin thôi chức vị hiện nay, nguyên làm [19a] quan coi nhà thờ họ Trần, đó là trung sách. Nếu ngày còn tiếc quan tước to, tham bổng lộc nhiều, thì đó là hạ sách.
Nếu ngài làm theo thượng sách thì tôi là nhân sâm, cam thảo, chỉ xác, trần bì bổ sung vào ô thuốc của ngài, tùy ngài sử dụng. Nếu ngài làm theo trung sách, thì tôi xin bưng khay chén hầu hạ ở đó, cũng xin tùy ngài sai khiến. Nếu ngài làm theo hạ sách thì tôi sẽ là kẻ câu vắng cầy nhàn1374 cho hết tuổi thừa mà thôi".
Đến khi tịch biên nhà Bá Kỳ, bắt được bức thư ấy, tâu lên, sai bắt Cảnh Tuân để xét hỏi, thì gần đây vì loạn lạc, không biết đi đâu.
Đến đây, đặt học hiệu ở Giao Châu, bắt được Cảnh Tuân đưa về Kim Lăng giam xuống ngục của y vệ Cẩm. Cảnh Tuân ở trong ngục 5 năm, cùng con là Thái Điên đều ốm chết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ba phương sách của Cảnh Tuân có khí thái của bậc trượng phu. Ông nhận [19b] chức giáo thụ của nhà Minh phải chăng là vì muốn ẩn dật mà khônng được?
Nhâm Thìn, [Trùng Quang] năm thứ 4 [1412], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, viên phụ đạo ở Đại Từ, Thái Nguyên là Nguyễn Nhuế khởi binh, hoại động ở vùng núi tam Đảo, bị Trương Phụ nhà Minh bắt.
Bấy giờ kinh lộ đều phụ thuộc vào nhà Minh, trăm họ phải làm sai dịch và nộp lương theo sự sai bắt của bọn quan thú nhiệm. Thổ quan thì đóng thuyền và lập đồn điền để giúp việc cho tổng binh. Từ Ciễn Châu trở vào nam, không được cày cấy.
Mùa hạ, tháng 6, Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh đem quân đánh vào hành tại ở Nghệ An, gặp bọn Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ. Dung, Phụ đều liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Súy và Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Dung thế cô, không có cứu viện, bèn đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi.
[20a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo cầm quân chế thắng cốt ở đồng tâm hiệp lực. Giả sử bọn Súy và Dị một lòng quyết đánh thì Dung và Phụ cũng chưa biết ai được ai thua. Đó là vì trời không giúp họ Trần vậy!.
Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai Tổng binh Hàn Quan với chức Hữu quân đô đốc đồng trị, đeo ấn Chinh Nam tướng quân sang trấn giữ.
trương Phụ nhà Minh lệnh cho Tam Giang và Tuyên Hóa đóng thuyền để cấp cho quân.
Bọn Trương Phụ nhà Minh lại vào cướp hành tại ở Nghệ An; Thanh Hóa, Diễn Châu đều bị hãm.
Mùa đông, tháng 12, nhà Minh mang sắc dụ các quan lại, kỳ lão các châu, phủ, huyện thuộc Bố chính ty rằng:
"Trẫm vâng mệnh trời, thống trị thiên hạ, chỉ mong cho dân thiên hạ được yên ổn, Giao Chỉ ở xa tận ven biển, xưa là đất của Trung Quốc, nay [20b] đã lại như cũ, binh lính và dân chúng theo về giáo hóa đến nay đã mấy năm rồi, đã đặt mục, bá, thú, lệnh và quân, vệ, ty, chọn dùng những người
trung lương, hiền năng để vỗ trị. Trẫm sớm khuya nghĩ đến, còn lo rằng đất xa dân đông, giáo hóa có chổ không thấu tới, không được thấm ơn trạch yêu thương, nuôi nấng của nhà nước.
Nay bọn các ngươi đều là bề tôi trung lươmg, phải thể lòng kính trời thương dân của trẫm, hưng lợi trừ hại cho dân, thuận theo lòng yêu ghét của dân mà trừ bỏ mối gian tệ cho dân. Dạy dân cày ruộng, trồng dâu, khiến cho không trái thời vụ thì áo mặc, cơm ăn có chổ trông cậy; dạy dân bằng hiếu, để, trung, tín; khuyên dân điều lễ nghĩa, liêm sĩ, thì phong tục sẽ tốt lành. Khi tang ma, hoạn nạn thì thương xót giúp đỡ lẫn nhau; lúc khốn cùng long đong thì chu cấp phù trì cho nhau. Người già phải dạy con trẻ, kẻ dưới phải kính bề trên,, ai nấy phải thuận theo bản tính, không được làm trái với lễ. [21a] Chớ có làm trộm cướp, chớ có đi lừa dối, chớ múa may văn chương mà đùa với luật pháp, chớ theo ý riêng ,mà bỏ lẽ công, muốn cho dân chúng an cư lạc nhgiệp, mãi mãi là dân trời vô sự, để cùng vui thời thịnh trị thái bình, thì bọn các người phải thận trọng với chức vị của mình, làm tròn công việc của mình, theo được đức y thay trời nuôi dân của trẫm, để có thể sánh vai với những bậc tuần lương đời xưa, tên tuổi chiếu sáng sử xanh, thế chẳng tốt đẹp lắm sao!".
Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn tụ tập quân lính chiếm giữ đất ấy, chẹn lấp đường đi lại của người Minh, giết bắt vô số. Tham chính Mạc Thúy từng đem quân tiến sâu vào đất ấy, bị trúng tên thuốc độc mà chết. Sau vì Văn Lịch thông dâm với vợ của cấp dưới, binh sĩ tức giận giết chết.
Nguyễn Liễu ở Lý Nhân1375 chiêu tập người các huyện Lục Na1376 , Vũ Lễ đánh cướp người Minh trong mấy năm. Vua ở Nghệ An, đường bị ngăn trở không thông, quân của Liễu bị tan vỡ dần, Tham nghị Nguyễn huân vờ kết thông [21b] gia rồi dụ [Liễu] đến giết chết.
Quý Tỵ, [Trùng Quang] năm thứ 5 [1413], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, vua dẫn bọn Nguyễn Súy, Nguyễn cảnh Dị lại đem quân vượt biển đến Vân Đồn, Hải Đông và các bãi biển để thăm dò và lấy lương thực, đánh quân Minh đóng giữ ở những nơi ấy.
Hoàng Phúc nhà Minh chọn lựa thợ giỏi và vợ con họ đưa về Yê Kinh để đóng thuyền.
Tháng 2, Trương Phụ nhà Minh lệnh cho quân nhâ đem đổi lấy thóc lúa ở Tam Giang, Tuyên Hóa, Quy Hóa để trữ lương quân, lại mộ khách buôn nộp thóc, chở thuyền đem về các xứ Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam để bán.
Tháng 3, ngày mồng 4, vua lại trở về Nghệ An, quân lính mười phần chỉ còn 3, 4 phần.
Tổng binh Hàn Quan ốm chết ở thành Đông Quan.
Mùa hạ, tháng 4, bọn Trương Phụ nhà Minh vào cướp Nghệ [22a] An.
Vua ngự đến Hóa Châu, sai đái quan Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, mang phương vật tới Nghệ An. Trương Phụ giữ Biểu lại, Biểu tức giận mắng Biểu rằng:
"Bên trong thì mưu kế đánh chiếm, bên ngoài thì rêu rao là quân nhân nghĩa. Đã hứa lập con cháu họ Trần, lại đặt thành quận huyện, không chỉ cướp bóc của cải châu báu, lại còn tàn hại sinh dân, thực là loài giặc dữ".
Phụ nổi giận giết chết.
Tháng 6,Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh họp các tướng bàn kế đánh chiếm. Thạnh nói:
"Hóa Châu núi cao biển rộng, chưa dễ lấy được". Phụ nói:
"Tôi sống được cũng là vì Hóa Châu, có làm ma cũng là vì Hóa Châu. Hóa Châu mà chưa dẹp được, tôi còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng nữa!".
Bèn đem quân thủy đi, mất 21 ngày, đánh vào thành châu Thuận Hóa.
Mùa thu, tháng 9, bọn Trương Phụ nhà Minh đánh nhau với Nguyễn Súy ở kênh Sái Già1377 . Quân Nam quân Bắc [22b] đương cầm cự nhau, Đặng Dung mai phục binh tượng, nửa đêm đánh úp doanh trại Phụ. Dung nhảy lên thuyền của Phụ, định bắt sống Phụ nhưng không nhận ra hắn. Phụ vội đi thuyền nhỏ trốn chạy. Quân Minh tan vỡ đến một nửa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết. Bọn Súy không chịu hợp sức đánh. Phụ thấy quân của Dung ít, quay lại đánh. Quân của Dung tan chạy, từ đấy chỉ ẩn nấp trong núi hang.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm tướng, thì có làm được như thế hay không?. Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang, vì sao vậy?.
Bọn Dung vì nghĩa không thể cùng sống với giặc, phải tiêu diệt bọn chúng mới nghe, cho nên mới hết lòng, hết sức giúp đỡ [23a] Trùng Quang để mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mơí chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!
Ngày xưa nước Lỗ đánh nhau với nước Tề ở đất Can Thì bị thất bại, thánh nhân không vì thua mà kiêng né, lại chép rõ để nêu niềm vinh quang chiến đấu với kẻ thù, chứ không bàn đến việc thành bại. Thế thì trận đánh ở Sái Già, quân Minh bị tan vỡ một nửa, quân ta đến khi sức kiệt mới chịu thua cũng vinh quang lắm thay!
Mùa đông, tháng 10, Trương Phụ nhà Minh lấy Đô đốc Hoàng Trung đi dò trước, chặn ở thượng lưu. Nguyễn Súy sai ba thích khách, đội cỏ xuôi dòng đến thuyền của Phụ. Một người trèo lên mũi thuyền, hai người trèo lên đuôi thuyền. Phụ biết, bắt được hai người, giết một người, thả một người, lại còn [23b] cho tiền bạc. Hôm sau Phụ hội họp các tướng nghị bàn, Hoàng Trung nói không hợp ý Phụ, Phụ nổi giận kể tội Trung phòng giữ không nghiêm, để đến nỗi có chuyện khích thách, rồi chém Trung. Các tướng đều tái mặt đi.
Tháng 11, bọn Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung bị Trương Phụ nhà Minh bắt sống. Cảnh Dị mắng ngay vào mặt Phụ:
"Tao định giết mày, lại bị mày bắt", chửi Phụ luôn miệng. Phụ giận lắm, giết Dị rồi lấy gan ăn.
Vua chạy sang Lão Qua. Phụ sai người lùng bắt được, đưa đến cửa quân. Người Thuận Hóa đều hàng. Thế là nhà Trần mất.
Trước đây, nhà Hậu Trần dấy binh mưu việc hưng phục, viên Trấn phủ cũ Phan Quý Hựu có công bày mưu giúp việc, được thăng dấn đến Thiếu bảo. Đến khi Trương Phụ vào cướp Nghệ An, vua ngự tới Hóa Châu, Quý Hựu hàng giặc. Phụ mừng lắm. Được mươi hôm thì Quý Hựu ốm chết. Phụ cho con là Liêu làm Tri châu Nghệ An và hậu thưởng gia thuộc Quý Hựu. [24a] Liêu đem tình hình tướng văn tướng võ giỏi kém thế nào, số quân có được bao nhiêu, núi sông hiểm dị ra sao kể rõ cho Phụ biết. Bấy giờ Phụ mới quyết chí đánh Hóa Châu.
Trở lên làđời vua nhà Trần, bắt đầu từ năm Bính Tuất (1226) chấm dứt ở năm Kỷ mão (1399), tổng cộng 174 năm và 2 đời vua nhà Hậu Trần 7 năm.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trùng Quang Đế lấy quân một lữ để mưu khôi phục đất nước trong lúc loạn lạc lưu ly, ví như dùng một cây gỗ để chống giữ ngôi nhà lớn đã đổ, chả lẽ không biết rằng thế không thể cứu vãn được nữa hay sao? Nhưng hãy làm hết bổn phận nên làm, ngõ hầu có thể vãn hồi được thiên mệnh!.
Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước, thực đúng là "quốc quân chết vì xã tắc", mà các [24b] bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết ngay mình, Nguyễn Biểu kể tội ác của giặc rồi chết, đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hìụnh mạnh yếu trong nước đi báo cho giặc, tuy được thoát chết trong một thời, nhưng sau lại bị Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta giết chết. Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế.
K _ T H U Ộ C M I N H
Giáp Ngọ, [1414], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 12). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh chiêu dụ, vỗ về Tân Bình, Thuận Hóa, chia đặt quan cai trị để cùng làm việc với thổ quan, khám xét nhân khẩu, gộp làm sổ hộ.
[25a] Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ cai trị, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi.
Quan lại ở kinh lộ, những ai lánh giặc đi theo Trùng Quang Đế đến Hóa Châu, đến đây người thì mang cả nhà chạy sang nước Lão Qua, người thì chạy sang Chiêm Thành, còn người trong nước từ đấy đều làm thần thiếp cho người Minh cả.
Mùa hạ, tháng 4, tổng binh Trương Phụ, Mộc Thạnh, Binh bộ thị lang Trần Hiệp của nhà Minh đem trùng Quang Đế, Nguyễn Súy và Đặng Dung về Đông Quan. Quan lại các phủ, châu, huyện sắm lễ vật cùng trướng vẽ cờ thêu đến mừng. Sai người giải về Yên Kinh.
Trùng Quang Đế đi đến nửa đường nhảy xuống nước chết. Súy thấy Trùng Quang Đế đã nhảy xuống nước chết, ngày ngày chơi cờ với viên chỉ huy coi giữ mình, thành quen, mới lấy bàn cờ đánh hắn ngã xuống nước chết, Súy cũng nhảy xuống nước chết. Quốc thống từ đấy thuộc về nhà Minh.
Mùa thu, tháng 7, [25b] Trương Phụ nhà Minh ra lệnh cho các phủ, châu, huyện, phàn quân nhân bắt được tôi tớ, cùng đàn bà con gái trốn đi xứ khác thì giải về cửa quân. Bọn quan lại chìu ý cấp trên bắt nhiều dân nghèo xiêu tán giải nộp.
Tháng 8, Trương Phụ, Mộc Thạnh và Trần Hiệp trở về bắc, chia quân trấn giữ.
Tháng 9, Hoàng Phúc nhà Minh truyền bảng cho các phủ, châu, huyện dựng Văn Miếu và các đàn thờ thần xã tắc, thần gió, thần mây, thần núi, thần sông và những thần không ai thờ cúng để tế lễ thường xuyên.
Nhà Minh cấm con trai, con gái không được cắt tóc; phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài, đồng hóa theo phong tục phương bắc.
Mùa đông, tháng 10, nhà Minh mở học hiệu và sức tìm tòi những người nho học, thầy thuốc, thầy tướng số, nhà sư, đạo sĩ, hạ lệnh cho các phủ, châu, huyện lấy lễ mà thành tân thỉnh mời. Đó là làm theo lời của Hữu tham tri Bành Đạo Trường.
Nhà Minh bắt khai số ruộng và đất trồng dâu, trưng thu lương thực, tơ tằm. Mỗi hộ 1 mẫu thì bắt khai thành 3 mẫu. [26] Đến sau xét hộ khẩu tăng hàng năm, định số ruộng mỗi hộ là 10 mẫu (nghĩa là mỗi mẫu chỉ có 3 sào, 10 mẫu thực ra chỉ có 3 mẫu). Mỗi mẫu thu 5 thăng thóc, đất bãi mỗi hộ một mẫu thu 1 lạng tơ, mỗi cân tơ dệt được 1 tấm lụa.
Ất Mùi, [1415], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 13). Mùa thu, tháng 8, nhà Minh khám thu các mỏ vàng, bạc, mộ phụ đãi nhặt vàng bạc và bắt voi trắng, mò trân châu. Thuế khóa nặng, vơ vét nhiều, dân chúng điêu đứng. Bãi muối ven biển cấm dân mua bán riêng, sai nội quan coi giữ cả. Lại đặt chức cục sứ và phó của từng bãi muối để chia nhau trông coi. Các phủ, châu, huyện đêù đặt phó sứ ty Thuế khóa và sở Hà bạc.
Phép lấy muối của nhà Minh: Trước hết sai viên cục sứ và viên phó đốc thúc dân nấu muối, mỗi tháng được bao nhiêu đưa tới ty Đề cử thu giữ. Các viên nội quan mộ người buôn bỏ tiền ra lĩnh giấy khám hợp1378 của ty Bố chính. Giấy khám hợp lớn [26b] thì lấy 10 cân muối, giấy khám hợp nhỏ thì lấy 1 cân rồi mới được đem bán. Nếu không có giấy [giấy khám hợp] thì [xử tội] như luật nấu lậu. Lạ cấm người đi đường, lệ chỉ được đem 3 bát muối và 1 lọ nước mắm thôi.
Tháng 9, Hoàng Phúc nhà Minh sai quan áp giải đích thân những bọn nho học, thầy thuốc, thầy tướng số, nhà sư, đạo sĩ đưa về Yên Kinh trao cho quan chức rồi đưa về các nha môn làm việc. Lại ra lệnh cho các quan ty sở tại cấp cho tiền đi đường và ngưoời bạn tống, nếu không sẽ bị trừng trị; dọc đường phải cấp cơm ăn và tiền đi đường.
Mùa đông, tháng 10, Tổng binh nhà Minh là Trương Phụ giữ chức Chinh lỗ phó tướng quân, lại sang trấn thủ.
Nhà Minh mở đường thủy Vĩnh An, Vạn Ninh, đặt trạm đón chuyển đường thủy đến thẳng Khân Châu. Lại đặt trạm chạy ngựa đến thẳng Hoành Châu1379 .
Bính Thân, [1416], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 14). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh bắt đầu đưa những thượng quan văn võ và kỳ lão sang Yên [27a] Kinh, đổi trát văn của Tổng binh mà dùng giấy vàng của bộ để thực thụ quan chức. Thăng Tham nhgị Nguyễn Huân làm Tả bố chính sứ; Tri phủ Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung làm Tham chính. Còn lại thì thăng chức Tri phủ, Đồng tri phủ, Tri châu, Đồng tri châu, Tri huyện. Nhân đó, ban sắc rằng:
"Trước kia bình định Giao Chỉ, các ngươi đã tỏ lòng thành, làm việc nghĩa, lòng hướng về triều đình, trẫm khen ngợi lòng thành của các ngươi mà trao cho quan chức. Từ khi nhận mệnh đến nay, đã biết tận tâm hết sức, hăng hái trung thành, quét diệt phản nghịch, vỗ yên bờ cõi, cố gắng làm tròn chức phận, đã nhiều lần thăng thưởng để biểu dương công trạng của các ngươi. Nay các ngươi đến cửa khuyết triều cống, trẫm xét lòng thành, đánh nên khuyến khích. Nay đặc ân thăng cho các ngươi làm chức mỗ... Các ngươi hãy cố gắng trung thành, cần mẫn hơn nữa, kính cẩn giữ khí tiết của người bề tôi, úy lạo, vỗ về, khiến cho dân chúng đều được yên nghiệp sinh sống, cùng hưởng phúc thái bình [27b] thì sẽ được trời che chở, các ngơi sẽ được phúc lộc dồi dào nối đến đời con đời cháu, mà tiếng tốt của các ngươi sẽ lưu truyền trong sử sách, mãi mãi không cùng".
Tháng 2, Trương Phụ nhà Minh ra lệnh xét duyệt danh số thổ quân, lấy một phần ba số hộ khẩu chia về c1c vệ, sở. Mỗi hộ định mức là 3 đinh. Từ Thanh Hóa trở vào Nam, nhân đinh thưa thớt, định mức là 2 đinh. Chỗ nào không phải là vệ, sở mà là nơi quan yếu, cũng lập đồn lũy, lấy dân binh canh giữ.
Mùa thu, tháng 9, quân lính huyện Tân An nổi lên, Trương Phụ dẹp được.
Nhà Minh chiêu dụ các quan cũ của triều trước, giả cách bổ đi các nha môn quân, dân làm việc rồi chuyển đưa về Yên Kinh giữ lại. Bọn người bon chen, vốn không phải là quan lại cũ, chưa được thực thụ quan chức, cũng hănh hái ra nhận, trong nước vì thế trở nên trống rỗng. Ở được vài năm, thấy vất vả khổ sở, thỉnh thoảnh họ lại trốn về.
Nhà Minh bắt đầu đưa các thổ lại đi, [28a] người nào đủ 9 năm thì giữ lại nha môn ở Kinh để làm việc, người nào chưa đủ năm thì cho về.
Đinh Dậu, [1417], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 15). Nội quan nhà Minh là Mã Kỳ tâu rằng Tổng binh Trương Phụ ở Giao Chỉ chọn lấy những thổ nhân mạnh khỏe can đảm làm vi tử thủ1380 , vua Minh nghi
ngờ, gọi Phụ về, sai Phong Thành hầu Lý Bân với chức Tổng binh Chinh Di tướng quân sang thay Phụ trấn giữ.
Nhà Minh sai Giám sát ngự sử chia giữ việc tuần xét bắt đầu từ đấy.
Binh bộ thượng thư nhà Minh là Trần Hiệp, lại giúp việc quân chính cho Tổng binh.
Nhà Minh định lệ mỗi năm cống các nho học, sinh viên saung vào Quốc tử giám; Nhà phủ học mỗi năm 2 tên, nhà châu học 2 năm 5 tên, nhà huyên học mỗi năm 1 tên. Sau lại quy định nhà phủ học mỗi năm 1 tên, nhà châu học 3 năm 2 tên, nhà huyện học 2 năm 1 tên.
Bộ Lại khám hợp, lệnh cho 2 ty Bố chính và Án sát cùng [28b] các quan phủ, châu, huyện, ở Giao Chỉ, hẹn đến ngày mồng 1 tháng giêng sang năm đến kinh triều cận, không kể là chức chánh hay chức tá, chỉ cần người giữ chức lâu năm, cho dẫn đầu, đưa các quan lại cùng đi. Lại khám các hạng mục hộ khẩu, ruộng đất lương thực trong 3 năm, từ tháng 7 năm Giáp Ngọ, đến cuối tháng 6 năm này, làm thành sổ "tu tri"1381 dâng lên để kê xét.
Hoàng Phúc sức cho các hào phú, thổ quan là bọn Nguyễn Huân, Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung, Đỗ Hy Vọng, Lương Sĩ Vĩnh, Dương Cự Giác đều phải đem người nhà sang Yên Kinh phục dịch, xây dựng cung điện. Vua Minh nói là làm khó nhọc người phương xa, ban cho ưu hậu rồi cho về.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
1335 Cửa Muộn: (nguyên văn là Muộn Khẩu) là cửa sông Hồng ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, thuộc đất Giao Thủy cũ, nhưng nay đà bị lấp.
1336 Thái Bình, Đại Toàn: là hai cửa sông. thái Bình là cửa sông Thái Bình ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đại Toàn có lẽ là cửa sông Diêm Hộ tỉnh Thái Bình.
1337 Lỗi Giang: một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.
1338 Điển Canh: sau là cửa Ghép hay cửa Mom thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
1339 Tức cửa sông Ngàn Sâu ở tỉnh Hà Tĩnh.
1340 Cửa Kỳ La: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh.
1341 MCB 11 chép là Vô Cửu.
1342 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1343 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1344 Ky Lê ? là do chử Kỳ La đọc chệch ra, có nghĩa là "trói họ Lê", Thiên Cầm? có nghĩa là "trời bắt". Thực ra nơi ấy tên là "Thiên Cầm" nghĩa là "đàn trời". Người phụ lão không muốn họ Hồ lưu lại, nên nhân thanh gần nhau mà nói chệch đi đánh lừa.
1345 Cửa biển Đan Thai: tức Cửa Hội (cửa sông Lam) ở tỉnh Nghệ An.
1346 Có lẽ là Bắc Kinh bị chép nhầm ra Kinh Bắc.
1347 Nguyên văn: "Dục hoạt nhập ẩn sơn lâm, dục tử Ngô triều tố quan".
1348 Tức Lê Lợi.
1349 Dương Hùng: làm đại phu nhà Hán, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Hùng theo Mãng. Sau vì liên quan đến việc Lưu Phần, sứ giả đến bắt, Dương Hùng nhảy từ gác Thiên Lộc xuống đất gần chết, được Mãng tha tội.
1350 Thiệu Hốt: là bề tôi của công tử Tử Củ nước Tề, định đưa Tử Củ từ nước Lỗ về tranh ngôi với anh là Tiểu Bạch (Tề Hoàn Công). Sau Tử Củ bị giết, Thiệu Hốt chết theo.
1349 Mô Độ: bến Yên Mô, ở xã Yên Mô, huyện Yên Mô, nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
1350Giản Định Đế tên húy Ngỗi, trước được phong là Giản Định Vương, nhà Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương. Đến đây xưng theo tên hiệu cũ là Giản Định.
1351 Tức là cửa sông Giang ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
1352 Dư chúng: chỉ những người không chịu phục tùng nhà Minh.
1353 An Đại: một ngọn núi ở huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.
1354 Trường Yên: là đất Ninh Bình; Phúc Thành: sau là xã Phúc An, huyện Yên Khánh, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.
1355 Bô Cô là tên một bến đò ở xã Bô Cô, sau đổi là xã Hiếu Cổ, huyện Phong Doanh, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc đất huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
1356 Khoảng từ 11 giờ đến 16 giờ.
1357 Thành do người Minh đắp, thuộc xã Bình Cách, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tục gọi là thành Cách.
1358 Thành Đông Quan: tức là thành Đông Đô là kinh đô Thăng Long cũ nay là Thủ đô Hà Nội.
1359 Nguyên văn "Thập vị ngũ công" là cách nói tắt của câu: "Thập tắc vị chi, ngũ tắc công chi" trong binh pháp cổ Trung Quốc ("Thaông điển" và "Tôn Tử thập gia chú") nghĩa là: Hơn địch 10 lần thì bao vây, hơn địch 5 lần thì đánh. Ý nói là cách đánh cẩn thận chắc chắn.
1360 Nên sửa là Hoàng Phúc.
1361 Chi La: Tên huyện La Sơn, nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
1362 Ngự Thiên: tên huyện, trước là hương Đa Cương, có mộ tổ nhà Trần ở đấy nên gọi là Ngự Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1363 Mẹ của Đế Ngỗi.
1364 Khúc sông Lam ở gần chân núi Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
1365 Nỗ Giang: khúc sông Mã chảy qua làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, còn gọi là sông Nguyệt Thường.
1366 Phủ Tam Giang: là đất tỉnh Phú Thọ ngày nay.
1367 Trấn Thiên Quan: là vùng đất gồm huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày nay.
1368 Huyện Thanh Đàm: là huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
1369 Chức phương: chức quan nắm giữ bản đồ của thiên hạ, trông coi việc tiến cống của bốn phương. Ở đây ý nói Giao Chỉ đã nằm trong bản đồ của nhà Minh.
1370 Tức trưởng công chúa chị gái vua.
1371 Chỉ Lê Lợi.
1372 Đời Trần hhọc sinh chia làm ba bậc là thượng trai, trung trai và hạ trai.
1373 Nguyên văn: "Vạn ngôn thư".
1374 Chỉ người đi ở ẩn.
1375 Lý Nhân: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.
1376 Lục Na: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc.
1377 Sái Già: theo Minh sử và Minh sử kỷ sự của Cốc Ưng Thái chép về việc này, đều nói đánh ở sông Ái Tử, thì có lẽ Sái Già tức là chổ này (lời chữa của CMCB 12).
1378 Giấy khám hợo: giấy chứnh nhận có đónh dấu, được cắt làm hai nửa, người được phéo cầm một nửa, quan nhà giữ một nửa, để khi khám xét, có thể ráp lại xem đúng con dấu hay không.
1379 Hoành Châu: thuộc phủ Nam Ninh, sau là Hoành Huyện, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1380 Vi tử thủ: là những người sung vào làm công việc ở nơi quan phủ. Ở đây, có lẽ Phụ chọn những người khỏe mạnh, can đảm đem vào dinh thự của mình để sai khiến và đề phòng bất trắc.
1381 Tu tri: có nghĩa "cần biết'. Sổ "tu tri" có nghĩa là sổ ghi số hộ khẩu, ruộng đất, lương thực cần phải biết để nắm tình hình.
Quyển IX
[1a]
Kỷ Hậu Trần
Giản Định Đế
Tên húy là Ngỗi, con thứ của Nghệ Tông, tên hiệu cũ là Giản Định, họ Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương. Cuối đời Hồ, khởi binh khôi phục nhà Trần. Ở ngôi hơn 2 năm. Vua không có tài dẹp loạn, lại giết bỏ người giúp mình, tự chuốc lấy diệt vong, chẳng phải vì không may.
Đinh Hợi, Hưng Khánh năm thứ 1 [1407], (từ tháng 10 trở về trước là Hán Thượng Khai Đại năm thứ 5, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 5). Mùa xuâ, tháng 2, ngày 20, Tả tướng quốc Hồ Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minh giữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Trừng thất bại, lui giữ cửa Muộn1335 . Quý Ly và Hán Thương đều trở về Thanh Hóa. Kinh lộ phần nhiều theo giặc làm phản. Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến cửa muộn1336 , hợp sức đắp lũy, đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống giặc. Quyên mộ tiền của, ai đóng góp thì được lấy con gái tôn thất và được cấp 10 mẫu ruộng.
Thị trung của họ Hồ là Trần Nguyên Chỉ cùng công chúa Thiên Huy dẫn nhân dân tránh loạn ra Đồ Sơn, trung thư lệnh Trần Sư Hiền cùng công chúa Thiên Gia ngược dòng sông Cái đều đầu hàng quân Minh.
Tướng chỉ huy quân Thần Đinh của họ Hồ là Ngô Thành nhân gió theo nước triều lên tiến đánh, đột kích đến Giao Thủy. Phụ, Thạnh chia quân ra hai bên bờ sông chặn đánh. Thành thế cô bị hãm trận chết, được truy tặng Kiêu vệ tướng quân.
Người Kiến Hưng là Nguyễn Nhật Kiêm tụ tập bạn bè đảng giết viên Trấn phủ sứ Phan Hòa Phủ rồi đầu hàng Trương Phụ (sau Nhật Kiên kiêu căng không giữ phép, bị Phụ giết).
Quân Minh đối luỹ với quân Hồ, ngày đêm đánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, lại bùn lầy ẩm uớt khó ở, chúng bèn dời đến đóng ở Hàm Tử, lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt. Tả tướng quốc Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đến Hoàng Giang, lại đón Quý Ly, Hán Thương từ [2a] Thanh Hóa tới. Bấy giờ người ở Kinh lộ bị quân Minh sai khiến và mất cả gia thuộc, mang lòng oán hận, các quân nhân và tráng đinh đều đến cửa quân tự nguyện gắng sức lập công.
Tháng 3, ngày 13, Tả tướng quốc Hồ Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm Tử.
Hồ Xạ và Trần Đĩnh chỉ huy quân bộ ở bờ nam; Đỗ Nhân Giám, Trần Khắc Trang chỉ huy quân bộ ở bờ bắc; Nguyễn Công Chửng chỉ huy 100 chiến thuyền làm tiên phong. Trừng và Đỗ ở trong doanh bọn Đỗ Mãn, Hồ Vấn chỉ huy quân thủy. Quân thủy, quân bộ tổng cộng 7 vạn người, nói phao là 21 vạn, đều tiến đánh. Người Minh chia hai mặt thủy bộ xông ra. Quân hai bên bờ sông của họ Hồ quay ngược
giáo nhảy xuống chết, chỉ có thủy quân thoát được. Nhưng các thuyển chiến và thuyền chở lương đều bị chìm, không một người nào sống sót về được.
Khi ấy Hồ Xạ biết người Minh có mai phục, không chịu tiến quân. Hồ Đỗ [2b] sai người đến trách rằng: "Tướng quân sao không đánh giặc?". Xạ bèn tiến đánh, bị thua. An phủ sứ Bắc Giang Nguyễn Hy Chu bị Trương Phụ bắt sống, Hy Chu chửi Phụ là giặc tàn bạo, bị Phụ giết.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 1, nhà Minh xuống chiếu cho tìm khắp nơi con cháu họ Trần lập làm quốc vương. Bọn quan lại và bô lão nhiều lần nói là đã bị họ Lê giết hết cả, không còn ai có thể nối dõi nhà Trần được nữa. Nước An Nam vốn là đất Giao Châu, xin được trở lại làm quận huyện như xưa để cùng các nha môn vệ, sở, phủ, châu, huyện. Lấy Đô chỉ huy Lữ Nghị giữ đô ty. Bắc Kinh hành bộ Thượng thư Hoàng Phúc giữ hai ty Bố chính và Án sát. Lại cấm sai phái và ngừng thu các loại thuế 3 năm.
Quý Ly và Hán Thương dẫn các tướng và quan lại [3a] vượt biển trở về Thanh Hóa.
Ngày 23, quân Minh đánh vào Lỗi Giang1337 , quân Hồ không đánh mà tan.
Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh1338 , quân Hồ bỏ thuyền tự tan vỡ. Hai [cha con] họ Hồ định lánh đến Thâm Giang1339 nhưng không thành. Nguỵ Thức xin hai cha con họ Hồ tự thiêu. Ông nói:
"Nước đã sắp mất, bậc vương giả không chết bởi tay kẻ khác".
Quý Ly giận, chém chết.
Tháng 5, ngày mồng 5, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La1340 , châu Nhật Nam. Nguyễn Đại (Nguyễn Đại trước thờ họ Hồ, sau phản lại họ Hồ, đầu hàng quân Minh, đến đây dẫn người Minh sang xâm lược) bắt được Hữu tướng quốc Quý Tỳ và con ông là Phán trung đô Nguyễn Cửu1341 .
Ngày 11, quân Minh đánh vào Vĩnh Ninh1342 . Bọn vệ quân Vương Sài Hồ 7 người bắt được Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Giao Châu hữu vệ quân là bọn Quý Bảo 10 người bắt được Tả tướng quốc Trừng ở cửa biển Kỳ La.
Ngày 12, đầu mục bộ hạ của Mạc Thúy [3b] là bọn Nguyễn Như Khanh bắt được Hán Thương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng1343 .
Bọn Hồ Đỗ, Phạm Lục Tài, Nguyễn Ngạn Quang, Đoàn Bồng đều bị bắt. Còn bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đều đã đầu hàng từ trước.
Duy có Hành khiển tham tri chính sự Ngô Miễn, trực trưởng Kiều Biểu nhảy xuống nước chết. Khi Miễn chết, vợ là Nguyễn thị ngửa mặt lên trời than rằng:
"Chồng ta thờ chúa, một đời ăn lộc, ngày nay giữ tiết nghĩa mà chết, thế là chết xứng đáng, còn oán hận gì nữ? Nếu thiếp muốn sống cho qua ngày, chẳng lẽ lại không còn chỗ đến nữa hay sao? Nhưng đạo chồng, ơn vua, một chốc mà phụ bạc thì thiếp không nỡ nào! Chi bằng, xin theo nhau!".
Nói xong, cũng nhảy xuống nước chết.
Nói Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vợ Ngô Miễn là Nguyễn thị, không những chỉ chết vì ngghĩa mà [4a] thôi, câu nói cũng đủ làm lời khuyên cho đời, nên chép ra đây để nêu gương.
Trước hai [cha con] họ Hồ đến Kỳ La là định chạy vào Tân Bình. Dân ở đó, có một phụ lão ra bái yết thưa rằng:
"Xứ này tên là Ky Lê1344 , trên có núi Thiên Cầm là điều không lành. Xin chớ lưu lại".
[Quý Ly] liền chém người ấy. Đến đây, quả nhiên bị bắt trói ở chổ ấy.
Người Minh thống kê những thứ đã thu được: 48 phủ, châu, 168 huyện, 3.129.500 hộ, 112 con voi, 420 con ngựa, 35.750 con trâu bò, 8.865 chiếc thuyền.
Trước đây, Hoàng Hối Khanh nhân lệnh cai trị Thăng Hoa. Khi đến quận, dùng thổ quan là Đặng Tất và Phạm Thế Căng làm tâm phúc. Tất cả cùng Tả châu phán Nguyễn Rổ vốn ghen ghét nhau vì công trạng. Gặp khi hai họ Hồ chạy về phía tây, [4b] bị quân Minh đánh gấp, viết thư báo Hối Khanh lấy một phần ba số dân di cư khi trước, gộp với quân lính địa phương giao cho Rỗ chỉ huy để làm quân cần vương, lại sắc phong cho Cổ Lũy huyện thượng hầu Chế Ma Nô Đà Nan làm Thăng Hoa quận vương để vỗ yên dân Chiêm Thành. Hối Khanh đều giấu đi không cho mọi người biết.
Đến khi Chiêm Thành cất quân định thu lại đất cũ, dân di cư sợ chạy tan cã, bọn Hối Khanh trở về Hóa Châu, chỉ một mình Ma Nô Đà Nan chống nhau với Chiêm Thành, thế cô sức núng, bị người Chiêm giết chết. Hối Khanh trước đã thề bồi với dân Nghĩa Châu. Rỗ biết Tất và Hối Khanh có ý đồ khác nên không đi dự thề. Hối Khanh trở về Hóa Châu, thì Rỗ đưa dân di cư đi đường bộ đến chậm, Tất đi đường thủy đến trước, Trấn phủ sứ lộ Thuận Hóa là Nguyễn Phong ngăn không cho vào. Tất cố sức đánh, giết Phong, vào được thành, lại đánh nhau với Rỗ [5a] hơn một tháng. Rỗ không có viện binh, liềm đem gia quyến sang Chiêm Thành. Hối Khanh đem giết mẹ và gia thuộc của Rỗ. Chiêm Thành cho Rỗ làm quan to. Sau nhà Minh đòi Rỗ đến Kim Lăng, giả cách cho làm Hồ Quảng chỉ huy sứ, rồi giết đi.
Hai cha con họ Hồ đã thất bại, Thế Căng trở về Tân Bình, đón hàng người Minh ở Nghệ An nhận chức Tri phủ của Trương Phụ, cướp bóc của dân rồi trở về. Chiêm Thành lại chiếm cứ Thăng Hoa, rồi sang cướp Hóa Châu. Tất xin với Phụ cho làm quan để cai quản Hóa Châu, Chiêm Thành dẫn quân rút về. Đến đây, Tất sai người đưa Hồi Khanh về, đến cửa biển Đan Thai1345 thì Hối Khanh tự vẫn. Phụ đem phụ cấp của Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.
Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Đô đốc thiêm sự Liễu Thăng; Hoành hải tướng quân Lỗ Lân; Thần cơ tướng quân Trương Thăng, Đô chỉ huy sứ Du Nhượng; Chỉ huy đồng tri Lương Định; Chỉ huy thiêm sự Thân [5b] Chí bằ1t giải Quý Ly và các con là Hán Thương, Trừng, Triết, Uông, các cháu là Nhuế, Lô, Phạm, cháu nhỏ là Ngũ Lang, em là Quý Tỳ, cháu gọi bằng bác là Nguyên Cữu, Tử Tuynh, Thúc Hoa, Bá Tuấn, Đình Việp, Đình Hoảng; các tướng thần là Đông Sơn hương hầu Hồ Đỗ, Hành khiển Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; các tướng quân là huyện bá Đoàn Bổng, đình bá Trần Thang Mông, trung lang tướng Phạm Lục Tài cùng các ấn tín đến Kim Lăng để dâng.
Vua Minh hỏi rằng : "Trung Quốc như vậy, sao không sợ phục mà dám láo xược chống cự?".
Đều trả lời là không biết.
Vua Minh nói: "Từng sai sứ giả sang bảo, không phải là không biết".
Nhà Minh vờ cho Vương Nhữ Tương, Đồng Ngạn Hú, Nguyễn Quân, Lê Sứ Khải làm Kinh Bắc1346 thị lang và tham chính ở Sơn Tây, Thiểm Tây, Sơn Đông, sai người đưa đi, đến nửa đường thì giết.
Mùa thu, tháng 7, gió lớn [6a] nước to.
Người Minh lùng tìm những người ẩn dật ở rừng núi, người có tài có đức, thông minh chính trực, giỏi giang xuất chúng, thông kinh giỏi văn, học rộng có tài, quen thuộc việc quan, chữ đẹp tính giỏi, nói năng hoạt bát, hiếu để lực điền, tướng mạo khôi ngô, khỏe mạnh dũng cảm, quen nghề đi biển, khéo các nghề nung gạch, làm hương... lục tục đưa dần bản thân họ về Kim Lăng, trao cho quan chức, rồi cho về nước làm quan phủ, châu, huyện. Những người có tiếng tăm một chút đều hưởng ứng.
Duy có Bùi Ứng Đẩu từ chối, lấy cớ đau mắt, bọn hạ trai học sinh Lý Tử Cấu mấy người lui ẩn không chịu ra mà thôi. Bấy giờ có câu ngạn ngữ: "Muốn sống vào ẩn núi rừng, muốn chết làm quan triều Ngô1347 . Đến khi Thái Cao Tổ Hoàng đế1348 ta diệt trừ bọn hung tàn, bọn nguỵ quan, đứa nào có tiếng xấu đều bị giết hết, quả đúng như [6b] lời ấy.
Trương Phụ cho là Nguyễn Đại có công trong việc bắt hai cha con họ Hồ, trao cho chức Giao Chỉ đô chỉ huy sứ. Đại kiêu căng ra mặt, lại ngầm có chí làm phản. Phụ bèn giết đi.
Tháng 8, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về, lưu lại đô ty Lữ Nghị, thượng thư Hoàng Phúc để trấn giữ. (Phúc người Xương Ấp, tỉnh Sơn Đông). Trước đây, Hoàng Phúc đốc suất thổ binh tỉnh Quảng Tây điều vận lương thực, theo quân tiến đánh. Đến đây, được giữ lại. Phúc là người thông minh, giỏi ứng biến, có tài trị dân, người ta phục là giỏi.
Phan Phu Tiên nói: Họ Hồ mất nước, Nguyễn Hy Chu chửi giặc, Hồ Xạ, Đỗ Nhân Giám (Nhân Giám là con Đỗ Mãn) chết trận, Lê Cảnh Kỳ đến Kim Lăng không chịu ăn. Loại người như vậy, tựa hồ có thể khen là chết vì tiết nghĩa được. Nhưng Hy Chu từng xui họ Hồ giết họ Trần; [7a] cha con Nhân Giám là bề tôi cũ của nhà Trần, thế là phường ác giúp nhau. Anh ruột của Xạ là Ông Thiện can tội đảng [mưu giết Quý Ly] bị chết, Xạ không chút đoái hoài, lại hăng hái đánh giặc cho Quý Ly. Thế là chỉ biết ăn lộc của ai chế vì người ấy là nghĩa mà không biết người ấy là kẻ bất nghĩa. Cảnh Kỳ là người chỉ lo thỏa mãn thân mình, kiếm chác lộc vị, không chết khi Quý Ly cướp ngôi mà chết lúc hắn bị bại vong thì không đáng khen. Còn như Ngô Miễn, Nguyễn Lệnh, Kiều Biểu vốn là kẻ hoạn nạn, cái chết của bọn họ là điều nên lắm. Than ôi! Dương Hùng nhảy từ trên gác xuống3 không phải là người trung nghĩa, nhưng khó tránh khỏi cái tội làm tôi cho Vương Mãng. Thiệu Hốt chết theo4 không thể coi là phải đạo, thế nhưng những kẻ phản trắc há chẳng thấy thế mà phấp phỏng chột dạ hay sao?.
[7b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ngày xưa, Hạ Trưng Thư giết Trần Linh Công, người trong nước không đánh giết được. Sở Tử vào nước Trần, giết Trưng Thư rồi dùng xe xé xác ở cử thành, kinh Xuân thu ca ngợi việc đánh giết đó.
Họ Hồ giết Trần Thuận Tông mà cướp lấy nước, những người như Trần Hãng, Trần Khát Chân mưu giết mà không được. Sau khi họ chết, trong khoảng 7, 8 năm, không còn ai có thể làm được việc ấy nữa. [Họ Hồ] tự cho là người trong nước không còn ai dám làm gì nữa. Nhưng bọn loạn thần tặc tử thì ai ai cũng có thể giết chết chúng được và trời cũng không một ngày nào tha trừng phạt chúng dưới gầm trời này! Người trong nước giết chúng không được thì ngưoời nước láng giềng có thể giết, người nước láng giềng giết không được thì người Di người Địch có thể giết. Vì thế người Minh mới có thể giết được chúng. Còn như [người Minh] giả nhân giả nghĩa, sát hại sinh linh thì chính là một bọn giặc tàn bạo. [8a] Cho nên Thái Cao Tổ Hoàng Đế ta lại có thể tiêu diệt được bọn chúng.
Than ôi, bọn phạm tội đại ác làm sao trốn được sự trừng phạt của trời? Đạo trời rõ ràng như vậy, đáng sợ thay!
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 2, Gản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ1349 , châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước đó, Trương Phụ yết bảng bắt các tôn thất họ Trần và đầu mục quan lại cũ để đưa về. Vua trốn chạy đến Mô Độ. Người Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến lập lên ngôi, xưng theo tên hiệu cũ1350 .
Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì quân mới chiêu tập, không đánh mà tan vỡ. Vua liền đi về phía tây, đến Nghệ An tạm đóng tại đó. Đại trị châu Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, giết vien quan nhà Minh, đem quân tới hội, tiến con gái mình sung vào hậu cung. Vua phong Tất [8b] làm Quốc công, cùng mưu việc khôi phục.
Người Minh ngờ viên thổ quan là Hữu tham nghị Bùi Bá Kỳ có bụng khác, bắt đưa về Kim Lăng.
Bá Kỳ (người Phù Nội, Hạ Hồng) vốn là phe Trần Khát Chân, tự xưng là bề tôi trung nghĩa của Nam triều, trốn sang nước Minh, vừa gặp tên Trần vương nguỵ là Thiêm Bình đến trước, người Minh hỏi có biết không, Bá Kỳ trả lời là không biết.
Đến khi nhà Minh đưa Thiêm Bình về nước, hỏi Thiêm Bình cần bao nhiêu quân, Thiêm Bình nói: "Chẳng qua vài nghìn thôi, đến đó người ta tự nguyện hàng phục". Bá Kỳ nói rằng không thể được. Vua Minh giận, phế bỏ Bá Kỳ, đem an trí tại Thiểm Tây, Cam Túc. Đến khi Thiêm Bình thất bại, vua Minh gọi Bá Kỳ về ban sắc cho, ân cần hứa hẹn lập con cháu nhà Trần và để Bá Kỳ làm phụ thần, rồi sai Kỳ đi theo quân, nên trao cho chức ấy. Bá Kỳ không dự với đồng liêu ở nha môn, chỉ ở nhà riêng thu nạp các viên quan cũ bị sa cơ lỡ bước. Bấy giờ [9a] viên thổ hào ở Đông Triều là Phạm Chấn lập Trần Nguyệt Hồ làm vua ở Bình Than, đề cờ chiêu an gọi là Trung nghĩa quân, cho nên người Minh ngờ Bá Kỳ. Sau Trần Nguyệt Hồ bị người Minh bắt, Phạm Chấn bỏ trốn.
Tháng 12, vua sai Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, cựu hành Trần Ngạn Chiêu lại cùng Phạm Chấn thu quân về Bình Than. Không bao lâu bị tan vỡ, chạy về hành tại Nghệ An.
Giết bọn nguỵ quan Trần Thúc Giao, Trần Nhật Chiêu và thuộc hạ hơn 500 người.
Trước đây, người Minh lấy tôn thất họ Trần là Trần Thúc Giao (là con Trần Nguyên Đán) giữ đất Diễn Châu, cựu tướng quân Trần Nhật Chiêu giữ đất Nghệ An. Đến đây, vua lên ngôi, vì họ không đón rước trước nên bị giết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Thiên hạ đại loạn, nhân dân Nghệ An, Diễn Châu biết [9b] ai là chân chúa. Thúc Dao là con người tôn thất, Nhật Chiêu là tướng quân cũ, nhận quan tước của nhà Minh, giữ đất, trị dân, dân không theo có được không? Giết Thúc Dao và Nhật Chiêu là phải, còn bọn thuộc hạ nên vỗ về mà dùng, thì chúng không cảm kích ơn đức đó hay sao? Thế là lại giết nhiều như vậy, sao gọi là quan nhân nghĩa được? Xem như Lê Tiệt và Lê Nguyên Đỉnh nhầm họp quân ở Hát Giang, mưu đánh úp Trùng Quang Đế, mà Trùng Quang Đế chỉ có Tiệt Đế và Nguyễn Đỉnh thôi, còn đều tha cả, so với Giản Định Đế thì đằng nào hơn?
Năm ấy đói và dịch bệnh, nhân dân không cày cấy được, người chết gối lên nhau.
Mậu Tý, [Hưng Khánh] năm thứ 2 [1408], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 6). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 30, tướng nhà Minh là Trương Phụ cùng bọn thổ quan Mạc Thúy đánh vào Diễn Châu. Vua và Đặng Tất vì quân ít không địch nổi, rút về nam đến Hoá [10a] Châu, Quân Minh đuổi theo, đánh vào cửa biển
Bố Chính1351 , Phạm Thế Căng đón hàng, Phụ trao cho chức tri phủ Tân Bình, rồi đặt lưu quan để cai trị. Phụ trở về Đông Đô.
Mùa hạ, tháng 4, Đặng Tất rước vua trở về Nghệ An.
Nhà Minh xuống chiếu, đại lược nói:
"Còn nghĩ bọn dư chúng1352 vốn là ngu muội, hoặc vì đói nghèo bức bách, hoặc bị kẻ mạnh bắt ép, hặc bị bọn gian dụ dỗ, việc không thể đừng, tình cũng đáng thương, nếu nhất loạt bắt tội cả, trẫm thực không nỡ. Khi chiếu thư này tới, đều tha cho cả. Quan lại ở các nha môn, quân dân thuộc đất Giao Chỉ hãy thể lòng chí nhân của trẫm phải khoan hồng thương xót, chớ làm ráo riết, chớ vơ vét của dân, hết thảy những việc không cần kíp phải ngừng bỏ cả".
Tháng 6, ngày 16, Đặng Tất cả phá tên bạn thần Phạm Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt được Thế Căng và cháu nó là Phạm Đống Cao giải về hành tại giết [10b] đi.
Trước đó, Thế Căng nhận quan chức của nhà Minh, làm oai làm phúc tiếm xưng là Duệ Vũ Đại Vương. Đến đây, họp quân chiếm cứ núi An Đại1353 . Tất đánh dẹp được.
Tháng 9, động đất, nhà cửa, cây cối như nghiêng đổ cả.
Mùa đông, tháng 10, quốc công Đặng Tất điều quân các lộ Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa tiến đánh Đông Đô. Khi quân đi qua các xứ Trường Yên, Phúc Thành1354 , các quan thuộc cũ và các hào kiệt không ai không hưởng ứng đi theo. Tất chọn những người có tài đều trao cho quan chức.
Tháng 12, ngày 14, quốc công Đặng Tất cả phá quân Minh ở Bô Cô hãn1355 .
Bấy giờ nhà Minh sai tổng binh Mộc Thanh mang tước Kiềm quốc công, đeo ấn Chinh di tướng quân, đem 5 vạn quân từ Vân Nam đến Bô Cô, vừa khi vua cũng từ Nghệ An tới, quân dung nghiêm chỉnh, gặp lúc nước triều lên gấp, gió thổi mạnh, sai các quân đóng cọc giữ, [11a] và lên hai bên bờ đắp lũy. Thạnh cũng chia quân thủy, quân bộ cùng cầm cự. Vua cầm dùi đánh trống, hạ lệnh, các quân thừa cơ xông ra đánh, từ giờ Tỵ đến giờ Thân1356 , quân Minh thua chạy, chém được Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn, Đô ty Lữ Nghị, cùng quân mới, quân cũ đến hơn 10 vạn tên. Chỉ một mình Mộc Thạnh chạy thoát trốn về thành Cổ Lộng1357 .
Vua bảo các quân:
"Hãy thừa thế chẻ tre, đánh cuốn chiếu thẳng một mạch, như sét đánh không kịp bịt tai, tiến đánh thành Đông Quan1358 thì chắc chắn phá được chúng".
Tất tâu: "Hãy bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau".
Do dự mãi không quyết định được. Quân giữ thành Đông Quan đến cứu viện, đón Mộc Thạnh về. Tất chia quân vây các thành, gửi hịch cho các lộ hành quân đánh giặc.
Phan Phu Tiên nói: Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu [11b] Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì
các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẳn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh1359 là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh. [12a] huống chi thành Đông Quan. Kẻũ ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất.
Quan quân đến phủ Kiến Xương, viên thổ quan đồng tri Trần Quốc Kiệt trốn vào rừng bị chết đói. Trần Phúc1360 nghe tin cho lập đền thờ.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quốc Kiệt chết đói, không phải là giữ tiết nghĩa với nhà Minh, mà là xấu hổ vì nhận quan chức của nhà Minh đó! Thế mới biết lòng hổ thẹn là đầu mối của điều nghĩa. Tiếc thay Quốc Kiệt không biết xấu hổ ngay từ đầu.
Kỷ Sửu, [Hưng Khánh] năm thứ 3 [1409], (từ tháng 3 trở đi là Trùng Quang đến năm thứ 1, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, giết quốc công Đặng Tất [12b] và Đồng tri khu mật viện sự tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân.
Khi ấy vua đóng ở Hoàng Giang, nội nhân là Nguyễn Quỹ (có sách viết là?) học sinh Nguyễn Mộng Trang mật tâu rằng Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất chuyên quyền bổ quan và cách chức, nếu không tính sớm đi, sau này khó lòng kiềm chế. Vua cho gọi hai người đến, bóp cổ giết Tất, Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Vua may thoát khỏi vòng vây hãm nguy hiểm, cầu người cứu giúp nạn nước, được cha con Đặng Tất có tài làm tướng, cha con Cảnh Chân giỏi tài mưu lược, đủ để lập được công khôi phục, dựng được nghiệp trung hưng. Với trận thắng Bô Cô, thế nước lại nổi. Thế mà nghe lời gièm pha ly gián của bọn hoạn quan, một lúc giết hại hai người bề tôi phò tá mình, thì làm sao nên việc được!
Cho nên đức của người làm vua quý ở chỗ cương quyết, sáng suốt. Cương quyết thì có thể [13a] xử đoán được, sáng suốt thì có thể xét rõ được. Ôi, nếu lúc đó vua gọi hai đại thần đến, dẫn hai đứa ấy kể rõ tội gièm pha vu hãm hại đại thần rồi chém ngay chúng đi thì uy lệnh được thi hành và bọn Tất dũng cảm càng tăng, cảm kích càng sâu, giả sử có manh tâm chuyên quyền chả lẽ không sợ uy mà phải tự bỏ, sợ gì khó kiềm chế nữa. Đã không làm được như thế thì chỉ có long đong rồi đến chết chìm mà thôi!
Con Nguyễn Cảnh Chân là Cảnh Dị, con Đặng Tất là Dung đều căm giận vì cha bị chết oan, mới đem quân Thuận Hóa về Thanh Hóa, đón rước Nhập nội thị trung Trần Quý Khoáng đến Nghệ An lên làm vua.
Tháng 3, ngày 17, vua lên ngôi ở Chi La1359 , đổin niên hiệu là Trùng Quang, lấy Nguyễn Súy là Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm đồng bình chương [13b] sự, Nguyễn Chương
làm Tư mã. Giản Định Đế giữ thành Ngự Thiên1362 chống nhau với quân Minh. Bọn Súy hội đánh úp bắt được.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 7, Hưng Khánh thái hậu1363 cùng với hành khiển là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đỉnh ngầm khởi binh ở Hát Giang mưu đánh úp Trùng Quang Đế. Người Nghệ An là Nguyễn Trạo tiết lộ việc ấy. Trùng Quang Đế giết bọn Tiệt và Nguyên Đỉnh, còn những người khác đều tha cả.
Ngày 20, bọn Nguyễn Súy dẫn Hưng Khánh Đế đến sông Tam Chế 1364 ở Nghệ An, trùng Quang đổi mặc áo thường xuống thuyền đón rước. Khi ấy trời đất đương tối sầm bỗng nhiên mây vàng rực rỡ hiện ra, mọi người đều kinh ngạc. Bèn tôn Hưng Kháng Đế làm Thượng hoàng, cùng chung sức đánh giặc.
Tháng 5, bà phi của Trùng Quang Đế mất.
Tháng 6, Hưng Khánh thái hậu mất.
Tháng 7, mưa dầm suốt mấy tuần không tạnh.
Tổng binh nhà Minh là Mộc Thạnh sai Hoàng La tới. Vua sai [14a] người tiếp hắn ở Nỗ Giang1365 , Thanh Hóa.
Hai vua ra quân đánh giặc. Thượng hoàng tiến quân tới Hạ Hồng, vua đem quân đến Bình Than, đóng đinh ở đấy. Quân Minh đóng ở cửa thành cố thủ. Vua hạ lệnh cứ 4, 5 ngày một lần đi tuần tra. Hào kiệt các lộ đều hưởng ứng, chỉ có tri phủ Tam Giang1366 là Đỗ Duy Trung (Duy Trung là thổ hào ở Thao Giang) bảo dưỡng quan lại nhà Minh nên không chịu theo thôi.
Vừa khi tổng binh Trương Phụ, với tước Anh quốc công đeo ấn Chinh Di tướng quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Thượng hoàng liền bỏ thuyền lên bờ, đến trấn Thiên Quan1367 . Vua ngờ Thượng hoàng có ý khác, sai Nguyễn Súy đuổi theo nhưng không kịp. Trương Phụ chia quân đuổi theo, bắt được Thượng hoàng và Thái bảo Trần Hy Cát cùng ấn báu, giải về Kim Lăng, rồi bị hại.
Tháng 8, Trùng Quang Đế cầm cự nhau với Trương Phụ ở Bình Than.
Vua lệnh cho Bình chương Đặng Dung giữ cửa Hàm Tử. Bấy giờ [14b] lương thực rất thiếu thốn, Dung chia quân đi gặt lúa sớm để cấp cho quân. Quân Minh dò biết, dùng thủy quân đánh cửa Hàm Tử, quân của Dung tan vỡ. Vua nghe tin thất thủ, tự lượng không chống nổi, mới dẫn quân về Nghệ An mưu việc tiến thủ.
Phụ đi đến đâu, giết chóc rất nhiều, có nơi thây chất thành núi, có chỗ moi ruột quấn vào cây, hoặc rán thịt lấy mỡ, hoặc nướng đốt làm trò, thậm chí có đưá mổ bụng lấy thai, cắt lấy hai cái tai để nộp theo lệnh. Kinh lộ các nơi lần lượt đầu hàng. Những dân còn sót lại bắt hết làm nô tỳ và bị đem bán, tan tác khắp bốn phương cả.
Thượng thư Hoàng Phúc lại đặt quan chức, chia ra trị các phủ, huyện từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Người địa phương có ai chiêu an được, hay có công cướp giết, Trương Phụ đều trao cho quan chức. Hoàng Phúc xin nâng hai châu Thái Nguyên và Tuyên Quang lên thành phủ.
Năm này đói và dịch bệnh nặng hơn [15a] năm trước.
TRÙNG QUANG ĐẾ
Tên húy là Quý Khoáng, con thứ của Mẫn Vương Ngạc, cháu nội Nghệ Tông, cháu gọi Giản Định Đế bằng chú, ở ngôi 5 năm. Vua gặp thời loạn lạc, gắng chí mưu việc khôi phục, nhưng vì trời không giúp nhà Trần nữa, nuốt hận mà chết, thương thay!
Canh Dần, [Trùng Quang] năm thứ 2 [1410], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 8). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ sai người Minh mở thêm đồn điền ở nơi gần thành và thu thóc lúa ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Tam Giang để dự trữ lương quân.
Mùa hạ, tháng 5, vua đem bọn Nguyễn Cảnh Dị tiến quân đến bến La, Hạ Hồng, đánh phá quân của đô đốc Giang Hạo, thừa thắng đuổi theo, tiến quân đến Bình Than, đốt phá gần hết thuyền trại của quân Minh.
Bấy giờ, các hào kiệt nghe tin đều hưởng ứng. Người Thanh Hóa là Đồng Mặc, tên hiệu là Lỗ Lược tướng quân, đánh giết bọn giặc nhiều không kể xiết. Chỉ huy của quân Minh là Tả [15b] Địch bị bắt, Vương Tuyên (có sách ghi là Vương Đản) thế cùng phải tự vẫn. Hưng Khánh Đế cho Mặc làm Phủ quản quận Thanh Hóa.
Lại có người Nguyễn Ngân Hà tuy không bằng Mặc, nhưng cũng là ngườitrội trong đám hào kiệt. Lê Nhị ở Thanh Oai giết cha con tên đô ty Lư Vượng ở cầu Ngọc Tản, lại chiếm giữ huyện Từ Liêm, quân Minh rất sợ hãi. Lê Khang ở Thanh Đàm1368 , Đỗ Cối, Nguyễn Hiệu ở Trường Yên cũng họp quân chống giặc. Nhưng vì hiệu lệnh không thống nhất, quân đội không có chỉ huy chung, nên sau đều tan vỡ cả. Gặp khi Trương Phụ đến Diễn Châu, vua lại đem quân về Nghệ An.
Hoàng Phúc xin cấp ruộng cho các thổ quan, tùy theo phẩm trật, để họ cho người cày cấy thu tô thay cho bổng lộc, còn các lưu quan thì cấp lính để cấy ruộng thu thóc, chi cấp lương ăn.
Tân Mão, [Trùng Quang] năm thứ 3 [1411], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ cấp bằng cho thổ quan các phủ vì có công [16a] đánh dẹp, gồm cả những thổ quan ở phủ, châu cai quản quân lính, những người thuộc thiên trưởng, bách trưởng lấy làm chỉ huy thiên bộ.
Tháng 2, nhà Minh xuống chiếu ân xá, đại lược nói: "Giao Chỉ đã thuộc về Chức phương1369 mà liền mấy năm chưa được yên nhgỉ. Nghĩ thương dân ấy sau cơn khốn khổ, đặc cách ban ân khoan thứ, xót thương, ngõ hầu khiến cho triệu dân đều được thấm nhuần đức trạch".
Lại dụ bọn quan lại, quân dân rằng: "Người Giao Chỉ đều là dân của trời, đã vỗ về chúng, thì chúng đều là con đỏ của trẫm. Chúng nhất thời đi theo bọn giặc, nghe nói bị giết, trẫm thực thương xót trong lòng, sao lại nỡ để chúng như vậy? Vả lại, bọn gây tội ác chỉ có mấy đứa thôi, còn trăm họ nơi bãi biển, hang núi,bị chúng cưỡng bức, uy hiếp, hoặc giúp chúng lương thực, hoặc bị chúng đem theo làm giặc ở các nơi, đều là bắt đắc dĩ, bị chúng làm cho lầm lỡ chứ không phải là do bản tâm. Nếu biết [16b] hối hận sửa bỏ lỗi lầm, đều cho được đổi mới. Làm ác chỉ có mấy đứa, trăm họ không có tội gì. Trong đó, người nào hiên ngang dũng cảm, có kiến thức, có thể bắt được mấy đứa kia đem dâng thì nhất định sẽ ban cho quan to, tước cao. Còn bọn làm ác, nếu biết tẩy rửa tâm trí, đổi lỗi sửa mình, thì chẳng những được khoan tha tội lỗi, lại còn chắc chắn được làm quan vinh hiển nữa".
Tháng 3, nhà Minh sai quan mang sắc chỉ cho các thổ quan như sau: "Các ngươi tài năng khôi kiệt, tư chất đôn hậu, sáng suốt nhìn xa, trước đã thành tâm gắng sức, tận trung với triều đình, nghĩ tới công lao của các ngươi, đặc ân thăng cho chức vụ vinh hiển. Nay nghe các ngươi biết làm tròn nghĩa vụ,
dốc sức lập công, bắt giết bọn phản nghịch, giữ vững đất đai, nghĩ đến lòng trung thành ấy, xiết nỗi vui mừng khen ngợi. hiện nay, bọn giặc còn sót chưa dẹp yên hết, các ngươi hãy lập thêm nhiều công, ra sức quét sạch bọn chúng để tiếp nối công tích trước đây. Ta đặc cách sai người [17a] sang úy lạo ban thưởng. Các ngươi hãy kính cẩn phục tùng mệnh lệnh ân sủng này".
Mùa thu, tháng 7, sông Đáy nước lên to, vỡ đê quai, trôi cả nhà cửa của dân.
Tháng 9, vua và bọn Nguyễn Súy chia đường tiến đến cửa biển, bắt được tên chỉ huy Nguyễn Chính người địa phương ở Bài Lâm, chém bêu đầu rồi về.
Sai Hành khiển Hồ Ngạn Thần làm sứ giả cầu phong, Thẩm hình là Bùi Nột Ngôn làm phó, mang biểu văn, phương vật và hai tượng người bằng vàng và bằng bạc thay thân mình.
Trước đó, vua đã sai hành khiển Nguyễn Nhật Tư và thẩm hình Lê Ngân sang cầu phong. Vua Minh nổi giận, bắt giam rồi giết cả. Đến đây lại sai bọn Ngạn Thần đi.
Đến Yên Kinh, vua MInh sai Hồ Trừng giả vờ lấy ân tình cũ hỏi thăm quốc chủ khoẻ hay yếu, tình hình trong nước thế nào, Ngạn Thần nóu hết cả với Trừng. Nột Ngôn thì không chịu khuất phục. Nhà Minh giả cách cho vua làm Giao Chỉ Bố chính sứ, Ngạn Thần làm Tri phủ Nghệ An.
Sứ về nước, Nột Ngôn tâu hết [17b] việv Ngạn Thần tiết lộ việc nước và nhận lệnh của giặc. [Vua sai] bắt Ngạn Thần giam ngục rồi giết.
Gả Quốc tỷ trưởng công chúa1370 cho Hồ Bối người Hóa Châu, phong Bối làm Tư đồ rồi sai ra Thanh Hóa chống giặc.
Nhà Minh bắt giam viên Tham nghị Giải Tấn rồi giết đi (Tấn là người Cát An, tỉnh Giang Tây). Tấn đỗ tiến sĩ cập đệ, bổ Hàn lâm học sĩ, vì nói việc trái ý vua, bị đuổi ra làm Tham nghị ở Giao Chỉ. Khi đến ty, lại nói rằng:
"Giao Chỉ chia đặt quân huyện không bằng để nguyên như cũ, phong tước chia đất cho các thổ hào để họ cai quản lẫn nhau. [Chia đặt quận huyện] dẫu có cái được cũng không bù được những cái mất, cái lợi không chữa được cái hại".
Vua Minh xem tờ tâu nổi giận, cho là Giải Tấn có ý tư vị họ Trần, bất lợi cho nước, xuống chiếu bắt giam ở Cẩm y vệ, rồi ốm chế. Đến năm Minh Nhân Tông lên ngôi, mới được đưa về chôn, gia thuộc mới được về quê hương.
[18a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Lời nói của bề tôi ngay thẳng không phải lợi cho mình mà lợi cho nước. Nhưng các vua chúa tầm thường thì không hay coi đó là lợi mà cứ muốn hại người ta. Đó là do họ bị che lấp nặng rồi. Minh Thái Tông một khi đã manh tâm hiếu đại hý công, tham cướp được nước ta, Giải Tấn há lại không biết nói thế là chạm tới cơn giận giữ hay sao? Đó chính là vì nước không nghĩ đến mình. Thái Tông không nghe, cùng binh độc vũ, cho rằng ắt chiếm được. Lời của Giải Tấn lúc ấy hình như chưa ứng nghiệm.
Đến khi Thái Tổ ta1371 dẹp loạn trừ bạo, bắt được phong thư bọc sáp của Vương Thông nói rằng: "Quân để dùng phải được như số quân đi đánh lúc đầu, và phải được 6, 7 viên đại tướng như Trương Phụ mới có thể đánh được, mà dẫu có lấy được cũng không thể giữ được", thì bấy giờ lời Giải Tấn mới ứng nghiệm. Lời nói của bề tôi ngay thẳng chả lẽ không [18b] lợi cho nước hay sao? Cốt ở người làm vua biết soi xét mới được.
Người Minh bắt giải giáo thụ Lê Cảnh Tuân về Kinh Lăng.
Trước đây, Cảnh Tuân là hạ trai học sinh1372 của họ Hồ. Năm Hưng Khánh thứ 1, viết bức thư một vạn chữ1373 dâng cho Tham Nghị Bùi Bá Kỳ, nêu ba phương sách thượng, trung, hạ, đại lược nói rằng:
"Nhà Minh đã có sắc ban cho ngài theo quân tiến đánh, đợi khi bắt được họ Hồ thì chọn con cháu họ Trần lập làm vua, gia tước cho ngài để ở nước làm phụ tá. Nay thấy thiết lập ty bố chính, phong tước cao cho ngài, mà chỉ cấp người quét dọn đền miếu nhà Trần. Nếu ngài có thể tâu lại, phân tích những lời khai của các quan lại, kỳ lão, nói rõ con cháu họ Trần, đó là thượng sách. Nếu không được như thế, thì xin thôi chức vị hiện nay, nguyên làm [19a] quan coi nhà thờ họ Trần, đó là trung sách. Nếu ngày còn tiếc quan tước to, tham bổng lộc nhiều, thì đó là hạ sách.
Nếu ngài làm theo thượng sách thì tôi là nhân sâm, cam thảo, chỉ xác, trần bì bổ sung vào ô thuốc của ngài, tùy ngài sử dụng. Nếu ngài làm theo trung sách, thì tôi xin bưng khay chén hầu hạ ở đó, cũng xin tùy ngài sai khiến. Nếu ngài làm theo hạ sách thì tôi sẽ là kẻ câu vắng cầy nhàn1374 cho hết tuổi thừa mà thôi".
Đến khi tịch biên nhà Bá Kỳ, bắt được bức thư ấy, tâu lên, sai bắt Cảnh Tuân để xét hỏi, thì gần đây vì loạn lạc, không biết đi đâu.
Đến đây, đặt học hiệu ở Giao Châu, bắt được Cảnh Tuân đưa về Kim Lăng giam xuống ngục của y vệ Cẩm. Cảnh Tuân ở trong ngục 5 năm, cùng con là Thái Điên đều ốm chết.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Ba phương sách của Cảnh Tuân có khí thái của bậc trượng phu. Ông nhận [19b] chức giáo thụ của nhà Minh phải chăng là vì muốn ẩn dật mà khônng được?
Nhâm Thìn, [Trùng Quang] năm thứ 4 [1412], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, viên phụ đạo ở Đại Từ, Thái Nguyên là Nguyễn Nhuế khởi binh, hoại động ở vùng núi tam Đảo, bị Trương Phụ nhà Minh bắt.
Bấy giờ kinh lộ đều phụ thuộc vào nhà Minh, trăm họ phải làm sai dịch và nộp lương theo sự sai bắt của bọn quan thú nhiệm. Thổ quan thì đóng thuyền và lập đồn điền để giúp việc cho tổng binh. Từ Ciễn Châu trở vào nam, không được cày cấy.
Mùa hạ, tháng 6, Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh đem quân đánh vào hành tại ở Nghệ An, gặp bọn Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ. Dung, Phụ đều liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Súy và Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Dung thế cô, không có cứu viện, bèn đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi.
[20a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo cầm quân chế thắng cốt ở đồng tâm hiệp lực. Giả sử bọn Súy và Dị một lòng quyết đánh thì Dung và Phụ cũng chưa biết ai được ai thua. Đó là vì trời không giúp họ Trần vậy!.
Mùa thu, tháng 7, nhà Minh sai Tổng binh Hàn Quan với chức Hữu quân đô đốc đồng trị, đeo ấn Chinh Nam tướng quân sang trấn giữ.
trương Phụ nhà Minh lệnh cho Tam Giang và Tuyên Hóa đóng thuyền để cấp cho quân.
Bọn Trương Phụ nhà Minh lại vào cướp hành tại ở Nghệ An; Thanh Hóa, Diễn Châu đều bị hãm.
Mùa đông, tháng 12, nhà Minh mang sắc dụ các quan lại, kỳ lão các châu, phủ, huyện thuộc Bố chính ty rằng:
"Trẫm vâng mệnh trời, thống trị thiên hạ, chỉ mong cho dân thiên hạ được yên ổn, Giao Chỉ ở xa tận ven biển, xưa là đất của Trung Quốc, nay [20b] đã lại như cũ, binh lính và dân chúng theo về giáo hóa đến nay đã mấy năm rồi, đã đặt mục, bá, thú, lệnh và quân, vệ, ty, chọn dùng những người
trung lương, hiền năng để vỗ trị. Trẫm sớm khuya nghĩ đến, còn lo rằng đất xa dân đông, giáo hóa có chổ không thấu tới, không được thấm ơn trạch yêu thương, nuôi nấng của nhà nước.
Nay bọn các ngươi đều là bề tôi trung lươmg, phải thể lòng kính trời thương dân của trẫm, hưng lợi trừ hại cho dân, thuận theo lòng yêu ghét của dân mà trừ bỏ mối gian tệ cho dân. Dạy dân cày ruộng, trồng dâu, khiến cho không trái thời vụ thì áo mặc, cơm ăn có chổ trông cậy; dạy dân bằng hiếu, để, trung, tín; khuyên dân điều lễ nghĩa, liêm sĩ, thì phong tục sẽ tốt lành. Khi tang ma, hoạn nạn thì thương xót giúp đỡ lẫn nhau; lúc khốn cùng long đong thì chu cấp phù trì cho nhau. Người già phải dạy con trẻ, kẻ dưới phải kính bề trên,, ai nấy phải thuận theo bản tính, không được làm trái với lễ. [21a] Chớ có làm trộm cướp, chớ có đi lừa dối, chớ múa may văn chương mà đùa với luật pháp, chớ theo ý riêng ,mà bỏ lẽ công, muốn cho dân chúng an cư lạc nhgiệp, mãi mãi là dân trời vô sự, để cùng vui thời thịnh trị thái bình, thì bọn các người phải thận trọng với chức vị của mình, làm tròn công việc của mình, theo được đức y thay trời nuôi dân của trẫm, để có thể sánh vai với những bậc tuần lương đời xưa, tên tuổi chiếu sáng sử xanh, thế chẳng tốt đẹp lắm sao!".
Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn tụ tập quân lính chiếm giữ đất ấy, chẹn lấp đường đi lại của người Minh, giết bắt vô số. Tham chính Mạc Thúy từng đem quân tiến sâu vào đất ấy, bị trúng tên thuốc độc mà chết. Sau vì Văn Lịch thông dâm với vợ của cấp dưới, binh sĩ tức giận giết chết.
Nguyễn Liễu ở Lý Nhân1375 chiêu tập người các huyện Lục Na1376 , Vũ Lễ đánh cướp người Minh trong mấy năm. Vua ở Nghệ An, đường bị ngăn trở không thông, quân của Liễu bị tan vỡ dần, Tham nghị Nguyễn huân vờ kết thông [21b] gia rồi dụ [Liễu] đến giết chết.
Quý Tỵ, [Trùng Quang] năm thứ 5 [1413], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, vua dẫn bọn Nguyễn Súy, Nguyễn cảnh Dị lại đem quân vượt biển đến Vân Đồn, Hải Đông và các bãi biển để thăm dò và lấy lương thực, đánh quân Minh đóng giữ ở những nơi ấy.
Hoàng Phúc nhà Minh chọn lựa thợ giỏi và vợ con họ đưa về Yê Kinh để đóng thuyền.
Tháng 2, Trương Phụ nhà Minh lệnh cho quân nhâ đem đổi lấy thóc lúa ở Tam Giang, Tuyên Hóa, Quy Hóa để trữ lương quân, lại mộ khách buôn nộp thóc, chở thuyền đem về các xứ Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam để bán.
Tháng 3, ngày mồng 4, vua lại trở về Nghệ An, quân lính mười phần chỉ còn 3, 4 phần.
Tổng binh Hàn Quan ốm chết ở thành Đông Quan.
Mùa hạ, tháng 4, bọn Trương Phụ nhà Minh vào cướp Nghệ [22a] An.
Vua ngự đến Hóa Châu, sai đái quan Nguyễn Biểu làm sứ cầu phong, mang phương vật tới Nghệ An. Trương Phụ giữ Biểu lại, Biểu tức giận mắng Biểu rằng:
"Bên trong thì mưu kế đánh chiếm, bên ngoài thì rêu rao là quân nhân nghĩa. Đã hứa lập con cháu họ Trần, lại đặt thành quận huyện, không chỉ cướp bóc của cải châu báu, lại còn tàn hại sinh dân, thực là loài giặc dữ".
Phụ nổi giận giết chết.
Tháng 6,Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh họp các tướng bàn kế đánh chiếm. Thạnh nói:
"Hóa Châu núi cao biển rộng, chưa dễ lấy được". Phụ nói:
"Tôi sống được cũng là vì Hóa Châu, có làm ma cũng là vì Hóa Châu. Hóa Châu mà chưa dẹp được, tôi còn mặt mũi nào trông thấy chúa thượng nữa!".
Bèn đem quân thủy đi, mất 21 ngày, đánh vào thành châu Thuận Hóa.
Mùa thu, tháng 9, bọn Trương Phụ nhà Minh đánh nhau với Nguyễn Súy ở kênh Sái Già1377 . Quân Nam quân Bắc [22b] đương cầm cự nhau, Đặng Dung mai phục binh tượng, nửa đêm đánh úp doanh trại Phụ. Dung nhảy lên thuyền của Phụ, định bắt sống Phụ nhưng không nhận ra hắn. Phụ vội đi thuyền nhỏ trốn chạy. Quân Minh tan vỡ đến một nửa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết. Bọn Súy không chịu hợp sức đánh. Phụ thấy quân của Dung ít, quay lại đánh. Quân của Dung tan chạy, từ đấy chỉ ẩn nấp trong núi hang.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm tướng, thì có làm được như thế hay không?. Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang, vì sao vậy?.
Bọn Dung vì nghĩa không thể cùng sống với giặc, phải tiêu diệt bọn chúng mới nghe, cho nên mới hết lòng, hết sức giúp đỡ [23a] Trùng Quang để mưu khôi phục. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mơí chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!
Ngày xưa nước Lỗ đánh nhau với nước Tề ở đất Can Thì bị thất bại, thánh nhân không vì thua mà kiêng né, lại chép rõ để nêu niềm vinh quang chiến đấu với kẻ thù, chứ không bàn đến việc thành bại. Thế thì trận đánh ở Sái Già, quân Minh bị tan vỡ một nửa, quân ta đến khi sức kiệt mới chịu thua cũng vinh quang lắm thay!
Mùa đông, tháng 10, Trương Phụ nhà Minh lấy Đô đốc Hoàng Trung đi dò trước, chặn ở thượng lưu. Nguyễn Súy sai ba thích khách, đội cỏ xuôi dòng đến thuyền của Phụ. Một người trèo lên mũi thuyền, hai người trèo lên đuôi thuyền. Phụ biết, bắt được hai người, giết một người, thả một người, lại còn [23b] cho tiền bạc. Hôm sau Phụ hội họp các tướng nghị bàn, Hoàng Trung nói không hợp ý Phụ, Phụ nổi giận kể tội Trung phòng giữ không nghiêm, để đến nỗi có chuyện khích thách, rồi chém Trung. Các tướng đều tái mặt đi.
Tháng 11, bọn Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung bị Trương Phụ nhà Minh bắt sống. Cảnh Dị mắng ngay vào mặt Phụ:
"Tao định giết mày, lại bị mày bắt", chửi Phụ luôn miệng. Phụ giận lắm, giết Dị rồi lấy gan ăn.
Vua chạy sang Lão Qua. Phụ sai người lùng bắt được, đưa đến cửa quân. Người Thuận Hóa đều hàng. Thế là nhà Trần mất.
Trước đây, nhà Hậu Trần dấy binh mưu việc hưng phục, viên Trấn phủ cũ Phan Quý Hựu có công bày mưu giúp việc, được thăng dấn đến Thiếu bảo. Đến khi Trương Phụ vào cướp Nghệ An, vua ngự tới Hóa Châu, Quý Hựu hàng giặc. Phụ mừng lắm. Được mươi hôm thì Quý Hựu ốm chết. Phụ cho con là Liêu làm Tri châu Nghệ An và hậu thưởng gia thuộc Quý Hựu. [24a] Liêu đem tình hình tướng văn tướng võ giỏi kém thế nào, số quân có được bao nhiêu, núi sông hiểm dị ra sao kể rõ cho Phụ biết. Bấy giờ Phụ mới quyết chí đánh Hóa Châu.
Trở lên làđời vua nhà Trần, bắt đầu từ năm Bính Tuất (1226) chấm dứt ở năm Kỷ mão (1399), tổng cộng 174 năm và 2 đời vua nhà Hậu Trần 7 năm.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trùng Quang Đế lấy quân một lữ để mưu khôi phục đất nước trong lúc loạn lạc lưu ly, ví như dùng một cây gỗ để chống giữ ngôi nhà lớn đã đổ, chả lẽ không biết rằng thế không thể cứu vãn được nữa hay sao? Nhưng hãy làm hết bổn phận nên làm, ngõ hầu có thể vãn hồi được thiên mệnh!.
Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước, thực đúng là "quốc quân chết vì xã tắc", mà các [24b] bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết ngay mình, Nguyễn Biểu kể tội ác của giặc rồi chết, đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hìụnh mạnh yếu trong nước đi báo cho giặc, tuy được thoát chết trong một thời, nhưng sau lại bị Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta giết chết. Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế.
K _ T H U Ộ C M I N H
Giáp Ngọ, [1414], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 12). Mùa xuân, tháng giêng, Trương Phụ và Mộc Thạnh nhà Minh chiêu dụ, vỗ về Tân Bình, Thuận Hóa, chia đặt quan cai trị để cùng làm việc với thổ quan, khám xét nhân khẩu, gộp làm sổ hộ.
[25a] Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ cai trị, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi.
Quan lại ở kinh lộ, những ai lánh giặc đi theo Trùng Quang Đế đến Hóa Châu, đến đây người thì mang cả nhà chạy sang nước Lão Qua, người thì chạy sang Chiêm Thành, còn người trong nước từ đấy đều làm thần thiếp cho người Minh cả.
Mùa hạ, tháng 4, tổng binh Trương Phụ, Mộc Thạnh, Binh bộ thị lang Trần Hiệp của nhà Minh đem trùng Quang Đế, Nguyễn Súy và Đặng Dung về Đông Quan. Quan lại các phủ, châu, huyện sắm lễ vật cùng trướng vẽ cờ thêu đến mừng. Sai người giải về Yên Kinh.
Trùng Quang Đế đi đến nửa đường nhảy xuống nước chết. Súy thấy Trùng Quang Đế đã nhảy xuống nước chết, ngày ngày chơi cờ với viên chỉ huy coi giữ mình, thành quen, mới lấy bàn cờ đánh hắn ngã xuống nước chết, Súy cũng nhảy xuống nước chết. Quốc thống từ đấy thuộc về nhà Minh.
Mùa thu, tháng 7, [25b] Trương Phụ nhà Minh ra lệnh cho các phủ, châu, huyện, phàn quân nhân bắt được tôi tớ, cùng đàn bà con gái trốn đi xứ khác thì giải về cửa quân. Bọn quan lại chìu ý cấp trên bắt nhiều dân nghèo xiêu tán giải nộp.
Tháng 8, Trương Phụ, Mộc Thạnh và Trần Hiệp trở về bắc, chia quân trấn giữ.
Tháng 9, Hoàng Phúc nhà Minh truyền bảng cho các phủ, châu, huyện dựng Văn Miếu và các đàn thờ thần xã tắc, thần gió, thần mây, thần núi, thần sông và những thần không ai thờ cúng để tế lễ thường xuyên.
Nhà Minh cấm con trai, con gái không được cắt tóc; phụ nữ mặc áo ngắn, quần dài, đồng hóa theo phong tục phương bắc.
Mùa đông, tháng 10, nhà Minh mở học hiệu và sức tìm tòi những người nho học, thầy thuốc, thầy tướng số, nhà sư, đạo sĩ, hạ lệnh cho các phủ, châu, huyện lấy lễ mà thành tân thỉnh mời. Đó là làm theo lời của Hữu tham tri Bành Đạo Trường.
Nhà Minh bắt khai số ruộng và đất trồng dâu, trưng thu lương thực, tơ tằm. Mỗi hộ 1 mẫu thì bắt khai thành 3 mẫu. [26] Đến sau xét hộ khẩu tăng hàng năm, định số ruộng mỗi hộ là 10 mẫu (nghĩa là mỗi mẫu chỉ có 3 sào, 10 mẫu thực ra chỉ có 3 mẫu). Mỗi mẫu thu 5 thăng thóc, đất bãi mỗi hộ một mẫu thu 1 lạng tơ, mỗi cân tơ dệt được 1 tấm lụa.
Ất Mùi, [1415], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 13). Mùa thu, tháng 8, nhà Minh khám thu các mỏ vàng, bạc, mộ phụ đãi nhặt vàng bạc và bắt voi trắng, mò trân châu. Thuế khóa nặng, vơ vét nhiều, dân chúng điêu đứng. Bãi muối ven biển cấm dân mua bán riêng, sai nội quan coi giữ cả. Lại đặt chức cục sứ và phó của từng bãi muối để chia nhau trông coi. Các phủ, châu, huyện đêù đặt phó sứ ty Thuế khóa và sở Hà bạc.
Phép lấy muối của nhà Minh: Trước hết sai viên cục sứ và viên phó đốc thúc dân nấu muối, mỗi tháng được bao nhiêu đưa tới ty Đề cử thu giữ. Các viên nội quan mộ người buôn bỏ tiền ra lĩnh giấy khám hợp1378 của ty Bố chính. Giấy khám hợp lớn [26b] thì lấy 10 cân muối, giấy khám hợp nhỏ thì lấy 1 cân rồi mới được đem bán. Nếu không có giấy [giấy khám hợp] thì [xử tội] như luật nấu lậu. Lạ cấm người đi đường, lệ chỉ được đem 3 bát muối và 1 lọ nước mắm thôi.
Tháng 9, Hoàng Phúc nhà Minh sai quan áp giải đích thân những bọn nho học, thầy thuốc, thầy tướng số, nhà sư, đạo sĩ đưa về Yên Kinh trao cho quan chức rồi đưa về các nha môn làm việc. Lại ra lệnh cho các quan ty sở tại cấp cho tiền đi đường và ngưoời bạn tống, nếu không sẽ bị trừng trị; dọc đường phải cấp cơm ăn và tiền đi đường.
Mùa đông, tháng 10, Tổng binh nhà Minh là Trương Phụ giữ chức Chinh lỗ phó tướng quân, lại sang trấn thủ.
Nhà Minh mở đường thủy Vĩnh An, Vạn Ninh, đặt trạm đón chuyển đường thủy đến thẳng Khân Châu. Lại đặt trạm chạy ngựa đến thẳng Hoành Châu1379 .
Bính Thân, [1416], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 14). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh bắt đầu đưa những thượng quan văn võ và kỳ lão sang Yên [27a] Kinh, đổi trát văn của Tổng binh mà dùng giấy vàng của bộ để thực thụ quan chức. Thăng Tham nhgị Nguyễn Huân làm Tả bố chính sứ; Tri phủ Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung làm Tham chính. Còn lại thì thăng chức Tri phủ, Đồng tri phủ, Tri châu, Đồng tri châu, Tri huyện. Nhân đó, ban sắc rằng:
"Trước kia bình định Giao Chỉ, các ngươi đã tỏ lòng thành, làm việc nghĩa, lòng hướng về triều đình, trẫm khen ngợi lòng thành của các ngươi mà trao cho quan chức. Từ khi nhận mệnh đến nay, đã biết tận tâm hết sức, hăng hái trung thành, quét diệt phản nghịch, vỗ yên bờ cõi, cố gắng làm tròn chức phận, đã nhiều lần thăng thưởng để biểu dương công trạng của các ngươi. Nay các ngươi đến cửa khuyết triều cống, trẫm xét lòng thành, đánh nên khuyến khích. Nay đặc ân thăng cho các ngươi làm chức mỗ... Các ngươi hãy cố gắng trung thành, cần mẫn hơn nữa, kính cẩn giữ khí tiết của người bề tôi, úy lạo, vỗ về, khiến cho dân chúng đều được yên nghiệp sinh sống, cùng hưởng phúc thái bình [27b] thì sẽ được trời che chở, các ngơi sẽ được phúc lộc dồi dào nối đến đời con đời cháu, mà tiếng tốt của các ngươi sẽ lưu truyền trong sử sách, mãi mãi không cùng".
Tháng 2, Trương Phụ nhà Minh ra lệnh xét duyệt danh số thổ quân, lấy một phần ba số hộ khẩu chia về c1c vệ, sở. Mỗi hộ định mức là 3 đinh. Từ Thanh Hóa trở vào Nam, nhân đinh thưa thớt, định mức là 2 đinh. Chỗ nào không phải là vệ, sở mà là nơi quan yếu, cũng lập đồn lũy, lấy dân binh canh giữ.
Mùa thu, tháng 9, quân lính huyện Tân An nổi lên, Trương Phụ dẹp được.
Nhà Minh chiêu dụ các quan cũ của triều trước, giả cách bổ đi các nha môn quân, dân làm việc rồi chuyển đưa về Yên Kinh giữ lại. Bọn người bon chen, vốn không phải là quan lại cũ, chưa được thực thụ quan chức, cũng hănh hái ra nhận, trong nước vì thế trở nên trống rỗng. Ở được vài năm, thấy vất vả khổ sở, thỉnh thoảnh họ lại trốn về.
Nhà Minh bắt đầu đưa các thổ lại đi, [28a] người nào đủ 9 năm thì giữ lại nha môn ở Kinh để làm việc, người nào chưa đủ năm thì cho về.
Đinh Dậu, [1417], (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 15). Nội quan nhà Minh là Mã Kỳ tâu rằng Tổng binh Trương Phụ ở Giao Chỉ chọn lấy những thổ nhân mạnh khỏe can đảm làm vi tử thủ1380 , vua Minh nghi
ngờ, gọi Phụ về, sai Phong Thành hầu Lý Bân với chức Tổng binh Chinh Di tướng quân sang thay Phụ trấn giữ.
Nhà Minh sai Giám sát ngự sử chia giữ việc tuần xét bắt đầu từ đấy.
Binh bộ thượng thư nhà Minh là Trần Hiệp, lại giúp việc quân chính cho Tổng binh.
Nhà Minh định lệ mỗi năm cống các nho học, sinh viên saung vào Quốc tử giám; Nhà phủ học mỗi năm 2 tên, nhà châu học 2 năm 5 tên, nhà huyên học mỗi năm 1 tên. Sau lại quy định nhà phủ học mỗi năm 1 tên, nhà châu học 3 năm 2 tên, nhà huyện học 2 năm 1 tên.
Bộ Lại khám hợp, lệnh cho 2 ty Bố chính và Án sát cùng [28b] các quan phủ, châu, huyện, ở Giao Chỉ, hẹn đến ngày mồng 1 tháng giêng sang năm đến kinh triều cận, không kể là chức chánh hay chức tá, chỉ cần người giữ chức lâu năm, cho dẫn đầu, đưa các quan lại cùng đi. Lại khám các hạng mục hộ khẩu, ruộng đất lương thực trong 3 năm, từ tháng 7 năm Giáp Ngọ, đến cuối tháng 6 năm này, làm thành sổ "tu tri"1381 dâng lên để kê xét.
Hoàng Phúc sức cho các hào phú, thổ quan là bọn Nguyễn Huân, Lương Nhữ Hốt, Đỗ Duy Trung, Đỗ Hy Vọng, Lương Sĩ Vĩnh, Dương Cự Giác đều phải đem người nhà sang Yên Kinh phục dịch, xây dựng cung điện. Vua Minh nói là làm khó nhọc người phương xa, ban cho ưu hậu rồi cho về.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
1335 Cửa Muộn: (nguyên văn là Muộn Khẩu) là cửa sông Hồng ở huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà, thuộc đất Giao Thủy cũ, nhưng nay đà bị lấp.
1336 Thái Bình, Đại Toàn: là hai cửa sông. thái Bình là cửa sông Thái Bình ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Đại Toàn có lẽ là cửa sông Diêm Hộ tỉnh Thái Bình.
1337 Lỗi Giang: một nhánh của sông Mã ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, hạ lưu thông với sông Đại Lại.
1338 Điển Canh: sau là cửa Ghép hay cửa Mom thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
1339 Tức cửa sông Ngàn Sâu ở tỉnh Hà Tĩnh.
1340 Cửa Kỳ La: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh.
1341 MCB 11 chép là Vô Cửu.
1342 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1343 Núi Cao Vọng: ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1344 Ky Lê ? là do chử Kỳ La đọc chệch ra, có nghĩa là "trói họ Lê", Thiên Cầm? có nghĩa là "trời bắt". Thực ra nơi ấy tên là "Thiên Cầm" nghĩa là "đàn trời". Người phụ lão không muốn họ Hồ lưu lại, nên nhân thanh gần nhau mà nói chệch đi đánh lừa.
1345 Cửa biển Đan Thai: tức Cửa Hội (cửa sông Lam) ở tỉnh Nghệ An.
1346 Có lẽ là Bắc Kinh bị chép nhầm ra Kinh Bắc.
1347 Nguyên văn: "Dục hoạt nhập ẩn sơn lâm, dục tử Ngô triều tố quan".
1348 Tức Lê Lợi.
1349 Dương Hùng: làm đại phu nhà Hán, Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, Hùng theo Mãng. Sau vì liên quan đến việc Lưu Phần, sứ giả đến bắt, Dương Hùng nhảy từ gác Thiên Lộc xuống đất gần chết, được Mãng tha tội.
1350 Thiệu Hốt: là bề tôi của công tử Tử Củ nước Tề, định đưa Tử Củ từ nước Lỗ về tranh ngôi với anh là Tiểu Bạch (Tề Hoàn Công). Sau Tử Củ bị giết, Thiệu Hốt chết theo.
1349 Mô Độ: bến Yên Mô, ở xã Yên Mô, huyện Yên Mô, nay thuộc huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
1350Giản Định Đế tên húy Ngỗi, trước được phong là Giản Định Vương, nhà Hồ đổi phong là Nhật Nam Quận Vương. Đến đây xưng theo tên hiệu cũ là Giản Định.
1351 Tức là cửa sông Giang ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
1352 Dư chúng: chỉ những người không chịu phục tùng nhà Minh.
1353 An Đại: một ngọn núi ở huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình.
1354 Trường Yên: là đất Ninh Bình; Phúc Thành: sau là xã Phúc An, huyện Yên Khánh, nay thuộc tỉnh Ninh Bình.
1355 Bô Cô là tên một bến đò ở xã Bô Cô, sau đổi là xã Hiếu Cổ, huyện Phong Doanh, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc đất huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
1356 Khoảng từ 11 giờ đến 16 giờ.
1357 Thành do người Minh đắp, thuộc xã Bình Cách, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, tục gọi là thành Cách.
1358 Thành Đông Quan: tức là thành Đông Đô là kinh đô Thăng Long cũ nay là Thủ đô Hà Nội.
1359 Nguyên văn "Thập vị ngũ công" là cách nói tắt của câu: "Thập tắc vị chi, ngũ tắc công chi" trong binh pháp cổ Trung Quốc ("Thaông điển" và "Tôn Tử thập gia chú") nghĩa là: Hơn địch 10 lần thì bao vây, hơn địch 5 lần thì đánh. Ý nói là cách đánh cẩn thận chắc chắn.
1360 Nên sửa là Hoàng Phúc.
1361 Chi La: Tên huyện La Sơn, nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
1362 Ngự Thiên: tên huyện, trước là hương Đa Cương, có mộ tổ nhà Trần ở đấy nên gọi là Ngự Thiên, nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
1363 Mẹ của Đế Ngỗi.
1364 Khúc sông Lam ở gần chân núi Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
1365 Nỗ Giang: khúc sông Mã chảy qua làng Nguyệt Viên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, còn gọi là sông Nguyệt Thường.
1366 Phủ Tam Giang: là đất tỉnh Phú Thọ ngày nay.
1367 Trấn Thiên Quan: là vùng đất gồm huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình và huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày nay.
1368 Huyện Thanh Đàm: là huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
1369 Chức phương: chức quan nắm giữ bản đồ của thiên hạ, trông coi việc tiến cống của bốn phương. Ở đây ý nói Giao Chỉ đã nằm trong bản đồ của nhà Minh.
1370 Tức trưởng công chúa chị gái vua.
1371 Chỉ Lê Lợi.
1372 Đời Trần hhọc sinh chia làm ba bậc là thượng trai, trung trai và hạ trai.
1373 Nguyên văn: "Vạn ngôn thư".
1374 Chỉ người đi ở ẩn.
1375 Lý Nhân: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà.
1376 Lục Na: là tên huyện thời thuộc Minh, nay là huyện Lục Ngạn, tỉnh Hà Bắc.
1377 Sái Già: theo Minh sử và Minh sử kỷ sự của Cốc Ưng Thái chép về việc này, đều nói đánh ở sông Ái Tử, thì có lẽ Sái Già tức là chổ này (lời chữa của CMCB 12).
1378 Giấy khám hợo: giấy chứnh nhận có đónh dấu, được cắt làm hai nửa, người được phéo cầm một nửa, quan nhà giữ một nửa, để khi khám xét, có thể ráp lại xem đúng con dấu hay không.
1379 Hoành Châu: thuộc phủ Nam Ninh, sau là Hoành Huyện, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
1380 Vi tử thủ: là những người sung vào làm công việc ở nơi quan phủ. Ở đây, có lẽ Phụ chọn những người khỏe mạnh, can đảm đem vào dinh thự của mình để sai khiến và đề phòng bất trắc.
1381 Tu tri: có nghĩa "cần biết'. Sổ "tu tri" có nghĩa là sổ ghi số hộ khẩu, ruộng đất, lương thực cần phải biết để nắm tình hình.