VietLang
05-14-2007, 04:44 PM
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Thực Lục
Quyển XIII
[1a]
Kỷ Nhà Lê
Thánh Tông Thuần Hoàng Đế (hạ)
Quý Tỵ, Hồng Đức năm thứ 4 [1473], (Minh Thành Hóa năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, vua thân hành cày tịch điền và đốc suất các quan cày.
Cử hành lễ Giao.
Cấm tửu sắc. Ra sắc chỉ cho quan viên và trăm họ rằng:
"Kể từ nay, trong nhà không làm cỗ thết khách thì không được chè chén, người vợ không phạm tội thì không được ruồng bỏ. Kẻ nào dám rượu chè bừa bãi, gia đạo không nghiêm, kẻ nào không có mối lái mà dám vụng trộm tư thông thì phải trị tội".
Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết lăng miếu.
Vua đi thuyền nhẹ, ngược dòng sông Lỗi1930 bái yết Nguyên miếu ở thành Tây Đô. Sau đó, đến từ đường Thuần Mậu ở bên bờ sông (Từ đường này [1b] ở hương ấp của cha sinh ra thánh mẫu hoàng thái hậu Ngô thị và mẹ là Đinh thị)1931 .
Ngày 20, có việc ở tẩm lăng, sai Công bộ thượng thư Phạm Du đến tế ở miếu Hoằng Hựu. Đến tối, trời mưa gió to.
Tháng 3, hạn hán, cầu đảo ở Thái miếu và sai quan đi cầu đảo khắp các thần, hai ngày thì mưa.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 3, mưa to.
Ra sắc chỉ cho các nha môn: Các bản tâu thì dùng giấy trúc.
Định chế độ lương bổng cho các quan trị nhậm trong ngoài. Định lệ tiền lương cho các quan giản nhậm, thái giản1932 , các chức nhàn tản, thái nhàn tản1933 có thứ bậc khác nhau. Định lệ cấp lương bổng riêng cho hai vệ Cẩm y và Kim ngô.
Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di"
[2a] Tháng 5, cấm tự tiện sai phái vệ binh, bỏ việc canh phòng túc trực.
Sắc cho Lễ bộ yết bảng cho trăm quan và các quân nhân rằng: Kể từ nay, nếu không phải là bậc túc nho danh vọng, tuổi cao đức lớn thì không được gọi bừa là "tiên sinh".
Tháng 6, thần tỷ1934 làm xong, xuống chiếu ban ơn cho các quan và trăm họ, mỗi người một tư.
Thi giáo chức. Phép thi: Kỳ thứ nhất, Tứ thư mỗi sách một đề: ngũ Kinh mỗi kinh một đề. Kỳ thứ hai, một đề phú, thể Lý Bạch. Kỳ thứ ba, chế, chiếu, biểu, mỗi thể loại một đề.
Định phạm vi cai quản của cai đạo giám sát ngự sử thuộc ngự sử đài: Như Thanh Hóa, Nghệ An đạo giám sát ngự sử thì kiêm coi các ty của vể Cẩm y: Lực Sĩ, Canh Ban, Xá Nhân; ty Ngũ thành binh mã, ty nghi vệ, Cảm y vệ phó trung quân phủ, và quân dân ba ty các xứ [2b] Thanh hóa, Nghệ An, Hải Dương, Yên Bang đạo giám sát ngự sử kiêm coi ty Thần tỷ, vệ Tráng sĩ, vệ Kim ngô, phó quân Thần sách tứ vệ. Đông quân phủ, quân dân ba ty cá xứ Hải Dương, yên Bang, Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam đạo giám ngự sử kiêm coi sáu vệ ty Điện triều, Nam quân phủ, quân dân ba ty cá xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam. Tam Giang Hưng Hóa đạo giám sát ngự sử kiêm coi bốn vệ Hiệu lực, bốn vệ Thần tượng, bốn vệ Mã nhà, Tây quân phủ, quân dân ba ty các xứ Tam Giang, Hưng Hóa. Kinh Bắc, Lạng Sơn đạo giám sát ngự sử kiêm coi giám Thượng Y và Ngự Dụng, các thợ của Công Bộ, cục Tuyên đạt, cục Ứng sự; các sở, ty Đồn điền, Tàm tang, Tinh mễ, Chủng thái1935 , Điền mục, Bắc quân phủ, quân dân ba ty các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.
[3a] Thái Nguyên, Tuyên Quang đạo Giám sát ngự sử kiêm coi Tuyên đạt trù, cục Thị vệ, quân Phụng trực, quân dân ba ty các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Hiệu định chức trách của hiến ty. hiến sát sứ Hiến sát phó chuyên giữ các chức vụ tâu bày, xét hỏi, tâu hặc khám xét, xét kiện, hội đồng, đối chiếu, soát lại, xét công tội, đi tuần hành... cả thảy là 32 điều.
Mùa thu, tháng 7, thi y, đề gồm 4 môn.
Tháng9, mưa to. Trước đó, cuối mùa xuân suốt ba tuần không có mưa, mùa hạ ít mưa. Đến đây mưa như trút, suốt đêm đến sáng chưa tạnh.
Ra sắc chỉ cho các nha môn trong ngoài rằng: Mọi bản tâu về việc công, quan phụ trách phải xét kỹ sự việc nguyên do, tự mình khởi thảo, rồi giao cho viên lại giữ việc đó chép lại, xong rồi kiểm soát lại để thi hành.
[3b] Ra sắc chỉ rằng, những sách trong sổ của Hình bộ thì màu vàng, độ dài y theo sổ.
Định những điều không hợp cách của bản tâu, như: dòng chữ lên xuống, có vết bẩn... Đó là theo lời tâu của Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung.
Mùa đông, tháng 11, hiệu định lệnh riêng về việc đánh Sơn Man1936 gồm 10 điều.
Ra sắc chỉ rằng, kể từ nay, các quan văn vào chầu không được nhổ cốt trầu, ném bã trầu ở cửa và sân Đan Trì.
Tháng 12, đi đánh Sơn Man.
Giáp Ngọ, [Hồng Đức] năm thứ 5 [1474], (Minh Thành Hóa năm thứ 10). Sắc dụ quan lại phủ, châu, huyện, các xứ thừa tuyên trong cả nước rằng:
"Đặt luật để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật; đặt quan để dẹp mối kiện, lại gây ra cái tệ bán quan mua tước. Nếu không cấm triệt cho nghiêm thì sao chấm dứt được nạn tranh đoạt rắc rối. [4a] Từ nay về sau, việc thừa nhận ruộng đất nếu đã quá hạn rồi mà làm đơn gian trá, ghi năm tháng còn trong hạn và chưa được hầu xét vào đơn, cùng là trước đã xét là gian trá, tuy có lời cung,
cũng đều cho là phế bỏ cả, không được xét hỏi nữa. Quan phụ trách dám nhận đơn và xét hỏi, Hiến ty hặc tâu, thì xử tội lưu".
Gia phong Trần Phong làm Thiếu bảo ngự sử đài đô ngự sử. Vua dụ rằng:
"Ngươi trước kia làm Kinh diên, quen thói mưu ngầm với Nguyễn Khốn, thực là điều hổ thẹn. Nay ngươi làm Ngự sử, gãy lưng chụm cẳng với Nhân Chính, cũng đáng là sỉ nhục. Ngươi sao không gột rửa cái thói xấu đi, để nhận lấy công lao khi về già?".
Mùa hạ, tháng 4, ngày 22, ra sắc chỉ rằng:
Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu xa thì sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội chết cũng sung làm [4b] làm quân vệ Hoài Nhân.
Tháng 5, ngày 15, định lệnh mua giấy làm sổ. Ra sắc chỉ rằng:
Về việc làm sổ hộ tịch và ruộng đất, quan làm sổ có thể chia xã lớn, xã nhỏ, cho nhân phu chịu sai dịch, mỗi người đóng 3 tiền mua giấy bút, trình quan thừa ty đối chiếu soát lại.
Tháng 6, ngày 16, ra sắc chỉ rằng: Học sinh ba xá1937 ở tản mát, thì quan phụ trách trừng trị kẻ phạm lỗi, kẻ nào phạm nhiều lần thì tâu lên để bắt sung quân.
Định lệnh khuyến khích trung nghĩa:
Trung thần nghĩa sĩ như Lê Phụ Trần, (Trần) Khát Chân triều trước, Đào Biểu1938 triều này, quan phụ trách và quan phủ huyện tìm lấy một người cháu nội, hay cháu gọi bằng chú bác của các vị đó, xét thực tâu lên sẽ trao cho một chức nhàn tản. Nếu không có cháu thì mới cho một người thân thuộc [5a] được miễn quân dịch và thuế khóa để coi việc thờ cúng. Còn như Phó đô ngự sử Nguyễn Duy Trinh thì theo lệ chết trận để tỏ khuyến khích.
Tháng 6 nhuận, ngày 16, giết Hà Nghiễm. Vua dụ bọn Thái bảo Kỳ quận công Lê Niệm rằng:
"Hà Nghiễm chết, có ba điều bất hạnh: Phép chưa đáng đã bị giết oan, đó là nỗi bất hạnh của Hà Nghiễm. Vô tâm giết bừa, tự mang tiếng xấu, đó là điều bất hạnh của trẫm. Bấy giờ Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm, Thị lang Hà Nghiễm, Trần Tuân hay lấy người làm quan nơi xa chuyển bổ về chổ gần gũi, thuận tiện, lấy người ở nơi nước độc chuyển bổ về nơi đất tốt, nên mới sai Vũ Nhân Hòa đem bọn Hoàng Nhân Thiêm, Hà Nghiễm, Trần Tuân đến hỏi. Trẫm bị bệnh cảm rồi quên mất, bọn Nhân Thiêm chưa được hỏi đến mà Hà Nghiễm đã chết, thế là điều bất hạnh".
[5b] Mùa thu, tháng 8, xuống chiếu rằng: Ai tình nguyện đi đánh Sơn Man thì tháng 10 tiến phát.
Tháng 9, ngày 11, ra sắc chỉ rằng: Lại viên các nha môn tự tiện bỏ về nhà thì đồ làm khao đinh sung quân. Quan bản nha tự tiện cho về thì phạt 10 quan tiền.
Lại đi đánh Sơn Man.
Mùa đông, tháng 10, sai sứ sang nhà Minh. Bọn Lê Hoằng Dục, Nguyễn Đôn Phục, Ngô Lôi nộp cống hằng năm; bọn Nghiên Nhân Thọ, Nguyễn Đình Mỹ tâu việc Chiêm Thành tan vỡ quấy nhiễu biên giới.
Sửa đắp bức tường phía tây kinh thành.
Ai Lap tiến cống phương vật.
Năm này lấy Trịnh Công Đán làm Binh bộ thượng thư, Vương Khắc Thuật làm Lại khoa cấp sự trung, Vũ Đức Khang làm Hộ khoa cấp sự trung, Trần Khải làm Hình khoa cấp sự trung.
Ất Mùi, [Hồng Đức] năm thứ 6 (1475), (Minh Thành Hóa năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh sai Kim ngô vệ chỉ huy sứ Quách [6a] Cảnh sang đuổi bắt những kẻ chạy trốn. Cảnh đi đường sông Thao đến.
Khi Cảnh về, vua sai Thái phó Kỳ quận công Lê Niệm, Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm, Binh bộ thượng thư Đào Tuấn, Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo, Hàn lâm viện thị thư Vũ Kiệt và Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên làm thơ. Vua viết bài tự để tiễn Cảnh. Bài tự đề là Thiên Nam đông chủ Đạo Am tự1939 .
Tháng 3, tổ chức thi hội cho các cử nhân trong nước. Bấy giờ, có 3200 người dự thi. Lấy đỗ bọn Cao Quýnh 43 người.
Phép thi khoa ấy: Kỳ thứ nhất, về Tứ thư: Luận Ngữ 3 đề, Mạnh Tử 4 đề, Trung Dung 1 đề, cộng là 8 đề. Người thi tự chọn 4 đề mà làm, [6b] không được thiếu. Về Ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề, riêng Xuân Thu 2 đề. Kỳ thứ hai, thơ và phú mỗi loại một bài. Thơ dùng thể Đường luật, phú dùng thể Lý Bạch. Kỳ thứ ba, chiếu, chế, biểu mỗi thể loại một bài. Kỳ thứ tư, sách vấn, đầu đề văn sách hỏi về ý nghĩa dị đồng của kinh, sử và nội dung về thao lược của tướng soái.
Mùa hạ, tháng 5, ngày 11, vua ngự điện Kính Thiên, thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa.
Sai Quang tiến trấn quốc thượng tướng quân phò mã đô úy Đông quân đô đốc phủ tả đô đốc Đoan Vũ bá Trịnh Công Lộ và Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm làm đề điệu; Thái tử thiếu bảo Ngự sử đài đô ngự sử Trần Phong và Bình khoa đô cấp sự trung Phí Bá Khang làm giám thí; Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo làm độc quyển. Ban cho ba người: Vũ Tuấn Chiêu, Ông Nghĩa Đạt, Cao Quýnh đỗ tiến sĩ cập cập đệ, bọn Phạm Xán 13 người đỗ tiến sĩ xuất thân, bọn Đỗ Vinh 27 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
Ngày 28, ra sắc chỉ rằng: Nếu các xứ có trộm cướp nhóm họp thì các quan phủ, châu, huyện, các xã trưởng, thôn trưởng của nơi đó đều phải trị tội theo như pháp luật.
Mùa thu, tháng 7, nước lũ, vỡ đê sông Tô Lịch ở phường Kim Cổ.
Tháng 8, ngày 28, tổ chức thi cho con cháu các quan viên. Phép thi: 1 bài biểu, 1 đề toán.
Mùa đông, tháng 10, ra sắc chỉ cho các xã làm sổ hộ tịch. Trong một xã, đàn ông, đàn bà cùng họ không được cùng [7b] tên. Nếu người trước đã ghi cùng tên thì phải đổi ngay tên khác. Người mới khai và người cũ không được trùng tên nhau.
Tháng 11, tuyển bổ quân ngũ.
Định lệnh cấm vơ vét xoay tiền. Trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ mà vơ vét xoay tiền thì trị tội theo luật xoay tiền.
Định tội các thí quan1940 : Nếu can việc công thì xử theo luật người có quan chức, nếu can việc tư thì xử theo luật người không có quan chức.
Ra sắc chỉ cho cả nước sửa đắp những chỗ đê đập và đường sá. Đặt các chức quan Khuyến nông và Hà đê.
Nhà Minh lập hoàng tử Hựu Đường làm Hoàng thái tử.
Ra sắc chỉ rằng: Quan Tổng binh về kinh phải có sắc thư và nội phù, khi xét quả thực không có sai sót gì, mới được theo lệnh. Nếu chỉ có phù không có sắc, hoặc chỉ có sắc không có phù mà dám tự tiện rời bỏ nhiệm sở, [8a] tội nặng thì phải xử tử, tội nhẹ thì phải đi đày.
Lấy Lê Cảnh Huy làm Thái bảo Kiến Dương hầu, Lê Huy Cát làm Diên Hà bá, Chử Phong làm Đề hình giám sát ngự sử.
Bính Thân, [Hồng Đức] năm thứ 7 [1476], (Minh Thành Hóa năm thứ 12). Mùa xuân, tháng 2, vua thân hành ngự đến nhà Thái học, sai các văn thần chia nhau tế ở đông vu và tây vu.
Ngày 16, nguyệt thực toàn phần.
Vua ngự về Lam Kinh.
Ngày 22, vua xuất phát từ Tây Kinh, đi thuyền nhẹ ra cửa Linh Trường1941 , làm thơ Linh Trường hải khẩu và bài tự.
Bài tự viết:" Nhìn non ngắm nước là để ngụ cái thú của người thân, bậc trí1942 . Bên bờ biển, toàn là dãy núi xanh cao vút, những ngọn núi dựng đứng ở cửa biển, hình dáng lại càng lạ hơn. Cái hang dưới chân núi, ăn sâu mãi vào trong, thăm thẳm [8b] khôn lường, tương truyền đó là miệng một con rồng. Bên ngoài miệng rồng lại có tảng đá, có hình thể rất lạ, tương truyền đó là mũi rồng. Ở dưới mũi rồng, lại có một tảng đá rất tròn, rất đẹp, tương truyền đó là hạt châu dưới hàm con rồng. Đá lớn nhô ra lõm vào nhiều vẻ, chổ dày chổ thưa, nhiều không kể xiết, tương truyền đó là bộ râu rồng".
Vua bỏ thuyền lên bờ, đi bộ đến đầu núi, bỗngnảy hứng thơ bèn viết 56 chữ 1943 để ghi lại.
Ngày 29, sắc dụ các quan lưu thủ Đông Kinh là bọn Thái bảo Kiến Dương hầu Lê Cảnh Huy, Diên Hà bá Lê Hy Cát và Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm rằng:
"Ngày mồng 3, tháng 3, đại giá sẽ từ Lam Kinh về. Ngày hôm đó, phải chia quân ngăn cấm người đi lại. Ở kinh [9a] thì các tráng sĩ hộ vệ phải giữ đồn điếm cho nghiêm ngặt. Thượng Kinh1944 là đất căn bản, nên đặc biệt dụ bọn khanh được biết".
Tháng 3, ngày 16, ra lệnh đại xá gồm 49 điều.
Mùa hạ, tháng 4, hạn hán. Ngày 23, vua cầu đảo Hạo Thiên Thượng Đế là vì từ mùa đông tới mùa hạ ít mưa. Xét bài biểu cầu mưa đại lược viết:
Kẻ không có đức, thần Lê mỗ xin dốc hết lòng chí thành, dâng lời kêu với đức Thái thượng khai thiên chấp phù ngự lịch hàm chân thể đạo hạo thiên chí tôn ngọc hoàng thượng đế bệ hạ: Nay từ mùa đông đến mùa hạ ít mưa, nắng suốt, việc dân vất vả. Người làm thợ, đi buôn không chỗ nương nhờ, kẻ cày ruộng chăn tằm hết bề trông ngóng. Chỉ vì thần không có đức, để đến nỗi trâm họ chịu tai ương. Bọn dân ngu nhớn nhác kêu thương, cơ hồ đến hết phương sinh sống. Vì thế, thần dám đâu không gõ cửa Đế đình để giãi tỏ lòng xót thương, để tâu bày niềm kinh sợ. Cúi xin ngài tha thứ cho tội lỗi, [9b] đổi tai họa thành điềm lành, ban cho mưa móc lớn, thấu khắp đến mọi nơi. Thần kính cẩn xin tâu lời cầu khẫn.
Tháng 6, ngày mồng 7, ban sắc dụ 20 điều.
Ngày mồng 10, ra sắc chỉ rằng: Con trai, con gái của các nữ đinh khiêng kiệu sinh ra, cứ 6 năm một lần duyệt tuyển sung vào, coi đó làm lệ thường.
Lấy Hàn lâm viện thị thư Đào Cử làm Đông các hiệu thư.
Ngày 16, xuống chiếu bắt Cung Vương Khắc Xương, vì Khắc Xương ngầm mưu việc đại nghịch.
(Đến ngày mồng 6, tháng 8, Khắc Xương ốm chết).
Mùa thu, tháng 7, ngày 27, nhà Minh sai chánh sứ Lễ bộ lang trung Nhạc Chương, phó [10a] sứ Hành nhân Trương Đình Cương mang sắc thư sang báo việc lập Hoàng thái tử và ban vóc lụa.
Nghiên Nhân Thọ chết.
Tháng 8, ngày 16, khắc đầu canh năm có nguyệt thực toàn phần.
Mùa đông, tháng 10, ngày 15, sai sứ sang nhà Minh: Bùi Sơn, Vương Khắc Thuật, Chử Phong mừng lập Hoàng thái tử Lê Tiến, Ông Nghĩa Đạt tạ ơn ban vóc lụa. Nguyễn Tế tâu việc địa phương Chiêm Thành.
Đinh Dậu, [Hồng Đức] năm thứ 8 (1477), (Minh Thành Hóa năm thứ 13).
Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 3, ra sắc chỉ cho Lễ bộ yết bảng rằng:
"Kể từ nay, các quan hộ vệ, trừ những ngày hộ vệ túc trực theo thường lệ ra, còn những ngày chịu ân mệnh hay sắc chỉ sai phái và những ngày ra mắt, từ biệt, lạy tạ, đều mặc thường triều phục và [10b] công phục như lệ các quan viên triều tham, không được đội mũ sơn đen và mặc áo thường như trước. Các quan văn võ vào lạy tạ đều dùng công phục, không được dùng thường triều phục như trước".
Tháng nhuận, ra sắc chỉ cho các quan nha môn các vệ phải ký tên vào giấy tờ rồi theo đó mà thi hành.
Xây thành Đại La.
Định thường triều phục.
Ra sắc chỉ cho các quan văn võ trong ngoài cả nước: Kể từ nay, những ngày yết triều, từ biệt hay ra mắt thì mặc áo cổ tròn đúng như kiểu áo của các quan đã ban xuống.
Tháng 3, ngày 16, bọn Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung tâu rằng:
Phụng xét quan chế của Hoàng triều, Sùng Văn quán có chức Tư huấn và Điển nghĩa để dạy nho sinh. Cháu trưởng của các bậc công, hầu, bá, tử, nam; con trưởng của các quan văn võ nhị, tam phẩm; [11a] con trưởng của các tản quan tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát phẩm, nếu ai tuổi trẻ và thông minh ham học thì cho vào Sùng Văn quán1945 làm học sinh đọc sách. Lại bộ chọn bổ chức Tư huấn và Điển nghĩa cùng các văn thần tuổi cao, có học vấn kiêm việc dạy học. Cứ 3 năm, quan lại học làm danh sách tâu lên, đưa sang Lễ bộ để tổ chức thi. Đề thi là một kỳ ám tả, một bài kinh nghĩa, hai bài về Tứ thi. Ai đỗ thì bổ các chức quan văn. Nếu tuổi đã lớn mà đần độn, muốn học võ nghệ, thì cho vào học tập ở vệ Cẩm y, mỗi ngày tới trường đấu võ ở phía tây kinh thành tập luyện các nghề cung tên, thủ tiễn, đánh mộc... Đến cuối mùa đông, vệ ấy sai quan khảo xét, cứ ba năm một lần, quan phụ trách làm danh sách tâu lên, đưa sang Binh bộ, tổ chức thi theo lệ đã định. Người nào đỗ thì bổ các chức quan võ. Người nào đau yếu không chịu nổi muốn xin về quê quán, thì làm giấy trình lên các quan Lại bộ và Lại khoa [11b] xét duyệt, làm bản tâu lên, cho được mang chức cũ về nghỉ ở quê hương.
Ra sắc chỉ rằng: Con cháu các tụng quan 1946 , nếu thi đỗ các môn thơ, biểu và viết chữ, làm tính thì cho làm nho sinh ở Tú lâm cục và làm thuộc lại các nha môn như lệ con cháu văn võ quan thi đỗ.
Mùa hạ, tháng 4, ngày 18, sắc dụ các quan thừa ty, hiến ty các xứ, và các quan phủ, huyện rằng:
Các việc dân sự thường ngày như hạn hán mà không cầu mưa, lụt lội mà không tháo nước, việc lợi mà không làm ngay, việc hại mà không trừ ngay, tai dị mà không cầu đảo thì phải xử tội đi đày.
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 6, quy định điều lệ thi các đội trưởng. Tất cả các cục, ty, sở Ứng sự, Tinh mễ, Điển mục, Chủng thái, Đồn điền, Tàm tang, bị thiếu các chức đội lại, thì Hộ bộ khảo thi những người am hiểu về viết chữ và tính toán trong các cục, ty, sở, ai đỗ thì bổ vào.
Định ngạch thuế bãi dâu ven sông nhỏ.
Định lệ chia mở chợ mới. Ra sắc chỉ rằng: Sinh dân các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước mỗi ngày một đông, nếu muốn mở thêm chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu phải khám xét thực tế, nếu quả là tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ, không cứ là có ngạch cũ hay không.
Tháng 11, ngày 20, vua sai Binh bộ tả thị lang Trần Trung Lập, Hàn lâm [12b] viện hiệu thảo Lê Ngạn Tuấn và Phan Quý sang nhà Minh tiến cống và phi báo cho bọn huyện quan Bằng Tường là Lý Quảng Ninh, tri châu Long Châu là Triệu Nguyên kịp thời đón tiếp lễ cống và sứ thần để tránh làm lỡ việc tiến cống.
Định chế độ bổng lộc của các quan cai trị trong ngoài. Xét đại điển có ghi:
Cấp bổng lộc để khuyến khích lập công, tùy theo trách nhiệm là nặng hay nhẹ. Các bậc hoàng tôn, công thần, tuy không hạn chế về phẩm trật, nhưng cũng có thứ bậc khác nhau; các chức quan văn võ trị nhậm trong ngoài, công việc, trách nhiệm khác nhau, cũng nên xét rõ khó nhọc hay nhàn rỗi. Người nào phẩm trật ngang nhau nhưng kiêm nhiệm quan chức thì cấp bổng lộc theo chức nhiều việc. Người chức thấp mà kiêm chức, thì cấp theo chức kiêm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Người chức cao mà làm việc chức thấp thì cấp theo chức vụ đảm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Đại để quan trong kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì tăng 1 bậc, nhiều nữa thì tăng 2 bậc, ít việc thì giảm 1 bậc, ít nữa thì giảm [13a] từ 2 đến 5 bậc. Các quan ngoài kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì giảm 1 bậc, chỗ nhiều việc vừa thì giảm 2 bậc; chỗ ít việc thì giảm 2 bậc, chỗ ít việc nữa thì giảm từ 3 đến 5 bậc. Các thí quan tùy theo chỗ nhiều việc hay ít việc, sau khi đã tăng hoặc giảm rồi, lại giảm xuốn 3 bậc nữa mà cấp.
Tháng 12, ngày 15, nguyệt thực toàn phần.
Ngày 21, sắc dụ các quan văn võ:
Người nào không phải là thân thuộc của hai vệ Cẩm y, Kim ngô và các vệ, ty Thần vũ, Điện tiền, Hiệu lực, Tráng sĩ mà mượn cớ để tặng biếu, đi lại, chè chén, cầu kết bạn, cùng là người trong các vệ, ty mà kết bạn với họ, đều phải bắt giao đình úy xét tội. Quan ngoài mà kết giao với quan trong thì xử tội chém. Quan cai quản không biết xét tâu lên thì xử tội đi đày.
Ra sắc chỉ rằng: Kỳ quân của các ty Hộ vệ, người nào chưa đeo thẻ bài thì quan cai quản ấy cho đeo thẻ bài bằng gỗ theo như [13b] quân Hộ vệ.
Định lệ tư cách và xuất thân1947 của lại viên các nha môn.
Những lại viên các nha môn ở trong [kinh], người nào có chân xuất thân thì khi mới tuyển bổ được làm thư lại, làm việc 3 năm được bổ làm đạt lại; làm việc 3 năm nữa được thăng làm điển lại; làm việc 3 năm nữa mà không phạm lỗi gì thì được thăng làm đô lại. Nếu lại viên các nha môn ở trong kinh mà không có chân xuất thân thì khi mới tuyển bổ, cho làm thông lại, làm việc 6 năm, thăng làm đề lại. Nếu ở ngoài thì cũng như lại viên các nha môn ở trong mà không có chân xuất thân.
Định lệ tư cách cho lệnh sử các phủ nha1948 . Mới tuyển bổ thì sung làm á lệnh sử, làm việc 3 năm thì thăng bổ thừa lệnh sử ở nha môn phủ đó, lại làm việc 3 năm nữa thì thăng bổ đô lại ở nha môn vào hạng có chân xuất thân.
[14a] Định lệ phong tặng.
Hoàng thái hậu phong 3 đời; Hoàng hậu, Tam phi1949 phong 2 đời; Cửu tần1950 , Lục chức1951 , Nữ quan1952 , nhất phẩm chỉ được phong 1 đời. Người được truy phong thì chỉ được gia phong danh hiệu quan tước, chỉ được một mình mà thôi, không có lương chức vụ và lệ tập ấm. Quan viên ngày thường làm việc mà bị tai nạn cũng được phong tặng. Các quan văn võ được sắc chỉ ban phong cho mệnh phụ, Lại bộ làm bản tâu lên, khi được sắc chỉ thì kê rõ tước hiệu, chức phẩm tâu lên, giao cho Tư lễ giám chiếu lệ thi hành.
Định lệ cấp ruộng cho các quan viên.
Mậu Tuất, [Hồng Đức] năm thứ 9 (1478), (Minh Thành Hóa năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, ngày 23, ra sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ người nào liêm khiết hay được xét các quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan nho học dạy dỗ nhân tài, hằng năm có người được sung cống sĩ hay không, nhiều hay ít, đều ghi tên tâu lên [14b] để định việc thăng hay giáng.
Ra sắc chỉ cho các quan thừa tuyên, phủ huyện các xứ trông nom việc đồng ruộng, khuyên dân lấy nước vào ruộng để kịp thời gieo cấy.
Tháng 3, tổ chức thi hội cho các củ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Ninh gồm 26 người.
(Lê Ninh người Thụ Ích, Yên Lạc1953 , là ông của Hiến).
Mùa hạ, tháng 5, ngày 14, vua ra hiên, ra đề văn sách, hỏi về đế vương trị thiên, duyệt các bài trả lời. Cho Lê Quảng Chí đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh1954 , Trần Bích Hoành, Lê Ninh đều đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh1955 (Quảng Chí người [xã] Thần Đầu, [huyện] Kỳ Hoa1956 , làm đến chức Đông Các, được tặng Thượng thư, hiệu là Hoành Sơn tiên sinh, được phong Thượng đẳng thần, là anh của [Lê Quảng] Ý; Bích Hoành người [làng] Vân Cát, [huyện] Thiên Bản1957 . Bọn Nguyễn [51a] Địch Tâm 9 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân1958 . Bọn Nguyễn Nghiễm 50 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Mùa thu, tháng 8, nước to.
Định lệ vào chầu mừng cho các tù trưởng ở phiên trấn. Mỗi năm hai lần vào chầu ở kinh. (Mỗi năm về chầu một lần vào tháng giêng, một lần vào tháng 7). Nếu tự ý bỏ thiếu lễ chầu, một lần thì phải bãi chức, mất quan, hai lần thì bắt về trị tội.
Tháng 9, ngày mồng năm, định lệ ký tên cho các quan thủ lĩnh. Kể từ nay, các bản tâu và mọi giấy tờ việc quan, quan thủ lĩnh các nha môn đều phải ký tên ở cuối tờ giấy, không được đứng tên hàng với các đường quan.
Ngày 22, vua hạ chiếu đi đánh nước Lão Qua.
Mùa đông, tháng 11, ngày 20, định lệnh tuyển bổ quan viên các ty ở Hình bộ.
[15b] Ra sắc chỉ cho đường quan Hình bộ công bằng xét kỹ quan các ty, có người nào do chân chính lại viên xuấr thân, học thức nông cạn, tài năng thấp kém thì tâu lên rõ ràng, đưa sang Lại bộ xét thực, đổi bổ làm việc khác. Lại chọn lấy các tiến sĩ và các sĩ nhân đã thi đổ, đã từng làm qua các chức ở phủ, huyện, châu và chức thủ lĩnh, mà có tài năng, kiến thức bổ thay vào.
Định lệnh lựa thải quan viên 3 điều :
1- Bậc trưởng quan các nha môn văn chức trong ngoài, đều phải công bằng xét kỹ các quan viên dưới quyền mình, nếu có kẻ hàn kém, như Tham nghị Lạng Sơn Trần Duy Hinh, Tri phủ Trần Khánh Ninh Tháp Nhung, Tri phủ Phú Bình Phạm Tháo... và những tên đần độn bỉ ổi, không làm nổi việc, đáng phải cho nghỉ, thì làm bản tâu lên, giao cho Lại bộ xét thực, đều bắt phải nghỉ việc; lại chọn người đã từng làm việc có tài năng, kiến thức, quen thạo [16a] việc mà bổ
vào thay.
2- Bậc trưởng quan các nha môn quản quân trong ngoài, phải công bằng xét kỹ các quan vệ sở dưới quyền mình, nếu có kẻ nào mỏi mệt hèn kém như bọn Nguyễn Trí Nghiêu, Đỗ Hữu Trực, Đỗ Công Thích... cùng những tên đê tiện bỉ ổi, không có tài cán, không làm nổi việc, đáng cho về nghỉ, thì làm bản tâu lên, giao cho Lại bộ xét thực, hoặc đổi đi chỗ ít việc hoặc bắt nghỉ việc; lại chọn những người đã từng qua chinh chiến, có tài năng, kiến thức làm được việc mà bổ vào thay.
3- Trưởng quan các nha môn cần lựa thải thì phải công bằng sáng suốt, không được theo sự ưa ghét riêng của mình để khi làm công việc ấy được mọi người thành tâm tin phục. Nếu xét người hay dở mà sai sự thực thì Lục khoa, Ngự sử đài, Hiến ty kiểm xét hoặc tâu để trị tội.
Tháng 12, ngày 16, ban đêm có nguyệt thực.
Hạ lệnh cho các quân tập tượng trận [16b] ở sân điện Giảng Võ.
Ngày 23, bắt đầu quy định nghi lễ hôn nhân giá thú. Các nghi lễ đó là:
Khi lấy vợ, trước hết phải nhờ mối lái đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân; lễ cầu thân xong, rồi mới bàn việc dẫn cưới; dẫn cưới xong, rồi mới chọn ngày lễ đón dâu. Ngày hôm sau, [con dâu] chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến làm lễ ở nhà thờ, phải theo đúng trình tự các nghi thức tiết văn đã ban xuống mà thi hành, không được như trước, nhà trai đã dẫn lễ cưới rồi còn để qua 3,4 năm sau mới cho đón dâu.
Định lệ thưởng phạt trong kỳ đô thí1959 . Các bậc công hầu, bá và các võ quan trong ngoài, người nào có chức quản quân đều phải dự đô thí.
Phép thi như sau: Mỗi người thi bắn cung tên 5 phát, ném thủ tiễn [17a] 4 chiếc, đấu mộc 1 tao. Trúng được từ 8 đến 10 là thượng cấp; từ 7 sáu đến 7 là trung cấp, từ 4 đến 5 là hạ cấp; đều được thưởng theo thứ bậc khác nhau. Nếu trúng từ 2 đến 3 thì không được thưởng cũng không bị phạt; trúng từ 1 đến không trúng thì phải phạt tiền cũng theo thứ bậc khác nhau.
Lấy Trịnh Công Ngô làm Hộ bộ thượng thư.
Kỷ Hợi, [Hồng Đức] năm thứ 10 [1479], (Minh Thành Hóa). Tháng giêng, ngày mồng 9, dời các tướng Chân Vũ ra ngoài.
Ngày 26, vua ngự giá duyệt võ bị 16 ngày.
Sai Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sứ ký toàn thư 15 quyển.
Tháng 2, ngày 20, vua xem bắt cá ở Tây Hồ.
Tháng 3, ngày mồng 10, ra sắc rằng: Các quan viên lười biếng, bỉ ổi, đê tiện, yếu hèn, nếu là con cháu công thần [17b] thì bãi chức bắt về làm dân; nếu là con cháu thường dân thì bãi chức sung quân.
Mùa hạ, tháng 5, hạ lệnh thu lương khô1960 chức vào kho của các thừa ty các xứ. Lại viên các nha môn trong ngoài, mỗi người người nộp 20 thăng lương.
Tháng 6, ngày mồng 7, vua xuống chiếu đi đánh Bồn Man.
Tờ chiếu viết:
"Trời đất khoan thứ như dương sinh, thảm khắc tựa âm tàn, nguyên khí bao la mọi chốn. Đế vương nuôi dưỡng bằng lòng nhân, đánh dẹp dùng điều nghĩa, đức uy trùm khắp phương. Kinh dịch nói: "Cung tên để ra uy trong thiên hạ". Kinh Thư ghi: "Kẻ vô đạo thì thúc đẩy cho diệt vong, người có đạo thì giữ gìn cho còn mãi, như thế thì nước mới phồn". Kinh Thư viết: "Chăm việc võ bị, để yên nước vua". Chu Lễ nói: "Kẻ nào giết người hiền, hại sinh dân thì phải đánh, kẻ nào cậy hiểm trở, không phục tùng thì phải chiếm". Câu nói trị đời của thánh hiền xưa nay vẫn là một.
Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống trị muôn dân; dù chốn hang hùm ổ rắn [18a] cũng được nắng soi, ruợu hưởng, đến kẻ mình vẽ sai xâu, đều phải dâng lễ, nộp châu.
Giặc Bồn Man Cầm Công ở lấn ngoài cõi xa xăm. Thánh tổ ta lượng như biển cả bao dung, như mùa xuân nuôi dưỡng, cho Tư Ngao1961 sống sót trong cỏ tranh: Văn Hoàng ta lòng như núi lớn chứa đầy, như sông sâu chở nặng, mặc Quỳ Mạnh1962 nghênh ngang ngoài gò đông.
Thế mà nó dạ muông thú không chịu đổi thay, tính dã man khó bề thuần hóa. Lừng khừng như loài lợn ốm gầy, điên đảo tựa một phường dối trá. Bỏ chức phiên thần mà lười dâng lễ cống; mang lòng lừa trời mà làm nhục sử thần. Mưu việc chẳng lành, làm sao nên được! Tinh ma nhiều cách, dám dựa kẻ trái mệnh để làm càn, sấm sét ra oai, phải đem quân chính nghĩa mà hỏi tội. Trước còn ôm đầu chạy trốn, nín thở náu mình; sau lại vẫy đuôi kêu thương vội vàng nộp đất. Trẫm thương lương dân sống một phương, tha cho tội ác đáng muôn chết. Đặt quận huyện để trị biên cương; đổi áo xiêm mà trao quan tước.
Nhưng nó vẫn ngoan ngu như gỗ đá, [18b] uổng phụ lòng tốt của đất trời; buông lòng tham sâu như khe hang: đảo danh phận lộn ngược giày mũ. Lộng hành quyền binh, chém giết tứ tung; bán cả ruộng dân, vơ vét tiền của. Hủy hoại tóc da chỉ vì đắm mê cửa Phật1963 , theo thói cầm thú đến nỗi dâm hiếp con dân. Liêu thuộc ra đón sắc mệnh ở ngoài thành thì gối cao nằm khểnh; quan ải phi báo công văn thắng trận1964 thì đóng cửa ngăn đường. Thậm chí nuôi phường khích thách võ loài, chứa chấp mưu gian càn rỡ. Bày kế gián điệp hòng nhòm ngó nước ta, đặt lời điêu toa để mê hoặc ngoài cõi. Bầy gian ác Lệ Khai thì dung túng chở che, người thổ tù Hàn Triệu lại giam giữ không thả. Thích tên bán nước Đức Lân mà kết làm phụ tử, ghét người tích trữ Lang Tủng thì giết cả vợ con. Nhóm họp lũ bè, thường chống lại quan triều cai trị; giả kính trái mệnh, dám để chậm con tin vào chầu. Trong [19a] tin lời yêu tăng gian tà, ngoài dựa tiếng Lão Qua tiếp viện. Chế sứ Nguyễn Tử Nghi hơn vài mươi bọn, trăm cách chống lại mà không nghe; đại thần Vương Văn Đán hơn hai chục người, bỗng chốc đánh giết mà chẳng nể.
Lại còn đào hào, sửa giáp, phục kích, đóng đồn. Tự cho là bụi tre rậm có thể náu mình, quen làm kế qua ngày sống tạm, tử nghĩ là loài chó dại có thể gây độc, dám lập mưu quay lại cắn càn.
Kìa như: Cát Bá giết một đứa mang cơm mà Thương Thang dấy binh đánh trước1965 . Lâu Lan cướp một người đi sứ mà Hán Đế ra quân không tha1960 . Huống chi tên đầu sỏ Cầm Công, thói đố kỵ ngày càng
quá quắt. Nó xé xác quan ấp tể của ta, nó băm vằm quân đồn thú của ta. Nỗi căm giận đâu chỉ chứa đầy lồng ngực, tội ác kia còn nhiều hơn tóc trên đầu Tử Dương chống Hán, ếch ngồi đáy giếng tự tôn1967 . Nguyên tế phản Đường, ngỗng kêu trong ao khó thoát1968 . [19b]Rành rành dấu xe trước, lồ lộ lưới pháp xưa.
Đặc sai Thái uý Sùng quận công Lê Thọ Vực, Đoan Vũ hầu Trịnh Công Lộ, Diên Hà bá Lê Hy Cát đeo ấn tướng quân, trao cho 20 vạn quân tinh nhuệ, hẹn đến tháng 8 năm nay, chia đường tiến quân, kể tội đến đánh. Tập hợp binh sĩ như hổ như beo; gióng trống hành quân thẳng sào huyệt giặc. Để dân cõi xa được chăn chiếu ấm êm, khiến đảng hung ác phải kình nghê phanh xác. Lừng lẫy danh thiêng chói lọi, theo trời nêu uy thế chẻ tre, liên tiếp tin vui rạng rỡ, hẹn ngày tâu thắng trận trở về. Báo cáo trong ngoài thảy đều được biết.
Định lệnh về nha lại sao chép sắc chỉ. Kể từ nay, lại viên các nha môn được sai sao chép sắc chỉ, việc lớn thì dùng giấy khổ to, việc nhỏ thì dùng giấy khổ nhỏ, đều viết vào một tờ, không được đóng gộp nhiều tờ.
[20a] Mùa thu, tháng 7, ngày 22, vua xuống chiếu thân hành đi đánh nước Ai Lao. Tờ chiếu viết:
"Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai. Cốt để diệt bạo trừ hung, cho dứt mối lo cõi bờ bị xâm lấn; đổi lòng theo hoá, cho trọn lòng nhân của trời đất chở che.
Cho nên: Hiên Hoàng ra quân núi Trác Lộc1969 , Chu Tuyên đi đánh rợ Hoài Di1970 . Đó là thể theo lẽ đóng cửa của trời đất, bắt chước cơ khoan nhặt của âm dương. Đâu phải là thích lớn ham công, nhàm binh đánh bậy?.
Tổ tông ta theo trời chịu mệnh, giữ cõi an dân, chăn nuôi bằng nhân, đánh dẹp bằng nghĩa, rạng rỡ đời trước, để phép đời sau.
Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn. Vỗ yên trung châu cùng man mọi, văn trị Đại Thuấn khắp ban; phát huy mưu trí của đế vương, quy mô Chu Văn rộng mở.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
1930 Đoạn sông Mã chảy qua hai huyện Vĩnh Lộc và Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
1931 Tức cha mẹ bà Ngô thị Ngọc dao, mẹ lê Thánh Tông.
1932 Quan giản nhậm: quan trị nhậm ở nơi ít việc, quan thái giản: quan trị nhậm những nơi rất ít việc.
1933 Chức nhàn tản: chức quan coi việc nhẹ, chức thái nhàn tản: chức quan coi việc rất nhẹ.
1934 Thần tỷ: một loại con dấu của nhà vua.
1935 Sở đồn điền: trông coi việc mở đồn điền, ty tàm tang trông coi việc dâu tằm, ty Tinh mễ trông coi việc trồng lúa, ty Chủng thái trông nom việc trồng rau.
1936 CMCB 22, 35 chép là ở Sơn Man ở châu Bằng Tường của nhà Minh.
1937 Học sinh ba xá (Tam xá học sinh): học sinh của ba xá gồm Thượng xá,Trung xá và Hạ xá.
1938 Đào Biểu: làm chức Nội nhân thị hậu phó chưởng, chết theo Nhân Tông trong loạn Nghi Dân.
1939 Thiên Nam động chủ và Đạo Am đều là tên hiệu của Lê Thánh Tông.
1940 Thí quan:những viên quan chưa được tuyển bổ chính thức.
1941 Cửa Linh Trường: nay là cửa Lạch Trường, huyện Hậu Lộc, tỉnh Tỉnh Thanh Hóa.
1942 Trích từ câu "Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy" (người nhân thì ưa núi, người trí thì ưa nước) của sách Luận ngữ.
1943 Tức bài thơ Đường luật 8 câu 7 chữ.
1944 Thượng Kinh: chỉ kinh đô Thăng Long.
1945 CMCB23, 5b chép là Chiêu Văn quán.
1946 Tụng quan: quan văn theo hầu vua.
1947 Xuất thân: như giám sinh, sinh đồ và người thi đỗ thư, toán (CMCB 23, 10a).
1948 Phủ: là phủ của thân vương, công chúa. Nha: là nha môn của hoàng tử,quốc công, quận công,hầu, bá, tử, nam (CMCB 23, 11a).
1949 Tam phi: tức Quý phi,Minh phi, Kính phi.
1950 Cửu tần: tức Chiêu nghi, Chiêu duy, Chiêu viên (tam chiêu); Tu nghi, Tu duy, Tu viên (tam tu) và Sung nghi, Sung duy, Sung viên (tam sung).
1951 Lục chức: chức tiệp dư, dung hoa, tuyên vinh, tài nhân, lương nhân, nữ nhân.
1952 Nữ quan: có bậc tư nhất phẩm đến lục phẩm.
1953 Yên Lạc: tên huyện, nay thuộc một phần đất huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.
1954 Tức là bảng nhãn.
1955 Tức là thám hoa.
1956 Nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1957 Naylà huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà.
1958 Tức là hoàng giáp.
1959 Kỳ đô thí: kỳ thi lớn về võ nghệ
1960 Lương khô: nguyên văn là "thực lương" chỉ thóc gạo đã đồ chín.
1961 Tư Ngao: Tù trưởng một bộ lạc thời vua Nghiêu trong truyền thuyết Trung Quốc.
1962 Quỳ Mạnh: là Quý Tôn thị và Mạnh Tôn thị, đại phu nắm giữ quyền binh ở nước Lỗ thời Xuân Thu.
1963 Nho giáo quan niệm cơ thể con người là do cha mẹ sinh ra, phải giữ gìn từng sợi tóc, làn da, như vậy mới là có hiếu. Trong khi đó nhửng người đi tu lại gọt đầu cắt tóc, như vậy là "bất hiếu".
1964 Ngăn chặn người phi báo tin đánh thắng nước Lão Qua.
1965 Theo truyền thuyết Trung Quốc, Cát Bá là vua nước chư hầu thời Hạ, tàn ác vô đạo, giết cả đức trẻ mang cơm ra ruộng rồi cướp lấy cơm. Thành Thang dấy binh, lấy nước đó làm mục tiêu đánh đầu tiên.
1966 Nước Lâu Lan: ở vùng Tây Vực, đón đường giết sứ giả củ a Hán Vũ Đế đi sứ nước Vũ Uyển. Hán Chiêu Đế sai Phó Tử sang đánh và tiêu diệt nước đó.
1967 Tử Dương: tức Công Tôn Thuật, chiếm cứ đất Thục, xưng đế, chống lại nhà Hán. Mã Viện từng nói với Ngỗi Ngao: "Tử Dương như con ếch ngồi dưới đáy giếng". Ý nói kiến thức nông cạn.
1968 Ngô Nguyên Tế phản nhà Đường, Lý Tổ lợi dụng đêm có tuyết, ngỗng vịt ầm ĩ, đem quân đánh, bắt được Nguyên Tế.
1969 Hiên Hoàng: tức Hoàng đế, tên một ông vua trong truyền thuyết Trung Quốc.
1970 Chu Tuyên: tức là Chu Tuyên Vương, Hoài Di: là Rợ Di ở miền sông Hoài thời đó.
Quyển XIII
[1a]
Kỷ Nhà Lê
Thánh Tông Thuần Hoàng Đế (hạ)
Quý Tỵ, Hồng Đức năm thứ 4 [1473], (Minh Thành Hóa năm thứ 9). Mùa xuân, tháng giêng, vua thân hành cày tịch điền và đốc suất các quan cày.
Cử hành lễ Giao.
Cấm tửu sắc. Ra sắc chỉ cho quan viên và trăm họ rằng:
"Kể từ nay, trong nhà không làm cỗ thết khách thì không được chè chén, người vợ không phạm tội thì không được ruồng bỏ. Kẻ nào dám rượu chè bừa bãi, gia đạo không nghiêm, kẻ nào không có mối lái mà dám vụng trộm tư thông thì phải trị tội".
Tháng 2, vua ngự về Tây Kinh bái yết lăng miếu.
Vua đi thuyền nhẹ, ngược dòng sông Lỗi1930 bái yết Nguyên miếu ở thành Tây Đô. Sau đó, đến từ đường Thuần Mậu ở bên bờ sông (Từ đường này [1b] ở hương ấp của cha sinh ra thánh mẫu hoàng thái hậu Ngô thị và mẹ là Đinh thị)1931 .
Ngày 20, có việc ở tẩm lăng, sai Công bộ thượng thư Phạm Du đến tế ở miếu Hoằng Hựu. Đến tối, trời mưa gió to.
Tháng 3, hạn hán, cầu đảo ở Thái miếu và sai quan đi cầu đảo khắp các thần, hai ngày thì mưa.
Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 3, mưa to.
Ra sắc chỉ cho các nha môn: Các bản tâu thì dùng giấy trúc.
Định chế độ lương bổng cho các quan trị nhậm trong ngoài. Định lệ tiền lương cho các quan giản nhậm, thái giản1932 , các chức nhàn tản, thái nhàn tản1933 có thứ bậc khác nhau. Định lệ cấp lương bổng riêng cho hai vệ Cẩm y và Kim ngô.
Vua dụ bọn thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy rằng:
"Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di"
[2a] Tháng 5, cấm tự tiện sai phái vệ binh, bỏ việc canh phòng túc trực.
Sắc cho Lễ bộ yết bảng cho trăm quan và các quân nhân rằng: Kể từ nay, nếu không phải là bậc túc nho danh vọng, tuổi cao đức lớn thì không được gọi bừa là "tiên sinh".
Tháng 6, thần tỷ1934 làm xong, xuống chiếu ban ơn cho các quan và trăm họ, mỗi người một tư.
Thi giáo chức. Phép thi: Kỳ thứ nhất, Tứ thư mỗi sách một đề: ngũ Kinh mỗi kinh một đề. Kỳ thứ hai, một đề phú, thể Lý Bạch. Kỳ thứ ba, chế, chiếu, biểu, mỗi thể loại một đề.
Định phạm vi cai quản của cai đạo giám sát ngự sử thuộc ngự sử đài: Như Thanh Hóa, Nghệ An đạo giám sát ngự sử thì kiêm coi các ty của vể Cẩm y: Lực Sĩ, Canh Ban, Xá Nhân; ty Ngũ thành binh mã, ty nghi vệ, Cảm y vệ phó trung quân phủ, và quân dân ba ty các xứ [2b] Thanh hóa, Nghệ An, Hải Dương, Yên Bang đạo giám sát ngự sử kiêm coi ty Thần tỷ, vệ Tráng sĩ, vệ Kim ngô, phó quân Thần sách tứ vệ. Đông quân phủ, quân dân ba ty cá xứ Hải Dương, yên Bang, Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam đạo giám ngự sử kiêm coi sáu vệ ty Điện triều, Nam quân phủ, quân dân ba ty cá xứ Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam. Tam Giang Hưng Hóa đạo giám sát ngự sử kiêm coi bốn vệ Hiệu lực, bốn vệ Thần tượng, bốn vệ Mã nhà, Tây quân phủ, quân dân ba ty các xứ Tam Giang, Hưng Hóa. Kinh Bắc, Lạng Sơn đạo giám sát ngự sử kiêm coi giám Thượng Y và Ngự Dụng, các thợ của Công Bộ, cục Tuyên đạt, cục Ứng sự; các sở, ty Đồn điền, Tàm tang, Tinh mễ, Chủng thái1935 , Điền mục, Bắc quân phủ, quân dân ba ty các xứ Kinh Bắc, Lạng Sơn.
[3a] Thái Nguyên, Tuyên Quang đạo Giám sát ngự sử kiêm coi Tuyên đạt trù, cục Thị vệ, quân Phụng trực, quân dân ba ty các xứ Thái Nguyên, Tuyên Quang.
Hiệu định chức trách của hiến ty. hiến sát sứ Hiến sát phó chuyên giữ các chức vụ tâu bày, xét hỏi, tâu hặc khám xét, xét kiện, hội đồng, đối chiếu, soát lại, xét công tội, đi tuần hành... cả thảy là 32 điều.
Mùa thu, tháng 7, thi y, đề gồm 4 môn.
Tháng9, mưa to. Trước đó, cuối mùa xuân suốt ba tuần không có mưa, mùa hạ ít mưa. Đến đây mưa như trút, suốt đêm đến sáng chưa tạnh.
Ra sắc chỉ cho các nha môn trong ngoài rằng: Mọi bản tâu về việc công, quan phụ trách phải xét kỹ sự việc nguyên do, tự mình khởi thảo, rồi giao cho viên lại giữ việc đó chép lại, xong rồi kiểm soát lại để thi hành.
[3b] Ra sắc chỉ rằng, những sách trong sổ của Hình bộ thì màu vàng, độ dài y theo sổ.
Định những điều không hợp cách của bản tâu, như: dòng chữ lên xuống, có vết bẩn... Đó là theo lời tâu của Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung.
Mùa đông, tháng 11, hiệu định lệnh riêng về việc đánh Sơn Man1936 gồm 10 điều.
Ra sắc chỉ rằng, kể từ nay, các quan văn vào chầu không được nhổ cốt trầu, ném bã trầu ở cửa và sân Đan Trì.
Tháng 12, đi đánh Sơn Man.
Giáp Ngọ, [Hồng Đức] năm thứ 5 [1474], (Minh Thành Hóa năm thứ 10). Sắc dụ quan lại phủ, châu, huyện, các xứ thừa tuyên trong cả nước rằng:
"Đặt luật để trừ kẻ gian, sao dung được bọn coi thường pháp luật; đặt quan để dẹp mối kiện, lại gây ra cái tệ bán quan mua tước. Nếu không cấm triệt cho nghiêm thì sao chấm dứt được nạn tranh đoạt rắc rối. [4a] Từ nay về sau, việc thừa nhận ruộng đất nếu đã quá hạn rồi mà làm đơn gian trá, ghi năm tháng còn trong hạn và chưa được hầu xét vào đơn, cùng là trước đã xét là gian trá, tuy có lời cung,
cũng đều cho là phế bỏ cả, không được xét hỏi nữa. Quan phụ trách dám nhận đơn và xét hỏi, Hiến ty hặc tâu, thì xử tội lưu".
Gia phong Trần Phong làm Thiếu bảo ngự sử đài đô ngự sử. Vua dụ rằng:
"Ngươi trước kia làm Kinh diên, quen thói mưu ngầm với Nguyễn Khốn, thực là điều hổ thẹn. Nay ngươi làm Ngự sử, gãy lưng chụm cẳng với Nhân Chính, cũng đáng là sỉ nhục. Ngươi sao không gột rửa cái thói xấu đi, để nhận lấy công lao khi về già?".
Mùa hạ, tháng 4, ngày 22, ra sắc chỉ rằng:
Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu xa thì sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội chết cũng sung làm [4b] làm quân vệ Hoài Nhân.
Tháng 5, ngày 15, định lệnh mua giấy làm sổ. Ra sắc chỉ rằng:
Về việc làm sổ hộ tịch và ruộng đất, quan làm sổ có thể chia xã lớn, xã nhỏ, cho nhân phu chịu sai dịch, mỗi người đóng 3 tiền mua giấy bút, trình quan thừa ty đối chiếu soát lại.
Tháng 6, ngày 16, ra sắc chỉ rằng: Học sinh ba xá1937 ở tản mát, thì quan phụ trách trừng trị kẻ phạm lỗi, kẻ nào phạm nhiều lần thì tâu lên để bắt sung quân.
Định lệnh khuyến khích trung nghĩa:
Trung thần nghĩa sĩ như Lê Phụ Trần, (Trần) Khát Chân triều trước, Đào Biểu1938 triều này, quan phụ trách và quan phủ huyện tìm lấy một người cháu nội, hay cháu gọi bằng chú bác của các vị đó, xét thực tâu lên sẽ trao cho một chức nhàn tản. Nếu không có cháu thì mới cho một người thân thuộc [5a] được miễn quân dịch và thuế khóa để coi việc thờ cúng. Còn như Phó đô ngự sử Nguyễn Duy Trinh thì theo lệ chết trận để tỏ khuyến khích.
Tháng 6 nhuận, ngày 16, giết Hà Nghiễm. Vua dụ bọn Thái bảo Kỳ quận công Lê Niệm rằng:
"Hà Nghiễm chết, có ba điều bất hạnh: Phép chưa đáng đã bị giết oan, đó là nỗi bất hạnh của Hà Nghiễm. Vô tâm giết bừa, tự mang tiếng xấu, đó là điều bất hạnh của trẫm. Bấy giờ Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm, Thị lang Hà Nghiễm, Trần Tuân hay lấy người làm quan nơi xa chuyển bổ về chổ gần gũi, thuận tiện, lấy người ở nơi nước độc chuyển bổ về nơi đất tốt, nên mới sai Vũ Nhân Hòa đem bọn Hoàng Nhân Thiêm, Hà Nghiễm, Trần Tuân đến hỏi. Trẫm bị bệnh cảm rồi quên mất, bọn Nhân Thiêm chưa được hỏi đến mà Hà Nghiễm đã chết, thế là điều bất hạnh".
[5b] Mùa thu, tháng 8, xuống chiếu rằng: Ai tình nguyện đi đánh Sơn Man thì tháng 10 tiến phát.
Tháng 9, ngày 11, ra sắc chỉ rằng: Lại viên các nha môn tự tiện bỏ về nhà thì đồ làm khao đinh sung quân. Quan bản nha tự tiện cho về thì phạt 10 quan tiền.
Lại đi đánh Sơn Man.
Mùa đông, tháng 10, sai sứ sang nhà Minh. Bọn Lê Hoằng Dục, Nguyễn Đôn Phục, Ngô Lôi nộp cống hằng năm; bọn Nghiên Nhân Thọ, Nguyễn Đình Mỹ tâu việc Chiêm Thành tan vỡ quấy nhiễu biên giới.
Sửa đắp bức tường phía tây kinh thành.
Ai Lap tiến cống phương vật.
Năm này lấy Trịnh Công Đán làm Binh bộ thượng thư, Vương Khắc Thuật làm Lại khoa cấp sự trung, Vũ Đức Khang làm Hộ khoa cấp sự trung, Trần Khải làm Hình khoa cấp sự trung.
Ất Mùi, [Hồng Đức] năm thứ 6 (1475), (Minh Thành Hóa năm thứ 11). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh sai Kim ngô vệ chỉ huy sứ Quách [6a] Cảnh sang đuổi bắt những kẻ chạy trốn. Cảnh đi đường sông Thao đến.
Khi Cảnh về, vua sai Thái phó Kỳ quận công Lê Niệm, Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm, Binh bộ thượng thư Đào Tuấn, Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung, Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo, Hàn lâm viện thị thư Vũ Kiệt và Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên làm thơ. Vua viết bài tự để tiễn Cảnh. Bài tự đề là Thiên Nam đông chủ Đạo Am tự1939 .
Tháng 3, tổ chức thi hội cho các cử nhân trong nước. Bấy giờ, có 3200 người dự thi. Lấy đỗ bọn Cao Quýnh 43 người.
Phép thi khoa ấy: Kỳ thứ nhất, về Tứ thư: Luận Ngữ 3 đề, Mạnh Tử 4 đề, Trung Dung 1 đề, cộng là 8 đề. Người thi tự chọn 4 đề mà làm, [6b] không được thiếu. Về Ngũ kinh, mỗi kinh 3 đề, riêng Xuân Thu 2 đề. Kỳ thứ hai, thơ và phú mỗi loại một bài. Thơ dùng thể Đường luật, phú dùng thể Lý Bạch. Kỳ thứ ba, chiếu, chế, biểu mỗi thể loại một bài. Kỳ thứ tư, sách vấn, đầu đề văn sách hỏi về ý nghĩa dị đồng của kinh, sử và nội dung về thao lược của tướng soái.
Mùa hạ, tháng 5, ngày 11, vua ngự điện Kính Thiên, thân ra đề văn sách, hỏi về đạo vua tôi ngày xưa.
Sai Quang tiến trấn quốc thượng tướng quân phò mã đô úy Đông quân đô đốc phủ tả đô đốc Đoan Vũ bá Trịnh Công Lộ và Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm làm đề điệu; Thái tử thiếu bảo Ngự sử đài đô ngự sử Trần Phong và Bình khoa đô cấp sự trung Phí Bá Khang làm giám thí; Hàn lâm viện thị độc kiêm Đông các hiệu thư Đỗ Nhuận, Quách Đình Bảo làm độc quyển. Ban cho ba người: Vũ Tuấn Chiêu, Ông Nghĩa Đạt, Cao Quýnh đỗ tiến sĩ cập cập đệ, bọn Phạm Xán 13 người đỗ tiến sĩ xuất thân, bọn Đỗ Vinh 27 người đỗ đồng tiến sĩ xuất thân.
Ngày 28, ra sắc chỉ rằng: Nếu các xứ có trộm cướp nhóm họp thì các quan phủ, châu, huyện, các xã trưởng, thôn trưởng của nơi đó đều phải trị tội theo như pháp luật.
Mùa thu, tháng 7, nước lũ, vỡ đê sông Tô Lịch ở phường Kim Cổ.
Tháng 8, ngày 28, tổ chức thi cho con cháu các quan viên. Phép thi: 1 bài biểu, 1 đề toán.
Mùa đông, tháng 10, ra sắc chỉ cho các xã làm sổ hộ tịch. Trong một xã, đàn ông, đàn bà cùng họ không được cùng [7b] tên. Nếu người trước đã ghi cùng tên thì phải đổi ngay tên khác. Người mới khai và người cũ không được trùng tên nhau.
Tháng 11, tuyển bổ quân ngũ.
Định lệnh cấm vơ vét xoay tiền. Trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ mà vơ vét xoay tiền thì trị tội theo luật xoay tiền.
Định tội các thí quan1940 : Nếu can việc công thì xử theo luật người có quan chức, nếu can việc tư thì xử theo luật người không có quan chức.
Ra sắc chỉ cho cả nước sửa đắp những chỗ đê đập và đường sá. Đặt các chức quan Khuyến nông và Hà đê.
Nhà Minh lập hoàng tử Hựu Đường làm Hoàng thái tử.
Ra sắc chỉ rằng: Quan Tổng binh về kinh phải có sắc thư và nội phù, khi xét quả thực không có sai sót gì, mới được theo lệnh. Nếu chỉ có phù không có sắc, hoặc chỉ có sắc không có phù mà dám tự tiện rời bỏ nhiệm sở, [8a] tội nặng thì phải xử tử, tội nhẹ thì phải đi đày.
Lấy Lê Cảnh Huy làm Thái bảo Kiến Dương hầu, Lê Huy Cát làm Diên Hà bá, Chử Phong làm Đề hình giám sát ngự sử.
Bính Thân, [Hồng Đức] năm thứ 7 [1476], (Minh Thành Hóa năm thứ 12). Mùa xuân, tháng 2, vua thân hành ngự đến nhà Thái học, sai các văn thần chia nhau tế ở đông vu và tây vu.
Ngày 16, nguyệt thực toàn phần.
Vua ngự về Lam Kinh.
Ngày 22, vua xuất phát từ Tây Kinh, đi thuyền nhẹ ra cửa Linh Trường1941 , làm thơ Linh Trường hải khẩu và bài tự.
Bài tự viết:" Nhìn non ngắm nước là để ngụ cái thú của người thân, bậc trí1942 . Bên bờ biển, toàn là dãy núi xanh cao vút, những ngọn núi dựng đứng ở cửa biển, hình dáng lại càng lạ hơn. Cái hang dưới chân núi, ăn sâu mãi vào trong, thăm thẳm [8b] khôn lường, tương truyền đó là miệng một con rồng. Bên ngoài miệng rồng lại có tảng đá, có hình thể rất lạ, tương truyền đó là mũi rồng. Ở dưới mũi rồng, lại có một tảng đá rất tròn, rất đẹp, tương truyền đó là hạt châu dưới hàm con rồng. Đá lớn nhô ra lõm vào nhiều vẻ, chổ dày chổ thưa, nhiều không kể xiết, tương truyền đó là bộ râu rồng".
Vua bỏ thuyền lên bờ, đi bộ đến đầu núi, bỗngnảy hứng thơ bèn viết 56 chữ 1943 để ghi lại.
Ngày 29, sắc dụ các quan lưu thủ Đông Kinh là bọn Thái bảo Kiến Dương hầu Lê Cảnh Huy, Diên Hà bá Lê Hy Cát và Lại bộ thượng thư Hoàng Nhân Thiêm rằng:
"Ngày mồng 3, tháng 3, đại giá sẽ từ Lam Kinh về. Ngày hôm đó, phải chia quân ngăn cấm người đi lại. Ở kinh [9a] thì các tráng sĩ hộ vệ phải giữ đồn điếm cho nghiêm ngặt. Thượng Kinh1944 là đất căn bản, nên đặc biệt dụ bọn khanh được biết".
Tháng 3, ngày 16, ra lệnh đại xá gồm 49 điều.
Mùa hạ, tháng 4, hạn hán. Ngày 23, vua cầu đảo Hạo Thiên Thượng Đế là vì từ mùa đông tới mùa hạ ít mưa. Xét bài biểu cầu mưa đại lược viết:
Kẻ không có đức, thần Lê mỗ xin dốc hết lòng chí thành, dâng lời kêu với đức Thái thượng khai thiên chấp phù ngự lịch hàm chân thể đạo hạo thiên chí tôn ngọc hoàng thượng đế bệ hạ: Nay từ mùa đông đến mùa hạ ít mưa, nắng suốt, việc dân vất vả. Người làm thợ, đi buôn không chỗ nương nhờ, kẻ cày ruộng chăn tằm hết bề trông ngóng. Chỉ vì thần không có đức, để đến nỗi trâm họ chịu tai ương. Bọn dân ngu nhớn nhác kêu thương, cơ hồ đến hết phương sinh sống. Vì thế, thần dám đâu không gõ cửa Đế đình để giãi tỏ lòng xót thương, để tâu bày niềm kinh sợ. Cúi xin ngài tha thứ cho tội lỗi, [9b] đổi tai họa thành điềm lành, ban cho mưa móc lớn, thấu khắp đến mọi nơi. Thần kính cẩn xin tâu lời cầu khẫn.
Tháng 6, ngày mồng 7, ban sắc dụ 20 điều.
Ngày mồng 10, ra sắc chỉ rằng: Con trai, con gái của các nữ đinh khiêng kiệu sinh ra, cứ 6 năm một lần duyệt tuyển sung vào, coi đó làm lệ thường.
Lấy Hàn lâm viện thị thư Đào Cử làm Đông các hiệu thư.
Ngày 16, xuống chiếu bắt Cung Vương Khắc Xương, vì Khắc Xương ngầm mưu việc đại nghịch.
(Đến ngày mồng 6, tháng 8, Khắc Xương ốm chết).
Mùa thu, tháng 7, ngày 27, nhà Minh sai chánh sứ Lễ bộ lang trung Nhạc Chương, phó [10a] sứ Hành nhân Trương Đình Cương mang sắc thư sang báo việc lập Hoàng thái tử và ban vóc lụa.
Nghiên Nhân Thọ chết.
Tháng 8, ngày 16, khắc đầu canh năm có nguyệt thực toàn phần.
Mùa đông, tháng 10, ngày 15, sai sứ sang nhà Minh: Bùi Sơn, Vương Khắc Thuật, Chử Phong mừng lập Hoàng thái tử Lê Tiến, Ông Nghĩa Đạt tạ ơn ban vóc lụa. Nguyễn Tế tâu việc địa phương Chiêm Thành.
Đinh Dậu, [Hồng Đức] năm thứ 8 (1477), (Minh Thành Hóa năm thứ 13).
Mùa xuân, tháng 2, ngày mồng 3, ra sắc chỉ cho Lễ bộ yết bảng rằng:
"Kể từ nay, các quan hộ vệ, trừ những ngày hộ vệ túc trực theo thường lệ ra, còn những ngày chịu ân mệnh hay sắc chỉ sai phái và những ngày ra mắt, từ biệt, lạy tạ, đều mặc thường triều phục và [10b] công phục như lệ các quan viên triều tham, không được đội mũ sơn đen và mặc áo thường như trước. Các quan văn võ vào lạy tạ đều dùng công phục, không được dùng thường triều phục như trước".
Tháng nhuận, ra sắc chỉ cho các quan nha môn các vệ phải ký tên vào giấy tờ rồi theo đó mà thi hành.
Xây thành Đại La.
Định thường triều phục.
Ra sắc chỉ cho các quan văn võ trong ngoài cả nước: Kể từ nay, những ngày yết triều, từ biệt hay ra mắt thì mặc áo cổ tròn đúng như kiểu áo của các quan đã ban xuống.
Tháng 3, ngày 16, bọn Hàn lâm viện thừa chỉ kiêm Đông các đại học sĩ Thân Nhân Trung tâu rằng:
Phụng xét quan chế của Hoàng triều, Sùng Văn quán có chức Tư huấn và Điển nghĩa để dạy nho sinh. Cháu trưởng của các bậc công, hầu, bá, tử, nam; con trưởng của các quan văn võ nhị, tam phẩm; [11a] con trưởng của các tản quan tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát phẩm, nếu ai tuổi trẻ và thông minh ham học thì cho vào Sùng Văn quán1945 làm học sinh đọc sách. Lại bộ chọn bổ chức Tư huấn và Điển nghĩa cùng các văn thần tuổi cao, có học vấn kiêm việc dạy học. Cứ 3 năm, quan lại học làm danh sách tâu lên, đưa sang Lễ bộ để tổ chức thi. Đề thi là một kỳ ám tả, một bài kinh nghĩa, hai bài về Tứ thi. Ai đỗ thì bổ các chức quan văn. Nếu tuổi đã lớn mà đần độn, muốn học võ nghệ, thì cho vào học tập ở vệ Cẩm y, mỗi ngày tới trường đấu võ ở phía tây kinh thành tập luyện các nghề cung tên, thủ tiễn, đánh mộc... Đến cuối mùa đông, vệ ấy sai quan khảo xét, cứ ba năm một lần, quan phụ trách làm danh sách tâu lên, đưa sang Binh bộ, tổ chức thi theo lệ đã định. Người nào đỗ thì bổ các chức quan võ. Người nào đau yếu không chịu nổi muốn xin về quê quán, thì làm giấy trình lên các quan Lại bộ và Lại khoa [11b] xét duyệt, làm bản tâu lên, cho được mang chức cũ về nghỉ ở quê hương.
Ra sắc chỉ rằng: Con cháu các tụng quan 1946 , nếu thi đỗ các môn thơ, biểu và viết chữ, làm tính thì cho làm nho sinh ở Tú lâm cục và làm thuộc lại các nha môn như lệ con cháu văn võ quan thi đỗ.
Mùa hạ, tháng 4, ngày 18, sắc dụ các quan thừa ty, hiến ty các xứ, và các quan phủ, huyện rằng:
Các việc dân sự thường ngày như hạn hán mà không cầu mưa, lụt lội mà không tháo nước, việc lợi mà không làm ngay, việc hại mà không trừ ngay, tai dị mà không cầu đảo thì phải xử tội đi đày.
Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 6, quy định điều lệ thi các đội trưởng. Tất cả các cục, ty, sở Ứng sự, Tinh mễ, Điển mục, Chủng thái, Đồn điền, Tàm tang, bị thiếu các chức đội lại, thì Hộ bộ khảo thi những người am hiểu về viết chữ và tính toán trong các cục, ty, sở, ai đỗ thì bổ vào.
Định ngạch thuế bãi dâu ven sông nhỏ.
Định lệ chia mở chợ mới. Ra sắc chỉ rằng: Sinh dân các huyện, châu, xã ở các xứ trong nước mỗi ngày một đông, nếu muốn mở thêm chợ mới để tiện mua bán thì quan phủ, huyện, châu phải khám xét thực tế, nếu quả là tiện lợi cho dân thì làm bản tâu lên, cho theo tiện lợi mà họp chợ, không cứ là có ngạch cũ hay không.
Tháng 11, ngày 20, vua sai Binh bộ tả thị lang Trần Trung Lập, Hàn lâm [12b] viện hiệu thảo Lê Ngạn Tuấn và Phan Quý sang nhà Minh tiến cống và phi báo cho bọn huyện quan Bằng Tường là Lý Quảng Ninh, tri châu Long Châu là Triệu Nguyên kịp thời đón tiếp lễ cống và sứ thần để tránh làm lỡ việc tiến cống.
Định chế độ bổng lộc của các quan cai trị trong ngoài. Xét đại điển có ghi:
Cấp bổng lộc để khuyến khích lập công, tùy theo trách nhiệm là nặng hay nhẹ. Các bậc hoàng tôn, công thần, tuy không hạn chế về phẩm trật, nhưng cũng có thứ bậc khác nhau; các chức quan văn võ trị nhậm trong ngoài, công việc, trách nhiệm khác nhau, cũng nên xét rõ khó nhọc hay nhàn rỗi. Người nào phẩm trật ngang nhau nhưng kiêm nhiệm quan chức thì cấp bổng lộc theo chức nhiều việc. Người chức thấp mà kiêm chức, thì cấp theo chức kiêm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Người chức cao mà làm việc chức thấp thì cấp theo chức vụ đảm nhiệm, mức tối thiểu là theo tam phẩm trật vốn có, tùy công việc nhiều hay ít mà xét cấp. Đại để quan trong kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì tăng 1 bậc, nhiều nữa thì tăng 2 bậc, ít việc thì giảm 1 bậc, ít nữa thì giảm [13a] từ 2 đến 5 bậc. Các quan ngoài kinh kiêm nhiệm nhiều việc thì giảm 1 bậc, chỗ nhiều việc vừa thì giảm 2 bậc; chỗ ít việc thì giảm 2 bậc, chỗ ít việc nữa thì giảm từ 3 đến 5 bậc. Các thí quan tùy theo chỗ nhiều việc hay ít việc, sau khi đã tăng hoặc giảm rồi, lại giảm xuốn 3 bậc nữa mà cấp.
Tháng 12, ngày 15, nguyệt thực toàn phần.
Ngày 21, sắc dụ các quan văn võ:
Người nào không phải là thân thuộc của hai vệ Cẩm y, Kim ngô và các vệ, ty Thần vũ, Điện tiền, Hiệu lực, Tráng sĩ mà mượn cớ để tặng biếu, đi lại, chè chén, cầu kết bạn, cùng là người trong các vệ, ty mà kết bạn với họ, đều phải bắt giao đình úy xét tội. Quan ngoài mà kết giao với quan trong thì xử tội chém. Quan cai quản không biết xét tâu lên thì xử tội đi đày.
Ra sắc chỉ rằng: Kỳ quân của các ty Hộ vệ, người nào chưa đeo thẻ bài thì quan cai quản ấy cho đeo thẻ bài bằng gỗ theo như [13b] quân Hộ vệ.
Định lệ tư cách và xuất thân1947 của lại viên các nha môn.
Những lại viên các nha môn ở trong [kinh], người nào có chân xuất thân thì khi mới tuyển bổ được làm thư lại, làm việc 3 năm được bổ làm đạt lại; làm việc 3 năm nữa được thăng làm điển lại; làm việc 3 năm nữa mà không phạm lỗi gì thì được thăng làm đô lại. Nếu lại viên các nha môn ở trong kinh mà không có chân xuất thân thì khi mới tuyển bổ, cho làm thông lại, làm việc 6 năm, thăng làm đề lại. Nếu ở ngoài thì cũng như lại viên các nha môn ở trong mà không có chân xuất thân.
Định lệ tư cách cho lệnh sử các phủ nha1948 . Mới tuyển bổ thì sung làm á lệnh sử, làm việc 3 năm thì thăng bổ thừa lệnh sử ở nha môn phủ đó, lại làm việc 3 năm nữa thì thăng bổ đô lại ở nha môn vào hạng có chân xuất thân.
[14a] Định lệ phong tặng.
Hoàng thái hậu phong 3 đời; Hoàng hậu, Tam phi1949 phong 2 đời; Cửu tần1950 , Lục chức1951 , Nữ quan1952 , nhất phẩm chỉ được phong 1 đời. Người được truy phong thì chỉ được gia phong danh hiệu quan tước, chỉ được một mình mà thôi, không có lương chức vụ và lệ tập ấm. Quan viên ngày thường làm việc mà bị tai nạn cũng được phong tặng. Các quan văn võ được sắc chỉ ban phong cho mệnh phụ, Lại bộ làm bản tâu lên, khi được sắc chỉ thì kê rõ tước hiệu, chức phẩm tâu lên, giao cho Tư lễ giám chiếu lệ thi hành.
Định lệ cấp ruộng cho các quan viên.
Mậu Tuất, [Hồng Đức] năm thứ 9 (1478), (Minh Thành Hóa năm thứ 14). Mùa xuân, tháng 2, ngày 23, ra sắc chỉ cho ba ty Đô, Thừa, Hiến các xứ người nào liêm khiết hay được xét các quan lại trong bộ thuộc của mình, người nào liêm khiết hay tham ô, chuyên cần hay lười biếng, cùng các quan nho học dạy dỗ nhân tài, hằng năm có người được sung cống sĩ hay không, nhiều hay ít, đều ghi tên tâu lên [14b] để định việc thăng hay giáng.
Ra sắc chỉ cho các quan thừa tuyên, phủ huyện các xứ trông nom việc đồng ruộng, khuyên dân lấy nước vào ruộng để kịp thời gieo cấy.
Tháng 3, tổ chức thi hội cho các củ nhân trong nước. Lấy đỗ bọn Lê Ninh gồm 26 người.
(Lê Ninh người Thụ Ích, Yên Lạc1953 , là ông của Hiến).
Mùa hạ, tháng 5, ngày 14, vua ra hiên, ra đề văn sách, hỏi về đế vương trị thiên, duyệt các bài trả lời. Cho Lê Quảng Chí đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh1954 , Trần Bích Hoành, Lê Ninh đều đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh1955 (Quảng Chí người [xã] Thần Đầu, [huyện] Kỳ Hoa1956 , làm đến chức Đông Các, được tặng Thượng thư, hiệu là Hoành Sơn tiên sinh, được phong Thượng đẳng thần, là anh của [Lê Quảng] Ý; Bích Hoành người [làng] Vân Cát, [huyện] Thiên Bản1957 . Bọn Nguyễn [51a] Địch Tâm 9 người đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân1958 . Bọn Nguyễn Nghiễm 50 người đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân.
Mùa thu, tháng 8, nước to.
Định lệ vào chầu mừng cho các tù trưởng ở phiên trấn. Mỗi năm hai lần vào chầu ở kinh. (Mỗi năm về chầu một lần vào tháng giêng, một lần vào tháng 7). Nếu tự ý bỏ thiếu lễ chầu, một lần thì phải bãi chức, mất quan, hai lần thì bắt về trị tội.
Tháng 9, ngày mồng năm, định lệ ký tên cho các quan thủ lĩnh. Kể từ nay, các bản tâu và mọi giấy tờ việc quan, quan thủ lĩnh các nha môn đều phải ký tên ở cuối tờ giấy, không được đứng tên hàng với các đường quan.
Ngày 22, vua hạ chiếu đi đánh nước Lão Qua.
Mùa đông, tháng 11, ngày 20, định lệnh tuyển bổ quan viên các ty ở Hình bộ.
[15b] Ra sắc chỉ cho đường quan Hình bộ công bằng xét kỹ quan các ty, có người nào do chân chính lại viên xuấr thân, học thức nông cạn, tài năng thấp kém thì tâu lên rõ ràng, đưa sang Lại bộ xét thực, đổi bổ làm việc khác. Lại chọn lấy các tiến sĩ và các sĩ nhân đã thi đổ, đã từng làm qua các chức ở phủ, huyện, châu và chức thủ lĩnh, mà có tài năng, kiến thức bổ thay vào.
Định lệnh lựa thải quan viên 3 điều :
1- Bậc trưởng quan các nha môn văn chức trong ngoài, đều phải công bằng xét kỹ các quan viên dưới quyền mình, nếu có kẻ hàn kém, như Tham nghị Lạng Sơn Trần Duy Hinh, Tri phủ Trần Khánh Ninh Tháp Nhung, Tri phủ Phú Bình Phạm Tháo... và những tên đần độn bỉ ổi, không làm nổi việc, đáng phải cho nghỉ, thì làm bản tâu lên, giao cho Lại bộ xét thực, đều bắt phải nghỉ việc; lại chọn người đã từng làm việc có tài năng, kiến thức, quen thạo [16a] việc mà bổ
vào thay.
2- Bậc trưởng quan các nha môn quản quân trong ngoài, phải công bằng xét kỹ các quan vệ sở dưới quyền mình, nếu có kẻ nào mỏi mệt hèn kém như bọn Nguyễn Trí Nghiêu, Đỗ Hữu Trực, Đỗ Công Thích... cùng những tên đê tiện bỉ ổi, không có tài cán, không làm nổi việc, đáng cho về nghỉ, thì làm bản tâu lên, giao cho Lại bộ xét thực, hoặc đổi đi chỗ ít việc hoặc bắt nghỉ việc; lại chọn những người đã từng qua chinh chiến, có tài năng, kiến thức làm được việc mà bổ vào thay.
3- Trưởng quan các nha môn cần lựa thải thì phải công bằng sáng suốt, không được theo sự ưa ghét riêng của mình để khi làm công việc ấy được mọi người thành tâm tin phục. Nếu xét người hay dở mà sai sự thực thì Lục khoa, Ngự sử đài, Hiến ty kiểm xét hoặc tâu để trị tội.
Tháng 12, ngày 16, ban đêm có nguyệt thực.
Hạ lệnh cho các quân tập tượng trận [16b] ở sân điện Giảng Võ.
Ngày 23, bắt đầu quy định nghi lễ hôn nhân giá thú. Các nghi lễ đó là:
Khi lấy vợ, trước hết phải nhờ mối lái đi lại bàn định, rồi sau mới định lễ cầu thân; lễ cầu thân xong, rồi mới bàn việc dẫn cưới; dẫn cưới xong, rồi mới chọn ngày lễ đón dâu. Ngày hôm sau, [con dâu] chào cha mẹ chồng, ngày thứ ba đến làm lễ ở nhà thờ, phải theo đúng trình tự các nghi thức tiết văn đã ban xuống mà thi hành, không được như trước, nhà trai đã dẫn lễ cưới rồi còn để qua 3,4 năm sau mới cho đón dâu.
Định lệ thưởng phạt trong kỳ đô thí1959 . Các bậc công hầu, bá và các võ quan trong ngoài, người nào có chức quản quân đều phải dự đô thí.
Phép thi như sau: Mỗi người thi bắn cung tên 5 phát, ném thủ tiễn [17a] 4 chiếc, đấu mộc 1 tao. Trúng được từ 8 đến 10 là thượng cấp; từ 7 sáu đến 7 là trung cấp, từ 4 đến 5 là hạ cấp; đều được thưởng theo thứ bậc khác nhau. Nếu trúng từ 2 đến 3 thì không được thưởng cũng không bị phạt; trúng từ 1 đến không trúng thì phải phạt tiền cũng theo thứ bậc khác nhau.
Lấy Trịnh Công Ngô làm Hộ bộ thượng thư.
Kỷ Hợi, [Hồng Đức] năm thứ 10 [1479], (Minh Thành Hóa). Tháng giêng, ngày mồng 9, dời các tướng Chân Vũ ra ngoài.
Ngày 26, vua ngự giá duyệt võ bị 16 ngày.
Sai Sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sứ ký toàn thư 15 quyển.
Tháng 2, ngày 20, vua xem bắt cá ở Tây Hồ.
Tháng 3, ngày mồng 10, ra sắc rằng: Các quan viên lười biếng, bỉ ổi, đê tiện, yếu hèn, nếu là con cháu công thần [17b] thì bãi chức bắt về làm dân; nếu là con cháu thường dân thì bãi chức sung quân.
Mùa hạ, tháng 5, hạ lệnh thu lương khô1960 chức vào kho của các thừa ty các xứ. Lại viên các nha môn trong ngoài, mỗi người người nộp 20 thăng lương.
Tháng 6, ngày mồng 7, vua xuống chiếu đi đánh Bồn Man.
Tờ chiếu viết:
"Trời đất khoan thứ như dương sinh, thảm khắc tựa âm tàn, nguyên khí bao la mọi chốn. Đế vương nuôi dưỡng bằng lòng nhân, đánh dẹp dùng điều nghĩa, đức uy trùm khắp phương. Kinh dịch nói: "Cung tên để ra uy trong thiên hạ". Kinh Thư ghi: "Kẻ vô đạo thì thúc đẩy cho diệt vong, người có đạo thì giữ gìn cho còn mãi, như thế thì nước mới phồn". Kinh Thư viết: "Chăm việc võ bị, để yên nước vua". Chu Lễ nói: "Kẻ nào giết người hiền, hại sinh dân thì phải đánh, kẻ nào cậy hiểm trở, không phục tùng thì phải chiếm". Câu nói trị đời của thánh hiền xưa nay vẫn là một.
Nước nhà ta tóm thâu bờ cõi, thống trị muôn dân; dù chốn hang hùm ổ rắn [18a] cũng được nắng soi, ruợu hưởng, đến kẻ mình vẽ sai xâu, đều phải dâng lễ, nộp châu.
Giặc Bồn Man Cầm Công ở lấn ngoài cõi xa xăm. Thánh tổ ta lượng như biển cả bao dung, như mùa xuân nuôi dưỡng, cho Tư Ngao1961 sống sót trong cỏ tranh: Văn Hoàng ta lòng như núi lớn chứa đầy, như sông sâu chở nặng, mặc Quỳ Mạnh1962 nghênh ngang ngoài gò đông.
Thế mà nó dạ muông thú không chịu đổi thay, tính dã man khó bề thuần hóa. Lừng khừng như loài lợn ốm gầy, điên đảo tựa một phường dối trá. Bỏ chức phiên thần mà lười dâng lễ cống; mang lòng lừa trời mà làm nhục sử thần. Mưu việc chẳng lành, làm sao nên được! Tinh ma nhiều cách, dám dựa kẻ trái mệnh để làm càn, sấm sét ra oai, phải đem quân chính nghĩa mà hỏi tội. Trước còn ôm đầu chạy trốn, nín thở náu mình; sau lại vẫy đuôi kêu thương vội vàng nộp đất. Trẫm thương lương dân sống một phương, tha cho tội ác đáng muôn chết. Đặt quận huyện để trị biên cương; đổi áo xiêm mà trao quan tước.
Nhưng nó vẫn ngoan ngu như gỗ đá, [18b] uổng phụ lòng tốt của đất trời; buông lòng tham sâu như khe hang: đảo danh phận lộn ngược giày mũ. Lộng hành quyền binh, chém giết tứ tung; bán cả ruộng dân, vơ vét tiền của. Hủy hoại tóc da chỉ vì đắm mê cửa Phật1963 , theo thói cầm thú đến nỗi dâm hiếp con dân. Liêu thuộc ra đón sắc mệnh ở ngoài thành thì gối cao nằm khểnh; quan ải phi báo công văn thắng trận1964 thì đóng cửa ngăn đường. Thậm chí nuôi phường khích thách võ loài, chứa chấp mưu gian càn rỡ. Bày kế gián điệp hòng nhòm ngó nước ta, đặt lời điêu toa để mê hoặc ngoài cõi. Bầy gian ác Lệ Khai thì dung túng chở che, người thổ tù Hàn Triệu lại giam giữ không thả. Thích tên bán nước Đức Lân mà kết làm phụ tử, ghét người tích trữ Lang Tủng thì giết cả vợ con. Nhóm họp lũ bè, thường chống lại quan triều cai trị; giả kính trái mệnh, dám để chậm con tin vào chầu. Trong [19a] tin lời yêu tăng gian tà, ngoài dựa tiếng Lão Qua tiếp viện. Chế sứ Nguyễn Tử Nghi hơn vài mươi bọn, trăm cách chống lại mà không nghe; đại thần Vương Văn Đán hơn hai chục người, bỗng chốc đánh giết mà chẳng nể.
Lại còn đào hào, sửa giáp, phục kích, đóng đồn. Tự cho là bụi tre rậm có thể náu mình, quen làm kế qua ngày sống tạm, tử nghĩ là loài chó dại có thể gây độc, dám lập mưu quay lại cắn càn.
Kìa như: Cát Bá giết một đứa mang cơm mà Thương Thang dấy binh đánh trước1965 . Lâu Lan cướp một người đi sứ mà Hán Đế ra quân không tha1960 . Huống chi tên đầu sỏ Cầm Công, thói đố kỵ ngày càng
quá quắt. Nó xé xác quan ấp tể của ta, nó băm vằm quân đồn thú của ta. Nỗi căm giận đâu chỉ chứa đầy lồng ngực, tội ác kia còn nhiều hơn tóc trên đầu Tử Dương chống Hán, ếch ngồi đáy giếng tự tôn1967 . Nguyên tế phản Đường, ngỗng kêu trong ao khó thoát1968 . [19b]Rành rành dấu xe trước, lồ lộ lưới pháp xưa.
Đặc sai Thái uý Sùng quận công Lê Thọ Vực, Đoan Vũ hầu Trịnh Công Lộ, Diên Hà bá Lê Hy Cát đeo ấn tướng quân, trao cho 20 vạn quân tinh nhuệ, hẹn đến tháng 8 năm nay, chia đường tiến quân, kể tội đến đánh. Tập hợp binh sĩ như hổ như beo; gióng trống hành quân thẳng sào huyệt giặc. Để dân cõi xa được chăn chiếu ấm êm, khiến đảng hung ác phải kình nghê phanh xác. Lừng lẫy danh thiêng chói lọi, theo trời nêu uy thế chẻ tre, liên tiếp tin vui rạng rỡ, hẹn ngày tâu thắng trận trở về. Báo cáo trong ngoài thảy đều được biết.
Định lệnh về nha lại sao chép sắc chỉ. Kể từ nay, lại viên các nha môn được sai sao chép sắc chỉ, việc lớn thì dùng giấy khổ to, việc nhỏ thì dùng giấy khổ nhỏ, đều viết vào một tờ, không được đóng gộp nhiều tờ.
[20a] Mùa thu, tháng 7, ngày 22, vua xuống chiếu thân hành đi đánh nước Ai Lao. Tờ chiếu viết:
"Bậc đế vương đời xưa chế ngự di địch, phục tùng thì cưu mang bằng đức, phản lại thì sấm sét ra oai. Cốt để diệt bạo trừ hung, cho dứt mối lo cõi bờ bị xâm lấn; đổi lòng theo hoá, cho trọn lòng nhân của trời đất chở che.
Cho nên: Hiên Hoàng ra quân núi Trác Lộc1969 , Chu Tuyên đi đánh rợ Hoài Di1970 . Đó là thể theo lẽ đóng cửa của trời đất, bắt chước cơ khoan nhặt của âm dương. Đâu phải là thích lớn ham công, nhàm binh đánh bậy?.
Tổ tông ta theo trời chịu mệnh, giữ cõi an dân, chăn nuôi bằng nhân, đánh dẹp bằng nghĩa, rạng rỡ đời trước, để phép đời sau.
Trẫm nay nối công tổ tông, giữ cơ nghiệp lớn. Vỗ yên trung châu cùng man mọi, văn trị Đại Thuấn khắp ban; phát huy mưu trí của đế vương, quy mô Chu Văn rộng mở.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
1930 Đoạn sông Mã chảy qua hai huyện Vĩnh Lộc và Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.
1931 Tức cha mẹ bà Ngô thị Ngọc dao, mẹ lê Thánh Tông.
1932 Quan giản nhậm: quan trị nhậm ở nơi ít việc, quan thái giản: quan trị nhậm những nơi rất ít việc.
1933 Chức nhàn tản: chức quan coi việc nhẹ, chức thái nhàn tản: chức quan coi việc rất nhẹ.
1934 Thần tỷ: một loại con dấu của nhà vua.
1935 Sở đồn điền: trông coi việc mở đồn điền, ty tàm tang trông coi việc dâu tằm, ty Tinh mễ trông coi việc trồng lúa, ty Chủng thái trông nom việc trồng rau.
1936 CMCB 22, 35 chép là ở Sơn Man ở châu Bằng Tường của nhà Minh.
1937 Học sinh ba xá (Tam xá học sinh): học sinh của ba xá gồm Thượng xá,Trung xá và Hạ xá.
1938 Đào Biểu: làm chức Nội nhân thị hậu phó chưởng, chết theo Nhân Tông trong loạn Nghi Dân.
1939 Thiên Nam động chủ và Đạo Am đều là tên hiệu của Lê Thánh Tông.
1940 Thí quan:những viên quan chưa được tuyển bổ chính thức.
1941 Cửa Linh Trường: nay là cửa Lạch Trường, huyện Hậu Lộc, tỉnh Tỉnh Thanh Hóa.
1942 Trích từ câu "Nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy" (người nhân thì ưa núi, người trí thì ưa nước) của sách Luận ngữ.
1943 Tức bài thơ Đường luật 8 câu 7 chữ.
1944 Thượng Kinh: chỉ kinh đô Thăng Long.
1945 CMCB23, 5b chép là Chiêu Văn quán.
1946 Tụng quan: quan văn theo hầu vua.
1947 Xuất thân: như giám sinh, sinh đồ và người thi đỗ thư, toán (CMCB 23, 10a).
1948 Phủ: là phủ của thân vương, công chúa. Nha: là nha môn của hoàng tử,quốc công, quận công,hầu, bá, tử, nam (CMCB 23, 11a).
1949 Tam phi: tức Quý phi,Minh phi, Kính phi.
1950 Cửu tần: tức Chiêu nghi, Chiêu duy, Chiêu viên (tam chiêu); Tu nghi, Tu duy, Tu viên (tam tu) và Sung nghi, Sung duy, Sung viên (tam sung).
1951 Lục chức: chức tiệp dư, dung hoa, tuyên vinh, tài nhân, lương nhân, nữ nhân.
1952 Nữ quan: có bậc tư nhất phẩm đến lục phẩm.
1953 Yên Lạc: tên huyện, nay thuộc một phần đất huyện Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú.
1954 Tức là bảng nhãn.
1955 Tức là thám hoa.
1956 Nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
1957 Naylà huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà.
1958 Tức là hoàng giáp.
1959 Kỳ đô thí: kỳ thi lớn về võ nghệ
1960 Lương khô: nguyên văn là "thực lương" chỉ thóc gạo đã đồ chín.
1961 Tư Ngao: Tù trưởng một bộ lạc thời vua Nghiêu trong truyền thuyết Trung Quốc.
1962 Quỳ Mạnh: là Quý Tôn thị và Mạnh Tôn thị, đại phu nắm giữ quyền binh ở nước Lỗ thời Xuân Thu.
1963 Nho giáo quan niệm cơ thể con người là do cha mẹ sinh ra, phải giữ gìn từng sợi tóc, làn da, như vậy mới là có hiếu. Trong khi đó nhửng người đi tu lại gọt đầu cắt tóc, như vậy là "bất hiếu".
1964 Ngăn chặn người phi báo tin đánh thắng nước Lão Qua.
1965 Theo truyền thuyết Trung Quốc, Cát Bá là vua nước chư hầu thời Hạ, tàn ác vô đạo, giết cả đức trẻ mang cơm ra ruộng rồi cướp lấy cơm. Thành Thang dấy binh, lấy nước đó làm mục tiêu đánh đầu tiên.
1966 Nước Lâu Lan: ở vùng Tây Vực, đón đường giết sứ giả củ a Hán Vũ Đế đi sứ nước Vũ Uyển. Hán Chiêu Đế sai Phó Tử sang đánh và tiêu diệt nước đó.
1967 Tử Dương: tức Công Tôn Thuật, chiếm cứ đất Thục, xưng đế, chống lại nhà Hán. Mã Viện từng nói với Ngỗi Ngao: "Tử Dương như con ếch ngồi dưới đáy giếng". Ý nói kiến thức nông cạn.
1968 Ngô Nguyên Tế phản nhà Đường, Lý Tổ lợi dụng đêm có tuyết, ngỗng vịt ầm ĩ, đem quân đánh, bắt được Nguyên Tế.
1969 Hiên Hoàng: tức Hoàng đế, tên một ông vua trong truyền thuyết Trung Quốc.
1970 Chu Tuyên: tức là Chu Tuyên Vương, Hoài Di: là Rợ Di ở miền sông Hoài thời đó.