VietLang
05-14-2007, 05:06 PM
Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Tục Biên
Quyển XVII
[1a]
Kỷ Nhà Lê
Giáp Ngọ, [Quang Hưng] năm thứ 17 [1594], (Minh Vạn Lịch năm thứ 22). Tháng giêng, Mạc Ngọc Liễn đem Mạc Kính Cung đến chiếm cứ huyện An Bắc.
Tiết chế Trịnh Tùng sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đi đánh.
Tháng 2, Đình Ái đốc quân đánh phá huyện An Bác, bắt sống nguỵ Vạn Ninh Vương, Nghiêm quốc [45b] công và dư đảng, đều chém hết. Ngọc Liễn chạy sang phủ Tư Minh xưng thần với nhà Minh. Sau Đình Ái đem quân về đến huyện Yên Dũng bắt được nguỵ Phúc quốc công rồi về.
Năm này, các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn can qua rối động. Khánh Vương Mạc Kính Khoan chiếm giữ huyện Đại Từ, Thứ vương chiếm giữ Thái Nguyên, An quận công chiếm giữ huyện Phổ Yên, Đông quốc công chiếm giữ huyện Lục Ngạn, Yên Dũng Vương chiếm giữ huyện Vũ Nhai, Việt quốc công chiếm giữ huyện Sơn Dương. Quan quân đến thì giặc giải tán, đi rồi giặc lại tụ họp, các quận huyện đều khổ vì chúng.
Bấy giờ nhà Minh hay sai người sang dò la sự tình, hầu như không ngày nào là không có. Miền dưới Hải Dương và Sơn Nam, giặc cướp nổi lên nhiều, dân địa phương ngày đêm không yên.
Ở Đại Đồng, Hoà quận công Vũ Đức Cung từ sau khi về trấn, ngầm chứa hai lòng, [46a] ngầm thông tin đi lại với Mỹ Thọ2648 của giặc, bí mật sai người xâm lược các huyện ở đầu nguồn Trấn Sơn, đánh phá các huyện Thanh Ba, Hạ Hoa. Lại dời dân cư huyện Đông Lan và Tây Lan2649 vào ở Đại Đồng. Tiết chế Trịnh Tùng sai thái uý Nguyễn Hữu Liêu đem quân đến đánh đuổi, bắt được Mỹ Thọ rồi về.
Tháng 3, ngày rằm, nguyệt thực, trời mưa to.
Ngày 22, vua sai Nguyễn Hoàng mang kim sách gia phong Minh Khang Thái Vương làm Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương.
Lời kim sách nói: Đại thần lập nên công to, muôn dân trông đợi; triều đình truy phong điển lớn, phải ghi công đầu. Đã chọn ngày tốt ban ra, lại tạc sách vàng rực rỡ. Nay Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa công thần đặc tiến khai phủ kim tử [46b] vinh lộc đại phu kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sứ Thái quốc công đặng Minh Khang Nhân Trí Thái Vương Trịnh Kiểm vốn là đường kiều họ lớn2650 , hoàn quyển dòng sang2651 . Buổi đầu ứng theo cờ nghĩa, sửa kinh luân giềng mối buổi gian truân; một phen thu lại cõi xưa, định hưng phục quy mô khi phò tá. Đối với Tiên vương, công tốt có nhiều; xét đến con nối, nghiệp lớn càng rõ. Có khác gì Tây Bình2652 cả nhà trung nghĩa, xã tắc được yên; Phần Dương2653 dựng lại quốc gia, thiên hạ công nhất. Phúc trước đến nay
rực rỡ, hiệu mới nên được tôn sùng. Đặc sai Suy trung dực vận đồng đức công thần đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Trung đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự thái uý Đoan quận công thượng trụ quốc Nguyễn Hoàng mang kim sách tiến phong làm Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa [47a] công thần thượng tướng Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương. Mong lâu bền mãi mãi, để cho con cháu được vinh hiển lâu dài. Hãy kính theo đó.
Sai bọn Nguyễn Mậu Tuyên đem sắc chỉ truy tặng gia phong Thái tể thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim là Chiêu Huân Phụ Tiết Tĩnh Công.
Tháng 4, ngày Kỷ Mậu mồng 1, nhật thực, trời mưa.
Đại hạn.
Ngày 28, Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đánh phá huyện Hữu Lũng2654 , chém được nguỵ Phúc quận công, lấy đầu truyền về Kinh sư.
Viên hàng tướng đất Thái Nguyên là Địch nghĩa dinh Liêm quận công (không rõ tên), bắt được nguỵ Hoành Mỹ công [47b] (không rõ tên). Vĩnh quận công đem dư đảng chạy đến huyện Võ Nhai.
Ngày 11, Mạc Kính Cung lấy Mạc Ngọc Liễn làm thái phó đem quân chiếm giữ núi Yên Tử2655 , đánh cướp huyện Vĩnh Lại, đi đến đâu nhiều người theo về. Tiết chế Trịnh Tùng sai Nguyễn Hoàng đem thuỷ quân tiến thẳng đến Hải Dương đánh tan. Ngọc Liễn chạy về huyện An Bác, sau chiếm giữ châu Vạn Ninh2656 .
Tháng ấy, sao Kim đi trái độ.
Hạn, cầu đảo được mưa.
Mạc Kính Cung và đảng nguỵ trốn sang ở Long Châu2657 của nhà Minh, đến đây hay [48a] đem người Long Châu về cướp các châu ở Lạng Sơn. Tiết chế Trịnh Tùng sai quân họp với quân ba ty Lạng Sơn đánh đuổi. Đảng nguỵ chạy về Long Châu.
Tháng 6, người xã Vũ Lăng, huyện Tiên Minh2658 là Vũ Đăng dấy binh chiếm giữ huyện Siêu Loại, tụ tập bè đảng, tự xưng là La Bình năm thứ 1. Tiết chế Trịnh Tùng bắt được đem chém.
Nguỵ Tín Vương (không rõ tên) dấy binh chiếm giữ huyện Vũ Nhai, sai Ninh quốc công nguỵ (không rõ tên) đem quân chống đánh ở Thái Nguyên.
Việt quốc công nguỵ tự mặc áo hoàng bào dấy binh chiếm giữ huyện Tam Dương2659 cướp bóc dân địa phương. Tiết chế Trịnh Tùng sai phó tướng Bạt quận công Phạm Doãn Sinh đem quân bản bộ trấn giữ huyện Tam Nông để giữ yên dân Hưng Hoá.
[48b] Tháng 7, ngày mồng 2, Phò mã2660 đô uý thái phó Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn đem quân chiếm giữ châu Vạn Ninh, bị ốm chết. Con là bọn phò mã Sơn Đông chạy sang Long Châu phụ theo Mạc Kính Cung.
Khi Ngọc Liễn sắp lâm chung, có di chúc để lại khuyên Mạc Kính Cung rằng: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời. Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại
nỡ thế! Bọn ta nên tránh ra ở nước khác, chứa nuôi uy sức, chịu khuất đợi thời, xem khi nào mệnh trời trở lại mới có thể làm được. Rất không nên lấy sức chọi sức, hai con hổ tranh nhau tất có một con bị thương, không được việc gì. Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào [49a] trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng". Đến đây thì chết.
Tráng Vương Mạc Kính Chương của họ Mạc cùng với Thái quốc công nguỵ đem quân đến cướp bóc các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ. Lại quốc công người huyện Vĩnh Lại mưu phản cũng đem quân bản huyện đi theo. Bấy giờ nhân dân các huyện ở Hải Dương mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba.
Tháng 8, Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đánh phá Lạng Sơn. Nghiêm quốc công nguỵ ra hàng, vẫn bị giết.
Tháng 9, nguỵ Uy Vương Mạc Kính Dụng sai bè lũ là bọn Xuân Sơn hầu và Văn quốc công đem quân đánh úp Thái Nguyên. Tướng quy thuận là Liêm quốc công bị chết trận. Tiết chế [49b] Trịnh Tùng sai Thái uý Nguyễn Hoàng đem quân đánh phá ở Vũ Nhai, dẹp yên rồi đem quân về.
Tháng 10, Tiết chế Trịnh Tùng sai Thái uý Nguyễn Hoàng thống lĩnh thuỷ quân, Thái uý Nguyễn Hữu Liêu đốc suất bộ binh, hai đường tiến thẳng đến Đại Đồng, đánh phá dinh của Hoà quận công Vũ Đức Cung, chia quân đằng trước, đằng sau đánh ập lại. Đức Cung đem bọn con em chạy về Nghĩa Đô. Hai tướng đem quân về.
Thái uý Nguyễn Hữu Liêu tung kỳ binh đánh trại của bọn Xuân Sơn hầu và Văn quốc công, phá được, bắt được 3 con voi, đốt doanh trại, nhà cửa rồi về.
Tháng 12, tên nguỵ Vũ Đức Cung ở Đại Đồng sai người dâng nộp vàng bạc, của báu và ngựa, [50a] về Kinh vào chầu, thú tội xin tha. Vua y cho.
Lập phủ Thái Vương ở phường Phúc Lâm, sai dời hành tại đến bên tả cửa Nam của thành.
Bấy giờ, các huyện ở Thái Nguyên vẫn bị bọn Uy Vương nguỵ Mạc Kính Dụng chiếm giữ, Lạng Sơn vẫn bị bọn Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan chiếm giữ, những nơi chúng chiếm bị cướp bóc, nhân dân địa phương quá nửa không được về làm ruộng, đồng ruộng bị bỏ hoang.
Ất Mùi, [Quang Hưng] năm thứ 18 [1595] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 23). Tháng giêng, bấy giờ vua bị bệnh phong không coi chầu được. Xuống chiếu miễn chầu cùng các lễ yết, lễ giao tự.
Tháng 2, Tiết chế Trịnh Tùng sai tướng hiệu các dinh đóng 50 chiến thuyền.
Tháng 3, thi Hội các cử nhân trong nước ở bến Thảo Tân. Cho Nguyễn Thực và Nguyễn Viết Tráng đỗ tiến [50b] sĩ xuất thân; bọn Nguyễn Đức Mậu 4 người đỗ tiến sĩ đồng xuất thân.
Tiết chế Trịnh Tùng cho đóng xe hai bánh, trang sức bằng ngọc ngà, trên xe làm mui sơn, hai bên xe khắc lan can bằng ngà, bốn vách sơn then, thếp vàng. Lại làm thang nhỏ để lên xe. Trước xe đặt một đòn ngang, sai bốn lực sĩ đẩy. Kiểu xe này do Thái uý Nguyễn Hoàng sáng chế.
Sao Kim, sao Mộc mọc chung vào vùng sao Thất.
Sai thu tiền đại tập2661 của các xứ trong nước để dùng vào việc nước.
Xuân Sơn [hầu] nguỵ tự xưng là Nghĩa quốc công, sai người bắt trộm một con voi công đem về châu Cảm Hoá2662 .
Tháng 4, Tiết chế Trịnh Tùng sai chỉ huy sứ, Trung Tín hầu (không rõ tên) cùng với tổng binh Thái Nguyên là Đức Trạch hầu Lại Thế Quý đem quân đến châu Cảm Hoá, gặp [51a] Uy Vương nguỵ
Mạc Kính Dụng và bọn Xuân Sơn [hầu], Sơn Đông [hầu]. Thế Quý tung quân ra đánh, chém được 600 thủ cấp, lại lấy được 1 con voi đực, 10 con ngựa và quân nhu khí giới rồi về.
Bấy giờ, người ở đầu nguồn xứ Thanh Hoa là thái phó nguỵ Cương quốc công (không rõ tên) nổi quân chiếm giữ miền trên huyện Quỳnh Lưu, xứ Nghệ An, cướp bóc cư dân. Quân trấn thủ Thanh Hoa là bọn Hà Thọ Lộc, Trịnh Văn Hải gọi quân đi đánh phá được, bắt được đồ đảng của giặc, đều giết hết.
Tháng 5, hạ lệnh cho các dinh cơ kê khai các công thần dốc lòng ra sức, trước sau bảo toàn được chiến công, định thành ba bậc, tâu công để xét ban thưởng. Lệnh ra hai ba lần, rồi lại ỉm đi không thi hành.
Bấy giờ nhân dân mất mùa, đói to, lại thêm ôn dịch, người chết xác gối lên nhau.
[51b] Tháng 6, ngày 12, Xuân Sơn [hầu] nguỵ cùng với những người huyện Phổ Yên là bọn nguỵ Tấn quận công (từ đây trở xuống đều không rõ tên). Thắng quận công, Quế quận công tập hợp được 500 quân cướp bóc huyện Tam Dương. Khi ấy, huyện quan đem nhiều binh dân, chặn đón đường hiểm yếu, chém được 46 thủ cấp của bọn nguỵ Tấn, Thắng, Quế, Xuân Sơn [hầu] chỉ thoát được thân mình.
Hạn.
Ngày 22, giờ Thân, hai mặt trời cùng mọc.
Ngày 24, tổng binh Thái Nguyên là Nghiêm quận công Trịnh Duy Tinh chém được Nghĩa quốc công nguỵ Đỗ Điền và bè lũ ở Thái Nguyên. Bây giờ Lại quận công nguỵ tự xưng là Ly quốc công, cha con cùng đem đảng giặc từ Yên Quảng thâm nhập Hải Dương, cướp bóc các huyện ở ven sông, đến huyện Đông Triều đánh úp dinh trấn thủ, Lăng quận công (không rõ tên) bị hại.
[52a] Tháng 7, Xuân Sơn [hầu] nguỵ tự xưng là Bảo quốc công, đem đảng giặc đánh cướp huyện Phổ Yên. Tiết chế Trịnh Tùng sai quân đi đánh phá, bắt được 4 con ngựa, 1 quả ấn đồng, bọn giặc chạy tan. Lại sai Lại Thế Quý đem quân đánh phá các xứ Thái Nguyên, Cao Bằng, bắt được tướng giặc là bọn Kỳ Sơn Vương, Phúc Vương (đều không rõ tên) đều giết cả.
Ngày Giáp Ngọ 13, trời không mây mà có sấm, bỗng sét đánh vào cột cung điện. Đêm ấy, mặt trăng lại đi vào vùng sao Tâm, sau thành quầng ở sao Tuế.
Ngày Giáp Thìn 13, đại hội các quan văn võ tuyên thệ ở phố bên tả cửa Nam thành Thăng Long.
Ngày 25, Xuân Sơn [hầu] nguỵ về hàng, đến Kinh sư xin chịu tội, giao về cho tướng bản thuộc, sau bắt giết.
Sao Hoả phạm vào vùng sao Mão, đến hết năm không về khu vực mình.
[52b] Sai Nghị quận công Nguyễn Duy Nhất giữ huyện Kim Động2663 .
Tháng 8, hạ lệnh đại điểm duyệt quân lính ở Thảo Tân, số quân được hơn 12 vạn.
Đại hạn, từ tháng 8 đến hết năm không mưa, đến tháng 2 năm sau mới mưa, lúa má chết khô, mùa màng mất hết, nhân dân đói to.
Tháng 9, hạ lệnh đặt quân khám xét hình ngục, để xử đoán các án đáng ngờ trong nước. Lấy hai viên quan văn là Ngô Tháo và Nguyễn Hoành Từ, võ quan là Lê Chẩn là chức ấy, ban cho ấn công sai. Sau lại đặt thêm 3 viên nữa, nhưng đều không giữ được đúng luật pháp, nên lại bãi bỏ chức ấy.
Tháng 10, sai sửa chữa điện Tây Kinh.
Bấy giờ, bề tôi cũ của họ Mạc là Hàn lâm học sĩ Nguyễn Thì Dự người huyện Đông Ngàn, tự xưng là thái bảo Lễ quận công, tiếm đặt hiệu cho con là Thuận Trị [53a] Vương, dấy quân chiếm giữ huyện
Lục Ngạn, đón chặn đường hiểm yếu ở Lạng Sơn giết viên tổng binh bản xứ là Lang quận công (không rõ tên), cướp đoạt 1 con voi và tài vật.
Tháng 11, Tiết chế Trịnh Tùng sai Kế quận công Phan Ngạn đem các cơ thuỷ quân, 300 chiến thuyền và 1 con voi đến trấn giữ huyện Thanh Lâm trấn Hải Dương, Trịnh Văn Chương giữ huyện Vĩnh Lại, Nguyễn Đình Luân giữ huyện Cẩm Giàng, Hải quận công (không rõ tên) giữ huyện Đường An, Vương Trân giữ huyện Siêu Loại.
Tháng 12, trộm cướp nổi lên khắp nơi, đốt nhà giết người, cướp bóc của cải gia súc.
Bính Thân, [Quang Hưng] năm thứ 19 [1596] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 24). Tháng giêng, ngày mồng 2, Tráng Vương nguỵ Mạc Kính Chương dời ra đóng ở Yên Quảng, chiếm giữ xã Hương Lan châu Vạn Ninh, sai tướng là Lỵ quốc công người Vĩnh Lại, Thái quốc công người Gia Phúc (đều không rõ tên), các con em dòng họ Mạc là bọn Mạc Vĩ, Mạc Lý đem 80 chiếc thuyền chiến lớn nhỏ [53b] đánh vào các huyện Tứ Kỳ, Vĩnh Lại.
Ngày mồng 3, đến sông ở các huyện Thanh Lâm, Thanh Hà, đánh nhau với quân của Phan Ngạn từ giờ tý đến giờ ngọ, kịch chiến trên sông.
Bấy giờ Phan Ngạn ngựa chưa kịp đóng yên, quân chưa kịp mặc giáp mà thuyền giặc đã đến cửa dinh, quân lính đều luống cuống, cùng ra với Phan Ngạn để chống cự chỉ có 45 người thôi. Viên tướng người Giao Thuỷ là Lễ quận công thấy thế giặc mạnh, tự liệu quân ít, sức không chống nổi, tự đem quân của thuyền mình lui trước.
Phan Ngạn cho là nhát sợ, chém chết rao cho mọi người biết. Thế là ai nấy đều liều chết cố đánh. Lại được một đội thuyền nhẹ ở Tây Chân2664 xông đến. Tướng giặc ngờ có quân cứu viện đến, liền tự tan vỡ, bỏ thuyền nhảy xuống sông trốn chạy. Phan Ngạn bèn vẫy các thuyền lớn nhỏ của quân mình, nhất tề xông lên kịch chiến ở giữa dòng, chém tướng giặc là bọn Lỵ [54a] quốc công, Thái quốc công, An quận công, Thuỵ quận công (đều không rõ tên) và hơn 20 viên tỳ tướng, chém được 2298 thủ cấp giặc, thu được thuyền bè khí giới nhiều không kể xiết, bắt sống được mấy viên tướng giặc là bọn Hào quận công (không rõ tên). Đảng giặc đều tan về quê quán.
Ngay hôm ấy, giải tướng giặc là Hào quận công đến cửa quân. Phan Ngạn tự mình cởi trói và dỗ rằng: Ngươi muốn sống hay muốn chết. Nếu muốn sống thì ta dùng ngươi làm hướng đạo, bắt được Tráng Vương thì ta tha tội chết cho ngươi. Hào quận công bèn xin đưa đường, dẫn quân đi gấp theo đường biển ra Quảng Yên bắt Tráng Vương để lo báo đáp. Phan Ngạn nghe xong, sai chọn thuyền nhẹ và mấy trăm quân tinh nhuệ, cùng 5 chiếc thuyền chiến, tự mặc áo giáp khắp mình, giấu Hào quận công ở trong thuyền.
[54b] Ngày mồng 4, Ngạn bàn với các tướng rằng: Việc binh quý ở thần tốc. Ta lấy quân chiến thắng, thừa thế chẻ tre, nếu một trận đánh hai lần thắng, thì đó là trời giúp cho ta thành công lớn, có thể so cùng các danh tướng đời xưa. Tôi mong các tướng sĩ nghe lệnh hãy đồng tâm hiệp lực để lập công danh, tiễu trừ giặc nguỵ thì công của bọn ta không gì to bằng.
Các tướng đều nói: Xin tuân lệnh.
Hôm ấy, Ngạn chọn các tráng sĩ, giả làm sắc áo và cờ của quân Kính Chương. Ngạn tự làm tiền đội, các thuỷ quân lục tục tiến theo. Đêm hôm ấy, Ngạn tự đi thuyền nhẹ, xông trước vào hai lần cửa. Người giữ cửa hỏi, trả lời rằng: Ta là binh thuyền của Hào quận công, nhân thắng trận, bắt được tướng giặc là bọn Kế quận công giải về trước dâng nộp vương ta. Do đấy, vào được các lớp cửa mà thẳng tiến, 3 ngày đêm thì đến [55a] xã Hương Lan, châu Vạn Ninh. Khi sắp đến gần thuyền Kính Chương, Kính Chương ngỡ là Hào quận công thắng trận trở về liền ra đón. Ngạn thét: Ta là Kế quận công đây, bọn ngươi nên mau mau chịu trói để khỏi bị gươm đao.
Kính Chương nghe nói, trở tay không kịp, liền bỏ thuyền chạy lên bờ, chạy đến giữa bãi cát thì bị quan quân bắt được, cùng với vợ cả vợ lẽ 20 người, chém 40 tên đồ đảng. Bấy giờ quân lính phần nhiều
tranh nhau lấy của cải của giặc, để dư đảng giặc tản mác chạy trốn được vào rừng núi. Quân Ngạn đã thu được toàn thắng, một lần đánh thắng hai trận liền, quân lính vui mừng, khải hoàn về Kinh giải nộp.
Mạc Kính Chương ở dưới cửa khuyết. Hôm ấy, Tiết chế Trịnh Tùng ban thưởng chiến công, ban cho Phan Ngạn 1 bài vàng, 10 cân vàng ròng. Lại thưởng cho các tướng sĩ đã chấp hành mệnh lệnh 300 cân bạc, [55b] đặt yến tiệc lớn để khao thưởng.
Bấy giờ bề tôi họ Mạc lắm quỷ kế, tố cáo với nhà Minh rằng: Quân nhà Lê chính là họ Trịnh tranh cường, dấy binh đánh giết bề tôi thần phục của thượng quốc cùng con cháu họ Mạc, thực không phải là quân trung hưng của con cháu nhà Lê. Vì thế, nhà Minh nhiều lần sai sứ qua cửa Trấn Nam Giao2665 , mang điệp văn sang nước ta hẹn đến cửa quan hội khám xem có thực là con cháu nhà Lê hay không.
Ngày 29, sai bọn Hộ bộ thượng thư kiếm Đông các học sĩ Thông quận công Đỗ Uông và Ngự sử đài đô ngự sử Nguyễn Văn Giai làm quan hầu mệnh đến cửa Trấn Nam Giao trước, trao đổi điệp văn thư từ với viên Tả giang binh tuần đạo Trần Đôn Lâm, lời lẽ phần nhiều khiêm tốn. Sau lại sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái [56a] đem quân tiếp đến Lạng Sơn làm hậu ứng. Sai tộc mục2666 là hoàng huynh Lê Ngạnh, Lê Lựu và bọn Công bộ thị lang Phùng Khắc Khoan cùng mang con ấn của An Nam đô thống sứ ty và hai tờ kiểu ấn mực của quốc vương An Nam trước, 100 cân vàng, 1000 lạng bạc cùng mấy chục kỳ lão lên cửa Trấn Nam Giao để chờ hội khám.
Tháng 2, ngày mồng 1, Tả giang ninh tuần đạo, đề hình án sát sứ ty phó sứ Trần Đôn Lâm gửi điệp văn đòi vua phải đích thân đến cửa Trấn Nam Giao để hẹn hội khám.
Ngày mồng 5, vua đích thân đốc suất bọn Hữu tướng Hoàng Đình Ái, Thái uý Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu, Thái phó Trịnh Đỗ và các tướng sĩ, binh tướng gồm hơn 1 vạn đến cửa Trấn Nam Giao hẹn ngày hội khám. Bấy giờ nhà Minh dây dưa thoái thác, đòi lấy người vàng, ấn vàng [56b] theo lệ cũ, không chịu đến khám, thành ra quá kỳ hạn.
Tháng 3, vua trở về Kinh.
Mùa hạ, tháng 4, hạ lệnh cho phủ, huyện, tổng, xã các xứ trong nước, nơi nào phải trải binh lửa, nhân dân xiêu tán, thì cho về làm ăn, tha phu dịch 3 năm. Nhưng quan địa phương phần nhiều nhũng nhiễu, hà khắc bạo ngược, dân nhiều người vẫn phải xiêu tán, chưa được an cư lạc nghiệp.
Hạ lệnh duyệt tuyển binh lính nguyên ngạch mới và cũ. Người nào có công đã được trao chức tước thì miễn, người nào tuổi già sức yếu thì sa thải, người nào sức vóc mạnh khoẻ thì bổ sung cho đủ ngạch binh.
Ngày rằm, nguyệt thực.
Bấy giờ đại hạn, thóc lúa vụ chiêm đều không thu được, đầm phá khô cạn, cây cỏ úa vàng, hoa không kết trái. Trộm cướp quần tụ trong dân gian, bọn lớn đến 7, 8 trăm đứa, bọn nhỏ cũng không dưới vài trăm, ngày đêm đốt phá [57a] nhà cửa, cướp đoạt của cải gia súc, thuỷ bộ không thông, đường sá bế tắc, dân đói nhiều, chết đến quá nửa.
Tháng 5, Thái bảo Hoà quận công Vũ Đức Cung tự dời dinh Đại Đồng về ở Nghĩa Đô.
Tháng này, sai viên hàn lâm quy thuận là Phạm Hồng Nho cùng với thừa chính sứ Thanh Hoa là Lễ Cung nam Hồ Bỉnh Quốc đi khám đạc đất bãi dâu xứ ấy để định ngạch thuế.
Mùa thu, tháng 7, bấy giờ trời không mưa gió mà nước sông Lô tự dâng tràn đến hơn một tuần.
Sao Chổi xuất hiện, vận hành theo hướng tây bắc.
Sai sửa làm các điện thái miếu ở trong thành Thăng Long.
Ngày Nhâm Ngọ 17, rước [57b] thần vị của Thái Tổ Cao Hoàng Đế và liệt thánh hoàng đế vào điện Thái Miếu thành Thăng Long để cúng tế quanh năm.
Tháng 8, ngày Giáp Thìn mồng 9, giờ Nhâm Thân, nước ở sông hồ, đầm ao, giếng thơi bỗng dưng sôi động, một giờ mới yên.
Tháng này, hạn, mật đảo có mưa.
Tháng 8 nhuận, ngày mồng 1, nhật thực.
Bấy giờ sai thợ đúc 2 tượng người vàng và bạc, đều cao 1 thước 2 tấc, nặng 10 ân, lại đúc 2 đôi bình hoa bạc, 5 chiếc bình hương nhỏ bằng bạc, lại sắm sẵn lụa thổ quyến và các vật cống để phòng sang sứ phương bắc.
Mùa đông, tháng 11, ngày 25, Phạm Hàng, người xã Thi Vụ, huyện Đại Yên, tự xưng là [58a] Thiên Nam chiêu thảo đô nguyên suý, ngày 27 vào chiếm giữ núi Đam Khê, huyện Yên Mô, đánh phá các xã gần đấy, đến đâu mọi người đều theo phục, hơn 1 tháng đã được hơn 1 vạn quân. Từ đó các phủ Trường Yên, Lỵ Nhân, giặc cướp đều nổi dậy, trở ngại nhiều cho người qua lại mà dân binh các xã Đồi Thượng phần nhiều theo đảng giặc. Cha con Lễ Giang hầu cũng dốc lòng theo phục. Tiết chế Trịnh Tùng sai Mỹ quận công Bùi Văn Khuê đem quân cùng với viên thổ quan Yên Mô là Lương quận công Nguyễn Thể đi đánh bắt được Phạm Hàng giải về Kinh chém.
Tháng 12, ngày mồng 4, viên tướng trấn thủ Thanh Hoa là Thiếu bảo Diễn quận công Trịnh Văn Hảo chết. Tặng Thái bảo.
Tháng này, sai bọn Hộ bộ thượng thư kiêm Đông các học sĩ Thông quận công Đỗ Uông [58b] làm quan hầu mệnh, cùng với Quảng quận công Trịnh Vĩnh Lộc mang hai người vàng người bạc và các vật cống tới thành Lạng Sơn để đợi nhà Minh hội khám. Bấy giờ viên thổ quan Long Châu của nhà Minh nhận nhiều của đút lót của bọn họ Mạc, vì thế vào bè với chúng mà thoái thác, nên việc không xong, lại vừa gặp tết Nguyên đán, bọn Đỗ Uông, Vĩnh Lộc lại trở về Kinh.
Đinh Dậu, [Quang Hưng] năm thứ 20 [1597] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 2). Tháng 2, ngày mồng 10, sai viên phủ doãn Phụng Thiên sửa lễ trâu rượu tế miếu Minh Khang Thái Vương.
Ngày 19, sai bọn quan hầu mệnh Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai lại lên cửa Trấn Nam Giao thăm dò tin tức nhà Minh. Sai tướng Bắc đạo Thuần quận công Trần Đức Huệ cùng với bọn Hội quận công, Hoành quận công (đều không rõ tên) đem quân hộ tống. Khi đến thành Lạng Sơn [59a] đóng dinh thì bọn nguỵ Phúc Vương và Cao quốc công (đều không rõ tên) đem quân đến đánh cướp, giết Hội quận công tại trận. Bọn Thuần quận công và Hoành quận công đem quân chạy thoát. Khi trở về Kinh đều bị tước binh quyền. Bọn Đỗ Uông, Nguyễn Văn Giai vào chiếm giữ vách núi được thoát.
Tháng 3, Nguyễn Đương Minh người huyện Yên Phong tự xưng là Phúc Đức năm thứ 22667 đem người trong huyện dấy quân đánh cướp các huyện bên. Hôm ấy, Hữu tướng Hoàng Đình Ái sai thuộc tướng đánh bắt được, đem chém, bắt được 4 tên đồ đảng giải đến cửa dinh, cũng chém cả.
Bấy giờ, ở vùng Sơn Tây, trời mưa ra máu.
Tháng này, nhà Minh lại sai viên quan uỷ nhiệm là Vương Kiến Lập tới nước ta đòi lễ cống và giục hội khám. Điệp văn tới Kinh sư, triều đình nghị bàn việc khởi hành.
Ngày 28, vua đích thân đốc suất bọn Hữu tướng Hoàng [59b] Đình Ái, Thái uý Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu, Thái phó Trịnh Đỗ cùng 7, 8 viên tả hữu đô đốc và 5 vạn binh tướng, đem theo cả viên quan uỷ nhiệm của nhà Minh Vương Kiến Lập cùng đi, lên cửa Trấn Nam Giao ở Lạng Sơn.
Tháng 4, ngày mồng 10, vua chỉnh đốn binh tượng, qua cửa Trấn Nam Giao, cùng với quan nhà Minh là bọn Tả giang tuần đạo sát phó sứ Trần Đôn Lâm và quan các phủ Tư Minh, Thái Bình, các châu
Long Châu, Bằng Tường tỉnh Quảng Tây cử hành hội khám. Trong lễ giao tiếp, hai bên đều vui vẻ mừng nhau. Từ đấy, hai nước Nam Bắc lại trao đổi với nhau.
Sai Công bộ tả thị lang Phùng Khắc Khoan làm chánh sứ, Thái thường tự khanh Nguyễn Nhâm Thiêm làm phó sứ sang tuế cống nhà Minh và cầu phong.
Khắc Khoan đến Yên Kinh, vừa gặp tiết Vạn Thọ của vua Minh, dâng 30 bài thơ lạy mừng. Anh vũ điện đại học sĩ [60a] thiếu bảo kiêm thái tử thái bảo Lại bộ thượng thư nhà Minh là Trương Vị đem tập thơ Vạn Thọ ấy dâng lên. Vua Minh cầm bút phê rằng: Người hiền tài ở đâu mà không có. Trẫm xem thơ, thấy hết lòng trung thành của Phùng Khắc Khoan, rất đáng khen ngợi. Liền sai đưa xuống khắc in để ban hành trong nước. Khi ấy, sứ Triều Tiên là Hình tào tham phán Lý Toái Quang viết tựa cho tập thơ.
Bấy giờ, cha con Dũng quận công Nguyễn Khắc Khoan là thổ quan ở huyện Minh Nghĩa liên kết với đảng nguỵ, tụ tập bọn gian ác, định làm loạn ở Kinh ấp. Ban đêm, chúng thường nổi lửa đốt phá phố phường. Việc phát giác, quan quân bắt được 3 cha con Khắc Khoan và 24 tên đồ đảng ở ngoài cửa Nam thành Thăng Long, tìm được ấn gỗ, cờ chiêng, khí giới và [60b] sắc mệnh đem về nộp. Tiết chế Trịnh Tùng sai đem đốt hết, chém chết cha con Khắc Khoan và đồ đảng, lấy đầu đem bêu.
Ngày 20, vua về Kinh sư. Xa giá đến Yên Thường. Tiết chế Trịnh Tùng thân hành rước lạy ở Yên Thường, đi theo ngự giá về cung. Vua ra coi chầu. Tiết chế Trịnh Tùng thân đem các đại thần và các quan văn võ làm lễ lạy mừng.
Hạ lệnh duyệt tuyển binh lính. Chọn người khoẻ mạnh bổ vào ngạch lính, những người già yếu thì lựa thải ra. Nhưng xét duyệt đã được mấy năm mà chưa từng thấy thải người nào, đến nỗi kẻ già yếu người người chết trong quân ngũ.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
2648Mỹ Thọ : tức Mỹ Thọ hầu, tên tước.
2649Huyện Đông Lan và Huyện Tây Lan : thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây bấy giờ.
2650Đường Kiều : đường là cây cam đường. Thiệu Bá con Chu Văn Vương, khi tuần hành các nước phương Nam thường ngồi nghỉ dưới gốc cây cam đường, đời sau gọi quan to, tước cao là "đường phong". Kiều là cây to, bóng cả, cũng ví người làm quan to.
2651Hoàn quyển : hoàn là ngọc hoàn khuê của tước công cầm khi vào chầu vua; quyển là loại áo cổn. Hoàng quyển ví quan cao tước trọng.
2652Tây Bình : tức Tây Bình Vương, tước của Lý Thạnh đời Đường. Lý Thạnh giúp Đường Đức Tong dẹp loạn Chu Thứ. Con Thạch là Lý Tổ dẹp đất Hoài Tây, bắt Ngô Nguyên Tế.
2653Phần Dương : tức Phần Dương quận vương, tước hiệu của Quách Tử Nghi. Tử Nghi dẹp loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh, xây dựng lại quốc gia cho Đường Huyền Tông.
2654Huyện Hữu Lũng : nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
2655Núi Yên Tử : ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2656Châu Vạn Ninh : sau là phủ Hải Ninh, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
2657Long Châu : thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
2658Huyện Tiên Minh : sau là huyện Tiên Lãng, nay thuộc thành phố Hải Phòng.
2659Huyện Tam Dương : nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
2660 Nguyên văn mất hai chữ "phò mã".
2661Tiền đại tập : tiền chi dùng cho kỳ hội quân lớn.
2662Châu Cảm Hoá : tương đương với các huyện Ngân Sơn và Na Rì tỉnh Bắc Cạn ngày nay.
2663Kim Động : tên huyện, thuộc tỉnh Hưng Yên.
2664Tây Chân : tên huyện, sau là huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam.
2665Cửa Trấn Nam Giao : Nguyên văn "Trấn Nam Giao quan" tức Trấn Nam quan, nay là Hữu Nghị quan.
2666Tộc mục : người đầu mục của họ. Ở đây là họ vua.
2667 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ ghi là "Phúc Đức năm thứ 1".
Quyển XVII
[1a]
Kỷ Nhà Lê
Giáp Ngọ, [Quang Hưng] năm thứ 17 [1594], (Minh Vạn Lịch năm thứ 22). Tháng giêng, Mạc Ngọc Liễn đem Mạc Kính Cung đến chiếm cứ huyện An Bắc.
Tiết chế Trịnh Tùng sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đi đánh.
Tháng 2, Đình Ái đốc quân đánh phá huyện An Bác, bắt sống nguỵ Vạn Ninh Vương, Nghiêm quốc [45b] công và dư đảng, đều chém hết. Ngọc Liễn chạy sang phủ Tư Minh xưng thần với nhà Minh. Sau Đình Ái đem quân về đến huyện Yên Dũng bắt được nguỵ Phúc quốc công rồi về.
Năm này, các xứ Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn can qua rối động. Khánh Vương Mạc Kính Khoan chiếm giữ huyện Đại Từ, Thứ vương chiếm giữ Thái Nguyên, An quận công chiếm giữ huyện Phổ Yên, Đông quốc công chiếm giữ huyện Lục Ngạn, Yên Dũng Vương chiếm giữ huyện Vũ Nhai, Việt quốc công chiếm giữ huyện Sơn Dương. Quan quân đến thì giặc giải tán, đi rồi giặc lại tụ họp, các quận huyện đều khổ vì chúng.
Bấy giờ nhà Minh hay sai người sang dò la sự tình, hầu như không ngày nào là không có. Miền dưới Hải Dương và Sơn Nam, giặc cướp nổi lên nhiều, dân địa phương ngày đêm không yên.
Ở Đại Đồng, Hoà quận công Vũ Đức Cung từ sau khi về trấn, ngầm chứa hai lòng, [46a] ngầm thông tin đi lại với Mỹ Thọ2648 của giặc, bí mật sai người xâm lược các huyện ở đầu nguồn Trấn Sơn, đánh phá các huyện Thanh Ba, Hạ Hoa. Lại dời dân cư huyện Đông Lan và Tây Lan2649 vào ở Đại Đồng. Tiết chế Trịnh Tùng sai thái uý Nguyễn Hữu Liêu đem quân đến đánh đuổi, bắt được Mỹ Thọ rồi về.
Tháng 3, ngày rằm, nguyệt thực, trời mưa to.
Ngày 22, vua sai Nguyễn Hoàng mang kim sách gia phong Minh Khang Thái Vương làm Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương.
Lời kim sách nói: Đại thần lập nên công to, muôn dân trông đợi; triều đình truy phong điển lớn, phải ghi công đầu. Đã chọn ngày tốt ban ra, lại tạc sách vàng rực rỡ. Nay Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa công thần đặc tiến khai phủ kim tử [46b] vinh lộc đại phu kiêm tổng nội ngoại bình chương quân quốc trọng sứ Thái quốc công đặng Minh Khang Nhân Trí Thái Vương Trịnh Kiểm vốn là đường kiều họ lớn2650 , hoàn quyển dòng sang2651 . Buổi đầu ứng theo cờ nghĩa, sửa kinh luân giềng mối buổi gian truân; một phen thu lại cõi xưa, định hưng phục quy mô khi phò tá. Đối với Tiên vương, công tốt có nhiều; xét đến con nối, nghiệp lớn càng rõ. Có khác gì Tây Bình2652 cả nhà trung nghĩa, xã tắc được yên; Phần Dương2653 dựng lại quốc gia, thiên hạ công nhất. Phúc trước đến nay
rực rỡ, hiệu mới nên được tôn sùng. Đặc sai Suy trung dực vận đồng đức công thần đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân Trung đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự thái uý Đoan quận công thượng trụ quốc Nguyễn Hoàng mang kim sách tiến phong làm Suy trung dực vận hiệp mưu đồng đức phụ quốc kiệt tiết đôn hậu minh nghĩa [47a] công thần thượng tướng Minh Khang Nhân Trí Vũ Trinh Hùng Lược Thái Vương. Mong lâu bền mãi mãi, để cho con cháu được vinh hiển lâu dài. Hãy kính theo đó.
Sai bọn Nguyễn Mậu Tuyên đem sắc chỉ truy tặng gia phong Thái tể thái sư Hưng quốc công Nguyễn Kim là Chiêu Huân Phụ Tiết Tĩnh Công.
Tháng 4, ngày Kỷ Mậu mồng 1, nhật thực, trời mưa.
Đại hạn.
Ngày 28, Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đánh phá huyện Hữu Lũng2654 , chém được nguỵ Phúc quận công, lấy đầu truyền về Kinh sư.
Viên hàng tướng đất Thái Nguyên là Địch nghĩa dinh Liêm quận công (không rõ tên), bắt được nguỵ Hoành Mỹ công [47b] (không rõ tên). Vĩnh quận công đem dư đảng chạy đến huyện Võ Nhai.
Ngày 11, Mạc Kính Cung lấy Mạc Ngọc Liễn làm thái phó đem quân chiếm giữ núi Yên Tử2655 , đánh cướp huyện Vĩnh Lại, đi đến đâu nhiều người theo về. Tiết chế Trịnh Tùng sai Nguyễn Hoàng đem thuỷ quân tiến thẳng đến Hải Dương đánh tan. Ngọc Liễn chạy về huyện An Bác, sau chiếm giữ châu Vạn Ninh2656 .
Tháng ấy, sao Kim đi trái độ.
Hạn, cầu đảo được mưa.
Mạc Kính Cung và đảng nguỵ trốn sang ở Long Châu2657 của nhà Minh, đến đây hay [48a] đem người Long Châu về cướp các châu ở Lạng Sơn. Tiết chế Trịnh Tùng sai quân họp với quân ba ty Lạng Sơn đánh đuổi. Đảng nguỵ chạy về Long Châu.
Tháng 6, người xã Vũ Lăng, huyện Tiên Minh2658 là Vũ Đăng dấy binh chiếm giữ huyện Siêu Loại, tụ tập bè đảng, tự xưng là La Bình năm thứ 1. Tiết chế Trịnh Tùng bắt được đem chém.
Nguỵ Tín Vương (không rõ tên) dấy binh chiếm giữ huyện Vũ Nhai, sai Ninh quốc công nguỵ (không rõ tên) đem quân chống đánh ở Thái Nguyên.
Việt quốc công nguỵ tự mặc áo hoàng bào dấy binh chiếm giữ huyện Tam Dương2659 cướp bóc dân địa phương. Tiết chế Trịnh Tùng sai phó tướng Bạt quận công Phạm Doãn Sinh đem quân bản bộ trấn giữ huyện Tam Nông để giữ yên dân Hưng Hoá.
[48b] Tháng 7, ngày mồng 2, Phò mã2660 đô uý thái phó Đà quốc công Mạc Ngọc Liễn đem quân chiếm giữ châu Vạn Ninh, bị ốm chết. Con là bọn phò mã Sơn Đông chạy sang Long Châu phụ theo Mạc Kính Cung.
Khi Ngọc Liễn sắp lâm chung, có di chúc để lại khuyên Mạc Kính Cung rằng: "Nay khí vận nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời. Dân ta là dân vô tội mà để phải mắc nạn binh đao, sao lại
nỡ thế! Bọn ta nên tránh ra ở nước khác, chứa nuôi uy sức, chịu khuất đợi thời, xem khi nào mệnh trời trở lại mới có thể làm được. Rất không nên lấy sức chọi sức, hai con hổ tranh nhau tất có một con bị thương, không được việc gì. Nếu thấy quân họ đến thì ta nên tránh, chớ có đánh nhau, nên cẩn thận mà giữ là hơn. Lại chớ nên mời người Minh vào [49a] trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng". Đến đây thì chết.
Tráng Vương Mạc Kính Chương của họ Mạc cùng với Thái quốc công nguỵ đem quân đến cướp bóc các huyện Thanh Hà, Tứ Kỳ. Lại quốc công người huyện Vĩnh Lại mưu phản cũng đem quân bản huyện đi theo. Bấy giờ nhân dân các huyện ở Hải Dương mất mùa to, đói kém đến ăn thịt lẫn nhau, chết đói đến một phần ba.
Tháng 8, Hữu tướng Hoàng Đình Ái đem quân đánh phá Lạng Sơn. Nghiêm quốc công nguỵ ra hàng, vẫn bị giết.
Tháng 9, nguỵ Uy Vương Mạc Kính Dụng sai bè lũ là bọn Xuân Sơn hầu và Văn quốc công đem quân đánh úp Thái Nguyên. Tướng quy thuận là Liêm quốc công bị chết trận. Tiết chế [49b] Trịnh Tùng sai Thái uý Nguyễn Hoàng đem quân đánh phá ở Vũ Nhai, dẹp yên rồi đem quân về.
Tháng 10, Tiết chế Trịnh Tùng sai Thái uý Nguyễn Hoàng thống lĩnh thuỷ quân, Thái uý Nguyễn Hữu Liêu đốc suất bộ binh, hai đường tiến thẳng đến Đại Đồng, đánh phá dinh của Hoà quận công Vũ Đức Cung, chia quân đằng trước, đằng sau đánh ập lại. Đức Cung đem bọn con em chạy về Nghĩa Đô. Hai tướng đem quân về.
Thái uý Nguyễn Hữu Liêu tung kỳ binh đánh trại của bọn Xuân Sơn hầu và Văn quốc công, phá được, bắt được 3 con voi, đốt doanh trại, nhà cửa rồi về.
Tháng 12, tên nguỵ Vũ Đức Cung ở Đại Đồng sai người dâng nộp vàng bạc, của báu và ngựa, [50a] về Kinh vào chầu, thú tội xin tha. Vua y cho.
Lập phủ Thái Vương ở phường Phúc Lâm, sai dời hành tại đến bên tả cửa Nam của thành.
Bấy giờ, các huyện ở Thái Nguyên vẫn bị bọn Uy Vương nguỵ Mạc Kính Dụng chiếm giữ, Lạng Sơn vẫn bị bọn Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan chiếm giữ, những nơi chúng chiếm bị cướp bóc, nhân dân địa phương quá nửa không được về làm ruộng, đồng ruộng bị bỏ hoang.
Ất Mùi, [Quang Hưng] năm thứ 18 [1595] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 23). Tháng giêng, bấy giờ vua bị bệnh phong không coi chầu được. Xuống chiếu miễn chầu cùng các lễ yết, lễ giao tự.
Tháng 2, Tiết chế Trịnh Tùng sai tướng hiệu các dinh đóng 50 chiến thuyền.
Tháng 3, thi Hội các cử nhân trong nước ở bến Thảo Tân. Cho Nguyễn Thực và Nguyễn Viết Tráng đỗ tiến [50b] sĩ xuất thân; bọn Nguyễn Đức Mậu 4 người đỗ tiến sĩ đồng xuất thân.
Tiết chế Trịnh Tùng cho đóng xe hai bánh, trang sức bằng ngọc ngà, trên xe làm mui sơn, hai bên xe khắc lan can bằng ngà, bốn vách sơn then, thếp vàng. Lại làm thang nhỏ để lên xe. Trước xe đặt một đòn ngang, sai bốn lực sĩ đẩy. Kiểu xe này do Thái uý Nguyễn Hoàng sáng chế.
Sao Kim, sao Mộc mọc chung vào vùng sao Thất.
Sai thu tiền đại tập2661 của các xứ trong nước để dùng vào việc nước.
Xuân Sơn [hầu] nguỵ tự xưng là Nghĩa quốc công, sai người bắt trộm một con voi công đem về châu Cảm Hoá2662 .
Tháng 4, Tiết chế Trịnh Tùng sai chỉ huy sứ, Trung Tín hầu (không rõ tên) cùng với tổng binh Thái Nguyên là Đức Trạch hầu Lại Thế Quý đem quân đến châu Cảm Hoá, gặp [51a] Uy Vương nguỵ
Mạc Kính Dụng và bọn Xuân Sơn [hầu], Sơn Đông [hầu]. Thế Quý tung quân ra đánh, chém được 600 thủ cấp, lại lấy được 1 con voi đực, 10 con ngựa và quân nhu khí giới rồi về.
Bấy giờ, người ở đầu nguồn xứ Thanh Hoa là thái phó nguỵ Cương quốc công (không rõ tên) nổi quân chiếm giữ miền trên huyện Quỳnh Lưu, xứ Nghệ An, cướp bóc cư dân. Quân trấn thủ Thanh Hoa là bọn Hà Thọ Lộc, Trịnh Văn Hải gọi quân đi đánh phá được, bắt được đồ đảng của giặc, đều giết hết.
Tháng 5, hạ lệnh cho các dinh cơ kê khai các công thần dốc lòng ra sức, trước sau bảo toàn được chiến công, định thành ba bậc, tâu công để xét ban thưởng. Lệnh ra hai ba lần, rồi lại ỉm đi không thi hành.
Bấy giờ nhân dân mất mùa, đói to, lại thêm ôn dịch, người chết xác gối lên nhau.
[51b] Tháng 6, ngày 12, Xuân Sơn [hầu] nguỵ cùng với những người huyện Phổ Yên là bọn nguỵ Tấn quận công (từ đây trở xuống đều không rõ tên). Thắng quận công, Quế quận công tập hợp được 500 quân cướp bóc huyện Tam Dương. Khi ấy, huyện quan đem nhiều binh dân, chặn đón đường hiểm yếu, chém được 46 thủ cấp của bọn nguỵ Tấn, Thắng, Quế, Xuân Sơn [hầu] chỉ thoát được thân mình.
Hạn.
Ngày 22, giờ Thân, hai mặt trời cùng mọc.
Ngày 24, tổng binh Thái Nguyên là Nghiêm quận công Trịnh Duy Tinh chém được Nghĩa quốc công nguỵ Đỗ Điền và bè lũ ở Thái Nguyên. Bây giờ Lại quận công nguỵ tự xưng là Ly quốc công, cha con cùng đem đảng giặc từ Yên Quảng thâm nhập Hải Dương, cướp bóc các huyện ở ven sông, đến huyện Đông Triều đánh úp dinh trấn thủ, Lăng quận công (không rõ tên) bị hại.
[52a] Tháng 7, Xuân Sơn [hầu] nguỵ tự xưng là Bảo quốc công, đem đảng giặc đánh cướp huyện Phổ Yên. Tiết chế Trịnh Tùng sai quân đi đánh phá, bắt được 4 con ngựa, 1 quả ấn đồng, bọn giặc chạy tan. Lại sai Lại Thế Quý đem quân đánh phá các xứ Thái Nguyên, Cao Bằng, bắt được tướng giặc là bọn Kỳ Sơn Vương, Phúc Vương (đều không rõ tên) đều giết cả.
Ngày Giáp Ngọ 13, trời không mây mà có sấm, bỗng sét đánh vào cột cung điện. Đêm ấy, mặt trăng lại đi vào vùng sao Tâm, sau thành quầng ở sao Tuế.
Ngày Giáp Thìn 13, đại hội các quan văn võ tuyên thệ ở phố bên tả cửa Nam thành Thăng Long.
Ngày 25, Xuân Sơn [hầu] nguỵ về hàng, đến Kinh sư xin chịu tội, giao về cho tướng bản thuộc, sau bắt giết.
Sao Hoả phạm vào vùng sao Mão, đến hết năm không về khu vực mình.
[52b] Sai Nghị quận công Nguyễn Duy Nhất giữ huyện Kim Động2663 .
Tháng 8, hạ lệnh đại điểm duyệt quân lính ở Thảo Tân, số quân được hơn 12 vạn.
Đại hạn, từ tháng 8 đến hết năm không mưa, đến tháng 2 năm sau mới mưa, lúa má chết khô, mùa màng mất hết, nhân dân đói to.
Tháng 9, hạ lệnh đặt quân khám xét hình ngục, để xử đoán các án đáng ngờ trong nước. Lấy hai viên quan văn là Ngô Tháo và Nguyễn Hoành Từ, võ quan là Lê Chẩn là chức ấy, ban cho ấn công sai. Sau lại đặt thêm 3 viên nữa, nhưng đều không giữ được đúng luật pháp, nên lại bãi bỏ chức ấy.
Tháng 10, sai sửa chữa điện Tây Kinh.
Bấy giờ, bề tôi cũ của họ Mạc là Hàn lâm học sĩ Nguyễn Thì Dự người huyện Đông Ngàn, tự xưng là thái bảo Lễ quận công, tiếm đặt hiệu cho con là Thuận Trị [53a] Vương, dấy quân chiếm giữ huyện
Lục Ngạn, đón chặn đường hiểm yếu ở Lạng Sơn giết viên tổng binh bản xứ là Lang quận công (không rõ tên), cướp đoạt 1 con voi và tài vật.
Tháng 11, Tiết chế Trịnh Tùng sai Kế quận công Phan Ngạn đem các cơ thuỷ quân, 300 chiến thuyền và 1 con voi đến trấn giữ huyện Thanh Lâm trấn Hải Dương, Trịnh Văn Chương giữ huyện Vĩnh Lại, Nguyễn Đình Luân giữ huyện Cẩm Giàng, Hải quận công (không rõ tên) giữ huyện Đường An, Vương Trân giữ huyện Siêu Loại.
Tháng 12, trộm cướp nổi lên khắp nơi, đốt nhà giết người, cướp bóc của cải gia súc.
Bính Thân, [Quang Hưng] năm thứ 19 [1596] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 24). Tháng giêng, ngày mồng 2, Tráng Vương nguỵ Mạc Kính Chương dời ra đóng ở Yên Quảng, chiếm giữ xã Hương Lan châu Vạn Ninh, sai tướng là Lỵ quốc công người Vĩnh Lại, Thái quốc công người Gia Phúc (đều không rõ tên), các con em dòng họ Mạc là bọn Mạc Vĩ, Mạc Lý đem 80 chiếc thuyền chiến lớn nhỏ [53b] đánh vào các huyện Tứ Kỳ, Vĩnh Lại.
Ngày mồng 3, đến sông ở các huyện Thanh Lâm, Thanh Hà, đánh nhau với quân của Phan Ngạn từ giờ tý đến giờ ngọ, kịch chiến trên sông.
Bấy giờ Phan Ngạn ngựa chưa kịp đóng yên, quân chưa kịp mặc giáp mà thuyền giặc đã đến cửa dinh, quân lính đều luống cuống, cùng ra với Phan Ngạn để chống cự chỉ có 45 người thôi. Viên tướng người Giao Thuỷ là Lễ quận công thấy thế giặc mạnh, tự liệu quân ít, sức không chống nổi, tự đem quân của thuyền mình lui trước.
Phan Ngạn cho là nhát sợ, chém chết rao cho mọi người biết. Thế là ai nấy đều liều chết cố đánh. Lại được một đội thuyền nhẹ ở Tây Chân2664 xông đến. Tướng giặc ngờ có quân cứu viện đến, liền tự tan vỡ, bỏ thuyền nhảy xuống sông trốn chạy. Phan Ngạn bèn vẫy các thuyền lớn nhỏ của quân mình, nhất tề xông lên kịch chiến ở giữa dòng, chém tướng giặc là bọn Lỵ [54a] quốc công, Thái quốc công, An quận công, Thuỵ quận công (đều không rõ tên) và hơn 20 viên tỳ tướng, chém được 2298 thủ cấp giặc, thu được thuyền bè khí giới nhiều không kể xiết, bắt sống được mấy viên tướng giặc là bọn Hào quận công (không rõ tên). Đảng giặc đều tan về quê quán.
Ngay hôm ấy, giải tướng giặc là Hào quận công đến cửa quân. Phan Ngạn tự mình cởi trói và dỗ rằng: Ngươi muốn sống hay muốn chết. Nếu muốn sống thì ta dùng ngươi làm hướng đạo, bắt được Tráng Vương thì ta tha tội chết cho ngươi. Hào quận công bèn xin đưa đường, dẫn quân đi gấp theo đường biển ra Quảng Yên bắt Tráng Vương để lo báo đáp. Phan Ngạn nghe xong, sai chọn thuyền nhẹ và mấy trăm quân tinh nhuệ, cùng 5 chiếc thuyền chiến, tự mặc áo giáp khắp mình, giấu Hào quận công ở trong thuyền.
[54b] Ngày mồng 4, Ngạn bàn với các tướng rằng: Việc binh quý ở thần tốc. Ta lấy quân chiến thắng, thừa thế chẻ tre, nếu một trận đánh hai lần thắng, thì đó là trời giúp cho ta thành công lớn, có thể so cùng các danh tướng đời xưa. Tôi mong các tướng sĩ nghe lệnh hãy đồng tâm hiệp lực để lập công danh, tiễu trừ giặc nguỵ thì công của bọn ta không gì to bằng.
Các tướng đều nói: Xin tuân lệnh.
Hôm ấy, Ngạn chọn các tráng sĩ, giả làm sắc áo và cờ của quân Kính Chương. Ngạn tự làm tiền đội, các thuỷ quân lục tục tiến theo. Đêm hôm ấy, Ngạn tự đi thuyền nhẹ, xông trước vào hai lần cửa. Người giữ cửa hỏi, trả lời rằng: Ta là binh thuyền của Hào quận công, nhân thắng trận, bắt được tướng giặc là bọn Kế quận công giải về trước dâng nộp vương ta. Do đấy, vào được các lớp cửa mà thẳng tiến, 3 ngày đêm thì đến [55a] xã Hương Lan, châu Vạn Ninh. Khi sắp đến gần thuyền Kính Chương, Kính Chương ngỡ là Hào quận công thắng trận trở về liền ra đón. Ngạn thét: Ta là Kế quận công đây, bọn ngươi nên mau mau chịu trói để khỏi bị gươm đao.
Kính Chương nghe nói, trở tay không kịp, liền bỏ thuyền chạy lên bờ, chạy đến giữa bãi cát thì bị quan quân bắt được, cùng với vợ cả vợ lẽ 20 người, chém 40 tên đồ đảng. Bấy giờ quân lính phần nhiều
tranh nhau lấy của cải của giặc, để dư đảng giặc tản mác chạy trốn được vào rừng núi. Quân Ngạn đã thu được toàn thắng, một lần đánh thắng hai trận liền, quân lính vui mừng, khải hoàn về Kinh giải nộp.
Mạc Kính Chương ở dưới cửa khuyết. Hôm ấy, Tiết chế Trịnh Tùng ban thưởng chiến công, ban cho Phan Ngạn 1 bài vàng, 10 cân vàng ròng. Lại thưởng cho các tướng sĩ đã chấp hành mệnh lệnh 300 cân bạc, [55b] đặt yến tiệc lớn để khao thưởng.
Bấy giờ bề tôi họ Mạc lắm quỷ kế, tố cáo với nhà Minh rằng: Quân nhà Lê chính là họ Trịnh tranh cường, dấy binh đánh giết bề tôi thần phục của thượng quốc cùng con cháu họ Mạc, thực không phải là quân trung hưng của con cháu nhà Lê. Vì thế, nhà Minh nhiều lần sai sứ qua cửa Trấn Nam Giao2665 , mang điệp văn sang nước ta hẹn đến cửa quan hội khám xem có thực là con cháu nhà Lê hay không.
Ngày 29, sai bọn Hộ bộ thượng thư kiếm Đông các học sĩ Thông quận công Đỗ Uông và Ngự sử đài đô ngự sử Nguyễn Văn Giai làm quan hầu mệnh đến cửa Trấn Nam Giao trước, trao đổi điệp văn thư từ với viên Tả giang binh tuần đạo Trần Đôn Lâm, lời lẽ phần nhiều khiêm tốn. Sau lại sai Hữu tướng Hoàng Đình Ái [56a] đem quân tiếp đến Lạng Sơn làm hậu ứng. Sai tộc mục2666 là hoàng huynh Lê Ngạnh, Lê Lựu và bọn Công bộ thị lang Phùng Khắc Khoan cùng mang con ấn của An Nam đô thống sứ ty và hai tờ kiểu ấn mực của quốc vương An Nam trước, 100 cân vàng, 1000 lạng bạc cùng mấy chục kỳ lão lên cửa Trấn Nam Giao để chờ hội khám.
Tháng 2, ngày mồng 1, Tả giang ninh tuần đạo, đề hình án sát sứ ty phó sứ Trần Đôn Lâm gửi điệp văn đòi vua phải đích thân đến cửa Trấn Nam Giao để hẹn hội khám.
Ngày mồng 5, vua đích thân đốc suất bọn Hữu tướng Hoàng Đình Ái, Thái uý Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu, Thái phó Trịnh Đỗ và các tướng sĩ, binh tướng gồm hơn 1 vạn đến cửa Trấn Nam Giao hẹn ngày hội khám. Bấy giờ nhà Minh dây dưa thoái thác, đòi lấy người vàng, ấn vàng [56b] theo lệ cũ, không chịu đến khám, thành ra quá kỳ hạn.
Tháng 3, vua trở về Kinh.
Mùa hạ, tháng 4, hạ lệnh cho phủ, huyện, tổng, xã các xứ trong nước, nơi nào phải trải binh lửa, nhân dân xiêu tán, thì cho về làm ăn, tha phu dịch 3 năm. Nhưng quan địa phương phần nhiều nhũng nhiễu, hà khắc bạo ngược, dân nhiều người vẫn phải xiêu tán, chưa được an cư lạc nghiệp.
Hạ lệnh duyệt tuyển binh lính nguyên ngạch mới và cũ. Người nào có công đã được trao chức tước thì miễn, người nào tuổi già sức yếu thì sa thải, người nào sức vóc mạnh khoẻ thì bổ sung cho đủ ngạch binh.
Ngày rằm, nguyệt thực.
Bấy giờ đại hạn, thóc lúa vụ chiêm đều không thu được, đầm phá khô cạn, cây cỏ úa vàng, hoa không kết trái. Trộm cướp quần tụ trong dân gian, bọn lớn đến 7, 8 trăm đứa, bọn nhỏ cũng không dưới vài trăm, ngày đêm đốt phá [57a] nhà cửa, cướp đoạt của cải gia súc, thuỷ bộ không thông, đường sá bế tắc, dân đói nhiều, chết đến quá nửa.
Tháng 5, Thái bảo Hoà quận công Vũ Đức Cung tự dời dinh Đại Đồng về ở Nghĩa Đô.
Tháng này, sai viên hàn lâm quy thuận là Phạm Hồng Nho cùng với thừa chính sứ Thanh Hoa là Lễ Cung nam Hồ Bỉnh Quốc đi khám đạc đất bãi dâu xứ ấy để định ngạch thuế.
Mùa thu, tháng 7, bấy giờ trời không mưa gió mà nước sông Lô tự dâng tràn đến hơn một tuần.
Sao Chổi xuất hiện, vận hành theo hướng tây bắc.
Sai sửa làm các điện thái miếu ở trong thành Thăng Long.
Ngày Nhâm Ngọ 17, rước [57b] thần vị của Thái Tổ Cao Hoàng Đế và liệt thánh hoàng đế vào điện Thái Miếu thành Thăng Long để cúng tế quanh năm.
Tháng 8, ngày Giáp Thìn mồng 9, giờ Nhâm Thân, nước ở sông hồ, đầm ao, giếng thơi bỗng dưng sôi động, một giờ mới yên.
Tháng này, hạn, mật đảo có mưa.
Tháng 8 nhuận, ngày mồng 1, nhật thực.
Bấy giờ sai thợ đúc 2 tượng người vàng và bạc, đều cao 1 thước 2 tấc, nặng 10 ân, lại đúc 2 đôi bình hoa bạc, 5 chiếc bình hương nhỏ bằng bạc, lại sắm sẵn lụa thổ quyến và các vật cống để phòng sang sứ phương bắc.
Mùa đông, tháng 11, ngày 25, Phạm Hàng, người xã Thi Vụ, huyện Đại Yên, tự xưng là [58a] Thiên Nam chiêu thảo đô nguyên suý, ngày 27 vào chiếm giữ núi Đam Khê, huyện Yên Mô, đánh phá các xã gần đấy, đến đâu mọi người đều theo phục, hơn 1 tháng đã được hơn 1 vạn quân. Từ đó các phủ Trường Yên, Lỵ Nhân, giặc cướp đều nổi dậy, trở ngại nhiều cho người qua lại mà dân binh các xã Đồi Thượng phần nhiều theo đảng giặc. Cha con Lễ Giang hầu cũng dốc lòng theo phục. Tiết chế Trịnh Tùng sai Mỹ quận công Bùi Văn Khuê đem quân cùng với viên thổ quan Yên Mô là Lương quận công Nguyễn Thể đi đánh bắt được Phạm Hàng giải về Kinh chém.
Tháng 12, ngày mồng 4, viên tướng trấn thủ Thanh Hoa là Thiếu bảo Diễn quận công Trịnh Văn Hảo chết. Tặng Thái bảo.
Tháng này, sai bọn Hộ bộ thượng thư kiêm Đông các học sĩ Thông quận công Đỗ Uông [58b] làm quan hầu mệnh, cùng với Quảng quận công Trịnh Vĩnh Lộc mang hai người vàng người bạc và các vật cống tới thành Lạng Sơn để đợi nhà Minh hội khám. Bấy giờ viên thổ quan Long Châu của nhà Minh nhận nhiều của đút lót của bọn họ Mạc, vì thế vào bè với chúng mà thoái thác, nên việc không xong, lại vừa gặp tết Nguyên đán, bọn Đỗ Uông, Vĩnh Lộc lại trở về Kinh.
Đinh Dậu, [Quang Hưng] năm thứ 20 [1597] , (Minh Vạn Lịch năm thứ 2). Tháng 2, ngày mồng 10, sai viên phủ doãn Phụng Thiên sửa lễ trâu rượu tế miếu Minh Khang Thái Vương.
Ngày 19, sai bọn quan hầu mệnh Đỗ Uông và Nguyễn Văn Giai lại lên cửa Trấn Nam Giao thăm dò tin tức nhà Minh. Sai tướng Bắc đạo Thuần quận công Trần Đức Huệ cùng với bọn Hội quận công, Hoành quận công (đều không rõ tên) đem quân hộ tống. Khi đến thành Lạng Sơn [59a] đóng dinh thì bọn nguỵ Phúc Vương và Cao quốc công (đều không rõ tên) đem quân đến đánh cướp, giết Hội quận công tại trận. Bọn Thuần quận công và Hoành quận công đem quân chạy thoát. Khi trở về Kinh đều bị tước binh quyền. Bọn Đỗ Uông, Nguyễn Văn Giai vào chiếm giữ vách núi được thoát.
Tháng 3, Nguyễn Đương Minh người huyện Yên Phong tự xưng là Phúc Đức năm thứ 22667 đem người trong huyện dấy quân đánh cướp các huyện bên. Hôm ấy, Hữu tướng Hoàng Đình Ái sai thuộc tướng đánh bắt được, đem chém, bắt được 4 tên đồ đảng giải đến cửa dinh, cũng chém cả.
Bấy giờ, ở vùng Sơn Tây, trời mưa ra máu.
Tháng này, nhà Minh lại sai viên quan uỷ nhiệm là Vương Kiến Lập tới nước ta đòi lễ cống và giục hội khám. Điệp văn tới Kinh sư, triều đình nghị bàn việc khởi hành.
Ngày 28, vua đích thân đốc suất bọn Hữu tướng Hoàng [59b] Đình Ái, Thái uý Nguyễn Hoàng, Nguyễn Hữu Liêu, Thái phó Trịnh Đỗ cùng 7, 8 viên tả hữu đô đốc và 5 vạn binh tướng, đem theo cả viên quan uỷ nhiệm của nhà Minh Vương Kiến Lập cùng đi, lên cửa Trấn Nam Giao ở Lạng Sơn.
Tháng 4, ngày mồng 10, vua chỉnh đốn binh tượng, qua cửa Trấn Nam Giao, cùng với quan nhà Minh là bọn Tả giang tuần đạo sát phó sứ Trần Đôn Lâm và quan các phủ Tư Minh, Thái Bình, các châu
Long Châu, Bằng Tường tỉnh Quảng Tây cử hành hội khám. Trong lễ giao tiếp, hai bên đều vui vẻ mừng nhau. Từ đấy, hai nước Nam Bắc lại trao đổi với nhau.
Sai Công bộ tả thị lang Phùng Khắc Khoan làm chánh sứ, Thái thường tự khanh Nguyễn Nhâm Thiêm làm phó sứ sang tuế cống nhà Minh và cầu phong.
Khắc Khoan đến Yên Kinh, vừa gặp tiết Vạn Thọ của vua Minh, dâng 30 bài thơ lạy mừng. Anh vũ điện đại học sĩ [60a] thiếu bảo kiêm thái tử thái bảo Lại bộ thượng thư nhà Minh là Trương Vị đem tập thơ Vạn Thọ ấy dâng lên. Vua Minh cầm bút phê rằng: Người hiền tài ở đâu mà không có. Trẫm xem thơ, thấy hết lòng trung thành của Phùng Khắc Khoan, rất đáng khen ngợi. Liền sai đưa xuống khắc in để ban hành trong nước. Khi ấy, sứ Triều Tiên là Hình tào tham phán Lý Toái Quang viết tựa cho tập thơ.
Bấy giờ, cha con Dũng quận công Nguyễn Khắc Khoan là thổ quan ở huyện Minh Nghĩa liên kết với đảng nguỵ, tụ tập bọn gian ác, định làm loạn ở Kinh ấp. Ban đêm, chúng thường nổi lửa đốt phá phố phường. Việc phát giác, quan quân bắt được 3 cha con Khắc Khoan và 24 tên đồ đảng ở ngoài cửa Nam thành Thăng Long, tìm được ấn gỗ, cờ chiêng, khí giới và [60b] sắc mệnh đem về nộp. Tiết chế Trịnh Tùng sai đem đốt hết, chém chết cha con Khắc Khoan và đồ đảng, lấy đầu đem bêu.
Ngày 20, vua về Kinh sư. Xa giá đến Yên Thường. Tiết chế Trịnh Tùng thân hành rước lạy ở Yên Thường, đi theo ngự giá về cung. Vua ra coi chầu. Tiết chế Trịnh Tùng thân đem các đại thần và các quan văn võ làm lễ lạy mừng.
Hạ lệnh duyệt tuyển binh lính. Chọn người khoẻ mạnh bổ vào ngạch lính, những người già yếu thì lựa thải ra. Nhưng xét duyệt đã được mấy năm mà chưa từng thấy thải người nào, đến nỗi kẻ già yếu người người chết trong quân ngũ.
--------------------------------------------------------------------------
Ghi chú:
2648Mỹ Thọ : tức Mỹ Thọ hầu, tên tước.
2649Huyện Đông Lan và Huyện Tây Lan : thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây bấy giờ.
2650Đường Kiều : đường là cây cam đường. Thiệu Bá con Chu Văn Vương, khi tuần hành các nước phương Nam thường ngồi nghỉ dưới gốc cây cam đường, đời sau gọi quan to, tước cao là "đường phong". Kiều là cây to, bóng cả, cũng ví người làm quan to.
2651Hoàn quyển : hoàn là ngọc hoàn khuê của tước công cầm khi vào chầu vua; quyển là loại áo cổn. Hoàng quyển ví quan cao tước trọng.
2652Tây Bình : tức Tây Bình Vương, tước của Lý Thạnh đời Đường. Lý Thạnh giúp Đường Đức Tong dẹp loạn Chu Thứ. Con Thạch là Lý Tổ dẹp đất Hoài Tây, bắt Ngô Nguyên Tế.
2653Phần Dương : tức Phần Dương quận vương, tước hiệu của Quách Tử Nghi. Tử Nghi dẹp loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh, xây dựng lại quốc gia cho Đường Huyền Tông.
2654Huyện Hữu Lũng : nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
2655Núi Yên Tử : ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
2656Châu Vạn Ninh : sau là phủ Hải Ninh, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh.
2657Long Châu : thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc.
2658Huyện Tiên Minh : sau là huyện Tiên Lãng, nay thuộc thành phố Hải Phòng.
2659Huyện Tam Dương : nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
2660 Nguyên văn mất hai chữ "phò mã".
2661Tiền đại tập : tiền chi dùng cho kỳ hội quân lớn.
2662Châu Cảm Hoá : tương đương với các huyện Ngân Sơn và Na Rì tỉnh Bắc Cạn ngày nay.
2663Kim Động : tên huyện, thuộc tỉnh Hưng Yên.
2664Tây Chân : tên huyện, sau là huyện Nam Chân, nay là huyện Nam Ninh, tỉnh Hà Nam.
2665Cửa Trấn Nam Giao : Nguyên văn "Trấn Nam Giao quan" tức Trấn Nam quan, nay là Hữu Nghị quan.
2666Tộc mục : người đầu mục của họ. Ở đây là họ vua.
2667 Dịch theo nguyên văn. Bản dịch cũ ghi là "Phúc Đức năm thứ 1".