VietLang
05-17-2007, 02:16 PM
Bóng Ma
Trong hàng ngũ điệp báo cộng sản, nhiều chuyện tréo cẳng ngỗng thường xảy ra. Giám đốc công sở nhiều khi chỉ là nhân viên của thư ký đánh máy. Tài xế riêng của ông đại sứ ở hải ngoại đều là sĩ quan cấp tá, có quyền lấn át đệ nhất tham vụ, tùy viên quân sự. Lại có trường hợp gã gác cửa sứ quán ra lệnh cho ông đại sứ nữa …
Vì vậy Văn Bình không ngạc nhiên khi thấy Bônkốp nguội ngay cơn nóng giận, tuân lệnh gã thợ chụp hình có bộ mã quê mùa như người miền quê mới đến thủ đô Mạc tư khoa lần thứ nhất. Tuy nhiên Bônkốp còn tiếc rẻ:
- Đồng chí nghĩ coi … tôi là kẻ thiệt hại nhất.
Gã chụp hình nghiêm giọng:
- Tất cả chúng ta có bổn phận quên quyền lợi riêng để phục vụ quyền lợi chung.
Rồi ngoảnh về phía Văn Bình:
- Anh mặc quần áo vào đi.
Văn Bình nhún vai:
- Tôi phải để như thế này cho anh chụp chứ! Mặc quần áo sao tiện?
Gã chụp hình nhe hàm răng sún:
- Xong rồi. Tôi chụp hết một cuộn. In ra, anh ngắm hàng tuần cũng chưa hết.
Văn Bình khoác áo sơ-mi. Bônkốp chỉ cái quần:
- Không, cái này trước.
Văn Bình nghiêng mặt:
- Mỗi người có một thói quen riêng. Thói quen riêng của tôi là mặc áo trước, quần sau.
Bônkốp nghiến răng ken két:
- Tiếc là tôi chưa nện được anh một trận. Nhưng lát nữa, anh sẽ thấy.
- Ha, ha … anh lại đe dọa nữa. Vêlana là gì của anh? Vợ của anh hả?
- Không.
- Thì vợ chưa cưới cũng thế. Nhưng anh ơi, Vêlana vừa tâm sự với tôi là nàng đã từ hôn với anh. Anh già như ông cụ 80, thân thể lại bèo nhèo trừ khi là điên Vêlana mới nhận làm vợ anh.
Bônkốp quát:
- Câm miệng.
Văn Bình đáp xỏ xiên:
- Anh phải vả tôi gẫy hai hàm răng thì may ra tôi mới câm miệng được. Anh nghĩ xem … Vêlana thơm ngon như vậy, tôi được điễm phúc làm tình với nàng nên tôi phải nói thật nhiều để cho thiên hạ thèm thuồng. Tội nghiệp cho anh … đường đường là chồng chưa cưới mà bị người khác phỗng tay trên.
Văn Bình cố ý dồn tình địch vào thế kẹt. Và hắn đã mắc mưu chàng một cách xuẩn động. Quên cả mệnh lệnh của gã chụp hình, Bônkốp chụp lấy cái đĩa sứ đựng tàn thuốc trên bàn giáng mạnh vào đầu chàng. Chàng đã nhìn thấy cử chỉ liều lĩnh của hắn. Giá không nhìn thấy chàng vẫn có thể né kịp bằng cách đón nghe tiếng gió. Song chàng đứng yên. Đứng yên để nhận đòn ghen của Bônkốp.
Cho dẫu Bônkốp tấn công bằng một vật kim khí nặng Văn Bình vẫn không bị hề hấn. Đầu chàng đã biến thành khối thép sau nhiều năm tập luyện công phu. Khi cần chàng có thể húc đổ một bức tường dầy, huống hồ cái đĩa sứ chỉ nặng non một kí.
Hàng chục mảnh sứ rơi tung tóe trên nền phòng. Văn Bình rú lên một tiếng, loạng choạng một vài giây đồng hồ rồi ngã nhào vào chân giường.
Vêlana hét lớn:
- Trời ơi, anh giết mất Kêvin rồi!
Tiếng kêu hốt hoảng của gã chụp hình cũng vang lên một lượt. Ba nhân viên mật vụ sô viết đều không ngờ được rằng Văn Bình đã đóng kịch. Chàng ngã sát vào chân giường, và giả vờ bất tỉnh để có thể quan sát và nghe ngóng những việc sắp xảy ra.
Vêlana chạy lại thì Bônkốp hùng hồ giơ tay chặn:
- Cô đi đâu? Cô định cứu thằng khốn nạn này phải không?
Vêlana xô hắn ra:
- Anh không có quyền gì cả. Tôi chỉ vâng lệnh đồng chí Khơrút.
Té ra gã chụp hình là Khơrút.
Khơrút cúi xuống nhìn mặc Văn Bình rồi cầm tay chàng lên bắt mạch. Cặp mắt lo lắng, Vêlana hỏi:
- Hắn có nguy đến tính mạng không, đồng chí?
Khơrút lắc đầu.
- Không sao. Chỉ ngất đi 5, 10 phút mà thôi.
Bônkốp chỉ mặt Vêlana:
- Giờ đây tôi đã hiểu rõ lòng dạ của cô. Hắn là kẻ thù mà cô lại mong cho hắn sống. Còn tôi, cô lại mong cho tôi chết. Phải rồi, tôi đã …
Vêlana cắt lời Bônkốp:
- Anh nói nhiều quá.
- Tại sao cô dám cấm tôi nói sự thật. Chẳng qua cô đã ngủ với hắn. Xác thịt của hắn đã làm cô mê mẩn, quên cả nhiệm vụ.
Khơrút nổi cáu:
- Tôi yêu cầu hai đồng chí một lần cuối cùng. Đây không phải là nơi để chúng ta cãi lộn.
Vêlana nói mát:
- Đồng chí quên rằng đây là văn phòng của ông giám đốc Sở Phát triển Ngoại thương. Tôi chỉ là thư ký quèn, còn đồng chí cũng chỉ là phụ tá kỹ thuật.
Bônkốp xấn đến:
- A, cô Vêlana dám mỉa mai tôi. Tôi không thể chịu nhục được nữa. Phải đánh cho cô một trận, đến đâu thì đến.
Hắn tát vào giữa mặt Vêlana. Nàng ngã ngồi xuống nệm, máu mũi chảy ròng ròng. Khơrút vội tóm lấy cánh tay của Bônkốp, bẻ quặt ra sau lưng. Bản tâm của Khơrút là cản ngăn Bônkốp đánh tiếp. Nhưng trong cơn giận dữ mù quáng Bônkốp lại tưởng lầm Khơrút về hùa với Vêlana để khiêu khích hắn.
Không kịp nghĩ phải trái Bônkốp tống cùi trỏ vào yết hầu Khơrút. Vì khinh thường, vì không ngờ Bônkốp dám đánh cả mình, Khơrút tránh đòn không kịp. Lãnh cái cùi trỏ xương xẩu vào cuống họng Khơrút đau điếng, mắt đổ đom đóm. Hắn vịn lấy mặt bàn cho khỏi ngã, miệng bai bải:
- Bônkốp giỏi thật! Bônkốp giỏi thật!
Đang lau máu mũi Vêlana vứt khăn mù-soa xuống đất. Nàng đứng dậy chạy nhanh ra cửa. Bônkốp chặn nàng lại, giọng đe dọa:
- Trốn đi đâu?
Vêlana quắc mắt:
- Anh vừa phạm một tội không thể tha thứ. Tội hành hung thượng cấp. Tôi chạy sang phòng bên gọi điên thoại.
- A, mày gọi điện thoại cho sứ quán Mỹ! Được lắm, mày báo tin cho bọn C.I.A. để giải thoát thằng tình nhân của mày … Sống với mày đã lâu mà tao không dè.. đồ đĩ …đồ phản Đảng …
Vẻ kinh hãi trên khôn mặt nhu mì của Vêlana vụt tan biến. Nàng không còn kinh hãi nữa. Nàng cũng không còn nhu mì như thường lệ nữa. Nàng đã hiện nguyên hình ác phụ KGB. Bônkốp vừa dứt câu nàng đã xông tới, chĩa ngón tay sắc nhọn tua tủa vào người hắn. Bônkốp bị nàng cào cấu tóe máu vội nhảy lùi. Nhưng nàng đã nhào theo. Móng tay nàng đâm vào mặt Bônkốp.
Nạn nhân rú lên. Máu đỏ làm Vêlana tăng thêm dữ tợn. Nàng lồng lộn như con hổ cái bị thương, mười đầu móng tay đua nhau thọc sâu vào da thịt Bônkốp.
Khơrút đã đứng dậy. Hắn cười nhạt khi thấy Bônkốp bị Vêlana tấn công tới tấp.
Vừa khi ấy cửa phòng mở toang.
Một người đàn ông đầu hói, thấp lùn bước vào. Tháp tùng là hai vệ sĩ, súng lục đeo trễ ở thắt lưng.
Văn Bình thè lưỡi liếm giọt nước vô hình ở mép. Chàng cảm thấy nhột nhạt. Vì người đàn ông đầu hói, thấp lun kia là hung thần bậc nhất của cơ sở Phản gián Liên sô.
Tên hắn là Bôrết.
Bôrết trạc 55, bề cao cũng như bề ngang giống như cựu thủ tướng Kút Sép. Họ Kút nổi tiếng về cái bụng, vòng lưng của Bôrết cũng lớn không kém. Khuôn mặt Bôrết cũng không khác khuôn mặt Kút Sép là bao, chỉ khác là hắn trẻ hơn, và có vẻ hiền hơn. Vậy mà hắn lại là thủ Phản gián độc ác nhất nhì thế giới.
Bôrết xuất thân là một thẩm sát viên mật vụ ở miền đông nam Liên sô. Năm 25 tuổi, hắn đã được cấp trên để ý nhờ đặc tài về tra tấn phạm nhân. Toàn thể những người đã qua phòng thẩm cung của Bôrết đều nhận tội. Đáng kể hơn nữa là Bôrết muốn họ thú những gì họ đều hạ bút ký răm rắp.
Bôrết không tra tấn bằng roi vọt, nhổ móng chân móng tay, đốt da thịt, châm kim nhọn, trấn nước, chận tảng đá nặng trên ngực, nghĩa là những phương pháp cổ xưa, lưu lại khá nhiều thương tích. Bôrết chỉ dùng một dụng cụ quen thuộc: máy quay điện.
Tra điện là một phát minh ghê sợ của thế kỷ 20. Hầu hết quốc gia đều áp dụng phương pháp tra điện. Tuy nhiên, cừ khôi nhất về kỹ thuật tra điện chỉ có hai người. Người thứ nhất là Lômbila, phụ trách Công an Đặc vụ tại Á căn đình dưới thời Tổng thống Peron. Người thứ hai là viên giám đốc công an của Tổng thống Môrinigô ở Paraquay (1).
Nhưng so sánh với Bôrết thì họ mới là học trò. Vì Lômbila mở đầu cuộc tra tấn bằng cách đánh nạn nhân thừa sống thiếu chết, rồi trói cứng vào bàn, dùng kim điện châm chích khắp thân thể. Viên giám đốc công an xứ Paraquay còn cho nhận đầu nạn nhân vào thùng nước lạnh ngắt, bắt uống đến phình bụng rồi dùng dùi cui gỗ cúng đánh vào bụng cho mửa hết nước ra.
Tra điện nạn nhân, Bôrết chỉ cần một căn phòng nhỏ không có cửa sổ, một ngọn đèn ngàn nến treo trên trần, dọi xuống cái bàn sắt dài, trên đó nạn nhân bị trói còng queo như khúc dồi. Sở dĩ Bôrết đạt được kết quả mỹ mãn là nhờ hắn có một nghệ thuật riêng. Cái máy quay điện của hắn cũng khác hẳn những loại máy thường dùng. Bôrết giữ kín nghệ thuật quay điện cũng như cách chế tạo máy điện. Chỉ biết rằng hắn đã tra điện ai là người ấy phải đầu hàng trong vòng một ngày một đêm.
Vì đặc tài có một không hai này Bôrết được thăng chức và thuyên chuyển về trung ương Mạc tư khoa. Thời gian qua, hắn đã trở thành thủ lảnh Phản gián xuất sắc và được điện Cẩm Linh tin cậy.
Văn Bình chưa gặp mặt Bôrết lần nào; tuy nhiên hắn lại thân thuộc với chàng hơn ai hết trong số các tinh hoa điệp báo của thế giới Nga-Hoa. Chàng biết hắn nặng 108 kí mặc dầu bề cao chỉ hơn 1m6. Cao 1m6 là quá lùn đối với tiêu chuẩn tây phương, nhưng dường như ông Trời đã oái oăm nặn ra những con người thật lùn để giao cho những công việc thật lớn. Nhà độc tài Sít ta Lin cũng chỉ cao hơn 1m60. Kút Sép, cũng như Hít-le. Nã phá Luân cũng chẳng cao hơn Bôrết là bao.
Bôrết là một khối thịt nặng nề mà khi động dụng lại xoay chuyển nhanh nhẹn không kém thanh niên có thân thể cân đối. Lý do là Bôrết giỏi săm-bô, môn võ truyền thống của dân tộc Nga la tư. Võ săm-bô chỉ chuyên về hai tay, Bôrết theo học chuyên cần từ hồi nhỏ nên có thể giết người bằng cái tát nhẹ. Sư phụ của Bôrết là một ông già sống đến 130 tuổi mới chết. Ông sống ở vùng núi Côcadơ nơi có nhiều người thọ nhất thế giới, nhờ khí hậu, thổ ngơi thích hợp, và cũng nhờ trèo núi quanh năm. Trong những năm trèo núi, sư phụ của Bôrết đã học được bí thuật chạy nhảy của loài vượn, một giống vượn khác thường, nặng gấp đôi người mà cử động lại nhanh hơn người. Bôrết đã được sư phụ truyền lại bí quyết này.
Một hôm, ông Hoàng đã cho Văn Bình biết một số chi tiết cặn kẽ về võ thuật của Bôrết.
- Gặp hắn, anh nên thận trọng “lời ông Hoàng”, anh đừng tưởng hắn mập như cái chum nước mà tiến thoái chậm chạp đâu. Khi cần, hắn có thể tấn công thần tốc. Sự nhanh nhẹn này hợp với sức nặng quá khổ đã biến hắn thành một võ sĩ đáng gờm. Sớm muộn anh sẽ phải đối đầu với hắn. Nếu khinh thường, anh sẽ mất mạng như chơi.
Một số điệp viên Anh-Mỹ đã mất mạng vì tính toán sai lầm. Thùng nước lèo khổng lồ của hắn chứa đựng một mãnh lực ghê gớm. Hắn thường có thói quen lừa cho đối phương húc đầu vào bụng rồi thót lại khiến đầu đối phương bị dính chặt. Hắn chỉ cần giáng bàn tay xuống. Xương sọ rắn như sắt cũng vỡ tan.
Tuy nhiên, sức mạnh của hắn cũng chưa nguy hiểm bằng mưu lược thần sầu. Trong đám thủ lãnh điệp báo cộng sản còn sống, Bôrết là người có nhiều mưu lược nhất.
Hôm ấy, ông tổng giám đốc đã cho Văn Bình coi cuốn an-bom đặc biệt dán toàn hình Bôrết. Yếu điểm số một của giới điều khiển điệp báo quốc tế là đàn bà. Hầu hết đều lụy về sắc đẹp. Nhưng Bôrết lại hoàn toàn dửng dưng trước sắc đẹp. Hắn còn sống độc thân. Dưới trường hắn có hàng trăm cô gái ngon lành song hắn không them quan tâm tới. Dường như thần kinh hệ của Bôrết thiếu hẳn những bộ phận gây ra sự rung động trước sắc đẹp.
Không rõ vì tình cờ hay cố ý (Văn Bình tin là ông Hoàng cố ý) mà hôm nay Văn Bình chạm trán Bôrết tại Mạc tư khoa.
Bôrết khệnh khạng bước vào, trên miệng chễm chện một điếu xì-gà Ha-van to tướng. Bôrết giống thủ tướng Sớc-sin của Anh quốc ở điểm luôn luôn ngậm xì-ga và là xì-gà không cháy. Người ta không thấy Bôrết hút xì-gà bao giờ mặc dầu hộp xì-ga đắt tiền và cái quẹt máy vàng khối luôn luôn nằm sẵn trong túi. Trong văn phòng hắn có đủ loại xì-gà và quẹt máy. Nếu bỏ chung lại có thể đựng đầy hai cái va-li cỡ lớn.
Văn Bình thấy rõ vết thẹo dài gần gang tay, nằm tréo sau gáy Bôrết. Vết thẹo này là chứng tích một cuộc đi săn lợn rừng ở miệt Tây bá lợi Á.
Cách đây 6 năm, Bôrết tháp tùng một phái đoàn yếu nhân trung ương đi săn. Hắn là thiện xạ nên được chọn làm hướng dẩn viên kiêm vệ sĩ đặc biệt cho đại tướng Sê-rốp, trùm an ninh mật vụ Liên sô. Trời nhá nhem tối, Sê-rốp đến gần một giòng suối thì gặp bầy lợn lòi. Giống heo rừng này có cặp nanh dài và nhọn và có ác cảm với người. Sê-rốp cũng là tay bắn giỏi nên thản nhiên tiến lại gần đoàn heo dữ. Cả bọn bỏ chạy, riêng con đầu đàn ở lại. Nói theo danh từ quân sự, con đầu đàn này ở lại với nhiệm vụ cản bước tiến của địch.
Khi ấy trong rừng chỉ có tướng Sê-rốp và Bôrếp. Chờ con thú chỉ cách 10 thước Sê-rốp mới bóp cò. Chẳng may đạn bị kẹt trong nòng. Bôrếp chưa kịp bắn tháo thân thì con heo khổng lồ đã vọt lại. Tướng Sê-rốp hốt hoảng vấp rễ cây ngã nhào xuống đất. Nếu bị con heo rừng đè lên chắc chắn Sê-rốp sẽ chết. Bôrết bèn mang thân ra làm mộc để cứu chủ. Nắm tay phi thường của hắn đánh trúng thân thể con thú. Nhưng con thú đã xô hắn ngã và chặn lên trên.
Tay không, Bôrết quần thảo với con heo rừng nguy hiểm. Sau 5 phút vật lộn gay go hắn đã đánh con thú dập óc. Tuy nhiên, áo quần hắn rách bươm, da thịt đầy vết cào cấu. Y sĩ phải may gần hai chục mũi, và Bôrết phải nằm bệnh viện một tháng mới hoàn toàn lành lặn. Cổ hắn bị nát bét, các nhà giải phẫu thẩm mỹ tốn bao công phu hàn vá song vẫn không che lấp được vết thẹo sau gáy.
Sau chuyến săn thú bất hạnh này, Bôrết được đại tướng Sê-rốp cân nhắc lên làm phụ tá đặc biệt, chuyên trách Hành động Hải ngoại.
Bôrết đích thân đến gặp Văn Bình tại văn phòng Phát triển Ngoại thương, thế tất công việc hắn sắp làm phải có tính chất quan trọng khác thường.
Sự hiện diện của Bôrết như luồng điện 220 vôn truyền qua cơ thể ba nhân viên mật vụ trong phòng. Bôrết rút điếu xì-gà ra cầm tay, rồi từ từ nhìn mọi người. Vẻ mặt hắn không hề đổi khác khi hắn thấy cử chỉ hung dữ của Vêlana, những vết cào cấu rớm máu trên mặt Bônkốp và nụ cười phớt tỉnh thâm độc của Khờrút.
Hắn buông ra câu hỏi lạnh lùng:
- Kêvin đâu?
Khơrút đáp:
- Thưa đồng chí, hắn đang nằm gần chân giường vì bị Bônkốp đánh ngất.
Bôrết ra lệnh cho vệ sĩ:
- Chở Kêvin về văn phòng, săn sóc cho tỉnh dậy rồi đợi tôi.
Hai tên vệ sĩ lực lưỡng, tay chân lông lá, đầu dẹp, cổ vuông, ý hẳn là người Mông cổ cúi xuống xốc Văn Bình lên. Văn Bình nặng hơn 70 kí-lô, vậy mà hai tên vệ sĩ nhấc lên nhẹ bỗng, chứng tỏ chúng có sức khỏe phi thường.
Tuy vậy Văn Bình không hề ngạc nhiên. Từ lâu chàng đã biết mật vụ KGB tuyển chọn thanh niên mông cổ làm vệ sĩ. Bọn thanh niên này thường không phải là người Mông cổ chính tông mà là Mông cổ lai Nga. Sau thế chiến thứ hai, Nga sô di chuyển một số người Nga từ Trung-Á sang Mông cổ với mục đích gầy giống. Gần hai chục năm sau, sự pha trộn giữa hai gióng màu đã tạo ra một loại người khôn ngoan, lanh lợi, can đảm và khỏe mạnh trên mức trung bình. Mật vụ KGB lựa những phần tử xuất sắc nhất đưa về Mạc tư khoa, tham dự khóa huấn luyện đặc biệt.
Văn Bình nhắm nghiền mắt, giả vờ hít thở yếu ớt. Đồng thời làm bọn vệ sĩ tin là chàng đang mê man, chàng âm thầm vận công vào tứ chí, khiến cho tay chân cứng đờ.
Hai tên vệ sĩ khiêng Văn Bình ra cầu thang.
Khi ấy, ở trong phòng Bôrết vẫn đứng sừng sững, điếu sì-gà không đốt vẫn cầm trong tay. Hắn nghiêm giọng hỏi Bônkốp:
- Anh ghen phải không?
Mặt xanh tái, giám đốc sở Phát triển Ngoại thương Bônkốp đáp, giọng rụt rè:
- Thưa … vì Vêlana không tuân theo kế hoạch.
- Tôi chưa hỏi anh là Vêlana tuân hay không tuân theo kế hoạch. Tôi chỉ cần biết một điều: có phải anh ghen không?
- Thưa … tức quá, tôi chịu không nổi.
- Nghĩa là anh đã ghen. Nếu Vêlana là vợ anh hoặc người yêu của anh thì anh cũng không được quyền ghen, huống hồ Vêlana chưa có liên hệ tình cảm chặt chẽ với anh. Ghen là sự tối kị nghề nghiệp. Làm công tác điệp báo, không khi nào được ghen. Cho dẫu vợ anh ngủ với kẻ khác thì cũng là chuyện thường. Hơn ai hết anh đã biết Vêlana từng ngủ với nhiều người đàn ông. Làm tình với đàn ông là nhiệm vụ chính của Vêlana, anh quên rồi ư?
- Thưa … thưa ông đồng chí …
- Anh cần được huấn luyện lại một thời gian nữa. Đêm nay, anh phải sửa soạn hành lý để mai lên đường. Anh sẽ học khóa “Kiểm soát Cảm xúc” tại Lêningờrát.
Bôrết quay sang Vêlana:
- Tại sao cô lại trái lệnh?
Giọng Vêlana run run:
- Thưa đồng chí, tôi đâu dám. Từ đầu đến cuối, tôi thi hành triệt để mọi chỉ thị được ghi trong phiếu công tác. Không hiểu sao đến phút chót …
- Cô cứ nói tiếp. Mỗi khi làm xong việc ta cần kiểm thảo. Tại sao đến phút chót cô lại hiến thân cho hắn?
- Thưa … tôi cũng chẳng hiểu nữa. Khi ấy tôi mất hết lương tri. Thân thể tôi biến thành cái máy cho hắn sai khiến.
- Sau khi cô nằm lên giường, hắn giở những trò gì?
- Hắn hôn tôi.
- Hôn như thế nào?
- Thưa đồng chí …
- Khơrút đóng giả Kêvin, cô bắt chước Kêvin ôm hôn Khơrút cho tôi coi.
Vêlana vụng về nhái lại những động tác âu yếm của Văn Bình. Bôrết sẵng giọng:
- Hắn không vuốt ve cô ư?
- Thưa có.
- Vuốt ve như thế nào?
Bôrết chăm chú theo dõi bàn tay của Vêlana lướt nhẹ trên thân thể Khơrút. Bôrết ngăn lại:
- Thôi, tôi biết rồi. Cô thua hắn là chuyện tất nhiên. Căn cứ vào cách mơn trớn, tôi đoán Kêvin phải là người am tường bí pháp điểm huyệt. Cô đã biết hắn là ai chưa?
- Thưa chưa. Đồng chí Bônkốp chỉ nói đại khái Kêvin là người Mỹ mà chúng ta phải răng-ta bằng ân ái.
- Vậy thì bây giờ cô nên biết rõ. Kêvin là một điệp viên lợi hại của C.I.A.
- Trời!
- Ngày mai, tôi sẽ cho cô cùng đi với hắn đến An-ba-ni.
Nhe nói Bônkốp khựng người. Hắn đưa tay toan phản đối. Song chợt nhớ đến kỷ luật sắt thép hắn vội đứng yên. Vêlana đi An-ba-ni nghĩa là hắn sẽ mất nàng vĩnh viễn. Nàng sẽ tiếp tục hiến thân cho hắn. Máu nóng chạy rần rần hai bên màng tang, Bônkốp cố dằn xuống. Hắn đã có cách đối phó. Miệng hắn lẩm bẩm nho nhỏ chỉ mình hắn nghe tiếng:
- Rồi mày biết tay tao!
Ra đến hành lang rộng mông mênh, hai tên vệ sĩ dừng lại, đặt Văn Bình bất động xuống nền gạch trơn bóng. Thoạt đầu Văn Bình tưởng chúng nghỉ mệt. Nhưng một tên đã mang lại một cái băng-ca vải. Văn Bình cười thầm khoan khoái. Được nằm dài trên băng-ca thoải mái hơn là bị khiêng tòn teng. Từ lâu chàng chưa được hưởng cái thú nằm cho nhân viên KGB rón rén khiêng trên cáng vải.
Hai tên vệ sĩ đi vòng hành lang ra thang máy. Đây là thang máy riêng, nằm giấu trong tường, loại thang máy dành cho cán bộ cao cấp. Tội nghiệp! Hồi nãy Văn Bình đinh ninh tòa bin đinh đồ sộ này chỉ có một thang máy bị hỏng nên phải phí sức lao động, trèo cầu thang xi-măng. Kể ra chàng không mệt mỏi, nhưng theo các chuyên viên sinh lý học Trung hoa giá chàng tiết kiệm được mấy trăm ca-lo-ri thì thời khắc hú hí với giai nhân Vêlana còn thần tiên hơn nữa.
Thang máy của các ông bự có khác, nó chạy êm ru như lướt trên bông, xuống đến tầng dưới và đứng lại mà chàng không hay. Văn Bình lại được khiêng ra khỏi thang máy. Một chiếc xe chở hàng bít bùng đậu trước sân. Thùng xe như cái hộp, giống như xe chở đồ ướp lạnh. Băng ca được đặt ngay ngắn trên sàn xe.
Khí hậu ấm áp trong xe làm Văn Bình dễ chịu. Thì ra thùng xe được gắn máy sưởi.
Xe từ từ lăn bánh. Hai tên vệ sĩ ngồi đối diện nhau nhưng không nhìn nhau và cũng không trao đổi với nhau tiếng nào. Dùng vệ sĩ Mông cổ có cái lợi là ít nói và không có bệnh tò mò.
Văn Bình cảm thấy xe dừng lai, rồi có tiếng cổng sắt nặng nề mở ra, tài xế lái vào một con đường gồ ghề. Tuy không nhìn được bên ngoài, Văn Bình cũng đoán biết được chàng đang được đưa vào trụ sở đặc biệt của KGB trong khám đường thần sầu quỷ khốc Lu-bi-an-ka. Khám đường này có cái sân ngoài rộng thênh thang lót đá gập ghềnh. Chạy hết sân đá, tài xế phải quẹo sang bên trái, qua một cổng sắt lớn khác, rồi đổ giốc xuống hầm.
Chàng đã đoán đúng. Đầu chàng bắt đầu giốc ngược. Xe hơi đang chạy xuống hầm.
5 phút sau, của xe mở rộng. Văn Bình mở mắt ra, và kêu lên:
- Tôi làm sao thế này?
Một tên vệ sĩ Mông cổ kéo chàng ngồi dậy:
- Tỉnh rồi hả? Bước xuống đi.
Chàng nắm tay hắn:
- Đây là đâu?
Hắn nhe răng:
- Khám tử hình.
Giả vờ thất sắc Văn Bình hỏi đồn:
- Khám tử hình, đây là khám tử hình ư? Tôi có tội tình gì mà bị đưa vào khám tử hình? Vả lại, nếu tôi có tội thì cũng phải ra tòa án xét xử nữa chứ! Các ông là ai? Các ông bắt lầm rồi. Tôi là Kêvin, nhân viên công ty Maxman. Các ông nghe rõ chưa? Tôi là Kêvin.
Vừa nói chàng vừa nhảy xuống xe. Thì ra chàng đang ở trong một gian phòng lớn. Nhìn thoáng cách trang trí, chàng biết ngay là dưới hầm nhà giam Lu-bi-an-ka.
Hai tên vệ sĩ xốc nách chàng lôi qua một khung cửa nhỏ, tiến vào căn phòng khác, ngập đầy ánh đèn. Văn Bình vùng vằng:
- Các ông là ai?
Một tên vệ sĩ gõ báng súng lục vào đầu chàng:
- Anh không cần biết.
Nếu không đóng vai Kêvin, Văn Bình đã cho tên vệ sĩ hỗn xược húp cháo một tháng. Chàng chỉ hất nhẹ cùi tay lên là xương làm hắn dập nát. Song chàng ngoan ngoãn chịu đòn.
Một cánh cửa khác được mở ra. Phía trước là một hành lang sâu hun hút, hai bên toàn là xà-lim, cửa sắt sơn đen đóng kín, bên ngoài có những ổ khóa to tướng.
Bọn vệ sĩ xô chàng vào xà-lim số 5. Xà-lim này hình vuông, mỗi bề hai mét, Văn Bình chỉ kiễng chân là đụng trần. Ngoại trừ cửa ra vào, xà-lim không còn cánh cửa nào hết. Ô thông hơi cũng không có. Tường phòng được quét hắc ín đen sì. Một ngọn đèn vàng gắn trong tường, bên ngoài được che bằng thép mắt cáo lớn bằng cây đũa tỏa xuống một luồng sáng sống sượng và tê tái.
Không có giường. Không có mền. Không có dụng cụ vệ sinh. Hơi lạnh ban đêm tràn ngập xà-lim. Văn Bình mặc áo ấm và từng quen với khí lạnh mà cũng run cầm cập.
Chàng đã nghe nói nhiều đến khu giam người tình nghi trong khám đường Lu-bi-an-ka. Xà-lim mỗi bề hai mét đã là hạng rộng, phần nhiều xà-lim chỉ đủ để phạm nhân nằm còng queo hoặc ngồi mà không thể đứng được. Phạm nhân nguy hiểm đang bị thẩm cung thường được nhốt trong xà-lim nhỏ như cái áo quan, suốt ngày đêm chỉ nằm, hoặc chỉ đứng, hoặc chỉ ngồi bó gối. Bôrết đối xử với chàng như thế này đã là hậu hĩ.
Chàng đã biết tại sao Bôrết hậu hĩ với chàng.
Hai tên vệ sĩ lặng lẽ trở ra. Văn Bình níu áo tên đi sau:
- Tôi cương quyết phản đối. Các ông không có quyền giam tôi ở đây.
Tên vệ sĩ gạt tay chàng:
- Hừ, giam còn là phúc. Đem đi bắn nữa kia.
- Tôi là công dân ngoại quốc. Công dân Mỹ. Các ông không có quyền bắt người Mỹ.
- Hà hà, còn gì uất ức nói nữa cho hả …
- Yêu cầu các ông báo tin cho tòa đại sứ Mỹ biết.
- Còn muốn phản đối nữa không?
Văn Bình toan bước ra theo, nhưng tên vệ sĩ Mông cỗ đã ẩy chàng ngã xuống:
- Nằm xuống đấy.
Cửa xà-lim đóng sầm. Trong đời, chàng đã nằm xà-lim nhiều lần. Xà-lim ở Hà nội cũng không thua xà-lim Lu-bi-an-ka là bao về phương diện rùng rợn. Tuy nhiên, đã vào Lu-bi-an-ka thì có phép lại như Tôn hành Giả cũng ít hy vọng trốn thoát. Đã vào Lu-bi-an-ka là cầm chắc cái chết trong tay.
Nhưng lần này bị giam trong xà-lim tử tội ở Lu-bi-an-ka, Văn Bình lại không sợ bị chết. Vì Bôrết sẽ dùng chàng. Dùng làm việc gì chàng chưa biết. Song chàng biết chắc là nội đêm nay chàng sẽ được Bôrết thả về khách sạn Metropole.
Lẽ ra chàng phải lợi dụng cơ hội để ngủ một giấc bù trừ. Nhưng chàng không dám. Vì giờ phúc này, những vành tai và cặp mắt điện tử đang theo dõi chàng. Hầu hết xà-lim ở Lu-bi-na-ka đều được trang bị máy chụp vô tuyến truyền hình. Các chuyên viên KGB đang quan sát phản ứng của chàng.
Chàng phải đóng kịch để lừa họ. Chàng bèn đập nắm tay rầm rầm vào cửa sắt:
- Bônkốp, Vêlana, mở cho tôi ra.
Phá một hồi mỏi tay, chàng ngồi bệt xuống nền xi-măng lạnh buốt. Rồi đứng bật dậy, thét lớn:
- Mở cho tôi ra! Tôi là Kêvin, công dân Mỹ. Tôi là người vô tội …
Chàng giả vờ im bặt. Vì tiếng người rên khóc vừa từ ngoài hành lang lọt vào. Đó là tiếng đàn bà:
- Lạy các ông, đau quá, tôi chết mất.
Tiếng đàn ông:
- Ồ, mới nhổ máy cái móng tay mà cô nàng đã kêu lên oai oái. Như vậy đã lấy gì làm đau.
- Đau quá, đau quá, ông ơi?
- Nghỉ một lát, rồi đến móng chân. Nhổ móng chân cái mới thật là đau.
- Ông tha cho tôi.
- Vậy mà đã chịu nhận tội chưa?
- Thưa ông, tội gì?
- Lại còn lẻo mép. Tội làm gián điệp cho địch, chứ còn tội gì nữa?
- Thưa ông, tôi không hề làm gián điệp cho địch.
- Thế thì thôi. Bây giờ đến móng chân. Để xem mấy phút nữa mày còn đám chối nữa không?
Tiếng người đàn bà tru tréo.
- Đau quá , đau quá!
- Lắm mồm, nghe điếc tai không ai chịu được … Cái kềm đâu đưa cho tao.
- Vâng, tôi xin khai. Tôi xin nhận tội.
- Nhẹ không ưa, chỉ ưa nặng. Hồi nãy, chịu nhận tội có phải còn nguyên móng tay không.
- Oan tôi lắm ông ơi!
- Câm họng. Mày còn nói nữa tao sẽ cắt đứt lưỡi.
Nạn nhân nín lặng. Văn Bình nghe tiếng người bị lôi sềnh sệch. Rồi đến giọng nói của một nạn nhân khác, một người đàn ông:
- Các ông mang tôi đi bắn ư? Tôi chưa ra tòa mà …
Tiếng người lính gác:
- Tòa án không có thời giờ xét sử những tên gián điệp đế quốc như mày. Đứng lên … mày yên tâm, binh sĩ Liên sô bắn rất trúng, viên đạn nào cũng găm vào người, mày sẽ chết ngay, không biết đau đớn gì hết.
Văn Bình nghe tiếng cửa sắt đóng lại.
Rồi hoàn toàn yên lặng. Chàng ngồi bó gối trên sàn xi-măng, nhìn ngọn đèn vàng, vẻ mặt lo sợ.
Chàng ngồi như thế được 15 phút thì bên ngoài có tiếng giầy cồm cộp. Cửa xà-lim mở ra. Hai tên vệ sĩ hồi nãy đứng sừng sững trước cửa, hạ lệnh cho chàng bước ra. Chàng ngoan ngoãn theo họ đi hết hành lang sâu hun hút, xuống một cầu thang xoắn ốc rồi trèo một cầu thang xoắn ốc khác. Chàng đã hiểu tại sao KGB bắt chàng xuống thang, lên thang liên tiếp như vậy. Họ muốn tim chàng đập mạnh. Họ muốn chàng sợ hãi đến cực độ.
Chàng được dẫn vào một xà-lim khác ở bên trên. Chàng bèn hỏi?
- Ồ kìa, tôi vẫn bị giam ư?
Một tên vệ sĩ đáp:
- Chịu khó đợi một lát. Anh sẽ được cấp trên hỏi cung.
Cửa xà-lim lại được khóa kín. Xà-lim này lớn hơn xà-lim dưới hầm. Tuy nhiên, đồ đạc có vẻ trang trọng hơn với cái giường sắt gắn chặt vào tường, và cao tít gần trần phòng là một khung cửa có chấn song to tướng, và được che kín bằng thép mắt cáo. Khung cửa này nhìn ra sân vì chàng nghe tiếng người phía sau.
Chàng đứng lên giường kiễng chân, bám lấy gờ cửa sổ. Chàng đoán đúng: phía sau là một cái sân nhỏ, nằm lọt giữa những bức tường đá cao ngất.
Chàng lại nghe tiếng giầy, tiếng khóa, tiếng xích sắt rỏng rẻng, rồi một tử tội hiện ra giữa một tốp lính gác lực lưỡng. Phạm nhân được áp giải đến chân tường đối diện khung cửa xà-lim.
Văn Bình thấy rõ mồn một vị đèn ngoài sân được thắp sáng chưng. Chàng còn nhìn thấy cả làn đa mặt trắng bệch như tờ giấy của tử tội khi bị trói quặt vào cọc. Toán lính hành quyết chia ra làm hai, một nửa đứng, nửa kia quỳ gối. Theo khẩu lệnh của đội trưởng, họ nâng súng lên và chĩa vào tử tội.
Đoàng, đoàng, đoàng … một loạt tiếng súng nổ vang. Tử tội giãy lên rồi ngoẹo đầu tắt thở. Một cái áo quan trắng hếu được chở tới. Người chết được mở trói, kéo ra khỏi cọc, bỏ vào trong hòm. Trong nháy mắt, đội lính hành quyết đã biến khỏi tầm mắt của Văn Binh. Chàng thở dài tuột xuống giường.
Tuy nhiên, chàng cố tình trượt chân để ngã xuống nền phòng.
Chàng nằm sóng soài, mặt ngửa lên, quan sát khắp xà-lim. Chàng vừa nhìn thấy ống ảnh vô tuyến truyền hình. Chàng giả vờ kêu đau rồi tiếp tục rên khừ khừ.
Chàng rên như vậy gần nửa giờ mới có người mở cửa. Vẫn hai tên vệ sĩ quen mặt. Chàng lại ngoan ngoãn ra ngoài, xuống cầu thang rồi lên cầu thang. Cầu thang nào cũng gồm trên 50 bậc, theo hình trôn ốc, bọn vệ sĩ lại giục trèo nhanh, người yếu tim có thể ngã lăn xuống và ngất xỉu. Văn Bình vịn lan can thở hồng hộc:
- Mệt quá, các anh ơi!
Một tên vệ sĩ thúc mũi súng vào xương sườn chàng, giọng gay gắt:
- Chà, lát nữa còn mệt nhiều nữa.
10 phút sau, sau khi lên thang, xuống thang, đi vòng hành lang dài vô tận. Văn Bình bước vào một căn phòng lớn, đèn điện sáng như ban ngày. Trong phòng chỉ có một cái bàn sắt và một cái ghế sắt. Trên tường, và chung quanh phòng, toàn là dụng cụ tra tấn. Những dụng cụ ghê gớm nhất trong lịch sử tra tấn của loài người …
Bôrết chống nạnh, nhìn Văn Bình, trên môi ngất ngưởng điếu xì-gà còn nguyên không đốt. Văn Bình vội đứng lại, lắp bắp:
- Thưa ông …
Bôrết lạnh lùng:
- Vâng, chào ông. Ông biết tôi đưa ông đến đây để làm gì không?
- Thưa ông, tôi vô tội …
- Vô tội hay có tội, lát nữa hãy bàn tới. Đang còn nhiều thời giờ, vội đi đâu mà sợ.
- Sáng mai tôi phải đi Anbani.
- Không được. Ông ráng ở lại đây với chúng tôi ít ngày rồi lên đường cũng chưa muộn …
- Thưa, ông cho phép tôi đi Anbani.
- Không.
- Vậy, tôi sẽ được đi đâu?
- Đi âm phủ.
- Trời ơi, nghĩa là tôi sẽ bị bắn?
- Dĩ nhiên.
- Ông cứu tôi với. Nếu được ông cứu, tôi sẽ xin làm bất cứ việc gì để đền ơn.
- Thong thả. Tính tôi vốn ghét hấp tấp. Ông đã nghe nói tôi là ai chưa?
- Thưa chưa.
- Ông không nói dối đấy chứ?
- Thưa không.
- Vậy tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Bôrết, chuyên viên Phản gián Liên bang Sô viết, phụ tá đặc biệt của đại tướng Sê-rốp, đặc trách Hành chánh Hải ngoại của KGB. Tôi nổi tiếng trên thế giới nhờ một tài mọn. Tôi đưa ông tới đây là để xem tôi biểu diễn tài mọn ấy.
- Oan tôi lắm, ông ơi!
- Ồ, cái ông Kêvin này hay đánh trống lảng quá! Phải, ông oan lắm, hàng trăm kẻ có tội nặng bị bắt vào đây như ông cũng đã nỏ miệng kêu oan. Ông cứ kêu oan đi, tôi không cấm đâu. Nhưng đến khi tôi thi thố tài mọn thì chắc chắn ông sẽ không thích kêu oan nữa.
Bôrết rút trong túi ra một hộp xi-gà Ha-van, loại điếu nhỏ như điếu thuốc lá đầu lọc. Hộp xì-gà 10 điếu này được Cuba xuất cảng sang Nga sô, đổi lấy võ khí. Hắn dí hộp gần mặt Văn Bình rồi nói:
- Ông đừng tưởng bở. Không phải xì-gà đâu nhé. Mà là xì-gà giả hiệu. Nó đựng bên trong một dụng cụ tra tấn độc đáo mà giới an ninh tây phương mệnh danh là “máy quay điện”, hoặc “cối xay cà phê” nói theo tiếng lóng. Nó có hai cái pin nhỏ xíu, đủ làm máy chạy được 12 giờ đồng hồ. Nó bé thật đấy, song công dụng của nó lại rất hữu hiệu. Tôi chỉ móc một đầu dây vào môi ông và bấm nút là trong vòng một phút ông sẽ đổ máu miệng, máu mũi. Trong vòng hai phút, máu sẽ đổ ra mắt, ra tai, và hậu môn. Lưỡi ông sẽ bị tê liệt, suốt đời ông ăn không biết ngon nữa. Đó là chưa nói đến hậu quả đối với ngũ quan ông. Sau khi bị quay điện ông sẽ mắc bệnh kém mắt và lãng tai. Nữa năm sau, ông sẽ thành người mù và điếc. Bây giờ tôi mời ông thử chơi một vài phút nhé?
Văn Bình run lẩy bẩy:
- Xin ông tha cho tôi.
Bôrết cười nhạt:
- Ông sợ hả? Sợ là phải. Voi cũng sợ toát bồ hôi, huống hồ là người. Ông sợ món cối xay cà-phê, vậy tôi giới thiệu với ông vài món ăn chơi khác.
Bôrết dắt tay Văn Bình về phía cuối phòng. Thấy chàng bước không vững, hắn đặt bàn tay lên vai chàng:
- Đàn ông gì mà hèn quá! Đây này, ông có nhìn thấy cái vòng Tây ban nha treo ngay trước mặt không?
Văn Bình không lạ gì về cái được đặt tên là vòng Tây ban nha. Nó gần như cái gông, chỉ khác là gông bằng gỗ thì nó bằng sắt, đeo nhiều tảng chì nặng, cắm đinh nhọn tua tủa. Nó được đeo vào cổ tội nhân rồi người ta vặn vít cho nó hẹp dần lại. Những mũi đinh nhọn đâm vào cuống họng và gáy, tội nhân sẽ mất hết máu hoặc nghẹt thở mà chết. Trong Tháp chuông Luân đôn, chính phủ hoàng gia Anh quốc đã cho trưng bày một số dụng cụ tra tấn được xử dụng tại Âu châu dưới thời Trung Cổ. Văn Bình đã từng đến xem để rút kinh nghiệm. Tòa nhà lâu đời được xây cất từ 900 năm trước ấy có thể được coi là bảo tàng viện tra tấn kinh hoàng nhất thế giới. Văn Bình đã thấy cái vòng Tây ban nha, cũng như cái máy nhổ móng tay, cái cùm nặng 20 kí và đặc biệt là bộ giáp sắt gồm hai mảnh như hột đậu phụng, tội nhân bị nhốt vào trong rồi bên ngoài vặn chặt lại, tội nhân sẽ ngạt thở, thịt xương dập nát …
Bôrết chỉ một đống quá tạ tròn, vuông, nhiều cỡ khác nhau, và giải thích:
- Những trái cân chì này được dùng để ép ngực tội nhân. Kẻ gan lì nhất cũng phải cung khai. Hình cụ ép ngực được coi là giản dị và lợi hại, trên thế giới chỉ mới có một tội nhân chịu nổi 200 kí (2). Trông ông đỏ da thắm thịt, vai ngực nở nang, nhưng ông không chịu nổi 100 hoặc 150 kí đâu. À, nhân tiện tôi kể ông nghe luôn. Hồi thế kỷ 17, ở nước Anh có một đạo luật kỳ lạ, phạm nhân ra trước vành móng ngựa phải khai là có tội hoặc chối tội, chứ không được ngậm miệng. Phạm nhân thường ngậm miệng vì như vậy tòa sẽ không xữ được, và cho dẫn y bị tra tấn đến chết. Nhà nước vẫn không thể tịch thu sản nghiệp của y. Tòa án trừng phạt kẻ ngậm miệng bằng cách ép ngực bằng trái cân nặng. Nhân chuyện xưa, tôi muốn khuyên ông một điều: ông nên nhận tội đi.
Văn Bình thở dài não nuột:
- Thưa ông, trước khi nhận tội ít ra tôi cũng phải biết tôi phạm tội gì đã chứ …
Bôrết nhún vai:
- Ông lại bướng bỉnh rồi. Nhưng thôi, đó là việc sau. Tôi chưa giới thiệu hết với ông. Ông hãy nhìn theo ngón tay tôi. Trong tấm ảnh treo trên tường, ông có thấy không?
Không chờ Văn Bình đáp, hắn thản nhiên nói tiếp:
- Đó là những hình cụ thông dụng ở Trung hoa. Ngày nay, nước Tàu đã theo xã hội chủ nghĩa nhưng phương pháp tra tấn vẫn không thay đổi. Thú thật với ông, là chuyên viên về tra tấn tôi chưa thấy nước nào có kỹ thuật tra tấn tinh vi và đắc lực bằng nước Tàu. Nếu ông tiếp tục cứng đầu tôi sẽ nhốt ông trong một cái chuồng nhỏ như chuồng chim, hoặc bắt ông đeo một loại gông đặc biệt, gông này không nặng nhưng khi ông đeo vào thì nó được hai sợi dây kéo lên cao, khiến ông phải kiễng chân lên. Người Tàu khéo ghế, cái gông chỉ được kéo lên cao vừa đủ, ông chỉ đứng nhón độ nửa giờ là đau buốt thân thể …
Ông Kêvin ơi, người Tàu nổi tiếng từ ngàn năm nay về tài trói. Phạm nhân nào bị trói theo lối tàu là không thể nào thoát thân được. Người Tàu đã dùng nghệ thuật trói để tra tấn nữa. Ông đã nghe nói đến môn “vượn hái đào tiên” chưa? Chắc là chưa. Hình cụ này gồm 2 cái xà ngang giống như xà ngang được dùng để nhảy lộn tập thể dục. Phạm nhân bị trói thúc ké trên xà sẽ trở thành tàn phế vì chân tay tụ máu, xương sống bị gẫy. Tuy vậy, môn “vượn hái đào tiên” cũng chưa kinh khủng bằng môn “rồng thiêng cuộn khúc”, nghĩa là phạm nhân bị trói cong người như con tôm, cổ trói vào hai bàn chân, chỉ vài ba giờ đồng hồ là phải quy hàng vô điều kiện. Này ông Kêvin, tôi đặt câu hỏi này, ông có sẵn sàng trả lời không?
Văn Bình nuốt nước miếng:
- Thưa ông, tôi đâu dám trái lệnh.
- Tốt lắm. Mục đích của tôi là muốn ông quy hàng vô điều kiện.
- Có lẽ tôi điên mất. Ông muốn gì thì nói toạc ra, cứ úp úp mở mở như thế này thần kinh tôi mỗi phút một thêm căng thẳng. Tôi không chối cãi là đã làm tình với Vêlana nhưng …
- Ông chối cãi sao được vì nhất cử nhất động của tấn trò ân ái đã được ghi vào phim nhựa.
- Sở KGB đã bố trí gài bẫy tôi.
- Cũng gần như vậy.
- Tôi hiểu rồi. Ông chụp hình tôi ngủ với Vêlana để buộc tôi phải làm gián điệp cho ông. Tôi có thể làm mọi việc, trừ việc chống lại tổ quốc.
- Ông là người yêu nước rất đáng khen.
- Tôi bị đưa đến đây không phải để được nghe lời khen của ông. Ông muốn tôi giúp KGB việc gì, xin cho biết ngay.
Bôrết chậm rải ngồi xuống ghế. Căn phòng chỉ có một cái ghế nên Văn Bình đành đứng trơ trơ trước bàn giấy. Cách thiết trí này dụng ý của KGB, muốn tạo cho nạn nhân một mặc cảm tự ti. Bôrết mân mê đầu điếu xì-gà rồi hất hàm:
- Ông là Kêvin?
Văn Bình chắt lưỡi:
- Nếu không là Kêvin thì tôi đã không được hân hạnh đến trụ sở thẩm vấn của KGB.
- Yêu cầu ông trả lời nghiêm chỉnh. Tôi vốn ghét những thuộc viên ngang ngạnh.
- Vâng, tôi là Kêvin. Giăng Kêvin, 36 tuổi.
Bôrết mở tập hồ sơ trên bàn:
- Anh sinh trưởng ở Gia nã đại, thành phố Tôrontô, ngày 22-8, vào lúc 4 giờ sáng. Ông thân anh là người Mỹ di cư từ Phần Lan tới. Mẹ anh là người Hạ uy di. Anh mồ côi cha từ năm lên 8. Sau đó 2 năm, mẹ anh tái giá và theo chồng mới về quê Hạ uy di. Từ năm lên 10 trở đi, anh sống tại đảo Hạ uy di. Năm 16, anh tốt nghiệp trung học thì mẹ anh chết trong một tai nạn xe hơi. Cha ghẻ anh lấy bà vợ khác. Từ đó anh tự lập thân, vừa đi làm công việc vừa tiếp tục học hành. Anh tốt nghiệp Cử nhân rồi gia nhập ngành quảng cáo thương mãi. Anh đầu quân cho công ty Maxman được đúng 8 năm 10 tháng. Những chi tiết tôi vừa nói về thân thế anh đúng hay sai?
Văn Bình giật mình đánh thót. Chàng sửng sốt thật sự, chứ không phải giả vờ. Thì ra KGB đã nắm vững hồ sơ của Kêvin từ đầu đến cuối. Cũng may vai trò của chàng đã được sửa soạn chu đáo, nếu không chàng đã tan xương nát thịt trong tay trùm Phản gián Bôrốt.
Cuốn phim ký ức tại Lan-gờ-lê, nơi đặt tổng hành doanh của Trung ương Tình báo C.I.A. từ từ quay lại trong trí chàng. Hôm ấy, trời mưa bụi lất phất. Chàng vừa đến Hoa thịnh đốn thì được trực thăng riêng của ông Sì-mít chở thẳng về tổng hành doanh.
Đón chàng tại sân bay Hoa thịnh đốn và cũng đi với chàng về Lan-gờ-lê là một thiếu phụ trên ngũ tuần, tóc bạc phơ, đeo kiếng cận thị trễ xuống mũi, khuôn mặt nghiêm nghị và lầm lì. Thiếu phụ này là phụ tá đặc biệt của ông tổng giám đốc Sì-mit. Đinh ninh C.I.A. biết tính chàng nên cho giai nhân trẻ măng ra đón, Văn Bình đâm ra cụt hứng. Dọc đường chàng không thốt nửa lời. Thiếu phụ da mồi tóc bạc cũng căm lặng như pho tượng.
Nhưng khi về đến trụ sở chàng mới lầm. Lầm một cách ngu đại và ấu trĩ. Vì thiếu phụ già nua này là cô gái đang độ xuân tình rào rạt. Ông Sì-mít sai nàng cùng đi với Văn Bình để thử lại đáp số của một bài toán kỹ thuật: bài toán giải phẫu thẩm mỹ. Trong những năm gần đây, nền giải phẫu thẩm mỹ của ngành gián điệp đã tiến bộ vượt bậc. Những điều tưởng như không bao giờ thực hiện được nổi đã trở thành sự thật. Cô gái 25 tuổi của C.I.A. đã được y sĩ chuyên môn biến đổi thành thiếu phụ ngũ tuần sau 3 giờ đồng hồ ngắn ngủi trong phòng mổ. Trước kia, muốn hóa trẻ thành già phải mất hàng tuần, đôi khi hàng tháng, để các vết mổ có đủ thời giờ kéo da non và háo chất che hết thẹo.
Cô gái – bà già đưa chàng vào khu FR của C.I.A. một khu dành cho dịch vụ giải phẫu cải trang. Hai y sĩ và ba điều dưỡng viên đã đợi sẵn với cuốn an-bom dán đầy hình nữa người, hình toàn người, hình nằm dài, hình ngồi, hình đứng, đủ loại hình của chuyên viên quảng cáo Kêvin. Về chiều cao, chàng suýt soát Kêvin, nhưng về bề ngang chàng to hơn hắn. Chàng cũng nặng hơn hắn 5 kí. Về khuôn mặt, chàng hao hao giống hắn. Nếu khác, thì chỉ khác ở điểm chàng khôi ngô hơn, đôi mắt lanh lợi, cương quyết hơn, và nét mặt đậm hơn, dầu dãi hơn. Y sĩ C.I.A. dùng một máy ảnh riêng, chụp hình Văn Bình rồi chiếu lên màn ảnh rộng nghiêm cứu. Thời gian nghiên cứu đặc điểm trên mặt chỉ mất 30 phút đồng hồ. Sau đó đến cuộc giải phẫu thay đổi gò mũi, đuôi mắt, lông mày và hàm răng … Tổng cộng từ lúc chàng bước vào phòng, trèo lên bàn kẽm giãi phẫu đến khi công việc hoàn tất là 3 giờ đồng hồ.
Rời khu FR. Văn Bình đã trở thành Kêvin thật thụ …
Bôrết vuốt râu cằm, giọng đắc thắng:
- Thế nào anh Kêvin, tôi nói đúng hay sai?
Văn Bình tái mặt:
- Thưa đúng. Đúng không say một li.
- Anh đã biết tại sao tôi nói đúng không sai một li nào không? Vì chúng tôi đã theo dõi anh từ lâu. Hồ sơ của anh chứa đầy một ngăn kéo của văn phòng tôi. Sở dĩ tôi nhắc lại những chi tiết về đời anh là để nhắn nhủ anh thành thật. Anh nên thành thật là hơn …
- Tôi đã giấu ông điều gì đâu?
- Vậy anh ăn lương C.I.A. từ bao giờ?
- Tôi … tôi chưa hiểu ông định nói gì? Tôi hoặt động trong ngành quảng cáo nên quen rất rộng. Có thể trong số những người giao dịch với tôi đã có nhân viên C.I.A., nhưng …
- Chẳng nhưng gì hết … Nếu anh tìm cách chối quanh, miễn cưỡng tôi phải tra tấn.
- Vâng, tôi xin nói.
- Anh ăn lương C.I.A. từ bao giờ?
- Thật ra tôi không ăn lương tháng. Mà chỉ thỉnh thoảng lãnh tiền trợ cấp. Hàng trăm công ty, hàng vạn nhân viên được C.I.A. trợ cấp, không riêng gì tôi.
- Không lẽ họ ném tiền qua cửa sổ cho anh tiêu xài xuông. Có đi tất có lại, họ trợ cấp là để dùng sau này. Tính đến nay, anh nhận của C.I.A. bao nhiêu tiền?
Chết rồi! Chàng tưởng đã chuẩn bị chu đáo không ngờ còn quá nhiều chi tiết về Kêvin mà chàng chưa biết. Kêvin lãnh tiền C.I.A. từ bao giờ? Kêvin lãnh cả thảy bao nhiêu tiền? Chàng bèn đáp qua quít:
- Tôi không nhớ nữa.
Bôrết nhăn mặt ra vẻ khó chịu. Nhưng hắn vẫn hỏi tiếp:
- Họ thường bắt anh làm việc gì?
- Lấy tin tức nhì nhằng.
- Ở trong hay ngoài nước?
- Thường thường ở ngoài nước, nhất là ở Âu châu. Vì tôi là công sự viên thân tín của ông giám đốc công ty Maxman lại có khả năng nên luôn luôn được xuất ngoại, C.I.A. lợi dụng những chuyến xuất ngoại này để yêu cầu tôi thu thập tin tức.
- Trong thời gian qua, anh đã ghé những nước nào?
- Tôi như con chim bay trên trời, một năm 12 tháng thì gần 8 tháng ở nước ngoài.
- Không, ý tôi muốn nói đến những nước nào anh đã ghé với nhiệm vụ do C.IA. giao phó kia.
- Cách đây 3 tháng, tôi đến Bá linh để thương lượng với một hãng sản xuất dược phẩm, C.I.A. nhờ tôi chờ ở gần đường ranh giới giữa đông và tây để nhận một cái dù.
- Một cái dù?
- Vâng, vì hôm ấy trời mưa to. Tôi núp dưới mái hiên thì một người lạ tới dựng dù của y bên cạnh dù của tôi. Hai phút sau, y đi, và cố tình lấy lộn dù.
- Trong cái dù này có tài liệu bí mật?
- Nào tôi có biết. Dẫu biết nữa tôi cũng không có thời giờ mở dù ra để coi. Vì nhân viên C.I.A. bám sát tôi từng giờ, từng phút.
- Sau chuyến Bá linh này, anh còn làm thêm công tác nào nữa?
- Không. Vụ Bá linh là vụ duy nhất kể từ 20 tháng này.
Bôrết đứng vậy, đi đi lại lại quanh phòng. Bỗng hắn đứng lại, chĩa ngón tay về phía Văn Bình:
- Anh qua Liên sô lần này có việc gì?
Văn Bình cảm thấy toàn thân nhột nhạt. Giọng chàng đột nhiên khản đặc:
- Có lẽ để tiếp nhận tài liệu.
- Tại sao anh lại dùng danh từ “có lẽ”? Nhân viên chỉ huy C.I.A.? dặn anh như thế nào?
- Thưa, tôi chỉ được lệnh đến khách sạn Metropole lấy phòng rồi cứ tiếp xúc với bộ Ngoại thương như thường lệ.
Bôrết cười nhạt:
- Anh nhận chỉ thị này của ai?
- Tôi không biết.
- Tại sao anh lại không biết?
- Vì tôi không được giáp mặt y. Từ ngày hoạt động cho C.I.A. tôi chưa hề được giáp mặt thượng cấp. Tiền trợ cấp được gửi đến cho tôi qua trung gian ngân hàng. Khi nào trương mục tôi có tiền, nhà băng báo tin cho tôi đến lãnh. Mọi chỉ thị đều được cất trong các “hộp thư chết”. Trước ngày lên đường qua Mạc tư khoa, tôi đã đến lấy chỉ thị trong một ca-bin điện thoại công cộng ở Nữu ước. Họ dán bằng băng keo vào dưới phiến lát- tích bên trong ca-bin.
- Chỉ có thế thôi ư?
- Vâng, chỉ có thế.
- Vậy tôi bổ túc cho nhé! Anh có nhiệm vụ đến Liên sô để liên lạc với dư đảng của tên Penkốpky. Anh biết Penkốpky là ai không? Hay lại chối leo lẻo là không biết?
- Thưa, biết.
Penkốpky là con người mà toàn thể thế giới phải biết. Năm 1963, ông bị đưa ra tòa và bị xử tử về tội làm gián điệp cho Anh-Mỹ. Ông là đại tá Hồng quân, nhân viên cao cấp sở Quân báo GRU, một trong những tên tuổi lừng danh về gián điệp Penkốpky đã chuyển cho Tây phương hàng ngàn tài liệu tối mật. Hoạt động của ông đã gây hại lớn lao cho hệ thống an ninh và quốc phòng sô viết. Ông đã bị hành quyết nhưng dây nhợ của tổ chức gián điệp do ông cầm đầu vẫn tiếp tục hoạt động.
- Biết như thế nào?
- Penkốpky bị xét xử ngày 7-5-1963 tại pháp đình của Tòa án Tối cao Liên bang Sô viết cùng với một công dân thương gia Anh quốc tên là Greville Wynne. Và ngày 16-5, Penkốpky đã bị hành hình (3).
- Tôi không hỏi anh như vậy. Điều anh vừa nói đã được đăng trên báo. Tôi chỉ muốn hỏi anh về dư đảng của tên Penkốpky.
Văn Bình lắc đầu:
- Thưa ông, tôi không giấu ông điều gì, vì tôi phải cứu mạng sống của tôi. Tôi chỉ là một nhân viên giao liên không hơn không kém.
- Anh lưu lại Mạc tư khoa mỗi một đêm, nghĩa là tài liệu của dư đảng Penkốpky phải được trao cho anh nội đêm nay. Ai trao cho anh, anh biết không?
- Nếu biết, tôi đã nói từ nãy.
- Hừ … tôi hy vọng là anh không qua mặt tôi. Vụ trao tài liệu đêm nay tại khách sạn Metropole được C.I.A. Mệnh danh là điệp vụ Bóng Ma. Penkốpky chết rồi, tổ chức gián điệp của hắn chỉ còn là bóng ma mà lị!
- Thưa, lần đầu tiên tôi được nghe hai tiếng “Bóng Ma” …
- Ai sẽ đến phòng anh đêm nay?
Văn Bình lại lắc đầu:
- Tôi đã nói với ông là tôi không biết. Hoàn toàn không biết.
- Vậy hả? Để tôi kêu người ấy vào trong này đối chấp với anh nhé?
Văn Bình lạnh ngắt châu thân. Chàng đã khai thật với Bôrết: C.I.A. không cho chàng biết mảy may về nhân viên của phe Penkốpky sắp tiếp xúc đêm nay với chàng tại khách sạn.
Đột nhiên một tia sáng lóe lên trong óc chàng như lằn chớp trong đêm ba mươi tháng chạp. Trời ơi, chàng nhớ ra rồi …
Bôrết khoát tay ra hiệu cho một gã vệ sĩ đứng ở cửa ra vào. Cánh cửa mở ra.
Một người bị xô ngã vào trong phòng.
Đó là một cô gái khá đẹp.
Nàng là Nina, cô bồi phòng tràn trề nhựa sống và tình yêu của đại lữ quán quốc doanh Metropole. Nàng hẹn đêm nay sẽ đến phòng chàng.
Ghi chú:
(1) – Lombilla và viên giám đốc công an xứ Paraguay này là hai nhân vật có thật. Bác sĩ Alberto Caride đã mục kích những cuộc tra điện của Lombilla. Lombilla dọa giết nên Caride không dám tiết lộ. Mãi sau ngày Caride qua Mỹ tị nạn và Tổng thống Juan Peron bị hạ bệ. Caride mới tố cáo trước công luận năm châu.
(2) – Đó là Blueskin, một tên trộm.
(3) – Những chi tiết này có thật. Penkovskiy đã bị hành hình , nhưng một số bè bạn của ông vẫn tiếp tục hoạt động với tính báo tây phương trên lãnh thổ sô viết.
Trong hàng ngũ điệp báo cộng sản, nhiều chuyện tréo cẳng ngỗng thường xảy ra. Giám đốc công sở nhiều khi chỉ là nhân viên của thư ký đánh máy. Tài xế riêng của ông đại sứ ở hải ngoại đều là sĩ quan cấp tá, có quyền lấn át đệ nhất tham vụ, tùy viên quân sự. Lại có trường hợp gã gác cửa sứ quán ra lệnh cho ông đại sứ nữa …
Vì vậy Văn Bình không ngạc nhiên khi thấy Bônkốp nguội ngay cơn nóng giận, tuân lệnh gã thợ chụp hình có bộ mã quê mùa như người miền quê mới đến thủ đô Mạc tư khoa lần thứ nhất. Tuy nhiên Bônkốp còn tiếc rẻ:
- Đồng chí nghĩ coi … tôi là kẻ thiệt hại nhất.
Gã chụp hình nghiêm giọng:
- Tất cả chúng ta có bổn phận quên quyền lợi riêng để phục vụ quyền lợi chung.
Rồi ngoảnh về phía Văn Bình:
- Anh mặc quần áo vào đi.
Văn Bình nhún vai:
- Tôi phải để như thế này cho anh chụp chứ! Mặc quần áo sao tiện?
Gã chụp hình nhe hàm răng sún:
- Xong rồi. Tôi chụp hết một cuộn. In ra, anh ngắm hàng tuần cũng chưa hết.
Văn Bình khoác áo sơ-mi. Bônkốp chỉ cái quần:
- Không, cái này trước.
Văn Bình nghiêng mặt:
- Mỗi người có một thói quen riêng. Thói quen riêng của tôi là mặc áo trước, quần sau.
Bônkốp nghiến răng ken két:
- Tiếc là tôi chưa nện được anh một trận. Nhưng lát nữa, anh sẽ thấy.
- Ha, ha … anh lại đe dọa nữa. Vêlana là gì của anh? Vợ của anh hả?
- Không.
- Thì vợ chưa cưới cũng thế. Nhưng anh ơi, Vêlana vừa tâm sự với tôi là nàng đã từ hôn với anh. Anh già như ông cụ 80, thân thể lại bèo nhèo trừ khi là điên Vêlana mới nhận làm vợ anh.
Bônkốp quát:
- Câm miệng.
Văn Bình đáp xỏ xiên:
- Anh phải vả tôi gẫy hai hàm răng thì may ra tôi mới câm miệng được. Anh nghĩ xem … Vêlana thơm ngon như vậy, tôi được điễm phúc làm tình với nàng nên tôi phải nói thật nhiều để cho thiên hạ thèm thuồng. Tội nghiệp cho anh … đường đường là chồng chưa cưới mà bị người khác phỗng tay trên.
Văn Bình cố ý dồn tình địch vào thế kẹt. Và hắn đã mắc mưu chàng một cách xuẩn động. Quên cả mệnh lệnh của gã chụp hình, Bônkốp chụp lấy cái đĩa sứ đựng tàn thuốc trên bàn giáng mạnh vào đầu chàng. Chàng đã nhìn thấy cử chỉ liều lĩnh của hắn. Giá không nhìn thấy chàng vẫn có thể né kịp bằng cách đón nghe tiếng gió. Song chàng đứng yên. Đứng yên để nhận đòn ghen của Bônkốp.
Cho dẫu Bônkốp tấn công bằng một vật kim khí nặng Văn Bình vẫn không bị hề hấn. Đầu chàng đã biến thành khối thép sau nhiều năm tập luyện công phu. Khi cần chàng có thể húc đổ một bức tường dầy, huống hồ cái đĩa sứ chỉ nặng non một kí.
Hàng chục mảnh sứ rơi tung tóe trên nền phòng. Văn Bình rú lên một tiếng, loạng choạng một vài giây đồng hồ rồi ngã nhào vào chân giường.
Vêlana hét lớn:
- Trời ơi, anh giết mất Kêvin rồi!
Tiếng kêu hốt hoảng của gã chụp hình cũng vang lên một lượt. Ba nhân viên mật vụ sô viết đều không ngờ được rằng Văn Bình đã đóng kịch. Chàng ngã sát vào chân giường, và giả vờ bất tỉnh để có thể quan sát và nghe ngóng những việc sắp xảy ra.
Vêlana chạy lại thì Bônkốp hùng hồ giơ tay chặn:
- Cô đi đâu? Cô định cứu thằng khốn nạn này phải không?
Vêlana xô hắn ra:
- Anh không có quyền gì cả. Tôi chỉ vâng lệnh đồng chí Khơrút.
Té ra gã chụp hình là Khơrút.
Khơrút cúi xuống nhìn mặc Văn Bình rồi cầm tay chàng lên bắt mạch. Cặp mắt lo lắng, Vêlana hỏi:
- Hắn có nguy đến tính mạng không, đồng chí?
Khơrút lắc đầu.
- Không sao. Chỉ ngất đi 5, 10 phút mà thôi.
Bônkốp chỉ mặt Vêlana:
- Giờ đây tôi đã hiểu rõ lòng dạ của cô. Hắn là kẻ thù mà cô lại mong cho hắn sống. Còn tôi, cô lại mong cho tôi chết. Phải rồi, tôi đã …
Vêlana cắt lời Bônkốp:
- Anh nói nhiều quá.
- Tại sao cô dám cấm tôi nói sự thật. Chẳng qua cô đã ngủ với hắn. Xác thịt của hắn đã làm cô mê mẩn, quên cả nhiệm vụ.
Khơrút nổi cáu:
- Tôi yêu cầu hai đồng chí một lần cuối cùng. Đây không phải là nơi để chúng ta cãi lộn.
Vêlana nói mát:
- Đồng chí quên rằng đây là văn phòng của ông giám đốc Sở Phát triển Ngoại thương. Tôi chỉ là thư ký quèn, còn đồng chí cũng chỉ là phụ tá kỹ thuật.
Bônkốp xấn đến:
- A, cô Vêlana dám mỉa mai tôi. Tôi không thể chịu nhục được nữa. Phải đánh cho cô một trận, đến đâu thì đến.
Hắn tát vào giữa mặt Vêlana. Nàng ngã ngồi xuống nệm, máu mũi chảy ròng ròng. Khơrút vội tóm lấy cánh tay của Bônkốp, bẻ quặt ra sau lưng. Bản tâm của Khơrút là cản ngăn Bônkốp đánh tiếp. Nhưng trong cơn giận dữ mù quáng Bônkốp lại tưởng lầm Khơrút về hùa với Vêlana để khiêu khích hắn.
Không kịp nghĩ phải trái Bônkốp tống cùi trỏ vào yết hầu Khơrút. Vì khinh thường, vì không ngờ Bônkốp dám đánh cả mình, Khơrút tránh đòn không kịp. Lãnh cái cùi trỏ xương xẩu vào cuống họng Khơrút đau điếng, mắt đổ đom đóm. Hắn vịn lấy mặt bàn cho khỏi ngã, miệng bai bải:
- Bônkốp giỏi thật! Bônkốp giỏi thật!
Đang lau máu mũi Vêlana vứt khăn mù-soa xuống đất. Nàng đứng dậy chạy nhanh ra cửa. Bônkốp chặn nàng lại, giọng đe dọa:
- Trốn đi đâu?
Vêlana quắc mắt:
- Anh vừa phạm một tội không thể tha thứ. Tội hành hung thượng cấp. Tôi chạy sang phòng bên gọi điên thoại.
- A, mày gọi điện thoại cho sứ quán Mỹ! Được lắm, mày báo tin cho bọn C.I.A. để giải thoát thằng tình nhân của mày … Sống với mày đã lâu mà tao không dè.. đồ đĩ …đồ phản Đảng …
Vẻ kinh hãi trên khôn mặt nhu mì của Vêlana vụt tan biến. Nàng không còn kinh hãi nữa. Nàng cũng không còn nhu mì như thường lệ nữa. Nàng đã hiện nguyên hình ác phụ KGB. Bônkốp vừa dứt câu nàng đã xông tới, chĩa ngón tay sắc nhọn tua tủa vào người hắn. Bônkốp bị nàng cào cấu tóe máu vội nhảy lùi. Nhưng nàng đã nhào theo. Móng tay nàng đâm vào mặt Bônkốp.
Nạn nhân rú lên. Máu đỏ làm Vêlana tăng thêm dữ tợn. Nàng lồng lộn như con hổ cái bị thương, mười đầu móng tay đua nhau thọc sâu vào da thịt Bônkốp.
Khơrút đã đứng dậy. Hắn cười nhạt khi thấy Bônkốp bị Vêlana tấn công tới tấp.
Vừa khi ấy cửa phòng mở toang.
Một người đàn ông đầu hói, thấp lùn bước vào. Tháp tùng là hai vệ sĩ, súng lục đeo trễ ở thắt lưng.
Văn Bình thè lưỡi liếm giọt nước vô hình ở mép. Chàng cảm thấy nhột nhạt. Vì người đàn ông đầu hói, thấp lun kia là hung thần bậc nhất của cơ sở Phản gián Liên sô.
Tên hắn là Bôrết.
Bôrết trạc 55, bề cao cũng như bề ngang giống như cựu thủ tướng Kút Sép. Họ Kút nổi tiếng về cái bụng, vòng lưng của Bôrết cũng lớn không kém. Khuôn mặt Bôrết cũng không khác khuôn mặt Kút Sép là bao, chỉ khác là hắn trẻ hơn, và có vẻ hiền hơn. Vậy mà hắn lại là thủ Phản gián độc ác nhất nhì thế giới.
Bôrết xuất thân là một thẩm sát viên mật vụ ở miền đông nam Liên sô. Năm 25 tuổi, hắn đã được cấp trên để ý nhờ đặc tài về tra tấn phạm nhân. Toàn thể những người đã qua phòng thẩm cung của Bôrết đều nhận tội. Đáng kể hơn nữa là Bôrết muốn họ thú những gì họ đều hạ bút ký răm rắp.
Bôrết không tra tấn bằng roi vọt, nhổ móng chân móng tay, đốt da thịt, châm kim nhọn, trấn nước, chận tảng đá nặng trên ngực, nghĩa là những phương pháp cổ xưa, lưu lại khá nhiều thương tích. Bôrết chỉ dùng một dụng cụ quen thuộc: máy quay điện.
Tra điện là một phát minh ghê sợ của thế kỷ 20. Hầu hết quốc gia đều áp dụng phương pháp tra điện. Tuy nhiên, cừ khôi nhất về kỹ thuật tra điện chỉ có hai người. Người thứ nhất là Lômbila, phụ trách Công an Đặc vụ tại Á căn đình dưới thời Tổng thống Peron. Người thứ hai là viên giám đốc công an của Tổng thống Môrinigô ở Paraquay (1).
Nhưng so sánh với Bôrết thì họ mới là học trò. Vì Lômbila mở đầu cuộc tra tấn bằng cách đánh nạn nhân thừa sống thiếu chết, rồi trói cứng vào bàn, dùng kim điện châm chích khắp thân thể. Viên giám đốc công an xứ Paraquay còn cho nhận đầu nạn nhân vào thùng nước lạnh ngắt, bắt uống đến phình bụng rồi dùng dùi cui gỗ cúng đánh vào bụng cho mửa hết nước ra.
Tra điện nạn nhân, Bôrết chỉ cần một căn phòng nhỏ không có cửa sổ, một ngọn đèn ngàn nến treo trên trần, dọi xuống cái bàn sắt dài, trên đó nạn nhân bị trói còng queo như khúc dồi. Sở dĩ Bôrết đạt được kết quả mỹ mãn là nhờ hắn có một nghệ thuật riêng. Cái máy quay điện của hắn cũng khác hẳn những loại máy thường dùng. Bôrết giữ kín nghệ thuật quay điện cũng như cách chế tạo máy điện. Chỉ biết rằng hắn đã tra điện ai là người ấy phải đầu hàng trong vòng một ngày một đêm.
Vì đặc tài có một không hai này Bôrết được thăng chức và thuyên chuyển về trung ương Mạc tư khoa. Thời gian qua, hắn đã trở thành thủ lảnh Phản gián xuất sắc và được điện Cẩm Linh tin cậy.
Văn Bình chưa gặp mặt Bôrết lần nào; tuy nhiên hắn lại thân thuộc với chàng hơn ai hết trong số các tinh hoa điệp báo của thế giới Nga-Hoa. Chàng biết hắn nặng 108 kí mặc dầu bề cao chỉ hơn 1m6. Cao 1m6 là quá lùn đối với tiêu chuẩn tây phương, nhưng dường như ông Trời đã oái oăm nặn ra những con người thật lùn để giao cho những công việc thật lớn. Nhà độc tài Sít ta Lin cũng chỉ cao hơn 1m60. Kút Sép, cũng như Hít-le. Nã phá Luân cũng chẳng cao hơn Bôrết là bao.
Bôrết là một khối thịt nặng nề mà khi động dụng lại xoay chuyển nhanh nhẹn không kém thanh niên có thân thể cân đối. Lý do là Bôrết giỏi săm-bô, môn võ truyền thống của dân tộc Nga la tư. Võ săm-bô chỉ chuyên về hai tay, Bôrết theo học chuyên cần từ hồi nhỏ nên có thể giết người bằng cái tát nhẹ. Sư phụ của Bôrết là một ông già sống đến 130 tuổi mới chết. Ông sống ở vùng núi Côcadơ nơi có nhiều người thọ nhất thế giới, nhờ khí hậu, thổ ngơi thích hợp, và cũng nhờ trèo núi quanh năm. Trong những năm trèo núi, sư phụ của Bôrết đã học được bí thuật chạy nhảy của loài vượn, một giống vượn khác thường, nặng gấp đôi người mà cử động lại nhanh hơn người. Bôrết đã được sư phụ truyền lại bí quyết này.
Một hôm, ông Hoàng đã cho Văn Bình biết một số chi tiết cặn kẽ về võ thuật của Bôrết.
- Gặp hắn, anh nên thận trọng “lời ông Hoàng”, anh đừng tưởng hắn mập như cái chum nước mà tiến thoái chậm chạp đâu. Khi cần, hắn có thể tấn công thần tốc. Sự nhanh nhẹn này hợp với sức nặng quá khổ đã biến hắn thành một võ sĩ đáng gờm. Sớm muộn anh sẽ phải đối đầu với hắn. Nếu khinh thường, anh sẽ mất mạng như chơi.
Một số điệp viên Anh-Mỹ đã mất mạng vì tính toán sai lầm. Thùng nước lèo khổng lồ của hắn chứa đựng một mãnh lực ghê gớm. Hắn thường có thói quen lừa cho đối phương húc đầu vào bụng rồi thót lại khiến đầu đối phương bị dính chặt. Hắn chỉ cần giáng bàn tay xuống. Xương sọ rắn như sắt cũng vỡ tan.
Tuy nhiên, sức mạnh của hắn cũng chưa nguy hiểm bằng mưu lược thần sầu. Trong đám thủ lãnh điệp báo cộng sản còn sống, Bôrết là người có nhiều mưu lược nhất.
Hôm ấy, ông tổng giám đốc đã cho Văn Bình coi cuốn an-bom đặc biệt dán toàn hình Bôrết. Yếu điểm số một của giới điều khiển điệp báo quốc tế là đàn bà. Hầu hết đều lụy về sắc đẹp. Nhưng Bôrết lại hoàn toàn dửng dưng trước sắc đẹp. Hắn còn sống độc thân. Dưới trường hắn có hàng trăm cô gái ngon lành song hắn không them quan tâm tới. Dường như thần kinh hệ của Bôrết thiếu hẳn những bộ phận gây ra sự rung động trước sắc đẹp.
Không rõ vì tình cờ hay cố ý (Văn Bình tin là ông Hoàng cố ý) mà hôm nay Văn Bình chạm trán Bôrết tại Mạc tư khoa.
Bôrết khệnh khạng bước vào, trên miệng chễm chện một điếu xì-gà Ha-van to tướng. Bôrết giống thủ tướng Sớc-sin của Anh quốc ở điểm luôn luôn ngậm xì-ga và là xì-gà không cháy. Người ta không thấy Bôrết hút xì-gà bao giờ mặc dầu hộp xì-ga đắt tiền và cái quẹt máy vàng khối luôn luôn nằm sẵn trong túi. Trong văn phòng hắn có đủ loại xì-gà và quẹt máy. Nếu bỏ chung lại có thể đựng đầy hai cái va-li cỡ lớn.
Văn Bình thấy rõ vết thẹo dài gần gang tay, nằm tréo sau gáy Bôrết. Vết thẹo này là chứng tích một cuộc đi săn lợn rừng ở miệt Tây bá lợi Á.
Cách đây 6 năm, Bôrết tháp tùng một phái đoàn yếu nhân trung ương đi săn. Hắn là thiện xạ nên được chọn làm hướng dẩn viên kiêm vệ sĩ đặc biệt cho đại tướng Sê-rốp, trùm an ninh mật vụ Liên sô. Trời nhá nhem tối, Sê-rốp đến gần một giòng suối thì gặp bầy lợn lòi. Giống heo rừng này có cặp nanh dài và nhọn và có ác cảm với người. Sê-rốp cũng là tay bắn giỏi nên thản nhiên tiến lại gần đoàn heo dữ. Cả bọn bỏ chạy, riêng con đầu đàn ở lại. Nói theo danh từ quân sự, con đầu đàn này ở lại với nhiệm vụ cản bước tiến của địch.
Khi ấy trong rừng chỉ có tướng Sê-rốp và Bôrếp. Chờ con thú chỉ cách 10 thước Sê-rốp mới bóp cò. Chẳng may đạn bị kẹt trong nòng. Bôrếp chưa kịp bắn tháo thân thì con heo khổng lồ đã vọt lại. Tướng Sê-rốp hốt hoảng vấp rễ cây ngã nhào xuống đất. Nếu bị con heo rừng đè lên chắc chắn Sê-rốp sẽ chết. Bôrết bèn mang thân ra làm mộc để cứu chủ. Nắm tay phi thường của hắn đánh trúng thân thể con thú. Nhưng con thú đã xô hắn ngã và chặn lên trên.
Tay không, Bôrết quần thảo với con heo rừng nguy hiểm. Sau 5 phút vật lộn gay go hắn đã đánh con thú dập óc. Tuy nhiên, áo quần hắn rách bươm, da thịt đầy vết cào cấu. Y sĩ phải may gần hai chục mũi, và Bôrết phải nằm bệnh viện một tháng mới hoàn toàn lành lặn. Cổ hắn bị nát bét, các nhà giải phẫu thẩm mỹ tốn bao công phu hàn vá song vẫn không che lấp được vết thẹo sau gáy.
Sau chuyến săn thú bất hạnh này, Bôrết được đại tướng Sê-rốp cân nhắc lên làm phụ tá đặc biệt, chuyên trách Hành động Hải ngoại.
Bôrết đích thân đến gặp Văn Bình tại văn phòng Phát triển Ngoại thương, thế tất công việc hắn sắp làm phải có tính chất quan trọng khác thường.
Sự hiện diện của Bôrết như luồng điện 220 vôn truyền qua cơ thể ba nhân viên mật vụ trong phòng. Bôrết rút điếu xì-gà ra cầm tay, rồi từ từ nhìn mọi người. Vẻ mặt hắn không hề đổi khác khi hắn thấy cử chỉ hung dữ của Vêlana, những vết cào cấu rớm máu trên mặt Bônkốp và nụ cười phớt tỉnh thâm độc của Khờrút.
Hắn buông ra câu hỏi lạnh lùng:
- Kêvin đâu?
Khơrút đáp:
- Thưa đồng chí, hắn đang nằm gần chân giường vì bị Bônkốp đánh ngất.
Bôrết ra lệnh cho vệ sĩ:
- Chở Kêvin về văn phòng, săn sóc cho tỉnh dậy rồi đợi tôi.
Hai tên vệ sĩ lực lưỡng, tay chân lông lá, đầu dẹp, cổ vuông, ý hẳn là người Mông cổ cúi xuống xốc Văn Bình lên. Văn Bình nặng hơn 70 kí-lô, vậy mà hai tên vệ sĩ nhấc lên nhẹ bỗng, chứng tỏ chúng có sức khỏe phi thường.
Tuy vậy Văn Bình không hề ngạc nhiên. Từ lâu chàng đã biết mật vụ KGB tuyển chọn thanh niên mông cổ làm vệ sĩ. Bọn thanh niên này thường không phải là người Mông cổ chính tông mà là Mông cổ lai Nga. Sau thế chiến thứ hai, Nga sô di chuyển một số người Nga từ Trung-Á sang Mông cổ với mục đích gầy giống. Gần hai chục năm sau, sự pha trộn giữa hai gióng màu đã tạo ra một loại người khôn ngoan, lanh lợi, can đảm và khỏe mạnh trên mức trung bình. Mật vụ KGB lựa những phần tử xuất sắc nhất đưa về Mạc tư khoa, tham dự khóa huấn luyện đặc biệt.
Văn Bình nhắm nghiền mắt, giả vờ hít thở yếu ớt. Đồng thời làm bọn vệ sĩ tin là chàng đang mê man, chàng âm thầm vận công vào tứ chí, khiến cho tay chân cứng đờ.
Hai tên vệ sĩ khiêng Văn Bình ra cầu thang.
Khi ấy, ở trong phòng Bôrết vẫn đứng sừng sững, điếu sì-gà không đốt vẫn cầm trong tay. Hắn nghiêm giọng hỏi Bônkốp:
- Anh ghen phải không?
Mặt xanh tái, giám đốc sở Phát triển Ngoại thương Bônkốp đáp, giọng rụt rè:
- Thưa … vì Vêlana không tuân theo kế hoạch.
- Tôi chưa hỏi anh là Vêlana tuân hay không tuân theo kế hoạch. Tôi chỉ cần biết một điều: có phải anh ghen không?
- Thưa … tức quá, tôi chịu không nổi.
- Nghĩa là anh đã ghen. Nếu Vêlana là vợ anh hoặc người yêu của anh thì anh cũng không được quyền ghen, huống hồ Vêlana chưa có liên hệ tình cảm chặt chẽ với anh. Ghen là sự tối kị nghề nghiệp. Làm công tác điệp báo, không khi nào được ghen. Cho dẫu vợ anh ngủ với kẻ khác thì cũng là chuyện thường. Hơn ai hết anh đã biết Vêlana từng ngủ với nhiều người đàn ông. Làm tình với đàn ông là nhiệm vụ chính của Vêlana, anh quên rồi ư?
- Thưa … thưa ông đồng chí …
- Anh cần được huấn luyện lại một thời gian nữa. Đêm nay, anh phải sửa soạn hành lý để mai lên đường. Anh sẽ học khóa “Kiểm soát Cảm xúc” tại Lêningờrát.
Bôrết quay sang Vêlana:
- Tại sao cô lại trái lệnh?
Giọng Vêlana run run:
- Thưa đồng chí, tôi đâu dám. Từ đầu đến cuối, tôi thi hành triệt để mọi chỉ thị được ghi trong phiếu công tác. Không hiểu sao đến phút chót …
- Cô cứ nói tiếp. Mỗi khi làm xong việc ta cần kiểm thảo. Tại sao đến phút chót cô lại hiến thân cho hắn?
- Thưa … tôi cũng chẳng hiểu nữa. Khi ấy tôi mất hết lương tri. Thân thể tôi biến thành cái máy cho hắn sai khiến.
- Sau khi cô nằm lên giường, hắn giở những trò gì?
- Hắn hôn tôi.
- Hôn như thế nào?
- Thưa đồng chí …
- Khơrút đóng giả Kêvin, cô bắt chước Kêvin ôm hôn Khơrút cho tôi coi.
Vêlana vụng về nhái lại những động tác âu yếm của Văn Bình. Bôrết sẵng giọng:
- Hắn không vuốt ve cô ư?
- Thưa có.
- Vuốt ve như thế nào?
Bôrết chăm chú theo dõi bàn tay của Vêlana lướt nhẹ trên thân thể Khơrút. Bôrết ngăn lại:
- Thôi, tôi biết rồi. Cô thua hắn là chuyện tất nhiên. Căn cứ vào cách mơn trớn, tôi đoán Kêvin phải là người am tường bí pháp điểm huyệt. Cô đã biết hắn là ai chưa?
- Thưa chưa. Đồng chí Bônkốp chỉ nói đại khái Kêvin là người Mỹ mà chúng ta phải răng-ta bằng ân ái.
- Vậy thì bây giờ cô nên biết rõ. Kêvin là một điệp viên lợi hại của C.I.A.
- Trời!
- Ngày mai, tôi sẽ cho cô cùng đi với hắn đến An-ba-ni.
Nhe nói Bônkốp khựng người. Hắn đưa tay toan phản đối. Song chợt nhớ đến kỷ luật sắt thép hắn vội đứng yên. Vêlana đi An-ba-ni nghĩa là hắn sẽ mất nàng vĩnh viễn. Nàng sẽ tiếp tục hiến thân cho hắn. Máu nóng chạy rần rần hai bên màng tang, Bônkốp cố dằn xuống. Hắn đã có cách đối phó. Miệng hắn lẩm bẩm nho nhỏ chỉ mình hắn nghe tiếng:
- Rồi mày biết tay tao!
Ra đến hành lang rộng mông mênh, hai tên vệ sĩ dừng lại, đặt Văn Bình bất động xuống nền gạch trơn bóng. Thoạt đầu Văn Bình tưởng chúng nghỉ mệt. Nhưng một tên đã mang lại một cái băng-ca vải. Văn Bình cười thầm khoan khoái. Được nằm dài trên băng-ca thoải mái hơn là bị khiêng tòn teng. Từ lâu chàng chưa được hưởng cái thú nằm cho nhân viên KGB rón rén khiêng trên cáng vải.
Hai tên vệ sĩ đi vòng hành lang ra thang máy. Đây là thang máy riêng, nằm giấu trong tường, loại thang máy dành cho cán bộ cao cấp. Tội nghiệp! Hồi nãy Văn Bình đinh ninh tòa bin đinh đồ sộ này chỉ có một thang máy bị hỏng nên phải phí sức lao động, trèo cầu thang xi-măng. Kể ra chàng không mệt mỏi, nhưng theo các chuyên viên sinh lý học Trung hoa giá chàng tiết kiệm được mấy trăm ca-lo-ri thì thời khắc hú hí với giai nhân Vêlana còn thần tiên hơn nữa.
Thang máy của các ông bự có khác, nó chạy êm ru như lướt trên bông, xuống đến tầng dưới và đứng lại mà chàng không hay. Văn Bình lại được khiêng ra khỏi thang máy. Một chiếc xe chở hàng bít bùng đậu trước sân. Thùng xe như cái hộp, giống như xe chở đồ ướp lạnh. Băng ca được đặt ngay ngắn trên sàn xe.
Khí hậu ấm áp trong xe làm Văn Bình dễ chịu. Thì ra thùng xe được gắn máy sưởi.
Xe từ từ lăn bánh. Hai tên vệ sĩ ngồi đối diện nhau nhưng không nhìn nhau và cũng không trao đổi với nhau tiếng nào. Dùng vệ sĩ Mông cổ có cái lợi là ít nói và không có bệnh tò mò.
Văn Bình cảm thấy xe dừng lai, rồi có tiếng cổng sắt nặng nề mở ra, tài xế lái vào một con đường gồ ghề. Tuy không nhìn được bên ngoài, Văn Bình cũng đoán biết được chàng đang được đưa vào trụ sở đặc biệt của KGB trong khám đường thần sầu quỷ khốc Lu-bi-an-ka. Khám đường này có cái sân ngoài rộng thênh thang lót đá gập ghềnh. Chạy hết sân đá, tài xế phải quẹo sang bên trái, qua một cổng sắt lớn khác, rồi đổ giốc xuống hầm.
Chàng đã đoán đúng. Đầu chàng bắt đầu giốc ngược. Xe hơi đang chạy xuống hầm.
5 phút sau, của xe mở rộng. Văn Bình mở mắt ra, và kêu lên:
- Tôi làm sao thế này?
Một tên vệ sĩ Mông cổ kéo chàng ngồi dậy:
- Tỉnh rồi hả? Bước xuống đi.
Chàng nắm tay hắn:
- Đây là đâu?
Hắn nhe răng:
- Khám tử hình.
Giả vờ thất sắc Văn Bình hỏi đồn:
- Khám tử hình, đây là khám tử hình ư? Tôi có tội tình gì mà bị đưa vào khám tử hình? Vả lại, nếu tôi có tội thì cũng phải ra tòa án xét xử nữa chứ! Các ông là ai? Các ông bắt lầm rồi. Tôi là Kêvin, nhân viên công ty Maxman. Các ông nghe rõ chưa? Tôi là Kêvin.
Vừa nói chàng vừa nhảy xuống xe. Thì ra chàng đang ở trong một gian phòng lớn. Nhìn thoáng cách trang trí, chàng biết ngay là dưới hầm nhà giam Lu-bi-an-ka.
Hai tên vệ sĩ xốc nách chàng lôi qua một khung cửa nhỏ, tiến vào căn phòng khác, ngập đầy ánh đèn. Văn Bình vùng vằng:
- Các ông là ai?
Một tên vệ sĩ gõ báng súng lục vào đầu chàng:
- Anh không cần biết.
Nếu không đóng vai Kêvin, Văn Bình đã cho tên vệ sĩ hỗn xược húp cháo một tháng. Chàng chỉ hất nhẹ cùi tay lên là xương làm hắn dập nát. Song chàng ngoan ngoãn chịu đòn.
Một cánh cửa khác được mở ra. Phía trước là một hành lang sâu hun hút, hai bên toàn là xà-lim, cửa sắt sơn đen đóng kín, bên ngoài có những ổ khóa to tướng.
Bọn vệ sĩ xô chàng vào xà-lim số 5. Xà-lim này hình vuông, mỗi bề hai mét, Văn Bình chỉ kiễng chân là đụng trần. Ngoại trừ cửa ra vào, xà-lim không còn cánh cửa nào hết. Ô thông hơi cũng không có. Tường phòng được quét hắc ín đen sì. Một ngọn đèn vàng gắn trong tường, bên ngoài được che bằng thép mắt cáo lớn bằng cây đũa tỏa xuống một luồng sáng sống sượng và tê tái.
Không có giường. Không có mền. Không có dụng cụ vệ sinh. Hơi lạnh ban đêm tràn ngập xà-lim. Văn Bình mặc áo ấm và từng quen với khí lạnh mà cũng run cầm cập.
Chàng đã nghe nói nhiều đến khu giam người tình nghi trong khám đường Lu-bi-an-ka. Xà-lim mỗi bề hai mét đã là hạng rộng, phần nhiều xà-lim chỉ đủ để phạm nhân nằm còng queo hoặc ngồi mà không thể đứng được. Phạm nhân nguy hiểm đang bị thẩm cung thường được nhốt trong xà-lim nhỏ như cái áo quan, suốt ngày đêm chỉ nằm, hoặc chỉ đứng, hoặc chỉ ngồi bó gối. Bôrết đối xử với chàng như thế này đã là hậu hĩ.
Chàng đã biết tại sao Bôrết hậu hĩ với chàng.
Hai tên vệ sĩ lặng lẽ trở ra. Văn Bình níu áo tên đi sau:
- Tôi cương quyết phản đối. Các ông không có quyền giam tôi ở đây.
Tên vệ sĩ gạt tay chàng:
- Hừ, giam còn là phúc. Đem đi bắn nữa kia.
- Tôi là công dân ngoại quốc. Công dân Mỹ. Các ông không có quyền bắt người Mỹ.
- Hà hà, còn gì uất ức nói nữa cho hả …
- Yêu cầu các ông báo tin cho tòa đại sứ Mỹ biết.
- Còn muốn phản đối nữa không?
Văn Bình toan bước ra theo, nhưng tên vệ sĩ Mông cỗ đã ẩy chàng ngã xuống:
- Nằm xuống đấy.
Cửa xà-lim đóng sầm. Trong đời, chàng đã nằm xà-lim nhiều lần. Xà-lim ở Hà nội cũng không thua xà-lim Lu-bi-an-ka là bao về phương diện rùng rợn. Tuy nhiên, đã vào Lu-bi-an-ka thì có phép lại như Tôn hành Giả cũng ít hy vọng trốn thoát. Đã vào Lu-bi-an-ka là cầm chắc cái chết trong tay.
Nhưng lần này bị giam trong xà-lim tử tội ở Lu-bi-an-ka, Văn Bình lại không sợ bị chết. Vì Bôrết sẽ dùng chàng. Dùng làm việc gì chàng chưa biết. Song chàng biết chắc là nội đêm nay chàng sẽ được Bôrết thả về khách sạn Metropole.
Lẽ ra chàng phải lợi dụng cơ hội để ngủ một giấc bù trừ. Nhưng chàng không dám. Vì giờ phúc này, những vành tai và cặp mắt điện tử đang theo dõi chàng. Hầu hết xà-lim ở Lu-bi-na-ka đều được trang bị máy chụp vô tuyến truyền hình. Các chuyên viên KGB đang quan sát phản ứng của chàng.
Chàng phải đóng kịch để lừa họ. Chàng bèn đập nắm tay rầm rầm vào cửa sắt:
- Bônkốp, Vêlana, mở cho tôi ra.
Phá một hồi mỏi tay, chàng ngồi bệt xuống nền xi-măng lạnh buốt. Rồi đứng bật dậy, thét lớn:
- Mở cho tôi ra! Tôi là Kêvin, công dân Mỹ. Tôi là người vô tội …
Chàng giả vờ im bặt. Vì tiếng người rên khóc vừa từ ngoài hành lang lọt vào. Đó là tiếng đàn bà:
- Lạy các ông, đau quá, tôi chết mất.
Tiếng đàn ông:
- Ồ, mới nhổ máy cái móng tay mà cô nàng đã kêu lên oai oái. Như vậy đã lấy gì làm đau.
- Đau quá, đau quá, ông ơi?
- Nghỉ một lát, rồi đến móng chân. Nhổ móng chân cái mới thật là đau.
- Ông tha cho tôi.
- Vậy mà đã chịu nhận tội chưa?
- Thưa ông, tội gì?
- Lại còn lẻo mép. Tội làm gián điệp cho địch, chứ còn tội gì nữa?
- Thưa ông, tôi không hề làm gián điệp cho địch.
- Thế thì thôi. Bây giờ đến móng chân. Để xem mấy phút nữa mày còn đám chối nữa không?
Tiếng người đàn bà tru tréo.
- Đau quá , đau quá!
- Lắm mồm, nghe điếc tai không ai chịu được … Cái kềm đâu đưa cho tao.
- Vâng, tôi xin khai. Tôi xin nhận tội.
- Nhẹ không ưa, chỉ ưa nặng. Hồi nãy, chịu nhận tội có phải còn nguyên móng tay không.
- Oan tôi lắm ông ơi!
- Câm họng. Mày còn nói nữa tao sẽ cắt đứt lưỡi.
Nạn nhân nín lặng. Văn Bình nghe tiếng người bị lôi sềnh sệch. Rồi đến giọng nói của một nạn nhân khác, một người đàn ông:
- Các ông mang tôi đi bắn ư? Tôi chưa ra tòa mà …
Tiếng người lính gác:
- Tòa án không có thời giờ xét sử những tên gián điệp đế quốc như mày. Đứng lên … mày yên tâm, binh sĩ Liên sô bắn rất trúng, viên đạn nào cũng găm vào người, mày sẽ chết ngay, không biết đau đớn gì hết.
Văn Bình nghe tiếng cửa sắt đóng lại.
Rồi hoàn toàn yên lặng. Chàng ngồi bó gối trên sàn xi-măng, nhìn ngọn đèn vàng, vẻ mặt lo sợ.
Chàng ngồi như thế được 15 phút thì bên ngoài có tiếng giầy cồm cộp. Cửa xà-lim mở ra. Hai tên vệ sĩ hồi nãy đứng sừng sững trước cửa, hạ lệnh cho chàng bước ra. Chàng ngoan ngoãn theo họ đi hết hành lang sâu hun hút, xuống một cầu thang xoắn ốc rồi trèo một cầu thang xoắn ốc khác. Chàng đã hiểu tại sao KGB bắt chàng xuống thang, lên thang liên tiếp như vậy. Họ muốn tim chàng đập mạnh. Họ muốn chàng sợ hãi đến cực độ.
Chàng được dẫn vào một xà-lim khác ở bên trên. Chàng bèn hỏi?
- Ồ kìa, tôi vẫn bị giam ư?
Một tên vệ sĩ đáp:
- Chịu khó đợi một lát. Anh sẽ được cấp trên hỏi cung.
Cửa xà-lim lại được khóa kín. Xà-lim này lớn hơn xà-lim dưới hầm. Tuy nhiên, đồ đạc có vẻ trang trọng hơn với cái giường sắt gắn chặt vào tường, và cao tít gần trần phòng là một khung cửa có chấn song to tướng, và được che kín bằng thép mắt cáo. Khung cửa này nhìn ra sân vì chàng nghe tiếng người phía sau.
Chàng đứng lên giường kiễng chân, bám lấy gờ cửa sổ. Chàng đoán đúng: phía sau là một cái sân nhỏ, nằm lọt giữa những bức tường đá cao ngất.
Chàng lại nghe tiếng giầy, tiếng khóa, tiếng xích sắt rỏng rẻng, rồi một tử tội hiện ra giữa một tốp lính gác lực lưỡng. Phạm nhân được áp giải đến chân tường đối diện khung cửa xà-lim.
Văn Bình thấy rõ mồn một vị đèn ngoài sân được thắp sáng chưng. Chàng còn nhìn thấy cả làn đa mặt trắng bệch như tờ giấy của tử tội khi bị trói quặt vào cọc. Toán lính hành quyết chia ra làm hai, một nửa đứng, nửa kia quỳ gối. Theo khẩu lệnh của đội trưởng, họ nâng súng lên và chĩa vào tử tội.
Đoàng, đoàng, đoàng … một loạt tiếng súng nổ vang. Tử tội giãy lên rồi ngoẹo đầu tắt thở. Một cái áo quan trắng hếu được chở tới. Người chết được mở trói, kéo ra khỏi cọc, bỏ vào trong hòm. Trong nháy mắt, đội lính hành quyết đã biến khỏi tầm mắt của Văn Binh. Chàng thở dài tuột xuống giường.
Tuy nhiên, chàng cố tình trượt chân để ngã xuống nền phòng.
Chàng nằm sóng soài, mặt ngửa lên, quan sát khắp xà-lim. Chàng vừa nhìn thấy ống ảnh vô tuyến truyền hình. Chàng giả vờ kêu đau rồi tiếp tục rên khừ khừ.
Chàng rên như vậy gần nửa giờ mới có người mở cửa. Vẫn hai tên vệ sĩ quen mặt. Chàng lại ngoan ngoãn ra ngoài, xuống cầu thang rồi lên cầu thang. Cầu thang nào cũng gồm trên 50 bậc, theo hình trôn ốc, bọn vệ sĩ lại giục trèo nhanh, người yếu tim có thể ngã lăn xuống và ngất xỉu. Văn Bình vịn lan can thở hồng hộc:
- Mệt quá, các anh ơi!
Một tên vệ sĩ thúc mũi súng vào xương sườn chàng, giọng gay gắt:
- Chà, lát nữa còn mệt nhiều nữa.
10 phút sau, sau khi lên thang, xuống thang, đi vòng hành lang dài vô tận. Văn Bình bước vào một căn phòng lớn, đèn điện sáng như ban ngày. Trong phòng chỉ có một cái bàn sắt và một cái ghế sắt. Trên tường, và chung quanh phòng, toàn là dụng cụ tra tấn. Những dụng cụ ghê gớm nhất trong lịch sử tra tấn của loài người …
Bôrết chống nạnh, nhìn Văn Bình, trên môi ngất ngưởng điếu xì-gà còn nguyên không đốt. Văn Bình vội đứng lại, lắp bắp:
- Thưa ông …
Bôrết lạnh lùng:
- Vâng, chào ông. Ông biết tôi đưa ông đến đây để làm gì không?
- Thưa ông, tôi vô tội …
- Vô tội hay có tội, lát nữa hãy bàn tới. Đang còn nhiều thời giờ, vội đi đâu mà sợ.
- Sáng mai tôi phải đi Anbani.
- Không được. Ông ráng ở lại đây với chúng tôi ít ngày rồi lên đường cũng chưa muộn …
- Thưa, ông cho phép tôi đi Anbani.
- Không.
- Vậy, tôi sẽ được đi đâu?
- Đi âm phủ.
- Trời ơi, nghĩa là tôi sẽ bị bắn?
- Dĩ nhiên.
- Ông cứu tôi với. Nếu được ông cứu, tôi sẽ xin làm bất cứ việc gì để đền ơn.
- Thong thả. Tính tôi vốn ghét hấp tấp. Ông đã nghe nói tôi là ai chưa?
- Thưa chưa.
- Ông không nói dối đấy chứ?
- Thưa không.
- Vậy tôi xin tự giới thiệu. Tôi là Bôrết, chuyên viên Phản gián Liên bang Sô viết, phụ tá đặc biệt của đại tướng Sê-rốp, đặc trách Hành chánh Hải ngoại của KGB. Tôi nổi tiếng trên thế giới nhờ một tài mọn. Tôi đưa ông tới đây là để xem tôi biểu diễn tài mọn ấy.
- Oan tôi lắm, ông ơi!
- Ồ, cái ông Kêvin này hay đánh trống lảng quá! Phải, ông oan lắm, hàng trăm kẻ có tội nặng bị bắt vào đây như ông cũng đã nỏ miệng kêu oan. Ông cứ kêu oan đi, tôi không cấm đâu. Nhưng đến khi tôi thi thố tài mọn thì chắc chắn ông sẽ không thích kêu oan nữa.
Bôrết rút trong túi ra một hộp xi-gà Ha-van, loại điếu nhỏ như điếu thuốc lá đầu lọc. Hộp xì-gà 10 điếu này được Cuba xuất cảng sang Nga sô, đổi lấy võ khí. Hắn dí hộp gần mặt Văn Bình rồi nói:
- Ông đừng tưởng bở. Không phải xì-gà đâu nhé. Mà là xì-gà giả hiệu. Nó đựng bên trong một dụng cụ tra tấn độc đáo mà giới an ninh tây phương mệnh danh là “máy quay điện”, hoặc “cối xay cà phê” nói theo tiếng lóng. Nó có hai cái pin nhỏ xíu, đủ làm máy chạy được 12 giờ đồng hồ. Nó bé thật đấy, song công dụng của nó lại rất hữu hiệu. Tôi chỉ móc một đầu dây vào môi ông và bấm nút là trong vòng một phút ông sẽ đổ máu miệng, máu mũi. Trong vòng hai phút, máu sẽ đổ ra mắt, ra tai, và hậu môn. Lưỡi ông sẽ bị tê liệt, suốt đời ông ăn không biết ngon nữa. Đó là chưa nói đến hậu quả đối với ngũ quan ông. Sau khi bị quay điện ông sẽ mắc bệnh kém mắt và lãng tai. Nữa năm sau, ông sẽ thành người mù và điếc. Bây giờ tôi mời ông thử chơi một vài phút nhé?
Văn Bình run lẩy bẩy:
- Xin ông tha cho tôi.
Bôrết cười nhạt:
- Ông sợ hả? Sợ là phải. Voi cũng sợ toát bồ hôi, huống hồ là người. Ông sợ món cối xay cà-phê, vậy tôi giới thiệu với ông vài món ăn chơi khác.
Bôrết dắt tay Văn Bình về phía cuối phòng. Thấy chàng bước không vững, hắn đặt bàn tay lên vai chàng:
- Đàn ông gì mà hèn quá! Đây này, ông có nhìn thấy cái vòng Tây ban nha treo ngay trước mặt không?
Văn Bình không lạ gì về cái được đặt tên là vòng Tây ban nha. Nó gần như cái gông, chỉ khác là gông bằng gỗ thì nó bằng sắt, đeo nhiều tảng chì nặng, cắm đinh nhọn tua tủa. Nó được đeo vào cổ tội nhân rồi người ta vặn vít cho nó hẹp dần lại. Những mũi đinh nhọn đâm vào cuống họng và gáy, tội nhân sẽ mất hết máu hoặc nghẹt thở mà chết. Trong Tháp chuông Luân đôn, chính phủ hoàng gia Anh quốc đã cho trưng bày một số dụng cụ tra tấn được xử dụng tại Âu châu dưới thời Trung Cổ. Văn Bình đã từng đến xem để rút kinh nghiệm. Tòa nhà lâu đời được xây cất từ 900 năm trước ấy có thể được coi là bảo tàng viện tra tấn kinh hoàng nhất thế giới. Văn Bình đã thấy cái vòng Tây ban nha, cũng như cái máy nhổ móng tay, cái cùm nặng 20 kí và đặc biệt là bộ giáp sắt gồm hai mảnh như hột đậu phụng, tội nhân bị nhốt vào trong rồi bên ngoài vặn chặt lại, tội nhân sẽ ngạt thở, thịt xương dập nát …
Bôrết chỉ một đống quá tạ tròn, vuông, nhiều cỡ khác nhau, và giải thích:
- Những trái cân chì này được dùng để ép ngực tội nhân. Kẻ gan lì nhất cũng phải cung khai. Hình cụ ép ngực được coi là giản dị và lợi hại, trên thế giới chỉ mới có một tội nhân chịu nổi 200 kí (2). Trông ông đỏ da thắm thịt, vai ngực nở nang, nhưng ông không chịu nổi 100 hoặc 150 kí đâu. À, nhân tiện tôi kể ông nghe luôn. Hồi thế kỷ 17, ở nước Anh có một đạo luật kỳ lạ, phạm nhân ra trước vành móng ngựa phải khai là có tội hoặc chối tội, chứ không được ngậm miệng. Phạm nhân thường ngậm miệng vì như vậy tòa sẽ không xữ được, và cho dẫn y bị tra tấn đến chết. Nhà nước vẫn không thể tịch thu sản nghiệp của y. Tòa án trừng phạt kẻ ngậm miệng bằng cách ép ngực bằng trái cân nặng. Nhân chuyện xưa, tôi muốn khuyên ông một điều: ông nên nhận tội đi.
Văn Bình thở dài não nuột:
- Thưa ông, trước khi nhận tội ít ra tôi cũng phải biết tôi phạm tội gì đã chứ …
Bôrết nhún vai:
- Ông lại bướng bỉnh rồi. Nhưng thôi, đó là việc sau. Tôi chưa giới thiệu hết với ông. Ông hãy nhìn theo ngón tay tôi. Trong tấm ảnh treo trên tường, ông có thấy không?
Không chờ Văn Bình đáp, hắn thản nhiên nói tiếp:
- Đó là những hình cụ thông dụng ở Trung hoa. Ngày nay, nước Tàu đã theo xã hội chủ nghĩa nhưng phương pháp tra tấn vẫn không thay đổi. Thú thật với ông, là chuyên viên về tra tấn tôi chưa thấy nước nào có kỹ thuật tra tấn tinh vi và đắc lực bằng nước Tàu. Nếu ông tiếp tục cứng đầu tôi sẽ nhốt ông trong một cái chuồng nhỏ như chuồng chim, hoặc bắt ông đeo một loại gông đặc biệt, gông này không nặng nhưng khi ông đeo vào thì nó được hai sợi dây kéo lên cao, khiến ông phải kiễng chân lên. Người Tàu khéo ghế, cái gông chỉ được kéo lên cao vừa đủ, ông chỉ đứng nhón độ nửa giờ là đau buốt thân thể …
Ông Kêvin ơi, người Tàu nổi tiếng từ ngàn năm nay về tài trói. Phạm nhân nào bị trói theo lối tàu là không thể nào thoát thân được. Người Tàu đã dùng nghệ thuật trói để tra tấn nữa. Ông đã nghe nói đến môn “vượn hái đào tiên” chưa? Chắc là chưa. Hình cụ này gồm 2 cái xà ngang giống như xà ngang được dùng để nhảy lộn tập thể dục. Phạm nhân bị trói thúc ké trên xà sẽ trở thành tàn phế vì chân tay tụ máu, xương sống bị gẫy. Tuy vậy, môn “vượn hái đào tiên” cũng chưa kinh khủng bằng môn “rồng thiêng cuộn khúc”, nghĩa là phạm nhân bị trói cong người như con tôm, cổ trói vào hai bàn chân, chỉ vài ba giờ đồng hồ là phải quy hàng vô điều kiện. Này ông Kêvin, tôi đặt câu hỏi này, ông có sẵn sàng trả lời không?
Văn Bình nuốt nước miếng:
- Thưa ông, tôi đâu dám trái lệnh.
- Tốt lắm. Mục đích của tôi là muốn ông quy hàng vô điều kiện.
- Có lẽ tôi điên mất. Ông muốn gì thì nói toạc ra, cứ úp úp mở mở như thế này thần kinh tôi mỗi phút một thêm căng thẳng. Tôi không chối cãi là đã làm tình với Vêlana nhưng …
- Ông chối cãi sao được vì nhất cử nhất động của tấn trò ân ái đã được ghi vào phim nhựa.
- Sở KGB đã bố trí gài bẫy tôi.
- Cũng gần như vậy.
- Tôi hiểu rồi. Ông chụp hình tôi ngủ với Vêlana để buộc tôi phải làm gián điệp cho ông. Tôi có thể làm mọi việc, trừ việc chống lại tổ quốc.
- Ông là người yêu nước rất đáng khen.
- Tôi bị đưa đến đây không phải để được nghe lời khen của ông. Ông muốn tôi giúp KGB việc gì, xin cho biết ngay.
Bôrết chậm rải ngồi xuống ghế. Căn phòng chỉ có một cái ghế nên Văn Bình đành đứng trơ trơ trước bàn giấy. Cách thiết trí này dụng ý của KGB, muốn tạo cho nạn nhân một mặc cảm tự ti. Bôrết mân mê đầu điếu xì-gà rồi hất hàm:
- Ông là Kêvin?
Văn Bình chắt lưỡi:
- Nếu không là Kêvin thì tôi đã không được hân hạnh đến trụ sở thẩm vấn của KGB.
- Yêu cầu ông trả lời nghiêm chỉnh. Tôi vốn ghét những thuộc viên ngang ngạnh.
- Vâng, tôi là Kêvin. Giăng Kêvin, 36 tuổi.
Bôrết mở tập hồ sơ trên bàn:
- Anh sinh trưởng ở Gia nã đại, thành phố Tôrontô, ngày 22-8, vào lúc 4 giờ sáng. Ông thân anh là người Mỹ di cư từ Phần Lan tới. Mẹ anh là người Hạ uy di. Anh mồ côi cha từ năm lên 8. Sau đó 2 năm, mẹ anh tái giá và theo chồng mới về quê Hạ uy di. Từ năm lên 10 trở đi, anh sống tại đảo Hạ uy di. Năm 16, anh tốt nghiệp trung học thì mẹ anh chết trong một tai nạn xe hơi. Cha ghẻ anh lấy bà vợ khác. Từ đó anh tự lập thân, vừa đi làm công việc vừa tiếp tục học hành. Anh tốt nghiệp Cử nhân rồi gia nhập ngành quảng cáo thương mãi. Anh đầu quân cho công ty Maxman được đúng 8 năm 10 tháng. Những chi tiết tôi vừa nói về thân thế anh đúng hay sai?
Văn Bình giật mình đánh thót. Chàng sửng sốt thật sự, chứ không phải giả vờ. Thì ra KGB đã nắm vững hồ sơ của Kêvin từ đầu đến cuối. Cũng may vai trò của chàng đã được sửa soạn chu đáo, nếu không chàng đã tan xương nát thịt trong tay trùm Phản gián Bôrốt.
Cuốn phim ký ức tại Lan-gờ-lê, nơi đặt tổng hành doanh của Trung ương Tình báo C.I.A. từ từ quay lại trong trí chàng. Hôm ấy, trời mưa bụi lất phất. Chàng vừa đến Hoa thịnh đốn thì được trực thăng riêng của ông Sì-mít chở thẳng về tổng hành doanh.
Đón chàng tại sân bay Hoa thịnh đốn và cũng đi với chàng về Lan-gờ-lê là một thiếu phụ trên ngũ tuần, tóc bạc phơ, đeo kiếng cận thị trễ xuống mũi, khuôn mặt nghiêm nghị và lầm lì. Thiếu phụ này là phụ tá đặc biệt của ông tổng giám đốc Sì-mit. Đinh ninh C.I.A. biết tính chàng nên cho giai nhân trẻ măng ra đón, Văn Bình đâm ra cụt hứng. Dọc đường chàng không thốt nửa lời. Thiếu phụ da mồi tóc bạc cũng căm lặng như pho tượng.
Nhưng khi về đến trụ sở chàng mới lầm. Lầm một cách ngu đại và ấu trĩ. Vì thiếu phụ già nua này là cô gái đang độ xuân tình rào rạt. Ông Sì-mít sai nàng cùng đi với Văn Bình để thử lại đáp số của một bài toán kỹ thuật: bài toán giải phẫu thẩm mỹ. Trong những năm gần đây, nền giải phẫu thẩm mỹ của ngành gián điệp đã tiến bộ vượt bậc. Những điều tưởng như không bao giờ thực hiện được nổi đã trở thành sự thật. Cô gái 25 tuổi của C.I.A. đã được y sĩ chuyên môn biến đổi thành thiếu phụ ngũ tuần sau 3 giờ đồng hồ ngắn ngủi trong phòng mổ. Trước kia, muốn hóa trẻ thành già phải mất hàng tuần, đôi khi hàng tháng, để các vết mổ có đủ thời giờ kéo da non và háo chất che hết thẹo.
Cô gái – bà già đưa chàng vào khu FR của C.I.A. một khu dành cho dịch vụ giải phẫu cải trang. Hai y sĩ và ba điều dưỡng viên đã đợi sẵn với cuốn an-bom dán đầy hình nữa người, hình toàn người, hình nằm dài, hình ngồi, hình đứng, đủ loại hình của chuyên viên quảng cáo Kêvin. Về chiều cao, chàng suýt soát Kêvin, nhưng về bề ngang chàng to hơn hắn. Chàng cũng nặng hơn hắn 5 kí. Về khuôn mặt, chàng hao hao giống hắn. Nếu khác, thì chỉ khác ở điểm chàng khôi ngô hơn, đôi mắt lanh lợi, cương quyết hơn, và nét mặt đậm hơn, dầu dãi hơn. Y sĩ C.I.A. dùng một máy ảnh riêng, chụp hình Văn Bình rồi chiếu lên màn ảnh rộng nghiêm cứu. Thời gian nghiên cứu đặc điểm trên mặt chỉ mất 30 phút đồng hồ. Sau đó đến cuộc giải phẫu thay đổi gò mũi, đuôi mắt, lông mày và hàm răng … Tổng cộng từ lúc chàng bước vào phòng, trèo lên bàn kẽm giãi phẫu đến khi công việc hoàn tất là 3 giờ đồng hồ.
Rời khu FR. Văn Bình đã trở thành Kêvin thật thụ …
Bôrết vuốt râu cằm, giọng đắc thắng:
- Thế nào anh Kêvin, tôi nói đúng hay sai?
Văn Bình tái mặt:
- Thưa đúng. Đúng không say một li.
- Anh đã biết tại sao tôi nói đúng không sai một li nào không? Vì chúng tôi đã theo dõi anh từ lâu. Hồ sơ của anh chứa đầy một ngăn kéo của văn phòng tôi. Sở dĩ tôi nhắc lại những chi tiết về đời anh là để nhắn nhủ anh thành thật. Anh nên thành thật là hơn …
- Tôi đã giấu ông điều gì đâu?
- Vậy anh ăn lương C.I.A. từ bao giờ?
- Tôi … tôi chưa hiểu ông định nói gì? Tôi hoặt động trong ngành quảng cáo nên quen rất rộng. Có thể trong số những người giao dịch với tôi đã có nhân viên C.I.A., nhưng …
- Chẳng nhưng gì hết … Nếu anh tìm cách chối quanh, miễn cưỡng tôi phải tra tấn.
- Vâng, tôi xin nói.
- Anh ăn lương C.I.A. từ bao giờ?
- Thật ra tôi không ăn lương tháng. Mà chỉ thỉnh thoảng lãnh tiền trợ cấp. Hàng trăm công ty, hàng vạn nhân viên được C.I.A. trợ cấp, không riêng gì tôi.
- Không lẽ họ ném tiền qua cửa sổ cho anh tiêu xài xuông. Có đi tất có lại, họ trợ cấp là để dùng sau này. Tính đến nay, anh nhận của C.I.A. bao nhiêu tiền?
Chết rồi! Chàng tưởng đã chuẩn bị chu đáo không ngờ còn quá nhiều chi tiết về Kêvin mà chàng chưa biết. Kêvin lãnh tiền C.I.A. từ bao giờ? Kêvin lãnh cả thảy bao nhiêu tiền? Chàng bèn đáp qua quít:
- Tôi không nhớ nữa.
Bôrết nhăn mặt ra vẻ khó chịu. Nhưng hắn vẫn hỏi tiếp:
- Họ thường bắt anh làm việc gì?
- Lấy tin tức nhì nhằng.
- Ở trong hay ngoài nước?
- Thường thường ở ngoài nước, nhất là ở Âu châu. Vì tôi là công sự viên thân tín của ông giám đốc công ty Maxman lại có khả năng nên luôn luôn được xuất ngoại, C.I.A. lợi dụng những chuyến xuất ngoại này để yêu cầu tôi thu thập tin tức.
- Trong thời gian qua, anh đã ghé những nước nào?
- Tôi như con chim bay trên trời, một năm 12 tháng thì gần 8 tháng ở nước ngoài.
- Không, ý tôi muốn nói đến những nước nào anh đã ghé với nhiệm vụ do C.IA. giao phó kia.
- Cách đây 3 tháng, tôi đến Bá linh để thương lượng với một hãng sản xuất dược phẩm, C.I.A. nhờ tôi chờ ở gần đường ranh giới giữa đông và tây để nhận một cái dù.
- Một cái dù?
- Vâng, vì hôm ấy trời mưa to. Tôi núp dưới mái hiên thì một người lạ tới dựng dù của y bên cạnh dù của tôi. Hai phút sau, y đi, và cố tình lấy lộn dù.
- Trong cái dù này có tài liệu bí mật?
- Nào tôi có biết. Dẫu biết nữa tôi cũng không có thời giờ mở dù ra để coi. Vì nhân viên C.I.A. bám sát tôi từng giờ, từng phút.
- Sau chuyến Bá linh này, anh còn làm thêm công tác nào nữa?
- Không. Vụ Bá linh là vụ duy nhất kể từ 20 tháng này.
Bôrết đứng vậy, đi đi lại lại quanh phòng. Bỗng hắn đứng lại, chĩa ngón tay về phía Văn Bình:
- Anh qua Liên sô lần này có việc gì?
Văn Bình cảm thấy toàn thân nhột nhạt. Giọng chàng đột nhiên khản đặc:
- Có lẽ để tiếp nhận tài liệu.
- Tại sao anh lại dùng danh từ “có lẽ”? Nhân viên chỉ huy C.I.A.? dặn anh như thế nào?
- Thưa, tôi chỉ được lệnh đến khách sạn Metropole lấy phòng rồi cứ tiếp xúc với bộ Ngoại thương như thường lệ.
Bôrết cười nhạt:
- Anh nhận chỉ thị này của ai?
- Tôi không biết.
- Tại sao anh lại không biết?
- Vì tôi không được giáp mặt y. Từ ngày hoạt động cho C.I.A. tôi chưa hề được giáp mặt thượng cấp. Tiền trợ cấp được gửi đến cho tôi qua trung gian ngân hàng. Khi nào trương mục tôi có tiền, nhà băng báo tin cho tôi đến lãnh. Mọi chỉ thị đều được cất trong các “hộp thư chết”. Trước ngày lên đường qua Mạc tư khoa, tôi đã đến lấy chỉ thị trong một ca-bin điện thoại công cộng ở Nữu ước. Họ dán bằng băng keo vào dưới phiến lát- tích bên trong ca-bin.
- Chỉ có thế thôi ư?
- Vâng, chỉ có thế.
- Vậy tôi bổ túc cho nhé! Anh có nhiệm vụ đến Liên sô để liên lạc với dư đảng của tên Penkốpky. Anh biết Penkốpky là ai không? Hay lại chối leo lẻo là không biết?
- Thưa, biết.
Penkốpky là con người mà toàn thể thế giới phải biết. Năm 1963, ông bị đưa ra tòa và bị xử tử về tội làm gián điệp cho Anh-Mỹ. Ông là đại tá Hồng quân, nhân viên cao cấp sở Quân báo GRU, một trong những tên tuổi lừng danh về gián điệp Penkốpky đã chuyển cho Tây phương hàng ngàn tài liệu tối mật. Hoạt động của ông đã gây hại lớn lao cho hệ thống an ninh và quốc phòng sô viết. Ông đã bị hành quyết nhưng dây nhợ của tổ chức gián điệp do ông cầm đầu vẫn tiếp tục hoạt động.
- Biết như thế nào?
- Penkốpky bị xét xử ngày 7-5-1963 tại pháp đình của Tòa án Tối cao Liên bang Sô viết cùng với một công dân thương gia Anh quốc tên là Greville Wynne. Và ngày 16-5, Penkốpky đã bị hành hình (3).
- Tôi không hỏi anh như vậy. Điều anh vừa nói đã được đăng trên báo. Tôi chỉ muốn hỏi anh về dư đảng của tên Penkốpky.
Văn Bình lắc đầu:
- Thưa ông, tôi không giấu ông điều gì, vì tôi phải cứu mạng sống của tôi. Tôi chỉ là một nhân viên giao liên không hơn không kém.
- Anh lưu lại Mạc tư khoa mỗi một đêm, nghĩa là tài liệu của dư đảng Penkốpky phải được trao cho anh nội đêm nay. Ai trao cho anh, anh biết không?
- Nếu biết, tôi đã nói từ nãy.
- Hừ … tôi hy vọng là anh không qua mặt tôi. Vụ trao tài liệu đêm nay tại khách sạn Metropole được C.I.A. Mệnh danh là điệp vụ Bóng Ma. Penkốpky chết rồi, tổ chức gián điệp của hắn chỉ còn là bóng ma mà lị!
- Thưa, lần đầu tiên tôi được nghe hai tiếng “Bóng Ma” …
- Ai sẽ đến phòng anh đêm nay?
Văn Bình lại lắc đầu:
- Tôi đã nói với ông là tôi không biết. Hoàn toàn không biết.
- Vậy hả? Để tôi kêu người ấy vào trong này đối chấp với anh nhé?
Văn Bình lạnh ngắt châu thân. Chàng đã khai thật với Bôrết: C.I.A. không cho chàng biết mảy may về nhân viên của phe Penkốpky sắp tiếp xúc đêm nay với chàng tại khách sạn.
Đột nhiên một tia sáng lóe lên trong óc chàng như lằn chớp trong đêm ba mươi tháng chạp. Trời ơi, chàng nhớ ra rồi …
Bôrết khoát tay ra hiệu cho một gã vệ sĩ đứng ở cửa ra vào. Cánh cửa mở ra.
Một người bị xô ngã vào trong phòng.
Đó là một cô gái khá đẹp.
Nàng là Nina, cô bồi phòng tràn trề nhựa sống và tình yêu của đại lữ quán quốc doanh Metropole. Nàng hẹn đêm nay sẽ đến phòng chàng.
Ghi chú:
(1) – Lombilla và viên giám đốc công an xứ Paraguay này là hai nhân vật có thật. Bác sĩ Alberto Caride đã mục kích những cuộc tra điện của Lombilla. Lombilla dọa giết nên Caride không dám tiết lộ. Mãi sau ngày Caride qua Mỹ tị nạn và Tổng thống Juan Peron bị hạ bệ. Caride mới tố cáo trước công luận năm châu.
(2) – Đó là Blueskin, một tên trộm.
(3) – Những chi tiết này có thật. Penkovskiy đã bị hành hình , nhưng một số bè bạn của ông vẫn tiếp tục hoạt động với tính báo tây phương trên lãnh thổ sô viết.