VietLang
05-17-2007, 02:22 PM
Người Đẹp Hoa Bắc
Thế là hết một đêm ở Mạc tư khoa.
Văn Bình hằng ao ước cơ hội được nghênh ngang đến thủ đô Liên sô, la cà xuống xóm yêu hoa, uống rượu vốt-ka Lêningờrát trong phòng ấm áp với người đẹp giữa lúc bên ngoài đổ tuyết. Nhưng ao ước của chàng không thành.
Mạc tư khoa là cạm bẫy của du khách tây phương, mỗi bước đều có nhân viên mật vụ theo sau, nhưng cũng là thiên đường. Vì Liên sô thèm ngoại tệ hơn đất hạn thèm mưa rào nên du khách có thể tự do vào cửa hàng quốc doanh mua đồ và trả bằng … ngoại tệ, không phải đổi chác theo luật lệ hối đoái phiền phức. Quen với cảnh đợi tắc-xi rã rời tứ chi ở Sài gòn, Văn Bình ao ước được gọi tắc-xi Mạc tư khoa. Trong thành phố có 11.000 tắc-xi do Nhà nước làm chủ, lúc nào kêu cũng có vì lẽ giản dị dân chúng không đủ tiền đi tắc-xi. Họ chỉ có thể bỏ ra 5 kô-pếch để đi xe điện ngầm hoặc xe buýt. Xê dịch bằng cách này rất tiện lợi: trên xe không có người bán vé, khách được tự do bỏ tiền vào cái hộp ở cuối xe, nên nhiều công dân đã quỵt tiền Nhà nước. Họ lý luận là Nhà nước quá giầu, họ lươn lẹo 5 kô-pếch chết đói cũng không sao.
Trên lý thuyết, nạn mãi dâm đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Nhưng trên thực tế, xã hội lầu xanh Mạc tư khoa còn bành trướng hơn ở các nước Tây phương nữa. Chơi gái ở thủ đô sô viết không sợ bị bệnh. Vì gái là xa xỉ phẩm, chỉ dành riêng cho nhân vật cao cấp và … du khách.
Dân Nga nghèo kiết xác đã đành, họ đã bị cuộc sống khắc khổ biến thành những người hà tiện nhất nhì thế giới. Xe hơi đậu trong nhà cũng được che kín bằng vải bạt để ngăn bụi. Va-li, đồ đoàn mang lên tàu bè đều được bọc kỹ bằng vải dầu …
Thế là hết một đêm ở Mạc tư khoa.
Nếu không bị lôi dậy Văn Bình còn ngủ đến trưa. Bôrết lo liệu rất chu đáo và hậu hĩ: chàng vừa mở mắt thì hai cô bồi phòng ngon lành đã chực sẵn. Như thường lệ, chàng vào phòng tắm. Một cô bước theo, và ân cần dặn chàng:
- Yêu cầu đồng chí đừng cạo râu.
Văn Bình ngạc nhiên. Chỉ một ngày quên cạo là râu chàng đâm ra tua tủa. Tại sao người đẹp Liên sô lại không muốn chàng cạo râu. Dường như đọc được tư tưởng chàng, nàng nói tiếp:
- Đây là lệnh của đồng chí Bôkết. Quần áo lẽ ra được ủi cho phẳng nếp em lại vò cho nhàu đi. Vì …
- Tôi hiểu rồi. Vì tôi là ngoại kiều bị chính phủ sô viết trục xuất.
- Đúng. Đồng chí đừng lấy làm phiền nhá. Chúng em được lệnh săn sóc đồng chí một cách đặc biệt. Đồng chí cần gì cũng có.
- Tôi cần một thứ rất khó kiếm.
- Nhà kho KGB chứa sẵn những thứ rất khó kiếm nhất trên thế giới. Rượu sâm banh Acbelô (1) 1794 mỗi chai gần 40 đô-la mà có cả chục két.
- Cô lầm rồi. Sâm banh Acbelô 1794 rẻ nhất cũng hơn một trăm đô-la. Nhưng tôi không khoái sâm banh.
- Vậy đồng chí cần gì?
- Cần cô. Nếu tiện thì cần cả hai cô.
Cô bồi phòng kiêm nhân viên KGB đỏ mặt:
- Thưa đồng chí, chúng em không chuyên về ... môn này. Nếu đồng chí muốn, em xin gọi điện thoại.
- Không. Cô không chuyên thì thôi. Phiền cô báo cáo với Bôrết là tôi muốn khiếu nại.
- Thưa đồng chí ...
- Tôi ghét được gọi là đồng chí. Cô nên gọi tôi bằng một tiếng khác. Sở dĩ tôi khiếu nạn vì cô đã từ chối. Chừng nào tôi phải ra phi trường?
- Thưa ... trong vòng một giờ nữa.
- Cô trình lên Bôrết còn kịp chán. Cô trình giùm là tôi đã thay đổi ý kiến. Tôi không đi Anbani nữa. Không đi là lỗi ở cô. Cô đã làm tôi bực mình.
- Khổ quá, xin ông thương em.
Cô gái rón rén ngồi xuống giường, vẻ mặt tội nghiệp. Văn Bình kéo nàng lại hôn rồi phá lên cười:
- Thôi, tôi đùa đấy. Tôi không quấy nhiễu các cô đâu.
Chàng xô cô bồi phòng KGB ra. Lẽ ra nàng phải vui sướng khi được Văn Bình buông tha. Trái lại, nàng lại buồn thêm. Nàng thè lưởi liếm mép, bộ điệu tiếc nuối. Văn Bình đã hiểu nguyên nhân. Cái hôn của chàng đã khiến nàng tê dại. Nàng ngồi đờ bên chàng, miệng hé ra, mắt van lơn, như muốn xin chàng hôn nữa, hôn thêm nữa. Và nàng sẵn sàng đợi chàng tiến xa, tiến xa thêm nữa.
Nhưng Văn Bình đã khoác sơ-mi vào người, cử chỉ bình thản. Cô gái ngơ ngẩn đứng đậy. Chàng bẹo má nàng:
- Bây giờ, nếu tôi cần cô, cô có chịu không?
Chẳng nói, chẳng rằng, cô gái ôm cứng lấy chàng. Cử chỉ yêu đương cuồng nhiệt của nàng còn hùng hồn gấp trăm lần lời nói ưng thuận. Lần nay Văn Bình vuốt ve lâu hơn, với nhiều nghệ thuật hơn. Đến khi chàng buông ra, cô gái ngồi phịch xuống nền phòng, bưng mặt khóc rưng rức như đứa trẻ.
Đúng 8 giờ rưỡi, Bôrết tới. Hắn chìa bàn tay kếch sù ra, giọng thân mật:
- Anh khỏe chứ?
Chàng đáp lại bằng cái nhún vai. Nếu biết chàng là Văn Bình, chắc hẳn Bôrết không đám cười đon đả nữa. Hắn hỏi chàng:
- Nhân viên của tôi có làm anh vừa ý không?
Chàng xoa hai bàn tay vào nhau:
- Cám ơn anh. Mọi cái đều hoàn hảo, ngoại trừ khoản đàn bà …
Bôrết gãi gãi đầu hói:
- Xin lỗi anh nhé. Bọn gái cừ khôi ở ngoại ô nên về không kịp. Lần sau anh sang đây, tôi sẽ mời anh thưởng thức những ả đẹp nhất Liên sô.
“Lần sau” ... Bôrết đã hứa với chàng nhiều lần như vậy. Hơn ai hết, chàng biết là không còn “lần sau” nào nữa. Xong việc ở Tirana, chàng sẽ lãnh một viên đạn đồng vào tim. Bôrết khỏi phải trả tiền lại bảo vệ được bí mật công tác.
Bôrết đưa cho Văn Bình một tờ giấy nhỏ rồi dặn:
- Anh đọc kỹ đi. Phi cơ chở phái đoàn bác học Trung quốc sắp đáp xuống trường bay Chêrêmêtiêvô.
Bôrết đi lững thững trong phòng, hai tay chắp sau đít. Văn Bình đọc xong, trả tờ giấy lại. Bôrết hỏi:
- Thuộc chưa?
Văn Bình đáp:
- Rồi.
Bôrết lại chìa tay ra:
- Chúc anh thượng lộ bình an.
Bàn tay hắn lạnh ngắt như bàn tay ma. Hồi nãy Bôrết đeo găng bằng lông cừu nên chàng không nhận thấy. Theo kinh nghiệm, Văn Bình có thể đoán được tâm tính người lạ bằng cách nắm bàn tay. Bàn tay nòng thường là bàn tay của người thành thật. Hầu hết những kẻ khô khan, hoặc quỷ quyệt đều có bàn tay lạnh.
Tuy nhiên, bàn tay của Bôrết lại toát ra một khí lạnh lạ lùng. Nếu không giỏi nội công Văn Bình đã bủn rủn. Chàng đã nghe nói nhiều về tài nghệ của hắn, giờ đây chàng mới thấy rõ sự thật. Bôrết có thân hình mập mạp, chậm chạp và nặng nề, song đó chỉ là mã ngoài không đáng kể. Đáng kể là khí lực. Vì khí lực quyết định cho thắng bại trong mọi cuộc đấu võ thuật. Bàn tay toát ra khí lạnh lạ lùng này chứng tỏ trùm phản gián sô viết Bôrết cũng giỏi về vận công như chàng. Nghĩa là hắn có tài biến tay nóng thành lạnh, tay lạnh thàng nóng. Bình thường, bàn tay hắn chỉ âm ấm. Bôrết rút găng, chuyển hàn khí ra bàn tay là để thử tài của Văn Bình.
Mắt Bôrết chớp nhẹ một cái. Hắn khám phá ra chàng là võ sĩ nội công thượng thừa. Trong giây phút hắn có vẻ bối rối. Văn Bình phải cấp thời trấn tĩnh để không lộ vẻ bối rối ra ngoài mặt. Vì nếu chàng bối rối hắn có thể thay đổi ý kiến. Hắn có thể ra lệnh cho vệ sĩ giết chàng.
Đến khi ra đến phi trường Văn Bình mới thở phào ra, nhẹ nhõm. Gánh nặng ngàn cân đã được cất khỏi ngực chàng. Xe chạy qua cổng phi trường hai tên vệ sĩ Mông cổ của Bôrết chụp mơ-nốt vào tay chàng sau khi xin lỗi:
- Anh đừng lấy làm phiền nhé! Theo luật lệ, ngoại kiều bị trục xuất không được tự do lên máy bay. Nhân viên công lực phải cồng tay, áp giải ra tận phi đạo.
Phi trường Chêrêmêtiêvô rộng mênh mông, mọi lối ra vào được canh phòng hoàn toàn nghiêm mật. Xe hơi của KGB như có phép mầu đi đến đâu cũng không bị hỏi giấy. Tài xế phóng hết tốc lực trên sân bay xi-măng nhẵn bóng.
Khi của sau xe được mở ra. Văn Bình nheo mắt trước ánh nắng ban mai rực rỡ. Tuy trời nắng to, hơi lạnh vẫn làm nhức buốt tận xương. Chàng thấy một toán người từ trong phi cảng bước ra. Đi đầu là Vêlana. Tiếp sau là Khơrút, gã mật vụ xanh xao, răng sún, xử dụng cái máy quay phim Eumig tại văn phòng sở Phát triển Ngoại thương. Bôrết đã cho Vêlana và Khơrút đi theo chàng để canh chừng.
Vêlana vẫn mặc cái áo dạ dài màu sẫm, nhưng chàng nhận thấy ngắn hơn và may khít hơn. Giầy và tất của nàng đều thuộc loại tốt, được sản xuất ở bên ngoài bức màn sắt. Vêlana cũng nhìn thấy chàng. Song nàng lại quay đi chỗ khác.
Toán mật vụ KGB còn có 5 người khác nữa, toàn là đàn ông, phục sức như nhau, vẻ mặt cũng lầm lì như nhau. Mỗi người xách trên tay một va-li nhỏ. Một chiếc xe hơi lớn chở đầy hành lý từ từ chạy theo sau.
Con mắt tinh tế của Văn Bình đã nhận ra bóng đáng quên thuộc của Bôrết trên sân thượng của nhà ăn phi cảng. Cái thân hình mập thù lù, và nhất là cái đầu hói tròn xoe, láng bóng ấy không thể làm ai lầm được. Bôrết đeo cặp kiếng mát đen sì đang tì tay vào lan can nhìn xuống sân bay.
Chiếc phi cơ phản lực dài ngoằng đang nằm chềnh ềnh trước mặt Văn Bình. Đọc những chữ trên thân, chàng biết đó là phi cơ Tiệp. Phía sau bức màn sắt, phi cơ Tiệp được coi là gần giống với phi cơ tây-phương, nếu khác thì chỉ khác về … nhân sự. Dường như là một định lệ bất di bất dịch, nữ tiếp viên phi hành của các công ty hàng không cộng sản đều có sắc đẹp ở dưới mức trung bình. Dầu sao … chàng vẫn hy vọng ...
Chàng định nhảy xuống xe nhưng một tên vệ sĩ đã cản lại:
- Thong thả. Chờ cho hành khách lên hết đã. Anh đừng quên anh là ngoại kiều bị trục xuất vì vi phạm luật pháp sô viết.
Văn Bình cười. Tên vệ sĩ vội án ngữ trước mặt chàng:
- Chớ cười ... Tay đang bị cồng anh còn vui thú gì mà cười? Có ai đứng núp trên sân thượng nhìn thấy thì nguy.
- Tôi cười với đồng chí Bôrết ...
- Xạo. Đồng chí Bôrết đã dặn chúng tôi kỹ lưỡng. Anh không được tỏ vẻ thân mật với chúng tôi. Muốn cười, muốn cười thỏa thích, anh hãy trở lại Mạc tư khoa sau khi công tác hoàn tất.
Đột nhiên Văn Bình bắt sang chuyện khác. Chàng hích cùi tay vào lưng tên vệ sĩ:
- Người yêu của anh có thân hình cân đối ghê! Tôi đoán nàng độ 24,25 tuổi. Nhưng theo kinh nghiệm tôi không tin là nàng còn son giá.
Tên vệ sĩ tái mặt, quay vụt lại:
- Tại sao anh biết tôi có người yêu? Tại sao anh biết nàng có thân hình cân đối? Tại sao anh biết nàng không còn son giá?
Hắn hỏi dồn ba câu một lúc. Văn Bình thở dài:
- Nghe anh hỏi, tôi suýt nghẹt thở. Đêm qua, ở trụ sở KGB người ta cũng không hiếp đáp tôi đến thế. À, hành khách đã lên hết rồi, bây giờ tôi xuống xe nhé?
Tên vệ sĩ hoảng hốt đưa tay cản:
- Chưa được.
Văn Bình buông thõng:
- Anh muốn tôi lưu lại Mạc tư khoa phải không? Đồng ý. Tôi sẽ nghe lời anh, không lên phi cơ đi Anbani nữa.
Tên vệ sĩ sợ toát bồ hôi mặc dầu thời tiết vẫn lạnh như cắt ruột:
- Không phải, anh hiểu lầm tôi. Tôi lạy anh, anh nói một lời cho tôi đỡ khổ sở. Anh cũng quen nàng à?
Văn Bình cười:
- Nếu tôi ác với anh, tôi sẽ trả lời có. Nhưng anh ơi, anh cứ tin vào lòng chung thủy của nàng đi. Tôi chưa hề gặp mặt nàng.
- Vậy, tại sao …?
- Chẳng có gì là bí mật cả. Tôi biết thân thể nàng đẹp vì được hân hạnh chiêm ngưỡng tấm hình mầu của nàng chụp trên bờ biển Hắc Hải mặc hai miếng bikini nhỏ xíu như mù-soa hỉ mũi.
Tên vệ sĩ bấu chặt vai Văn Bình:
- Anh lấy tấm hình này ở đâu? Vì tự tay tôi chụp cho nàng. Chỉ riêng tôi có tấm hình ấy.
- Anh cất trong túi quần phải không?
Nghe Văn Bình nhắc, tên vệ sĩ cuống quýt cho bàn tay vào túi quần sau. Trời đất ơi, cái ví da của hắn đã biến đâu mất. Hắn nhìn Văn Bình, mắt mất thần:
- Té ra anh rón cái ví của tôi … Thôi, anh trả cho tôi.
Văn Bình ưỡn người cho hắn móc cái ví nằm gọn trong túi áo chàng. Đồng thời, chàng trả luôn tấm ảnh giật gân cho hắn.
Hắn lẩm bẩm, giọng khâm phục:
- Tài thật … anh tài thật … anh rút ví lúc nào mà tôi không biết …
Tên vệ sĩ thứ hai hắng giọng ;
- Xong chưa? Để người ta còn xuống.
Nạn nhân mất ví còn vớt vát một câu hỏi nữa:
- Xin anh dạy tôi với. Tại sao chỉ nhìn ảnh mà anh khám phá ra là nàng …
Bạn hắn cười khảy một tiếng:
- Mày là thằng đàn ông ngu nhất Liên sô! Người yêu của mày mặc bikini phơi bụng, phơi mông ra thì chỉ nhìn qua là thấy. Trời ơi, cái bụng có nếp răn và cái mông lớn ấy là của con gái ngây thơ hay sao?
Tên vệ sĩ nín thinh rồi đút móng tay vào miệng cắn. Từ khi ấy đến lúc ra đến phi cơ, hắn không thốt lời nào nữa. Chắc người đẹp đã thề thốt là trên đời mới biết mỗi mình hắn.
Văn Bình được mở khóa công ở chân thang phi cơ. Trước khi trèo lên, chàng nhổ bẹt bãi nước bọt xuống đất, rồi dí giầy lên trên, dáng điệu khinh bỉ. Chàng đã đóng đúng vai trò do Bôrết bố trí. Phút ấy, đứng trên sân thượng nhất định Bôrết phải mỉm miệng cười thỏa mãn.
Sau lưng Văn Bình có tiếng giầy và tiếng người gọi:
- Kêvin.
Chàng quay lại. Đó là màn nhì của tấn kịch mà Bôrết là đạo diễn.
Người vừa gọi chàng là Guy, gã nhân viên đần độn mà lại thích lên mặt thày đời của đại sứ quán Hoa kỳ. Bôrết đã thông báo cho sứ quán biết về vụ Kêvin bị trục xuất.
Văn Bình nắn bóp cườm tay cốt cho Guy để ý đến việc chàng bị còng giải ra phi trường. Nhưng Guy không quan tâm tới. Có lẽ hắn đã quá quen với cảnh nhân viên KGB còng giải người ngoại quốc ra máy bay. Hoặc giả hắn hà tiện cử chỉ và lời nói. Cuốn chỉ nam cho nhân viên ngoại giao Mỹ hoạt động tại Liên sô và các quốc gia cộng sản đã đề cao sự im lặng. Im lặng trong mọi trường hợp. Chỉ lên tiếng khi cần thiết lắm. Và chỉ phát biểu một cách vô cùng thận trọng.
Guy đến cách Văn Bình hai thước thì đứng lại. Hắn không bắt tay chàng. Người Mỹ vốn ít bắt tay. Vả lại, hắn cố tình đứng xa để khỏi phải bắt tay.
Giọng hắn lạnh lùng:
- Ông Kêvin.
Văn Bình đáp:
- Ông Guy.
- Nhà đương cuộc an ninh Mạc tư khoa vừa báo cho sứ quán biết về hành động đáng tiếc của ông. Lẽ ra ông bị bắt giữ để bị truy tố trước tòa án. Nhờ tòa đại sứ và nhờ cá nhân tôi can thiệp, ông đã được trả tự do để lên phi cơ rời Mạc tư khoa.
- Cám ơn ông. Ông có tài ngoại giao đặc biệt như vậy mà tổng thống không bổ nhiệm ông làm đại sứ, uổng quá!
- Ông Kêvin, đây không phải là chỗ nói đùa. Tôi thay mặt sứ quán đến đây cũng không phải để nghe ông nói đùa …
- Xin lỗi ông nhé, tôi nói đùa quen rồi. Ông đại sứ cử ông ra phi trường tiễn tôi hay để làm gì?
- Một công, đôi việc. Trước là để tiễn ông. Sau là nói với ông một câu chuyện.
- Chuyện lành hay dữ? Tôi sẵn sàng nghe nhưng một lần nữa tôi xin nhắc lại là ông đừng tuyên truyền vô ích.
- Nêu tôi không lầm, hồi mới đến ông cũng phản đối với tôi như vậy. Sứ quán không tuyên truyền mà chỉ nhắc nhở công dân Mỹ ghi nhớ luật lệ. Chúng tôi rất buồn là ông đã vi phạm luật lệ sô viết. Ông có bổn phận thương lượng với Bônkốp, giám đốc sở Phát triển Ngoại thương để ký một khế ước kếch sù thì lại cãi lộn một cách phi lý về chính trị. Để rồi hành hung Bônkốp, làm loạn xạ ngầu trong văn phòng …
- Hắn đánh tôi trước, tôi chỉ tự vệ.
- Theo biên bản thì ông hành hung Bônkốp trong lúc xuất kỳ bất ý. Bằng chứng là Bônkốp phải vào bệnh viện điều trị, với khá nhiều thương tích trầm trọng. Tuy nhiên, việc hành hung Bônkốp cũng chưa dại dột và nguy hại bằng việc đả kích Liên sô và bênh vực Trung hoa cộng sản trong cuộc tranh chấp biên giới và tranh chấp ý thức hệ.
- Hoa kỳ là nước tự do, hiến pháp cho phép tôi được tự do phát biểu ý kiến.
- Tại Hoa thịnh đốn, ông muốn đả kích ai hoặc bênh vực ai, tùy ý. Hiến pháp cho phép ông đả kích Tổng thống Hoa kỳ và bênh vực Thủ tướng Liên sô, nếu ông muốn. Nhưng đây là Liên sô. Đây là Mạc tư khoa. Ông ủng hộ Bắc kinh khác nào tát vào mặt Mạc tư khoa. Hơn thế nữa, trong cơn nóng giận, không kềm hãm được huyết tính, ông còn gọi Mao trạch Đông là anh hùng vô sản vĩ đại còn giới lãnh đạo sô viết là bọn xét lại … May mà nhà chức trách an ninh khoan hồng cho ông được về nước …
- Ông cám ơn Sít-ta-lin giùm tôi.
- Chết chửa, ông điên hả? Sít-ta-lin chết cả chục năm rồi, ông còn cố tình nghịch ngợm nữa … Trò chơi ngu xuẩn đó sẽ gây hại cho ông … Chuyến đi này cũng là chuyến đi chót của ông …
- A, ông định dọa tôi!
- Tòa đại sứ đã phúc trình về Hoa thịnh đốn, yêu cầu rút thông hành của ông ngay sau khi ông đặt chân xuống đất Mỹ.
- Các ông là những kẻ giết người, những tên tư bản phản động, những người xiềng xích, tiêu diệt tự do …
- Ha, ha … còn gì, ông tiếp tục nói nữa cho sướng miệng.
- Tôi sẽ không trở về Mỹ nữa.
- Cái đó là quyền của ông.
- Tôi sẽ đi thẳng tới Bắc kinh. Tôi sẽ dùng tài ba và kinh nghiệm của tôi để phụng sự cho Trung quốc. Tôi sẽ bỏ quốc tịch Mỹ, và gia nhập quốc tịch Trung hoa nhân dân …
Guy không thèm đáp nữa. Mặt đỏ gay vì giận dữ, hắn quay mặt đi, nện gót giầy trở vào phi cảng. Văn Bình cũng đập hai nắm tay vào nhau ra vẻ tức tối.
Màn nhì của tấn kịch đã xong. Văn Bình nói lớn, cốt cho nhân viên phái đoàn Trung cộng trên máy bay nghe rõ. Tuy nhiên, vẫn còn màn ba nữa để gây cảm tình với phái đoàn bác học. Đúng theo kế hoạch, Văn Bình được dành ghế ngồi ở gần phòng phi hành. Chàng đã đi từ đuôi máy bay, qua mặt toán thể hành khách mới đến được ghế ngồi. Vẻ mặt phớt tỉnh, chàng không nhìn hai bên nên không có cơ hội chiêm ngưỡng sắc đẹp của Chu-Ling.
Cửa phi cơ đã được đóng lại. Chàng thở phào ra một cách khoan khái:
- Thế là thoát được địa ngục!
Phi cơ nổ máy ầm ầm, sửa soạn cất cánh. Đột nhiên tiếng máy nhỏ dần rồi cánh cửa phòng phi hành mở toang, một nữ tiếp viên hối hả bước tới cánh cửa lên xuống.
Khơrút cất tiếng:
- Phi cơ hỏng máy phải không?
Nữ tiếp viên đáp:
- Không. Đài kiểm soát hạ lệnh mở cửa cho nhân viên an ninh lên.
- Để làm gì?
- Tôi không biết.
Văn Bình mở dây lưng ghế rồi đứng dậy. Một tên vệ sĩ Mông cổ của Bôrết trèo lên phi cơ, gọi lớn:
- Kêvin.
Văn Bình nhìn hắn bằng cặp mắt khinh khỉnh. Tên vệ sĩ gọi tiếp:
- Ông Kêvin đâu rồi?
Văn Bình đằng hắng:
- Có tôi.
Tên vệ sĩ tiến về phía chàng, giọng gay gắt:
- Tại sao ông nghe tôi kêu mà không lên tiếng?
Văn Bình cười nhạt:
- Vì tôi không phải là Kêvin. Mà là ông Kêvin. Bây giờ các ông còn muốn gì nữa?
Tên vệ sĩ trao cho Văn Bình một cái phong bì lớn:
- Ông để quên cái này tại văn phòng Sở phát triển Ngoại thương.
- Cái gì trong bì? Tôi không hề để quên gì cả. Nếu có, thì tôi chỉ để quên những kỷ niệm lộn mửa của 24 giờ đồng hồ thăm viếng Mạc tư khoa.
- Hừ … ông vẫn không thay đổi … Cái phong bì này đựng 4 bản khế ước. Mọi giấy tờ đã được chấp thuận, và đánh máy xong xuôi, chỉ chờ ký, nhưng vì ông có những cử chỉ hỗn xược với đồng chí giám đốc nên tất cả đã bị hủy bỏ. Văn phòng không cần giữ những bản hợp đồng này làm gì nên gửi trả lại cho ông.
Văn Bình giằng lấy cái phong bì rồi hầm hầm ném xuống ghế:
- Vâng, cám ơn ông.
Tên vệ sĩ Mông cổ sừng sộ:
- A, ông định khiêu khích nhân viên công lực sô viết!
Văn Bình chống nạnh, đáp:
- Những giấy tờ này là của tôi, tôi muốn vứt vào ghế hay dẫm dưới chân là quyền của tôi, ông chẳng có quyền gì cả. Phải quỳ xuống lãnh và nâng lên ngang mày thì mới là phù hợp với luật pháp phải không? Một lần nữa, tôi cần nói cho ông biết, tôi là công dân Hoa kỳ …
- Tôi khuyên ông giữ mồm giữ miệng … nếu không lần sau ông không hy vọng được cấp chiếu khán vào Liên sô nữa.
- Ông yên tâm. Tôi sẽ không bao giờ xin chiếu khán vào Liên sô.
Tên vệ sĩ nghiến răng nhìn Văn Bình lần cuối như muốn đe dọa “coi chừng, rồi mày biết tay tao”. Nhưng Văn Bình cũng nhìn trả bằng con mắt bốc lửa. Hành khách trên phi cơ theo dõi cuộc đấu võ miệng giữa hai người một cách khoái trá rõ rệt. Vẻ khoái trá cũng hiện trên mặt Khơrút và Vêlana. Họ đã có thể tinh cậy Văn Bình. Tên vệ sĩ Mông cổ chắc sẽ báo cáo với Bôrết với nhiều thiện cảm …
Sau cùng, phi cơ cắt cánh.
Một lát sau khi phi cơ lên đến tầng cao, ngọn đèn “cấm hút thuốc, gài dây lưng vào người” đã tắt. Văn Bình khệnh khạng đứng dậy, bước lại phòng vệ sinh ở đuôi. Chàng không thuộc vào đẳng cấp đàn ông ba bốn mươi tuổi yếu thận, hễ lên máy bay là phải cấp tóc vào phòng vệ sinh. Chàng cũng không thuộc vào đẳng cấp cù lần, cái túi giấy do hãng hàng không cung cấp đã đựng đầy ừ thực phẩm chua từ bao tử ọe ra nên phải vào phòng vệ sinh để tiếp tục mửa …
Sở dĩ chàng phải đến đấy là để lợi dụng cơ hội quan sát hành khách.
Dường như chàng là từ thạch mà đàn bà đẹp là sắt. Dầu trong bóng tối, dầu bị lạc lõng giữa hàng trăm vật liệu linh tinh khác, từ thạch gặp sắt là chạy tới, sắt gặp từ thạch là bị hút chặt. Bởi vậy, người hành khách chàng nhìn thấy trước tiên là Chu-Ling.
Ngoài nàng ra còn một người đàn bà nữa. Phái đoàn Trung quốc gồm có hai phụ nữ. Nàng không xưng tên, Văn Bình cũng chưa được nhìn ảnh nàng, song chàng đã có thể biết chắc nàng là Chu-Ling.
Biết chắc, có lẽ vì giác quan thứ 6 của Văn Bình có đặc tài nhìn thấu ruột gan thiên hạ. Biết chắc, có lẽ vì nàng rất đẹp. Nàng là đóa hồng đẹp nhất, và tưới nhất trong một vườn hoa úa.
Nàng ngồi phía sau chàng, cách chàng ba hàng ghế. Nàng ngồi bên ngoài, chàng bước qua có thể chạm vào người nàng.
Khi ấy Chu-Ling đang ngồi. Mãnh lực từ thạch của Văn Bình đã bắt nàng ngẩng đầu lên, cuốn tạp chí tranh ảnh còn mở rộng trên đùi. Sự việc đập mạnh vào giác quan Văn Bình là đôi mắt của Chu-Ling.
Yếu điểm của chàng là thích mắt to. Chàng quan niệm rằng đàn bà mắt to mới đẹp. Vì mắt là cánh cửa của tâm hồn. Mắt lại là hàn thử biểu để do mực độ cuồng nhiệt của thể xác trong ái tình. Từ thuở biết yêu, chàng chỉ yêu đàn bà mắt to. Đôi mắt của Chu-Ling không giống những đôi mắt đẹp mà chàng đã gặp. Khi nàng cúi xuống, lông mi dài rậm che kín mắt, nàng ngước mặt lên, cặp mắt đen nâu vụt mở rộng, tỏa ra một luồng nhân điện cực mạnh làm xương sống Văn Bình nhột nhạt, và gân tay, gân chân chàng run run. Cảm giác này thường có trong lòng những người trai đa tình, thưởng thức thoát y vũ, bất ngờ thấy người đẹp cởi vất bikini, hiện ra lồ lộ dưới ánh đèn ngàn nến sáng quắc …
Riêng đôi mắt của Chu-Ling đã khiến chàng mê mẩn, huống hồ mũi nàng, miệng nàng, răng nàng, cằm nàng, cổ nàng, tóc nàng đều cân xứng với vẻ đẹp dị thường của đôi mắt. Tuy nàng không đứng dậy, chàng cũng biết được là nàng không cao. Đối với tiêu chuẩn Á-đông, nàng cũng chỉ ở vào mực trung bình. Vì vậy những đường cong trên ngực, bụng và mông nàng cũng chỉ ở vào mực trung bình. Nhưng chính vì sự bé nhỏ xinh xẻo ấy mà Chu-Ling càng thêm hấp dẫn.
Nàng như con búp-bê tuyệt vời, làn da trắng tuyết, suối tóc đen lày chảy xuống ngang vai, dật dờ trên bộ ngực nhu nhú và cái eo mỏng lét, vừa gọn trét tay của chàng. Nàng mặc sường sám dài ngang đầu gối, chân nàng đi tất ni-lông nên chàng chỉ có thể chiêm ngưỡng được hình dáng tròn trịa của bắp vế và cặp bàn chân ti xui mà nàng rút khỏi giầy nhung thêu ngũ sắc.
Đang bước Văn Bình đứng sững. Chu-Ling chớp mắt luôn mấy cái. Có lẽ lòng nàng vừa nghe tiếng sét. Tiếng sét của ái tình. Mắt nàng trở nên ươn ướt, nàng vội cúi đầu xuống tờ báo.
Ngồi cạnh nàng là một người đàn ông trung niên mặc âu phục đen đúng đắn, đeo kiếng cận thị, trán hói. Văn Bình biết ngay hắn là Chu-Yao, trưởng phái đoàn “địa chất gia” Trung cộng vì khuôn mặt của hắn phảng phất khuôn mặt của Chu-Ling.
Phía sau Chu-Ling, chàng thấy một người đàn bà khác trạc 30, nghĩa là hơn Chu-Ling gần 10 tuổi, thân thể đầy đặn, và khá cân đối. Kể về sắc đẹp người nay không đến nỗi xoàng. Song Văn Bình không để ý. Vì sắc đẹp của Chu-Ling đã làm mọi vật lu mờ …
Cộng sự viên của Chu-Yao đều phục sức như nhau âu-phục đen bằng nỉ dầy, cà vạt đen, sơ-mi trắng, cổ mềm ; chỉ có 5 người đeo kiếng cận thị chắc là khoa học gia, kỳ dư đều thuộc đẳng cấp “tủ gương”, cân nặng từ 65 kí trở lên, và cao trên thước bẩy, mặt lớn, cổ bạnh, tóc húi ngắn, vai dầy, chứng tỏ họ là khách quen của các võ đường.
Văn Bình hối hả bước vào phòng vệ sinh. Chàng soi bóng trong gương treo trên lavabô và giật mình đánh thót. Trời ơi, da mặt thường ngày đỏ đắn của chàng đã chuyển sang màu xanh. Màu xanh mét của người đang bị hồ ly hớp hồn như Bồ tùng Linh tả trong tuyện Liêu Trai … Bôrết muốn chàng chinh phục Chu-Ling. Nếu Chu-Ling là phù thủy cao tay ấn thì chàng sẽ thất bại không còn manh giáp.
Chàng đứng một phút cho mạch máu chạy đều rồi mới trở lại ghế ngồi. Chàng vớ lấy tờ tạp chí in bằng Tiệp ngữ để đọc cho tâm thần đỡ vẩn vơ. Thật ra chàng chỉ xem hình chứ chẳng hiểu ất giáp gì hết gì tiếng Tiệp cũng xa lạ với chàng như cô gái đồng quê Nam Việt với loại áo ngủ mỏng dính gần như trần truồng do hãng Originals chế tạo cho kiều nữ phương tây.
Từ nãy đến giờ, chàng quên bẵng các nữ tiếp viên phi hàng Tiệp. Tiệp vẫn là chư hầu Liên sô từ sau đại chiến thứ hai, song cơn gió mát tự do đã thổi qua bức màn sắt vào Tiệp khiến lòng người cũng như cảnh vật đổi khác. Trong số các đàn em Đông Âu, Tiệp là quốc gia có mực sống khá cao, và khá gần tây phương về phương diện giải trí, phục sức và tiện nghi sinh hoạt. Bởi vậy phi cơ thương mãi của Tiệp tương đối tân tiến hơn, đẹp mắt hơn phi cơ thương mãi của các chư hầu khác …
Cửa ngăn thân phi cơ lại mở. Dường như óc Văn Bình được tạo hóa gắn cho cái may ra-đa đặc biệt, cô bé tiếp viên phi hàng đang cách chàng một vách sắt dầy mà chàng vẫn ngửi được mùi quần áo, mùi da thịt của nàng. Nàng từ phòng phi hành bước ra, mặc đồng phục mà xanh nước biển quên thuộc.
Cũng như nhiều nừ tiếp viên tây phương, nàng đã bị Văn Bình “đùa dai”. Theo luật lệ hàng không quốc tế, đồ đoàn xách tay của hành khách nên để dưới ghế ngồi, không nên để trên kệ, vì để ở đó có thể rủi ro rớt xuống gây tai nạn. Một trong các nhiệm vụ của nữ tiếp viên là bưng va-li của khách đặt trên kệ xuống.
Vừa bước ra, nàng nhìn thấy cái cặp khổng lồ của Văn Bình. Nàng bèn ỏn ẻn bằng Anh nhữ.
- Cất hành lý ở trên này rất nguy hiểm, ông cho phép tôi lấy xuống nhé?
Dĩ nhiên là chàng cho phép. Nếu nàng không đến lấy, chàng còn van vỉ nàng giúp chàng nữa. Vì đồng phục nữ tiếp viên gồm hai phần rời nhau, vét tông và xiêm. Bình thường thì áo phủ xuống váy, nhưng khi kiễng chân áo phải hất lên … để lộ da bụng và … rốn. Cổ nhân thường nói “đàn bà là cái rốn của vũ trụ”. Theo những người sành điệu sắc đẹp mỹ nhân thì cái rốn của đàn bà là một trong các bộ phận xinh xắn và nên thơ nhất trong cơ thể. Có những cái rốn tròn trịa, mép nó màu hồng, miệng nó sâu hoắm vào như cái giếng. Lại có những cái rốn trắng phau phau, nổi gờ trên mặt da bụng. Dầu hình thù thay đổi, màu sắc thay đổi, cái rốn phụ nữ từ cổ chí kim cũng như từ đông sang tây đều tạo cho đàn ông được diễm phúc chiêm ngưỡng một cảm giác bất dịch: dó là cảm giác tê tê như vừa nhắm rượu mạnh hoặc vừa ôm hôn một cô gái đồng trinh …
Văn Bình chờ cho cô gái tiếp viên rón chân trên đôi giầy cao 8 phân mới khoan thai ngẩng đầu lên. Làn da bụng nõn nà với cái rốn thơm tho của nàng chỉ cách mặt chàng một đốt ngón tay. Có lẽ nàng khám phá ra trò chơi tinh nghịch của chàng nên hai gò má ửng đỏ.
Chàng bèn đổi chiến thuật:
- Tôi muốn uống rượu được không cô?
Về vấn đề rượu, chàng đã gặp khó khăn hầu như thường xuyên trên máy bay. Theo luật lệ quốc tế, việc tiếp rượu bị hạn chế. Các công ty Hoa kỳ chỉ mời hành khách hạng du lịch hai ly rượu mạnh và hành khách hạng nhất ba ly mà thôi. Nữ tiếp viên cũng có quyền từ chối không cho hành khách say sưa lên máy bay. Vì vậy mỗi lần xuất ngoại bằng đường hàng không, chàng phải lựa chọn nhân viên phi hàng đoán quen hoặc những nữ tiếp viên dễ dãi, còn son giá: trong trường hợp không quen ai chàng đành mang rượu trong người. Cái va li xách tay của chàng thường đựng toàn rượu huýt-ky, trên chục chai dẹt, tổng cộng gần hai lít.
Nhân một chuyến đi Hồng kông, chàng đã làm một cô tiếp viên Air-Vietnam suýt chết ngất. Chàng xếp một lô chai huýt-ky trên nắp va-li rồi lần lượt đưa từng chai lên miệng. Loáng một cái, chàng đã làm thịt nửa tá. Cô tiếp viên hoảng hồn chạy lên phòng phi hành báo cáo với phi công trưởng. Chẳng hiểu hấp tấp thế nào mà người đẹp ngã lăn chiêng, đầu vập vào chân ghế, chỉ một tí nữa là mê man.
Được cấp cứu, nàng tỉnh lại ngay. Bằng giọng lo sợ, nàng tố cáo với phi hành đoàn là có một hành khách đang tự sát bằng rượu. Viên phi công trưởng đổ xô xuống ca-bin và gặp … Văn Bình. Té ra Văn Bình là bạn. Cô tiếp viên bị một phen tẽn tò.
Văn Bình kể truyện cả ngày đêm cũng chưa hết giai thoại về rượu. Uống rượu ở nhà bạn bè, trong tiệm, trên máy bay, ở đâu chàng cũng làm thiên hạ điên đầu. Nhưng một trong những giai thoại mà chàng hay nhớ nhất mỗi khi ngự trên con chim sắt vân du bốn phương đã liên quan đến một nữ tiếp viên trẽ măng và diễm lệ của công ty Pan American Airways, chạy đường Thái bình Dương.
Nàng yêu Văn Bình nên mỗi lần ghé Sài gòn đều không quên ở lại với chàng một đêm. Mỗi khi qua Mỹ chàng cũng chờ chuyến nào có nàng mới chịu đi. Nàng chiều chuộng chàng hết mực. Chàng uống rượu như rồng uống nước, nàng mang đến đâu chàng uống hết đến đấy khiến nàng phải …ăn cắp rượu của công ty để cung phụng chàng.
Lệ thường các hành khách chỉ uống qua quýt nên chuyến bay nào cũng còn dư rượu. Còn dư thì phải trả lại cho công ty, có sổ sách hẳn hoi. Mỗi chuyến bay, nữ tiếp viên phải làm một bản phúc trình về số rượu xử dụng, tiếng Anh gọi lóng là booze report. Người đẹp của Văn Bình phải học đòn phép quốc tế để lấy rượu. Đòn phép này, bất cứ nữ tiếp viên phi hành nào cũng am hiểu (trân trọng xin lỗi các cô nhé!), ấy là tưới trên thảm chân dăm bảy giọt rượu rồi tưới thêm nước lạnh cho vết rượu loang rộng. Như vây là đủ: khi đáp xuống phi trường, nàng chỉ cần phúc trình là đang bưng hai khay rượu trên hai tay, mỗi khay có 6 ly, vị chi 12 ly, thì con tàu vô phước bị tròng trành thật mạnh khiến cô em liễu yếu đào tơ đánh đổ xuống hết sàn tàu. Rượu trên phi cơ được đựng trong ve nhỏ nên cô em có thể tự do cất luôn 12 ve và ghi vào cái mục “đánh đổ”. Ban giám đốc thừa biết là các em làm trò quỷ thuật nhưng không dám ho he vì có Trời mới tìm được bằng chứng, vả lại các em không bắt đền công ty về khoản đồng phục phi hành và làn da trắng như ngó sen bị hôi mùi rượu đã là đại phúc rồi …
Đặt vấn đề rượu với cô em tiếp viên Tiệp khắc, Văn Bình đinh ninh nàng sẽ bắt chước các nữ đồng nghiệp trên thế giới nhoẻn miệng cười và nói:
- Ông chỉ được gọi tối đa là hai ly thôi đấy.
Chàng không ngờ là nàng lắc đầu lia lịa:
- Thưa ông, phi cơ này không có rượu. Chỉ có cà-phê hoặc trà và bánh ngọt.
- Có sách giải trí không cô?
Phi cơ Tây phương thường có đủ loại sách báo, ngoại trừ những thứ mà đàn ông khoái nhất, đó là sách báo gợi tình. Nhiều khi Văn Bình không hiểu tại sao Mỹ là nước tự do mà lại cấm tạp chí Playboy trên máy bay. Đành rằng Playboy chỉ in toàn hình đàn bà ở truồng, nhưng đó đều là hình đẹp có tính cách mỹ thuật. Tuy khỏa thân, giai nhân Playboy chỉ để lộ đôi nhủ hoa.
Cô em tiếp viên nhanh nhẩu:
- Thưa ông, có.
Nàng mang lại cho chàng một xấp tạp chí in hình lòe loẹt. Song Văn Bình xua tay:
- Trời ơi, toàn là ảnh công nhân cày ruộng, nuôi heo và xúc đất, tôi không thích …
- Vậy ông thích gì?
Chàng ngẩng mặt nhìn nàng cười một cách đầy ý nghĩa mời mọc. Một lần nữa, hai má nàng đỏ gay. Trong cơn e thẹn, nàng đẹp dội lên. Văn Bình muốn kéo nàng vào lòng, hôn vào cặp môi bóng nhẫy …
Phi cơ từ từ lên cao.
Hàng ghế phía trước bỏ trống nên Văn Bình duỗi chân gác tréo trên thành ghế. Chàng vặn nút cho ghế ngả xuống để nằm cho thoải mái. Chàng đậy cái mũ phớt lên mặt giả vờ ngủ. Lệ thường, ghế phi cơ đối với chàng là gường ô-ten. Phi cơ chưa cất cánh là chàng đã ngủ say. Nhiều khi đến nơi chàng vẫn rềnh rang chưa chịu dậy. Chàng có thói quen ngủ bù như vậy vì ở dưới đất ít khi chàng có dịp o bế cặp mắt, phần vì chàng phải hoạt động nguy hiểm liên miên, phần khác cũng vì chàng du hí liền tù tì hàng tuần, hàng tháng thức trắng bên cạnh người đẹp.
Nhưng trong chuyến đi Anbani này chàng không buồn ngủ. Dẫu chàng vận công, tự kỷ ám thị mãnh liệt để tìm giấc ngủ, mắt chàng vẫn mở thao láo. Không phải vì chàng hồi hộp trước những nguy hiểm sắp tới. Mà vì trí óc chàng đang bị tràn ngập bởi hình bóng kiều diễm và nõn nà của cô gái chỉ ngồi cách chàng mấy thước.
Phi cơ bay về hướng tây-nam. Con đường này, Văn Bình đã đi nhiều lần trong thế chiến thứ hai. Sau thế chiến, hoạt động trong vùng ban-kăng, chàng đã viếng thăm những cộng hòa thân cộng mới thành lập, bề ngoài là du khách hiền lành nhưng bên trong là để móc nối với những thành phần chống Liên sô ở địa phương để phục vụ cho hệ thống điệp báo của ông Hoàng.
Vì vậy chàng chỉ nhìn đồng hồ tay là biết phi cơ đang bay trên không phận nước nào. Qua Uy-cờ-ren, phi cơ vượt biên giới sô viết, tiến vào vùng trời Lỗ mã ni. Chàng mới xa vùng này một thời gian mà tình thế biến đổi. Lỗ không còn là đàn em ngoan ngoãn của Liên sô nữa. Phi cơ mỗi lúc một lên cao và xuyên qua dẻo đất phía bắc của Bảo gia lợi. Sau hết là bay ngang miền nam của Nam tư trước khi đến Anbani.
Trong phi cơ không ai nói với ai một lời nào. Văn Bình ngồi hơi nghiêng để quan sát phía sau qua kẽ hở của chiếc mũ da. Chàng không thể nhìn được Chu-Ling nên không biết nàng làm gì bên cạnh cha nàng. Song chàng đã nhìn thấy trong trí tưởng tượng là nàng vẫn quấn quít lấy tờ báo, cặp mắt to và đen nâu gợi cảm vẫn cúi xuống trang giấy đen đặc chữ mà chẳng đọc chữ nào. Và Chu-Yao, cha nàng, vẫn băn khoăn với cây bút chì và tờ giấy đen đặc chữ số và công thức toán học ngoằn ngoèo …
Bên tay trái, đám hành khách mặc đồ đen, sơ mi trắng tiếp tục ngồi yên như tượng đá. Tưởng như pho tượng của Lênin chễm chệ giữa Công trường Đỏ ở Mạc tư khoa cũng chỉ bất động đến thế là cùng. Dường như tuân theo một nhà đạo diễn vô hình, phái đoàn “địa chất gia” Trung cộng đều dựa lưng vào ghế, vẻ mặt suy tư. Không thấy ai hút thuốc. Cũng không thấy ai đứng dậy. Và nhất là không thấy ai cất tiếng gọi nữ tiếp viên. Văn Bình có cảm tưởng là họ không bao giờ biết khát, hoặc đói bụng. Nữ tiếp viên bưng đến món gì, họ đều dùng món nấy, không bỏ dở song không xin thêm.
Bọn vệ sĩ “tủ gương” ngồi một đống phía sau có vẻ hoạt động hơn. Tuy nhiên, họ cũng không hoạt đồng bằng miệng như phần đông các vệ sĩ tây phương. Họ chỉ hoạt động bằng mắt. Cặp mắt sáng quắc núp dưới lông mày rậm rì của họ luôn luôn nhìn ngang, nhìn dọc. Chốc chốc cả bọn lại nhìn về phía hai cha con Chu-Yao, như thể họ sợ tưởng đoàn Chu-Yao hóa thành con muỗi bay mất.
Nhưng dẫu Chu-Yao hóa thành con muỗi như Tề thiên đại thánh thì họ cũng tìm ra trong chớp mắt. Vì muỗi đập cánh bay phải gây ra tiếng rè rè. Tiếng thở trong phi cơ cũng còn nghe được huống hồ tiếng đập cánh rè rè của chú muỗi …
Tuy nhiên Văn Bình không tin là bọn vệ sĩ chăm chú nhìn Chu-Yao với mục đích bảo vệ an ninh. Chắc hẳn họ mượn cớ nhìn chủ nhân để liếc trộm ái nữ đẹp như tiên nga của chủ nhân đấy thôi. Vì bằng đuôi mắt Văn Bình nhận thấy mấy tên “tủ gương” nuốt nước bọt. Họ nuốt nước bọt một cách khó khăn, mạch máu hai bên thái dương căng phồng, chứng tỏ sự thèm muốn trong cơ thể đang dâng cao tột độ. Văn Bình tự nhủ dầu sao họ cũng là người, con người ở Hoa lục lại khao khát đàn bà đẹp hơn con người ở mọi nơi nào khác trên trái đất.
Nhóm mật vụ sô viết ngồi hàng ghế sau cùng gần đuôi phi cơ. Khơrút đang lúi húi với các máy ảnh, còn Vêlana vẫn đẹp, vẫn ngon lành hơn bao giờ hết.
Văn Bình thở dài nhè nhẹ. Phi cơ đang bay trên không phận Nam tư. Lòng chàng bỗng dưng xao xuyến lạ thường. Trong quá khứ, có lần chàng đã nhìn trộm hành khách trên phi cơ bằng kẽ hở mũ phớt và bằng đuôi mắt như vậy. Hồi ấy, chàng đáp phi cơ quân sự chở một đoàn chính khách chống cộng ở vùng ban-kăng đến Ý đại lợi. Trong số hành khách cũng có những người đàn bà tuyệt đẹp. Đẹp đến nỗi chỉ nhìn thoáng qua cũng đủ xây xẩm mặt mày. Văn Bình không sợ bị xây xẩm, song chàng không dám nhìn thẳng vì hỡi ôi, họ đều là gái có chồng, và chồng họ đều là ông bự. Thèm quá không biết làm cách nào chàng giả vờ ngủ, úp mũ lên mặt để nhòm trộm.
Hồi ấy, chàng mất hồn cả tháng. Vì người đẹp cũng có cảm tình với chàng mà không thể nào ngã vòng tay chàng trên máy bay. Thật ra, chàng đã có cơ hội mơn trớn và làm tình trong sự lén lút. Nhưng chính sự lén lút ấy đã làm chàng thèm muốn hơn lên.
Đàn bà ở Trung-Âu không yêu thì thôi, một khi đã yêu thì yêu như vũ bão. Có lẽ vì họ uống nhiều la-ve và nhất là rượu vang. Tuy nhiên, đàn bà Hung gia lợi nổi tiếng về tình ái hơn hết. Nổi tiếng, không những ở Âu châu mà còn trên cả thế giới nữa. Sở dĩ Văn Bình xoắn sít với gái Hung phần nào cũng vì trong nhóm người lưu vong hồi ấy có một phụ nữ Hung yêu chàng, nhưng phần lớn cũng vì chàng đã có nhiều kinh nghiệm bản thân. Hễ qua phương tây chàng đều lần mò tìm đàn bà Hung, họ không lạnh lùng như đàn bà Anh, tham lam như đàn bà Pháp, cứng đơ như đàn bà Đức, dễ dãi đến mức phát ớn như đàn bà Thụy điển, Đan mạch, khô khan như đàn bà phía nam biển Đại trung hải. Phụ nữ Hung yêu bằng một thứ tình mãnh liệt nhưng lại êm ái và dai bền …
Thứ tình kỳ lạ này cũng do phong thổ mà ra. Vì Hung là quôc gia có rượu vang ngon kinh khủng. Ngon hơn vang ngon nhất của Pháp nữa. Hàng năm Hung sản xuất 4 triệu hêtôlít vang. Đệ nhất tửu của Hung mang cái tên nên thơ là tôkay.
Dân lưu linh của Pháp thường khoe khoang rằng vang Hung ngon là do người Pháp du nhập. Điều này hoàn toàn không đúng. Cây nho đặc biệt của Hung đã mọc từ mấy ngàn năm trước trên đồi núi. Uống vang ở Hung phải tuân theo một thủ tục nên thơ: ly mở đầu, khách sẽ uống loại nhẹ, khách sắp cáo từ chủ sẽ mời một ly thơm phức khiến khách tê mê. Khách còn tê mê hơn nữa nếu chủ là phụ nữ đẹp, và mời uống rượu vang át-du phát xuất từ vùng Tôkay.
Văn Bình đã thưởng thức vang át-du từ bàn tay trắng nõn tháp bút của thần vệ nữ nên suốt đời vẫn nhớ. Rượu át-du không được chế tạo theo công thức quen thuộc, khi hái nho, người ta chọn những chùm lớn và mọng nước để nguyên trên cành phơi khô dưới nắng thu dìu dịu. Khi mùa thu sắp hết thì chùm nho trên cành đã khô nước, thu nhỏ lại, tiết ra mùi mật. Người ta hái đem về ép lấy chất mật và ủ với men thành rượu. Lệ thường, phải ủ từ 5 đến 8 năm mới ngon nhưng muốn thật ngon phải cất ba, bốn chục năm; thứ ngon thượng hạng thường là ba, bốn trăm năm. Chẳng thế mà vua Lộ y 14 của Pháp đã phải khen ngợi rượu vang tôkay là tửu vương và cũng là vương tửu.
Uống rượu nho đặc biệt từ nhiều thế hệ, phụ nữ Hung không giống phụ nữ năm châu về khoản tình ái là vì thế. Tuy nhiên, đất Hung còn một sản vật khác gia tăng lửa yêu lên một bậc nữa.
Sản vật này là paprika. Tức là ớt. Đủ loại ớt. Ớt đã trở thành môn gia vị không thể không có của nền gia chánh bản xứ. Người ta ăn ớt để át mùi thịt cá tanh tưởi, đằng này dân Hung ăn ớt với bất cứ món nào, thậm chí chiên khoai tây, luộc măng cũng bỏ ớt. Kỳ khôi hơn nữa, dân Hung còn khoái món sà-lát trộn dấm với … ớt.
Gia vị này có công dụng khích dâm nên phụ nữ Hung thường yêu gấp hai, gấp ba người thường.
Văn Bình lại thở dài nhè nhẹ.
Từ nhiều năm nay, chàng không được gặp lại giai nhân của chuyến bay lưu vong ngày nọ để uống rượu tôkay và nhắm với ớt paprika.
Bỗng chàng giật mình đánh thót. Chàng vừa nhớ lại một chi tiết quan trọng. Đêm qua Vêlana đã tỏ ra không được lưu loát khi trò chuyện bằng tiếng Nga. Thỉnh thoảng nàng lại chêm vào một tiếng Hung. Thì ra nàng là phụ nữ Hung. Điều khiến chàng tin chắc nàng là phụ nữ Hung là một đĩa bánh ngọt đặt trên bàn giấy của nàng.
Trời ơi, có thế mà chàng không biết! Đĩa bánh này là đĩa bánh rê-tét, bánh ngọt quốc hồn quốc túy của nước Hung cũng như hũ tiếu giá sống và phở đối với người Việt. Bánh rê-tét chỉ là bột cán mỏng, thật mỏng, càng mỏng chừng nào càng tốt chừng nấy, rồi trộn vào ít giọt mỡ nước cho béo, phủ lên trên ít mứt trái cây, đem đút lò. Bánh gồm nhiều lớp bột mỏng đè chận lên nhau, trông như hàng chục tờ giấy cạt-tông mỏng. Nghệ thuật của bánh này là cán bột thật mỏng, nhiều nhà hàng tây phương muốn học lỏm song đều thất bại, ngay cả phụ nữ Hung cũng có rất ít người khéo tay cán được bột thật mỏng để cuốn bánh rê-tét.
Thảo nào … thảo nào Vêlana đã yêu một cách vũ bão!
Qua kẽ hở của mũ dạ, Văn Bình lại liếc trộm Vêlana. Kỳ diệu thay, khi ấy nàng cũng đang liếc trộm chàng. Phải có con mắt quang tuyến X như mắt của nàng mới có thể nhìn thấy nhỡn tuyến lén lút của chàng bị vành mũ che khuất.
Tại sao nàng nhìn trộm chàng? Nàng thật tình yêu chàng ư? Cũng có lý. Nhưng nếu nàng là con người đa tình quá mức thì lẽ nào trùm Phản gián Bôrết lại cho phép nàng cùng đi với chàng qua Anbani? Văn Bình không tin rằng Bôrết thưởng công chàng bằng Vêlana. Tất nhiên nàng có nhiệm vụ theo sát chàng. Con mắt của nàng khi ấy không phải là con mắt soi mói, lạnh lùng của người điệp viên sô viết. Mà đó là con mắt rạo rực tình yêu, con mắt hẹn hò say đắm …
Phi cơ bỗng tròng trành.
Từ Nam tư qua Anbani thường có những cơn lốc trên thượng tầng không khí làm phi cơ tròng trành. Đối với người thường coi phi cơ là giường ngủ, từng là hoa tiêu thí nghiệm loại phi cơ X của Hoa kỳ bay nhanh nhất thế giới, lại từng thông thạo nghệ thuật nhào lộn trên trời thì sự tròng trành này không có nghĩa lý gì hết. Tuy vậy, chàng phải kiếm cớ đi vào phòng vệ sinh lần nữa. Chàng bèn rút mù-xoa ra lau miệng, rồi vịn ghế hai bên lần lần bước từng bước một xuống phía đuôi.
Chu-Ling vẫn tươi tắn như ngồi trên xa-lông phòng khách dưới đất trong khi bọn khoa học gia đực rựa ôm mặt, bịt tai, buột dây lưng chật cứng. Chàng không dám nghĩ đến việc tọa một bộ mặt thiểu nào nữa. Dường như đoán được thâm ý của chàng, Chu-Ling hé miệng cười nho nhỏ. Nàng cười, cốt là cười với chàng song mắt lại nhìn ra chỗ khác. Văn Bình mê mẩn tâm thần hụt chân suýt ngã.
Chàng suýt ngã thật sự chớ không phải đống trò. Chàng phải bám lấy thành ghế của Chu-Ling và đứng lại. Chàng vội vàng lên tiếng:
- Xin cô tha lỗi. Tôi bị hơi mệt …
Chàng nói bằng tiếng Anh. Chu-Ling chưa kịp đáp thì cha nàng đỡ lời:
- Không sao cả đâu. Lúc ông lên máy bay, trông ông đã có vẻ mệt, dường như mất ngủ …
Dịp may vô giá đã đến với Văn Bình. Cờ hạnh phúc tới tay, chàng còn ngần ngại gì mà chưa phất. Chàng tưởng phái đoàn bác học, đặc biệt là trưởng đoàn Chu-Yao mắc bệnh cấm khẩu, chàng không ngờ Chu-Yao lại lịch thiệp và dễ dãi đến thế.
Chàng bèn đáp:
- Vâng.. tôi bị mất ngủ suốt đêm qua tại … trụ sở KGB. Tôi chẳng làm gì phi pháp mà họ hâm dọa, đàn áp.
- Tôi biết, tôi biết. Tôi đã nghe những lời ông nói với họ tại sân bay. Ông cũng đi Anbani?
- Vâng, tôi là chuyên viên quảng cáo của công ty Maxman, Hạ uy di. Tôi đến Tirana để ký một hợp đồng quảng cáo với chính phủ cộng hòa nhân dân Anbani. Tôi tên là Kêvin.
- Tôi là Chu-Yao. Hân hạnh được quen ông.
Nói đoạn Chu-Yao cúi xuống tờ giấy chi chít phương trình trải rộng trên dùi. Chu-Yao chỉ được quyền tậm sự như vậy. Vả lại Văn Bình cũng không muốn y cà kê thêm nữa. Vì mục đích của chàng là gạ chuyện với cô gái con gái cưng thơm tho của y. Trong khi hai người trò truyện, Chu-Ling ngước mắt nhìn chàng. Ôi chao, cặp mắt của nàng lúc ấy sao mà rộng thế, đen thế, nâu thế, ước thế và sâu thế?
Nàng chỉ ngó chàng mà không nói. Văn Bình muốn nói mà tiếng nói của chàng lại mắc kẹt trong cuống họng. Chàng vốn là một gã con trai tán gái bặt thiệp và thao thao bất tuyệt, vậy mà đứng trước thần vệ nữ Chu-Ling chàng đâm ra mắc bệnh cà lăm.
Ngượng ngùng, Văn Bình muốn quay lại ghế ngồi, nhưng lại bị một ả tiếp viên mập mạp bịt kín lối đi. Như vậy mà may, vì nếu quay lại ghế ngồi chàng đã mặc nhiên thú tội với toàn thể hành khách là chàng giả vờ xuống phòng rửa mặt để tán tỉnh người đẹp Chu-Linh. Chàng đành rảo bước về phía đuôi.
Vêlana từ phòng vệ sinh bước ra. Nàng lườm chàng bằng đuôi mắt sắc như dao cạo. Dường như nàng muốn cảnh cáo chàng “coi chừng, coi chừng, gái này không chịu thua đâu”.
Chết rồi … Vêlana ghen. Một khi nàng ghen, nàng sẽ làm hỏng kế hoạch của Bôrết. Ruột gan rối như tơ vò, Văn Bình kéo cánh của sắt mỏng.
Trên bàn rửa mặt, chàng thấy một khẩu súng.
Khẩu súng của Vêlana.
Ghi chú:
(1) – Đó là Grando Fine Champagne Arbellot, một trong những thứ rượu đắt tiền nhất thế giới.
Thế là hết một đêm ở Mạc tư khoa.
Văn Bình hằng ao ước cơ hội được nghênh ngang đến thủ đô Liên sô, la cà xuống xóm yêu hoa, uống rượu vốt-ka Lêningờrát trong phòng ấm áp với người đẹp giữa lúc bên ngoài đổ tuyết. Nhưng ao ước của chàng không thành.
Mạc tư khoa là cạm bẫy của du khách tây phương, mỗi bước đều có nhân viên mật vụ theo sau, nhưng cũng là thiên đường. Vì Liên sô thèm ngoại tệ hơn đất hạn thèm mưa rào nên du khách có thể tự do vào cửa hàng quốc doanh mua đồ và trả bằng … ngoại tệ, không phải đổi chác theo luật lệ hối đoái phiền phức. Quen với cảnh đợi tắc-xi rã rời tứ chi ở Sài gòn, Văn Bình ao ước được gọi tắc-xi Mạc tư khoa. Trong thành phố có 11.000 tắc-xi do Nhà nước làm chủ, lúc nào kêu cũng có vì lẽ giản dị dân chúng không đủ tiền đi tắc-xi. Họ chỉ có thể bỏ ra 5 kô-pếch để đi xe điện ngầm hoặc xe buýt. Xê dịch bằng cách này rất tiện lợi: trên xe không có người bán vé, khách được tự do bỏ tiền vào cái hộp ở cuối xe, nên nhiều công dân đã quỵt tiền Nhà nước. Họ lý luận là Nhà nước quá giầu, họ lươn lẹo 5 kô-pếch chết đói cũng không sao.
Trên lý thuyết, nạn mãi dâm đã bị hoàn toàn tiêu diệt. Nhưng trên thực tế, xã hội lầu xanh Mạc tư khoa còn bành trướng hơn ở các nước Tây phương nữa. Chơi gái ở thủ đô sô viết không sợ bị bệnh. Vì gái là xa xỉ phẩm, chỉ dành riêng cho nhân vật cao cấp và … du khách.
Dân Nga nghèo kiết xác đã đành, họ đã bị cuộc sống khắc khổ biến thành những người hà tiện nhất nhì thế giới. Xe hơi đậu trong nhà cũng được che kín bằng vải bạt để ngăn bụi. Va-li, đồ đoàn mang lên tàu bè đều được bọc kỹ bằng vải dầu …
Thế là hết một đêm ở Mạc tư khoa.
Nếu không bị lôi dậy Văn Bình còn ngủ đến trưa. Bôrết lo liệu rất chu đáo và hậu hĩ: chàng vừa mở mắt thì hai cô bồi phòng ngon lành đã chực sẵn. Như thường lệ, chàng vào phòng tắm. Một cô bước theo, và ân cần dặn chàng:
- Yêu cầu đồng chí đừng cạo râu.
Văn Bình ngạc nhiên. Chỉ một ngày quên cạo là râu chàng đâm ra tua tủa. Tại sao người đẹp Liên sô lại không muốn chàng cạo râu. Dường như đọc được tư tưởng chàng, nàng nói tiếp:
- Đây là lệnh của đồng chí Bôkết. Quần áo lẽ ra được ủi cho phẳng nếp em lại vò cho nhàu đi. Vì …
- Tôi hiểu rồi. Vì tôi là ngoại kiều bị chính phủ sô viết trục xuất.
- Đúng. Đồng chí đừng lấy làm phiền nhá. Chúng em được lệnh săn sóc đồng chí một cách đặc biệt. Đồng chí cần gì cũng có.
- Tôi cần một thứ rất khó kiếm.
- Nhà kho KGB chứa sẵn những thứ rất khó kiếm nhất trên thế giới. Rượu sâm banh Acbelô (1) 1794 mỗi chai gần 40 đô-la mà có cả chục két.
- Cô lầm rồi. Sâm banh Acbelô 1794 rẻ nhất cũng hơn một trăm đô-la. Nhưng tôi không khoái sâm banh.
- Vậy đồng chí cần gì?
- Cần cô. Nếu tiện thì cần cả hai cô.
Cô bồi phòng kiêm nhân viên KGB đỏ mặt:
- Thưa đồng chí, chúng em không chuyên về ... môn này. Nếu đồng chí muốn, em xin gọi điện thoại.
- Không. Cô không chuyên thì thôi. Phiền cô báo cáo với Bôrết là tôi muốn khiếu nại.
- Thưa đồng chí ...
- Tôi ghét được gọi là đồng chí. Cô nên gọi tôi bằng một tiếng khác. Sở dĩ tôi khiếu nạn vì cô đã từ chối. Chừng nào tôi phải ra phi trường?
- Thưa ... trong vòng một giờ nữa.
- Cô trình lên Bôrết còn kịp chán. Cô trình giùm là tôi đã thay đổi ý kiến. Tôi không đi Anbani nữa. Không đi là lỗi ở cô. Cô đã làm tôi bực mình.
- Khổ quá, xin ông thương em.
Cô gái rón rén ngồi xuống giường, vẻ mặt tội nghiệp. Văn Bình kéo nàng lại hôn rồi phá lên cười:
- Thôi, tôi đùa đấy. Tôi không quấy nhiễu các cô đâu.
Chàng xô cô bồi phòng KGB ra. Lẽ ra nàng phải vui sướng khi được Văn Bình buông tha. Trái lại, nàng lại buồn thêm. Nàng thè lưởi liếm mép, bộ điệu tiếc nuối. Văn Bình đã hiểu nguyên nhân. Cái hôn của chàng đã khiến nàng tê dại. Nàng ngồi đờ bên chàng, miệng hé ra, mắt van lơn, như muốn xin chàng hôn nữa, hôn thêm nữa. Và nàng sẵn sàng đợi chàng tiến xa, tiến xa thêm nữa.
Nhưng Văn Bình đã khoác sơ-mi vào người, cử chỉ bình thản. Cô gái ngơ ngẩn đứng đậy. Chàng bẹo má nàng:
- Bây giờ, nếu tôi cần cô, cô có chịu không?
Chẳng nói, chẳng rằng, cô gái ôm cứng lấy chàng. Cử chỉ yêu đương cuồng nhiệt của nàng còn hùng hồn gấp trăm lần lời nói ưng thuận. Lần nay Văn Bình vuốt ve lâu hơn, với nhiều nghệ thuật hơn. Đến khi chàng buông ra, cô gái ngồi phịch xuống nền phòng, bưng mặt khóc rưng rức như đứa trẻ.
Đúng 8 giờ rưỡi, Bôrết tới. Hắn chìa bàn tay kếch sù ra, giọng thân mật:
- Anh khỏe chứ?
Chàng đáp lại bằng cái nhún vai. Nếu biết chàng là Văn Bình, chắc hẳn Bôrết không đám cười đon đả nữa. Hắn hỏi chàng:
- Nhân viên của tôi có làm anh vừa ý không?
Chàng xoa hai bàn tay vào nhau:
- Cám ơn anh. Mọi cái đều hoàn hảo, ngoại trừ khoản đàn bà …
Bôrết gãi gãi đầu hói:
- Xin lỗi anh nhé. Bọn gái cừ khôi ở ngoại ô nên về không kịp. Lần sau anh sang đây, tôi sẽ mời anh thưởng thức những ả đẹp nhất Liên sô.
“Lần sau” ... Bôrết đã hứa với chàng nhiều lần như vậy. Hơn ai hết, chàng biết là không còn “lần sau” nào nữa. Xong việc ở Tirana, chàng sẽ lãnh một viên đạn đồng vào tim. Bôrết khỏi phải trả tiền lại bảo vệ được bí mật công tác.
Bôrết đưa cho Văn Bình một tờ giấy nhỏ rồi dặn:
- Anh đọc kỹ đi. Phi cơ chở phái đoàn bác học Trung quốc sắp đáp xuống trường bay Chêrêmêtiêvô.
Bôrết đi lững thững trong phòng, hai tay chắp sau đít. Văn Bình đọc xong, trả tờ giấy lại. Bôrết hỏi:
- Thuộc chưa?
Văn Bình đáp:
- Rồi.
Bôrết lại chìa tay ra:
- Chúc anh thượng lộ bình an.
Bàn tay hắn lạnh ngắt như bàn tay ma. Hồi nãy Bôrết đeo găng bằng lông cừu nên chàng không nhận thấy. Theo kinh nghiệm, Văn Bình có thể đoán được tâm tính người lạ bằng cách nắm bàn tay. Bàn tay nòng thường là bàn tay của người thành thật. Hầu hết những kẻ khô khan, hoặc quỷ quyệt đều có bàn tay lạnh.
Tuy nhiên, bàn tay của Bôrết lại toát ra một khí lạnh lạ lùng. Nếu không giỏi nội công Văn Bình đã bủn rủn. Chàng đã nghe nói nhiều về tài nghệ của hắn, giờ đây chàng mới thấy rõ sự thật. Bôrết có thân hình mập mạp, chậm chạp và nặng nề, song đó chỉ là mã ngoài không đáng kể. Đáng kể là khí lực. Vì khí lực quyết định cho thắng bại trong mọi cuộc đấu võ thuật. Bàn tay toát ra khí lạnh lạ lùng này chứng tỏ trùm phản gián sô viết Bôrết cũng giỏi về vận công như chàng. Nghĩa là hắn có tài biến tay nóng thành lạnh, tay lạnh thàng nóng. Bình thường, bàn tay hắn chỉ âm ấm. Bôrết rút găng, chuyển hàn khí ra bàn tay là để thử tài của Văn Bình.
Mắt Bôrết chớp nhẹ một cái. Hắn khám phá ra chàng là võ sĩ nội công thượng thừa. Trong giây phút hắn có vẻ bối rối. Văn Bình phải cấp thời trấn tĩnh để không lộ vẻ bối rối ra ngoài mặt. Vì nếu chàng bối rối hắn có thể thay đổi ý kiến. Hắn có thể ra lệnh cho vệ sĩ giết chàng.
Đến khi ra đến phi trường Văn Bình mới thở phào ra, nhẹ nhõm. Gánh nặng ngàn cân đã được cất khỏi ngực chàng. Xe chạy qua cổng phi trường hai tên vệ sĩ Mông cổ của Bôrết chụp mơ-nốt vào tay chàng sau khi xin lỗi:
- Anh đừng lấy làm phiền nhé! Theo luật lệ, ngoại kiều bị trục xuất không được tự do lên máy bay. Nhân viên công lực phải cồng tay, áp giải ra tận phi đạo.
Phi trường Chêrêmêtiêvô rộng mênh mông, mọi lối ra vào được canh phòng hoàn toàn nghiêm mật. Xe hơi của KGB như có phép mầu đi đến đâu cũng không bị hỏi giấy. Tài xế phóng hết tốc lực trên sân bay xi-măng nhẵn bóng.
Khi của sau xe được mở ra. Văn Bình nheo mắt trước ánh nắng ban mai rực rỡ. Tuy trời nắng to, hơi lạnh vẫn làm nhức buốt tận xương. Chàng thấy một toán người từ trong phi cảng bước ra. Đi đầu là Vêlana. Tiếp sau là Khơrút, gã mật vụ xanh xao, răng sún, xử dụng cái máy quay phim Eumig tại văn phòng sở Phát triển Ngoại thương. Bôrết đã cho Vêlana và Khơrút đi theo chàng để canh chừng.
Vêlana vẫn mặc cái áo dạ dài màu sẫm, nhưng chàng nhận thấy ngắn hơn và may khít hơn. Giầy và tất của nàng đều thuộc loại tốt, được sản xuất ở bên ngoài bức màn sắt. Vêlana cũng nhìn thấy chàng. Song nàng lại quay đi chỗ khác.
Toán mật vụ KGB còn có 5 người khác nữa, toàn là đàn ông, phục sức như nhau, vẻ mặt cũng lầm lì như nhau. Mỗi người xách trên tay một va-li nhỏ. Một chiếc xe hơi lớn chở đầy hành lý từ từ chạy theo sau.
Con mắt tinh tế của Văn Bình đã nhận ra bóng đáng quên thuộc của Bôrết trên sân thượng của nhà ăn phi cảng. Cái thân hình mập thù lù, và nhất là cái đầu hói tròn xoe, láng bóng ấy không thể làm ai lầm được. Bôrết đeo cặp kiếng mát đen sì đang tì tay vào lan can nhìn xuống sân bay.
Chiếc phi cơ phản lực dài ngoằng đang nằm chềnh ềnh trước mặt Văn Bình. Đọc những chữ trên thân, chàng biết đó là phi cơ Tiệp. Phía sau bức màn sắt, phi cơ Tiệp được coi là gần giống với phi cơ tây-phương, nếu khác thì chỉ khác về … nhân sự. Dường như là một định lệ bất di bất dịch, nữ tiếp viên phi hành của các công ty hàng không cộng sản đều có sắc đẹp ở dưới mức trung bình. Dầu sao … chàng vẫn hy vọng ...
Chàng định nhảy xuống xe nhưng một tên vệ sĩ đã cản lại:
- Thong thả. Chờ cho hành khách lên hết đã. Anh đừng quên anh là ngoại kiều bị trục xuất vì vi phạm luật pháp sô viết.
Văn Bình cười. Tên vệ sĩ vội án ngữ trước mặt chàng:
- Chớ cười ... Tay đang bị cồng anh còn vui thú gì mà cười? Có ai đứng núp trên sân thượng nhìn thấy thì nguy.
- Tôi cười với đồng chí Bôrết ...
- Xạo. Đồng chí Bôrết đã dặn chúng tôi kỹ lưỡng. Anh không được tỏ vẻ thân mật với chúng tôi. Muốn cười, muốn cười thỏa thích, anh hãy trở lại Mạc tư khoa sau khi công tác hoàn tất.
Đột nhiên Văn Bình bắt sang chuyện khác. Chàng hích cùi tay vào lưng tên vệ sĩ:
- Người yêu của anh có thân hình cân đối ghê! Tôi đoán nàng độ 24,25 tuổi. Nhưng theo kinh nghiệm tôi không tin là nàng còn son giá.
Tên vệ sĩ tái mặt, quay vụt lại:
- Tại sao anh biết tôi có người yêu? Tại sao anh biết nàng có thân hình cân đối? Tại sao anh biết nàng không còn son giá?
Hắn hỏi dồn ba câu một lúc. Văn Bình thở dài:
- Nghe anh hỏi, tôi suýt nghẹt thở. Đêm qua, ở trụ sở KGB người ta cũng không hiếp đáp tôi đến thế. À, hành khách đã lên hết rồi, bây giờ tôi xuống xe nhé?
Tên vệ sĩ hoảng hốt đưa tay cản:
- Chưa được.
Văn Bình buông thõng:
- Anh muốn tôi lưu lại Mạc tư khoa phải không? Đồng ý. Tôi sẽ nghe lời anh, không lên phi cơ đi Anbani nữa.
Tên vệ sĩ sợ toát bồ hôi mặc dầu thời tiết vẫn lạnh như cắt ruột:
- Không phải, anh hiểu lầm tôi. Tôi lạy anh, anh nói một lời cho tôi đỡ khổ sở. Anh cũng quen nàng à?
Văn Bình cười:
- Nếu tôi ác với anh, tôi sẽ trả lời có. Nhưng anh ơi, anh cứ tin vào lòng chung thủy của nàng đi. Tôi chưa hề gặp mặt nàng.
- Vậy, tại sao …?
- Chẳng có gì là bí mật cả. Tôi biết thân thể nàng đẹp vì được hân hạnh chiêm ngưỡng tấm hình mầu của nàng chụp trên bờ biển Hắc Hải mặc hai miếng bikini nhỏ xíu như mù-soa hỉ mũi.
Tên vệ sĩ bấu chặt vai Văn Bình:
- Anh lấy tấm hình này ở đâu? Vì tự tay tôi chụp cho nàng. Chỉ riêng tôi có tấm hình ấy.
- Anh cất trong túi quần phải không?
Nghe Văn Bình nhắc, tên vệ sĩ cuống quýt cho bàn tay vào túi quần sau. Trời đất ơi, cái ví da của hắn đã biến đâu mất. Hắn nhìn Văn Bình, mắt mất thần:
- Té ra anh rón cái ví của tôi … Thôi, anh trả cho tôi.
Văn Bình ưỡn người cho hắn móc cái ví nằm gọn trong túi áo chàng. Đồng thời, chàng trả luôn tấm ảnh giật gân cho hắn.
Hắn lẩm bẩm, giọng khâm phục:
- Tài thật … anh tài thật … anh rút ví lúc nào mà tôi không biết …
Tên vệ sĩ thứ hai hắng giọng ;
- Xong chưa? Để người ta còn xuống.
Nạn nhân mất ví còn vớt vát một câu hỏi nữa:
- Xin anh dạy tôi với. Tại sao chỉ nhìn ảnh mà anh khám phá ra là nàng …
Bạn hắn cười khảy một tiếng:
- Mày là thằng đàn ông ngu nhất Liên sô! Người yêu của mày mặc bikini phơi bụng, phơi mông ra thì chỉ nhìn qua là thấy. Trời ơi, cái bụng có nếp răn và cái mông lớn ấy là của con gái ngây thơ hay sao?
Tên vệ sĩ nín thinh rồi đút móng tay vào miệng cắn. Từ khi ấy đến lúc ra đến phi cơ, hắn không thốt lời nào nữa. Chắc người đẹp đã thề thốt là trên đời mới biết mỗi mình hắn.
Văn Bình được mở khóa công ở chân thang phi cơ. Trước khi trèo lên, chàng nhổ bẹt bãi nước bọt xuống đất, rồi dí giầy lên trên, dáng điệu khinh bỉ. Chàng đã đóng đúng vai trò do Bôrết bố trí. Phút ấy, đứng trên sân thượng nhất định Bôrết phải mỉm miệng cười thỏa mãn.
Sau lưng Văn Bình có tiếng giầy và tiếng người gọi:
- Kêvin.
Chàng quay lại. Đó là màn nhì của tấn kịch mà Bôrết là đạo diễn.
Người vừa gọi chàng là Guy, gã nhân viên đần độn mà lại thích lên mặt thày đời của đại sứ quán Hoa kỳ. Bôrết đã thông báo cho sứ quán biết về vụ Kêvin bị trục xuất.
Văn Bình nắn bóp cườm tay cốt cho Guy để ý đến việc chàng bị còng giải ra phi trường. Nhưng Guy không quan tâm tới. Có lẽ hắn đã quá quen với cảnh nhân viên KGB còng giải người ngoại quốc ra máy bay. Hoặc giả hắn hà tiện cử chỉ và lời nói. Cuốn chỉ nam cho nhân viên ngoại giao Mỹ hoạt động tại Liên sô và các quốc gia cộng sản đã đề cao sự im lặng. Im lặng trong mọi trường hợp. Chỉ lên tiếng khi cần thiết lắm. Và chỉ phát biểu một cách vô cùng thận trọng.
Guy đến cách Văn Bình hai thước thì đứng lại. Hắn không bắt tay chàng. Người Mỹ vốn ít bắt tay. Vả lại, hắn cố tình đứng xa để khỏi phải bắt tay.
Giọng hắn lạnh lùng:
- Ông Kêvin.
Văn Bình đáp:
- Ông Guy.
- Nhà đương cuộc an ninh Mạc tư khoa vừa báo cho sứ quán biết về hành động đáng tiếc của ông. Lẽ ra ông bị bắt giữ để bị truy tố trước tòa án. Nhờ tòa đại sứ và nhờ cá nhân tôi can thiệp, ông đã được trả tự do để lên phi cơ rời Mạc tư khoa.
- Cám ơn ông. Ông có tài ngoại giao đặc biệt như vậy mà tổng thống không bổ nhiệm ông làm đại sứ, uổng quá!
- Ông Kêvin, đây không phải là chỗ nói đùa. Tôi thay mặt sứ quán đến đây cũng không phải để nghe ông nói đùa …
- Xin lỗi ông nhé, tôi nói đùa quen rồi. Ông đại sứ cử ông ra phi trường tiễn tôi hay để làm gì?
- Một công, đôi việc. Trước là để tiễn ông. Sau là nói với ông một câu chuyện.
- Chuyện lành hay dữ? Tôi sẵn sàng nghe nhưng một lần nữa tôi xin nhắc lại là ông đừng tuyên truyền vô ích.
- Nêu tôi không lầm, hồi mới đến ông cũng phản đối với tôi như vậy. Sứ quán không tuyên truyền mà chỉ nhắc nhở công dân Mỹ ghi nhớ luật lệ. Chúng tôi rất buồn là ông đã vi phạm luật lệ sô viết. Ông có bổn phận thương lượng với Bônkốp, giám đốc sở Phát triển Ngoại thương để ký một khế ước kếch sù thì lại cãi lộn một cách phi lý về chính trị. Để rồi hành hung Bônkốp, làm loạn xạ ngầu trong văn phòng …
- Hắn đánh tôi trước, tôi chỉ tự vệ.
- Theo biên bản thì ông hành hung Bônkốp trong lúc xuất kỳ bất ý. Bằng chứng là Bônkốp phải vào bệnh viện điều trị, với khá nhiều thương tích trầm trọng. Tuy nhiên, việc hành hung Bônkốp cũng chưa dại dột và nguy hại bằng việc đả kích Liên sô và bênh vực Trung hoa cộng sản trong cuộc tranh chấp biên giới và tranh chấp ý thức hệ.
- Hoa kỳ là nước tự do, hiến pháp cho phép tôi được tự do phát biểu ý kiến.
- Tại Hoa thịnh đốn, ông muốn đả kích ai hoặc bênh vực ai, tùy ý. Hiến pháp cho phép ông đả kích Tổng thống Hoa kỳ và bênh vực Thủ tướng Liên sô, nếu ông muốn. Nhưng đây là Liên sô. Đây là Mạc tư khoa. Ông ủng hộ Bắc kinh khác nào tát vào mặt Mạc tư khoa. Hơn thế nữa, trong cơn nóng giận, không kềm hãm được huyết tính, ông còn gọi Mao trạch Đông là anh hùng vô sản vĩ đại còn giới lãnh đạo sô viết là bọn xét lại … May mà nhà chức trách an ninh khoan hồng cho ông được về nước …
- Ông cám ơn Sít-ta-lin giùm tôi.
- Chết chửa, ông điên hả? Sít-ta-lin chết cả chục năm rồi, ông còn cố tình nghịch ngợm nữa … Trò chơi ngu xuẩn đó sẽ gây hại cho ông … Chuyến đi này cũng là chuyến đi chót của ông …
- A, ông định dọa tôi!
- Tòa đại sứ đã phúc trình về Hoa thịnh đốn, yêu cầu rút thông hành của ông ngay sau khi ông đặt chân xuống đất Mỹ.
- Các ông là những kẻ giết người, những tên tư bản phản động, những người xiềng xích, tiêu diệt tự do …
- Ha, ha … còn gì, ông tiếp tục nói nữa cho sướng miệng.
- Tôi sẽ không trở về Mỹ nữa.
- Cái đó là quyền của ông.
- Tôi sẽ đi thẳng tới Bắc kinh. Tôi sẽ dùng tài ba và kinh nghiệm của tôi để phụng sự cho Trung quốc. Tôi sẽ bỏ quốc tịch Mỹ, và gia nhập quốc tịch Trung hoa nhân dân …
Guy không thèm đáp nữa. Mặt đỏ gay vì giận dữ, hắn quay mặt đi, nện gót giầy trở vào phi cảng. Văn Bình cũng đập hai nắm tay vào nhau ra vẻ tức tối.
Màn nhì của tấn kịch đã xong. Văn Bình nói lớn, cốt cho nhân viên phái đoàn Trung cộng trên máy bay nghe rõ. Tuy nhiên, vẫn còn màn ba nữa để gây cảm tình với phái đoàn bác học. Đúng theo kế hoạch, Văn Bình được dành ghế ngồi ở gần phòng phi hành. Chàng đã đi từ đuôi máy bay, qua mặt toán thể hành khách mới đến được ghế ngồi. Vẻ mặt phớt tỉnh, chàng không nhìn hai bên nên không có cơ hội chiêm ngưỡng sắc đẹp của Chu-Ling.
Cửa phi cơ đã được đóng lại. Chàng thở phào ra một cách khoan khái:
- Thế là thoát được địa ngục!
Phi cơ nổ máy ầm ầm, sửa soạn cất cánh. Đột nhiên tiếng máy nhỏ dần rồi cánh cửa phòng phi hành mở toang, một nữ tiếp viên hối hả bước tới cánh cửa lên xuống.
Khơrút cất tiếng:
- Phi cơ hỏng máy phải không?
Nữ tiếp viên đáp:
- Không. Đài kiểm soát hạ lệnh mở cửa cho nhân viên an ninh lên.
- Để làm gì?
- Tôi không biết.
Văn Bình mở dây lưng ghế rồi đứng dậy. Một tên vệ sĩ Mông cổ của Bôrết trèo lên phi cơ, gọi lớn:
- Kêvin.
Văn Bình nhìn hắn bằng cặp mắt khinh khỉnh. Tên vệ sĩ gọi tiếp:
- Ông Kêvin đâu rồi?
Văn Bình đằng hắng:
- Có tôi.
Tên vệ sĩ tiến về phía chàng, giọng gay gắt:
- Tại sao ông nghe tôi kêu mà không lên tiếng?
Văn Bình cười nhạt:
- Vì tôi không phải là Kêvin. Mà là ông Kêvin. Bây giờ các ông còn muốn gì nữa?
Tên vệ sĩ trao cho Văn Bình một cái phong bì lớn:
- Ông để quên cái này tại văn phòng Sở phát triển Ngoại thương.
- Cái gì trong bì? Tôi không hề để quên gì cả. Nếu có, thì tôi chỉ để quên những kỷ niệm lộn mửa của 24 giờ đồng hồ thăm viếng Mạc tư khoa.
- Hừ … ông vẫn không thay đổi … Cái phong bì này đựng 4 bản khế ước. Mọi giấy tờ đã được chấp thuận, và đánh máy xong xuôi, chỉ chờ ký, nhưng vì ông có những cử chỉ hỗn xược với đồng chí giám đốc nên tất cả đã bị hủy bỏ. Văn phòng không cần giữ những bản hợp đồng này làm gì nên gửi trả lại cho ông.
Văn Bình giằng lấy cái phong bì rồi hầm hầm ném xuống ghế:
- Vâng, cám ơn ông.
Tên vệ sĩ Mông cổ sừng sộ:
- A, ông định khiêu khích nhân viên công lực sô viết!
Văn Bình chống nạnh, đáp:
- Những giấy tờ này là của tôi, tôi muốn vứt vào ghế hay dẫm dưới chân là quyền của tôi, ông chẳng có quyền gì cả. Phải quỳ xuống lãnh và nâng lên ngang mày thì mới là phù hợp với luật pháp phải không? Một lần nữa, tôi cần nói cho ông biết, tôi là công dân Hoa kỳ …
- Tôi khuyên ông giữ mồm giữ miệng … nếu không lần sau ông không hy vọng được cấp chiếu khán vào Liên sô nữa.
- Ông yên tâm. Tôi sẽ không bao giờ xin chiếu khán vào Liên sô.
Tên vệ sĩ nghiến răng nhìn Văn Bình lần cuối như muốn đe dọa “coi chừng, rồi mày biết tay tao”. Nhưng Văn Bình cũng nhìn trả bằng con mắt bốc lửa. Hành khách trên phi cơ theo dõi cuộc đấu võ miệng giữa hai người một cách khoái trá rõ rệt. Vẻ khoái trá cũng hiện trên mặt Khơrút và Vêlana. Họ đã có thể tinh cậy Văn Bình. Tên vệ sĩ Mông cổ chắc sẽ báo cáo với Bôrết với nhiều thiện cảm …
Sau cùng, phi cơ cắt cánh.
Một lát sau khi phi cơ lên đến tầng cao, ngọn đèn “cấm hút thuốc, gài dây lưng vào người” đã tắt. Văn Bình khệnh khạng đứng dậy, bước lại phòng vệ sinh ở đuôi. Chàng không thuộc vào đẳng cấp đàn ông ba bốn mươi tuổi yếu thận, hễ lên máy bay là phải cấp tóc vào phòng vệ sinh. Chàng cũng không thuộc vào đẳng cấp cù lần, cái túi giấy do hãng hàng không cung cấp đã đựng đầy ừ thực phẩm chua từ bao tử ọe ra nên phải vào phòng vệ sinh để tiếp tục mửa …
Sở dĩ chàng phải đến đấy là để lợi dụng cơ hội quan sát hành khách.
Dường như chàng là từ thạch mà đàn bà đẹp là sắt. Dầu trong bóng tối, dầu bị lạc lõng giữa hàng trăm vật liệu linh tinh khác, từ thạch gặp sắt là chạy tới, sắt gặp từ thạch là bị hút chặt. Bởi vậy, người hành khách chàng nhìn thấy trước tiên là Chu-Ling.
Ngoài nàng ra còn một người đàn bà nữa. Phái đoàn Trung quốc gồm có hai phụ nữ. Nàng không xưng tên, Văn Bình cũng chưa được nhìn ảnh nàng, song chàng đã có thể biết chắc nàng là Chu-Ling.
Biết chắc, có lẽ vì giác quan thứ 6 của Văn Bình có đặc tài nhìn thấu ruột gan thiên hạ. Biết chắc, có lẽ vì nàng rất đẹp. Nàng là đóa hồng đẹp nhất, và tưới nhất trong một vườn hoa úa.
Nàng ngồi phía sau chàng, cách chàng ba hàng ghế. Nàng ngồi bên ngoài, chàng bước qua có thể chạm vào người nàng.
Khi ấy Chu-Ling đang ngồi. Mãnh lực từ thạch của Văn Bình đã bắt nàng ngẩng đầu lên, cuốn tạp chí tranh ảnh còn mở rộng trên đùi. Sự việc đập mạnh vào giác quan Văn Bình là đôi mắt của Chu-Ling.
Yếu điểm của chàng là thích mắt to. Chàng quan niệm rằng đàn bà mắt to mới đẹp. Vì mắt là cánh cửa của tâm hồn. Mắt lại là hàn thử biểu để do mực độ cuồng nhiệt của thể xác trong ái tình. Từ thuở biết yêu, chàng chỉ yêu đàn bà mắt to. Đôi mắt của Chu-Ling không giống những đôi mắt đẹp mà chàng đã gặp. Khi nàng cúi xuống, lông mi dài rậm che kín mắt, nàng ngước mặt lên, cặp mắt đen nâu vụt mở rộng, tỏa ra một luồng nhân điện cực mạnh làm xương sống Văn Bình nhột nhạt, và gân tay, gân chân chàng run run. Cảm giác này thường có trong lòng những người trai đa tình, thưởng thức thoát y vũ, bất ngờ thấy người đẹp cởi vất bikini, hiện ra lồ lộ dưới ánh đèn ngàn nến sáng quắc …
Riêng đôi mắt của Chu-Ling đã khiến chàng mê mẩn, huống hồ mũi nàng, miệng nàng, răng nàng, cằm nàng, cổ nàng, tóc nàng đều cân xứng với vẻ đẹp dị thường của đôi mắt. Tuy nàng không đứng dậy, chàng cũng biết được là nàng không cao. Đối với tiêu chuẩn Á-đông, nàng cũng chỉ ở vào mực trung bình. Vì vậy những đường cong trên ngực, bụng và mông nàng cũng chỉ ở vào mực trung bình. Nhưng chính vì sự bé nhỏ xinh xẻo ấy mà Chu-Ling càng thêm hấp dẫn.
Nàng như con búp-bê tuyệt vời, làn da trắng tuyết, suối tóc đen lày chảy xuống ngang vai, dật dờ trên bộ ngực nhu nhú và cái eo mỏng lét, vừa gọn trét tay của chàng. Nàng mặc sường sám dài ngang đầu gối, chân nàng đi tất ni-lông nên chàng chỉ có thể chiêm ngưỡng được hình dáng tròn trịa của bắp vế và cặp bàn chân ti xui mà nàng rút khỏi giầy nhung thêu ngũ sắc.
Đang bước Văn Bình đứng sững. Chu-Ling chớp mắt luôn mấy cái. Có lẽ lòng nàng vừa nghe tiếng sét. Tiếng sét của ái tình. Mắt nàng trở nên ươn ướt, nàng vội cúi đầu xuống tờ báo.
Ngồi cạnh nàng là một người đàn ông trung niên mặc âu phục đen đúng đắn, đeo kiếng cận thị, trán hói. Văn Bình biết ngay hắn là Chu-Yao, trưởng phái đoàn “địa chất gia” Trung cộng vì khuôn mặt của hắn phảng phất khuôn mặt của Chu-Ling.
Phía sau Chu-Ling, chàng thấy một người đàn bà khác trạc 30, nghĩa là hơn Chu-Ling gần 10 tuổi, thân thể đầy đặn, và khá cân đối. Kể về sắc đẹp người nay không đến nỗi xoàng. Song Văn Bình không để ý. Vì sắc đẹp của Chu-Ling đã làm mọi vật lu mờ …
Cộng sự viên của Chu-Yao đều phục sức như nhau âu-phục đen bằng nỉ dầy, cà vạt đen, sơ-mi trắng, cổ mềm ; chỉ có 5 người đeo kiếng cận thị chắc là khoa học gia, kỳ dư đều thuộc đẳng cấp “tủ gương”, cân nặng từ 65 kí trở lên, và cao trên thước bẩy, mặt lớn, cổ bạnh, tóc húi ngắn, vai dầy, chứng tỏ họ là khách quen của các võ đường.
Văn Bình hối hả bước vào phòng vệ sinh. Chàng soi bóng trong gương treo trên lavabô và giật mình đánh thót. Trời ơi, da mặt thường ngày đỏ đắn của chàng đã chuyển sang màu xanh. Màu xanh mét của người đang bị hồ ly hớp hồn như Bồ tùng Linh tả trong tuyện Liêu Trai … Bôrết muốn chàng chinh phục Chu-Ling. Nếu Chu-Ling là phù thủy cao tay ấn thì chàng sẽ thất bại không còn manh giáp.
Chàng đứng một phút cho mạch máu chạy đều rồi mới trở lại ghế ngồi. Chàng vớ lấy tờ tạp chí in bằng Tiệp ngữ để đọc cho tâm thần đỡ vẩn vơ. Thật ra chàng chỉ xem hình chứ chẳng hiểu ất giáp gì hết gì tiếng Tiệp cũng xa lạ với chàng như cô gái đồng quê Nam Việt với loại áo ngủ mỏng dính gần như trần truồng do hãng Originals chế tạo cho kiều nữ phương tây.
Từ nãy đến giờ, chàng quên bẵng các nữ tiếp viên phi hàng Tiệp. Tiệp vẫn là chư hầu Liên sô từ sau đại chiến thứ hai, song cơn gió mát tự do đã thổi qua bức màn sắt vào Tiệp khiến lòng người cũng như cảnh vật đổi khác. Trong số các đàn em Đông Âu, Tiệp là quốc gia có mực sống khá cao, và khá gần tây phương về phương diện giải trí, phục sức và tiện nghi sinh hoạt. Bởi vậy phi cơ thương mãi của Tiệp tương đối tân tiến hơn, đẹp mắt hơn phi cơ thương mãi của các chư hầu khác …
Cửa ngăn thân phi cơ lại mở. Dường như óc Văn Bình được tạo hóa gắn cho cái may ra-đa đặc biệt, cô bé tiếp viên phi hàng đang cách chàng một vách sắt dầy mà chàng vẫn ngửi được mùi quần áo, mùi da thịt của nàng. Nàng từ phòng phi hành bước ra, mặc đồng phục mà xanh nước biển quên thuộc.
Cũng như nhiều nừ tiếp viên tây phương, nàng đã bị Văn Bình “đùa dai”. Theo luật lệ hàng không quốc tế, đồ đoàn xách tay của hành khách nên để dưới ghế ngồi, không nên để trên kệ, vì để ở đó có thể rủi ro rớt xuống gây tai nạn. Một trong các nhiệm vụ của nữ tiếp viên là bưng va-li của khách đặt trên kệ xuống.
Vừa bước ra, nàng nhìn thấy cái cặp khổng lồ của Văn Bình. Nàng bèn ỏn ẻn bằng Anh nhữ.
- Cất hành lý ở trên này rất nguy hiểm, ông cho phép tôi lấy xuống nhé?
Dĩ nhiên là chàng cho phép. Nếu nàng không đến lấy, chàng còn van vỉ nàng giúp chàng nữa. Vì đồng phục nữ tiếp viên gồm hai phần rời nhau, vét tông và xiêm. Bình thường thì áo phủ xuống váy, nhưng khi kiễng chân áo phải hất lên … để lộ da bụng và … rốn. Cổ nhân thường nói “đàn bà là cái rốn của vũ trụ”. Theo những người sành điệu sắc đẹp mỹ nhân thì cái rốn của đàn bà là một trong các bộ phận xinh xắn và nên thơ nhất trong cơ thể. Có những cái rốn tròn trịa, mép nó màu hồng, miệng nó sâu hoắm vào như cái giếng. Lại có những cái rốn trắng phau phau, nổi gờ trên mặt da bụng. Dầu hình thù thay đổi, màu sắc thay đổi, cái rốn phụ nữ từ cổ chí kim cũng như từ đông sang tây đều tạo cho đàn ông được diễm phúc chiêm ngưỡng một cảm giác bất dịch: dó là cảm giác tê tê như vừa nhắm rượu mạnh hoặc vừa ôm hôn một cô gái đồng trinh …
Văn Bình chờ cho cô gái tiếp viên rón chân trên đôi giầy cao 8 phân mới khoan thai ngẩng đầu lên. Làn da bụng nõn nà với cái rốn thơm tho của nàng chỉ cách mặt chàng một đốt ngón tay. Có lẽ nàng khám phá ra trò chơi tinh nghịch của chàng nên hai gò má ửng đỏ.
Chàng bèn đổi chiến thuật:
- Tôi muốn uống rượu được không cô?
Về vấn đề rượu, chàng đã gặp khó khăn hầu như thường xuyên trên máy bay. Theo luật lệ quốc tế, việc tiếp rượu bị hạn chế. Các công ty Hoa kỳ chỉ mời hành khách hạng du lịch hai ly rượu mạnh và hành khách hạng nhất ba ly mà thôi. Nữ tiếp viên cũng có quyền từ chối không cho hành khách say sưa lên máy bay. Vì vậy mỗi lần xuất ngoại bằng đường hàng không, chàng phải lựa chọn nhân viên phi hàng đoán quen hoặc những nữ tiếp viên dễ dãi, còn son giá: trong trường hợp không quen ai chàng đành mang rượu trong người. Cái va li xách tay của chàng thường đựng toàn rượu huýt-ky, trên chục chai dẹt, tổng cộng gần hai lít.
Nhân một chuyến đi Hồng kông, chàng đã làm một cô tiếp viên Air-Vietnam suýt chết ngất. Chàng xếp một lô chai huýt-ky trên nắp va-li rồi lần lượt đưa từng chai lên miệng. Loáng một cái, chàng đã làm thịt nửa tá. Cô tiếp viên hoảng hồn chạy lên phòng phi hành báo cáo với phi công trưởng. Chẳng hiểu hấp tấp thế nào mà người đẹp ngã lăn chiêng, đầu vập vào chân ghế, chỉ một tí nữa là mê man.
Được cấp cứu, nàng tỉnh lại ngay. Bằng giọng lo sợ, nàng tố cáo với phi hành đoàn là có một hành khách đang tự sát bằng rượu. Viên phi công trưởng đổ xô xuống ca-bin và gặp … Văn Bình. Té ra Văn Bình là bạn. Cô tiếp viên bị một phen tẽn tò.
Văn Bình kể truyện cả ngày đêm cũng chưa hết giai thoại về rượu. Uống rượu ở nhà bạn bè, trong tiệm, trên máy bay, ở đâu chàng cũng làm thiên hạ điên đầu. Nhưng một trong những giai thoại mà chàng hay nhớ nhất mỗi khi ngự trên con chim sắt vân du bốn phương đã liên quan đến một nữ tiếp viên trẽ măng và diễm lệ của công ty Pan American Airways, chạy đường Thái bình Dương.
Nàng yêu Văn Bình nên mỗi lần ghé Sài gòn đều không quên ở lại với chàng một đêm. Mỗi khi qua Mỹ chàng cũng chờ chuyến nào có nàng mới chịu đi. Nàng chiều chuộng chàng hết mực. Chàng uống rượu như rồng uống nước, nàng mang đến đâu chàng uống hết đến đấy khiến nàng phải …ăn cắp rượu của công ty để cung phụng chàng.
Lệ thường các hành khách chỉ uống qua quýt nên chuyến bay nào cũng còn dư rượu. Còn dư thì phải trả lại cho công ty, có sổ sách hẳn hoi. Mỗi chuyến bay, nữ tiếp viên phải làm một bản phúc trình về số rượu xử dụng, tiếng Anh gọi lóng là booze report. Người đẹp của Văn Bình phải học đòn phép quốc tế để lấy rượu. Đòn phép này, bất cứ nữ tiếp viên phi hành nào cũng am hiểu (trân trọng xin lỗi các cô nhé!), ấy là tưới trên thảm chân dăm bảy giọt rượu rồi tưới thêm nước lạnh cho vết rượu loang rộng. Như vây là đủ: khi đáp xuống phi trường, nàng chỉ cần phúc trình là đang bưng hai khay rượu trên hai tay, mỗi khay có 6 ly, vị chi 12 ly, thì con tàu vô phước bị tròng trành thật mạnh khiến cô em liễu yếu đào tơ đánh đổ xuống hết sàn tàu. Rượu trên phi cơ được đựng trong ve nhỏ nên cô em có thể tự do cất luôn 12 ve và ghi vào cái mục “đánh đổ”. Ban giám đốc thừa biết là các em làm trò quỷ thuật nhưng không dám ho he vì có Trời mới tìm được bằng chứng, vả lại các em không bắt đền công ty về khoản đồng phục phi hành và làn da trắng như ngó sen bị hôi mùi rượu đã là đại phúc rồi …
Đặt vấn đề rượu với cô em tiếp viên Tiệp khắc, Văn Bình đinh ninh nàng sẽ bắt chước các nữ đồng nghiệp trên thế giới nhoẻn miệng cười và nói:
- Ông chỉ được gọi tối đa là hai ly thôi đấy.
Chàng không ngờ là nàng lắc đầu lia lịa:
- Thưa ông, phi cơ này không có rượu. Chỉ có cà-phê hoặc trà và bánh ngọt.
- Có sách giải trí không cô?
Phi cơ Tây phương thường có đủ loại sách báo, ngoại trừ những thứ mà đàn ông khoái nhất, đó là sách báo gợi tình. Nhiều khi Văn Bình không hiểu tại sao Mỹ là nước tự do mà lại cấm tạp chí Playboy trên máy bay. Đành rằng Playboy chỉ in toàn hình đàn bà ở truồng, nhưng đó đều là hình đẹp có tính cách mỹ thuật. Tuy khỏa thân, giai nhân Playboy chỉ để lộ đôi nhủ hoa.
Cô em tiếp viên nhanh nhẩu:
- Thưa ông, có.
Nàng mang lại cho chàng một xấp tạp chí in hình lòe loẹt. Song Văn Bình xua tay:
- Trời ơi, toàn là ảnh công nhân cày ruộng, nuôi heo và xúc đất, tôi không thích …
- Vậy ông thích gì?
Chàng ngẩng mặt nhìn nàng cười một cách đầy ý nghĩa mời mọc. Một lần nữa, hai má nàng đỏ gay. Trong cơn e thẹn, nàng đẹp dội lên. Văn Bình muốn kéo nàng vào lòng, hôn vào cặp môi bóng nhẫy …
Phi cơ từ từ lên cao.
Hàng ghế phía trước bỏ trống nên Văn Bình duỗi chân gác tréo trên thành ghế. Chàng vặn nút cho ghế ngả xuống để nằm cho thoải mái. Chàng đậy cái mũ phớt lên mặt giả vờ ngủ. Lệ thường, ghế phi cơ đối với chàng là gường ô-ten. Phi cơ chưa cất cánh là chàng đã ngủ say. Nhiều khi đến nơi chàng vẫn rềnh rang chưa chịu dậy. Chàng có thói quen ngủ bù như vậy vì ở dưới đất ít khi chàng có dịp o bế cặp mắt, phần vì chàng phải hoạt động nguy hiểm liên miên, phần khác cũng vì chàng du hí liền tù tì hàng tuần, hàng tháng thức trắng bên cạnh người đẹp.
Nhưng trong chuyến đi Anbani này chàng không buồn ngủ. Dẫu chàng vận công, tự kỷ ám thị mãnh liệt để tìm giấc ngủ, mắt chàng vẫn mở thao láo. Không phải vì chàng hồi hộp trước những nguy hiểm sắp tới. Mà vì trí óc chàng đang bị tràn ngập bởi hình bóng kiều diễm và nõn nà của cô gái chỉ ngồi cách chàng mấy thước.
Phi cơ bay về hướng tây-nam. Con đường này, Văn Bình đã đi nhiều lần trong thế chiến thứ hai. Sau thế chiến, hoạt động trong vùng ban-kăng, chàng đã viếng thăm những cộng hòa thân cộng mới thành lập, bề ngoài là du khách hiền lành nhưng bên trong là để móc nối với những thành phần chống Liên sô ở địa phương để phục vụ cho hệ thống điệp báo của ông Hoàng.
Vì vậy chàng chỉ nhìn đồng hồ tay là biết phi cơ đang bay trên không phận nước nào. Qua Uy-cờ-ren, phi cơ vượt biên giới sô viết, tiến vào vùng trời Lỗ mã ni. Chàng mới xa vùng này một thời gian mà tình thế biến đổi. Lỗ không còn là đàn em ngoan ngoãn của Liên sô nữa. Phi cơ mỗi lúc một lên cao và xuyên qua dẻo đất phía bắc của Bảo gia lợi. Sau hết là bay ngang miền nam của Nam tư trước khi đến Anbani.
Trong phi cơ không ai nói với ai một lời nào. Văn Bình ngồi hơi nghiêng để quan sát phía sau qua kẽ hở của chiếc mũ da. Chàng không thể nhìn được Chu-Ling nên không biết nàng làm gì bên cạnh cha nàng. Song chàng đã nhìn thấy trong trí tưởng tượng là nàng vẫn quấn quít lấy tờ báo, cặp mắt to và đen nâu gợi cảm vẫn cúi xuống trang giấy đen đặc chữ mà chẳng đọc chữ nào. Và Chu-Yao, cha nàng, vẫn băn khoăn với cây bút chì và tờ giấy đen đặc chữ số và công thức toán học ngoằn ngoèo …
Bên tay trái, đám hành khách mặc đồ đen, sơ mi trắng tiếp tục ngồi yên như tượng đá. Tưởng như pho tượng của Lênin chễm chệ giữa Công trường Đỏ ở Mạc tư khoa cũng chỉ bất động đến thế là cùng. Dường như tuân theo một nhà đạo diễn vô hình, phái đoàn “địa chất gia” Trung cộng đều dựa lưng vào ghế, vẻ mặt suy tư. Không thấy ai hút thuốc. Cũng không thấy ai đứng dậy. Và nhất là không thấy ai cất tiếng gọi nữ tiếp viên. Văn Bình có cảm tưởng là họ không bao giờ biết khát, hoặc đói bụng. Nữ tiếp viên bưng đến món gì, họ đều dùng món nấy, không bỏ dở song không xin thêm.
Bọn vệ sĩ “tủ gương” ngồi một đống phía sau có vẻ hoạt động hơn. Tuy nhiên, họ cũng không hoạt đồng bằng miệng như phần đông các vệ sĩ tây phương. Họ chỉ hoạt động bằng mắt. Cặp mắt sáng quắc núp dưới lông mày rậm rì của họ luôn luôn nhìn ngang, nhìn dọc. Chốc chốc cả bọn lại nhìn về phía hai cha con Chu-Yao, như thể họ sợ tưởng đoàn Chu-Yao hóa thành con muỗi bay mất.
Nhưng dẫu Chu-Yao hóa thành con muỗi như Tề thiên đại thánh thì họ cũng tìm ra trong chớp mắt. Vì muỗi đập cánh bay phải gây ra tiếng rè rè. Tiếng thở trong phi cơ cũng còn nghe được huống hồ tiếng đập cánh rè rè của chú muỗi …
Tuy nhiên Văn Bình không tin là bọn vệ sĩ chăm chú nhìn Chu-Yao với mục đích bảo vệ an ninh. Chắc hẳn họ mượn cớ nhìn chủ nhân để liếc trộm ái nữ đẹp như tiên nga của chủ nhân đấy thôi. Vì bằng đuôi mắt Văn Bình nhận thấy mấy tên “tủ gương” nuốt nước bọt. Họ nuốt nước bọt một cách khó khăn, mạch máu hai bên thái dương căng phồng, chứng tỏ sự thèm muốn trong cơ thể đang dâng cao tột độ. Văn Bình tự nhủ dầu sao họ cũng là người, con người ở Hoa lục lại khao khát đàn bà đẹp hơn con người ở mọi nơi nào khác trên trái đất.
Nhóm mật vụ sô viết ngồi hàng ghế sau cùng gần đuôi phi cơ. Khơrút đang lúi húi với các máy ảnh, còn Vêlana vẫn đẹp, vẫn ngon lành hơn bao giờ hết.
Văn Bình thở dài nhè nhẹ. Phi cơ đang bay trên không phận Nam tư. Lòng chàng bỗng dưng xao xuyến lạ thường. Trong quá khứ, có lần chàng đã nhìn trộm hành khách trên phi cơ bằng kẽ hở mũ phớt và bằng đuôi mắt như vậy. Hồi ấy, chàng đáp phi cơ quân sự chở một đoàn chính khách chống cộng ở vùng ban-kăng đến Ý đại lợi. Trong số hành khách cũng có những người đàn bà tuyệt đẹp. Đẹp đến nỗi chỉ nhìn thoáng qua cũng đủ xây xẩm mặt mày. Văn Bình không sợ bị xây xẩm, song chàng không dám nhìn thẳng vì hỡi ôi, họ đều là gái có chồng, và chồng họ đều là ông bự. Thèm quá không biết làm cách nào chàng giả vờ ngủ, úp mũ lên mặt để nhòm trộm.
Hồi ấy, chàng mất hồn cả tháng. Vì người đẹp cũng có cảm tình với chàng mà không thể nào ngã vòng tay chàng trên máy bay. Thật ra, chàng đã có cơ hội mơn trớn và làm tình trong sự lén lút. Nhưng chính sự lén lút ấy đã làm chàng thèm muốn hơn lên.
Đàn bà ở Trung-Âu không yêu thì thôi, một khi đã yêu thì yêu như vũ bão. Có lẽ vì họ uống nhiều la-ve và nhất là rượu vang. Tuy nhiên, đàn bà Hung gia lợi nổi tiếng về tình ái hơn hết. Nổi tiếng, không những ở Âu châu mà còn trên cả thế giới nữa. Sở dĩ Văn Bình xoắn sít với gái Hung phần nào cũng vì trong nhóm người lưu vong hồi ấy có một phụ nữ Hung yêu chàng, nhưng phần lớn cũng vì chàng đã có nhiều kinh nghiệm bản thân. Hễ qua phương tây chàng đều lần mò tìm đàn bà Hung, họ không lạnh lùng như đàn bà Anh, tham lam như đàn bà Pháp, cứng đơ như đàn bà Đức, dễ dãi đến mức phát ớn như đàn bà Thụy điển, Đan mạch, khô khan như đàn bà phía nam biển Đại trung hải. Phụ nữ Hung yêu bằng một thứ tình mãnh liệt nhưng lại êm ái và dai bền …
Thứ tình kỳ lạ này cũng do phong thổ mà ra. Vì Hung là quôc gia có rượu vang ngon kinh khủng. Ngon hơn vang ngon nhất của Pháp nữa. Hàng năm Hung sản xuất 4 triệu hêtôlít vang. Đệ nhất tửu của Hung mang cái tên nên thơ là tôkay.
Dân lưu linh của Pháp thường khoe khoang rằng vang Hung ngon là do người Pháp du nhập. Điều này hoàn toàn không đúng. Cây nho đặc biệt của Hung đã mọc từ mấy ngàn năm trước trên đồi núi. Uống vang ở Hung phải tuân theo một thủ tục nên thơ: ly mở đầu, khách sẽ uống loại nhẹ, khách sắp cáo từ chủ sẽ mời một ly thơm phức khiến khách tê mê. Khách còn tê mê hơn nữa nếu chủ là phụ nữ đẹp, và mời uống rượu vang át-du phát xuất từ vùng Tôkay.
Văn Bình đã thưởng thức vang át-du từ bàn tay trắng nõn tháp bút của thần vệ nữ nên suốt đời vẫn nhớ. Rượu át-du không được chế tạo theo công thức quen thuộc, khi hái nho, người ta chọn những chùm lớn và mọng nước để nguyên trên cành phơi khô dưới nắng thu dìu dịu. Khi mùa thu sắp hết thì chùm nho trên cành đã khô nước, thu nhỏ lại, tiết ra mùi mật. Người ta hái đem về ép lấy chất mật và ủ với men thành rượu. Lệ thường, phải ủ từ 5 đến 8 năm mới ngon nhưng muốn thật ngon phải cất ba, bốn chục năm; thứ ngon thượng hạng thường là ba, bốn trăm năm. Chẳng thế mà vua Lộ y 14 của Pháp đã phải khen ngợi rượu vang tôkay là tửu vương và cũng là vương tửu.
Uống rượu nho đặc biệt từ nhiều thế hệ, phụ nữ Hung không giống phụ nữ năm châu về khoản tình ái là vì thế. Tuy nhiên, đất Hung còn một sản vật khác gia tăng lửa yêu lên một bậc nữa.
Sản vật này là paprika. Tức là ớt. Đủ loại ớt. Ớt đã trở thành môn gia vị không thể không có của nền gia chánh bản xứ. Người ta ăn ớt để át mùi thịt cá tanh tưởi, đằng này dân Hung ăn ớt với bất cứ món nào, thậm chí chiên khoai tây, luộc măng cũng bỏ ớt. Kỳ khôi hơn nữa, dân Hung còn khoái món sà-lát trộn dấm với … ớt.
Gia vị này có công dụng khích dâm nên phụ nữ Hung thường yêu gấp hai, gấp ba người thường.
Văn Bình lại thở dài nhè nhẹ.
Từ nhiều năm nay, chàng không được gặp lại giai nhân của chuyến bay lưu vong ngày nọ để uống rượu tôkay và nhắm với ớt paprika.
Bỗng chàng giật mình đánh thót. Chàng vừa nhớ lại một chi tiết quan trọng. Đêm qua Vêlana đã tỏ ra không được lưu loát khi trò chuyện bằng tiếng Nga. Thỉnh thoảng nàng lại chêm vào một tiếng Hung. Thì ra nàng là phụ nữ Hung. Điều khiến chàng tin chắc nàng là phụ nữ Hung là một đĩa bánh ngọt đặt trên bàn giấy của nàng.
Trời ơi, có thế mà chàng không biết! Đĩa bánh này là đĩa bánh rê-tét, bánh ngọt quốc hồn quốc túy của nước Hung cũng như hũ tiếu giá sống và phở đối với người Việt. Bánh rê-tét chỉ là bột cán mỏng, thật mỏng, càng mỏng chừng nào càng tốt chừng nấy, rồi trộn vào ít giọt mỡ nước cho béo, phủ lên trên ít mứt trái cây, đem đút lò. Bánh gồm nhiều lớp bột mỏng đè chận lên nhau, trông như hàng chục tờ giấy cạt-tông mỏng. Nghệ thuật của bánh này là cán bột thật mỏng, nhiều nhà hàng tây phương muốn học lỏm song đều thất bại, ngay cả phụ nữ Hung cũng có rất ít người khéo tay cán được bột thật mỏng để cuốn bánh rê-tét.
Thảo nào … thảo nào Vêlana đã yêu một cách vũ bão!
Qua kẽ hở của mũ dạ, Văn Bình lại liếc trộm Vêlana. Kỳ diệu thay, khi ấy nàng cũng đang liếc trộm chàng. Phải có con mắt quang tuyến X như mắt của nàng mới có thể nhìn thấy nhỡn tuyến lén lút của chàng bị vành mũ che khuất.
Tại sao nàng nhìn trộm chàng? Nàng thật tình yêu chàng ư? Cũng có lý. Nhưng nếu nàng là con người đa tình quá mức thì lẽ nào trùm Phản gián Bôrết lại cho phép nàng cùng đi với chàng qua Anbani? Văn Bình không tin rằng Bôrết thưởng công chàng bằng Vêlana. Tất nhiên nàng có nhiệm vụ theo sát chàng. Con mắt của nàng khi ấy không phải là con mắt soi mói, lạnh lùng của người điệp viên sô viết. Mà đó là con mắt rạo rực tình yêu, con mắt hẹn hò say đắm …
Phi cơ bỗng tròng trành.
Từ Nam tư qua Anbani thường có những cơn lốc trên thượng tầng không khí làm phi cơ tròng trành. Đối với người thường coi phi cơ là giường ngủ, từng là hoa tiêu thí nghiệm loại phi cơ X của Hoa kỳ bay nhanh nhất thế giới, lại từng thông thạo nghệ thuật nhào lộn trên trời thì sự tròng trành này không có nghĩa lý gì hết. Tuy vậy, chàng phải kiếm cớ đi vào phòng vệ sinh lần nữa. Chàng bèn rút mù-xoa ra lau miệng, rồi vịn ghế hai bên lần lần bước từng bước một xuống phía đuôi.
Chu-Ling vẫn tươi tắn như ngồi trên xa-lông phòng khách dưới đất trong khi bọn khoa học gia đực rựa ôm mặt, bịt tai, buột dây lưng chật cứng. Chàng không dám nghĩ đến việc tọa một bộ mặt thiểu nào nữa. Dường như đoán được thâm ý của chàng, Chu-Ling hé miệng cười nho nhỏ. Nàng cười, cốt là cười với chàng song mắt lại nhìn ra chỗ khác. Văn Bình mê mẩn tâm thần hụt chân suýt ngã.
Chàng suýt ngã thật sự chớ không phải đống trò. Chàng phải bám lấy thành ghế của Chu-Ling và đứng lại. Chàng vội vàng lên tiếng:
- Xin cô tha lỗi. Tôi bị hơi mệt …
Chàng nói bằng tiếng Anh. Chu-Ling chưa kịp đáp thì cha nàng đỡ lời:
- Không sao cả đâu. Lúc ông lên máy bay, trông ông đã có vẻ mệt, dường như mất ngủ …
Dịp may vô giá đã đến với Văn Bình. Cờ hạnh phúc tới tay, chàng còn ngần ngại gì mà chưa phất. Chàng tưởng phái đoàn bác học, đặc biệt là trưởng đoàn Chu-Yao mắc bệnh cấm khẩu, chàng không ngờ Chu-Yao lại lịch thiệp và dễ dãi đến thế.
Chàng bèn đáp:
- Vâng.. tôi bị mất ngủ suốt đêm qua tại … trụ sở KGB. Tôi chẳng làm gì phi pháp mà họ hâm dọa, đàn áp.
- Tôi biết, tôi biết. Tôi đã nghe những lời ông nói với họ tại sân bay. Ông cũng đi Anbani?
- Vâng, tôi là chuyên viên quảng cáo của công ty Maxman, Hạ uy di. Tôi đến Tirana để ký một hợp đồng quảng cáo với chính phủ cộng hòa nhân dân Anbani. Tôi tên là Kêvin.
- Tôi là Chu-Yao. Hân hạnh được quen ông.
Nói đoạn Chu-Yao cúi xuống tờ giấy chi chít phương trình trải rộng trên dùi. Chu-Yao chỉ được quyền tậm sự như vậy. Vả lại Văn Bình cũng không muốn y cà kê thêm nữa. Vì mục đích của chàng là gạ chuyện với cô gái con gái cưng thơm tho của y. Trong khi hai người trò truyện, Chu-Ling ngước mắt nhìn chàng. Ôi chao, cặp mắt của nàng lúc ấy sao mà rộng thế, đen thế, nâu thế, ước thế và sâu thế?
Nàng chỉ ngó chàng mà không nói. Văn Bình muốn nói mà tiếng nói của chàng lại mắc kẹt trong cuống họng. Chàng vốn là một gã con trai tán gái bặt thiệp và thao thao bất tuyệt, vậy mà đứng trước thần vệ nữ Chu-Ling chàng đâm ra mắc bệnh cà lăm.
Ngượng ngùng, Văn Bình muốn quay lại ghế ngồi, nhưng lại bị một ả tiếp viên mập mạp bịt kín lối đi. Như vậy mà may, vì nếu quay lại ghế ngồi chàng đã mặc nhiên thú tội với toàn thể hành khách là chàng giả vờ xuống phòng rửa mặt để tán tỉnh người đẹp Chu-Linh. Chàng đành rảo bước về phía đuôi.
Vêlana từ phòng vệ sinh bước ra. Nàng lườm chàng bằng đuôi mắt sắc như dao cạo. Dường như nàng muốn cảnh cáo chàng “coi chừng, coi chừng, gái này không chịu thua đâu”.
Chết rồi … Vêlana ghen. Một khi nàng ghen, nàng sẽ làm hỏng kế hoạch của Bôrết. Ruột gan rối như tơ vò, Văn Bình kéo cánh của sắt mỏng.
Trên bàn rửa mặt, chàng thấy một khẩu súng.
Khẩu súng của Vêlana.
Ghi chú:
(1) – Đó là Grando Fine Champagne Arbellot, một trong những thứ rượu đắt tiền nhất thế giới.