nguoibanthan_ph
05-17-2007, 05:37 PM
Chương 4
Thứ sáu, 01.07.2005 Căn bệnh tiêu chảy ác quái làm tôi mất ngủ cả đêm. Có lẽ vì tối qua đi ăn nghêu sò với gia đình và cô bạn H. Thiếp ngủ được một chút thì trời tờ mờ sáng. Tôi phải dậy để đi đón anh bạn từ Paris sắp đến.
Anh bạn đi máy bay Vietnam Airlines bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn. Máy bay đã đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi đến nơi vừa đúng lúc. Người đi đón thân nhân đứng chờ kín bên rào cản ở lối ra. Tôi không muốn chen vào mà đứng ở một chỗ xa xa nhìn tới. Bất chợt, tôi lại bị đau bụng dữ dội và phải nhanh chóng đi tìm W.C.
Giải quyết xong vấn đề, người nhẹ nhõm, nhưng bực dọc. Toilet nào cũng bẩn, có cái không dội nước. Không có cái nào có được một cuộn giấy đi cầu. May mà tôi có sẵn gói khăn giấy trong túi, còn không, chẳng biết làm sao.
Ra khỏi W.C., tôi gặp một người nhân viên vệ sinh và than phiền về tình trạng vô lý ấy. Anh giải thích, thường thì toilet có giấy, chỉ tại người ta ăn cắp hết nên chúng tôi không để nữa; nếu khách có nhu cầu thì phải mua. Tôi hỏi mua ở đâu. Anh ta giơ tay chỉ một người đàn bà ngồi trên một chiếc ghế đẩu trong góc đang bán giấy đi cầu đặt trên cái bàn con.
Tôi lắc đầu. Thú thực, trong đời tôi, tôi đã đi nhiều xứ, kể cả các xứ Phi châu, chưa bao giờ thấy có một cái phi trường nào thê thảm như cái phi trường này, mà lại là phi trường quốc tế. Một miếng giấy toilet cho khách cũng không có mà phải mua.
Đợi mãi chưa thấy ông bạn ra, tôi lại vào toilet rửa tròng kính mắt. Bên cạnh, hai anh thanh niên đang lấy nước thấm ướt tóc, soi gương, chải đầu. Chải đầu xong cả hai người bỏ đi, không tắt nước. Tôi tưởng họ quên, bèn nhắc khéo. Ngay lập tức, một anh quay đầu lại nói "Nước chùa mà lo gì". Hai người bước ra, tôi nghe có tiếng vọng lại: "Đ.M. Dân nhiều chuyện".
* Cuối cùng tôi gặp L.. Ông bạn vừa mới bước ra. Mừng rỡ. Vị chi đã mười hai năm không gặp. L. đã năm mươi, tóc bạc nhiều, hơi phát tướng và có vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn xưa. L. rủ tôi về nhà bên vợ. Anh sẽ ở tạm đó.
L. đi taxi với cô em và vô số đồ đạc máy móc lỉnh kỉnh, không còn chỗ ngồi. Tôi theo ông em vợ L. đi tới một lều giữ xe rất lớn có treo tấm bảng "Trung tâm khai thác ga". Anh vào lấy xe chở tôi về nhà.
Trong giờ làm việc mà xe cộ vẫn còn đông, chen lấn nhau đi, nhất là trên đường Hoàng Văn Thụ. Bất thình lình có một cô gái mặc áo dài trắng đi xe đạp bị một chiếc xe Honda quệt phải, té nhào xuống đất. Cô gái ngồi bệt trên mặt đường, mặt mếu máo vì đau đớn. Cuối cùng cô cũng gượng đứng dậy, dắt chiếc xe vào lề, coi như không có gì xảy ra. Anh lái Honda kia đã chạy mất.
Luồn lách, chen chúc một hồi chúng tôi cũng về tới nơi an toàn.
Nhà bên vợ L. là người Công giáo, ở trong khu Chí Hoà. Một gia đình gia giáo tiêu biểu kiểu Việt Nam. Hai ông bà cụ bị loà và liệt được con cái phụng dưỡng tận tình. Cảnh này bên Đức hiếm có.
Ở Đức, người già thường sống trong viện dưỡng lão. Họ không được con cái chăm sóc như người Việt. Thời còn sinh viên, tôi hay đi làm thêm trong viện dưỡng lão, nên có dịp nhìn thấy đời sống của người già cả Đức trong viện. Họ được y tá, bác sĩ chăm sóc đầy đủ, có bạn bè già đồng cảnh bên cạnh, nhưng họ vẫn cô đơn vì nhớ con cái. Con cái ít khi đến thăm cha mẹ. Tệ nữa là nhiều người con chỉ nghĩ đến gia tài. Tôi từng chứng kiến, có những người già mình chăm sóc, lúc sắp qua đời, con cái mới thường đến thăm cùng với thừa phát lại để bàn tính chuyện chia gia tài.
Người già bên Đức bị coi là một gánh nặng của xã hội. Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để thuê y tá, bác sĩ chăm sóc họ. Đến lúc ngân quỹ y tế cạn kiệt, người ta lại nghĩ ra một loại bảo hiểm mới gọi là bảo hiểm dưỡng già (Pflegeversicherung) để lấy tiền chi cho công việc ấy thay vì kêu gọi con cái bỏ thời giờ chăm sóc cha mẹ mình. Đó là cái dở của xã hội Âu châu. Giải quyết vấn đề bằng vật chất một cách cứng nhắc mà quên đi yếu tố tinh thần. Phải nhìn thấy cảnh đó mới thấy tính hiếu thảo mà người Việt còn giữ được là một đức tính đáng quý. Chỉ e rằng, truyền thống ấy sẽ dần dần biến mất theo đà phát triển vật chất ở Việt Nam hôm nay.
Đồng ý rằng tính xã hội của châu Âu có nhiều cái hay đáng học hỏi, song nên nhớ rằng đừng để nó ra đời và tồn tại nhờ khế ước một cách cứng nhắc. Một xã hội giàu mạnh, công bằng và nhân bản thực sự không thể dựa trên cơ sở vật chất mà còn cả tinh thần (văn hoá, đạo lý). Cần phải quân bình cả hai mặt. Việt Nam không nên theo bài bản của Đức. Bảo hiểm dưỡng già của Đức là một bài bản xấu nên tránh.
Đừng tưởng tinh thần chỉ có giá trị thuần tính nhân văn, đạo lý mà không hàm chứa một giá trị vật chất. Có. Thử tưởng tượng, nếu người già cả được con cái thương yêu, phụng dưỡng, hẳn nhà nước sẽ tiết kiệm được một ngân quỹ rất lớn và có thể dùng cho các tiện ích xã hội khác. Cho nên tính hiếu thảo cũng là tiền.
Việt Nam còn có một điểm đáng quý nữa, tuy có phần mai một, đó là tính đại gia đình. Đây là một nét tinh thần tiêu biểu của xã hội Việt Nam. Nó đáng được duy trì và phát huy. Ông bà, cha mẹ, con cháu ở chung một mái nhà là một hình ảnh hạnh phúc tuyệt diệu. Nó như một xã hội nhỏ vậy, có nề nếp, trên kính dưới nhường, biết đùm bọc, thương yêu nhau mà sống. Vừa thoải mái vật chất, vừa vui tinh thần.
Thành phố Sài Gòn hôm nay chứa 7 triệu dân, chật chội hơn xưa rất nhiều. Chật quá bắt buộc phải giãn dân. Giãn dân có nghĩa là phải xây dựng thêm khu định cư mới, tốn tiền, tốn đất. Thử suy ngẫm, sẽ tốn kém ra sao và hệ quả thế nào?
Khu nội thành Stuttgart, nơi tôi ở, chứa khoảng 600.000 dân, rộng gấp rưỡi nội thành Sài Gòn, vậy mà đã bị coi là chật; đất xây nhà rất đắt (đứng hàng thứ 2 nước Ðức). Đất đắt vì đó là khu kỹ nghệ, dễ kiếm việc làm; nhiều người đổ dồn về sinh sống. Có công ăn việc làm, có tiền, ai cũng muốn xây nhà và phải có đất. Nếu dân Sài Gòn ai cũng muốn như dân Stuttgart, có lẽ Sài Gòn phải mở rộng như Paris, New York, Berlin, Hamburg. Tiền đâu? Chưa kể, càng xây dựng nhiều, càng phá huỷ thiên nhiên, càng ảnh hưởng xấu đến tinh thần con người.
Sống riêng có lợi gì? Độc lập, tự do. Thoải mái. Song không phải không có vấn đề. Thử tưởng tượng vài hình ảnh. Hai vợ chồng cùng con cái sống riêng, nếu cả hai đều đi làm cả ngày thì ai chăm nom con cái? Chúng làm gì, gặp khó khăn gì, ai biết mà giúp đỡ? Nếu sống chung, có ông bà, người thân bên cạnh, hẳn chúng sẽ được thương yêu, lo lắng, giáo dục tốt hơn mà không tốn một đồng bạc. Trong khi sống riêng và muốn cho con cái được vậy, cha mẹ phải bỏ tiền nhờ nhà trường, người lạ. Gặp người lạ, không biết họ dạy con cái mình thế nào, có thật lòng không hay chỉ vì tiền. Ngay vợ chồng đôi khi cũng có xung đột, nếu sống riêng, rất dễ đi đến đổ vỡ; trong khi sống chung nhờ sự hiện diện, sự khuyên can của người thân, sự xung đột ít xảy ra hơn, hoặc nếu có xảy ra cũng đỡ trầm trọng hơn. Hoặc khi đau ốm, gặp khó khăn, còn có người bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ. Con người Việt xưa nay ít vị kỷ cũng là nhờ sống chung.
Sống chung còn tiết kiệm được nhiều. Thay vì bỏ tiền mua riêng cho mình cái TV, tủ lạnh, ... mỗi thứ đều tốn kém, thì sống chung chỉ sắm một cái để dùng chung; tiền còn lại có thể dành dụm cho tương lai, phòng hờ những lúc ốm đau, hoặc dùng nâng cao phẩm chất sinh hoạt.
Dẫu tiết kiệm diện tích giãn dân, "đại gia đình" vẫn đòi hỏi nhiều chỗ ở. Thực tế này đòi hỏi một kiến trúc thích hợp. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn. Không thể nhét một đại gia đình 100 người vào một ngôi nhà. Phải biết chia ra cho hợp lý và đặc biệt nên lưu ý đến yếu tố khoảng cách. Khoảng cách càng nhỏ, con người mới càng gần gũi nhau.
Nói tóm lại, gia đình là nền tảng của con người. Xưa nay người Việt có một truyền thống tốt đẹp là biết sống chung trong một đại gia đình, có ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu. Đại gia đình đã cho người Việt nhiều đức tính: biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, không ích kỷ, biết hy sinh cho nhau, biết nhịn nhục, biết tự trọng và tôn trọng mọi người, có tôn ti trật tự, biết lắng nghe lời khuyên bảo, biết học hỏi, biết giáo dục con cái, biết thờ kính tổ tiên, biết hiếu thảo, biết phụng dưỡng ông bà, cha mẹ già, biết giữ danh dự cho gia đình, ... Quá đẹp. Còn gì đẹp bằng một Việt Nam giàu mạnh cộng thêm những vẻ đẹp tinh thần ấy. Các nước giàu có Mỹ, Đức, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, ... không được vậy.
Dĩ nhiên văn hoá đại gia đình cũng có điểm yếu. Các điểm yếu tiêu biểu nhất là tính nể vì, thiếu dân chủ và thậm chí độc tài, phong kiến. Nhiều khi người trên có khuyết điểm, người dưới không dám nói mà chấp nhận.
Thời đại tri thức phát triển tạo điều kiện cho con người khai trí tốt hơn xưa. Không thể phủ nhận rằng, tri thức, khả năng tư duy cũng như kinh nghiệm sống của người trẻ thời nay có khá hơn so với người trẻ thời xưa. Sự phát triển tất yếu đó không phải là một nhược điểm mà là một ưu điểm cần được tận dụng, phát huy để tăng cường mặt mạnh văn hoá đại gia đình. Điều này có thể thực hiện được qua sự dân chủ hoá. Ví dụ trong gia đình có vấn đề cần bàn bạc, giải quyết, người lớn nên tạo điều kiện cho lớp trẻ đã khôn lớn, biết suy nghĩ cùng góp ý kiến, cùng giải quyết vấn đề chung. Qua đó, người trẻ sẽ cảm thấy mình cũng có trách nhiệm, cần phụ giúp ông bà, cha mẹ, cô chú bác, đồng thời được cơ hội học hỏi kinh nghiệm người đi trước để trưởng thành hơn, già dặn hơn. Ý thức trách nhiệm giúp cho con người hướng thiện, có tinh thần xây dựng. Được vậy, tính vị kỷ, ỷ lại, thói hư tật xấu tự khắc sẽ bị loại trừ. Được vậy, cha mẹ sẽ không còn lo lắng con cái mình bị hư hỏng, ham chơi, đua đòi, sa đoạ, nghiện ngập, ... Thực tế đã chỉ ra, trẻ con nhà giàu ở Việt Nam hôm nay vướng phải vấn đề này thường là do bị bỏ bê. Thiếu cơ sở gia đình, thiếu tình thương, thiếu người hướng dẫn, đứa trẻ giống như mồ côi vậy. Cha mẹ lo đi làm kiếm tiền, chạy theo đồng tiền, xây được cái nhà to lớn, mua được cái xe hơi, nở mặt nở mày với hàng xóm nhưng con cái mình vào tù lúc nào không biết. Hạnh phúc, danh dự gia đình tan nát. Hàng xóm chê cười.
* Trưa nay, chúng tôi lên nhà ông anh. Mẹ tôi ở Đức cũng mới về và đang ở đó. Ngoài ra chúng tôi còn được gặp hai cô chú ngoài Bắc mới vào.
Anh tôi vừa dọn về Gò Vấp. Tôi chưa tới đó bao giờ. Từ trung tâm thành phố đến đấy khá xa.
Trước 75, khu Gò Vấp chỉ toàn ruộng đồng, đất trống, bây giờ nhà cửa mọc kín hai bên đường Nguyễn Oanh, Nguyễn Thái Sơn, Trương Minh Giảng, Lê Đức Thọ, ... Kiểu xây dựng hoàn toàn tự phát chứ không theo một bài bản kiến trúc đô thị nào cả. Cảnh bán buôn thật là bát nháo. Đáng lý từ một cái không có thành một cái có, tốn biết bao công sức, tiền của, nó phải đẹp hơn, trật tự hơn, nhưng không, nó giống như một cái chợ trời vĩ đại, hỗn loạn, xấu xí gấp bội lần cái mảnh đất hoang màu xanh ngày trước. Đến cái số nhà cũng loạn. Cũng cùng một con đường mà có nhiều nhà mang số giống nhau. Độc đáo nữa là mỗi nhà có ít nhất hai số.
Cao Xuân Hạo cũng ở khu này. Có lần muốn ghé thăm ông, ông cho tôi địa chỉ, nhưng nói trước là rất khó kiếm; chưa chắc dân taxi đã kiếm ra. Ông dặn, nếu có đi, thì kêu tài xế taxi chạy đường nào, đến bảng hiệu nào, chỗ nào, có cái bưu điện, trạm xăng gì đó thì rẽ phải, rẽ trái, vân vân và vân vân thì mới tới nhà được. Tôi hơi ngạc nhiên, nghĩ rằng, có địa chỉ, taxi phải tìm thấy chứ sao không. Cuối cùng trải qua một lần mới biết cái địa chỉ ở đây hoàn toàn vô nghĩa.
Bởi vậy mới khó hiểu ông chủ tịch quận Gò Vấp làm gì với chức vụ của mình, có chút ít kiến thức gì về quy hoạch đô thị hay không, dưới quyền ông có một kiến trúc sư nào lo về vấn đề này hay không. Một vị lãnh đạo mà để xảy ra trình trạng này rõ ràng không phải là người có năng lực, trách nhiệm và biết đâu còn là người vướng phải tiêu cực.
Đã biết cái gì không ổn thì nên cải thiện, nhưng không, dọc đường tôi còn thấy những pano khẩu hiệu đại loại như "Toàn Đảng, toàn dân với trí tuệ ưu việt bước vào thế kỷ 21", "Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước", ... Thật mỉa mai. Các thứ hỗn độn hiện hữu không phải là một sản phẩm của "trí tuệ ưu việt". Nó là một sản phẩm dã chiến. Hiện đại hoá đất nước như thế này thì thà đừng hiện đại hoá.
Người tài xế taxi lái xe chầm chậm, kiên nhẫn lần mò nơi chúng tôi muốn tới. Cuối cùng anh cũng tìm thấy đúng con hẻm. Hoàn tất một công việc nặng nề, anh than phiền "Anh thấy đó. Số nhà ở đây lộn xộn lắm. Tôi chở nhiều khách vô đây, ai cũng than".
Nhà anh tôi ở trong một đường hẻm rộng, dân ở đây gọi là khu vila. Ngôi biệt thự to lớn và sang trọng, có sân cỏ, vườn trồng đủ loại cây và hoa lan. Từ hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng được ngôi nhà này.
Tôi còn nhớ ngày xưa, khi mẹ tôi và các em sang Đức đoàn tụ gia đình, anh tôi phải vào tù vì chuyến đi vượt biên thất bại. Tài sản mất hết, nhà cũng vào tay nhà nước, vợ con anh phải ở dưới gầm cầu, sống nhờ nghề giữ xe đạp. Ra khỏi tù, anh đi xin việc làm, chẳng nơi nào dám nhận. Cũng phải thôi. Làm sao người bị tiền án dễ có cơ hội tiến thân, nhất là đã vướng tội vượt biên? Thời đó tội vượt biên bị coi là "tội phản bội tổ quốc", rất nặng nề. May mắn thay, nhờ "đổi mới", người dân được phép kinh doanh trở lại. Được gia đình ở nước ngoài giúp vốn, anh phất lên nhanh, thoát khỏi đói nghèo.
Lần đầu tiên, tôi được gặp cô ruột tôi sau nhiều năm mất liên lạc. Cô tôi ở ngoài Bắc mới vào Sài Gòn lần đầu. Ba tôi người Hà Nội, đi kháng chiến, vào Nam trước năm 1954, lấy mẹ tôi ở Huế và ở lại. Từ đó hai anh em không còn gặp nhau. Đối với cô, ba tôi là người cô thương yêu nhất. Sau 75, đất nước thống nhất, cô tôi muốn vào Nam gặp lại ba tôi nhưng không đi được vì không có tiền. Năm 1978 ba tôi mất.
Ba tôi là người vốn có cảm tình với cách mạng. Tôi còn nhớ ngày 29.04.1975, dân bên khu bến Hàm Tử gần nhà tôi ùn ùn kéo nhau xuống tàu rời Việt Nam, ba tôi không cho chúng tôi đi. Ông nói "Việt Nam hoà bình rồi. Người cộng sản tốt lắm, không tham nhũng như chính quyền ông Thiệu đâu. Các con không đi đâu hết, ở lại xây dựng đất nước". Vài tháng sau, nhà nước biến ngôi nhà của gia đình tôi thành "Cửa hàng Lương thực số 1 quận 5". Kinh tế gia đình bỗng dưng suy sụp. Nhà bán gạo mà không có gạo ăn. Tôi phải ra đường vá xe đạp, bơm mực. Ba tôi thất nghiệp, buồn rầu rồi đâm uống rượu. Chẳng bao lâu tôi phải đi học xa, ở trong cư xá sinh viên, không về nhà được, không làm gì ra tiền. Kinh tế gia đình càng đi xuống làm ba tôi càng xuống tinh thần và càng uống rượu nhiều hơn. Nhiều khi say quá mức, ông nóng nảy, chửi bới như một người mất trí. Ông đã quá thất vọng. Xưa, mình không giàu có gì nhưng đâu đến nỗi nào, sao nay được giải phóng rồi mà nghèo đói thế này. Càng chán nản, ông càng uống và cuối cùng bị đột quỵ. Trước khi mất, ông trăn trối với tôi "Ba buồn quá, bất lực quá, không làm được gì, con là anh lớn, ở đây sống không được, hãy ráng đưa hết cả nhà đi đi, thay ba lo cho cả gia đình, nhất là lo cho các em vào đại học, ăn học đàng hoàng. Ráng học thật giỏi để mai sau góp tay xây dựng quê hương".
Chôn cất ba tôi ở nghĩa trang Phú Thọ Hoà chưa được bao lâu thì được lệnh bốc mộ. Nhà nước cần đất xây nhà. Nhà tôi không có tiền thuê đất nghĩa trang gần Sài Gòn, đành phải đưa ông về vùng quê hẻo lánh.
Ba tôi mất chưa được bao lâu, tôi biết mình sẽ bị gọi đi nghĩa vụ giải phóng Campuchia. May thay, tôi mượn được một số tiền và dắt hai đứa em trai còn nhỏ đi vượt biển thành công.
Ước mơ của cô tôi muốn gặp lại người anh đã không thành, giờ chỉ còn ao ước được đi viếng mộ người đã khuất. Đó chính là lý do cô có mặt ở Sài Gòn hôm nay. Cô muốn được vậy và tôi đã thực hiện chuyến đi này để cho cô gặp lại ba tôi.
Cô tôi đã 70, tóc bạc như sương mù, dáng người nhỏ nhắn, nét mặt hơi gầy nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Bà cụ vẫn còn đẹp; nét đẹp già. Bà có một cái giọng Bắc thật dịu dàng. Đôi lúc nhìn tôi, bà lại nhớ đến ba tôi rồi lại khóc.
Cùng đi chuyến này vào Sài Gòn có chú tôi, tức chồng của cô tôi. Ông là đảng viên lâu năm và là cán bộ làm kinh tế cho một vườn chè quốc doanh. Ông đã về hưu nhưng vẫn làm việc để có thêm thu nhập. Tính tình ông hiền hoà, dễ chịu, chỉ có điều ông hay ca ngợi chế độ cộng sản quá đáng. Tôi định bụng bữa nào sẽ ngồi tranh luận với ông.
Trưa nay tôi lại được một bữa cơm ngon. Bữa cơm càng ấm cúng trong không khí gia đình sum họp, đặc biệt là có cô chú tôi.
Thứ bảy, 02.07.2005 Chương trình của chúng tôi hôm nay là tới nhà ông anh ăn cơm trưa và đi họp mặt bạn học cũ vào buổi chiều.
Sáng chúng tôi thuê chiếc taxi đi đón L. rồi sẽ chạy thẳng lên Gò Vấp. Anh tài xế không biết đường đến nhà L., cứ hỏi tôi liên tục, chỗ đó nằm đâu. Thật kỳ cục. Mình là người xa lạ mới về, có rành đường sá như anh đâu mà anh hỏi. Đã trễ giờ mà anh còn vừa đi vừa hỏi thăm đường. Phiền quá, chúng tôi xuống xe, trả tiền cho anh rồi thuê chiếc khác. Về sau mới biết đó là taxi dù, không có thương hiệu.
Chúng tôi gọi một chiếc taxi khác có thương hiệu của một hợp tác xã. Anh tài xế rành đường, đi rất nhanh và đón L. đúng giờ hẹn.
Anh tài xế là dân Bắc di cư 54, khá hoạt bát và niềm nở. Ngồi trong xe, sau mấy chục năm, tôi được nghe lại một băng nhạc trước 75 có Lệ Thu, Thái Thanh, ... hát những bài ca tiền chiến. Qua loại nhạc, tôi đoán anh tài xế là người có học. Quả thực, anh cũng học xong đại học và đã đi làm. Do thu nhập không cao với nghề chính, anh bỏ nghề, sắm xe taxi làm riêng kiếm nhiều tiền hơn. Kiến thức anh thật rộng. Anh tường thuật, giải thích nhiều điều thú vị xảy ra trong nước. Hiếm khi nào gặp được người hiểu biết, nói chuyện có trình độ như thế. Nghe thật dễ chịu.
Hôm nay nhà anh tôi làm bữa tiệc đãi mọi người. Nói là tiệc nghe sang, thực ra chỉ là một bữa cơm gia đình có nhiều món ăn hơn ngày thường. Mẹ tôi muốn tự nấu cho mọi người ăn thay vì đi ăn tiệm. Hơn nữa, bà không thích đồ ăn trong tiệm vì ngọt. Bù lại bà là người Huế, thành thử nấu ăn thỉnh thoảng hơi cay.
Một bữa ăn chẳng có gì đặc biệt nhưng đối với cô chú tôi là thịnh soạn. Chú tôi bảo nhờ ơn Bác và Ðảng, nhân dân mới giàu có, mới được bữa ăn sang như thế này.
Thật là thú vị khi tranh luận với một người đảng viên cộng sản như chú tôi. Tôi hỏi ông, thực chất Việt Nam hôm nay là một nước cộng sản hay tư bản? Ông thừa nhận là tư bản. Dân được tự do làm ăn buôn bán, nhờ vậy mà Việt Nam đã khá, nhưng đặc biệt là nhờ Đảng biết đổi mới.
Tôi nói, miền Nam trước 75 lựa chọn con đường tư bản, miền Bắc lựa chọn con đường cộng sản, rõ ràng ý muốn của hai miền trái ngược nhau và là nguyên do dẫn đến xung đột. Ông giải thích, sở dĩ có cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là vì ý chí của Đảng muốn giành độc lập, thống nhất đất nước.
Tôi hỏi, giả sử miền Nam cũng là cộng sản thì có cần chiến tranh để thống nhất đất nước không? Ông trả lời, chắc chắn là không vì cùng lý tưởng cộng sản.
Tôi hỏi, thống nhất đất nước, Đảng muốn Việt Nam trở thành nước cộng sản hay tư bản? Ông tư lự rồi ráng giãi bày, đúng là Đảng muốn Việt Nam trở thành một nước cộng sản, nhưng sai lầm. Đảng đã nhận thức được sai lầm đó và đã đổi mới tư duy.
Tôi hỏi, Đảng đã đổi mới tư duy bằng cách chọn con đường tư bản cho dân giàu nước mạnh, thế thì tại sao khi xưa Đảng không chọn mà đến bây giờ mới chọn?
Chú tôi thở dài. Ông thừa biết lịch sử đầy mâu thuẫn. Cộng sản Việt Nam hôm nay là tư bản chứ không phải cộng sản. Nếu ngày xưa những người lãnh đạo miền Bắc cũng có ý muốn theo con đường tư bản như miền Nam thì đã không có sự bất đồng ý thức hệ. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đến một cuộc chiến khốc liệt mà nạn nhân chủ yếu là người Việt. Nghĩ lại, trong khi Mỹ mất khoảng sáu chục ngàn quân, thì miền Bắc Việt Nam chết ba triệu, miền Nam một triệu rưỡi, cộng thêm mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Việt vượt biên chết trên biển cả. Đất nước tan tành sau cuộc chiến, phải mất bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của để mà xây dựng lại. Thêm vào đó là vấn đề chất độc da cam, biết bao nhiêu nạn nhân phải hứng chịu hậu quả này.
Chú tôi ráng thuyết phục mọi người, vì lý do độc lập, tự do như Bác Hồ mong muốn, chúng ta phải hy sinh.
Tôi hỏi ông, Việt Nam đã trả một giá quá đắt để giành độc lập cho nước nhà như ý Bác và Đảng, nhưng có chắc là Việt Nam đã có độc lập thật sự? Đôi khi Mỹ hoặc châu Âu lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, tôn giáo, thì chính quyền mạnh miệng phản đối là họ "xen vào nội bộ Việt Nam", trong khi đó Trung Quốc không "xen vào nội bộ Việt Nam" mà đưa quân chiếm luôn Hoàng Sa, Trường Sa, thì làm gì họ? Độc lập chỗ nào? Ông trả lời, chúng ta đánh cũng được thôi, nhưng chúng ta chọn giải pháp "lùi một bước tiến mười bước".
Ngồi ăn uống, tranh luận với nhau cho vui vậy thôi, chứ ông thừa biết Việt Nam bao giờ cũng lép vế trước một nước Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và đang làm chao đảo địa cầu.
Tôi nói với ông rằng, muốn độc lập, Việt Nam không còn cách nào khác, một là phải mở rộng bang giao và phải tạo uy tín đối với quốc tế, hai là phải hùng mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Vậy thì phải làm thế nào?
Thứ nhất, đối với quốc tế, đừng để những chuyện nhỏ không đáng xảy ra để người ta mất cảm tình với mình, ví dụ, chuyện tham nhũng, quấy nhiễu nhà đầu tư ngoại quốc, vấn đề của người dân về dân chủ, tự do, tôn giáo, ...
Chẳng hạn về dân chủ. Đã muốn có dân chủ theo khẩu hiệu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì phải chấp nhận những ý kiến dị biệt trong cộng đồng. Mình có những dị biệt đối với người khác, người khác chấp nhận mình thì ngược lại mình cũng phải chấp nhận họ một cách sòng phẳng thay vì dùng tính gia trưởng, độc tài bắt họ phải giống mình. Chính Hồ Chủ tịch từng than phiền đại để rằng, "Các chú cắt nghĩa dân chủ sao mà phức tạp thế. Dân chủ có nghĩa là cho dân mở miệng nói. Các chú có dám không?". Thực vậy, muốn có dân chủ thì phải nên để ý đến tiếng nói người dân. Chưa cần biết ý kiến đó hay hay dở, trước nhất nó đã có tác dụng như một lời khuyến cáo, một ý kiến xây dựng, đôi khi cũng có thể là một lời trách móc vô cớ. Cái hay của một người lãnh đạo giỏi là phải có bản lĩnh, phải biết bình tĩnh lắng nghe, biết nhận định đúng sai, biết tự kiểm, dám chấp nhận và tôn trọng những tư tưởng có ích cho xã hội cho dù đối lập. Giận dữ trước những tư tưởng đối lập là sự tự thú tính thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, tự ái vặt. Những người yếu đuối ấy không xứng đáng đứng trong hàng ngũ lãnh đạo. Hơn nữa đối lập cũng rất cần thiết để tránh sự lạm quyền. Tham nhũng phát triển là vì sự lạm quyền của người có chức quyền.
Về vấn đề tôn giáo. Ai cũng biết, đại đa số người Việt ít quan tâm đến chính trị nhưng rất quan tâm đến tâm linh. Mọi tôn giáo đều dạy con người hướng thiện, tránh điều ác. Nên khuyến khích, tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển mạnh để đẩy lùi tệ nạn xã hội, tính xấu của con người. Đó là sở trường của họ. Hãy để tôn giáo tự trị, đừng xen vào. Nếu làm sai, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính pháp luật mới là một toà án chính thức chứ không phải anh công an.
Thứ hai, phải tự ngẫm lại vốn liếng Việt Nam có gì. Tiền không có, kỹ thuật không có, chỉ có cái mặt bằng. Thực vậy, đại đa số các công ty Việt Nam hùn vốn làm ăn chung với ngoại quốc, chủ yếu chỉ có cái mặt bằng. Ðã yếu kém mà lại còn gian dối, tham lam. Khó có một công trình nào không bị sâu mọt, hao tốn tiền của, uy tín nhà nước, đến độ ông thủ tướng Phan Văn Khải phải than phiền "Quốc doanh mó tới đâu là có chuyện đến đó". Không nhờ kỹ thuật, đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn chưa tự làm được những việc khó. Quanh quẩn chỉ xuất khẩu sức lao động, nuôi tôm cá, trồng lúa, trồng cà phê xuất khẩu, đào mỏ dầu, đào đá, đào than, đào được cái gì bán cái đó. Về kỹ thuật, cao lắm chỉ xuất khẩu được mấy mặt hàng dễ làm, hoặc hàng gia công lắp ráp. Người ngoại quốc có tiền, có kỹ thuật, họ đầu tư vào Việt Nam chỉ để dùng cái sức lao động rẻ mạt của dân mình. Nếu dân mình còn yếu về kỹ thuật, thì mãi mãi chỉ đi làm thuê. Cho nên, muốn thoát khỏi số kiếp làm công, thì phải học, phải nắm được kỹ thuật để mà phát triển, cạnh tranh với người ta.
Nhà nước ước tính có khoảng ba trăm ngàn người Việt hải ngoại là chuyên gia khoa học, chuyên viên kỹ thuật đang nắm tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới. Thế nhưng nhà nước khó nhờ họ được. Vấn đề nằm ở chỗ nào?
Có thể nói, vấn đề chính nằm ở yếu tố cảm tình. Khách quan mà nhận xét, sở dĩ đại đa số người Việt hải ngoại không có cảm tình với chế độ bởi họ đã từng trải qua những kinh nghiệm quá khứ không mấy gì đẹp đẽ. Nhà tan, cửa mất, học tập cải tạo, vượt biên cực khổ, chết chóc, gia đình ly tán, bơ vơ nơi xứ người, tủi thân tủi phận, phải gầy dựng lại tất cả từ hai bàn tay trắng, ...; toàn những chuyện đau buồn. Cho nên họ hận là phải. Từ đó mới có người chống cộng cực đoan. Có người không quá hận nhưng họ vẫn buồn giận. Trở về nhà, nhìn thấy cảnh cán bộ đảng viên giàu có, ở nhà cao cửa rộng, thừa tiền ăn chơi, trong khi dân nghèo vẫn nghèo xơ xác, thì làm sao người ta không bất nhẫn; nhìn thấy cảnh đạo đức suy đồi, tham nhũng, giả dối thì làm sao người ta không oán trách. V.v. Sống ở nước ngoài đâu có những thứ phổ biến ấy. Thế hệ người Việt hải ngoại thứ nhất đã không có thiện cảm với chế độ, thế hệ thứ hai cũng vậy. Con cái trong nhà nghe cha mẹ kể lại cảnh khổ gia đình phải hứng chịu sau 75, thương cha mẹ, tất nhiên chúng sẽ ghét người gây ra cảnh khổ ấy. Đến thế hệ thứ ba, hoạ may ra mới bớt, nhưng đừng trông mong chúng còn một mối dây tình cảm đối với quê hương. Tiếng Việt nói còn không rành hoặc không biết nói, huống gì biết quê hương.
Đó là thực tế. Đối với thực tế này mọi giải pháp hoà giải hoà hợp của nhà nước đều vô hiệu quả. Người Việt hải ngoại còn mối quan hệ với quê hương chỉ là vì còn có lòng với gia đình, bà con, bạn bè ở Việt Nam, với nơi chôn nhau cắn rốn mà thôi, chứ không mặn mà với nhà nước. Điều này ai cũng thấy. Chắc chắn cả chính phủ cũng thấy.
Cho nên một người lãnh đạo Việt Nam giỏi là người phải biết dẹp bỏ tự ái, nhìn thẳng vào sự thật, tìm cách thu phục nhân tâm. Người Việt vốn giàu tình cảm. Tuyệt đại đa số kiều bào đều hướng về quê hương. Ai cũng muốn nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, độc lập, tự do, văn minh, ... như các nước Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, ... nơi họ đang sinh sống. Không ai muốn quê hương mình bị mang tiếng vì cái này cái nọ, bởi vì họ cũng có tự ái dân tộc của họ. Ví dụ, tối nay xem TV thấy một bài phóng sự nói về Việt Nam không vui lắm, ngày hôm sau đi làm, thể nào cũng sẽ bị đồng nghiệp hỏi "Tối qua đài ZDF có phóng sự về Việt Nam, ông có xem không?". Thật, chỉ thấy xấu hổ cho dân tộc mình. Đó là cái tâm trạng tiêu biểu của kiều bào. Họ không muốn người khác thấy điều không hay của Việt Nam để họ phải xấu hổ lây và từ đó càng giận nhà nước thêm.
Muốn hoà giải hoà hợp không khó. Nên xoa dịu người giận mình bằng tình người giống như mình thường làm theo truyền thống Việt Nam. Có gì không phải nên nói với nhau một lời xin lỗi. Người Việt có tính giận dai nhưng cũng rất vị tha. Chắc chắn sau khi được phục hồi danh dự, họ sẽ vui trở lại. Có hoà rồi thì mới ngồi lại với nhau mà nói chuyện được, mới dẹp bỏ quá khứ, tính chuyện tương lai, cùng nhau xây dựng đất nước. Hãy để cho kiều bào cơ hội tham gia, cùng nhau thảo luận, làm việc chung, đừng tỏ ra mình là kẻ cả, rất dễ gây tự ái, không có lợi.
Nói đến đây chú tôi lên tiếng, thì nhà nước đã kêu gọi "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", đã có chính sách ưu đãi Việt kiều về đầu tư, cho mua nhà, kêu gọi góp tri thức xây dựng đất nước. Nhà nước đã khẳng định, Việt kiều là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc. Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho Việt kiều cùng xây dựng đất nước để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà Việt Nam ngày nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, kinh tế phát triển mỗi năm 7,5%, nhờ quyết tâm xoá đói giảm nghèo mà nhân dân đã giảm nghèo đáng kể. Ngoại quốc đầu tư làm ăn rất nhiều. Nói chung là Việt Nam đã khá hơn xưa rất nhiều.
Chú tôi hơi giận nhưng L. vẫn tranh cãi. Việt Nam tuy có khá hơn xưa nhưng vẫn còn nghèo lắm. Đừng so sánh mình hôm nay với quá khứ mà nên so sánh mình hôm nay với thế giới. Việt Nam vẫn còn thua xa các nước trong khu vực. Mang tiếng phát triển kinh tế 7,5% mỗi năm song Việt Nam vẫn không thể so với các nước khác mặc dầu họ chỉ có 3-4%. Không nên tự hào, tự đại với con số phần trăm ấy. Việt Nam có thể tự hào về kinh tế với các nước như Campuchia, Lào, Miến Điện nhưng không dám tự hào với Singapore, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan và thậm chí với Phi Luật Tân.
Cuộc tranh luận đang đến hồi sôi nổi thì cô tôi can gián. Bà bảo, ở đây ai cũng biết những mặt giới hạn của chế độ nhưng người ta để bụng, thế thôi.
Kể ra tôi cũng hơi bất lịch sự. Ham nói làm chú tôi không ăn được. Ông cũng hơi ngượng. Tuy vậy chúng tôi rất dễ cảm thông nhau vì đều là người nhà. Mọi người lại tiếp tục cụng ly, chuyển sang đề tài khác vui hơn.
Ngồi nói đủ thứ chuyện vui quá nhưng chú cháu chúng tôi phải tạm ngưng vì chúng tôi có hẹn, phải đi.
Sáu giờ chiều chúng tôi có một buổi họp mặt bạn học cũ. L. và gia đình tôi lấy taxi lên Văn Thánh. Khu du lịch - nghe nói của Saigon Tourist - nằm gần Tân cảng. Từ ngã tư Hàng Xanh lấy đường Ðiện Biên Phủ đi hướng Vũng Tàu, chưa tới cầu Sài Gòn thì bẻ phải. Khu đất rộng thênh thang đậm vẻ đồng quê nhưng khá sang trọng. Ở đây có sân chơi tennis, hồ bơi và nhà hàng. Giữa khu là một cái hồ nhân tạo rất lớn. Sát bên cạnh là một khu nhà ổ chuột.
Trời đã tối. Mưa lâm râm. Chúng tôi loanh quanh tìm chỗ hẹn. Nơi này có nhiều quán ăn, không biết chính xác quán nào. Cuối cùng có người nhận ra được tôi, vỗ vai, bắt tay, la om xòm. Dần dần tôi cũng nhận ra đó là anh bạn K.. Thật ngỡ ngàng. Hai mươi bảy năm trời không gặp. Anh bạn phát tướng. Khó nhận ra. Anh mừng rỡ lôi tôi vào đám người bên trong, chỉ một người rồi hỏi "Biết ai đây không?". Thật là khổ sở khi phải cố nhận diện một đám bạn bè phốp pháp từ thân hình cho tới khuôn mặt. Người dễ nhận ra nhất là T.. Cô bạn không thay đổi nhiều, vẫn vẻ mặt hiền hiền, vẫn da trắng như xưa.
Còn một cô bạn nữa là Th. cũng vừa mới tới trong khi tôi đang giới thiệu L. và vợ con tôi với mọi người.
Cánh đàn ông không thích khu buffet, đề nghị chuyển qua một khu ăn uống bình thường nằm sát bờ hồ. Ngoài chúng tôi, khu này không còn ai.
Tôi tưởng sẽ được gặp đông đảo bạn bè, nhưng không. Phía nữ chỉ có T. và Th.. Phía nam có K., Q.D., B., Ch., V.D., hai anh bộ đội xưa kia là V.T. và T.. Những người khác đến giờ phút chót vì trời mưa, không tới. Thôi kể cũng được, ít hoặc nhiều cũng là một kỷ niệm.
Ngồi vào bàn, mọi người đều gọi bia, trừ phụ nữ và trẻ con. Không khí sôi động hẳn mở đầu cho một bữa nhậu đúng hơn là một bữa ăn. Đồ ăn chủ yếu để lai rai, nhấm nháp. Phụ nữ ngồi một bên, im lặng. Ðàn ông ngồi một bên, náo nhiệt. Ðã rất lâu rồi tôi mới được sống lại không khí nhậu.
Suốt buổi họp mặt, các bạn nữ và tôi không nói được gì nhiều. Vợ con tôi đã về trước.
Ngồi nhâm nhi nghe các ông ôn lại kỷ niệm thời còn đi học. Bây giờ đang mùa khuyến mãi của hãng bia Tiger. Giải thưởng nằm trong nắp chai. Mọi người thi nhau cạy. Vài người trúng được cái đèn pin nhỏ như ngón tay. Không ai trúng được giải đặc biệt là chiếc Land Cruiser. Rượu vào lời ra, các ông ca hát, ngâm thơ, tranh nhau nói. Cuối cùng tôi được mọi người đề nghị nói nhưng tôi đã mệt, chỉ muốn về nghỉ.
Tiệc tan. Mỗi người góp 100.000, trả tiền, chia tay. Các ông lảo đảo bước đi, tiếng nói vẫn còn oang oang trong đêm tối. Trời đã tạnh mưa. Mới chín rưỡi mà cả khu du lịch Văn Thánh rộng mênh mông vắng ngắt. Hai cô bạn lặng lẽ tiễn chúng tôi về.
Dọc đường, đói bụng, L. nhờ anh tài xế taxi ghé tiệm phở Hoà trên đường Pasteur. Mỗi người làm tô phở. Không ngon lắm, hơi đắt, 20.000. Nhưng kệ, có chút gì cho đỡ cào bụng rồi về nhà đi ngủ.
Thứ sáu, 01.07.2005 Căn bệnh tiêu chảy ác quái làm tôi mất ngủ cả đêm. Có lẽ vì tối qua đi ăn nghêu sò với gia đình và cô bạn H. Thiếp ngủ được một chút thì trời tờ mờ sáng. Tôi phải dậy để đi đón anh bạn từ Paris sắp đến.
Anh bạn đi máy bay Vietnam Airlines bay trực tiếp từ Paris đến Sài Gòn. Máy bay đã đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi đến nơi vừa đúng lúc. Người đi đón thân nhân đứng chờ kín bên rào cản ở lối ra. Tôi không muốn chen vào mà đứng ở một chỗ xa xa nhìn tới. Bất chợt, tôi lại bị đau bụng dữ dội và phải nhanh chóng đi tìm W.C.
Giải quyết xong vấn đề, người nhẹ nhõm, nhưng bực dọc. Toilet nào cũng bẩn, có cái không dội nước. Không có cái nào có được một cuộn giấy đi cầu. May mà tôi có sẵn gói khăn giấy trong túi, còn không, chẳng biết làm sao.
Ra khỏi W.C., tôi gặp một người nhân viên vệ sinh và than phiền về tình trạng vô lý ấy. Anh giải thích, thường thì toilet có giấy, chỉ tại người ta ăn cắp hết nên chúng tôi không để nữa; nếu khách có nhu cầu thì phải mua. Tôi hỏi mua ở đâu. Anh ta giơ tay chỉ một người đàn bà ngồi trên một chiếc ghế đẩu trong góc đang bán giấy đi cầu đặt trên cái bàn con.
Tôi lắc đầu. Thú thực, trong đời tôi, tôi đã đi nhiều xứ, kể cả các xứ Phi châu, chưa bao giờ thấy có một cái phi trường nào thê thảm như cái phi trường này, mà lại là phi trường quốc tế. Một miếng giấy toilet cho khách cũng không có mà phải mua.
Đợi mãi chưa thấy ông bạn ra, tôi lại vào toilet rửa tròng kính mắt. Bên cạnh, hai anh thanh niên đang lấy nước thấm ướt tóc, soi gương, chải đầu. Chải đầu xong cả hai người bỏ đi, không tắt nước. Tôi tưởng họ quên, bèn nhắc khéo. Ngay lập tức, một anh quay đầu lại nói "Nước chùa mà lo gì". Hai người bước ra, tôi nghe có tiếng vọng lại: "Đ.M. Dân nhiều chuyện".
* Cuối cùng tôi gặp L.. Ông bạn vừa mới bước ra. Mừng rỡ. Vị chi đã mười hai năm không gặp. L. đã năm mươi, tóc bạc nhiều, hơi phát tướng và có vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hơn xưa. L. rủ tôi về nhà bên vợ. Anh sẽ ở tạm đó.
L. đi taxi với cô em và vô số đồ đạc máy móc lỉnh kỉnh, không còn chỗ ngồi. Tôi theo ông em vợ L. đi tới một lều giữ xe rất lớn có treo tấm bảng "Trung tâm khai thác ga". Anh vào lấy xe chở tôi về nhà.
Trong giờ làm việc mà xe cộ vẫn còn đông, chen lấn nhau đi, nhất là trên đường Hoàng Văn Thụ. Bất thình lình có một cô gái mặc áo dài trắng đi xe đạp bị một chiếc xe Honda quệt phải, té nhào xuống đất. Cô gái ngồi bệt trên mặt đường, mặt mếu máo vì đau đớn. Cuối cùng cô cũng gượng đứng dậy, dắt chiếc xe vào lề, coi như không có gì xảy ra. Anh lái Honda kia đã chạy mất.
Luồn lách, chen chúc một hồi chúng tôi cũng về tới nơi an toàn.
Nhà bên vợ L. là người Công giáo, ở trong khu Chí Hoà. Một gia đình gia giáo tiêu biểu kiểu Việt Nam. Hai ông bà cụ bị loà và liệt được con cái phụng dưỡng tận tình. Cảnh này bên Đức hiếm có.
Ở Đức, người già thường sống trong viện dưỡng lão. Họ không được con cái chăm sóc như người Việt. Thời còn sinh viên, tôi hay đi làm thêm trong viện dưỡng lão, nên có dịp nhìn thấy đời sống của người già cả Đức trong viện. Họ được y tá, bác sĩ chăm sóc đầy đủ, có bạn bè già đồng cảnh bên cạnh, nhưng họ vẫn cô đơn vì nhớ con cái. Con cái ít khi đến thăm cha mẹ. Tệ nữa là nhiều người con chỉ nghĩ đến gia tài. Tôi từng chứng kiến, có những người già mình chăm sóc, lúc sắp qua đời, con cái mới thường đến thăm cùng với thừa phát lại để bàn tính chuyện chia gia tài.
Người già bên Đức bị coi là một gánh nặng của xã hội. Nhà nước phải bỏ ra rất nhiều tiền để thuê y tá, bác sĩ chăm sóc họ. Đến lúc ngân quỹ y tế cạn kiệt, người ta lại nghĩ ra một loại bảo hiểm mới gọi là bảo hiểm dưỡng già (Pflegeversicherung) để lấy tiền chi cho công việc ấy thay vì kêu gọi con cái bỏ thời giờ chăm sóc cha mẹ mình. Đó là cái dở của xã hội Âu châu. Giải quyết vấn đề bằng vật chất một cách cứng nhắc mà quên đi yếu tố tinh thần. Phải nhìn thấy cảnh đó mới thấy tính hiếu thảo mà người Việt còn giữ được là một đức tính đáng quý. Chỉ e rằng, truyền thống ấy sẽ dần dần biến mất theo đà phát triển vật chất ở Việt Nam hôm nay.
Đồng ý rằng tính xã hội của châu Âu có nhiều cái hay đáng học hỏi, song nên nhớ rằng đừng để nó ra đời và tồn tại nhờ khế ước một cách cứng nhắc. Một xã hội giàu mạnh, công bằng và nhân bản thực sự không thể dựa trên cơ sở vật chất mà còn cả tinh thần (văn hoá, đạo lý). Cần phải quân bình cả hai mặt. Việt Nam không nên theo bài bản của Đức. Bảo hiểm dưỡng già của Đức là một bài bản xấu nên tránh.
Đừng tưởng tinh thần chỉ có giá trị thuần tính nhân văn, đạo lý mà không hàm chứa một giá trị vật chất. Có. Thử tưởng tượng, nếu người già cả được con cái thương yêu, phụng dưỡng, hẳn nhà nước sẽ tiết kiệm được một ngân quỹ rất lớn và có thể dùng cho các tiện ích xã hội khác. Cho nên tính hiếu thảo cũng là tiền.
Việt Nam còn có một điểm đáng quý nữa, tuy có phần mai một, đó là tính đại gia đình. Đây là một nét tinh thần tiêu biểu của xã hội Việt Nam. Nó đáng được duy trì và phát huy. Ông bà, cha mẹ, con cháu ở chung một mái nhà là một hình ảnh hạnh phúc tuyệt diệu. Nó như một xã hội nhỏ vậy, có nề nếp, trên kính dưới nhường, biết đùm bọc, thương yêu nhau mà sống. Vừa thoải mái vật chất, vừa vui tinh thần.
Thành phố Sài Gòn hôm nay chứa 7 triệu dân, chật chội hơn xưa rất nhiều. Chật quá bắt buộc phải giãn dân. Giãn dân có nghĩa là phải xây dựng thêm khu định cư mới, tốn tiền, tốn đất. Thử suy ngẫm, sẽ tốn kém ra sao và hệ quả thế nào?
Khu nội thành Stuttgart, nơi tôi ở, chứa khoảng 600.000 dân, rộng gấp rưỡi nội thành Sài Gòn, vậy mà đã bị coi là chật; đất xây nhà rất đắt (đứng hàng thứ 2 nước Ðức). Đất đắt vì đó là khu kỹ nghệ, dễ kiếm việc làm; nhiều người đổ dồn về sinh sống. Có công ăn việc làm, có tiền, ai cũng muốn xây nhà và phải có đất. Nếu dân Sài Gòn ai cũng muốn như dân Stuttgart, có lẽ Sài Gòn phải mở rộng như Paris, New York, Berlin, Hamburg. Tiền đâu? Chưa kể, càng xây dựng nhiều, càng phá huỷ thiên nhiên, càng ảnh hưởng xấu đến tinh thần con người.
Sống riêng có lợi gì? Độc lập, tự do. Thoải mái. Song không phải không có vấn đề. Thử tưởng tượng vài hình ảnh. Hai vợ chồng cùng con cái sống riêng, nếu cả hai đều đi làm cả ngày thì ai chăm nom con cái? Chúng làm gì, gặp khó khăn gì, ai biết mà giúp đỡ? Nếu sống chung, có ông bà, người thân bên cạnh, hẳn chúng sẽ được thương yêu, lo lắng, giáo dục tốt hơn mà không tốn một đồng bạc. Trong khi sống riêng và muốn cho con cái được vậy, cha mẹ phải bỏ tiền nhờ nhà trường, người lạ. Gặp người lạ, không biết họ dạy con cái mình thế nào, có thật lòng không hay chỉ vì tiền. Ngay vợ chồng đôi khi cũng có xung đột, nếu sống riêng, rất dễ đi đến đổ vỡ; trong khi sống chung nhờ sự hiện diện, sự khuyên can của người thân, sự xung đột ít xảy ra hơn, hoặc nếu có xảy ra cũng đỡ trầm trọng hơn. Hoặc khi đau ốm, gặp khó khăn, còn có người bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ. Con người Việt xưa nay ít vị kỷ cũng là nhờ sống chung.
Sống chung còn tiết kiệm được nhiều. Thay vì bỏ tiền mua riêng cho mình cái TV, tủ lạnh, ... mỗi thứ đều tốn kém, thì sống chung chỉ sắm một cái để dùng chung; tiền còn lại có thể dành dụm cho tương lai, phòng hờ những lúc ốm đau, hoặc dùng nâng cao phẩm chất sinh hoạt.
Dẫu tiết kiệm diện tích giãn dân, "đại gia đình" vẫn đòi hỏi nhiều chỗ ở. Thực tế này đòi hỏi một kiến trúc thích hợp. Tuy vậy, cái gì cũng có giới hạn. Không thể nhét một đại gia đình 100 người vào một ngôi nhà. Phải biết chia ra cho hợp lý và đặc biệt nên lưu ý đến yếu tố khoảng cách. Khoảng cách càng nhỏ, con người mới càng gần gũi nhau.
Nói tóm lại, gia đình là nền tảng của con người. Xưa nay người Việt có một truyền thống tốt đẹp là biết sống chung trong một đại gia đình, có ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu. Đại gia đình đã cho người Việt nhiều đức tính: biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, không ích kỷ, biết hy sinh cho nhau, biết nhịn nhục, biết tự trọng và tôn trọng mọi người, có tôn ti trật tự, biết lắng nghe lời khuyên bảo, biết học hỏi, biết giáo dục con cái, biết thờ kính tổ tiên, biết hiếu thảo, biết phụng dưỡng ông bà, cha mẹ già, biết giữ danh dự cho gia đình, ... Quá đẹp. Còn gì đẹp bằng một Việt Nam giàu mạnh cộng thêm những vẻ đẹp tinh thần ấy. Các nước giàu có Mỹ, Đức, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, ... không được vậy.
Dĩ nhiên văn hoá đại gia đình cũng có điểm yếu. Các điểm yếu tiêu biểu nhất là tính nể vì, thiếu dân chủ và thậm chí độc tài, phong kiến. Nhiều khi người trên có khuyết điểm, người dưới không dám nói mà chấp nhận.
Thời đại tri thức phát triển tạo điều kiện cho con người khai trí tốt hơn xưa. Không thể phủ nhận rằng, tri thức, khả năng tư duy cũng như kinh nghiệm sống của người trẻ thời nay có khá hơn so với người trẻ thời xưa. Sự phát triển tất yếu đó không phải là một nhược điểm mà là một ưu điểm cần được tận dụng, phát huy để tăng cường mặt mạnh văn hoá đại gia đình. Điều này có thể thực hiện được qua sự dân chủ hoá. Ví dụ trong gia đình có vấn đề cần bàn bạc, giải quyết, người lớn nên tạo điều kiện cho lớp trẻ đã khôn lớn, biết suy nghĩ cùng góp ý kiến, cùng giải quyết vấn đề chung. Qua đó, người trẻ sẽ cảm thấy mình cũng có trách nhiệm, cần phụ giúp ông bà, cha mẹ, cô chú bác, đồng thời được cơ hội học hỏi kinh nghiệm người đi trước để trưởng thành hơn, già dặn hơn. Ý thức trách nhiệm giúp cho con người hướng thiện, có tinh thần xây dựng. Được vậy, tính vị kỷ, ỷ lại, thói hư tật xấu tự khắc sẽ bị loại trừ. Được vậy, cha mẹ sẽ không còn lo lắng con cái mình bị hư hỏng, ham chơi, đua đòi, sa đoạ, nghiện ngập, ... Thực tế đã chỉ ra, trẻ con nhà giàu ở Việt Nam hôm nay vướng phải vấn đề này thường là do bị bỏ bê. Thiếu cơ sở gia đình, thiếu tình thương, thiếu người hướng dẫn, đứa trẻ giống như mồ côi vậy. Cha mẹ lo đi làm kiếm tiền, chạy theo đồng tiền, xây được cái nhà to lớn, mua được cái xe hơi, nở mặt nở mày với hàng xóm nhưng con cái mình vào tù lúc nào không biết. Hạnh phúc, danh dự gia đình tan nát. Hàng xóm chê cười.
* Trưa nay, chúng tôi lên nhà ông anh. Mẹ tôi ở Đức cũng mới về và đang ở đó. Ngoài ra chúng tôi còn được gặp hai cô chú ngoài Bắc mới vào.
Anh tôi vừa dọn về Gò Vấp. Tôi chưa tới đó bao giờ. Từ trung tâm thành phố đến đấy khá xa.
Trước 75, khu Gò Vấp chỉ toàn ruộng đồng, đất trống, bây giờ nhà cửa mọc kín hai bên đường Nguyễn Oanh, Nguyễn Thái Sơn, Trương Minh Giảng, Lê Đức Thọ, ... Kiểu xây dựng hoàn toàn tự phát chứ không theo một bài bản kiến trúc đô thị nào cả. Cảnh bán buôn thật là bát nháo. Đáng lý từ một cái không có thành một cái có, tốn biết bao công sức, tiền của, nó phải đẹp hơn, trật tự hơn, nhưng không, nó giống như một cái chợ trời vĩ đại, hỗn loạn, xấu xí gấp bội lần cái mảnh đất hoang màu xanh ngày trước. Đến cái số nhà cũng loạn. Cũng cùng một con đường mà có nhiều nhà mang số giống nhau. Độc đáo nữa là mỗi nhà có ít nhất hai số.
Cao Xuân Hạo cũng ở khu này. Có lần muốn ghé thăm ông, ông cho tôi địa chỉ, nhưng nói trước là rất khó kiếm; chưa chắc dân taxi đã kiếm ra. Ông dặn, nếu có đi, thì kêu tài xế taxi chạy đường nào, đến bảng hiệu nào, chỗ nào, có cái bưu điện, trạm xăng gì đó thì rẽ phải, rẽ trái, vân vân và vân vân thì mới tới nhà được. Tôi hơi ngạc nhiên, nghĩ rằng, có địa chỉ, taxi phải tìm thấy chứ sao không. Cuối cùng trải qua một lần mới biết cái địa chỉ ở đây hoàn toàn vô nghĩa.
Bởi vậy mới khó hiểu ông chủ tịch quận Gò Vấp làm gì với chức vụ của mình, có chút ít kiến thức gì về quy hoạch đô thị hay không, dưới quyền ông có một kiến trúc sư nào lo về vấn đề này hay không. Một vị lãnh đạo mà để xảy ra trình trạng này rõ ràng không phải là người có năng lực, trách nhiệm và biết đâu còn là người vướng phải tiêu cực.
Đã biết cái gì không ổn thì nên cải thiện, nhưng không, dọc đường tôi còn thấy những pano khẩu hiệu đại loại như "Toàn Đảng, toàn dân với trí tuệ ưu việt bước vào thế kỷ 21", "Toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước", ... Thật mỉa mai. Các thứ hỗn độn hiện hữu không phải là một sản phẩm của "trí tuệ ưu việt". Nó là một sản phẩm dã chiến. Hiện đại hoá đất nước như thế này thì thà đừng hiện đại hoá.
Người tài xế taxi lái xe chầm chậm, kiên nhẫn lần mò nơi chúng tôi muốn tới. Cuối cùng anh cũng tìm thấy đúng con hẻm. Hoàn tất một công việc nặng nề, anh than phiền "Anh thấy đó. Số nhà ở đây lộn xộn lắm. Tôi chở nhiều khách vô đây, ai cũng than".
Nhà anh tôi ở trong một đường hẻm rộng, dân ở đây gọi là khu vila. Ngôi biệt thự to lớn và sang trọng, có sân cỏ, vườn trồng đủ loại cây và hoa lan. Từ hai bàn tay trắng, ông đã xây dựng được ngôi nhà này.
Tôi còn nhớ ngày xưa, khi mẹ tôi và các em sang Đức đoàn tụ gia đình, anh tôi phải vào tù vì chuyến đi vượt biên thất bại. Tài sản mất hết, nhà cũng vào tay nhà nước, vợ con anh phải ở dưới gầm cầu, sống nhờ nghề giữ xe đạp. Ra khỏi tù, anh đi xin việc làm, chẳng nơi nào dám nhận. Cũng phải thôi. Làm sao người bị tiền án dễ có cơ hội tiến thân, nhất là đã vướng tội vượt biên? Thời đó tội vượt biên bị coi là "tội phản bội tổ quốc", rất nặng nề. May mắn thay, nhờ "đổi mới", người dân được phép kinh doanh trở lại. Được gia đình ở nước ngoài giúp vốn, anh phất lên nhanh, thoát khỏi đói nghèo.
Lần đầu tiên, tôi được gặp cô ruột tôi sau nhiều năm mất liên lạc. Cô tôi ở ngoài Bắc mới vào Sài Gòn lần đầu. Ba tôi người Hà Nội, đi kháng chiến, vào Nam trước năm 1954, lấy mẹ tôi ở Huế và ở lại. Từ đó hai anh em không còn gặp nhau. Đối với cô, ba tôi là người cô thương yêu nhất. Sau 75, đất nước thống nhất, cô tôi muốn vào Nam gặp lại ba tôi nhưng không đi được vì không có tiền. Năm 1978 ba tôi mất.
Ba tôi là người vốn có cảm tình với cách mạng. Tôi còn nhớ ngày 29.04.1975, dân bên khu bến Hàm Tử gần nhà tôi ùn ùn kéo nhau xuống tàu rời Việt Nam, ba tôi không cho chúng tôi đi. Ông nói "Việt Nam hoà bình rồi. Người cộng sản tốt lắm, không tham nhũng như chính quyền ông Thiệu đâu. Các con không đi đâu hết, ở lại xây dựng đất nước". Vài tháng sau, nhà nước biến ngôi nhà của gia đình tôi thành "Cửa hàng Lương thực số 1 quận 5". Kinh tế gia đình bỗng dưng suy sụp. Nhà bán gạo mà không có gạo ăn. Tôi phải ra đường vá xe đạp, bơm mực. Ba tôi thất nghiệp, buồn rầu rồi đâm uống rượu. Chẳng bao lâu tôi phải đi học xa, ở trong cư xá sinh viên, không về nhà được, không làm gì ra tiền. Kinh tế gia đình càng đi xuống làm ba tôi càng xuống tinh thần và càng uống rượu nhiều hơn. Nhiều khi say quá mức, ông nóng nảy, chửi bới như một người mất trí. Ông đã quá thất vọng. Xưa, mình không giàu có gì nhưng đâu đến nỗi nào, sao nay được giải phóng rồi mà nghèo đói thế này. Càng chán nản, ông càng uống và cuối cùng bị đột quỵ. Trước khi mất, ông trăn trối với tôi "Ba buồn quá, bất lực quá, không làm được gì, con là anh lớn, ở đây sống không được, hãy ráng đưa hết cả nhà đi đi, thay ba lo cho cả gia đình, nhất là lo cho các em vào đại học, ăn học đàng hoàng. Ráng học thật giỏi để mai sau góp tay xây dựng quê hương".
Chôn cất ba tôi ở nghĩa trang Phú Thọ Hoà chưa được bao lâu thì được lệnh bốc mộ. Nhà nước cần đất xây nhà. Nhà tôi không có tiền thuê đất nghĩa trang gần Sài Gòn, đành phải đưa ông về vùng quê hẻo lánh.
Ba tôi mất chưa được bao lâu, tôi biết mình sẽ bị gọi đi nghĩa vụ giải phóng Campuchia. May thay, tôi mượn được một số tiền và dắt hai đứa em trai còn nhỏ đi vượt biển thành công.
Ước mơ của cô tôi muốn gặp lại người anh đã không thành, giờ chỉ còn ao ước được đi viếng mộ người đã khuất. Đó chính là lý do cô có mặt ở Sài Gòn hôm nay. Cô muốn được vậy và tôi đã thực hiện chuyến đi này để cho cô gặp lại ba tôi.
Cô tôi đã 70, tóc bạc như sương mù, dáng người nhỏ nhắn, nét mặt hơi gầy nhưng đôi mắt vẫn tinh anh. Bà cụ vẫn còn đẹp; nét đẹp già. Bà có một cái giọng Bắc thật dịu dàng. Đôi lúc nhìn tôi, bà lại nhớ đến ba tôi rồi lại khóc.
Cùng đi chuyến này vào Sài Gòn có chú tôi, tức chồng của cô tôi. Ông là đảng viên lâu năm và là cán bộ làm kinh tế cho một vườn chè quốc doanh. Ông đã về hưu nhưng vẫn làm việc để có thêm thu nhập. Tính tình ông hiền hoà, dễ chịu, chỉ có điều ông hay ca ngợi chế độ cộng sản quá đáng. Tôi định bụng bữa nào sẽ ngồi tranh luận với ông.
Trưa nay tôi lại được một bữa cơm ngon. Bữa cơm càng ấm cúng trong không khí gia đình sum họp, đặc biệt là có cô chú tôi.
Thứ bảy, 02.07.2005 Chương trình của chúng tôi hôm nay là tới nhà ông anh ăn cơm trưa và đi họp mặt bạn học cũ vào buổi chiều.
Sáng chúng tôi thuê chiếc taxi đi đón L. rồi sẽ chạy thẳng lên Gò Vấp. Anh tài xế không biết đường đến nhà L., cứ hỏi tôi liên tục, chỗ đó nằm đâu. Thật kỳ cục. Mình là người xa lạ mới về, có rành đường sá như anh đâu mà anh hỏi. Đã trễ giờ mà anh còn vừa đi vừa hỏi thăm đường. Phiền quá, chúng tôi xuống xe, trả tiền cho anh rồi thuê chiếc khác. Về sau mới biết đó là taxi dù, không có thương hiệu.
Chúng tôi gọi một chiếc taxi khác có thương hiệu của một hợp tác xã. Anh tài xế rành đường, đi rất nhanh và đón L. đúng giờ hẹn.
Anh tài xế là dân Bắc di cư 54, khá hoạt bát và niềm nở. Ngồi trong xe, sau mấy chục năm, tôi được nghe lại một băng nhạc trước 75 có Lệ Thu, Thái Thanh, ... hát những bài ca tiền chiến. Qua loại nhạc, tôi đoán anh tài xế là người có học. Quả thực, anh cũng học xong đại học và đã đi làm. Do thu nhập không cao với nghề chính, anh bỏ nghề, sắm xe taxi làm riêng kiếm nhiều tiền hơn. Kiến thức anh thật rộng. Anh tường thuật, giải thích nhiều điều thú vị xảy ra trong nước. Hiếm khi nào gặp được người hiểu biết, nói chuyện có trình độ như thế. Nghe thật dễ chịu.
Hôm nay nhà anh tôi làm bữa tiệc đãi mọi người. Nói là tiệc nghe sang, thực ra chỉ là một bữa cơm gia đình có nhiều món ăn hơn ngày thường. Mẹ tôi muốn tự nấu cho mọi người ăn thay vì đi ăn tiệm. Hơn nữa, bà không thích đồ ăn trong tiệm vì ngọt. Bù lại bà là người Huế, thành thử nấu ăn thỉnh thoảng hơi cay.
Một bữa ăn chẳng có gì đặc biệt nhưng đối với cô chú tôi là thịnh soạn. Chú tôi bảo nhờ ơn Bác và Ðảng, nhân dân mới giàu có, mới được bữa ăn sang như thế này.
Thật là thú vị khi tranh luận với một người đảng viên cộng sản như chú tôi. Tôi hỏi ông, thực chất Việt Nam hôm nay là một nước cộng sản hay tư bản? Ông thừa nhận là tư bản. Dân được tự do làm ăn buôn bán, nhờ vậy mà Việt Nam đã khá, nhưng đặc biệt là nhờ Đảng biết đổi mới.
Tôi nói, miền Nam trước 75 lựa chọn con đường tư bản, miền Bắc lựa chọn con đường cộng sản, rõ ràng ý muốn của hai miền trái ngược nhau và là nguyên do dẫn đến xung đột. Ông giải thích, sở dĩ có cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước là vì ý chí của Đảng muốn giành độc lập, thống nhất đất nước.
Tôi hỏi, giả sử miền Nam cũng là cộng sản thì có cần chiến tranh để thống nhất đất nước không? Ông trả lời, chắc chắn là không vì cùng lý tưởng cộng sản.
Tôi hỏi, thống nhất đất nước, Đảng muốn Việt Nam trở thành nước cộng sản hay tư bản? Ông tư lự rồi ráng giãi bày, đúng là Đảng muốn Việt Nam trở thành một nước cộng sản, nhưng sai lầm. Đảng đã nhận thức được sai lầm đó và đã đổi mới tư duy.
Tôi hỏi, Đảng đã đổi mới tư duy bằng cách chọn con đường tư bản cho dân giàu nước mạnh, thế thì tại sao khi xưa Đảng không chọn mà đến bây giờ mới chọn?
Chú tôi thở dài. Ông thừa biết lịch sử đầy mâu thuẫn. Cộng sản Việt Nam hôm nay là tư bản chứ không phải cộng sản. Nếu ngày xưa những người lãnh đạo miền Bắc cũng có ý muốn theo con đường tư bản như miền Nam thì đã không có sự bất đồng ý thức hệ. Chính sự khác biệt đó đã dẫn đến một cuộc chiến khốc liệt mà nạn nhân chủ yếu là người Việt. Nghĩ lại, trong khi Mỹ mất khoảng sáu chục ngàn quân, thì miền Bắc Việt Nam chết ba triệu, miền Nam một triệu rưỡi, cộng thêm mấy trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Việt vượt biên chết trên biển cả. Đất nước tan tành sau cuộc chiến, phải mất bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của để mà xây dựng lại. Thêm vào đó là vấn đề chất độc da cam, biết bao nhiêu nạn nhân phải hứng chịu hậu quả này.
Chú tôi ráng thuyết phục mọi người, vì lý do độc lập, tự do như Bác Hồ mong muốn, chúng ta phải hy sinh.
Tôi hỏi ông, Việt Nam đã trả một giá quá đắt để giành độc lập cho nước nhà như ý Bác và Đảng, nhưng có chắc là Việt Nam đã có độc lập thật sự? Đôi khi Mỹ hoặc châu Âu lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền, tôn giáo, thì chính quyền mạnh miệng phản đối là họ "xen vào nội bộ Việt Nam", trong khi đó Trung Quốc không "xen vào nội bộ Việt Nam" mà đưa quân chiếm luôn Hoàng Sa, Trường Sa, thì làm gì họ? Độc lập chỗ nào? Ông trả lời, chúng ta đánh cũng được thôi, nhưng chúng ta chọn giải pháp "lùi một bước tiến mười bước".
Ngồi ăn uống, tranh luận với nhau cho vui vậy thôi, chứ ông thừa biết Việt Nam bao giờ cũng lép vế trước một nước Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và đang làm chao đảo địa cầu.
Tôi nói với ông rằng, muốn độc lập, Việt Nam không còn cách nào khác, một là phải mở rộng bang giao và phải tạo uy tín đối với quốc tế, hai là phải hùng mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Vậy thì phải làm thế nào?
Thứ nhất, đối với quốc tế, đừng để những chuyện nhỏ không đáng xảy ra để người ta mất cảm tình với mình, ví dụ, chuyện tham nhũng, quấy nhiễu nhà đầu tư ngoại quốc, vấn đề của người dân về dân chủ, tự do, tôn giáo, ...
Chẳng hạn về dân chủ. Đã muốn có dân chủ theo khẩu hiệu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì phải chấp nhận những ý kiến dị biệt trong cộng đồng. Mình có những dị biệt đối với người khác, người khác chấp nhận mình thì ngược lại mình cũng phải chấp nhận họ một cách sòng phẳng thay vì dùng tính gia trưởng, độc tài bắt họ phải giống mình. Chính Hồ Chủ tịch từng than phiền đại để rằng, "Các chú cắt nghĩa dân chủ sao mà phức tạp thế. Dân chủ có nghĩa là cho dân mở miệng nói. Các chú có dám không?". Thực vậy, muốn có dân chủ thì phải nên để ý đến tiếng nói người dân. Chưa cần biết ý kiến đó hay hay dở, trước nhất nó đã có tác dụng như một lời khuyến cáo, một ý kiến xây dựng, đôi khi cũng có thể là một lời trách móc vô cớ. Cái hay của một người lãnh đạo giỏi là phải có bản lĩnh, phải biết bình tĩnh lắng nghe, biết nhận định đúng sai, biết tự kiểm, dám chấp nhận và tôn trọng những tư tưởng có ích cho xã hội cho dù đối lập. Giận dữ trước những tư tưởng đối lập là sự tự thú tính thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh, tự ái vặt. Những người yếu đuối ấy không xứng đáng đứng trong hàng ngũ lãnh đạo. Hơn nữa đối lập cũng rất cần thiết để tránh sự lạm quyền. Tham nhũng phát triển là vì sự lạm quyền của người có chức quyền.
Về vấn đề tôn giáo. Ai cũng biết, đại đa số người Việt ít quan tâm đến chính trị nhưng rất quan tâm đến tâm linh. Mọi tôn giáo đều dạy con người hướng thiện, tránh điều ác. Nên khuyến khích, tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển mạnh để đẩy lùi tệ nạn xã hội, tính xấu của con người. Đó là sở trường của họ. Hãy để tôn giáo tự trị, đừng xen vào. Nếu làm sai, họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính pháp luật mới là một toà án chính thức chứ không phải anh công an.
Thứ hai, phải tự ngẫm lại vốn liếng Việt Nam có gì. Tiền không có, kỹ thuật không có, chỉ có cái mặt bằng. Thực vậy, đại đa số các công ty Việt Nam hùn vốn làm ăn chung với ngoại quốc, chủ yếu chỉ có cái mặt bằng. Ðã yếu kém mà lại còn gian dối, tham lam. Khó có một công trình nào không bị sâu mọt, hao tốn tiền của, uy tín nhà nước, đến độ ông thủ tướng Phan Văn Khải phải than phiền "Quốc doanh mó tới đâu là có chuyện đến đó". Không nhờ kỹ thuật, đầu tư nước ngoài, Việt Nam vẫn chưa tự làm được những việc khó. Quanh quẩn chỉ xuất khẩu sức lao động, nuôi tôm cá, trồng lúa, trồng cà phê xuất khẩu, đào mỏ dầu, đào đá, đào than, đào được cái gì bán cái đó. Về kỹ thuật, cao lắm chỉ xuất khẩu được mấy mặt hàng dễ làm, hoặc hàng gia công lắp ráp. Người ngoại quốc có tiền, có kỹ thuật, họ đầu tư vào Việt Nam chỉ để dùng cái sức lao động rẻ mạt của dân mình. Nếu dân mình còn yếu về kỹ thuật, thì mãi mãi chỉ đi làm thuê. Cho nên, muốn thoát khỏi số kiếp làm công, thì phải học, phải nắm được kỹ thuật để mà phát triển, cạnh tranh với người ta.
Nhà nước ước tính có khoảng ba trăm ngàn người Việt hải ngoại là chuyên gia khoa học, chuyên viên kỹ thuật đang nắm tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới. Thế nhưng nhà nước khó nhờ họ được. Vấn đề nằm ở chỗ nào?
Có thể nói, vấn đề chính nằm ở yếu tố cảm tình. Khách quan mà nhận xét, sở dĩ đại đa số người Việt hải ngoại không có cảm tình với chế độ bởi họ đã từng trải qua những kinh nghiệm quá khứ không mấy gì đẹp đẽ. Nhà tan, cửa mất, học tập cải tạo, vượt biên cực khổ, chết chóc, gia đình ly tán, bơ vơ nơi xứ người, tủi thân tủi phận, phải gầy dựng lại tất cả từ hai bàn tay trắng, ...; toàn những chuyện đau buồn. Cho nên họ hận là phải. Từ đó mới có người chống cộng cực đoan. Có người không quá hận nhưng họ vẫn buồn giận. Trở về nhà, nhìn thấy cảnh cán bộ đảng viên giàu có, ở nhà cao cửa rộng, thừa tiền ăn chơi, trong khi dân nghèo vẫn nghèo xơ xác, thì làm sao người ta không bất nhẫn; nhìn thấy cảnh đạo đức suy đồi, tham nhũng, giả dối thì làm sao người ta không oán trách. V.v. Sống ở nước ngoài đâu có những thứ phổ biến ấy. Thế hệ người Việt hải ngoại thứ nhất đã không có thiện cảm với chế độ, thế hệ thứ hai cũng vậy. Con cái trong nhà nghe cha mẹ kể lại cảnh khổ gia đình phải hứng chịu sau 75, thương cha mẹ, tất nhiên chúng sẽ ghét người gây ra cảnh khổ ấy. Đến thế hệ thứ ba, hoạ may ra mới bớt, nhưng đừng trông mong chúng còn một mối dây tình cảm đối với quê hương. Tiếng Việt nói còn không rành hoặc không biết nói, huống gì biết quê hương.
Đó là thực tế. Đối với thực tế này mọi giải pháp hoà giải hoà hợp của nhà nước đều vô hiệu quả. Người Việt hải ngoại còn mối quan hệ với quê hương chỉ là vì còn có lòng với gia đình, bà con, bạn bè ở Việt Nam, với nơi chôn nhau cắn rốn mà thôi, chứ không mặn mà với nhà nước. Điều này ai cũng thấy. Chắc chắn cả chính phủ cũng thấy.
Cho nên một người lãnh đạo Việt Nam giỏi là người phải biết dẹp bỏ tự ái, nhìn thẳng vào sự thật, tìm cách thu phục nhân tâm. Người Việt vốn giàu tình cảm. Tuyệt đại đa số kiều bào đều hướng về quê hương. Ai cũng muốn nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, độc lập, tự do, văn minh, ... như các nước Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, ... nơi họ đang sinh sống. Không ai muốn quê hương mình bị mang tiếng vì cái này cái nọ, bởi vì họ cũng có tự ái dân tộc của họ. Ví dụ, tối nay xem TV thấy một bài phóng sự nói về Việt Nam không vui lắm, ngày hôm sau đi làm, thể nào cũng sẽ bị đồng nghiệp hỏi "Tối qua đài ZDF có phóng sự về Việt Nam, ông có xem không?". Thật, chỉ thấy xấu hổ cho dân tộc mình. Đó là cái tâm trạng tiêu biểu của kiều bào. Họ không muốn người khác thấy điều không hay của Việt Nam để họ phải xấu hổ lây và từ đó càng giận nhà nước thêm.
Muốn hoà giải hoà hợp không khó. Nên xoa dịu người giận mình bằng tình người giống như mình thường làm theo truyền thống Việt Nam. Có gì không phải nên nói với nhau một lời xin lỗi. Người Việt có tính giận dai nhưng cũng rất vị tha. Chắc chắn sau khi được phục hồi danh dự, họ sẽ vui trở lại. Có hoà rồi thì mới ngồi lại với nhau mà nói chuyện được, mới dẹp bỏ quá khứ, tính chuyện tương lai, cùng nhau xây dựng đất nước. Hãy để cho kiều bào cơ hội tham gia, cùng nhau thảo luận, làm việc chung, đừng tỏ ra mình là kẻ cả, rất dễ gây tự ái, không có lợi.
Nói đến đây chú tôi lên tiếng, thì nhà nước đã kêu gọi "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai", đã có chính sách ưu đãi Việt kiều về đầu tư, cho mua nhà, kêu gọi góp tri thức xây dựng đất nước. Nhà nước đã khẳng định, Việt kiều là một bộ phận không thể thiếu của dân tộc. Nhà nước luôn luôn tạo điều kiện tốt nhất cho Việt kiều cùng xây dựng đất nước để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiến đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng mà Việt Nam ngày nay đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, kinh tế phát triển mỗi năm 7,5%, nhờ quyết tâm xoá đói giảm nghèo mà nhân dân đã giảm nghèo đáng kể. Ngoại quốc đầu tư làm ăn rất nhiều. Nói chung là Việt Nam đã khá hơn xưa rất nhiều.
Chú tôi hơi giận nhưng L. vẫn tranh cãi. Việt Nam tuy có khá hơn xưa nhưng vẫn còn nghèo lắm. Đừng so sánh mình hôm nay với quá khứ mà nên so sánh mình hôm nay với thế giới. Việt Nam vẫn còn thua xa các nước trong khu vực. Mang tiếng phát triển kinh tế 7,5% mỗi năm song Việt Nam vẫn không thể so với các nước khác mặc dầu họ chỉ có 3-4%. Không nên tự hào, tự đại với con số phần trăm ấy. Việt Nam có thể tự hào về kinh tế với các nước như Campuchia, Lào, Miến Điện nhưng không dám tự hào với Singapore, Nam Dương, Mã Lai, Thái Lan và thậm chí với Phi Luật Tân.
Cuộc tranh luận đang đến hồi sôi nổi thì cô tôi can gián. Bà bảo, ở đây ai cũng biết những mặt giới hạn của chế độ nhưng người ta để bụng, thế thôi.
Kể ra tôi cũng hơi bất lịch sự. Ham nói làm chú tôi không ăn được. Ông cũng hơi ngượng. Tuy vậy chúng tôi rất dễ cảm thông nhau vì đều là người nhà. Mọi người lại tiếp tục cụng ly, chuyển sang đề tài khác vui hơn.
Ngồi nói đủ thứ chuyện vui quá nhưng chú cháu chúng tôi phải tạm ngưng vì chúng tôi có hẹn, phải đi.
Sáu giờ chiều chúng tôi có một buổi họp mặt bạn học cũ. L. và gia đình tôi lấy taxi lên Văn Thánh. Khu du lịch - nghe nói của Saigon Tourist - nằm gần Tân cảng. Từ ngã tư Hàng Xanh lấy đường Ðiện Biên Phủ đi hướng Vũng Tàu, chưa tới cầu Sài Gòn thì bẻ phải. Khu đất rộng thênh thang đậm vẻ đồng quê nhưng khá sang trọng. Ở đây có sân chơi tennis, hồ bơi và nhà hàng. Giữa khu là một cái hồ nhân tạo rất lớn. Sát bên cạnh là một khu nhà ổ chuột.
Trời đã tối. Mưa lâm râm. Chúng tôi loanh quanh tìm chỗ hẹn. Nơi này có nhiều quán ăn, không biết chính xác quán nào. Cuối cùng có người nhận ra được tôi, vỗ vai, bắt tay, la om xòm. Dần dần tôi cũng nhận ra đó là anh bạn K.. Thật ngỡ ngàng. Hai mươi bảy năm trời không gặp. Anh bạn phát tướng. Khó nhận ra. Anh mừng rỡ lôi tôi vào đám người bên trong, chỉ một người rồi hỏi "Biết ai đây không?". Thật là khổ sở khi phải cố nhận diện một đám bạn bè phốp pháp từ thân hình cho tới khuôn mặt. Người dễ nhận ra nhất là T.. Cô bạn không thay đổi nhiều, vẫn vẻ mặt hiền hiền, vẫn da trắng như xưa.
Còn một cô bạn nữa là Th. cũng vừa mới tới trong khi tôi đang giới thiệu L. và vợ con tôi với mọi người.
Cánh đàn ông không thích khu buffet, đề nghị chuyển qua một khu ăn uống bình thường nằm sát bờ hồ. Ngoài chúng tôi, khu này không còn ai.
Tôi tưởng sẽ được gặp đông đảo bạn bè, nhưng không. Phía nữ chỉ có T. và Th.. Phía nam có K., Q.D., B., Ch., V.D., hai anh bộ đội xưa kia là V.T. và T.. Những người khác đến giờ phút chót vì trời mưa, không tới. Thôi kể cũng được, ít hoặc nhiều cũng là một kỷ niệm.
Ngồi vào bàn, mọi người đều gọi bia, trừ phụ nữ và trẻ con. Không khí sôi động hẳn mở đầu cho một bữa nhậu đúng hơn là một bữa ăn. Đồ ăn chủ yếu để lai rai, nhấm nháp. Phụ nữ ngồi một bên, im lặng. Ðàn ông ngồi một bên, náo nhiệt. Ðã rất lâu rồi tôi mới được sống lại không khí nhậu.
Suốt buổi họp mặt, các bạn nữ và tôi không nói được gì nhiều. Vợ con tôi đã về trước.
Ngồi nhâm nhi nghe các ông ôn lại kỷ niệm thời còn đi học. Bây giờ đang mùa khuyến mãi của hãng bia Tiger. Giải thưởng nằm trong nắp chai. Mọi người thi nhau cạy. Vài người trúng được cái đèn pin nhỏ như ngón tay. Không ai trúng được giải đặc biệt là chiếc Land Cruiser. Rượu vào lời ra, các ông ca hát, ngâm thơ, tranh nhau nói. Cuối cùng tôi được mọi người đề nghị nói nhưng tôi đã mệt, chỉ muốn về nghỉ.
Tiệc tan. Mỗi người góp 100.000, trả tiền, chia tay. Các ông lảo đảo bước đi, tiếng nói vẫn còn oang oang trong đêm tối. Trời đã tạnh mưa. Mới chín rưỡi mà cả khu du lịch Văn Thánh rộng mênh mông vắng ngắt. Hai cô bạn lặng lẽ tiễn chúng tôi về.
Dọc đường, đói bụng, L. nhờ anh tài xế taxi ghé tiệm phở Hoà trên đường Pasteur. Mỗi người làm tô phở. Không ngon lắm, hơi đắt, 20.000. Nhưng kệ, có chút gì cho đỡ cào bụng rồi về nhà đi ngủ.