nguoibanthan_ph
05-17-2007, 07:48 PM
Trùng-Dương Di Thiên: Cửu âm chơn kinh
Dương-Qua lòng vừa thư thái được một chút thì mệt mỏi từ đâu đã tràn về. Nó mơ mơ màng màng rồi cũng ngủ thiếp đi.
Một lúc sau, nó cảm thấy đau nhói ở sau lưng nơi huyệt "tiếu yêu" nó giật mình tỉnh dậy và có ý định vùng lên chống đỡ lại, nhưng đã có một bàn tay nắm chặt lấy cổ nó khiến không còn cựa quậy được.
Nó khe khẽ nghiêng đầu liếc mắt nhìn thì thấy thầy trò Lý-mạc-Thu đang mỉm cười đứng bên cạnh.
Lúc đó Tiểu-long-Nữ cũng bị điểm huyệt mất rồi.
Nguyên do chỉ vì Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ cả hai đều chưa có kinh nghiệm giang hồ nghĩa hiệp, và khinh địch nên đã sơ ý không đóng kín căn phòng bằng đá.
Bởi vậy Lý-mạc-Thu mới biết được phòng ngầm này, và đột nhập vào, hành động theo ý muốn.
Lý-mạc-Thu cười nhạt bảo:
- Khá thiệt! Chỗ này là một căn phòng để nghỉ ngơi tốt nhỉ! Hai đứa nhỏ này đã lẻn vào đây để hưởng hạnh phúc với nhau đây. Sư muội! Bây giờ cô còn chối cãi vào đâu. Đã biết thân biết phận liệu bề mà nói đi, hay là vẫn cố giữ kín. Nếu có bề nào thì đừng trách ta.
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Tôi biết hết cả rồi. Tôi nhứt định không bao giờ nói cho chị biết.
Lý-mạc-Thu biết Tiểu-long-Nữ vốn là một người cương nghị không mấy ai bì kịp, lúc sinh tiền sư phụ phải nhượng nàng ba lần rồi tiến tới cương quyết, đối phó gấp chín lần, cũng chẳng hề lay chuyển được. Nhưng nay, trước công việc quan trọng đến sinh mệnh của mình, chẳng lẽ lại không dùng hết mọi áp lực để bức sách nàng làm theo ý muốn. Nghĩ vậy, Lý-mạc-Thu rút ra hai cái ngân châm vứt xuống đất, tiếng kêu tinh tinh!
Nàng nói:
- Ta đếm từ một đến mười, nếu cô không nói thật, ta sẽ cho cô nếm mùi vị hai cây ngân châm này.
Tiểu-long-Nữ mắt nhắm nghiền lại, như chẳng thèm để ý gì đến lời Lý-mạc-Thu.
Lý-mạc-Thu đếm một... hai... ba... bốn
Dương-Qua nói lớn:
- Nếu cô nương tôi mà biết được lối ra thì việc tôi và cô nương tôi lại ở đây làm gì?
Lý-mạc-thu cười nhạt nói:
- Ta biết rằng thế nào căn phòng này cũng có ngả bí mật thoát ra ngoài được. Sở dĩ các người còn ở lại đây là để nghỉ ngơi lấy lại tinh thần sức lực, để rồi lại đi nữa chớ gì?
Nói xong nàng lại đếm năm... sáu... bảy... tám... chín...
- Sư muội! đếm chín rồi, cô có nói hay không?
Lúc bấy giờ, một luồng gió lạnh đột nhiên tạt vào ngọn nến trên tay Hồng-lăng-Ba, làm phụt tắt.
Tiểu-long-Nữ cười gằn một tiếng rồi nói:
- Tôi đã ngủ nghê được chút nào đâu, vừa mới vào đây được một lát.
Lý-mạc-Thu cố làm ra vẻ bình tĩnh nói:
- Thôi! Thế thì được!... Ta đã đếm đủ đến mười rồi, cô đừng có trách tôi nghe! Độc tính của ngân châm này là bí thuật của môn phái ta do sư phụ phu nhân truyền cho ta, vì cô ngoan cố nay ta phải tặng cô để cô được biết ý vị nó ra sao.
Nói đoạn, cô ta cúi xuống lấy đầu ngân châm chà lên huyệt "Tướng đài" của Dương-Qua.
Tiểu-long-Nữ bị chà lên huyệt "Huyền Cơ" nơi trước ngực.
Tiểu-long-Nữ vốn là người gan dạ và điềm tĩnh dị thường, cũng phải oằn oại vì chất độc của ngân châm, đã theo huyệt dạo xâm nhập vào toàn thân. Từ da thịt đến xương tủy và các cơ thể lúc bấy giờ như ngàn vạn con kiến rần rần cắn ở khắp nơi. Thực là chưa có một hình phạt nào trong thiên hạ có thể làm cho người đau đớn kỳ lạ đến thế được. Đó là một thứ độc dược độc đáo của bản môn, dĩ nhiên ngay trong bản môn đã phải có thứ thuốc giải độc, nhưng khốn nỗi cả hai người đều đã bị điểm huyệt, không còn cử động được nữa, nên vô phương cứu giải.
Lý-mạc-Thu vốn ác độc, tàn nhẫn, nên thản nhiên ngồi ở dưới đất, đợi coi những biến chuyển phát hiện từ hai người xem độc dược đã thấm vào nội tạng chưa. Cô ta vẫn phân vân chẳng biết Tiểu-long-Nữ có chịu tiết lộ những bí mật trong mộ đài không. Chỉ trong chốc lát là huyết mạch Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua đã chạy khẩn cấp, người đã phát nóng. Cô ta biết độc dược đã thấm vào nội tạng thì không còn nói đến việc cứu giải được nữa.
Dương-Qua khe khẽ nói:
- Thưa cô nương, hay là cô đem những bí mật của Mộ đài nói đi thôi. Hai người này chẳng ngần ngại gì mà không dùng đủ mọi ngón độc để hại ta đó.
Tiểu-long-Nữ cũng khe khẽ nói:
- Chính thế. Họ là tay ác độc nhất đời.
Thoáng nghĩ tới những đường bí mật ra khỏi mộ đài, nàng ngẩn đầu nhìn lên trên nóc nhà chỗ có ghi các hình đố.
Năm xưa, Vương-trùng-Dương đã thề không trở lại mộ đài. Ông tiên tri Lâm-triều-Anh thế nào rồi cũng qua đời trong Mộ đài.
Đối với người đã say mê đắm đuối vì yêu mình, ông không khỏi thấy bâng khuâng thương nhớ dù rằng bà thi ân với ông khá nhiều mà cũng kết oán với ông chẳng ít. Nghĩ và cảm như thế ông bỏ lời thề xưa, đã dấn bước theo mật đạo nhập Mộ đài, lén cho á Hoàn là đệ tử của bà hay đường lối xuất mộ và đồng thời nhìn lại di thể của người bạn thân thiết trước kia đã cùng mình rong ruổi cuộc đời giang hồ nghĩa hiệp.
Ông đau khổ vô cùng, nức nở khóc; khi đi một lượt khắp ngôi Mộ đài mà xưa kia ông đã mất bao nhiêu công trình, sau bao nhiêu năm tháng xây dựng nên. Thấy bà Lâm-triều-Anh đã vẽ hình mình ra trên mặt một bức tường, rồi lại thấy trên đỉnh hai căn phòng bà đã đi khắc võ thuật. "Ngọc-nữ tâm-kinh", thực là tinh vi ảo diệu, mỗi ngón đều để chế khắc mỗi ngón của Toàn-Chân võ thuật, mặt ông tự nhiên xậm lại và lập tức ông rút lui ra khỏi chốn Mộ đài.
Ông một thân lủi thủi vào chốn núi sâu, kết lập một thảo lư.
Ba năm liền không rời bước khỏi núi, để nghiên cứu cho tinh tường võ thuật "Ngọc-nữ tâm-kinh" tìm ra những ngọn để phá lại, tuy cũng đã thành hẳn một võ thuật có hệ thống uẩn súc, lòng ông bực bội đối với trí tuệ thông minh dị thường của bà Lâm triều Anh, đành phải chịu thua và bỏ không nghiên cứu thêm nữa.
Sau 10 năm, nhân cơ luận hội kiếm ở núi Hoa Sơn có đoạt được bộ "Cửu âm chân kinh" là một sách hiếm có, kỳ lạ về vô học, ông thề chẳng luyện tập theo kinh sách này. Nhưng để thỏa mãn tính háo kỳ, ông lại đọc qua ít lần.
Võ nghệ của Vương-trùng-Dương thời ấy đã là đệ nhứt trong thiên hạ. Vì thế, chỉ đọc qua những thiên trong Cửu âm chân kinh là ông đã quán thông được hết những tình tiết bí ảo trong đó sau 10 ngày suy ngẫm.
Bỗng nhiên quán thông, ông sung sướng ngẩng mặt lên trời cười hả hê một hồi, rồi trở lại Mộ đài, tìm đến căn phòng bằng đá bí ẩn nhứt, khắc lên nóc nhà những yếu chỉ của Cửu âm chân kinh mỗi ngón đều phá được võ thuật Ngọc-Nữ tâm kinh của bà Lâm-triều-Anh. Ông lại còn ghi mấy câu ở dưới ngón tay trong bức hình của ông với ngụ ý muốn cho hậu sinh, nếu ai có duyên lành sẽ biết được rằng võ thuật của Toàn-Chân phái không phải hoàn toàn bị võ thuật Ngọc nữ tâm kinh chế khắc được hết cả, và vị tổ sư sáng lập ra Toàn chân môn phái đã sáng tạo ra được võ pháp lại rồi. Lúc rời khỏi mộ đài ông có ghi lại trên một phiến đá trên núi Chung-Nam những lời ai điếu của ông với bà Lâm-triều-Anh, hiện còn để lại bút tích.
Lúc đó ông hồi tưởng lại những lời ông đã ghi chú ở bức họa hình ông tại cổ mộ đài, thấy rằng lời lẽ ẩn ý khó hiểu e rằng hậu nhân thuộc cổ mộ môn phái vị tất đã có người lãnh hội nổi. Nhưng nếu nói rõ ra thì chẳng hóa ra là làm tiết lộ cho đời biết môn đệ nhứt kỳ thư trong thiên hạ sao?
Trong lúc ông đương phân vân như thế, có một phu nhân nước mắt chảy ròng, nức nở khóc, đến trước ông, dáng điệu rất sầu thảm. Ông hỏi thì được biết người ấy là họ Tôn, xưa kia đã cùng với bà Lâm-triều-Anh là đôi bạn cùng phiêu bạt giang hồ đã từng cứu giúp nhau. Phu nhân họ Tôn được biết bà Lâm-triều-Anh đã qua đời nên thượng sơn đến cầu xin cho được làm lễ ai điếu tại Mộ đài để giữ trọn tình bằng hữu.
Vương-trùng-Dương thấy phu nhân kia nếu quá động, bèn chỉ cho đường đi nước bước khả dĩ vào được mộ đài.
- Ta có mười sáu chữ truyền cho, phải nhớ kỹ lấy và chẳng được tiết lộ cho ai hay. Đến giờ lâm chung chỉ được trao lại cho người chủ nhân mới của mộ đài thôi.
Phu nhân kia cúi đầu tạ lễ, rồi lẩm nhẩm đọc thật kỹ ghi khắc vào lòng. Bà theo đường đi nước bước vào mộ đài để làm lễ ai điếu. Rồi vì cảm nghĩa ả Hoàn bà ta mà ở lại luôn trong Mộ Phu nhân đó chính là Tôn bà vậy.
Tôn bà đem mười sáu chữ kia viết vào một miếng vải trắng khâu vào trong chiếc áo bông mà lúc lâm chung đã trao lại cho Dương-Qua, mười sáu chữ ấy là: mười sáu chữ mà Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ đã đọc được khi xét chiếc áo lông cừu.
Tôn bà không phải là người thông minh cho lắm nên không hiểu được dụng ý nói đến những điều bí ẩn chứa trong căn phòng bằng đá kia.
Vương-Trùng-Dương và Lâm-triều-Anh đều là hai bực kỳ tài vang danh một thời đã để lại cho đời những ngón tuyệt diệu. Đáng tiếc thay tình vừa chớm nở, thì vì truyện tranh luận võ nghệ mà đôi bạn trở nên nghịch với nhau. Nếu hai bên hợp tác được thì sự nghiệp để lại cho đời sau còn đẹp đẽ hơn nhiều.
Vì nghịch nhau như thế nên về sau người thì phải xuất gia mặc áo vàng làm một kẻ tu hành, người thì ôm uất hận cho đến lúc chết tại chốn Mộ đài.
Từ chỗ yêu thương đã trở thành thù nghịch.
Dẫu đã xa nhau nhưng còn vương vấn tơ lòng.
Ôi chữ tình càng gỡ càng vương. Thương nhau nhiều, ghét nhau lắm, càng oán nhau thì tơ lòng càng buộc chặt. Tâm trạng đôi tri kỷ cứ mãi mãi như thế cho đến ngày cùng đem thân chôn chặt xuống tuyền đài.
Lâm-triều-Anh thì sáng lập ra "Ngọc-nữ tâm-kinh" để chế khắc Toàn Chân võ thuật. Vương-trùng-Dương cũng chẳng chịu thua, lấy Cửu âm chân kinh chống lại. Vương-trùng-Dương tự thấy mình phải thua kém bà một bực, nên từ đó ông càng khiêm nhường, thường nhủ các đệ tử phải khắc kỷ hư tâm, sống âm thầm chẳng nên xuất đầu lộ diện.
Tiểu-long-Nữ mới nhìn qua đã biết được lối thoát bí mật của Mộ đài, khổ nỗi đã bị điểm huyệt nên có biết cũng chẳng làm gì được nữa. Nàng hối hận sao lại mải mê truyện trò với Dương-Qua, mà chẳng sớm tìm lối thoát bí mật kia ra khỏi Mộ đài. Toàn thân nàng nhiệt độ mỗi lúc một tăng. Liếc mắt nhìn lên đồ hình trên nóc nhà, nàng thở dài. Đưa mắt về phía bên mặt nàng đọc thấy mấy câu về "Cửu âm chân kinh" bỗng nhiên nhìn thấy 4 chữ "giải huyệt bí huyết", mắt nàng đột nhiên sáng ngời lên. Nàng lạnh lùng vừa đọc vừa suy ngẫm, bỗng nhiên nàng tỏ ra vui mừng vô hạn. Nếu người không tự kềm chế được thì có lẽ nàng đã thốt nên những tiếng reo mừng.
Đại khái thì bí quyết ấy nói về những nguyên lý khi luyện nội công làm cho hỏa khí tụ đan điền, các đường huyệt đạo đều ngưng lưu thông vì đã dồn vào tới đó. Còn đối với người đã từng tập luyện tới "Cửu âm chân kinh" các kinh lạc đều luân lưu điều hòa, thông hoạt từ trên xuống dưới từ dưới lên trên, nhứt định không thể bị ai điểm huyệt được.
Cứ lý ấy mà suy ra, huấn giáo này đã là bùa cứu mạng cho Tiểu-long-Nữ trong lúc khốn đốn này.
Nàng suy đi nghĩ lại, thấy dầu mình có khai thông được huyệt đạo cũng chẳng ích gì vì làm sao mà địch nổi sư tỷ Lý-mạc-Thu. Nàng lại đọc kỹ đoạn kinh văn ghi trên nóc nhà, có đoạn chỉ giáo cho phương thế, nếu biết và sử dụng được, thì hễ xuất thủ là có thể chế ngự được các ngón của Lý-mạc-Thu. Huấn giáo chỉ từ đầu xuống chân, từ chân lên đầu, cả thảy hai đoạn, công phu luyện tập thực là dễ dàng, nhưng cũng phải 10 ngày mới thành thuộc được.
Lòng nàng miên man suy nghĩ, ngoảnh nhìn về phía Dương-Qua thấy hắn đang rét run lên bần bật. Có lẽ giờ này chất độc của ngân châm đang thấm vào mãnh liệt.
Những lúc nguy cấp thường là những lúc phát sinh tâm trí sáng suốt. Chính giữa lúc khốn này nàng đã âm thầm học đến nhập tâm hai đoạn "giải huyệt bí quyết" và "bế khí bí quyết" của Cửu âm chân kinh.
Nàng ghé mồm vào tai Dương-Qua nói rất nhỏ cho nó biết.
Dương-Qua vốn dĩ là người thông minh, lanh lợi nên nói sơ là nó đã hiểu hết.
Tiểu-long-Nữ vẫn khe khẽ nhấn mạnh:
- Trước hết phải làm cho thông huyệt đạo.
Dương-Qua khẽ gật đầu.
Lúc bấy giờ căn phòng bằng đá tối đen như mực, hai thầy trò Lý-mạc-Thu ở lại đó để đợi hai người bị độc được hành hạ cơ thể rang chín người đi, rồi phải nói ra tất cả những điều bí ẩn chứa đựng trong Cổ mộ đài, nào có ngờ đâu họ đang âm thầm tìm cách giải nguy và đối phó lại.
Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua cứ theo y như lời chỉ dạy của Vương-trùng-Dương để giải huyệt bí quyết.
Hai người đã có sẵn cái vốn về nội công kha khá chỉ còn việc theo lời dạy về cách vận khí khác thường, là trong giây lát đã làm thông hoạt được huyệt đạo.
Nàng nhè nhẹ thò tay lấy ở bọc ra hai viên "giải độc linh đơn" khẽ chuyền một viên đưa vào mồm Dương-Qua còn một viên thì nuốt đi.
Nàng cử động rất là nhẹ nhàng khoan thai. Lý-mạc-Thu chẳng biết có pháp thuật gì mà tự nhiên nhận thấy, vừa hai người trở lại bình thường chạy xô lại vừa quát:
- Chúng bây làm trò gì thế!
Tiểu-long-Nữ xuất chưởng, nhè nhẹ vỗ vào đầu Lý-mạc-Thu. Đó là một ngón đã vận dụng điện lực của võ thuật Ngọc-nữ tâm-kinh, một ngón võ thượng thặng.
Lý-mạc-Thu hết sức kinh sợ vì việc xảy đến quá bất ngờ nên phải vội vàng nhảy lại phía sau để cho áp lực giảm sút phần nào.
Tiểu-long-Nữ nói:
- Chúng tôi muốn ra khỏi đây! Sư tỷ thế nào! Có ra hay ở?
Lý-mạc-Thu vẫn tự phụ là người võ nghệ cũng như tài sắc vô địch trong giang hồ, nay lại bị một người vô danh tiểu tốt, đàn em, dở chưởng lực ra đối địch lại, thì lấy làm uất giận lắm. Tuy thế cô ta chẳng dám giở giọng tự cao tự đại, sợ phật ý, nàng không dẫn ra khỏi căn phòng nầy thì sẽ bị đánh chết ngộp ở chốn này sao.
Cô ta nghĩ bụng: mình võ nghệ ăn hẳn sư muội, cứ làm thế nào cho nó dẫn mình ra khỏi, lúc đó hãy sửa trị cũng chẳng muộn gì. Nó cũng có ít ngọn hiểm độc lạ thường, nhưng những ngọn ấy cũng chẳng ăn thua gì. Nghĩ vậy cô ta cố nén giận, cười khẽ nói:
- Cô tiến bộ lắm rồi đó, ta phục cô gấp bội. Thôi, bây giờ dẫn chị đi ra, nghe cô!
Dương-Qua rất tinh khôn, muốn nhân dịp ấy làm lạc hai thầy trò Lý-mạc-Thu mỗi người đi mỗi ngả. Nó cũng tươi cười nói:
- Làm sao mà dẫn cả hai người cùng ra một lúc được. Cô nương tôi chỉ dẫn được từng người một, đem người này ra rồi lại trở vào đón người kia.
Lý-mạc-Thu cũng tinh ý mắng át:
- Thôi mày! Hẳn tạm im cái mồm đi!
Tiểu-long-Nữ chưa thông cảm được tinh ý của Dương-Qua.
Tuy vậy nàng vẫn chiều theo ý nó đáp lại Lý-mạc-Thu:
- Chỉ dẫn một người một thôi. Hai người, cùng đi một lúc thì không được.
Dương-Qua cười ra vẻ cởi mở thú vị lắm, nói:
- Thưa sư bá, sư bá cho sư tỉ tôi theo chúng tôi ra trước có được không ạ!
Lý-mạc-Thu nuốt giận chẳng thèm đáp nửa lời. Dương-Qua lại tiếp:
- Thôi sư bá đã bằng lòng rồi, chúng ta cùng đi cho sớm. Cô nương đi trước dẫn đường tiếp đến là tôi và sau đó ai muốn nối chân theo cũng được.
Bấy giờ Tiểu-long-Nữ đã lãnh hội được ý Dương-Qua, chỉ mỉm cười không nói gì cả, nắm tay Dương-Qua bước dần ra khỏi thạch thất. Lý-mạc-Thu và Hồng-Lăng-Ba tuy không nói gì với nhau nhưng cả hai đều ái ngại chỉ sợ bất thình lình thầy trò Dương-Qua vận chuyênr máy móc đổ sập một cửa đá ngăn cách chia ly mỗi người một nơi thì nguy to. Cho nên cả hai đều sát cánh nhau đứng song song tại cửa, lăm le chen chân bước đi trước.
Thấy thái độ của học trò như thế, Lý-mạc-Thu nổi nóng quát lớn:
- Nghiệt súc, mi toan chen lấn cùng ta chăng?
Nói xong, nàng đưa tay trái nắm chóp đầu Hồng-Lăng-Ba.
Hồng-Lăng-Ba vốn biết sư phụ mình hễ đã ra tay thì vô cùng hiểm độc cho nên vội lùi ra sau một bước, lòng vừa lo sợ vừa bực tức không dám nói một lời.
Lý-mạc-Thu nối gót liền theo sau Dương-Qua không rời gang tấc. Phía trước Tiểu-long-Nữ thoăn thoắt bước đi quanh qua quẹo lại và mỗi lúc lại đi vào con đường thấp hơn. Một chặp sau nàng cảm thấy dưới chân ẩm ướt, biết rằng đã ra khỏi Cổ-mộ Đài, thoạt trông phía trước có nhiều ngã ba đường. Bất thình lình đường đi tuột xuống thật sâu thăm thẳm. Cả bốn đều là những tay võ công thượng thặng dày công tập luyện nội công, quen với biến chuyển bất ngờ ứng phó vô cùng lanh lợi, chứ nếu là tay tầm thường thì có lẽ đã sa chân lăn xuống vực sâu rồi.
Vừa đi Lý-mạc-Thu vừa ngẫm nghĩ:
- Núi Chung-Nam Sơn nào có cao gì cho lắm mà ta cứ quanh mãi trong lòng núi như thế này, không biết bây giờ đang đứng đâu.
Một chặp sau lối đi bằng phẳng dần và ngập cả nước. Càng đi nước càng lên cao dần, không mấy chốc đã cao quá gối. Sau đó nước lên tới hông, tới bụng, quá ngực rồi dần dần lên cổ họng.
Tiểu-Long quay lại khẽ hỏi Dương-Qua:
- Mi đã nhớ kỹ bí quyết bế khí rồi chứ?
Dương-Qua không trả lời sợ họ nghe thấy, chỉ lặng lẽ gật đầu mấy cái ngụ ý đã thuộc kỹ rồi.
Tiểu-long-Nữ dặn nhỏ thêm Dương-Qua đừng trò chuyện dưới nước và chờ nàng lấy hơi một lúc rồi từ từ đi tới.
Dương-Qua vừa bước theo vừa khẽ đáp:
- Cô nương khỏi bận trí về tôi, cứ yên tâm mà đi.
Tiểu-long-Nữ gật đầu xăm xúi bước mau hơn. Nước đã lên quá cổ, mọi người phải ngậm miệng để khỏi sặc.
Lý-mạc-Thu run sợ khẽ hỏi Tiểu-long-Nữ:
- Sư muội biết bơi đấy sao?
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Từ bé đến lớn, tôi sống trong Cổ mộ đài chưa bước chân đi xa, làm sao mà biết bơi được?
Nghe nói thế Lý-mạc-Thu cũng hơi vững bụng, yên tâm bước theo. Thình lình gặp chỗ sâu bất ngờ, nàng giật mình sụt chân xuống, hoảng hốt hả miệng uống một ngụm nước và đi chậm một chút. Trong khi ấy Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua vẫn điềm nhiên bước tới, giữ đúng bí quyết kềm hơi định khí. Lý-mạc-Thu cảm thấy run sợ vô cùng nhưng vì đã trót lỡ nên cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Bỗng hình như có người ghì lại phía sau. Nhìn lại thì Lý-mạc-Thu thấy Hồng-lăng-Ba đã ghì chặt áo mình. Nàng cố sức gỡ ra, nhưng cứ nhùng nhằng mà không thoát khỏi. Phàm người ta khi gặp sự nguy hiểm đe dọa, thì ý chí tự vệ nổi lên, ai cũng cố liều chết bám lấy cái sống. Giòng nước mỗi lúc càng chảy lạnh, sức mạnh ồ ạt, tiếng reo như thác lũ. Hồng-lăng-Ba và Lý-mạc-Thu bị nước cuốn đi trôi nổi bập bềnh.
Lúc thường bình tĩnh bao nhiêu thì bây giờ càng cuống cuồng lên bấy nhiêu. Lý-mạc-Thu giẫy dụa, quơ quàng bậy bạ, đụng gì chộp nấy, gặp cái gì cũng níu lại. Đột nhiên nàng nắm được một vật mềm mềm vội túm chặt lấy, nhìn lại là chớp vai của Dương-Qua.
Trong lúc đang nắm tay Tiểu-long-Nữ bình tĩnh nín hơi bước tới, Dương-Qua bị chộp bả vai bỗng giật mình cố gỡ ra nhưng Lý-mạc-Thu lại níu chặt thêm. Ngại cử động mạnh hô hấp không đều, nước có thể vào miệng mũi được nên Dương-Qua cố gắng đi, mặc kệ nàng bám bên vai.
Bốn người nối tay kéo nhau bước tới mặc tình cho nước cuốn sống nhồi.
Độ nửa giờ sau vì nín thở quá lâu cả hai thầy trò Lý-mạc-Thu cảm thấy ngộp hơi, không chịu nổi nữa. Nhưng may sao nước bỗng chảy chậm và cạn dần xuống tới cổ. Đi thêm một lúc nữa nhìn trước mặt thấy ánh sáng do một cửa động từ từ chiếu lại.
Cố gắn bước tới cửa động cả hai cảm thấy mệt lả, vội ngồi trên tảng đá vận khí trục bớt số nước uống lỡ vào bụng và ngồi thở hào hễn.
Tiểu-long-Nữ dùng ngón độc của Lý-mạc-Thu đã hại mình trước kia, lẳng lặng đưa tay điểm vào yếu huyệt của hai thầy trò khiến cả hai mềm nhũn rồi đem đặt trên một tấm đá tròn, để nằm ễnh bụng lên cho nước từ từ thoát bớt ra ngoài.
Một chặp sau thầy trò Lý-mạc-Thu từ từ tỉnh lại hé mắt nhìn thấy ánh sáng chiếu vào mặt đoán chắc đã ra khỏi Cổ mộ đài, chưa rõ Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua đã tỉnh trước chưa, e rằng họ có thể dùng vũ lực phục thù thì nguy hiểm lắm. Sau khi bị ngâm nước lâu, cả hai đều cảm thấy lạnh run, hai hàm răng đánh cồm cộp. Tuy nằm yên nhưng cả hai cảm thấy chân tay rũ liệt và bắp thịt hầu như muốn tan rã đi hết.
Lúc nãy Tiểu-long-Nữ đã vận nội công điểm huyệt, nếu không cao thủ biết rõ lối giải của Vương-trùng-Dương thì ít nhất cũng cần qua bốn mươi chín ngày mới tự giải quyết được.
Tiểu-long-Nữ hỏi Lý-mạc-Thu:
- Trước khi chia tay, sư tỷ có cần dùng gì thì cứ bảo.
Lý-mạc-Thu tuy bị điểm huyệt nhưng trí khôn vẫn còn sáng suốt, nghe hiểu được mọi việc, nhưng nàng chỉ nhìn Tiểu-long-Nữ với cặp mắt vừa vui mừng vừa bực tức.
Hỏi xong Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ xoay mặt kẻ trước người sau bước ra đi.
Đưa mắt nhìn chung quanh mình. Dương-Qua thấy tư bề cây cối tươi xanh, lá phủ mát rượi, ánh sáng chiếu lập lòe trong lòng cảm thấy nôn nao dâng lên một niềm thú vị. Dương-Qua vui vẻ hỏi Tiểu-long-Nữ:
- Cảnh đẹp quá Cô nương nhỉ?
Tiểu-long-Nữ chỉ nhìn nó rồi mỉm cười không đáp.
Hồi tưởng lại cảnh tượng vừa trải qua cả hai cùng cảm thấy chùng mình ngao ngán, nhưng giờ đây đứng trước cảnh trời mây bao la thì lòng càng thêm hân hoan rào rạt.
Một lúc sau cả hai thấy mỏi mệt nằm dưới gốc cây, gió mát thổi hiu hiu, ngủ thiếp đi một giấc thật ngon lành.
Nơi đây là một cửa động ở tại chân núi Chung-Nam-Sơn, tứ bề hoang vu tịch mịch, cây cối um tùm ít người lai vãng. Qua một lúc hai người chợt tỉnh dậy, bấy giờ chất độc của ngân châm đã tiêu hết không còn lạnh buốt như trước nữa, trong người cũng hết nhức mỏi, chân tay được thu thới nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái.
Dương-Qua ngỏ ý muốn đi du ngoạn để nếm mùi siêu thoát của cảnh rừng nội mây ngàn bù lại những giờ phút gian nguy dưới vuốt tử thần. Nhưng Tiểu-long-Nữ từ tấm bé nào biết được cái thú đó cho nên lòng nàng không hề nghĩ đến. Nàng tỏ ý không bằng lòng và khuyên Dương-Qua để thì giờ tập luyện võ công, nhất là thuật "Ngọc nữ tâm kinh" trong thời gian bị bỏ dở.
Đối với Dương-Qua thì ý kiến nào của thầy cũng là chí lý nên hắn vui vẻ tán thành ngay. Hai người đưa nhau vào rừng sâu, tìm nơi cảnh đẹp vừa mát mẻ vừa hoang vắng, cùng nhau đắp nền, cắt tranh chặt cây dựng nên một túp lều để ban ngày nghỉ ngơi. Và đêm đêm cả hai đưa nhau vào rừng sâu tìm nơi thật hoang vắng, cây cối rậm rạp rồi mỗi người một bụi xung quanh che kín, trút cả y phục, lõa thể để rèn luyện nội công "ngọc nữ tâm kinh".
Ba tháng trời lặng lẽ và êm đềm trôi qua. Tiểu-long-Nữ rèn luyện đã tinh thục. Một thời gian sau nữa Dương-Qua cũng theo kịp. Lúc bấy giờ hai người cùng nhau luyện võ bằng cách đấu với nhau. Tất cả các môn đều được Tiểu-long-Nữ tận tình chỉ dạy, chẳng mấy lúc mà Dương-Qua tập luyện lão thông.
Trong những phút nhàn rỗi Dương-Qua đem những chuyện nhân thế ra bàn luận.
Từ tấm bé Tiểu-long-Nữ đã sống một cuộc đời hư tâm tòng đạo không mảy may vướng nghiệp hồng trần, lòng lúc nào cũng nhẹ nhàng thanh thoát. Nàng thấy Dương-Qua thường đưa những câu chuyện bên ngoài ra nói, biết nó khó sống mãi trong cảnh rừng núi hoang vu cô tịch như thế nầy, cho nên có lúc nàng tìm cách hỏi để dò ý:
- Dương-Qua, đến nay chúng ta luyện tập đã tiến bộ nhiều. Mi so sánh xem giữa ta và bác Quách-Tỉnh gái tài nghệ ai hơn ai kém.
- Cả hai đều giỏi cả, nhưng so với cô nương chắc cũng không hơn nổi đâu.
Tiểu-long-Nữ nói:
- Bác Quách-Tỉnh đem hết võ công truyền lại cho vợ ngoài ra còn truyền cho hai anh em họ Vũ nữa. Nếu ngày sau gặp nhau, chắc thế nào chúng ta cũng bị mang nhục vì thảm hại.
Nghe nói Dương-Qua như tức nghẹn lời. Một lát hắn trợn mắt đưa tay quả quyết nói:
- Thưa Cô nương, nếu họ làm nhục ta thì tôi nhất định không bao giờ để họ ở yên đâu.
Nàng lạnh lùng nói:
- Sức mi làm sao địch nổi họ. Thôi đừng suy nghĩ làm gì cho bận tâm.
Dương-Qua vẫn cãi:
- Nhưng họ làm thương tổn danh dự tôi thì không thể nào làm thinh được.
Tiểu-long-Nữ lắc đầu nói tiếp:
- Sức ta nhắm không địch nổi bác Quách-Tỉnh gái đâu.
Dương-Qua lẩm bẩm:
- Phần tôi thì nhất định không thế nào so tài được với Bác Quách-Tỉnh trai rồi. Ngay như bộ hạ của bác cũng toàn là cao thủ cả!
Tiểu-long-Nữ lặng nhìn nó một chập và nghĩ thầm:
- Bao năm qua sống bên cạnh mình, Dương-Qua đã chịu ảnh hưởng, bản tính lạnh lùng của mình và cuộc sống thanh đạm trong Cổ mộ đài quá nhiều nên tánh nông nổi của nó ngày nay cũng giảm bớt nhiều lắm.
Thật ra bản chất nóng nảy của Dương-Qua vẫn chưa thay đổi chút nào. Sở dĩ bây giờ nó đã lớn tuổi, có chút ít kinh nghiệm và óc suy nghĩ, cho nên nó thốt ra câu ấy vì nhận thấy trước kia Quách-Tỉnh trai đã tận tình chăm sóc và thương yêu nó. Bản chất của nó lúc nào cũng muốn dĩ ân, trả ân, dĩ oán, trả oán, ân oán phân minh để giữ lẽ công bằng, trọn tình nghĩa mà thôi.
Tiểu-long-Nữ hỏi tiếp:
- Nhưng nếu sức họ không địch nổi mi thì mi tính sao?
Dương-Qua đáp:
- Thưa cô nương, giữa họ và chúng ta không thù không oán vì dầu tài nghệ tôi có trội hơn mà họ không khiêu khích thách đấu thì khi nào tôi tự nhiên xuất thủ được.
Tiểu-long-Nữ gật đầu từ từ nói:
- Phải, giữa mi và họ không oán không thù, mi cư xử như vậy thật là phải lắm. Nhưng giữa nhóm người trên Đào Hoa Đảo và ta, tuy không mảy may liên hệ, nhưng gặp nhau chưa chắc họ chịu để yên đâu.
Nghe nói Dương-Qua giật mình vội hỏi:
- Sao giữa gia đình đó và cô nương có kết thân thù oán hay sao. Họ có ý khinh miệt cô nương từ lúc nào. Xin cô nương nói rõ cho nghe.
Tiểu-long-Nữ lạnh lùng nói:
- Giữa họ và ta không hề quen biết. Nhưng giữa Quách-Tỉnh và phái Toàn-Chân có cựu tình sâu sắc. Ta đã ra tay cùng các đạo sĩ Toàn-Chân, như thế lẽ nào Quách-Tỉnh không tìm cách rữa hận, không bao giờ để ta yên thân.
Dương-Qua giật mình nhưng bặm môi nói lớn:
- Cô nương đừng lo, mặc dầu họ tài giỏi đến đâu, nhưng nếu một khi họ dám động đến cô nương thì Dương-Qua này dầu phải đổi mạng cũng liều sống chết với họ một trận.
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Nhưng tức thay bọn ta chưa đủ tài đủ sức để cự đương cùng họ!
Vốn có khiếu thông minh lanh lợi tuyệt vời, nên Dương-Qua thoáng nghe đã hiểu ngay ý muốn của sư phụ nên nó mỉm cười nói:
- Thưa Cô nương, hiện nay bọn ta còn yếu sức, nhưng nếu chịu khó luyện tập hết điều di huấn của Vương-trùng-Dương thì chắc chắn bọn Đào Hoa Đảo không đủ sức chống lại ta.
Tiểu-long-Nữ mừng rỡ, mắt nhìn nó cười tươi như hoa và nói lớn:
- ồ, nếu được vậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng khó cự được với ta, phải không?
Thầy trò đắc ý cười vang, lòng hân hoan sung sướng đầy tự tin và hy vọng.
Chỉ mấy lời ấy mà Dương-Qua quyết tâm tiếp tục cuộc sống cùng Tiểu-long-Nữ tại chốn thâm sơn cùng cốc nầy đến hơn một năm sau nữa.
Trong khi bị điên đảo tại thạch thất trong Cổ mộ đài, Tiểu-long-Nữ đã chú ý xem và học thuộc lòng tất cả các dấu hiệu bí quyết của Cửu âm chân kinh. Nhờ lòng lúc nào cũng thanh thoáng sáng suốt không mảy may bận rộn vì ngoại cảnh, thêm óc thông minh tuyệt vời và lòng kiên nhẫn vô kể nên Tiểu-long-Nữ đã chú ý là thông hiểu ngay. Chẳng phải như mẫu thân của Hoàng-Dung trước kia, tuy thông minh nhưng chỉ đọc để mà nhớ, không suy nghiệm thấu đáo và không giữ được lòng yên tịnh cho nên dù học thuộc lòng vẫn không bổ ích và lúc chết đi chỉ mang theo một mớ lý thuyết, chưa rõ được kỳ diệu tinh xảo của Cửu-âm chân-kinh.
Một năm trôi qua, cả hai đã luyện được nội ngoại thần công tinh diệu, bản lãnh tiến thêm một mức khá dài.
Họ bẻ những cành cây non mềm mại song đấu với nhau. Họ luyện chuyển nội lực vào các cành cây mềm yếu với mục đích trau dồi nội công thành thục, dầu gươm cứng dao bén đâm vào cũng chẳng nghĩa lý gì.
Nhưng một hôm nọ, sau khi tập luyện xong, Tiểu-long-Nữ có vẻ âu sầu dã dượi khác thường. Sắc mặt nàng luôn luôn đăm chiêu suy nghĩ không nói chẳng cười. Dương-Qua lo lắng tìm cách khơi chuyện để nàng tiêu sầu giải muộn nhưng vẫn không kết quả. Nét mặt nàng lạnh lùng và ảm đạm làm sao.
Dương-Qua tự biết đến nay đã luyện tập chu đáo tất cả những bí quyết của pho Cửu âm chân kinh rồi, nhưng muốn đạt được mức tinh diệu của pho võ công nầy thì dầu tốn hao hàng trăm năm công phu chưa chắc đã tới chốn. Nhưng với căn bản sẵn có, nếu muốn tiếp tục trau dồi thì bản lĩnh sẽ tiến bộ đến chỗ siêu việt lên mãi.
Ngày nay đối với Tiểu-long-Nữ, nó tự thấy không còn lý do gì phải tiếp tục chung sống cùng nơi chốn nầy nữa. Như thế thì sau khi nó hạ sơn, còn một mình nàng thui thủi nơi chốn hoang vu nầy, làm sao nàng không buồn rầu đau đớn.
Nghĩ đến đó nó thấy tâm tư rung cảm, vội đến gần nàng thỏ thẻ hỏi:
- Thưa cô nương, nếu tôi không muốn hạ sơn và tình nguyện cùng cô nương sống mãi nơi đây cho đến mãn đời, chẳng hay cô nương có bằng lòng không?
Mặt đang buồn rầu, Tiểu-long-Nữ vụt sáng lên, hớn hở nói ngay:
- Nếu được vậy, còn gì sung sướng cho bằng!
Vừa nói xong nàng bỗng nín ngay và giữ yên lặng. Trong lúc quá vui mừng nàng không kiềm chế được lòng mình đã bộc lộ tâm tư, nghĩ lại thấy ngượng nên không nói thêm được gì nữa.
Riêng phần Dương-Qua, tuy thương thầy nói như thế nhưng lòng lại nghĩ khác. Bây giờ lỡ đã nói ra khó nổi thu lại. Nhưng nó đinh ninh sẽ tìm cách đính chánh hoặc sửa đổi chút ít. Vì vậy mà lúc nào nó cũng suy tư và chiều đó không ăn cơm, cũng chẳng nói năng gì thêm. Tối đến nó lủi thủi vào một góc lều tranh nằm khoanh rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Túp lều tranh được xây dưới gốc cây tùng lớn để nhờ bóng mát và núp gió. Từ trân các cành tùng, nhưng bó giây leo chằng chịt lòng thòng, thêm những giây hoa rừng đủ màu sắc rực rỡ bó lòng từng tua ngũ sắc bao phủ xung quanh trông như một chùm hoa. Ngoài ra Dương-Qua đi tìm các loại hoa cúc hoa hồng trồng xung quanh hè, nay đã cao lớn trổ bông rực rỡ vừa đẹp mắt vừa thơm ngào ngạt. Nhưng tất cả bông hoa tươi thắm đều dành trang trí cho phòng của Tiểu-long-Nữ, còn riêng phía bên mình thì để trống trơn.
Tuy nhiên ở bên trong, Tiểu-long-Nữ vẫn giữ sạch sẽ và đơn giản vô cùng.
Thấy cô nương không được vui vẻ lắm nên Dương-Qua cảm thấy rầu rầu chậm bước đi qua đi lại trước cửa lều suy ngẫm mãi rồi nhìn trăng lên thật cao khỏi núi mới vào ngủ lại.
Ngủ luôn một hơi đến nửa đêm nó đang mơ màng bỗng nghe tiếng khiêu khích và bước chân vang động gần đâu đấy, hình như có người đang đấu với nhau.
Nó bỗng giật mình choàng dậy, lắng tai nghe, quả là có ạt hòa với những đòn quyền liên hồi không ngớt. Nó vội vã chạy qua phòng Tiểu-long-Nữ khẽ gọi:
- Cô nương, cô nương ơi, cô có nghe gì không?
Lúc bấy giờ không có tiếng đáp lại mà tiếng động và chưởng lực càng gia tăng thêm nhiều. Ngày thường Tiểu-long-Nữ vốn tỉnh ngủ, nếu gọi như thế là tỉnh dậy ngay nhưng chẳng hiểu vì sao lần này gọi mãi không thấy trả lời. Gọi thêm mấy tiếng nữa không được, Dương-Qua tống cửa bước vào chỉ thấy giường không mà nàng đi đâu mất.
Dương-Qua hối hả vội vàng phi thân phóng về phía có tiếng động. Chạy hơn mười trượng vẫn chưa thấy người, chỉ nghe tiếng gió của chưởng lực phát ra. Hắn nhận ra luồng chưởng yếu hơn là của Tiểu-long-Nữ, còn luồng chưởng của địch thủ thì có vẻ hùng hậu và mạnh mẽ hơn nhiều.
Nóng ruột quá, Dương-Qua tăng thêm tốc lực, tung người phi mau như gió cuốn.
Dương-Qua lòng vừa thư thái được một chút thì mệt mỏi từ đâu đã tràn về. Nó mơ mơ màng màng rồi cũng ngủ thiếp đi.
Một lúc sau, nó cảm thấy đau nhói ở sau lưng nơi huyệt "tiếu yêu" nó giật mình tỉnh dậy và có ý định vùng lên chống đỡ lại, nhưng đã có một bàn tay nắm chặt lấy cổ nó khiến không còn cựa quậy được.
Nó khe khẽ nghiêng đầu liếc mắt nhìn thì thấy thầy trò Lý-mạc-Thu đang mỉm cười đứng bên cạnh.
Lúc đó Tiểu-long-Nữ cũng bị điểm huyệt mất rồi.
Nguyên do chỉ vì Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ cả hai đều chưa có kinh nghiệm giang hồ nghĩa hiệp, và khinh địch nên đã sơ ý không đóng kín căn phòng bằng đá.
Bởi vậy Lý-mạc-Thu mới biết được phòng ngầm này, và đột nhập vào, hành động theo ý muốn.
Lý-mạc-Thu cười nhạt bảo:
- Khá thiệt! Chỗ này là một căn phòng để nghỉ ngơi tốt nhỉ! Hai đứa nhỏ này đã lẻn vào đây để hưởng hạnh phúc với nhau đây. Sư muội! Bây giờ cô còn chối cãi vào đâu. Đã biết thân biết phận liệu bề mà nói đi, hay là vẫn cố giữ kín. Nếu có bề nào thì đừng trách ta.
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Tôi biết hết cả rồi. Tôi nhứt định không bao giờ nói cho chị biết.
Lý-mạc-Thu biết Tiểu-long-Nữ vốn là một người cương nghị không mấy ai bì kịp, lúc sinh tiền sư phụ phải nhượng nàng ba lần rồi tiến tới cương quyết, đối phó gấp chín lần, cũng chẳng hề lay chuyển được. Nhưng nay, trước công việc quan trọng đến sinh mệnh của mình, chẳng lẽ lại không dùng hết mọi áp lực để bức sách nàng làm theo ý muốn. Nghĩ vậy, Lý-mạc-Thu rút ra hai cái ngân châm vứt xuống đất, tiếng kêu tinh tinh!
Nàng nói:
- Ta đếm từ một đến mười, nếu cô không nói thật, ta sẽ cho cô nếm mùi vị hai cây ngân châm này.
Tiểu-long-Nữ mắt nhắm nghiền lại, như chẳng thèm để ý gì đến lời Lý-mạc-Thu.
Lý-mạc-Thu đếm một... hai... ba... bốn
Dương-Qua nói lớn:
- Nếu cô nương tôi mà biết được lối ra thì việc tôi và cô nương tôi lại ở đây làm gì?
Lý-mạc-thu cười nhạt nói:
- Ta biết rằng thế nào căn phòng này cũng có ngả bí mật thoát ra ngoài được. Sở dĩ các người còn ở lại đây là để nghỉ ngơi lấy lại tinh thần sức lực, để rồi lại đi nữa chớ gì?
Nói xong nàng lại đếm năm... sáu... bảy... tám... chín...
- Sư muội! đếm chín rồi, cô có nói hay không?
Lúc bấy giờ, một luồng gió lạnh đột nhiên tạt vào ngọn nến trên tay Hồng-lăng-Ba, làm phụt tắt.
Tiểu-long-Nữ cười gằn một tiếng rồi nói:
- Tôi đã ngủ nghê được chút nào đâu, vừa mới vào đây được một lát.
Lý-mạc-Thu cố làm ra vẻ bình tĩnh nói:
- Thôi! Thế thì được!... Ta đã đếm đủ đến mười rồi, cô đừng có trách tôi nghe! Độc tính của ngân châm này là bí thuật của môn phái ta do sư phụ phu nhân truyền cho ta, vì cô ngoan cố nay ta phải tặng cô để cô được biết ý vị nó ra sao.
Nói đoạn, cô ta cúi xuống lấy đầu ngân châm chà lên huyệt "Tướng đài" của Dương-Qua.
Tiểu-long-Nữ bị chà lên huyệt "Huyền Cơ" nơi trước ngực.
Tiểu-long-Nữ vốn là người gan dạ và điềm tĩnh dị thường, cũng phải oằn oại vì chất độc của ngân châm, đã theo huyệt dạo xâm nhập vào toàn thân. Từ da thịt đến xương tủy và các cơ thể lúc bấy giờ như ngàn vạn con kiến rần rần cắn ở khắp nơi. Thực là chưa có một hình phạt nào trong thiên hạ có thể làm cho người đau đớn kỳ lạ đến thế được. Đó là một thứ độc dược độc đáo của bản môn, dĩ nhiên ngay trong bản môn đã phải có thứ thuốc giải độc, nhưng khốn nỗi cả hai người đều đã bị điểm huyệt, không còn cử động được nữa, nên vô phương cứu giải.
Lý-mạc-Thu vốn ác độc, tàn nhẫn, nên thản nhiên ngồi ở dưới đất, đợi coi những biến chuyển phát hiện từ hai người xem độc dược đã thấm vào nội tạng chưa. Cô ta vẫn phân vân chẳng biết Tiểu-long-Nữ có chịu tiết lộ những bí mật trong mộ đài không. Chỉ trong chốc lát là huyết mạch Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua đã chạy khẩn cấp, người đã phát nóng. Cô ta biết độc dược đã thấm vào nội tạng thì không còn nói đến việc cứu giải được nữa.
Dương-Qua khe khẽ nói:
- Thưa cô nương, hay là cô đem những bí mật của Mộ đài nói đi thôi. Hai người này chẳng ngần ngại gì mà không dùng đủ mọi ngón độc để hại ta đó.
Tiểu-long-Nữ cũng khe khẽ nói:
- Chính thế. Họ là tay ác độc nhất đời.
Thoáng nghĩ tới những đường bí mật ra khỏi mộ đài, nàng ngẩn đầu nhìn lên trên nóc nhà chỗ có ghi các hình đố.
Năm xưa, Vương-trùng-Dương đã thề không trở lại mộ đài. Ông tiên tri Lâm-triều-Anh thế nào rồi cũng qua đời trong Mộ đài.
Đối với người đã say mê đắm đuối vì yêu mình, ông không khỏi thấy bâng khuâng thương nhớ dù rằng bà thi ân với ông khá nhiều mà cũng kết oán với ông chẳng ít. Nghĩ và cảm như thế ông bỏ lời thề xưa, đã dấn bước theo mật đạo nhập Mộ đài, lén cho á Hoàn là đệ tử của bà hay đường lối xuất mộ và đồng thời nhìn lại di thể của người bạn thân thiết trước kia đã cùng mình rong ruổi cuộc đời giang hồ nghĩa hiệp.
Ông đau khổ vô cùng, nức nở khóc; khi đi một lượt khắp ngôi Mộ đài mà xưa kia ông đã mất bao nhiêu công trình, sau bao nhiêu năm tháng xây dựng nên. Thấy bà Lâm-triều-Anh đã vẽ hình mình ra trên mặt một bức tường, rồi lại thấy trên đỉnh hai căn phòng bà đã đi khắc võ thuật. "Ngọc-nữ tâm-kinh", thực là tinh vi ảo diệu, mỗi ngón đều để chế khắc mỗi ngón của Toàn-Chân võ thuật, mặt ông tự nhiên xậm lại và lập tức ông rút lui ra khỏi chốn Mộ đài.
Ông một thân lủi thủi vào chốn núi sâu, kết lập một thảo lư.
Ba năm liền không rời bước khỏi núi, để nghiên cứu cho tinh tường võ thuật "Ngọc-nữ tâm-kinh" tìm ra những ngọn để phá lại, tuy cũng đã thành hẳn một võ thuật có hệ thống uẩn súc, lòng ông bực bội đối với trí tuệ thông minh dị thường của bà Lâm triều Anh, đành phải chịu thua và bỏ không nghiên cứu thêm nữa.
Sau 10 năm, nhân cơ luận hội kiếm ở núi Hoa Sơn có đoạt được bộ "Cửu âm chân kinh" là một sách hiếm có, kỳ lạ về vô học, ông thề chẳng luyện tập theo kinh sách này. Nhưng để thỏa mãn tính háo kỳ, ông lại đọc qua ít lần.
Võ nghệ của Vương-trùng-Dương thời ấy đã là đệ nhứt trong thiên hạ. Vì thế, chỉ đọc qua những thiên trong Cửu âm chân kinh là ông đã quán thông được hết những tình tiết bí ảo trong đó sau 10 ngày suy ngẫm.
Bỗng nhiên quán thông, ông sung sướng ngẩng mặt lên trời cười hả hê một hồi, rồi trở lại Mộ đài, tìm đến căn phòng bằng đá bí ẩn nhứt, khắc lên nóc nhà những yếu chỉ của Cửu âm chân kinh mỗi ngón đều phá được võ thuật Ngọc-Nữ tâm kinh của bà Lâm-triều-Anh. Ông lại còn ghi mấy câu ở dưới ngón tay trong bức hình của ông với ngụ ý muốn cho hậu sinh, nếu ai có duyên lành sẽ biết được rằng võ thuật của Toàn-Chân phái không phải hoàn toàn bị võ thuật Ngọc nữ tâm kinh chế khắc được hết cả, và vị tổ sư sáng lập ra Toàn chân môn phái đã sáng tạo ra được võ pháp lại rồi. Lúc rời khỏi mộ đài ông có ghi lại trên một phiến đá trên núi Chung-Nam những lời ai điếu của ông với bà Lâm-triều-Anh, hiện còn để lại bút tích.
Lúc đó ông hồi tưởng lại những lời ông đã ghi chú ở bức họa hình ông tại cổ mộ đài, thấy rằng lời lẽ ẩn ý khó hiểu e rằng hậu nhân thuộc cổ mộ môn phái vị tất đã có người lãnh hội nổi. Nhưng nếu nói rõ ra thì chẳng hóa ra là làm tiết lộ cho đời biết môn đệ nhứt kỳ thư trong thiên hạ sao?
Trong lúc ông đương phân vân như thế, có một phu nhân nước mắt chảy ròng, nức nở khóc, đến trước ông, dáng điệu rất sầu thảm. Ông hỏi thì được biết người ấy là họ Tôn, xưa kia đã cùng với bà Lâm-triều-Anh là đôi bạn cùng phiêu bạt giang hồ đã từng cứu giúp nhau. Phu nhân họ Tôn được biết bà Lâm-triều-Anh đã qua đời nên thượng sơn đến cầu xin cho được làm lễ ai điếu tại Mộ đài để giữ trọn tình bằng hữu.
Vương-trùng-Dương thấy phu nhân kia nếu quá động, bèn chỉ cho đường đi nước bước khả dĩ vào được mộ đài.
- Ta có mười sáu chữ truyền cho, phải nhớ kỹ lấy và chẳng được tiết lộ cho ai hay. Đến giờ lâm chung chỉ được trao lại cho người chủ nhân mới của mộ đài thôi.
Phu nhân kia cúi đầu tạ lễ, rồi lẩm nhẩm đọc thật kỹ ghi khắc vào lòng. Bà theo đường đi nước bước vào mộ đài để làm lễ ai điếu. Rồi vì cảm nghĩa ả Hoàn bà ta mà ở lại luôn trong Mộ Phu nhân đó chính là Tôn bà vậy.
Tôn bà đem mười sáu chữ kia viết vào một miếng vải trắng khâu vào trong chiếc áo bông mà lúc lâm chung đã trao lại cho Dương-Qua, mười sáu chữ ấy là: mười sáu chữ mà Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ đã đọc được khi xét chiếc áo lông cừu.
Tôn bà không phải là người thông minh cho lắm nên không hiểu được dụng ý nói đến những điều bí ẩn chứa trong căn phòng bằng đá kia.
Vương-Trùng-Dương và Lâm-triều-Anh đều là hai bực kỳ tài vang danh một thời đã để lại cho đời những ngón tuyệt diệu. Đáng tiếc thay tình vừa chớm nở, thì vì truyện tranh luận võ nghệ mà đôi bạn trở nên nghịch với nhau. Nếu hai bên hợp tác được thì sự nghiệp để lại cho đời sau còn đẹp đẽ hơn nhiều.
Vì nghịch nhau như thế nên về sau người thì phải xuất gia mặc áo vàng làm một kẻ tu hành, người thì ôm uất hận cho đến lúc chết tại chốn Mộ đài.
Từ chỗ yêu thương đã trở thành thù nghịch.
Dẫu đã xa nhau nhưng còn vương vấn tơ lòng.
Ôi chữ tình càng gỡ càng vương. Thương nhau nhiều, ghét nhau lắm, càng oán nhau thì tơ lòng càng buộc chặt. Tâm trạng đôi tri kỷ cứ mãi mãi như thế cho đến ngày cùng đem thân chôn chặt xuống tuyền đài.
Lâm-triều-Anh thì sáng lập ra "Ngọc-nữ tâm-kinh" để chế khắc Toàn Chân võ thuật. Vương-trùng-Dương cũng chẳng chịu thua, lấy Cửu âm chân kinh chống lại. Vương-trùng-Dương tự thấy mình phải thua kém bà một bực, nên từ đó ông càng khiêm nhường, thường nhủ các đệ tử phải khắc kỷ hư tâm, sống âm thầm chẳng nên xuất đầu lộ diện.
Tiểu-long-Nữ mới nhìn qua đã biết được lối thoát bí mật của Mộ đài, khổ nỗi đã bị điểm huyệt nên có biết cũng chẳng làm gì được nữa. Nàng hối hận sao lại mải mê truyện trò với Dương-Qua, mà chẳng sớm tìm lối thoát bí mật kia ra khỏi Mộ đài. Toàn thân nàng nhiệt độ mỗi lúc một tăng. Liếc mắt nhìn lên đồ hình trên nóc nhà, nàng thở dài. Đưa mắt về phía bên mặt nàng đọc thấy mấy câu về "Cửu âm chân kinh" bỗng nhiên nhìn thấy 4 chữ "giải huyệt bí huyết", mắt nàng đột nhiên sáng ngời lên. Nàng lạnh lùng vừa đọc vừa suy ngẫm, bỗng nhiên nàng tỏ ra vui mừng vô hạn. Nếu người không tự kềm chế được thì có lẽ nàng đã thốt nên những tiếng reo mừng.
Đại khái thì bí quyết ấy nói về những nguyên lý khi luyện nội công làm cho hỏa khí tụ đan điền, các đường huyệt đạo đều ngưng lưu thông vì đã dồn vào tới đó. Còn đối với người đã từng tập luyện tới "Cửu âm chân kinh" các kinh lạc đều luân lưu điều hòa, thông hoạt từ trên xuống dưới từ dưới lên trên, nhứt định không thể bị ai điểm huyệt được.
Cứ lý ấy mà suy ra, huấn giáo này đã là bùa cứu mạng cho Tiểu-long-Nữ trong lúc khốn đốn này.
Nàng suy đi nghĩ lại, thấy dầu mình có khai thông được huyệt đạo cũng chẳng ích gì vì làm sao mà địch nổi sư tỷ Lý-mạc-Thu. Nàng lại đọc kỹ đoạn kinh văn ghi trên nóc nhà, có đoạn chỉ giáo cho phương thế, nếu biết và sử dụng được, thì hễ xuất thủ là có thể chế ngự được các ngón của Lý-mạc-Thu. Huấn giáo chỉ từ đầu xuống chân, từ chân lên đầu, cả thảy hai đoạn, công phu luyện tập thực là dễ dàng, nhưng cũng phải 10 ngày mới thành thuộc được.
Lòng nàng miên man suy nghĩ, ngoảnh nhìn về phía Dương-Qua thấy hắn đang rét run lên bần bật. Có lẽ giờ này chất độc của ngân châm đang thấm vào mãnh liệt.
Những lúc nguy cấp thường là những lúc phát sinh tâm trí sáng suốt. Chính giữa lúc khốn này nàng đã âm thầm học đến nhập tâm hai đoạn "giải huyệt bí quyết" và "bế khí bí quyết" của Cửu âm chân kinh.
Nàng ghé mồm vào tai Dương-Qua nói rất nhỏ cho nó biết.
Dương-Qua vốn dĩ là người thông minh, lanh lợi nên nói sơ là nó đã hiểu hết.
Tiểu-long-Nữ vẫn khe khẽ nhấn mạnh:
- Trước hết phải làm cho thông huyệt đạo.
Dương-Qua khẽ gật đầu.
Lúc bấy giờ căn phòng bằng đá tối đen như mực, hai thầy trò Lý-mạc-Thu ở lại đó để đợi hai người bị độc được hành hạ cơ thể rang chín người đi, rồi phải nói ra tất cả những điều bí ẩn chứa đựng trong Cổ mộ đài, nào có ngờ đâu họ đang âm thầm tìm cách giải nguy và đối phó lại.
Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua cứ theo y như lời chỉ dạy của Vương-trùng-Dương để giải huyệt bí quyết.
Hai người đã có sẵn cái vốn về nội công kha khá chỉ còn việc theo lời dạy về cách vận khí khác thường, là trong giây lát đã làm thông hoạt được huyệt đạo.
Nàng nhè nhẹ thò tay lấy ở bọc ra hai viên "giải độc linh đơn" khẽ chuyền một viên đưa vào mồm Dương-Qua còn một viên thì nuốt đi.
Nàng cử động rất là nhẹ nhàng khoan thai. Lý-mạc-Thu chẳng biết có pháp thuật gì mà tự nhiên nhận thấy, vừa hai người trở lại bình thường chạy xô lại vừa quát:
- Chúng bây làm trò gì thế!
Tiểu-long-Nữ xuất chưởng, nhè nhẹ vỗ vào đầu Lý-mạc-Thu. Đó là một ngón đã vận dụng điện lực của võ thuật Ngọc-nữ tâm-kinh, một ngón võ thượng thặng.
Lý-mạc-Thu hết sức kinh sợ vì việc xảy đến quá bất ngờ nên phải vội vàng nhảy lại phía sau để cho áp lực giảm sút phần nào.
Tiểu-long-Nữ nói:
- Chúng tôi muốn ra khỏi đây! Sư tỷ thế nào! Có ra hay ở?
Lý-mạc-Thu vẫn tự phụ là người võ nghệ cũng như tài sắc vô địch trong giang hồ, nay lại bị một người vô danh tiểu tốt, đàn em, dở chưởng lực ra đối địch lại, thì lấy làm uất giận lắm. Tuy thế cô ta chẳng dám giở giọng tự cao tự đại, sợ phật ý, nàng không dẫn ra khỏi căn phòng nầy thì sẽ bị đánh chết ngộp ở chốn này sao.
Cô ta nghĩ bụng: mình võ nghệ ăn hẳn sư muội, cứ làm thế nào cho nó dẫn mình ra khỏi, lúc đó hãy sửa trị cũng chẳng muộn gì. Nó cũng có ít ngọn hiểm độc lạ thường, nhưng những ngọn ấy cũng chẳng ăn thua gì. Nghĩ vậy cô ta cố nén giận, cười khẽ nói:
- Cô tiến bộ lắm rồi đó, ta phục cô gấp bội. Thôi, bây giờ dẫn chị đi ra, nghe cô!
Dương-Qua rất tinh khôn, muốn nhân dịp ấy làm lạc hai thầy trò Lý-mạc-Thu mỗi người đi mỗi ngả. Nó cũng tươi cười nói:
- Làm sao mà dẫn cả hai người cùng ra một lúc được. Cô nương tôi chỉ dẫn được từng người một, đem người này ra rồi lại trở vào đón người kia.
Lý-mạc-Thu cũng tinh ý mắng át:
- Thôi mày! Hẳn tạm im cái mồm đi!
Tiểu-long-Nữ chưa thông cảm được tinh ý của Dương-Qua.
Tuy vậy nàng vẫn chiều theo ý nó đáp lại Lý-mạc-Thu:
- Chỉ dẫn một người một thôi. Hai người, cùng đi một lúc thì không được.
Dương-Qua cười ra vẻ cởi mở thú vị lắm, nói:
- Thưa sư bá, sư bá cho sư tỉ tôi theo chúng tôi ra trước có được không ạ!
Lý-mạc-Thu nuốt giận chẳng thèm đáp nửa lời. Dương-Qua lại tiếp:
- Thôi sư bá đã bằng lòng rồi, chúng ta cùng đi cho sớm. Cô nương đi trước dẫn đường tiếp đến là tôi và sau đó ai muốn nối chân theo cũng được.
Bấy giờ Tiểu-long-Nữ đã lãnh hội được ý Dương-Qua, chỉ mỉm cười không nói gì cả, nắm tay Dương-Qua bước dần ra khỏi thạch thất. Lý-mạc-Thu và Hồng-Lăng-Ba tuy không nói gì với nhau nhưng cả hai đều ái ngại chỉ sợ bất thình lình thầy trò Dương-Qua vận chuyênr máy móc đổ sập một cửa đá ngăn cách chia ly mỗi người một nơi thì nguy to. Cho nên cả hai đều sát cánh nhau đứng song song tại cửa, lăm le chen chân bước đi trước.
Thấy thái độ của học trò như thế, Lý-mạc-Thu nổi nóng quát lớn:
- Nghiệt súc, mi toan chen lấn cùng ta chăng?
Nói xong, nàng đưa tay trái nắm chóp đầu Hồng-Lăng-Ba.
Hồng-Lăng-Ba vốn biết sư phụ mình hễ đã ra tay thì vô cùng hiểm độc cho nên vội lùi ra sau một bước, lòng vừa lo sợ vừa bực tức không dám nói một lời.
Lý-mạc-Thu nối gót liền theo sau Dương-Qua không rời gang tấc. Phía trước Tiểu-long-Nữ thoăn thoắt bước đi quanh qua quẹo lại và mỗi lúc lại đi vào con đường thấp hơn. Một chặp sau nàng cảm thấy dưới chân ẩm ướt, biết rằng đã ra khỏi Cổ-mộ Đài, thoạt trông phía trước có nhiều ngã ba đường. Bất thình lình đường đi tuột xuống thật sâu thăm thẳm. Cả bốn đều là những tay võ công thượng thặng dày công tập luyện nội công, quen với biến chuyển bất ngờ ứng phó vô cùng lanh lợi, chứ nếu là tay tầm thường thì có lẽ đã sa chân lăn xuống vực sâu rồi.
Vừa đi Lý-mạc-Thu vừa ngẫm nghĩ:
- Núi Chung-Nam Sơn nào có cao gì cho lắm mà ta cứ quanh mãi trong lòng núi như thế này, không biết bây giờ đang đứng đâu.
Một chặp sau lối đi bằng phẳng dần và ngập cả nước. Càng đi nước càng lên cao dần, không mấy chốc đã cao quá gối. Sau đó nước lên tới hông, tới bụng, quá ngực rồi dần dần lên cổ họng.
Tiểu-Long quay lại khẽ hỏi Dương-Qua:
- Mi đã nhớ kỹ bí quyết bế khí rồi chứ?
Dương-Qua không trả lời sợ họ nghe thấy, chỉ lặng lẽ gật đầu mấy cái ngụ ý đã thuộc kỹ rồi.
Tiểu-long-Nữ dặn nhỏ thêm Dương-Qua đừng trò chuyện dưới nước và chờ nàng lấy hơi một lúc rồi từ từ đi tới.
Dương-Qua vừa bước theo vừa khẽ đáp:
- Cô nương khỏi bận trí về tôi, cứ yên tâm mà đi.
Tiểu-long-Nữ gật đầu xăm xúi bước mau hơn. Nước đã lên quá cổ, mọi người phải ngậm miệng để khỏi sặc.
Lý-mạc-Thu run sợ khẽ hỏi Tiểu-long-Nữ:
- Sư muội biết bơi đấy sao?
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Từ bé đến lớn, tôi sống trong Cổ mộ đài chưa bước chân đi xa, làm sao mà biết bơi được?
Nghe nói thế Lý-mạc-Thu cũng hơi vững bụng, yên tâm bước theo. Thình lình gặp chỗ sâu bất ngờ, nàng giật mình sụt chân xuống, hoảng hốt hả miệng uống một ngụm nước và đi chậm một chút. Trong khi ấy Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua vẫn điềm nhiên bước tới, giữ đúng bí quyết kềm hơi định khí. Lý-mạc-Thu cảm thấy run sợ vô cùng nhưng vì đã trót lỡ nên cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Bỗng hình như có người ghì lại phía sau. Nhìn lại thì Lý-mạc-Thu thấy Hồng-lăng-Ba đã ghì chặt áo mình. Nàng cố sức gỡ ra, nhưng cứ nhùng nhằng mà không thoát khỏi. Phàm người ta khi gặp sự nguy hiểm đe dọa, thì ý chí tự vệ nổi lên, ai cũng cố liều chết bám lấy cái sống. Giòng nước mỗi lúc càng chảy lạnh, sức mạnh ồ ạt, tiếng reo như thác lũ. Hồng-lăng-Ba và Lý-mạc-Thu bị nước cuốn đi trôi nổi bập bềnh.
Lúc thường bình tĩnh bao nhiêu thì bây giờ càng cuống cuồng lên bấy nhiêu. Lý-mạc-Thu giẫy dụa, quơ quàng bậy bạ, đụng gì chộp nấy, gặp cái gì cũng níu lại. Đột nhiên nàng nắm được một vật mềm mềm vội túm chặt lấy, nhìn lại là chớp vai của Dương-Qua.
Trong lúc đang nắm tay Tiểu-long-Nữ bình tĩnh nín hơi bước tới, Dương-Qua bị chộp bả vai bỗng giật mình cố gỡ ra nhưng Lý-mạc-Thu lại níu chặt thêm. Ngại cử động mạnh hô hấp không đều, nước có thể vào miệng mũi được nên Dương-Qua cố gắng đi, mặc kệ nàng bám bên vai.
Bốn người nối tay kéo nhau bước tới mặc tình cho nước cuốn sống nhồi.
Độ nửa giờ sau vì nín thở quá lâu cả hai thầy trò Lý-mạc-Thu cảm thấy ngộp hơi, không chịu nổi nữa. Nhưng may sao nước bỗng chảy chậm và cạn dần xuống tới cổ. Đi thêm một lúc nữa nhìn trước mặt thấy ánh sáng do một cửa động từ từ chiếu lại.
Cố gắn bước tới cửa động cả hai cảm thấy mệt lả, vội ngồi trên tảng đá vận khí trục bớt số nước uống lỡ vào bụng và ngồi thở hào hễn.
Tiểu-long-Nữ dùng ngón độc của Lý-mạc-Thu đã hại mình trước kia, lẳng lặng đưa tay điểm vào yếu huyệt của hai thầy trò khiến cả hai mềm nhũn rồi đem đặt trên một tấm đá tròn, để nằm ễnh bụng lên cho nước từ từ thoát bớt ra ngoài.
Một chặp sau thầy trò Lý-mạc-Thu từ từ tỉnh lại hé mắt nhìn thấy ánh sáng chiếu vào mặt đoán chắc đã ra khỏi Cổ mộ đài, chưa rõ Tiểu-long-Nữ và Dương-Qua đã tỉnh trước chưa, e rằng họ có thể dùng vũ lực phục thù thì nguy hiểm lắm. Sau khi bị ngâm nước lâu, cả hai đều cảm thấy lạnh run, hai hàm răng đánh cồm cộp. Tuy nằm yên nhưng cả hai cảm thấy chân tay rũ liệt và bắp thịt hầu như muốn tan rã đi hết.
Lúc nãy Tiểu-long-Nữ đã vận nội công điểm huyệt, nếu không cao thủ biết rõ lối giải của Vương-trùng-Dương thì ít nhất cũng cần qua bốn mươi chín ngày mới tự giải quyết được.
Tiểu-long-Nữ hỏi Lý-mạc-Thu:
- Trước khi chia tay, sư tỷ có cần dùng gì thì cứ bảo.
Lý-mạc-Thu tuy bị điểm huyệt nhưng trí khôn vẫn còn sáng suốt, nghe hiểu được mọi việc, nhưng nàng chỉ nhìn Tiểu-long-Nữ với cặp mắt vừa vui mừng vừa bực tức.
Hỏi xong Dương-Qua và Tiểu-long-Nữ xoay mặt kẻ trước người sau bước ra đi.
Đưa mắt nhìn chung quanh mình. Dương-Qua thấy tư bề cây cối tươi xanh, lá phủ mát rượi, ánh sáng chiếu lập lòe trong lòng cảm thấy nôn nao dâng lên một niềm thú vị. Dương-Qua vui vẻ hỏi Tiểu-long-Nữ:
- Cảnh đẹp quá Cô nương nhỉ?
Tiểu-long-Nữ chỉ nhìn nó rồi mỉm cười không đáp.
Hồi tưởng lại cảnh tượng vừa trải qua cả hai cùng cảm thấy chùng mình ngao ngán, nhưng giờ đây đứng trước cảnh trời mây bao la thì lòng càng thêm hân hoan rào rạt.
Một lúc sau cả hai thấy mỏi mệt nằm dưới gốc cây, gió mát thổi hiu hiu, ngủ thiếp đi một giấc thật ngon lành.
Nơi đây là một cửa động ở tại chân núi Chung-Nam-Sơn, tứ bề hoang vu tịch mịch, cây cối um tùm ít người lai vãng. Qua một lúc hai người chợt tỉnh dậy, bấy giờ chất độc của ngân châm đã tiêu hết không còn lạnh buốt như trước nữa, trong người cũng hết nhức mỏi, chân tay được thu thới nhẹ nhàng, tinh thần sảng khoái.
Dương-Qua ngỏ ý muốn đi du ngoạn để nếm mùi siêu thoát của cảnh rừng nội mây ngàn bù lại những giờ phút gian nguy dưới vuốt tử thần. Nhưng Tiểu-long-Nữ từ tấm bé nào biết được cái thú đó cho nên lòng nàng không hề nghĩ đến. Nàng tỏ ý không bằng lòng và khuyên Dương-Qua để thì giờ tập luyện võ công, nhất là thuật "Ngọc nữ tâm kinh" trong thời gian bị bỏ dở.
Đối với Dương-Qua thì ý kiến nào của thầy cũng là chí lý nên hắn vui vẻ tán thành ngay. Hai người đưa nhau vào rừng sâu, tìm nơi cảnh đẹp vừa mát mẻ vừa hoang vắng, cùng nhau đắp nền, cắt tranh chặt cây dựng nên một túp lều để ban ngày nghỉ ngơi. Và đêm đêm cả hai đưa nhau vào rừng sâu tìm nơi thật hoang vắng, cây cối rậm rạp rồi mỗi người một bụi xung quanh che kín, trút cả y phục, lõa thể để rèn luyện nội công "ngọc nữ tâm kinh".
Ba tháng trời lặng lẽ và êm đềm trôi qua. Tiểu-long-Nữ rèn luyện đã tinh thục. Một thời gian sau nữa Dương-Qua cũng theo kịp. Lúc bấy giờ hai người cùng nhau luyện võ bằng cách đấu với nhau. Tất cả các môn đều được Tiểu-long-Nữ tận tình chỉ dạy, chẳng mấy lúc mà Dương-Qua tập luyện lão thông.
Trong những phút nhàn rỗi Dương-Qua đem những chuyện nhân thế ra bàn luận.
Từ tấm bé Tiểu-long-Nữ đã sống một cuộc đời hư tâm tòng đạo không mảy may vướng nghiệp hồng trần, lòng lúc nào cũng nhẹ nhàng thanh thoát. Nàng thấy Dương-Qua thường đưa những câu chuyện bên ngoài ra nói, biết nó khó sống mãi trong cảnh rừng núi hoang vu cô tịch như thế nầy, cho nên có lúc nàng tìm cách hỏi để dò ý:
- Dương-Qua, đến nay chúng ta luyện tập đã tiến bộ nhiều. Mi so sánh xem giữa ta và bác Quách-Tỉnh gái tài nghệ ai hơn ai kém.
- Cả hai đều giỏi cả, nhưng so với cô nương chắc cũng không hơn nổi đâu.
Tiểu-long-Nữ nói:
- Bác Quách-Tỉnh đem hết võ công truyền lại cho vợ ngoài ra còn truyền cho hai anh em họ Vũ nữa. Nếu ngày sau gặp nhau, chắc thế nào chúng ta cũng bị mang nhục vì thảm hại.
Nghe nói Dương-Qua như tức nghẹn lời. Một lát hắn trợn mắt đưa tay quả quyết nói:
- Thưa Cô nương, nếu họ làm nhục ta thì tôi nhất định không bao giờ để họ ở yên đâu.
Nàng lạnh lùng nói:
- Sức mi làm sao địch nổi họ. Thôi đừng suy nghĩ làm gì cho bận tâm.
Dương-Qua vẫn cãi:
- Nhưng họ làm thương tổn danh dự tôi thì không thể nào làm thinh được.
Tiểu-long-Nữ lắc đầu nói tiếp:
- Sức ta nhắm không địch nổi bác Quách-Tỉnh gái đâu.
Dương-Qua lẩm bẩm:
- Phần tôi thì nhất định không thế nào so tài được với Bác Quách-Tỉnh trai rồi. Ngay như bộ hạ của bác cũng toàn là cao thủ cả!
Tiểu-long-Nữ lặng nhìn nó một chập và nghĩ thầm:
- Bao năm qua sống bên cạnh mình, Dương-Qua đã chịu ảnh hưởng, bản tính lạnh lùng của mình và cuộc sống thanh đạm trong Cổ mộ đài quá nhiều nên tánh nông nổi của nó ngày nay cũng giảm bớt nhiều lắm.
Thật ra bản chất nóng nảy của Dương-Qua vẫn chưa thay đổi chút nào. Sở dĩ bây giờ nó đã lớn tuổi, có chút ít kinh nghiệm và óc suy nghĩ, cho nên nó thốt ra câu ấy vì nhận thấy trước kia Quách-Tỉnh trai đã tận tình chăm sóc và thương yêu nó. Bản chất của nó lúc nào cũng muốn dĩ ân, trả ân, dĩ oán, trả oán, ân oán phân minh để giữ lẽ công bằng, trọn tình nghĩa mà thôi.
Tiểu-long-Nữ hỏi tiếp:
- Nhưng nếu sức họ không địch nổi mi thì mi tính sao?
Dương-Qua đáp:
- Thưa cô nương, giữa họ và chúng ta không thù không oán vì dầu tài nghệ tôi có trội hơn mà họ không khiêu khích thách đấu thì khi nào tôi tự nhiên xuất thủ được.
Tiểu-long-Nữ gật đầu từ từ nói:
- Phải, giữa mi và họ không oán không thù, mi cư xử như vậy thật là phải lắm. Nhưng giữa nhóm người trên Đào Hoa Đảo và ta, tuy không mảy may liên hệ, nhưng gặp nhau chưa chắc họ chịu để yên đâu.
Nghe nói Dương-Qua giật mình vội hỏi:
- Sao giữa gia đình đó và cô nương có kết thân thù oán hay sao. Họ có ý khinh miệt cô nương từ lúc nào. Xin cô nương nói rõ cho nghe.
Tiểu-long-Nữ lạnh lùng nói:
- Giữa họ và ta không hề quen biết. Nhưng giữa Quách-Tỉnh và phái Toàn-Chân có cựu tình sâu sắc. Ta đã ra tay cùng các đạo sĩ Toàn-Chân, như thế lẽ nào Quách-Tỉnh không tìm cách rữa hận, không bao giờ để ta yên thân.
Dương-Qua giật mình nhưng bặm môi nói lớn:
- Cô nương đừng lo, mặc dầu họ tài giỏi đến đâu, nhưng nếu một khi họ dám động đến cô nương thì Dương-Qua này dầu phải đổi mạng cũng liều sống chết với họ một trận.
Tiểu-long-Nữ đáp:
- Nhưng tức thay bọn ta chưa đủ tài đủ sức để cự đương cùng họ!
Vốn có khiếu thông minh lanh lợi tuyệt vời, nên Dương-Qua thoáng nghe đã hiểu ngay ý muốn của sư phụ nên nó mỉm cười nói:
- Thưa Cô nương, hiện nay bọn ta còn yếu sức, nhưng nếu chịu khó luyện tập hết điều di huấn của Vương-trùng-Dương thì chắc chắn bọn Đào Hoa Đảo không đủ sức chống lại ta.
Tiểu-long-Nữ mừng rỡ, mắt nhìn nó cười tươi như hoa và nói lớn:
- ồ, nếu được vậy thì họ có ba đầu sáu tay cũng khó cự được với ta, phải không?
Thầy trò đắc ý cười vang, lòng hân hoan sung sướng đầy tự tin và hy vọng.
Chỉ mấy lời ấy mà Dương-Qua quyết tâm tiếp tục cuộc sống cùng Tiểu-long-Nữ tại chốn thâm sơn cùng cốc nầy đến hơn một năm sau nữa.
Trong khi bị điên đảo tại thạch thất trong Cổ mộ đài, Tiểu-long-Nữ đã chú ý xem và học thuộc lòng tất cả các dấu hiệu bí quyết của Cửu âm chân kinh. Nhờ lòng lúc nào cũng thanh thoáng sáng suốt không mảy may bận rộn vì ngoại cảnh, thêm óc thông minh tuyệt vời và lòng kiên nhẫn vô kể nên Tiểu-long-Nữ đã chú ý là thông hiểu ngay. Chẳng phải như mẫu thân của Hoàng-Dung trước kia, tuy thông minh nhưng chỉ đọc để mà nhớ, không suy nghiệm thấu đáo và không giữ được lòng yên tịnh cho nên dù học thuộc lòng vẫn không bổ ích và lúc chết đi chỉ mang theo một mớ lý thuyết, chưa rõ được kỳ diệu tinh xảo của Cửu-âm chân-kinh.
Một năm trôi qua, cả hai đã luyện được nội ngoại thần công tinh diệu, bản lãnh tiến thêm một mức khá dài.
Họ bẻ những cành cây non mềm mại song đấu với nhau. Họ luyện chuyển nội lực vào các cành cây mềm yếu với mục đích trau dồi nội công thành thục, dầu gươm cứng dao bén đâm vào cũng chẳng nghĩa lý gì.
Nhưng một hôm nọ, sau khi tập luyện xong, Tiểu-long-Nữ có vẻ âu sầu dã dượi khác thường. Sắc mặt nàng luôn luôn đăm chiêu suy nghĩ không nói chẳng cười. Dương-Qua lo lắng tìm cách khơi chuyện để nàng tiêu sầu giải muộn nhưng vẫn không kết quả. Nét mặt nàng lạnh lùng và ảm đạm làm sao.
Dương-Qua tự biết đến nay đã luyện tập chu đáo tất cả những bí quyết của pho Cửu âm chân kinh rồi, nhưng muốn đạt được mức tinh diệu của pho võ công nầy thì dầu tốn hao hàng trăm năm công phu chưa chắc đã tới chốn. Nhưng với căn bản sẵn có, nếu muốn tiếp tục trau dồi thì bản lĩnh sẽ tiến bộ đến chỗ siêu việt lên mãi.
Ngày nay đối với Tiểu-long-Nữ, nó tự thấy không còn lý do gì phải tiếp tục chung sống cùng nơi chốn nầy nữa. Như thế thì sau khi nó hạ sơn, còn một mình nàng thui thủi nơi chốn hoang vu nầy, làm sao nàng không buồn rầu đau đớn.
Nghĩ đến đó nó thấy tâm tư rung cảm, vội đến gần nàng thỏ thẻ hỏi:
- Thưa cô nương, nếu tôi không muốn hạ sơn và tình nguyện cùng cô nương sống mãi nơi đây cho đến mãn đời, chẳng hay cô nương có bằng lòng không?
Mặt đang buồn rầu, Tiểu-long-Nữ vụt sáng lên, hớn hở nói ngay:
- Nếu được vậy, còn gì sung sướng cho bằng!
Vừa nói xong nàng bỗng nín ngay và giữ yên lặng. Trong lúc quá vui mừng nàng không kiềm chế được lòng mình đã bộc lộ tâm tư, nghĩ lại thấy ngượng nên không nói thêm được gì nữa.
Riêng phần Dương-Qua, tuy thương thầy nói như thế nhưng lòng lại nghĩ khác. Bây giờ lỡ đã nói ra khó nổi thu lại. Nhưng nó đinh ninh sẽ tìm cách đính chánh hoặc sửa đổi chút ít. Vì vậy mà lúc nào nó cũng suy tư và chiều đó không ăn cơm, cũng chẳng nói năng gì thêm. Tối đến nó lủi thủi vào một góc lều tranh nằm khoanh rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Túp lều tranh được xây dưới gốc cây tùng lớn để nhờ bóng mát và núp gió. Từ trân các cành tùng, nhưng bó giây leo chằng chịt lòng thòng, thêm những giây hoa rừng đủ màu sắc rực rỡ bó lòng từng tua ngũ sắc bao phủ xung quanh trông như một chùm hoa. Ngoài ra Dương-Qua đi tìm các loại hoa cúc hoa hồng trồng xung quanh hè, nay đã cao lớn trổ bông rực rỡ vừa đẹp mắt vừa thơm ngào ngạt. Nhưng tất cả bông hoa tươi thắm đều dành trang trí cho phòng của Tiểu-long-Nữ, còn riêng phía bên mình thì để trống trơn.
Tuy nhiên ở bên trong, Tiểu-long-Nữ vẫn giữ sạch sẽ và đơn giản vô cùng.
Thấy cô nương không được vui vẻ lắm nên Dương-Qua cảm thấy rầu rầu chậm bước đi qua đi lại trước cửa lều suy ngẫm mãi rồi nhìn trăng lên thật cao khỏi núi mới vào ngủ lại.
Ngủ luôn một hơi đến nửa đêm nó đang mơ màng bỗng nghe tiếng khiêu khích và bước chân vang động gần đâu đấy, hình như có người đang đấu với nhau.
Nó bỗng giật mình choàng dậy, lắng tai nghe, quả là có ạt hòa với những đòn quyền liên hồi không ngớt. Nó vội vã chạy qua phòng Tiểu-long-Nữ khẽ gọi:
- Cô nương, cô nương ơi, cô có nghe gì không?
Lúc bấy giờ không có tiếng đáp lại mà tiếng động và chưởng lực càng gia tăng thêm nhiều. Ngày thường Tiểu-long-Nữ vốn tỉnh ngủ, nếu gọi như thế là tỉnh dậy ngay nhưng chẳng hiểu vì sao lần này gọi mãi không thấy trả lời. Gọi thêm mấy tiếng nữa không được, Dương-Qua tống cửa bước vào chỉ thấy giường không mà nàng đi đâu mất.
Dương-Qua hối hả vội vàng phi thân phóng về phía có tiếng động. Chạy hơn mười trượng vẫn chưa thấy người, chỉ nghe tiếng gió của chưởng lực phát ra. Hắn nhận ra luồng chưởng yếu hơn là của Tiểu-long-Nữ, còn luồng chưởng của địch thủ thì có vẻ hùng hậu và mạnh mẽ hơn nhiều.
Nóng ruột quá, Dương-Qua tăng thêm tốc lực, tung người phi mau như gió cuốn.