PDA

View Full Version : Nhất Thiết Vi Tâm Tạo



Nhím Hoàng Kim
05-20-2007, 08:59 AM
Nhất Thiết Vi Tâm Tạo


Ngày xưa, có hai người bạn thân cùng nhau đi chơi. Khi họ đi ngang qua một ngôi chùa Ấn Độ, chợt nghe trong chùa có tiếng niệm "Bhagavadgita" là một bộ kinh nổi tiếng của Ấn Độ. Một người bạn mới nói với người kia rằng: "Này! Này! Chúng ta hãy vào chùa nghe kinh." Sau đó cả hai cùng bước vào; một người ở lại nghe kinh, còn một người nhìn qua nhìn lại, rồi bỏ ra ngoài tìm các cô kỹ nữ ở lầu xanh.

Người bạn đến lầu xanh một hồi rồi cũng thấy chán, sau đó cảm thấy hối hận và xấu hổ, lòng thầm nghĩ: "Áy da! Mình thật là bậy, thật là đáng xấu hổ, nghe giảng kinh không nghe, lại tới những nơi như thế này! Bạn mình hiện giờ đang nghe kinh, công đức vô lượng, còn mình thì trụy lạc ở chốn lầu xanh này, thật là đáng tội!" Anh ta cảm thấy mình thật đáng tội, thật đáng xấu hổ, cho nên muốn trở lại ngôi chùa để nghe kinh. Nhưng khi anh đến, thì buổi giảng kinh cũng vừa xong. Trong lòng anh vô cùng ân hận, về nhà ray rứt mãi mấy ngày.

Trong lúc người bạn đang ở lầu xanh hối hận, thì người bạn ngồi nghe kinh trong chùa nọ, tâm không sao yên để nghe giảng (Sư Phụ cười), đầu óc cứ nghĩ mãi: "Thật là chán, tại sao ngồi đây nghe kinh. Bây giờ bạn mình đang du hý vui chơi, hưởng những giây phút tuyệt vời, còn mình lại ở đây nghe người ta giảng kinh, chán chết đi được!" (Sư Phụ cười) Và anh ta cứ nghĩ như vậy cho nên trong lòng càng đau khổ.

Rồi một thời gian, hai người này đều qua đời. Tử thần đến nhà của người bạn nghe kinh, kéo anh ta xuống địa ngục; còn đến nhà người bạn đến lầu xanh đưa anh ta lên thiên đường (Sư Phụ cười). Quý vị có biết tại sao không? Không biết à? "Đó là do nhất thiết vi tâm tạo!" Thượng Đế không phải chỉ nhìn vào hành động của chúng ta, Ngài còn nhìn vào tâm chúng ta. Có những lúc nhìn hành vi của một người, chúng ta không hiểu rõ họ có phải thật sự như thế không, chúng ta cần phải nhìn vào tâm họ thì mới chính xác, lòng người lại rất khó lường; có những lúc bề ngoài trông thật lịch sự, nhưng trong lòng lại không tốt; có những khi trong tâm một người rất tốt, nhưng trông bề ngoài không như thế.

Cũng vậy, trong số đồng tu chúng ta có những người có quá khứ không hay lắm, có những người vẫn còn là những tay đàn anh, có những cô vẫn còn là tay đàn chị (Sư Phụ và mọi người cười), có người giết người, có người làm những chuyện xã hội không dung thứ nổi, nhưng sau này họ hối hận, tìm cách tịnh hóa bản thân, thành tâm tu hành, rồi nghiệp chướng của họ cũng được tiêu trừ. Có những người tuy cả đời không làm chuyện gì xấu, nhưng cứ lượn tới lượn lui, không chịu ngồi thiền, gặp Sư Phụ cũng không cảm thấy gì quý trọng, liếc qua một cái rồi bỏ đi, sau đó lại đi tìm Minh Sư khác, đi shopping - đi dạo phố, chúng ta có thể gọi họ là những người "dạo núi"! Bởi vì hầu hết các vị Minh Sư đều ở trong núi (Sư Phụ cười); họ từ núi này trông sang núi nọ, trông ngọn núi kia xanh hơn, đẹp hơn. Bởi vì tu hành không thật sự thành tâm, cho nên làm việc gì cũng không thành tựu.

Vì vậy không phải bề ngoài chúng ta trông có vẻ ngoan ngoãn dễ thương, rồi chúng ta có thể gạt được Thượng Đế. Chúng ta không thể gạt được Thượng Đế, bởi vì gạt Thượng Đế là tự gạt chính mình. Chúng ta tự hiểu mình muốn điều gì. Vả lại khi chúng ta làm việc gì, lòng không thành tâm, bản thân sẽ hiểu một cách rõ ràng.

Quý vị đã đọc qua những câu chuyện về các vị Minh Sư thời xưa, có những người rất lạ lùng, chẳng hạn như Tế Công. Nghe nói ông ăn thịt uống rượu, cả ngày nhậu nhẹt say sưa, đi đứng nghiêng ngửa, không có một chút phong độ. Rồi còn có một vị Kim Sơn Hoạt Phật, ông cũng là một hòa thượng kỳ quặc (Sư Phụ cười), ngày tối lang thang vất vưởng, cũng không có chút tư cách nào v.v.... Nhưng họ tu hành, tự biết đẳng cấp của họ; không những bản thân họ biết, mà Phật Bồ Tát cũng biết. Cho nên những người tu hành chúng ta khó phán đoán từ bề ngoài, nhưng trong tâm chúng ta chúng ta hiểu rõ mình có thành tâm hay không. Nếu chúng ta không biết, Phật Bồ Tát cũng biết. Không thể dựa vào sự biểu diễn bề ngoài mà người ta sẽ tin tưởng, không hẳn là như thế! Thượng Đế sẽ biết cách phán đoán.

Chúng ta tu hành, điều quan trọng nhất là thành tâm. Có những người đến cộng tu, tuy ngồi yên một chỗ, nhưng tâm của họ không ở đó. Cho nên Sư Phụ mới bảo quý vị: Đến chỗ cộng tu, thân khẩu ý phải thanh tịnh (Sư Phụ cười); nếu không, ngồi ở đó không có công đức đâu, còn tệ hơn những người ngồi nhà thiền mà thành tâm. Mỗi ngày ngồi thiền rất thành tâm, khiêm tốn, sẽ được nhiều công đức nhiều hơn (Sư Phụ cười). Nhưng đi cộng tu đương nhiên công đức rất nhiều, bởi vì sự thành tâm của người khác cũng ảnh hưởng đến chúng ta. Ví dụ, đến đây thấy hàng trăm, hàng ngàn người cùng nhau chuyên tâm tọa thiền, thấy mọi người thiền rất chăm chỉ, mình cũng cảm thấy xấu hổ nên cũng ráng tọa thiền một lát (Sư Phụ cười), ngồi một hồi, tự nhiên cũng có công đức vì đầu óc được tịnh hóa và chuyên tâm .