VietLang
05-28-2007, 08:46 PM
Bí Ẩn Lời Nguyền
Lời nguyền - Truyền thuyết hay điều có thật đã được mã hoá
Liệu những cái chết bí ẩn xung quanh kim tự tháp có liên quan đến lời nguyền.
Vào thế kỷ 17 và 18, những hầm mộ đầu tiên của các Pharaon bị khai quật. Từ đó, câu chuyện có thật về lời nguyền đã hơn một lần vượt khỏi các kim tự tháp, vang lên điều răn đe khủng khiếp. Người ta nhớ đến vụ cả nước Anh run lên vì cái nắp quách được tìm thấy vào năm 1860, thuộc sở hữu của Viện Bảo tàng Hoàng gia Anh.
Cái nắp đó lấy lên từ phần mộ của một nữ tu sĩ thời xưa. Khi về Anh quốc, vật phẩm lạ kia đã gieo rắc tai họa cho tất cả những người tiếp xúc với nó. Người chủ sở hữu đầu tiên là ông Douglas Murray. Ông này bị mất hẳn một cánh tay ngay sau khi mua cái nắp bởi một viên đạn phát nổ từ chính khẩu súng của mình. Ít lâu sau, người thứ hai nếm trải sự trừng phạt là một nhà báo ở London. Cô mượn cái nắp về nhà để… xem. Ít ngày sau, mẹ cô đột ngột qua đời, rồi lời hứa hôn bị tan vỡ và cô bị mắc một chứng bệnh nan y bí hiểm, y học thời đó bó tay.
Nhưng sự trừng phạt vẫn tiếp tục khi ông Murray “cung tiến” cái nắp quỷ quái nọ cho Viện Bảo tàng. Một nhà khoa học về Ai Cập, khi đang xem xét những dòng chữ cổ in trên nắp, bỗng lăn ra chết bất ngờ. Nạn nhân tiếp theo là một nhà nhiếp ảnh. Ông này đột tử sau khi chụp được tấm ảnh làm rõ nét gian ác của khuôn mặt vẽ phía ngoài nắp (mà ai cũng cho là gương mặt hiền lành, khả ái)…
Tin đồn về sự ghê gớm của cái nắp quách lan nhanh đến nỗi vào thập niên 1930, đồ cúng lễ từ khắp hành tinh tới tấp gửi về Viện bảo tàng Hoàng gia Anh, đặc biệt là các vòng hoa quanh nắp luôn tươi mới. Nhưng nhiều cái chết kỳ lạ và đột ngột vẫn liên tiếp diễn ra ở các điểm khai quật khảo cổ ở Ai Cập và những nơi khác trên thế giới.
Lời nguyền không chỉ có từ các đồ vật ở mộ phần các Pharaon. Những vị chủ nhân khác cũng có khả năng “tẩm” lời nguyền độc địa vào cái mà họ cảm thấy cần giữ gìn. Thurston Hopkins ghi lại câu chuyện như sau:
Vào thời Nữ hoàng Victoria, tên sát nhân William Corder đã giết chết tình nhân của hắn tại Polsted (nước Anh) vào khoảng tháng 5/1827. Hắn bị hành hình. 50 năm sau, phần thi thể của tên sát nhân được vị bác sĩ có tên Kilmer cất giữ. Ông là một nhà khoa học có quan điểm rõ ràng đối với hiện tượng kỳ bí. Vị bác sĩ đã tách chiếc sọ của tên giết người, đánh bóng nó và bày “làm cảnh” ở phòng làm việc. Thế rồi điều kỳ lạ xảy ra. Vị bác sĩ và cả cô hầu đều cùng nhìn thấy lúc mơ hồ, lúc rất rõ kẻ lạ mặt đứng trong phòng, vận y phục thời Victoria. Riêng bác sĩ Kilmer còn nghe rõ cả tiếng lẩm bẩm và hơi thở phì phò. Nhiều lần nửa đêm thức giấc, bác sĩ nghe nhiều tiếng động bất bình thường ở căn phòng chứa cái sọ. Một đêm, cơn gió lạnh từ đâu thốc tới, giữa lúc Kilmer bước vào phòng, cái giá đặt sọ rơi vỡ tung, còn sọ tên sát nhân tự dịch chuyển sang vị trí khác và ông thấy nó như cười nhăn nhở (?). Kilmer đã kiểm soát nhà cửa nhưng tịnh không thấy dấu hiệu nào của người lạ hiện diện bên trong. Vị bác sĩ, nhà khoa học, thật sự thảng thốt. Ông đem chiếc sọ Corder trả lại cho cha Thurston Hopkins, ông này đem các thứ ấy chôn cất ở nghĩa địa. Từ đó trở đi, hiện tượng kỳ lạ trong gia thất bác sĩ Kilmer cũng biến mất.
Chuyện chiếc áo khoác của Nhà hát Công tước York gây ra nỗi khiếp sợ đến lạnh người. Vào năm 1948, Thora Hird, nữ diễn viên hài kịch nổi tiếng đã mặc chiếc áo đó khi trình diễn một vở kịch. Cô kinh hãi khi thấy chiếc áo cứ ngày càng thít chặt vào mình. Tất cả đồng nghiệp của cô cũng gặp nỗi sợ tương tự khi khoác chiếc áo này lên người...
Phải chăng lời nguyền đã bao phủ lên tai họa trong các câu chuyện trên, hay tai họa có nguyên do từ nỗi khiếp sợ ám ảnh. Câu hỏi vẫn lơ lửng khi người ta ngày càng tìm thấy nhiều bằng chứng kỳ bí ở những vật hiếm hoi, đắt tiền hơn. Viên kim cương “Hy vọng” là điển hình của chuỗi giai thoại theo mô típ ấy: Mở đầu là thảm họa của vị chủ nhân thứ nhất: mất cả người lẫn của. Sau đó tai ương giáng xuống hoàng hậu Marie Antoinette, cũng từ việc sở hữu “Hy vọng”. Tiếp đến, nó liên tiếp reo rắc những vụ tự sát, khuynh gia bại sản cho một loạt những người khác, trong đó có một vị vua Hồi giáo mất ngôi.
Đi tìm lời giải cho truyền thuyết có thật về lời nguyền, nhiều nhà khoa học đồng tình với ý kiến cho rằng nguyên nhân của những cái chết và cả loạt tai họa bí ẩn trên là do một loại vi khuẩn “chưa biết đến” đang nằm yên trong hầm mộ, tích tụ ngày một nhiều trong các đồ vật. Khi hầm mộ được khai quật, các “quái vật” nhỏ li ti giải phóng khỏi chổ ẩn náu, chúng liền chứng tỏ ngay sức mạnh tàn phá.
Nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa biết đến, và liệu lời giải thích bằng loại “vi khuẩn chưa biết đến" này có đủ sức chinh phục những người còn tin vào sự hiện hữu mang vóc dáng thêu dệt của lời nguyền.
Tài Hoa Trẻ (theo Mysteries of Unexplained)
Lời nguyền - Truyền thuyết hay điều có thật đã được mã hoá
Liệu những cái chết bí ẩn xung quanh kim tự tháp có liên quan đến lời nguyền.
Vào thế kỷ 17 và 18, những hầm mộ đầu tiên của các Pharaon bị khai quật. Từ đó, câu chuyện có thật về lời nguyền đã hơn một lần vượt khỏi các kim tự tháp, vang lên điều răn đe khủng khiếp. Người ta nhớ đến vụ cả nước Anh run lên vì cái nắp quách được tìm thấy vào năm 1860, thuộc sở hữu của Viện Bảo tàng Hoàng gia Anh.
Cái nắp đó lấy lên từ phần mộ của một nữ tu sĩ thời xưa. Khi về Anh quốc, vật phẩm lạ kia đã gieo rắc tai họa cho tất cả những người tiếp xúc với nó. Người chủ sở hữu đầu tiên là ông Douglas Murray. Ông này bị mất hẳn một cánh tay ngay sau khi mua cái nắp bởi một viên đạn phát nổ từ chính khẩu súng của mình. Ít lâu sau, người thứ hai nếm trải sự trừng phạt là một nhà báo ở London. Cô mượn cái nắp về nhà để… xem. Ít ngày sau, mẹ cô đột ngột qua đời, rồi lời hứa hôn bị tan vỡ và cô bị mắc một chứng bệnh nan y bí hiểm, y học thời đó bó tay.
Nhưng sự trừng phạt vẫn tiếp tục khi ông Murray “cung tiến” cái nắp quỷ quái nọ cho Viện Bảo tàng. Một nhà khoa học về Ai Cập, khi đang xem xét những dòng chữ cổ in trên nắp, bỗng lăn ra chết bất ngờ. Nạn nhân tiếp theo là một nhà nhiếp ảnh. Ông này đột tử sau khi chụp được tấm ảnh làm rõ nét gian ác của khuôn mặt vẽ phía ngoài nắp (mà ai cũng cho là gương mặt hiền lành, khả ái)…
Tin đồn về sự ghê gớm của cái nắp quách lan nhanh đến nỗi vào thập niên 1930, đồ cúng lễ từ khắp hành tinh tới tấp gửi về Viện bảo tàng Hoàng gia Anh, đặc biệt là các vòng hoa quanh nắp luôn tươi mới. Nhưng nhiều cái chết kỳ lạ và đột ngột vẫn liên tiếp diễn ra ở các điểm khai quật khảo cổ ở Ai Cập và những nơi khác trên thế giới.
Lời nguyền không chỉ có từ các đồ vật ở mộ phần các Pharaon. Những vị chủ nhân khác cũng có khả năng “tẩm” lời nguyền độc địa vào cái mà họ cảm thấy cần giữ gìn. Thurston Hopkins ghi lại câu chuyện như sau:
Vào thời Nữ hoàng Victoria, tên sát nhân William Corder đã giết chết tình nhân của hắn tại Polsted (nước Anh) vào khoảng tháng 5/1827. Hắn bị hành hình. 50 năm sau, phần thi thể của tên sát nhân được vị bác sĩ có tên Kilmer cất giữ. Ông là một nhà khoa học có quan điểm rõ ràng đối với hiện tượng kỳ bí. Vị bác sĩ đã tách chiếc sọ của tên giết người, đánh bóng nó và bày “làm cảnh” ở phòng làm việc. Thế rồi điều kỳ lạ xảy ra. Vị bác sĩ và cả cô hầu đều cùng nhìn thấy lúc mơ hồ, lúc rất rõ kẻ lạ mặt đứng trong phòng, vận y phục thời Victoria. Riêng bác sĩ Kilmer còn nghe rõ cả tiếng lẩm bẩm và hơi thở phì phò. Nhiều lần nửa đêm thức giấc, bác sĩ nghe nhiều tiếng động bất bình thường ở căn phòng chứa cái sọ. Một đêm, cơn gió lạnh từ đâu thốc tới, giữa lúc Kilmer bước vào phòng, cái giá đặt sọ rơi vỡ tung, còn sọ tên sát nhân tự dịch chuyển sang vị trí khác và ông thấy nó như cười nhăn nhở (?). Kilmer đã kiểm soát nhà cửa nhưng tịnh không thấy dấu hiệu nào của người lạ hiện diện bên trong. Vị bác sĩ, nhà khoa học, thật sự thảng thốt. Ông đem chiếc sọ Corder trả lại cho cha Thurston Hopkins, ông này đem các thứ ấy chôn cất ở nghĩa địa. Từ đó trở đi, hiện tượng kỳ lạ trong gia thất bác sĩ Kilmer cũng biến mất.
Chuyện chiếc áo khoác của Nhà hát Công tước York gây ra nỗi khiếp sợ đến lạnh người. Vào năm 1948, Thora Hird, nữ diễn viên hài kịch nổi tiếng đã mặc chiếc áo đó khi trình diễn một vở kịch. Cô kinh hãi khi thấy chiếc áo cứ ngày càng thít chặt vào mình. Tất cả đồng nghiệp của cô cũng gặp nỗi sợ tương tự khi khoác chiếc áo này lên người...
Phải chăng lời nguyền đã bao phủ lên tai họa trong các câu chuyện trên, hay tai họa có nguyên do từ nỗi khiếp sợ ám ảnh. Câu hỏi vẫn lơ lửng khi người ta ngày càng tìm thấy nhiều bằng chứng kỳ bí ở những vật hiếm hoi, đắt tiền hơn. Viên kim cương “Hy vọng” là điển hình của chuỗi giai thoại theo mô típ ấy: Mở đầu là thảm họa của vị chủ nhân thứ nhất: mất cả người lẫn của. Sau đó tai ương giáng xuống hoàng hậu Marie Antoinette, cũng từ việc sở hữu “Hy vọng”. Tiếp đến, nó liên tiếp reo rắc những vụ tự sát, khuynh gia bại sản cho một loạt những người khác, trong đó có một vị vua Hồi giáo mất ngôi.
Đi tìm lời giải cho truyền thuyết có thật về lời nguyền, nhiều nhà khoa học đồng tình với ý kiến cho rằng nguyên nhân của những cái chết và cả loạt tai họa bí ẩn trên là do một loại vi khuẩn “chưa biết đến” đang nằm yên trong hầm mộ, tích tụ ngày một nhiều trong các đồ vật. Khi hầm mộ được khai quật, các “quái vật” nhỏ li ti giải phóng khỏi chổ ẩn náu, chúng liền chứng tỏ ngay sức mạnh tàn phá.
Nhưng vẫn còn nhiều điều bí ẩn chưa biết đến, và liệu lời giải thích bằng loại “vi khuẩn chưa biết đến" này có đủ sức chinh phục những người còn tin vào sự hiện hữu mang vóc dáng thêu dệt của lời nguyền.
Tài Hoa Trẻ (theo Mysteries of Unexplained)