PDA

View Full Version : Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp - Đoàn Văn Thông



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 [21] 22 23 24 25 26 27 28 29 30

VietLang
05-28-2007, 09:01 PM
Chương 20 - Tuổi Tác Và Khả Năng Nhớ Lại Tiền Kiếp


Như vậy, những gì gọi... là tiềm thức, là hình ảnh và trí nhớ trong tiền kiếp là điều không thể chối cãi. Từ đó vấn đề mỗi con người không thể nhớ lại tiền kiếp mình cũng được các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi giải thích như sau:

Ngay trong mỗi con người của chúng ta đôi khi cũng thường bị quên trong cả những việc vừa làm chớ không riêng gì những điều đã xảy ra từ tấm bé, có người tự hào mình nhớ hết những gì xảy ra hồi còn bé nhưng thật sự chỉ nhớ những hình ảnh và sự việc đại cương mà thôi chớ không thể nào nhớ chi tiết từng ngày từng giờ từng tháng từng năm cùng với mọi sự việc xảy ra. Theo các nhà não sinh học thì sự quên là điều rất cần thiết vì bộ não cũng cần được nghỉ ngơi. Não là một thư viện khổng lồ lưu trữ biết bao nhiêu sách vở và tài liệu của ký ức con người, mỗi giây, mỗi phút mỗi ngày, mỗi giờ đều có những hình ảnh, sự kiện khác được thu nhận, những gì trước đó phải được cho vào sâu trong tiềm thức sẽ là ký ức để dành chỗ cho những sự kiện khác đến. Vì thế sự quên đi là điều hiển nhiên. Chỉ khi nào cần đến hoặc được khơi dậy thì chúng mới hiện ra, vậy sự quên không có nghĩa là mất hẳn và sự quên nên được hiểu như một cuốn sách đang để vào sâu trong một ngăn nào đó của hộc tủ thư viện mà thôi. Từ lập luận đó ta mới thấy được tại sao con người không nhớ lại được tiền kiếp của mình, nhất là những hình ảnh, sự kiện lại xảy ra ở một thời gian quá xa.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về trí nhớ thì khả năng nhớ lại của con người về những gì đã xảy ra thường thay đổi theo tuổi tác, thông thường người ta cứ tưởng rằng người già có trí nhớ phi thường. Thật ra, theo Jidith Randal và Steven Ferris, David Krech... thì người già thường nhớ rất lâu về tình cảm trong đời, nhất là tài năng của họ. Nguyên nhân chính là do sự nuối tiếc, luyến lưu. Nhưng thật sự trí nhớ ấy chỉ là tổng quát, đại cương chớ không sâu sắc. Cũng theo các nhà nghiên cứu này thì vào khoảng tuổi từ 50 đến 60, con người thường dễ quên và khó có được trí nhớ tốt lành. Đôi khi họ còn dễ quên ngay cả những việc mới xảy ra trong một thời gian ngắn thôi. Y học gọi đó là sự suy thoái về trí nhớ liên hệ tới tuổi (Age Associated Memory Impairment (AAMI).

Ngược lại đối với người tuổi trẻ, nhất là con trẻ, bộ óc lại có khả năng phát triển về trí nhớ rất mạnh. Điều này phù hợp với việc nghiên cứu và khám phá của giáo sư tiến sĩ Ian Stevenson khi ông tìm hiểu về vấn đề Luân Hồi Tái Sinh qua con trẻ. Nhà khoa học này đã nghiên cứu qua hàng ngàn trường hợp về hiện tượng con người nhớ lại tiền kiếp của mình cũng như các nhà nghiên cứu John Van Auken, Shelley, Violet, Cerminara, Gina, Sparrow, Lynn... đã lưu tâm. Theo tiến sĩ Stevenson thì con trẻ có khả năng nhớ lại tiền kiếp của chúng rất lớn, bộ óc chúng có ưu điểm và trong thời kỳ thanh xuân tươi trẻ ấy có thể tự động tạo nên những hình ảnh kéo về từ quá khứ xa xăm (ở đây phải là tiền kiếp vì đối với trẻ con, 4, 5 tuổi quả thật chưa có quá khứ nếu xét theo đời hiện đại của nó) nhất là khi chúng gặp được những hình ảnh, sự kiện liên quan nào đó. Qua các tài liệu thu thập được từ năm 1960 trở về sau, tiến sĩ Stevenson đã có được một số lớn sự kiện lạ lùng phát sinh từ con trẻ khi chúng tự nhiên kể lại hay bộc lộ những gì liên quan đến tiền kiếp của chúng. Những trẻ con này thường chỉ ở khoảng 4, 5 tuổi mà thôi. Ở lứa tuổi mà khi xét đến cử chỉ, lời nói, sự nhận thức hay khả năng thì quả là không thể có được. Nhiều trường hợp lạ lùng nhưng có thật đã xảy ra qua các tài liệu mà tiến sĩ Stevenson đã thu thập được như em bé Duminda 6 tuổi ở làng Kandy (Sri Lanka), bé Thusitha, bé Tatu, hay bé người Thổ Nhĩ Kỳ... những em bé này đã kể lại tiền kiếp của mình ra sao, cha mẹ mình là ai, đã qua đời vì nguyên nhân nào... và kỳ dị hơn nữa là những em bé này đã cho thấy những bằng cớ chính xác rõ ràng về những gì mà chúng đã kể đến.

Trong vòng mấy mươi năm qua, vấn đề con trẻ nhớ lại những gì gọi là tiền kiếp đã được xem như là vấn đề có cơ sở khoa học chớ không còn là chuyện mê tín huyền hoặc nữa. Tuy nhiên có lẽ vấn đề khó giải thích và khó chứng minh nên từ xưa chưa có nhiều người, nhất là giới khoa học đứng ra nghiên cứu và cổ xướng rộng rãi. Mãi về sau mới có một số nhân vật nổi danh như bác sĩ Melvin More, nữ giáo sư Diane Komp và đáng lưu ý hơn cả là giáo sư, bác sĩ Ian Stevenson thuộc đại học Virginia (Hoa Kỳ), là người đã bỏ ra một thời gian dài để nghiên cứu về các trường hợp thuộc hiện tượng luân hồi tái sinh (Reicarnation) từ các con trẻ. Giáo sư tiến sĩ Ian Stevenson còn là nhà tâm sinh lý nổi tiếng ở đại học Charlottes Ville. Ôâng đã nghiên cứu 10.623 trường hợp có liên đến hiện tượng luân hồi, tái sinh trong đó có khoảng 40 trường hợp đầu thai xảy ra tại nước Pháp và một số rất lớn trường hợp đầu thai xuất hiện ở Ấn Độ. Ngoài những trường hợp xác nhận hiện tượng tự nhiên ngoại thể, ông còn kiểm tra qua các cuộc giải phẫu và mổ tử thi tại bệnh viện và nhờ đó mà có thể xác nghiệm được nhiều trường hợp lạ lùng về tiền kiếp như đương sự có dấu vết bẩm sinh trên cơ thể tương ứng với những gì đã xảy ra trong kiếp trước.

Có hơn 2500 trẻ con nhớ lại những gì của thời quá vãng, cái thời mà với lứa tuổi hiện tại của chúng (có trẻ chỉ mới 4, 5 tuổi) người ta không thể cho là ở trước đó một vài năm mà rất xa, có nghĩa rằng phải dùng tới chữ Kiếp Trước của chúng. Hơn nữa những gì mà các em bé này nhớ, kể lại, mô tả lại hoàn toàn không ăn nhập gì với hoàn cảnh và thời gian mà chúng đang sống ở hiện tại. Theo bác sĩ Stevenson thì các em này thường mở đầu bằng hai chữ "lúc đó" "hồi đó". Điều đặc biệt là bác sĩ Stevenson đã luôn luôn để ý cân nhắc, gạt bỏ những gì có tính cách không đứng đắn với sự mô tả hoặc có sự liên hệ chỉ bảo của người lớn (có thể giúp cho con trẻ phát biểu những điều mà trí óc chúng không thể nào đã có sẵn, đã được khắc ghi). Ngoài ra, bác sĩ Stevenson còn lưu ý một sự kiện quan trọng khác, đó là dấu vết bẩm sinh trên cơ thể của các cháu bé (birthmarks) hoặc ngay cả những trường hợp quái thai (birth defets). Khi những cháu bé này nhớ lại tiền kiếp của chúng thì thường thường có sự liên hệ lạ lùng giữa sự kiện với dấu vết bẩm sinh hay dị tật mà chúng đã mang trên cơ thể.

Trẻ Con Và Vấn Đề Nhớ Lại Tiền Kiếp


Khi trả lời câu hỏi của giới báo chí về vấn đề tại sao lại tập trung nghiên cứu về vấn đề từ trẻ con hơn người lớn thì bác sĩ Stevenson cho biết như sau:

"Dĩ nhiên đây là điều ghi nhiều nghi vấn và còn dễ bị ngộ nhận vì phần đông mọi người đều cho rằng trẻ con không biết gì, nếu chúng phát biểu một điều gì đó thì có thể là do chúng đã học được, nghe được và đã nói theo như một con vẹt tập nói (do người lớn đã tập để chỉ vẽ cho nó) Nên những lời nói của con trẻ, nhất là các nhận định của chúng (các trẻ 4, 5 tuổi...) thường chẳng có giá trị nào... Tuy nhiên dưới mắt các nhà khoa học và nhất là các nhà sinh vật học thì vấn đề lại khác. Sở dĩ họ lưu tâm đến việc nghiên cứu con trẻ về vấn đề nhớ lại quá khứ hay tiền kiếp là do các lý do sau đây:

1) Trí óc con trẻ giống như một tờ giấy trắng, chưa có một ký ức, kỷ niệm ghi vào hơn nữa chúng cũng chưa đủ trình độ để có thể hiểu rõ về lý thuyết luân hồi, đầu thai của một tôn giáo nào... Vì thế những gì phát biểu, mô tả, trình bày từ con trẻ, đặc biệt với những vấn đề làm ta suy nghĩ ngạc nhiên và đặt nghi vấn đều là những vấn đề đáng quan tâm. Dĩ nhiên phải loại bỏ trường hợp con trẻ học nói hay được người lớn chỉ vẽ để nói lên những vấn đề người lớn (và giả sự rằng sự kiện này có thì chúng ta cũng dễ dàng nhận ra ngay). Vì thế khi con trẻ nói lên những điều, kể lại những chuyện về quá khứ mà chúng tự cho rằng mình đã trải qua thì rõ ràng có cái gì đó đáng để ta lưu tâm tìm hiểu vì với lứa tuổi của chúng không thể nào có được những hình ảnh, những kinh nghiệm cũng như những từ ngữ như chúng đã kể lại. Chỉ ngoại trừ chúng ta đã có một ký ức từ quá khứ xa xăm, hay từ tiền kiếp.

2) Con trẻ thật sự không có gian dối, sự gian dối được thu thập dần khi chúng lớn lên. Nếu chúng ta có điều gian dối thì khó mà không bị người lớn phát giác. Cũng vậy, nếu những gì con trẻ kể lại về cái gọi là tiền kiếp hay những gì chúng thấy ở một thế giới nào khác mà gian dối, bịa đặt thì thế nào cũng bị lộ.

3) Trình bày vấn đề, cốt lõi của vấn đề bao giờ cũng giống nhau dù trình bày nhiều lần vì thế các nhà nghiên cứu còn kiểm tra sự chính xác trong câu chuyện của con trẻ bằng cách yêu cầu chúng phát họa lại những gì chúng đã thấy để xem có sự sai lệch nào không. Xự kiện này giúp xác nhận lời trình bày của con trẻ là có cơ sở đúng đắn đáng quan tâm. (Như trường hợp bé Jemi lúc 11 tuổi đã vẽ lại những hình ảnh mà em đã thấy khi em bước vào ngưỡng cữa của sự chết nhưng chưa tiến hẳn vào tận cùng của thế giới khác. Tại đây em đã thấy một số hình ảnh lạ lùng như thấy những người mà trên đầu tỏa ánh hào quang, nhưng bước đi nhẹ nhàng lung linh và đặc biệt em còn thấy một số người đang nằm trong những cái hộp giống hộp bằng gương. Khi bác sĩ hỏi em có biết vì sao những người ấy nằm trong các hộp kính thì cho em biết: "đó là những người đang chờ đến lượt tái sinh". Các hình mô tả lại những gì mà em đã thấy cho bác sĩ Melvin More xem đã được đăng tải lại rõ ràng trong nguyệt san Life số 3, volume 15, tháng 3 năm 1992.

4.) Phần lớn các sự kiện mà con trẻ đã kể về tiền kiếp của mình thường rất phù hợp với những gì mà chúng đã đề cập đến và sự kiện được mô tả rất trung thực và tự nhiên.

5. Qua các sự kiện thu thập được từ các nhà nghiên cứu về vấn đề kinh nghiệm gần gũi hay trải qua về cái chết (near death experience NDE) hay sự luân hồi, tái sanh (reincarnation) thì ở trẻ con sự kiện này thường xảy ra nhiều hơn người lớn.

Theo bác sĩ Stevenson thì nghiên cứu ở con trẻ có được lợi điểm hơn người lớn vì chúng có nhiều dữ kiện còn tồn tại trong lúc đang sống và thường dễ tìm kiếm, kiểm tra được những sự việc hay gia đình nào đó có liên hệ với vấn đề. Thường thì trong các báo cáo hoặc khi tiếp xúc với gia đình có hiện tượng nhớ lại tiền kiếp mà cháu bé là vai chính, bác sĩ Stevenson ghi nhận rằng: "Mẹ không phải là mẹ của con. Con muốn đến nhà mẹ ruột của con..." Và sau sự kinh ngạc của vấn đề cứ tiếp diễn mãi để rồi gia đình người mẹ có đứa con thường phát biểu câu khó hiểu ấy phải tìm cho ra sự thật và sự thật là rất phù hợp với những gì mà cháu bé đã mô tả. Có lần bác sĩ Stevenson nghe một người đàn bà kể chuyện về người con của bà ta mới lên 5 tuổi. Một hôm bà chuẩn bị đi chợ (chợ đi rất xa) thì cháu bé nói một cách tự nhiên: "Ồ! Mẹ phải lấy xe đi chớ! Con có xe mà. Mẹ không cần phải đi bộ tới chợ xa xôi. Chỗ con ở có xe, tài xế sẽ chở mẹ tới chợ..."

Cũng theo bác sĩ Stevenson thì đôi khi những con trẻ này lại có những thái độ, cử chỉ, lời nói hay sự lo lắng rất đặc biệt, sự kiện này có liên quan đến người đã được nhắc đến ở quá khứ hay tiền kiếp. Người ấy không ai khác hơn là cháu bé hiện tại. Nếu người ấy đã chết vì tai nạn sông nước hay những gì liên quan tới nước cháu bé này sẽ rất sợ nước. Nếu người đó bị bắn chết thì cháu bé rất sợ tiếng súng nổ hay trông thấy súng là hoảng sợ. Nếu người đó trước đây chết vì bị rắn cắn thì hiện tại cháu bé lại sợ rắn vì bị ám ảnh về những gì đầy ghê sợ từ tiền kiếp do rắn gây ra. Đôi khi đứa bé lại rất ham thích một loại thức ăn đặc biệt nào đó, hoặc màu sắc nào đó hay loại quần áo nào đó. Một trường hợp điển hình đã xảy ra tại Miến Điện. Một em bé đã kể lại tiền kiếp của mình. Lúc đó em là một quân nhân Nhật Bản và đã bị giết trong thế chiến thứ hai. Điều kỳ lạ là em rất thích uống trà đậm và thức ăn thường ngày của người Nhật, mặc dầu lúc này em là người Miến Điện, mà người Miến lại thích uống trà loãng. Theo sự nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ của bác sĩ Stevenson thì có nhiều bé gái nhớ lại tiền kiếp của mình là trai và cũng có trường hợp có nhiều bé trai nhớ lại tiền kiếp của mình là gái và cũng từ đó chúng thích ăn mặc cũng như có cử chỉ dáng điệu phù hợp với phái tính trước đó. Nhiều người đã hỏi bác sĩ Stevenson rằng: trường hợp những người thuộc về Homo Sexuality (thuộc tính dục đồng giới tính, đồng tính luyến ái) có phải là do từ bản thân tiền kiếp có giới tính khác biệt hay không thì bác sĩ Stevenson đã trả lời rằng "Tôi nghĩ điều đó có thể có và cũng có một số biệt lệ, như vấn đề khác biệt nhau về phương diện sinh vật học..."

Trở lại vấn đề con trẻ có khả năng nhớ lại tiền kiếp thì bác sĩ Stevenson đã nêu ra trường hợp các trẻ con khi có khả năng ấy, thường hay mô tả rõ ràng chi tiết về cái chết của chính mình ở kiếp trước, sự kiện này thường xảy ra nhiều và có từ 60 đến 70 phần trăm trường hợp như vậy. Đặc biệt nếu cái chết xảy ra quá khủng khiếp hay do tự sát thì lại càng dễ đem lại sự hồi tưởng về cái chết và cách chết ở kiếp sau nơi đứa trẻ hơn. Khi đứa trẻ tái sinh thì lần này những ký ức khổ đau rùng rợn ấy sẽ làm nhớ lại và thôi thúc chúng tìm đến cội nguồn của kiếp trước và dường như muốn thấy lại những gì mà chúng đã làm hay đã trải qua.

Nhà siêu tâm lý Banglopp đã đặt câu hỏi rằng: Phải chăng những người bị chết bất đắc kỳ tử lại thường nhớ rõ về thời gian và những gì đã xảy ra cho họ ở kiếp trước trong khi họ đã bước hẳn vào cuộc đời mới khác ở một con người khác. Phải chăng qua cái chết bất ngờ của tiền kiếp, vì chết không theo đúng quy luật của tự nhiên (sinh, lão, bệnh, tử) nên đã khiến linh hồn thoát khỏi thể xác một cách bất ngờ và chính sau cái chết bất ngờ ấy, đã khiến cho về sau khi hồn nhập vào thân xác mới khác vẫn còn giữ được sự liên quan mật thiết với những gì của thời quá vãng...

Trường Đại học Delhi ở Ấn Độ đã hợp tác với Đại học Virginia của Hoa Kỳ trong vấn đề nghiên cứu những sự kiện đặc biệt về con người. Một thống kê mới nhất cho thấy các trẻ nhỏ thường có khả năng phát lộ về các hiện tượng siêu tâm lý và phần lớn các trẻ này thường cho thấy được phần nào "quá khứ xa xăm của chúng". Quá khứ đây được hiểu như đã xảy ra trước khi đứa bé chào đời hay nói khác hơn là tiền kiếp. Các nhà nghiên cứu cho rằng, do sự tình cờ, con người có thể biết được những điều lạ lùng hé lộ qua câu chuyện của các trẻ nhỏ về những gì đã xảy ra trước lúc đứa bé ấy sinh ra. Thường thì các trẻ nhỏ có số tuổi từ 3 đến 7 là hay nhạy cảm và có khả năng "nhớ lại". Càng lớn lên, thì khả năng "nhớ lại" những gì đã xảy ra ở thế hệ trước sẽ không rõ ràng hay không còn.

Theo thống kê thì có đến 82% tổng số trường hợp là các đứa trẻ nói trên khi kể lại "quá khứ" đã nhớ lại được tên tuổi mình lúc đó. Đại Đức Ấn Độ K. Sri Dhammananda đã ghi lại trong bộ sưu tập của mình về vấn đề Tái sinh chuyện một em bé 7 tuổi có tài chữa bệnh và chế thuốc rất hay. Khi được hỏi bé trả lời một cách rất tự nhiên: "Trước đây, tôi không phải như bây giờ, lúc ấy tôi là một thầy thuốc danh hiệu là Jules Alpherese và tôi đã chữa bệnh, điều chế thuốc giúp rất nhiều người. Giờ đây, dù ở thân xác khác, tôi vẫn tiếp tục làm được điều mình mong ước.