VietLang
05-28-2007, 11:13 PM
Chương 11 - Quả Báo Tâm Lý
Chúng ta đã thấy bằng cách nào tánh kiêu căng một thói xấu trên địa hạt tinh thần có thể gây nên quả báo cụ thể trên địa hạt vật chất dưới dạng những bịnh tật khốn khó. Những tập hồ sơ Cayce cũng chứa đựng nhiều trường hợp mà những tội lỗi trên địa hạt tinh thần gây nên quả báo thuộc về tâm lý; trong số đó có hai trường hợp đáng kể về quả báo lạc loài cô đơn, mà nguyên nhân là tội bất khoan dung.
Trường hợp thứ nhất là của một vị nữ tu trong một tu viện Pháp hồi thời vua Louis mười bốn. Vị nữ tu này rất nghiêm khắc, lạnh lùng và thiếu đức bao dung đối với những sự lầm lạc yếu đuối của người đời, hiểu Thánh Kinh một cách quá chặt chịa, gò bó từng chữ từng cầu, và khinh bỉ những người nào vi phạm những lời răn dạy trong Thánh Kinh. Hậu quả của thái độ khắc nghiệt đó biểu lộ trước hết trong kiếp này bằng một chứng bịnh đau hạch, dây dưa không dứt, làm cho bịnh nhân bị hoại huyết quá nhiều trong lúc có kinh nguyệ. Chứng bịnh này làm cho cô không thể đi học đều đặn, mỗi tháng nằm liệt giường hết hai tuần lễ, làm cho cô trở nên nhút nhát, thích sống cô đơn, và tránh xa các bạn bè đồng lứa tuổi. Những điều này có ảnh hưởng đến cá tính của cô về mọi mặt.
Về sau những chứng bịnh kể trên đã lần lần giảm bớt. Nhờ có một thân hình đẹp đẽ, cân đối, cô làm nghề kiểu mẫu ở New York và lập gia đình. Tuy nhiên, cuộc tình duyên của cô không có hạnh phúc. Vợ chồng không hợp ý tâm đầu: Người chồng thì lạnh lùng và khắc khổ, còn cô thì lại khao khát sự yêu đương. Trận Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, người chồng phải vượt biển tùng chinh. Từ đó, cô bắt đầu sống một thời kỳ độc thân, làm cho cô buồn không thể chịu nổi cảnh đơn chiếc, nên phải dọn vào ở trong một trại nghỉ mát. Tại đây, cô bắt đầu uống rượu và sống một cuộc đời bê tha. Lúc đầu cô cảm thấy rằng uống một hai ly rượu giúp cô thoát khỏi sự ám ảnh nặng nề của cơn sầu khổ. Nhưng một khi đã bước vào con đường ấy rồi, cô không thể ngưng lại đượ nữa; càng ngày càng uống rượu nhiều thêm. Có khi cô uống luôn ngày đêm không dứt, trong ba tuần liên tiếp như vậy, và ngủ với bất cứ người nào, lính thủy, lính tập hay phi công, tùy theo lúc cao hứng. Khi cô say rượu thì mất cả mọi sự dè dặt trong cử chỉ, và bất chấp cả áo quần. Cô đi tiểu tiện và đại tiện ngay ở giữa sân nhà chỉ khoác một cái áo choàng để hở, và nếu người ta không ngăn cản thì cô cứ điềm nhiên khỏa thân đi thẳng vào phòng khách lữ quán đang ở trọ. Sau cùng, sức khỏe của cô bắt đầu suy sụp dưới ảnh hưởng chất men rượu nồng. Hai bàn tay bắt đầu run đến một mực mà cô không thể cầm viết ký tên vào những ngân phiếu để lãnh tiền của chồng gởi về. Trong những lúc tỉnh táo và đầy đủ trí khôn,cô quyết định rời khỏi trại nghỉ mát trung tâm quy tựu hằng nửa chục những căn cứ hải quân và đồn trại ở gần bên. Những bức thư cuối cùng cho biết rằng nay cô làm thơ ký với ít nhiều trách nhiệm; nhưng về sau cô vẫn tiếp tục chè chén bê tha, và sau cùng đã ly dị chồng. Dường như sự trụy lạc của cô trước hết là do bởi thần kinh quá căng thẳng, mà điều này lại phát sinh từ chứng bịnh đau hạch mà ra. (Ông Cayce hay nhấn mạnh rằng các bộ phận hạch tủy trong thân người thường là những phương tiện biểu lộ của luật quả báo). Chứng bịnh này lại là cái hậu quả trực tiếp của những hành vi kết án khắc nghiệt của cô đối với kẻ khác và sự thiếu lòng nhân từ của cô ở kiếp trước. Những sự lầm lạc yếu đuối của kẻ khác, mà trước kia cô lên án một cách khắt khe, nghiệt ngã, ngày nay đã trở nên những sự lầm lạc yếu đuối của chính mình. Bằng cách trả quả báo như thế, cô mới hiểu được rằng sự lầm lạc tội lỗi của người đời là đáng thương, và họ là những người mà ta phải thông cảm và giúp đỡ thay vì lên án và chê bai. Cũng như những kẻ chế nhạo, những người chỉ trích chê bai kẻ khác phải chịu nhận lãnh cái số phận của những kẻ mà họ đã lên án.
Trường hợp thứ nhì là của một người đàn bà có thói kiêu căng và thành kiến trong hai kiếp trước. Trong một kiếp vào thời kỳ của đấng Christ tại Palestine, cô là vợ của một vị giáo sĩ Do Thái. Với địa vị xã hội này, cô đã tỏ ra khắc nghiệt và khinh bỉ những người thanh niên phóng đãng, tự do, vô tôn giáo. Thời gian trôi qua cũng không làm phai mờ và giảm bớt lòng kiêu căng và tự phụ của cô. Trong kiếp thứ nhì, cô tái sinh ở Salem, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, nhưng vẫn không chừa thói khắc nghiệt và lên án kẻ khác, mà dường như cô càng trở nên khó khăn nghiệt ngã hơn! Cuộc soi kiếp cho biết rằng: Linh hồn này đã gặp phải những người rất khó tính trong kiếp hiện tại, những người khắc khe, soi mói và sẵn sàng lên án kẻ khác. Trước kia linh hồn này đã gây nhiều đau khổ cho kẻ khác. Khi người ta nhận chìm một vài người xuống nước trong vụ xử án những người phù thủy, cô chứng kiến việc ấy và vỗ tay hoan nghinh. Khi những người khác bị đánh bằng roi vọt, cô cũng biểu đồng tình. Bởi vậy, linh hồn này thường nhớ lại những sự hành phạt đau khổ của những thời kỳ đó trong những khi cô bị loạn trí. Hiện thời cô bị chứng nội thương trong mạch máu và tủy xương sống, do bởi thiếu sự điều hành giữa bộ thần kinh giao cảm và bộ óc, chứng bịnh này là cho cô có những thời kỳ "Phản ứng thể xác." Sự phản ứng thể xác này là một chứng bịnh thần kinh mà đương sự bị đau từ năm 39 tuổi, và những cơn khủng hoảng thường tái phát trải qua 14 năm kế đó. Cô không có gia đình; nhà ở khu sang trọng tại New York, và sự kiện rằng cô không có làm nghề nghiệp gì dường như chứng tỏ rằng cô có phương tiện và tài sản. Người ta có thể cho rằng sự ở không, vô sự có thể là một yếu tố quan trọng gây nên những cơn khủng hoảng tinh thần. Nhưng đó chỉ là một nguyên nhân tạm bợ bên ngoài, có tính cách nhất thời mà thôi, chứ không phải nguyên nhân sâu xa. Trong tận thâm tâm của người đàn bà này, có một lòng khắt khe nghiệt ngã đối với nhân loại, một sự thản nhiên lạnh lùng trước những điều nguyện vọng và đau khổ của người đời. Sự khắc nghiệt, bất khoan dung của cô đã làm cho nhiều người thất vọng đau khổ trong những kiếp trước: Bởi vậy, thật là công bình mà thấy cô trải qua kinh nghiệm thất vọng đau đớn trong kiếp này.
Người ta có thể tự hỏi rằng tại sao người đàn bà này không bị trả quả báo về sự khắc nghiệt của cô hồi thời ở xứ Palestine, trong kiếp đầu thai ở Salem. Câu hỏi này có thể giải đáp bằng hai cách khác nhau. Trước hết, kiếp đầu thai ở Salem có lẽ có một mục đích khác hơn là sửa chữa tánh khắc nghiệt của cô. Bởi đó, tánh khó khăn này đã bành trướng thêm trong khi cô theo đuổi một công việc quan trọng khác ở kiếp nói trên. Lẽ thứ hai là thái độ khắc nghiệt của cô ở Palestine có thể chưa rõ rệt lắm, và chưa biểu lộ bằng những hành động gây tổn thương cho kẻ khác. Đó chỉ là tánh bất khoan dung lúc mới đầu, chưa đủ mạnh để có thể gây nên một nghiệp quả lớn lao. Ngoài ra, mọi việc xảy ra trong đời cô là một sự thử thách. Trong kiếp sống ở Salem, cô có thể là một người khoan dung hay khắc nghiệt, tùy ý cô chọn lựa con đường tâm tính của mình. Nhưng cô đã thất bại trước sự thử thách đó; cô càng tăng cường thêm tánh khắc nghiệt đã có ở Palestine thay vì sửa chữa lại, và bởi đó cô tạo nên quả báo mà cô phải trả trong kiếp này.
Trong những thói xấu đồng một loại với tánh bất khoan dung và nghiệt ngã, có tánh hay chỉ trích. Trường hợp sau đây là một thí dụ lý thú về quả báo gây nên bởi tánh hay chỉ trích. Đó là một người thanh niên 27 tuổi, làm thiếu úy trong quân đội, có tánh tự ti mặc cảm, và luôn luôn nghĩ rằng mình bất lực, không làm nên trò trống gì. Chúng tôi không được biết những lý do nào làm trở ngại sự phát triển cá tính của y thuở thiếu thời. Có thể rằng y đã có một người cha hay người mẹ có thói hay công kích một cách vô lý; hoặc y có một thân hình dị dạng, làm cho bè bạn trong lớp chế diễu nhạo báng. Chúng tôi đưa ra những sự phỏng đoán trên đây là vì căn cứ vào cái quả báo hiện thời của đương sự, vì trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói: "Ai giống nào sẽ gặt giống nấy. Vì anh đã chỉ trích kẻ khác, nên ngày nay anh phải bị chỉ trích lại."
Cuộc soi kiếp cho biết rằng người thanh niên ấy trong kiếp trước là một nhà phê bình nghệ thuật, thường có thói quen chỉ trích một cách gắt gao, cay đắng, nghiệt ngã, mọi nghệ phẩm mà y không vừa lòng. Vì trong quá khứ y đã gieo sự ngờ vực trong lòng kẻ khác, làm cho họ mất tin tưởng về khả năng của chính mình, thì ngày nay đến lượt y phải bị cái quả báo tương đương là thói tự ti mặc cảm.
Chúng ta thấy ở đây một khía cạnh mới của Luật Nhân Quả vô cùng phức tạp, một khía cạnh rất quan trọng về mặt tinh thần, đáng để cho ta suy gẫm. Tự nhiên những nhà phê bình chuyên môn chỉ gồm một số rất ít, nhưng trên Trái Đất hiện nay người ta đếm có gần hai tỷ rưỡi những nhà phê bình tài tử, tay ngang, nghĩa là không chuyên nghiệp. Có lẽ không một nghề nghiệp nào trên thế gian có nhiều tay hành nghề tài tử như nghề này, họ phê bình và chỉ trích thiên hạ một cách say mê thỏa thích, kể từ ngày họ mới tập nói cho đến ngày mà Thần Chết khóa miệng họ lại dưới nấm mồ! Nghề này không cần bỏ vốn, và dễ làm hơn ăn cơm! Ngoài ra, nó còn khác hẳn với mọi thứ tiêu khiển của người đời, đó là một trò chơi mà người ta có thể thực hành ở ngoài đường hoặc trong nhà, suốt cả năm này qua tháng nọ, mà chỉ cần dùng một khí cụ duy nhất, là một cặp lưỡi sắc bén! Chỉ cần có hai hay ba người tụ họp lại, là cái trò chơi phê bình, chỉ trích này bắt đầu!
Tuy nhiên, mặc dầu sự chỉ trích là môt trò tiêu khiển không tốn kém, nhưng nó có thể bắt buộc ta trả một cái giá rất đắt một ngày về sau. Nguồn tài liệu (đó là danh từ mà ông Cayce dùng để ám chỉ cái quyền năng của ông) thấy rõ sự hành động của luật Nhân Quả trải qua giòng thời gian vô tận, thường đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc và rõ ràng cho những người nào có cái tật này. Thí dụ sau đây, trong hằng trăm những thí dụ khác, là một bằng chứng hiển nhiên để cho ta dùng làm tài liệu suy gẫm:
"Chúng tôi thấy linh hồn này thường tỏ ra quá nghiêm khắc trong sự chỉ trích kẻ đồng loại. Phải tốp bớt lại, vì những gì mà ta chỉ trích ở kẻ khác, sẽ đến với ta dưới một hình thức nào đó."
Đó là một lời tuyên bố rõ ràng về luật quả báo, theo đó một nguyên nhân gây ra trên địa hạt tâm lý sẽ mang đến một hậu quả tâm lý tương đương. Điều này nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những lời răn dạy trong Kinh Thánh Gia Tô. Đức Jesus có dạy rằng: "Ta nói cho các ngươi biết, mỗi lời nói vô ích mà mỗi người thốt ra, họ sẽ phải trả lời trong ngày Phán Xét cuối cùng," và kế đó là những lời răn: "Không phải những gì chui vào lỗ miệng của một người, nó làm cho y bị ô nhiễm, nhơ bợn, mà là những gì từ trong lỗ miệng của y chui ra!" "Ngươi chớ lên án nếu ngươi không muốn bị kẻ khác lên án. Vì ngươi lên án kẻ khác như thế nào, thì đến phiên ngươi sẽ bị lên án cũng y như thế đó!"
Lời răn trên đây, đối chiếu với luật quả báo mà chúng ta phải thấy, có một ý nghĩa hùng hồn, mạnh mẽ và hợp lý trên phương diện thực tế mà người ta chớ khá coi thường. Về những trường hợp kể trên, chúng ta nên nhớ rằng chính cái nguyên động lực, và mục đích của mỗi hành động mới là cái sức chuyển vận luật Nhân Quả. Không phải nghề phê bình văn nghệ nó làm cho người thanh niên kia bị sa đọa trong kiếp trước, mà chính là cái thái độ bên trong của y và sự ngờ vực mà y đã gieo trong lòng kể khác về tài năng của họ, trong khi y hành nghề một cách cẩu thả. Người ta thấy một tình trạng tương tự khi người lính La Mã ngược đãi những tín đồ đạo Gia Tô, như đã kể ở Phần 5. Nghiệp của y gây ra không phải là vì y thừa hành chức vụ của người lính gác, mà do bởi hành động tàn ác của y đối với những người không sức tự vệ đặt dưới quyền sinh sát của y. Ở đây cũng như mọi trường hợp, chính cái tinh thần bên trong mỗi hành động mới là cái nguyên động lực tạo nên nghiệp quả.
Trước đây, chúng ta thấy rằng những khuynh hướng độc tài chuyên chế nguyên nhân là do những kinh nghiệm chỉ huy ở kiếp trước. Khả năng lãnh đạo là một đức tính tốt, nhưng nó thường biến chứng thành thói chuyên chế độc tài. Trong lịch sử, người ta thấy những người có chức vụ cao, nắm quyền thế trong tay, thường lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng tham vọng riêng của mình. Những trường hợp lạm dụng quyền thế một cách trắng trợn và những quả báo gây ra do những hành động đó, đều được thuật lại rất nhiều trong những tập hồ sơ Cayce. Thí dụ, đây là trường hợp của một người có quyền thế trong thời kỳ các vụ án phù thủy ở Salem. Y là một trong những viên chức có trách nhiệm trừng trị khủng bố những người đàn bà bị tố giác là hành nghề phù thủy. Tuy nhiên, trong khi thừa hành chức vụ đàn áp khủng bố những người theo tà đạo để bảo vệ thuần phong mỹ tục và bảo vệ tín ngưỡng Gia Tô, con người mô phạm và đạo đức giả này lại lạm dụng quyền hành của mình để thỏa mãn điều sắc dục: Những người phụ nữ bị giam cầm đều bị cưỡng bách phải thất tiết với y! Những tập hồ sơ cho biết nhà đạo đức giả ấy đã đầu thai trở lại kiếp này. Hiện nay y là một thiếu niên 11 tuổi, con của một người đàn bà nghèo khổ, bị chồng bỏ rơi. Y thường bị chứng động kinh rất dữ dội; trong lúc soi kiếp cho y, y đã liệt bại hết nửa thân mình bên trái, và câm không nói được nữa. Y không thể tự mình mặc hay cởi áo quần, hoặc ăn uống hay đi lại, tiểu tiện mà không có người dìu dắt. Hai vai của y đã còng, và sau một cơn động kinh kéo dài suốt nhiều ngày, trong khi đó ông bị chứng phong giựt, mỗi ngày cách khoảng độ nửa giờ, y không thể nào giữ vững đầu trên cổ được nữa, và không thể ngồi dậy được nếu không có người nâng đỡ.
Theo ông Cayce, bịnh động kinh thường là quả báo của sự hoang dâm vô độ. Dầu sao, sự lạm dụng quyền hành trong trường hợp này là một yếu tố quan trọng. Sự nghèo khổ và địa vị thấp kém của người mẹ y dường như là một sự đảo lộn địa vị giàu sang quyền thế của y trong kiếp trước. Chứng động kinh là cái hậu quả của sự cưỡng hiếp, dâm dục khi y lạm dụng quyền hành để thỏa mãn thú tính.
Trường hợp sau đây là một thí dụ lạm dụng quyền thế trong thời kỳ khủng bố đạo Gia Tô ở La Mã. Có một người tên Romus, làm quân nhân trong đạo binh La Mã. Ngoài ra số tiền lương tháng, với cấp bậc khá cao của y, y đã dùng thế lực để kiếm những món tiền khổng lồ. Cuộc soi kiếp không nói rõ y dùng phương pháp nào, không biết là y biển thủ công quỹ hay dọa nạt để làm tiền; nhưng y đã dùng phương tiện bất chính để mưu lợi, thâu được rất nhiều của cải vật chất, nhưng lại mất mát nhiều về phương diện tâm linh. Trong kiếp hiện tại, Romus bị nhiều đau khổ: Sự nghèo đói, lầm than, không nhà cửa, luôn luôn theo dõi y suốt đời. Nghề thợ may của y không đủ sinh lợi để nuôi một vợ và năm con. Chỉ nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ y mà vợ chồng và gia đình y mới có thể sinh nhai một cách tạm bợ và bấp bênh ở một khu phố nghèo nàn tại Luân Đôn. Trong trường hợp này cũng vậy, kẻ lạm dụng quyền hành đã phải chịu những quả báo tương đương với hành động quả báo của y gây ra. Tình hình tài chánh tuyệt vọng của y phản ảnh những nỗi lầm than khốn khổ mà y gây ra cho kẻ khác trong kiếp trước.
Dưới đây là một trường hợp khác về sự lạm dụng quyền hành, cũng đáng được cho chúng ta ghi nhớ: Một người đàn bà nọ thuộc giai cấp trưởng giả hồi thời Cách Mạng Pháp, đã tham gia cuộc nổi loạn chống giai cấp quý tộc. Với tấm lòng thành thật tranh đấu cho một lý tưởng, bà đã thực hiện một sự tiến bộ lớn về đường tâm linh. Nhưng sau cuộc Cách Mạng, khi dịp may đưa đến bà đạt tới một địa vị quan trọng trong chánh phủ, bèn trở nên độc tài và lạm dụng quyền thế chẳng thua gì những người mà bà đã tranh đấu chống lại trước kia. Cuộc soi kiếp nói: "Hậu quả đưa đến, là trong kiếp hiện tại, linh hồn này phải chịu dưới quyền sai khiến của kẻ khác, để đè nén bớt những khuynh hướng độc tài và hách dịch của y trước kia." Hiện thời, người đàn bà này sống một cuộc đời rất khó khăn, lúc soi kiếp, bà đã 40 tuổi, góa chồng đã mười năm và có một đứa con gái nhỏ. Bà phải chiến đấu với nghịch cảnh để tư mưu sinh và nuôi con. Bà đã tìm được việc làm trong một cơ sở cứu trợ nạn nhân thất nghiệp của chánh phủ trong một thời gian nhưng tình trạng của bà vẫn bấp bênh. Sự cô đơn và thiếu nguồn vui sống đã làm cho bà tuyệt vọng và chán nản. Tình trạng này không phải là do sự ngẫu nhiên tình cờ: đó là cái phản ảnh đúng đắn của những sự đè nén áp bức mà bà đã gây ra cho kẻ khác, khi lạm dụng quyền hành trong tay. Xét qua bề ngoài, thì bà là nạn nhân của một tình trạng kinh tế khủng hoảng và một số mạng hẩm hiu; nhưng xét về luật quả báo, thì bà chỉ là nạn nhân của chính mình.
Những trường hợp kể trên có thể giúp cho ta một cái tiêu chuẩn quan trọng để tìm hiểu những nỗi khó khăn trắc trở của người đời cùng những nỗi khổ đau của họ, và tìm ra những nguyên nhân xa gần, căn cứ vào quả báo trong hiện tại. Khi nhà hiền triết Eschyle cách đây hai ngàn năm ở Hy Lạp nói rằng: "Số mạng, tức là hạnh kiểm" ông ta đã thốt ra một câu châm ngôn mà nếu ta nói ngược lại cũng vẫn đúng. Vì những trường hợp đã xét qua như trên dường như chỉ rằng số mạng con người ngày nay, tức là phản ảnh cái hạnh kiểm của y trong quá khứ. Đến đây, một vấn đề quan trọng được nêu ra, một vấn đề mà bất cứ người nào học hỏi nghiên cứu và suy gẫm chính chắn về thuyết Luân Hồi, cũng không khỏi nêu ra để tự vấn lấy mình. Nếu như sự nghèo khổ là những quả báo cần thiết để giáo dục sửa đổi những kẻ hung dữ, độc ác, bất công theo định luật Nhân Quả, thì tại sao người ta cần phải cố gắng hoạt động trong những công việc cứu tế xã hội để làm gì. Phải chăng những cố gắng của ta để trợ giúp kẻ khác bần hàn khốn khó, sẽ làm ngăn trở sự hành động của luật Nhân Quả?
Chúng ta nên hiểu rằng thuyết Luân Hồi không phải chủ trương một thái độ nhắm mắt buông xuôi đối với những nhu cầu cấp bách của xã hội. Những linh hồn cần phải học bài học nghèo nàn khốn khó, sẽ sinh ra trong một thời kỳ lịch sử và trong một hoàn cảnh địa phương mà sự bất công của xã hội có thể tạo nên cái quả báo nghèo khổ khốn cùng cần thiết cho bài học kinh nghiệm của họ.
Nhưng đồng thời, những người nào không cố gắng làm việc để cải thiện đời sống của kẻ đồng loại, tức là họ phạm vào tội "Thờ ơ, chểnh mảng" (omission); còn những kẻ lợi dụng và khai thác kẻ đồng loại vì mục đích ích kỷ, là những kẻ tích cực phạm tội (commision); hai thứ tội lỗi này, có ngày họ sẽ phải trả quả.
Thuyết Luân Hồi, nếu hiểu một cách đúng đắn, sẽ không thể dùng làm một thuyết để bào chữa cho những hành vi của kẻ bất lương. Giáo lý mà thuyết ấy cho ta trước hết thuộc về địa hạt tâm lý, bởi vì nó nhắm vào mục đích cải tiến linh hồn người cho tới mức Toàn Thiện. Nhưng giáo lý ấy cũng nằm trong địa hạt xã hội, bởi vì mục đích tối cao của nó là tình thương; và tình thương chính là cái mãnh lực mầu nhiệm làm tiêu tan mọi điều nghiệp chướng và quả báo xấu xa, theo định luật Nhân Quả cai quản sự tiến hóa của con người.
Những Đạo gia quả quyết rằng hành động của con người không thể nào sửa đổi được định luật của Vũ Trụ. Định luật Nhân Quả Công Bằng cũng ví như nước, luôn luôn giữ mực bằng phẳng, quân bình. Dầu cho con người gặp hoàn cảnh nào và dưới thời kỳ nào, điều đó không quan hệ, đó chỉ là cái khung cảnh bên ngoài làm nền tảng và bối cảnh cho linh hồn đầu thai để học hỏi kinh nghiệm ở cõi trần. Đối với một linh hồn đã chọn lựa nhũng hoàn cảnh đó, thì luôn luôn có những phương tiện thích nghi để giúp cho họ sửa chữa những khuyết điểm và lầm lạc bên trong của họ.
Chúng ta đã thấy bằng cách nào tánh kiêu căng một thói xấu trên địa hạt tinh thần có thể gây nên quả báo cụ thể trên địa hạt vật chất dưới dạng những bịnh tật khốn khó. Những tập hồ sơ Cayce cũng chứa đựng nhiều trường hợp mà những tội lỗi trên địa hạt tinh thần gây nên quả báo thuộc về tâm lý; trong số đó có hai trường hợp đáng kể về quả báo lạc loài cô đơn, mà nguyên nhân là tội bất khoan dung.
Trường hợp thứ nhất là của một vị nữ tu trong một tu viện Pháp hồi thời vua Louis mười bốn. Vị nữ tu này rất nghiêm khắc, lạnh lùng và thiếu đức bao dung đối với những sự lầm lạc yếu đuối của người đời, hiểu Thánh Kinh một cách quá chặt chịa, gò bó từng chữ từng cầu, và khinh bỉ những người nào vi phạm những lời răn dạy trong Thánh Kinh. Hậu quả của thái độ khắc nghiệt đó biểu lộ trước hết trong kiếp này bằng một chứng bịnh đau hạch, dây dưa không dứt, làm cho bịnh nhân bị hoại huyết quá nhiều trong lúc có kinh nguyệ. Chứng bịnh này làm cho cô không thể đi học đều đặn, mỗi tháng nằm liệt giường hết hai tuần lễ, làm cho cô trở nên nhút nhát, thích sống cô đơn, và tránh xa các bạn bè đồng lứa tuổi. Những điều này có ảnh hưởng đến cá tính của cô về mọi mặt.
Về sau những chứng bịnh kể trên đã lần lần giảm bớt. Nhờ có một thân hình đẹp đẽ, cân đối, cô làm nghề kiểu mẫu ở New York và lập gia đình. Tuy nhiên, cuộc tình duyên của cô không có hạnh phúc. Vợ chồng không hợp ý tâm đầu: Người chồng thì lạnh lùng và khắc khổ, còn cô thì lại khao khát sự yêu đương. Trận Thế Chiến Thứ Hai bùng nổ, người chồng phải vượt biển tùng chinh. Từ đó, cô bắt đầu sống một thời kỳ độc thân, làm cho cô buồn không thể chịu nổi cảnh đơn chiếc, nên phải dọn vào ở trong một trại nghỉ mát. Tại đây, cô bắt đầu uống rượu và sống một cuộc đời bê tha. Lúc đầu cô cảm thấy rằng uống một hai ly rượu giúp cô thoát khỏi sự ám ảnh nặng nề của cơn sầu khổ. Nhưng một khi đã bước vào con đường ấy rồi, cô không thể ngưng lại đượ nữa; càng ngày càng uống rượu nhiều thêm. Có khi cô uống luôn ngày đêm không dứt, trong ba tuần liên tiếp như vậy, và ngủ với bất cứ người nào, lính thủy, lính tập hay phi công, tùy theo lúc cao hứng. Khi cô say rượu thì mất cả mọi sự dè dặt trong cử chỉ, và bất chấp cả áo quần. Cô đi tiểu tiện và đại tiện ngay ở giữa sân nhà chỉ khoác một cái áo choàng để hở, và nếu người ta không ngăn cản thì cô cứ điềm nhiên khỏa thân đi thẳng vào phòng khách lữ quán đang ở trọ. Sau cùng, sức khỏe của cô bắt đầu suy sụp dưới ảnh hưởng chất men rượu nồng. Hai bàn tay bắt đầu run đến một mực mà cô không thể cầm viết ký tên vào những ngân phiếu để lãnh tiền của chồng gởi về. Trong những lúc tỉnh táo và đầy đủ trí khôn,cô quyết định rời khỏi trại nghỉ mát trung tâm quy tựu hằng nửa chục những căn cứ hải quân và đồn trại ở gần bên. Những bức thư cuối cùng cho biết rằng nay cô làm thơ ký với ít nhiều trách nhiệm; nhưng về sau cô vẫn tiếp tục chè chén bê tha, và sau cùng đã ly dị chồng. Dường như sự trụy lạc của cô trước hết là do bởi thần kinh quá căng thẳng, mà điều này lại phát sinh từ chứng bịnh đau hạch mà ra. (Ông Cayce hay nhấn mạnh rằng các bộ phận hạch tủy trong thân người thường là những phương tiện biểu lộ của luật quả báo). Chứng bịnh này lại là cái hậu quả trực tiếp của những hành vi kết án khắc nghiệt của cô đối với kẻ khác và sự thiếu lòng nhân từ của cô ở kiếp trước. Những sự lầm lạc yếu đuối của kẻ khác, mà trước kia cô lên án một cách khắt khe, nghiệt ngã, ngày nay đã trở nên những sự lầm lạc yếu đuối của chính mình. Bằng cách trả quả báo như thế, cô mới hiểu được rằng sự lầm lạc tội lỗi của người đời là đáng thương, và họ là những người mà ta phải thông cảm và giúp đỡ thay vì lên án và chê bai. Cũng như những kẻ chế nhạo, những người chỉ trích chê bai kẻ khác phải chịu nhận lãnh cái số phận của những kẻ mà họ đã lên án.
Trường hợp thứ nhì là của một người đàn bà có thói kiêu căng và thành kiến trong hai kiếp trước. Trong một kiếp vào thời kỳ của đấng Christ tại Palestine, cô là vợ của một vị giáo sĩ Do Thái. Với địa vị xã hội này, cô đã tỏ ra khắc nghiệt và khinh bỉ những người thanh niên phóng đãng, tự do, vô tôn giáo. Thời gian trôi qua cũng không làm phai mờ và giảm bớt lòng kiêu căng và tự phụ của cô. Trong kiếp thứ nhì, cô tái sinh ở Salem, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ, nhưng vẫn không chừa thói khắc nghiệt và lên án kẻ khác, mà dường như cô càng trở nên khó khăn nghiệt ngã hơn! Cuộc soi kiếp cho biết rằng: Linh hồn này đã gặp phải những người rất khó tính trong kiếp hiện tại, những người khắc khe, soi mói và sẵn sàng lên án kẻ khác. Trước kia linh hồn này đã gây nhiều đau khổ cho kẻ khác. Khi người ta nhận chìm một vài người xuống nước trong vụ xử án những người phù thủy, cô chứng kiến việc ấy và vỗ tay hoan nghinh. Khi những người khác bị đánh bằng roi vọt, cô cũng biểu đồng tình. Bởi vậy, linh hồn này thường nhớ lại những sự hành phạt đau khổ của những thời kỳ đó trong những khi cô bị loạn trí. Hiện thời cô bị chứng nội thương trong mạch máu và tủy xương sống, do bởi thiếu sự điều hành giữa bộ thần kinh giao cảm và bộ óc, chứng bịnh này là cho cô có những thời kỳ "Phản ứng thể xác." Sự phản ứng thể xác này là một chứng bịnh thần kinh mà đương sự bị đau từ năm 39 tuổi, và những cơn khủng hoảng thường tái phát trải qua 14 năm kế đó. Cô không có gia đình; nhà ở khu sang trọng tại New York, và sự kiện rằng cô không có làm nghề nghiệp gì dường như chứng tỏ rằng cô có phương tiện và tài sản. Người ta có thể cho rằng sự ở không, vô sự có thể là một yếu tố quan trọng gây nên những cơn khủng hoảng tinh thần. Nhưng đó chỉ là một nguyên nhân tạm bợ bên ngoài, có tính cách nhất thời mà thôi, chứ không phải nguyên nhân sâu xa. Trong tận thâm tâm của người đàn bà này, có một lòng khắt khe nghiệt ngã đối với nhân loại, một sự thản nhiên lạnh lùng trước những điều nguyện vọng và đau khổ của người đời. Sự khắc nghiệt, bất khoan dung của cô đã làm cho nhiều người thất vọng đau khổ trong những kiếp trước: Bởi vậy, thật là công bình mà thấy cô trải qua kinh nghiệm thất vọng đau đớn trong kiếp này.
Người ta có thể tự hỏi rằng tại sao người đàn bà này không bị trả quả báo về sự khắc nghiệt của cô hồi thời ở xứ Palestine, trong kiếp đầu thai ở Salem. Câu hỏi này có thể giải đáp bằng hai cách khác nhau. Trước hết, kiếp đầu thai ở Salem có lẽ có một mục đích khác hơn là sửa chữa tánh khắc nghiệt của cô. Bởi đó, tánh khó khăn này đã bành trướng thêm trong khi cô theo đuổi một công việc quan trọng khác ở kiếp nói trên. Lẽ thứ hai là thái độ khắc nghiệt của cô ở Palestine có thể chưa rõ rệt lắm, và chưa biểu lộ bằng những hành động gây tổn thương cho kẻ khác. Đó chỉ là tánh bất khoan dung lúc mới đầu, chưa đủ mạnh để có thể gây nên một nghiệp quả lớn lao. Ngoài ra, mọi việc xảy ra trong đời cô là một sự thử thách. Trong kiếp sống ở Salem, cô có thể là một người khoan dung hay khắc nghiệt, tùy ý cô chọn lựa con đường tâm tính của mình. Nhưng cô đã thất bại trước sự thử thách đó; cô càng tăng cường thêm tánh khắc nghiệt đã có ở Palestine thay vì sửa chữa lại, và bởi đó cô tạo nên quả báo mà cô phải trả trong kiếp này.
Trong những thói xấu đồng một loại với tánh bất khoan dung và nghiệt ngã, có tánh hay chỉ trích. Trường hợp sau đây là một thí dụ lý thú về quả báo gây nên bởi tánh hay chỉ trích. Đó là một người thanh niên 27 tuổi, làm thiếu úy trong quân đội, có tánh tự ti mặc cảm, và luôn luôn nghĩ rằng mình bất lực, không làm nên trò trống gì. Chúng tôi không được biết những lý do nào làm trở ngại sự phát triển cá tính của y thuở thiếu thời. Có thể rằng y đã có một người cha hay người mẹ có thói hay công kích một cách vô lý; hoặc y có một thân hình dị dạng, làm cho bè bạn trong lớp chế diễu nhạo báng. Chúng tôi đưa ra những sự phỏng đoán trên đây là vì căn cứ vào cái quả báo hiện thời của đương sự, vì trong cuộc soi kiếp, ông Cayce nói: "Ai giống nào sẽ gặt giống nấy. Vì anh đã chỉ trích kẻ khác, nên ngày nay anh phải bị chỉ trích lại."
Cuộc soi kiếp cho biết rằng người thanh niên ấy trong kiếp trước là một nhà phê bình nghệ thuật, thường có thói quen chỉ trích một cách gắt gao, cay đắng, nghiệt ngã, mọi nghệ phẩm mà y không vừa lòng. Vì trong quá khứ y đã gieo sự ngờ vực trong lòng kẻ khác, làm cho họ mất tin tưởng về khả năng của chính mình, thì ngày nay đến lượt y phải bị cái quả báo tương đương là thói tự ti mặc cảm.
Chúng ta thấy ở đây một khía cạnh mới của Luật Nhân Quả vô cùng phức tạp, một khía cạnh rất quan trọng về mặt tinh thần, đáng để cho ta suy gẫm. Tự nhiên những nhà phê bình chuyên môn chỉ gồm một số rất ít, nhưng trên Trái Đất hiện nay người ta đếm có gần hai tỷ rưỡi những nhà phê bình tài tử, tay ngang, nghĩa là không chuyên nghiệp. Có lẽ không một nghề nghiệp nào trên thế gian có nhiều tay hành nghề tài tử như nghề này, họ phê bình và chỉ trích thiên hạ một cách say mê thỏa thích, kể từ ngày họ mới tập nói cho đến ngày mà Thần Chết khóa miệng họ lại dưới nấm mồ! Nghề này không cần bỏ vốn, và dễ làm hơn ăn cơm! Ngoài ra, nó còn khác hẳn với mọi thứ tiêu khiển của người đời, đó là một trò chơi mà người ta có thể thực hành ở ngoài đường hoặc trong nhà, suốt cả năm này qua tháng nọ, mà chỉ cần dùng một khí cụ duy nhất, là một cặp lưỡi sắc bén! Chỉ cần có hai hay ba người tụ họp lại, là cái trò chơi phê bình, chỉ trích này bắt đầu!
Tuy nhiên, mặc dầu sự chỉ trích là môt trò tiêu khiển không tốn kém, nhưng nó có thể bắt buộc ta trả một cái giá rất đắt một ngày về sau. Nguồn tài liệu (đó là danh từ mà ông Cayce dùng để ám chỉ cái quyền năng của ông) thấy rõ sự hành động của luật Nhân Quả trải qua giòng thời gian vô tận, thường đưa ra những lời cảnh cáo nghiêm khắc và rõ ràng cho những người nào có cái tật này. Thí dụ sau đây, trong hằng trăm những thí dụ khác, là một bằng chứng hiển nhiên để cho ta dùng làm tài liệu suy gẫm:
"Chúng tôi thấy linh hồn này thường tỏ ra quá nghiêm khắc trong sự chỉ trích kẻ đồng loại. Phải tốp bớt lại, vì những gì mà ta chỉ trích ở kẻ khác, sẽ đến với ta dưới một hình thức nào đó."
Đó là một lời tuyên bố rõ ràng về luật quả báo, theo đó một nguyên nhân gây ra trên địa hạt tâm lý sẽ mang đến một hậu quả tâm lý tương đương. Điều này nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những lời răn dạy trong Kinh Thánh Gia Tô. Đức Jesus có dạy rằng: "Ta nói cho các ngươi biết, mỗi lời nói vô ích mà mỗi người thốt ra, họ sẽ phải trả lời trong ngày Phán Xét cuối cùng," và kế đó là những lời răn: "Không phải những gì chui vào lỗ miệng của một người, nó làm cho y bị ô nhiễm, nhơ bợn, mà là những gì từ trong lỗ miệng của y chui ra!" "Ngươi chớ lên án nếu ngươi không muốn bị kẻ khác lên án. Vì ngươi lên án kẻ khác như thế nào, thì đến phiên ngươi sẽ bị lên án cũng y như thế đó!"
Lời răn trên đây, đối chiếu với luật quả báo mà chúng ta phải thấy, có một ý nghĩa hùng hồn, mạnh mẽ và hợp lý trên phương diện thực tế mà người ta chớ khá coi thường. Về những trường hợp kể trên, chúng ta nên nhớ rằng chính cái nguyên động lực, và mục đích của mỗi hành động mới là cái sức chuyển vận luật Nhân Quả. Không phải nghề phê bình văn nghệ nó làm cho người thanh niên kia bị sa đọa trong kiếp trước, mà chính là cái thái độ bên trong của y và sự ngờ vực mà y đã gieo trong lòng kể khác về tài năng của họ, trong khi y hành nghề một cách cẩu thả. Người ta thấy một tình trạng tương tự khi người lính La Mã ngược đãi những tín đồ đạo Gia Tô, như đã kể ở Phần 5. Nghiệp của y gây ra không phải là vì y thừa hành chức vụ của người lính gác, mà do bởi hành động tàn ác của y đối với những người không sức tự vệ đặt dưới quyền sinh sát của y. Ở đây cũng như mọi trường hợp, chính cái tinh thần bên trong mỗi hành động mới là cái nguyên động lực tạo nên nghiệp quả.
Trước đây, chúng ta thấy rằng những khuynh hướng độc tài chuyên chế nguyên nhân là do những kinh nghiệm chỉ huy ở kiếp trước. Khả năng lãnh đạo là một đức tính tốt, nhưng nó thường biến chứng thành thói chuyên chế độc tài. Trong lịch sử, người ta thấy những người có chức vụ cao, nắm quyền thế trong tay, thường lạm dụng quyền hành để thỏa mãn lòng tham vọng riêng của mình. Những trường hợp lạm dụng quyền thế một cách trắng trợn và những quả báo gây ra do những hành động đó, đều được thuật lại rất nhiều trong những tập hồ sơ Cayce. Thí dụ, đây là trường hợp của một người có quyền thế trong thời kỳ các vụ án phù thủy ở Salem. Y là một trong những viên chức có trách nhiệm trừng trị khủng bố những người đàn bà bị tố giác là hành nghề phù thủy. Tuy nhiên, trong khi thừa hành chức vụ đàn áp khủng bố những người theo tà đạo để bảo vệ thuần phong mỹ tục và bảo vệ tín ngưỡng Gia Tô, con người mô phạm và đạo đức giả này lại lạm dụng quyền hành của mình để thỏa mãn điều sắc dục: Những người phụ nữ bị giam cầm đều bị cưỡng bách phải thất tiết với y! Những tập hồ sơ cho biết nhà đạo đức giả ấy đã đầu thai trở lại kiếp này. Hiện nay y là một thiếu niên 11 tuổi, con của một người đàn bà nghèo khổ, bị chồng bỏ rơi. Y thường bị chứng động kinh rất dữ dội; trong lúc soi kiếp cho y, y đã liệt bại hết nửa thân mình bên trái, và câm không nói được nữa. Y không thể tự mình mặc hay cởi áo quần, hoặc ăn uống hay đi lại, tiểu tiện mà không có người dìu dắt. Hai vai của y đã còng, và sau một cơn động kinh kéo dài suốt nhiều ngày, trong khi đó ông bị chứng phong giựt, mỗi ngày cách khoảng độ nửa giờ, y không thể nào giữ vững đầu trên cổ được nữa, và không thể ngồi dậy được nếu không có người nâng đỡ.
Theo ông Cayce, bịnh động kinh thường là quả báo của sự hoang dâm vô độ. Dầu sao, sự lạm dụng quyền hành trong trường hợp này là một yếu tố quan trọng. Sự nghèo khổ và địa vị thấp kém của người mẹ y dường như là một sự đảo lộn địa vị giàu sang quyền thế của y trong kiếp trước. Chứng động kinh là cái hậu quả của sự cưỡng hiếp, dâm dục khi y lạm dụng quyền hành để thỏa mãn thú tính.
Trường hợp sau đây là một thí dụ lạm dụng quyền thế trong thời kỳ khủng bố đạo Gia Tô ở La Mã. Có một người tên Romus, làm quân nhân trong đạo binh La Mã. Ngoài ra số tiền lương tháng, với cấp bậc khá cao của y, y đã dùng thế lực để kiếm những món tiền khổng lồ. Cuộc soi kiếp không nói rõ y dùng phương pháp nào, không biết là y biển thủ công quỹ hay dọa nạt để làm tiền; nhưng y đã dùng phương tiện bất chính để mưu lợi, thâu được rất nhiều của cải vật chất, nhưng lại mất mát nhiều về phương diện tâm linh. Trong kiếp hiện tại, Romus bị nhiều đau khổ: Sự nghèo đói, lầm than, không nhà cửa, luôn luôn theo dõi y suốt đời. Nghề thợ may của y không đủ sinh lợi để nuôi một vợ và năm con. Chỉ nhờ sự giúp đỡ của cha mẹ y mà vợ chồng và gia đình y mới có thể sinh nhai một cách tạm bợ và bấp bênh ở một khu phố nghèo nàn tại Luân Đôn. Trong trường hợp này cũng vậy, kẻ lạm dụng quyền hành đã phải chịu những quả báo tương đương với hành động quả báo của y gây ra. Tình hình tài chánh tuyệt vọng của y phản ảnh những nỗi lầm than khốn khổ mà y gây ra cho kẻ khác trong kiếp trước.
Dưới đây là một trường hợp khác về sự lạm dụng quyền hành, cũng đáng được cho chúng ta ghi nhớ: Một người đàn bà nọ thuộc giai cấp trưởng giả hồi thời Cách Mạng Pháp, đã tham gia cuộc nổi loạn chống giai cấp quý tộc. Với tấm lòng thành thật tranh đấu cho một lý tưởng, bà đã thực hiện một sự tiến bộ lớn về đường tâm linh. Nhưng sau cuộc Cách Mạng, khi dịp may đưa đến bà đạt tới một địa vị quan trọng trong chánh phủ, bèn trở nên độc tài và lạm dụng quyền thế chẳng thua gì những người mà bà đã tranh đấu chống lại trước kia. Cuộc soi kiếp nói: "Hậu quả đưa đến, là trong kiếp hiện tại, linh hồn này phải chịu dưới quyền sai khiến của kẻ khác, để đè nén bớt những khuynh hướng độc tài và hách dịch của y trước kia." Hiện thời, người đàn bà này sống một cuộc đời rất khó khăn, lúc soi kiếp, bà đã 40 tuổi, góa chồng đã mười năm và có một đứa con gái nhỏ. Bà phải chiến đấu với nghịch cảnh để tư mưu sinh và nuôi con. Bà đã tìm được việc làm trong một cơ sở cứu trợ nạn nhân thất nghiệp của chánh phủ trong một thời gian nhưng tình trạng của bà vẫn bấp bênh. Sự cô đơn và thiếu nguồn vui sống đã làm cho bà tuyệt vọng và chán nản. Tình trạng này không phải là do sự ngẫu nhiên tình cờ: đó là cái phản ảnh đúng đắn của những sự đè nén áp bức mà bà đã gây ra cho kẻ khác, khi lạm dụng quyền hành trong tay. Xét qua bề ngoài, thì bà là nạn nhân của một tình trạng kinh tế khủng hoảng và một số mạng hẩm hiu; nhưng xét về luật quả báo, thì bà chỉ là nạn nhân của chính mình.
Những trường hợp kể trên có thể giúp cho ta một cái tiêu chuẩn quan trọng để tìm hiểu những nỗi khó khăn trắc trở của người đời cùng những nỗi khổ đau của họ, và tìm ra những nguyên nhân xa gần, căn cứ vào quả báo trong hiện tại. Khi nhà hiền triết Eschyle cách đây hai ngàn năm ở Hy Lạp nói rằng: "Số mạng, tức là hạnh kiểm" ông ta đã thốt ra một câu châm ngôn mà nếu ta nói ngược lại cũng vẫn đúng. Vì những trường hợp đã xét qua như trên dường như chỉ rằng số mạng con người ngày nay, tức là phản ảnh cái hạnh kiểm của y trong quá khứ. Đến đây, một vấn đề quan trọng được nêu ra, một vấn đề mà bất cứ người nào học hỏi nghiên cứu và suy gẫm chính chắn về thuyết Luân Hồi, cũng không khỏi nêu ra để tự vấn lấy mình. Nếu như sự nghèo khổ là những quả báo cần thiết để giáo dục sửa đổi những kẻ hung dữ, độc ác, bất công theo định luật Nhân Quả, thì tại sao người ta cần phải cố gắng hoạt động trong những công việc cứu tế xã hội để làm gì. Phải chăng những cố gắng của ta để trợ giúp kẻ khác bần hàn khốn khó, sẽ làm ngăn trở sự hành động của luật Nhân Quả?
Chúng ta nên hiểu rằng thuyết Luân Hồi không phải chủ trương một thái độ nhắm mắt buông xuôi đối với những nhu cầu cấp bách của xã hội. Những linh hồn cần phải học bài học nghèo nàn khốn khó, sẽ sinh ra trong một thời kỳ lịch sử và trong một hoàn cảnh địa phương mà sự bất công của xã hội có thể tạo nên cái quả báo nghèo khổ khốn cùng cần thiết cho bài học kinh nghiệm của họ.
Nhưng đồng thời, những người nào không cố gắng làm việc để cải thiện đời sống của kẻ đồng loại, tức là họ phạm vào tội "Thờ ơ, chểnh mảng" (omission); còn những kẻ lợi dụng và khai thác kẻ đồng loại vì mục đích ích kỷ, là những kẻ tích cực phạm tội (commision); hai thứ tội lỗi này, có ngày họ sẽ phải trả quả.
Thuyết Luân Hồi, nếu hiểu một cách đúng đắn, sẽ không thể dùng làm một thuyết để bào chữa cho những hành vi của kẻ bất lương. Giáo lý mà thuyết ấy cho ta trước hết thuộc về địa hạt tâm lý, bởi vì nó nhắm vào mục đích cải tiến linh hồn người cho tới mức Toàn Thiện. Nhưng giáo lý ấy cũng nằm trong địa hạt xã hội, bởi vì mục đích tối cao của nó là tình thương; và tình thương chính là cái mãnh lực mầu nhiệm làm tiêu tan mọi điều nghiệp chướng và quả báo xấu xa, theo định luật Nhân Quả cai quản sự tiến hóa của con người.
Những Đạo gia quả quyết rằng hành động của con người không thể nào sửa đổi được định luật của Vũ Trụ. Định luật Nhân Quả Công Bằng cũng ví như nước, luôn luôn giữ mực bằng phẳng, quân bình. Dầu cho con người gặp hoàn cảnh nào và dưới thời kỳ nào, điều đó không quan hệ, đó chỉ là cái khung cảnh bên ngoài làm nền tảng và bối cảnh cho linh hồn đầu thai để học hỏi kinh nghiệm ở cõi trần. Đối với một linh hồn đã chọn lựa nhũng hoàn cảnh đó, thì luôn luôn có những phương tiện thích nghi để giúp cho họ sửa chữa những khuyết điểm và lầm lạc bên trong của họ.