VietLang
05-28-2007, 11:19 PM
Chương 22 - Tiềm Năng Của Con Người
Từ những đoạn trên, chúng ta đã thấy rằng luật Nhân Quả gồm có hai khía cạnh: Khía cạnh liên tục và khía cạnh chấn chỉnh, hay sửa đổi. Nói về khía cạnh liên tục của luật Nhân Quả, thì có nhiều khuynh hướng trái ngược từ thuở quá khứ có thể xuất hiện cùng một lượt trong kiếp này, và tạo nên một sự xung đột bên trong tâm hồn của một người.
Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về khả năng hay tánh tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm của ông trong một kiếp trước. Thí dụ: Một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc mà ông đã hấp thụ trong một kiếp trước, nhưng đồng thời ông cũng mang theo một khuynh hướng về ngành dạy học, từ một kiếp trước nữa. Thề là ông có cả hai khuynh hướng về hai ngành học thuật khác nhau: Aâm nhạc và giáo dục. Những khuynh hướng trái ngược này gây ra một sự xung đột âm thầm trong tâm hồn ông, khi ông phải chọn lấy một nghề nhứt định. Ông sẽ là một nhạc sĩ hay một giáo sư? Trong nhiều năm, ông bị dày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau khi sự xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng, hay là bỏ một nghề mà chỉ chọn lấy một nghề, tùy theo lý tưởng của đương sự đối với cuộc đời, hay là do sự nhu cầu tài chánh.
Một sự xung đột còn khó khăn hơn nữa, là trường hợp mà đươngsự chưa diệt trừ xong một tật xấu cũ. Thí dụ: Một người có thói khinh ngạo, di sản từ một kiếp trước, trong kiếp đó ông lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với một dân tộc bị áp chế. Trong một kiếp sau, ông đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã bị chận đứng vì luật quả báo, và ông đã bắt đầu tập lấy thái độ khoan dung, ôn hoà với mọi người. Nhưng thói khinh ngạo của ông vẫn chưa được diệt trừ tận gốc, và hãy còn biểu lộ một phần nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược lẫn nhau trong tâm tính, khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung. Chính đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình bác ái đại hồng trong nhân loại, ông sẽ bắt đầu cố gắng diệt trừ thói kinh ngạo còn tiềm tàng trong người. Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này.
Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là một trường hợp rõ rệt nhất:
Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược: Khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh lùng; khi thì lại hồn nhiên, cởi mở. Theo cuộc soi kiếp, điều này được truy nguyên từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ trong một nhà tu kín bên Anh, chính kiếp này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt và lánh đời. Trong một kiếp trước nữa, ông là một người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh Chiến hồi thời Trung Cổ; kiếp đó đã giúp cho ông có tâm hồn cởi mở và yêu đời. Sự trái ngược đó làm cho mọi người đều xa lánh, vì họ không dám chơi với một người tính khí bất thường, hôm qua vừa mới vui vẻ hồn nhiên, hôm nay đã lạnh lùng cách biệt!
Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ Y Pha Nho hồi thế kỷ mười bảy tên là Pierre Claver, hy sinh tận tụy suốt một đời để phụng sự những người da đen nhập cảng từ Phi Châu thường bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Tu sĩ thường khuyên những mọi da đen này hãy ăn năn sám hối những tội lỗi của họ đã làm. Ông Huxley nói: "Lời khuyên đó có vẻ dường như không đúng chỗ, nhưng biết đâu tu sĩ có lý là vì dầu ở hoàn cảnh nào, con người cũng vẫn luôn luôn cần phải cứu chuộc lại những tội lỗi và sai lầm trong quá khứ mà họ phải chịu quả báo. Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của người đời biết đâu chẳng là những cơ hội để nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những hành động hung dữ, độc ác bất công mà chính chúng ta đã làm trong những kiếp trước?"
Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề quan trọng: đó là điều ảo tưởng nó làm cho ta nghĩ rằng mình là trong sạch và vô tội. Phần nhiều chúng ta khi lâm nghịch cảnh hay bị những nỗi đau khổ bất công, thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội mà phải bị thiệt thòi, chớ không nghĩa rằng có lẽ mình đã từng gây ra những nỗi bất công đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội. Có lẽ là do thói kiêu căng vốn tự nhiên trong mọi người, nhưng còn một lý do khác, đó là sự lãng quên: Một định luật thiên nhiên đầy nhân từ và bác ái khiến cho chúng ta quên đi một cái dĩ vãng sai lầm và tội lỗi trong những kiếp quá khứ.
Một người đàn bà nọ phàn nàn: "Tôi luôn luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi người; nhưng người ta đối xử tệ bạc với tôi như vậy. Con người thật là bạc bẽo và vô ơn!"
Chúng ta có thể đáp lại như vầy: "Phải, bà đã tốt lành và lương thiện trong kiếp này bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất, bà không đẹp; và bà chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị tha. Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới tập. Bà hãy nhình lại kiếp trước: Bà rất đẹp, với một nhan sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà, nhưng lòng bà rất độc! Ngày nay, bà chỉ gặt hái lấy những gì bà đã gieo trong kiếp trước. Việc bà bị đối xử độc ác và bất công không phải là do bởi sự vô ơn tệ bạc của người đời; mà đó chỉ là những quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác. Bà đã trồng hoa thơm cỏ ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ lấy gai nhọn và trái đắng là những thứ mà bà đã gieo trong kiếp trước. Mùa gặt sau, sẽ đem lại cho bà những hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng bà đừng thối chí và hãy tiếp tục vun trồng hoa thơm trái ngọt một cách can đảm và đầy tin tưởng... ""
Những sự đau khổ và nghịch cảnh trong đời đều có một mục đích giáo dục để đào tạo tánh tình, dầu cho đó là những tai nạn bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động đất, bão lụt; hoặc đó là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn. Khi nào khoa Tâm Lý Học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ cay đắng, tai ương và nghịch cảnh của người đời đều có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm để dìu dắt họ trên con đường tiến hóa, thì chừng đó ngành học thuật ấy đã tiến được một bước khác lớn.
Từ những đoạn trên, chúng ta đã thấy rằng luật Nhân Quả gồm có hai khía cạnh: Khía cạnh liên tục và khía cạnh chấn chỉnh, hay sửa đổi. Nói về khía cạnh liên tục của luật Nhân Quả, thì có nhiều khuynh hướng trái ngược từ thuở quá khứ có thể xuất hiện cùng một lượt trong kiếp này, và tạo nên một sự xung đột bên trong tâm hồn của một người.
Trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những khuynh hướng về khả năng hay tánh tình của một người có thể truy nguyên từ những kinh nghiệm của ông trong một kiếp trước. Thí dụ: Một người kia có những khuynh hướng về âm nhạc mà ông đã hấp thụ trong một kiếp trước, nhưng đồng thời ông cũng mang theo một khuynh hướng về ngành dạy học, từ một kiếp trước nữa. Thề là ông có cả hai khuynh hướng về hai ngành học thuật khác nhau: Aâm nhạc và giáo dục. Những khuynh hướng trái ngược này gây ra một sự xung đột âm thầm trong tâm hồn ông, khi ông phải chọn lấy một nghề nhứt định. Ông sẽ là một nhạc sĩ hay một giáo sư? Trong nhiều năm, ông bị dày vò bởi một sự lưỡng lự phân vân, không biết chọn lấy nghề nào. Sau khi sự xung đột ngấm ngầm này phải được giải quyết bằng cách dung hòa cả hai khuynh hướng, hay là bỏ một nghề mà chỉ chọn lấy một nghề, tùy theo lý tưởng của đương sự đối với cuộc đời, hay là do sự nhu cầu tài chánh.
Một sự xung đột còn khó khăn hơn nữa, là trường hợp mà đươngsự chưa diệt trừ xong một tật xấu cũ. Thí dụ: Một người có thói khinh ngạo, di sản từ một kiếp trước, trong kiếp đó ông lạm dụng quyền thế một cách độc tài đối với một dân tộc bị áp chế. Trong một kiếp sau, ông đầu thai làm một đứa trẻ tàn tật sống trong một túp lều nghèo nàn. Thói khinh ngạo của ông đã bị chận đứng vì luật quả báo, và ông đã bắt đầu tập lấy thái độ khoan dung, ôn hoà với mọi người. Nhưng thói khinh ngạo của ông vẫn chưa được diệt trừ tận gốc, và hãy còn biểu lộ một phần nào. Bởi đó trong kiếp này, ông có hai khuynh hướng trái ngược lẫn nhau trong tâm tính, khi thì ông có thái độ khinh ngạo, khi thì có lòng khoan dung. Chính đương sự cũng biết rõ điều này, và mỗi khi ông nghĩ đến tình bác ái đại hồng trong nhân loại, ông sẽ bắt đầu cố gắng diệt trừ thói kinh ngạo còn tiềm tàng trong người. Nhưng phần nhiều, người ta không ý thức được vấn đề này.
Các tập hồ sơ Cayce có chứa đựng rất nhiều trường hợp như trên, mà dưới đây là một trường hợp rõ rệt nhất:
Một người kia có hai khuynh hướng trái ngược: Khi thì khép chặt, cách biệt, lạnh lùng; khi thì lại hồn nhiên, cởi mở. Theo cuộc soi kiếp, điều này được truy nguyên từ hai loại kinh nghiệm khác hẳn nhau. Trong một kiếp trước, ông là một tu sĩ trong một nhà tu kín bên Anh, chính kiếp này đã tạo cho ông một tâm hồn khép chặt và lánh đời. Trong một kiếp trước nữa, ông là một người tình nguyện tùng chinh trong cuộc Thánh Chiến hồi thời Trung Cổ; kiếp đó đã giúp cho ông có tâm hồn cởi mở và yêu đời. Sự trái ngược đó làm cho mọi người đều xa lánh, vì họ không dám chơi với một người tính khí bất thường, hôm qua vừa mới vui vẻ hồn nhiên, hôm nay đã lạnh lùng cách biệt!
Ông Aldous Huxley có thuật chuyện một tu sĩ Y Pha Nho hồi thế kỷ mười bảy tên là Pierre Claver, hy sinh tận tụy suốt một đời để phụng sự những người da đen nhập cảng từ Phi Châu thường bị ngược đãi và đối xử tàn nhẫn. Tu sĩ thường khuyên những mọi da đen này hãy ăn năn sám hối những tội lỗi của họ đã làm. Ông Huxley nói: "Lời khuyên đó có vẻ dường như không đúng chỗ, nhưng biết đâu tu sĩ có lý là vì dầu ở hoàn cảnh nào, con người cũng vẫn luôn luôn cần phải cứu chuộc lại những tội lỗi và sai lầm trong quá khứ mà họ phải chịu quả báo. Những sự ngược đãi, hung ác, bất công của người đời biết đâu chẳng là những cơ hội để nhắc nhở cho chúng ta nhớ lại những hành động hung dữ, độc ác bất công mà chính chúng ta đã làm trong những kiếp trước?"
Ông Huxley còn nêu ra một vấn đề quan trọng: đó là điều ảo tưởng nó làm cho ta nghĩ rằng mình là trong sạch và vô tội. Phần nhiều chúng ta khi lâm nghịch cảnh hay bị những nỗi đau khổ bất công, thường nghĩ rằng mình là oan ức, vô tội mà phải bị thiệt thòi, chớ không nghĩa rằng có lẽ mình đã từng gây ra những nỗi bất công đau khổ cho kẻ khác. Chúng ta luôn luôn tưởng rằng mình tốt lành và vô tội. Có lẽ là do thói kiêu căng vốn tự nhiên trong mọi người, nhưng còn một lý do khác, đó là sự lãng quên: Một định luật thiên nhiên đầy nhân từ và bác ái khiến cho chúng ta quên đi một cái dĩ vãng sai lầm và tội lỗi trong những kiếp quá khứ.
Một người đàn bà nọ phàn nàn: "Tôi luôn luôn đối xử tốt lành với tất cả mọi người; nhưng người ta đối xử tệ bạc với tôi như vậy. Con người thật là bạc bẽo và vô ơn!"
Chúng ta có thể đáp lại như vầy: "Phải, bà đã tốt lành và lương thiện trong kiếp này bởi vì bà nhận thấy rằng về phần thể chất, bà không đẹp; và bà chỉ có thể thâu phục được lòng người bằng những hành động tốt lành và vị tha. Nhưng đó chỉ là một đức tánh mà bà mới tập. Bà hãy nhình lại kiếp trước: Bà rất đẹp, với một nhan sắc đẹp duyên dáng, sắc xảo, mặn mà, nhưng lòng bà rất độc! Ngày nay, bà chỉ gặt hái lấy những gì bà đã gieo trong kiếp trước. Việc bà bị đối xử độc ác và bất công không phải là do bởi sự vô ơn tệ bạc của người đời; mà đó chỉ là những quả báo của những hành vi độc ác mà bà đã gây ra đối với kẻ khác. Bà đã trồng hoa thơm cỏ ngọt suốt đời, nhưng bà chỉ lấy gai nhọn và trái đắng là những thứ mà bà đã gieo trong kiếp trước. Mùa gặt sau, sẽ đem lại cho bà những hoa thơm trái ngọt mà bà đã gieo trong kiếp này. Trong khi chờ đợi, bà hãy vui lòng nhận lãnh những quả đắng và gai nhọn, nhưng bà đừng thối chí và hãy tiếp tục vun trồng hoa thơm trái ngọt một cách can đảm và đầy tin tưởng... ""
Những sự đau khổ và nghịch cảnh trong đời đều có một mục đích giáo dục để đào tạo tánh tình, dầu cho đó là những tai nạn bên ngoài như chiến tranh, dịch lệ, động đất, bão lụt; hoặc đó là những mối xung đột ngấm ngầm trong tâm hồn. Khi nào khoa Tâm Lý Học nhìn nhận rằng tất cả mọi sự đau khổ cay đắng, tai ương và nghịch cảnh của người đời đều có một ý nghĩa sâu xa thâm trầm để dìu dắt họ trên con đường tiến hóa, thì chừng đó ngành học thuật ấy đã tiến được một bước khác lớn.