VietLang
05-29-2007, 01:02 AM
Chương 11 - Trí Tưởng Tượng
Trí tưởng tượng thái quá cũng rất có hại cho sự Điềm đạm. Sự thật ở đời lắm khi không có những cái giá như ta đã tưởng tượng ban cho. Hay nói một cách khác, sự vật ở đời tự nó không có giá trị gì cả. Nó có giá là tại nơi ta ban cho nó cái giá ấy mà thôi.
Thấy một người lạ, là đã tưởng tượng cho người ấy có những đức tánh mà tự họ không có. Hoặc cho họ là kẻ tài ba lỗi lạc hơn mình, hoặc là tưởng tượng họ khinh bạc, chế nhạo mình... Thế mới đâm ra khiếp sợ, e ngại, rụt rè... Nhưng sự thật, nếu mình gặp người đó một vài lần, thường tiếp chuyện với người đó trong năm, mười ngày, bấy giờ ta sẽ thấy họ không phải thần thánh gì mà mình phải khiếp sợ đến thế. Phải tập tánh nhìn thẳng vào sự thật, đừng để cho trí tưởng tượng viễn vông của mình nó đánh lừa mình.
Cái tính thích khen, sợ chê, nô lệ dư luận, làm cho ta hèn yếu khiếp nhược. Nhân đó, trí tưởng tượng của ta phụ tiếp vào làm sai cả sự thật.
Phần đông tưởng rằng đi đâu hay ở đâu, người ta hay để ý đến mình, rình mò quan sát mình. Nào phải có thật như vậy đâu... Có ai ở đời mà lo xem xét mình, để biếm nhẻ chế nhạo mình. Ở đời, ai cũng có việc riêng, không ai công không mà lo phê bình mình. Vả, nếu có phê bình đi nữa thì có ăn thua gì đến ta. Nhất định, phải loại trí tưởng tượng ra khỏi vòng trí thức của mình trong khi mình muốn phán đoán một việc gì cho chính đính.
Nếu ta khéo điềm tĩnh, lại quan sát cho kỹ càng trước khi phán đoán, thì tưởng không có cái chi đáng cho ta sợ nữa cả.
Trí tưởng tượng phải luôn luôn để nó ở dưới quyền kiểm soát của trí thức. Nếu trí thức nhận xét không đúng thì tưởng tượng tiếp vào chỉ để làm cho hốt loạn thêm lên...
Tuy nhiên, nói rằng trí tưởng tượng có hại, là khi nào ta để nó hỗn loạn tha hồ, không kiềm chế gì hết. Nếu ta khéo lợi dụng nó, thì nó sẽ là một lực lượng giúp cho sự Điềm đạm của ta không phải nhỏ.
Thay vì dùng trí tưởng tượng để tăng sự lo sợ, khiếp hoảng... sao ta không biết dùng nó để tăng sự Điềm đạm của ta thêm?
Trí tưởng tượng là một sức mạnh phi thường, cùng ý thức chánh đáng, nó có thể thay đổi hết tất cả cuộc diện của đời người. Luôn luôn, bất kỳ là ở vào trường hợp nào, bất kỳ là người hay vật gì, nếu ta lập tâm không sợ, rồi thì trí tưởng tượng tiếp vô, tạo ra một cảnh tượng hùng tráng cũng có thêm cho tinh thần điềm tĩnh của mình một cách hết sức đắc lực.
Napoléon, khi ra trận, lắm lúc vào sanh ra tử, vẫn như không, nhờ nơi đâu? Mỗi phần do nơi tâm tánh anh hùng của ông, nhưng nếu phải nói cho đúng hơn, do nơi cái đức tin về số mạng của ông. Ông thường bảo: "Số ta không bao giờ bị thương". Trí tưởng tượng của ông hết sức mạnh. Ông tin rằng đời ông không hề bị thương tích bao giờ. Một khi kia, ông mạo hiểm đến bảo một nhà thiện xạ, đứng xa ông 100 thước, cứ nhắm bắn ông. Người ấy chỉ bắn trúng cái mũ của ông thôi. Ông khen: "Thật là tay thiện xạ". Dẫu rằng những tích ấy là câu chuyện về ngoại sử, nó vẫn hàm một ý nghĩa rất sâu xa về ảnh hưởng của đức tin, của tưởng tượng trong cuộc đời oanh liệt của các anh hùng dũng sĩ là như thế nào.
Sư Seigen, ngày kia, trong lúc đang thuyết pháp... bỗng bị quân cướp tràn vào chùa. Bắt sư ra, tên đầu đảng hăm chặt đầu sư. Sư điềm tĩnh, mỉm cười nói:
Trời Đất cũng không phải là chỗ của ta trọ được. Thân thể linh hồn ta toàn là ảo vọng. Cây gươm của ngươi có chém ta đi nữa, chẳng qua như ánh sáng chém không... ngọn xuân phong! Ngươi làm gì giết ta đặng.
Tên đầu đảng, trước sự điềm tĩnh phi thường hết sức bất ngờ của nhà sư, dừng gươm lại và chuồn đi nơi khác.
Nhờ nơi lý thuyết của Phật gia về vấn đề sanh tử hư vô, sư Seigen đem nó tăng gia cho thế lực tinh thần của sư trước sự sanh tử, đó cũng là một cách dùng sức tưởng tượng rất phải đường, tạo cho người một tinh thần hết sức điềm tĩnh.
Tóm, trí tưởng tượng là một sức mạnh rất lớn. Khéo kiềm chế cho trúng tiết, nó làm cho ta có thể thành đặng những bậc vĩ nhân dũng sĩ. Không khéo kiềm chế nó, để nó hỗn tạp lăng toàn, nó trở lại là một sức phá hoại tinh thần con người, làm thành những bộ máy vô hồn, những tinh thần khiếp nhược.
Trí tưởng tượng thái quá cũng rất có hại cho sự Điềm đạm. Sự thật ở đời lắm khi không có những cái giá như ta đã tưởng tượng ban cho. Hay nói một cách khác, sự vật ở đời tự nó không có giá trị gì cả. Nó có giá là tại nơi ta ban cho nó cái giá ấy mà thôi.
Thấy một người lạ, là đã tưởng tượng cho người ấy có những đức tánh mà tự họ không có. Hoặc cho họ là kẻ tài ba lỗi lạc hơn mình, hoặc là tưởng tượng họ khinh bạc, chế nhạo mình... Thế mới đâm ra khiếp sợ, e ngại, rụt rè... Nhưng sự thật, nếu mình gặp người đó một vài lần, thường tiếp chuyện với người đó trong năm, mười ngày, bấy giờ ta sẽ thấy họ không phải thần thánh gì mà mình phải khiếp sợ đến thế. Phải tập tánh nhìn thẳng vào sự thật, đừng để cho trí tưởng tượng viễn vông của mình nó đánh lừa mình.
Cái tính thích khen, sợ chê, nô lệ dư luận, làm cho ta hèn yếu khiếp nhược. Nhân đó, trí tưởng tượng của ta phụ tiếp vào làm sai cả sự thật.
Phần đông tưởng rằng đi đâu hay ở đâu, người ta hay để ý đến mình, rình mò quan sát mình. Nào phải có thật như vậy đâu... Có ai ở đời mà lo xem xét mình, để biếm nhẻ chế nhạo mình. Ở đời, ai cũng có việc riêng, không ai công không mà lo phê bình mình. Vả, nếu có phê bình đi nữa thì có ăn thua gì đến ta. Nhất định, phải loại trí tưởng tượng ra khỏi vòng trí thức của mình trong khi mình muốn phán đoán một việc gì cho chính đính.
Nếu ta khéo điềm tĩnh, lại quan sát cho kỹ càng trước khi phán đoán, thì tưởng không có cái chi đáng cho ta sợ nữa cả.
Trí tưởng tượng phải luôn luôn để nó ở dưới quyền kiểm soát của trí thức. Nếu trí thức nhận xét không đúng thì tưởng tượng tiếp vào chỉ để làm cho hốt loạn thêm lên...
Tuy nhiên, nói rằng trí tưởng tượng có hại, là khi nào ta để nó hỗn loạn tha hồ, không kiềm chế gì hết. Nếu ta khéo lợi dụng nó, thì nó sẽ là một lực lượng giúp cho sự Điềm đạm của ta không phải nhỏ.
Thay vì dùng trí tưởng tượng để tăng sự lo sợ, khiếp hoảng... sao ta không biết dùng nó để tăng sự Điềm đạm của ta thêm?
Trí tưởng tượng là một sức mạnh phi thường, cùng ý thức chánh đáng, nó có thể thay đổi hết tất cả cuộc diện của đời người. Luôn luôn, bất kỳ là ở vào trường hợp nào, bất kỳ là người hay vật gì, nếu ta lập tâm không sợ, rồi thì trí tưởng tượng tiếp vô, tạo ra một cảnh tượng hùng tráng cũng có thêm cho tinh thần điềm tĩnh của mình một cách hết sức đắc lực.
Napoléon, khi ra trận, lắm lúc vào sanh ra tử, vẫn như không, nhờ nơi đâu? Mỗi phần do nơi tâm tánh anh hùng của ông, nhưng nếu phải nói cho đúng hơn, do nơi cái đức tin về số mạng của ông. Ông thường bảo: "Số ta không bao giờ bị thương". Trí tưởng tượng của ông hết sức mạnh. Ông tin rằng đời ông không hề bị thương tích bao giờ. Một khi kia, ông mạo hiểm đến bảo một nhà thiện xạ, đứng xa ông 100 thước, cứ nhắm bắn ông. Người ấy chỉ bắn trúng cái mũ của ông thôi. Ông khen: "Thật là tay thiện xạ". Dẫu rằng những tích ấy là câu chuyện về ngoại sử, nó vẫn hàm một ý nghĩa rất sâu xa về ảnh hưởng của đức tin, của tưởng tượng trong cuộc đời oanh liệt của các anh hùng dũng sĩ là như thế nào.
Sư Seigen, ngày kia, trong lúc đang thuyết pháp... bỗng bị quân cướp tràn vào chùa. Bắt sư ra, tên đầu đảng hăm chặt đầu sư. Sư điềm tĩnh, mỉm cười nói:
Trời Đất cũng không phải là chỗ của ta trọ được. Thân thể linh hồn ta toàn là ảo vọng. Cây gươm của ngươi có chém ta đi nữa, chẳng qua như ánh sáng chém không... ngọn xuân phong! Ngươi làm gì giết ta đặng.
Tên đầu đảng, trước sự điềm tĩnh phi thường hết sức bất ngờ của nhà sư, dừng gươm lại và chuồn đi nơi khác.
Nhờ nơi lý thuyết của Phật gia về vấn đề sanh tử hư vô, sư Seigen đem nó tăng gia cho thế lực tinh thần của sư trước sự sanh tử, đó cũng là một cách dùng sức tưởng tượng rất phải đường, tạo cho người một tinh thần hết sức điềm tĩnh.
Tóm, trí tưởng tượng là một sức mạnh rất lớn. Khéo kiềm chế cho trúng tiết, nó làm cho ta có thể thành đặng những bậc vĩ nhân dũng sĩ. Không khéo kiềm chế nó, để nó hỗn tạp lăng toàn, nó trở lại là một sức phá hoại tinh thần con người, làm thành những bộ máy vô hồn, những tinh thần khiếp nhược.