VietLang
05-29-2007, 11:40 PM
Chương 38 - Phu phụ tương kính như tân
Hai vợ chồng nhạc sĩ trứ danh Walter Damrosch là một trong những cặp uyên ương sung sướng nhất. Bí quyết của họ ư?
Chính bà Samrosch cho ta biết bí quyết như sau này:
''Trước khi cưới, sự lựa chọn kỹ càng bạn trăm năm là một điều quan trọng nhất. Nhưng khi cưới rồi, điều cần nhất là đãi nhau như khách quý. Nếu những bà vợ trẻ biết trọng chồng như khách quý thì vui vẻ biết bao nhiêu!... Đàn ông bao giờ cũng muốn lánh mặt một người đàn bà gắt gỏng...".
Sự thiếu lịch sự giết chết ái tình. Ai cũng biết điều đó, vậy mà chúng ta lễ phép với người dưng hơn là với người thân trong nhà.
Không bao giờ chúng ta dám nghĩ tới chuyện ngắt lời một ông khách sơ giao và bảo ông:
"Trời đất! Xin ông đừng kể câu chuyện cũ mèm đó ra nữa!". Không bao giờ chúng ta dám mở thư của họ để coi lén, hoặc năn nỉ họ cho ta biết những việc kín của họ. Nhưng chúng ta lại rất thường xử như vậy với những người gần ta nhất, thương yêu ta nhất.
Dorothy Dix còn nói: "Sự thực hiển nhiên nhất, nhưng ngược đời nhất, chính là chỉ có người trong nhà, thân cận nhất mới nói với ta những lời nhỏ mọn, tục tằn, độc ác nhất".
Một văn sĩ nói: "Biết phép lịch sự nghĩa là biết vượt tầm con mắt đừng thèm ngó bức hàng rào đổ nát trước mặt, mà ngắm những bông hoa nở trong vườn phía sau hàng rào đó".
Phép lịch sự cần thiết cho hôn nhân cũng như nhớt cần cho máy chạy.
Tôi biết một tiểu thuyết gia rất sợ làm phiền lòng những người thân, đến nỗi không dám để lộ ra nét mặt, những tình cảm của ông khi ông âu sầu, lo lắng. Ông nói: "Bắt người nhà chịu sự rầu rĩ, càu nhàu của mình có ích chi đâu?
Than ôi! Hạng trung nhân không hành động như vậy. Họ lo cho việc làm ăn ư, bị chủ rầy ư, khó ở ư, lỡ xe ư, thì mới về tới cửa, họ đã quát tháo rồi.
Người Hòa Lan, trước khi vô nhà, phải cởi giày ra, để ở bực cửa. Sao chúng ta chẳng theo họ, cởi nỗi buồn phiền của ta ở sau cánh cửa rồi hãy vô nhà chúng ta?
Biết bao người trong bọn chúng ta, không dám lớn tiếng với một khách hàng, một bạn đồng nghiệp, mà cho sự réo vợ một cách hách dịch tàn nhẫn là một điều tự nhiên. Mà hạnh phúc của chúng ta tùy sự êm ấm trong gia đình nhiều hơn sự thành công trong việc làm nhiều lắm.
Một người trung bình được vui vẻ trong gia đình còn sướng gấp trăm một vị thiên tài phải sống cảnh cô độc. Tourgueniev là một đại văn sĩ Nga, thế giới đều biết danh. Vậy mà ông nói: "Tôi sẽ đổi hết cả tài nghệ, tác phẩm của tôi để được cái êm đềm biết rằng, tại một nơi nào đó, có một người đàn bà lo âu vì tôi về trễ bữa".
Xét kỹ, ta có nhiều hy vọng xây hạnh phúc trong gia đình không?
Paul Popenoe cho rằng: "Ta có nhiều hy vọng thành công trong một hôn nhân hơn là trong một kinh dinh khác".
Ví dụ 100 nhà buôn bán đồ thực phẩm thì có 70 nhà vỡ nợ, trong 100 gia đình thì có 70 gia đình được vừa lòng. Nhưng Dorothy Dix nghĩ khác. Bà cho rằng già nửa những cuộc tình duyên đều bất hạnh và kết luận như sau này:
"Hôn nhân là việc quan trọng nhất trong đời, quan trọng hơn cả sinh và tử".
Đàn bà luôn luôn tự hỏi tại sao chồng họ không chịu gắng sức làm cho gia đình được sung sướng hơn là gắng sức thành công trong nghề nghiệp hoặc thương mãi.
Một người đàn bà được vừa lòng, một gia đình hòa hợp, cần thiết cho hạnh phúc của đàn ông hơn là một gia tài cả triệu bạc. Nhưng trăm người đàn ông thì không có đến một người chịu gắng sức thành công trong hôn nhân. Việc quan trọng nhất trong đời thì lại phó cho may rủi. Và đàn bà không hiểu được tại sao đàn ông không đối đãi với mình một cách lịch sự, khôn khéo để được lợi cho họ.
Mà đàn ông lại thừa biết rằng người vợ được chiều chuộng khéo léo sẽ làm mọi việc, hy sinh mọi thứ cho chồng vui. Chỉ vài lời khen giản dị đủ cho thành một người tề gia giỏi nhất, cần kiệm nhất. Nếu chồng bảo vợ chiếc áo bạn năm ngoái vừa vặn và đẹp lắm, thì vợ sẽ không khi nào muốn đổi chiếc áo đó lấy một chiếc áo đúng mốt tân thời nhất ở Paris. Sau cùng, nếu biết vuốt ve chiều chuộng vợ thì bảo sao vợ nghe vậy, không cãi lại nửa lời, và có muốn bịt mắt họ cũng được nữa.
Phải, đàn ông biết tất cả những điều đó. Đàn bà biết rằng đàn ông biết những điều đó. Đàn bà đã chẳng cho đàn ông biết tất cả những bí mật của mình ư? Chẳng chỉ cho đàn ông biết cách dẫn dụ mình sao?
Cho nên khi thấy đàn ông thích quạu quọ, gây lộn, để rồi phải chịu cảnh cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, cửa nhà tan hoang, hơn là chịu nghe lời năn nỉ của mình mà chiều chuộng mình một chút, đối đãi với mình cho mình vui lòng một chút, thì đàn bà tức tối vô cùng, và hết sức tức tối thì đến thất vọng!".
Vậy muốn cho gia đình được êm ấm, thì quy tắc thứ sáu là:
"Bạn nên lịch sự và có lễ độ với người bạn trăm năm của bạn".
Hai vợ chồng nhạc sĩ trứ danh Walter Damrosch là một trong những cặp uyên ương sung sướng nhất. Bí quyết của họ ư?
Chính bà Samrosch cho ta biết bí quyết như sau này:
''Trước khi cưới, sự lựa chọn kỹ càng bạn trăm năm là một điều quan trọng nhất. Nhưng khi cưới rồi, điều cần nhất là đãi nhau như khách quý. Nếu những bà vợ trẻ biết trọng chồng như khách quý thì vui vẻ biết bao nhiêu!... Đàn ông bao giờ cũng muốn lánh mặt một người đàn bà gắt gỏng...".
Sự thiếu lịch sự giết chết ái tình. Ai cũng biết điều đó, vậy mà chúng ta lễ phép với người dưng hơn là với người thân trong nhà.
Không bao giờ chúng ta dám nghĩ tới chuyện ngắt lời một ông khách sơ giao và bảo ông:
"Trời đất! Xin ông đừng kể câu chuyện cũ mèm đó ra nữa!". Không bao giờ chúng ta dám mở thư của họ để coi lén, hoặc năn nỉ họ cho ta biết những việc kín của họ. Nhưng chúng ta lại rất thường xử như vậy với những người gần ta nhất, thương yêu ta nhất.
Dorothy Dix còn nói: "Sự thực hiển nhiên nhất, nhưng ngược đời nhất, chính là chỉ có người trong nhà, thân cận nhất mới nói với ta những lời nhỏ mọn, tục tằn, độc ác nhất".
Một văn sĩ nói: "Biết phép lịch sự nghĩa là biết vượt tầm con mắt đừng thèm ngó bức hàng rào đổ nát trước mặt, mà ngắm những bông hoa nở trong vườn phía sau hàng rào đó".
Phép lịch sự cần thiết cho hôn nhân cũng như nhớt cần cho máy chạy.
Tôi biết một tiểu thuyết gia rất sợ làm phiền lòng những người thân, đến nỗi không dám để lộ ra nét mặt, những tình cảm của ông khi ông âu sầu, lo lắng. Ông nói: "Bắt người nhà chịu sự rầu rĩ, càu nhàu của mình có ích chi đâu?
Than ôi! Hạng trung nhân không hành động như vậy. Họ lo cho việc làm ăn ư, bị chủ rầy ư, khó ở ư, lỡ xe ư, thì mới về tới cửa, họ đã quát tháo rồi.
Người Hòa Lan, trước khi vô nhà, phải cởi giày ra, để ở bực cửa. Sao chúng ta chẳng theo họ, cởi nỗi buồn phiền của ta ở sau cánh cửa rồi hãy vô nhà chúng ta?
Biết bao người trong bọn chúng ta, không dám lớn tiếng với một khách hàng, một bạn đồng nghiệp, mà cho sự réo vợ một cách hách dịch tàn nhẫn là một điều tự nhiên. Mà hạnh phúc của chúng ta tùy sự êm ấm trong gia đình nhiều hơn sự thành công trong việc làm nhiều lắm.
Một người trung bình được vui vẻ trong gia đình còn sướng gấp trăm một vị thiên tài phải sống cảnh cô độc. Tourgueniev là một đại văn sĩ Nga, thế giới đều biết danh. Vậy mà ông nói: "Tôi sẽ đổi hết cả tài nghệ, tác phẩm của tôi để được cái êm đềm biết rằng, tại một nơi nào đó, có một người đàn bà lo âu vì tôi về trễ bữa".
Xét kỹ, ta có nhiều hy vọng xây hạnh phúc trong gia đình không?
Paul Popenoe cho rằng: "Ta có nhiều hy vọng thành công trong một hôn nhân hơn là trong một kinh dinh khác".
Ví dụ 100 nhà buôn bán đồ thực phẩm thì có 70 nhà vỡ nợ, trong 100 gia đình thì có 70 gia đình được vừa lòng. Nhưng Dorothy Dix nghĩ khác. Bà cho rằng già nửa những cuộc tình duyên đều bất hạnh và kết luận như sau này:
"Hôn nhân là việc quan trọng nhất trong đời, quan trọng hơn cả sinh và tử".
Đàn bà luôn luôn tự hỏi tại sao chồng họ không chịu gắng sức làm cho gia đình được sung sướng hơn là gắng sức thành công trong nghề nghiệp hoặc thương mãi.
Một người đàn bà được vừa lòng, một gia đình hòa hợp, cần thiết cho hạnh phúc của đàn ông hơn là một gia tài cả triệu bạc. Nhưng trăm người đàn ông thì không có đến một người chịu gắng sức thành công trong hôn nhân. Việc quan trọng nhất trong đời thì lại phó cho may rủi. Và đàn bà không hiểu được tại sao đàn ông không đối đãi với mình một cách lịch sự, khôn khéo để được lợi cho họ.
Mà đàn ông lại thừa biết rằng người vợ được chiều chuộng khéo léo sẽ làm mọi việc, hy sinh mọi thứ cho chồng vui. Chỉ vài lời khen giản dị đủ cho thành một người tề gia giỏi nhất, cần kiệm nhất. Nếu chồng bảo vợ chiếc áo bạn năm ngoái vừa vặn và đẹp lắm, thì vợ sẽ không khi nào muốn đổi chiếc áo đó lấy một chiếc áo đúng mốt tân thời nhất ở Paris. Sau cùng, nếu biết vuốt ve chiều chuộng vợ thì bảo sao vợ nghe vậy, không cãi lại nửa lời, và có muốn bịt mắt họ cũng được nữa.
Phải, đàn ông biết tất cả những điều đó. Đàn bà biết rằng đàn ông biết những điều đó. Đàn bà đã chẳng cho đàn ông biết tất cả những bí mật của mình ư? Chẳng chỉ cho đàn ông biết cách dẫn dụ mình sao?
Cho nên khi thấy đàn ông thích quạu quọ, gây lộn, để rồi phải chịu cảnh cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt, cửa nhà tan hoang, hơn là chịu nghe lời năn nỉ của mình mà chiều chuộng mình một chút, đối đãi với mình cho mình vui lòng một chút, thì đàn bà tức tối vô cùng, và hết sức tức tối thì đến thất vọng!".
Vậy muốn cho gia đình được êm ấm, thì quy tắc thứ sáu là:
"Bạn nên lịch sự và có lễ độ với người bạn trăm năm của bạn".