VietLang
05-29-2007, 11:51 PM
Chương 14 - Suối Trường Sinh
Miya Jima nước Nhật Bản xưa kia là một hòn đảo nổi tiếng linh thiêng. Dân ở đảo này hầu như không ai có quyền chết.
Đảo này là một trong ba thắng cảnh đẹp nhất xứ Phù Tang. Toàn đảo có một ngôi đền danh tiếng ở ngay trên bờ biển. Cửa chính của đền hướng ra biển. Những lối đi trong đền dựng không biết bao nhiêu những cây đèn bằng đá, liên tiếp từ cửa này đến cửa khác. Nơi đây có những con nai đi lại nhởn nhơ không chút sợ sệt sự qua lại của những người mộ đạo. Không khí rất trong lành, biện một màu xanh biếc. Bên kia eo biển, xa xa hiện lên những dãy núi tim tím, những cánh buồm rơm vuông vắng của những chiếc thuyền đánh cá phản chiếu ánh sáng mặt trời, trông như những đám lửa nhỏ nổi lên mặt nước.
Trong số dân cư ngụ tại đảo nầy có hai vợ chồng người tiều phu già, hết sức già. Chồng là Yoshida, vợ là Fumi. Họ được cả làng yêu mến vị nể. Ai nấy đều khen sự kiên nhẫn chịu đựng mọi sự mà họ đã trải qua, và ca tụng sự trung thành của hai người đối với nhau trên sáu mươi năm chung sống.
Họ không quen nhau mấy, hồi mà cha mẹ họ quyết định sự hôn nhân. Yoshida chưa bao giờ dám nói chuyện với Fumi, nhưng khi gặp nhau trên bãi biển thì chàng cứ nhìn nàng bằng cặp mắt trìu mến và cứ nhìn theo nàng mãi. Nàng đi thong thả, hơi cúi về phía trước(đó là lối đi của những thiếu nữ có giáo dục). Những ngày hội, chàng thích tìm nàng trong đám đông để thấy khuôn mặt trái soan của nàng, có cặp má đào đỏ hây, cái áo dài màu ngọc trai xám có thắt ngang một cái thắt lưng lớn, gấu áo viền bằng lụa nâu có thêu những bông cúc trắng.
Fumi cũng không khao khát ngày cưới lắm, vì nàng biết đời nàng đã được định đoạt rồi, và mấy tháng trước ngày cử hành hôn lễ, nàng đội cái mũ "mũ cưới" tượng trưng cho người con gái sắp thành hôn. Bản tính Fumi dịu dàng, mà nàng vẫn sợ trước những sự nghiêm khắc, những sự bất hòa có thể xảy ra giữa vợ chồng. Nàng nghĩ đến câu phương ngôn: "Lòng người đàn ông dễ thay đổi như trời thu". Nhưng nàng sẽ nhất định giữ được tình yêu của chồng bằng sự kiên nhẫn, dịu dàng và sự âu yếm kín đáo của nàng. Nàng có biết câu phương ngôn: "Nếu người ta ngồi ba năm trên một tản đá đó cũng sẽ nóng..."
Cuộc hôn nhân của Yoshida và Fumi đã được cha mẹ định đoạt đúng luật lệ cổ truyền, nên được vui vẻ và tồn tại giữa hai vợ chồng. Ngay từ buổi đầu, Yoshida yêu Fumi với tất cả mối tình nồng thắm của tuổi trẻ và Fumi đền đáp lại bằng sự yêu kính chồng rất mực.
Họ được hưởng những lúc vui sướng cũng như những hồi buồn bã. Vui, là họ sinh liên tiếp ba trai. Rất buồn là ba con lúc đã trưởng thành lại bị chết một ngày vì nghề đánh cá. Một hôm ra khơi, biển đã cướp mất cả ba người con. Yoshida và Fumi trong lòng tan nát, cố chịu đựng trước bạn bè, gượng cười ra vẻ thản nhiên. Nhưng khi chỉ có riêng họ, họ khóc sướt mướt. Tay áo họ luôn luôn đẫm lệ đau thương. Họ đặt bài vị ba con trên một cái bàn nhỏ bằng gỗ quý, tại một căn phòng đẹp nhất để ngày đêm tưởng niệm. Mỗi ngày trước bữa ăn, họ đặt thức ăn lên một cái bàn bằng gỗ sơn, đốt hương để khấn các con về thụ hưởng. Những lúc đó họ ngồi hàng giờ để nghĩ tới những người con đã mất.
Bây giờ chỉ còn có hai vợ chồng, họ lấy sự kính yêu nhau làm nguồn an ủi duy nhất. Mỗi người đều muốn làm cho người kia bớt đau khổ, họ tìm đến cách âu yếm lẫn nhau. Dần dần tâm hồn họ bình thản trở lại, và họ trở nên kiên nhẫn. Họ lấy câu tục ngữ sau đây để tự an ủi: "Khi hoa anh đào đã tàn, không phải lấy sự tiếc thương mà làm cho hoa anh đào nở được"
Giờ đây họ đã già lắm, già như những con đồi mồi cổ kính. Yoshida thì nhăn nheo, khô héo, chân tay run rẩy, Fumi thì tóc và lông mày đã rụng nhẵn.
Người ta gặp họ đi chơi với nhau, bước chân chập chạp, vợ đi sau chồng một chút (vì tập tục như vậy) Thỉnh thoảng đôi cvợ chồng già này đi đến tận ngôi đền nguy nga làm cho hòn đảo nổi tiếng khắùp nước.
Ở nhà, dù Fumi đã nhiều tuổi, vẫn cố gắng giữ gìn nhà cửa được sạch sẽ, xinh xắn. Bà ưa màu trắng của bức tường bằng giấy và ánh sáng của chiếc chiếu mới với một ý nghĩ rất tế nhị hòa hợp tình cảm, bà thường thay đổi sự trang trí tùy theo thời tiết, tùy theo từng mùa hoặc tùy theo màu sắc của từng ngày, tùy theo nỗi buồn trong tâm tưởng khi treo những bức tranh lụa trên tường, một trong cái bình bằng đồng bà cắm ba cành hoa rất khéo léo mỹ thuật.
Đôi khi cạnh lọ hoa, bà đặt hai pho tượng nhỏ, tượng trưng cho hai ông bà già đang quét là thông. Đó là tiêu biểu tình nghĩa vợ chồng những cặp vợ chồng già được ví như hai cây thông đã mật thiếc mọc liền thân với nhau đến nỗi trông như một và cùng già bên nhau.
Cũng có khi Fumi đặt trên bàn một pho tượng sơn, tượng một vị thần mà bà thích nhất, một vị thần rất ngộ nghĩnh, có bộ râu dài, đội một cái mũ kỳ lạ, tay cầm một cái gậy, còn tay kia cầm một quyển kinh, đó là một trong bảy vị linh thần, mà là vị thần tượng trưng cho hạnh phúc của tuổi già.
Yoshida và Fumi kể là đôi vợ chồng già sung sướng, biết gác ra ngoài những nỗi khổ cực của loài người để hưởng sự yên tĩnh và thương yêu lẫn nhau.
Nhưng dù sao họ vẫn có một mối sầu vương vấn. Bây giờ họ đã quá già, lòng luyến tiếc thời trẻ trung xưa kia đã quá xa. Người nào cũng nghĩ rằng: Khi mà một trong hai người chết đi, người còn sống sẽ đau khổ biết chừng nào, cô đơn biết chừng nào! Giá bây giờ họ còn trẻ cả hai, họ sẽ hưởng được một cuộc sống lâu dài bên nhau. Đời sống họ sẽ trở nên thơ mộng biết bao, êm đềm biết bao!...
Một buổi thu, trời trong sqng, Yoshida như có một cảm hứng huyền bí gì, đi về phía rừng một mình. Nơi đây, trước kia ông đã làm nghề đốn củi rất cần cù, bây giờ trước khi chết muốn nhìn lại cây cối mà ông đã sống gần suốt đời.
Nhưng khi đến nơi, ông không còn nhận ra phong cảnh xa xưa kia nữa. Ngay cửa rừng ông không còn thấy cây Phong to lớn lá đỏ của mùa thu, nổi bật giữa đám lá thông xanh thẫm. Ông không nhận thấy cả cái suối nước trong, trong một cách lạ lùng, màu xanh lơ...
Sau khi đã ngồi, ông thấy khát nước, thấy có một núi trong xanh ngay cạnh lối đi. Với hai lòng bàn tay, ông bốc nước lên, uống thông thả...
Nào ngờ? Khi nhìn bóng mình trong suối nước, ông thấy thay đổi hết: Tóc đã trở nên đen nhánh, mặt hết nhăn nheo, trong người các bắp thịt có một sức mạnh đang vươn lên. Yoshida đã trẻ lại như người mới hai mươi tuổi, ông đã vô tình được nước suối "trường sinh".
Khỏe mạnh, tươi vui, đầy nhựa sống, ông già Yoshida bây giờ là một chàng thanh niên trẻ trung yêu đời. Anh ta sung sướng chạy về nhà.
Bà già Fumi trông thấy một thanh niên đẹp trai đi vào nhà. Bà thốt lên một tiếng: "Ồ" rồi từ ngạc nhiên đến sợ hãi, làm bà chết đứng như người mất trí.
Yoshida vội an ủi vợ và giải thích rõ ràng sự may mắn vừa đến với anh.
Bây giờ đến lượt bà lão đáng thương vừa cười vừa khóc vì sung sướng. Sáng mai bà cũng sẽ ra cái "suối tiên" đó. Uống nước rồi, khi về, bà cũng sẽ trẻ lại như một thiếu nữ hai mươi.
Hai vợ chồng sẽ lại sống cuộc đời tươi đẹp, với bao sự vui thú của tuổi trẻ và sẽ hài lòng khi nghĩ đến những kỷ niệm đã qua.
Sáng hôm sau khi nắng hồng mới hé, sau làn không khí trong trẻo. Fumi vội vàng đi ra cái suối nước trong... Yoshida ở nhà, anh ta đợi, không có gì sốt ruột. Anh biết rằng phải mất độ hai giờ cho một người già để đi đến suối, và lúc về sẽ mau hơn.
Vậy mà đã hơn hai giờ, Fumi vẫn chưa về. Yoshida ngạc nhiên: Từ suối về có bao xa, mà sao lâu đến thế? Rồi những giờ phút trôi qua, sự sốt ruột của anh càng lúc lại càng tăng.
Thời giờ cứ tiếp tục trôi đi một cách tàn nhẫn, chậm chạp. Đã ba giờ qua, bốn giờ qua, năm giờ qua... Sự gì đã xảy ra?
Yoshida không còn kiên nhẫn hơn được nữa, vì sự sợ hãi cứ tăng dần lên. Anh đóng cửa lại rồi chạy ra rừng.
Anh chạy vội đến chỗ "suối tiên". Anh nghe thấy nước chảy hòa lẫn tiếng lá reo trên cành. Chú ý im lặng tìm kiếm một vùng rộng, mà vẫn không thấy vợ đâu, anh bắt đầu thất vọng.
Bỗng một tiếng kêu, một tiếng rên, có lẽ một con vật bị thương... làm cho anh chú y.
Yodhida đã đến gần bờ suối... Khi đến tận bờ, anh đứng lại, ngạc nhiên trông thấy giữa đám cỏ cao, có một bé con... một đứa bé gái độ chừng vài tháng, chưa biết nói, chỉ giơ tay về phía anh với vẻ thất vọng...
Yoshida bế đứa bé lên. Nhìn vào mắt đứa bé, cặp mắt lạ lùng! Cặp mắt đó làm cho anh nghĩ đến những kỷ niệm xa xôi của đời anh. Sao lại có cặp mắt giống hệt cặp mắt vợ anh một cách lạ lùng đến thế? Anh đã nhận được cặp mắt của người vợ anh: Khóc khi anh buồn, cười khi anh vui. Lòng anh xúc cảm mạnh.
Rồi đột nhiên anh hiểu được tất: À, ra chính đứa bé này là vợ anh, là bà vợ già của anh, là Fumi đáng thương đã trẻ lại. Và đã trẻ quá, vì nó muốn trẻ lại hơn chồng, nên đã uống quá độ, nên đã biến thành một đứa hài nhi...
Yoshida thở dài, bồng đứa nhỏ lên và mang nó sau lưng, như bà mẹ thường địu con... Anh buồn bã trở về, nghĩ rằng, từ đây anh sẽ phải như một người cha săn sóc và nuôi dưỡng dạy bảo đứa bé mà trước đây là vợ mình: Người bạn trung thành của anh trên đường đời.
Lời bàn:
Văn u mặc bao giờ cũng trang nghiêm nhẹ nhàng... tuyệt nhiên không có giọng hề chọc cười thiên hạ một cách rẻ tiền. Bài văn trên đây là một ví dụ điển hình
Yoshida là một tượng trưng của một hiền giả Đông phương, biết "tri túc, tri chỉ" (biết đủû biết dừng lại), mặc dù cái mộng của con người, ai cũng muốn sống lâu mà không chịu già.
Nàng Fumi là đại diện tâm hồn thiết thực của loài người nói chung, nhất là người đàn bà muôn thuở nói riêng. Có người đàn bà con gái nào mà không sợ cảnh già, mặc dù đã da mồi tóc bạc. Trẻ mãi là cái mộng duy nhất của người đàn bà để được yêu thương. Sự quá đà của nàng Fumi trong vấn đề "phản lão hoàn đồng" là cái bệnh chung của loài người. Bởi vậy, câu chuyện u mặc trên đây làm cho người ta lỡ cười lỡ khóc
Đáng thương hại là "anh chồng" lại trở thành "ông cha", "chị vợ" lại biến thành "đứa con" để cho người đàn ông đến bao giờ phải đóng vai của một người bảo hộ mà tạo hóa dường như đã an bài? Đây là cái hài kịch của thiên thu: Người chồng nào cũng phải là cha nuôi dưỡng và che chở cho người đàn bà đã trao thân gởi phận cho mình. Và chính thế mà người đàn bà và con gái nào cũng yên chí thiết một "ông" chồng có đủ điều kiện để vừa làm một người chồng và một người cha với nghĩa thiêng liêng của nó.
Miya Jima nước Nhật Bản xưa kia là một hòn đảo nổi tiếng linh thiêng. Dân ở đảo này hầu như không ai có quyền chết.
Đảo này là một trong ba thắng cảnh đẹp nhất xứ Phù Tang. Toàn đảo có một ngôi đền danh tiếng ở ngay trên bờ biển. Cửa chính của đền hướng ra biển. Những lối đi trong đền dựng không biết bao nhiêu những cây đèn bằng đá, liên tiếp từ cửa này đến cửa khác. Nơi đây có những con nai đi lại nhởn nhơ không chút sợ sệt sự qua lại của những người mộ đạo. Không khí rất trong lành, biện một màu xanh biếc. Bên kia eo biển, xa xa hiện lên những dãy núi tim tím, những cánh buồm rơm vuông vắng của những chiếc thuyền đánh cá phản chiếu ánh sáng mặt trời, trông như những đám lửa nhỏ nổi lên mặt nước.
Trong số dân cư ngụ tại đảo nầy có hai vợ chồng người tiều phu già, hết sức già. Chồng là Yoshida, vợ là Fumi. Họ được cả làng yêu mến vị nể. Ai nấy đều khen sự kiên nhẫn chịu đựng mọi sự mà họ đã trải qua, và ca tụng sự trung thành của hai người đối với nhau trên sáu mươi năm chung sống.
Họ không quen nhau mấy, hồi mà cha mẹ họ quyết định sự hôn nhân. Yoshida chưa bao giờ dám nói chuyện với Fumi, nhưng khi gặp nhau trên bãi biển thì chàng cứ nhìn nàng bằng cặp mắt trìu mến và cứ nhìn theo nàng mãi. Nàng đi thong thả, hơi cúi về phía trước(đó là lối đi của những thiếu nữ có giáo dục). Những ngày hội, chàng thích tìm nàng trong đám đông để thấy khuôn mặt trái soan của nàng, có cặp má đào đỏ hây, cái áo dài màu ngọc trai xám có thắt ngang một cái thắt lưng lớn, gấu áo viền bằng lụa nâu có thêu những bông cúc trắng.
Fumi cũng không khao khát ngày cưới lắm, vì nàng biết đời nàng đã được định đoạt rồi, và mấy tháng trước ngày cử hành hôn lễ, nàng đội cái mũ "mũ cưới" tượng trưng cho người con gái sắp thành hôn. Bản tính Fumi dịu dàng, mà nàng vẫn sợ trước những sự nghiêm khắc, những sự bất hòa có thể xảy ra giữa vợ chồng. Nàng nghĩ đến câu phương ngôn: "Lòng người đàn ông dễ thay đổi như trời thu". Nhưng nàng sẽ nhất định giữ được tình yêu của chồng bằng sự kiên nhẫn, dịu dàng và sự âu yếm kín đáo của nàng. Nàng có biết câu phương ngôn: "Nếu người ta ngồi ba năm trên một tản đá đó cũng sẽ nóng..."
Cuộc hôn nhân của Yoshida và Fumi đã được cha mẹ định đoạt đúng luật lệ cổ truyền, nên được vui vẻ và tồn tại giữa hai vợ chồng. Ngay từ buổi đầu, Yoshida yêu Fumi với tất cả mối tình nồng thắm của tuổi trẻ và Fumi đền đáp lại bằng sự yêu kính chồng rất mực.
Họ được hưởng những lúc vui sướng cũng như những hồi buồn bã. Vui, là họ sinh liên tiếp ba trai. Rất buồn là ba con lúc đã trưởng thành lại bị chết một ngày vì nghề đánh cá. Một hôm ra khơi, biển đã cướp mất cả ba người con. Yoshida và Fumi trong lòng tan nát, cố chịu đựng trước bạn bè, gượng cười ra vẻ thản nhiên. Nhưng khi chỉ có riêng họ, họ khóc sướt mướt. Tay áo họ luôn luôn đẫm lệ đau thương. Họ đặt bài vị ba con trên một cái bàn nhỏ bằng gỗ quý, tại một căn phòng đẹp nhất để ngày đêm tưởng niệm. Mỗi ngày trước bữa ăn, họ đặt thức ăn lên một cái bàn bằng gỗ sơn, đốt hương để khấn các con về thụ hưởng. Những lúc đó họ ngồi hàng giờ để nghĩ tới những người con đã mất.
Bây giờ chỉ còn có hai vợ chồng, họ lấy sự kính yêu nhau làm nguồn an ủi duy nhất. Mỗi người đều muốn làm cho người kia bớt đau khổ, họ tìm đến cách âu yếm lẫn nhau. Dần dần tâm hồn họ bình thản trở lại, và họ trở nên kiên nhẫn. Họ lấy câu tục ngữ sau đây để tự an ủi: "Khi hoa anh đào đã tàn, không phải lấy sự tiếc thương mà làm cho hoa anh đào nở được"
Giờ đây họ đã già lắm, già như những con đồi mồi cổ kính. Yoshida thì nhăn nheo, khô héo, chân tay run rẩy, Fumi thì tóc và lông mày đã rụng nhẵn.
Người ta gặp họ đi chơi với nhau, bước chân chập chạp, vợ đi sau chồng một chút (vì tập tục như vậy) Thỉnh thoảng đôi cvợ chồng già này đi đến tận ngôi đền nguy nga làm cho hòn đảo nổi tiếng khắùp nước.
Ở nhà, dù Fumi đã nhiều tuổi, vẫn cố gắng giữ gìn nhà cửa được sạch sẽ, xinh xắn. Bà ưa màu trắng của bức tường bằng giấy và ánh sáng của chiếc chiếu mới với một ý nghĩ rất tế nhị hòa hợp tình cảm, bà thường thay đổi sự trang trí tùy theo thời tiết, tùy theo từng mùa hoặc tùy theo màu sắc của từng ngày, tùy theo nỗi buồn trong tâm tưởng khi treo những bức tranh lụa trên tường, một trong cái bình bằng đồng bà cắm ba cành hoa rất khéo léo mỹ thuật.
Đôi khi cạnh lọ hoa, bà đặt hai pho tượng nhỏ, tượng trưng cho hai ông bà già đang quét là thông. Đó là tiêu biểu tình nghĩa vợ chồng những cặp vợ chồng già được ví như hai cây thông đã mật thiếc mọc liền thân với nhau đến nỗi trông như một và cùng già bên nhau.
Cũng có khi Fumi đặt trên bàn một pho tượng sơn, tượng một vị thần mà bà thích nhất, một vị thần rất ngộ nghĩnh, có bộ râu dài, đội một cái mũ kỳ lạ, tay cầm một cái gậy, còn tay kia cầm một quyển kinh, đó là một trong bảy vị linh thần, mà là vị thần tượng trưng cho hạnh phúc của tuổi già.
Yoshida và Fumi kể là đôi vợ chồng già sung sướng, biết gác ra ngoài những nỗi khổ cực của loài người để hưởng sự yên tĩnh và thương yêu lẫn nhau.
Nhưng dù sao họ vẫn có một mối sầu vương vấn. Bây giờ họ đã quá già, lòng luyến tiếc thời trẻ trung xưa kia đã quá xa. Người nào cũng nghĩ rằng: Khi mà một trong hai người chết đi, người còn sống sẽ đau khổ biết chừng nào, cô đơn biết chừng nào! Giá bây giờ họ còn trẻ cả hai, họ sẽ hưởng được một cuộc sống lâu dài bên nhau. Đời sống họ sẽ trở nên thơ mộng biết bao, êm đềm biết bao!...
Một buổi thu, trời trong sqng, Yoshida như có một cảm hứng huyền bí gì, đi về phía rừng một mình. Nơi đây, trước kia ông đã làm nghề đốn củi rất cần cù, bây giờ trước khi chết muốn nhìn lại cây cối mà ông đã sống gần suốt đời.
Nhưng khi đến nơi, ông không còn nhận ra phong cảnh xa xưa kia nữa. Ngay cửa rừng ông không còn thấy cây Phong to lớn lá đỏ của mùa thu, nổi bật giữa đám lá thông xanh thẫm. Ông không nhận thấy cả cái suối nước trong, trong một cách lạ lùng, màu xanh lơ...
Sau khi đã ngồi, ông thấy khát nước, thấy có một núi trong xanh ngay cạnh lối đi. Với hai lòng bàn tay, ông bốc nước lên, uống thông thả...
Nào ngờ? Khi nhìn bóng mình trong suối nước, ông thấy thay đổi hết: Tóc đã trở nên đen nhánh, mặt hết nhăn nheo, trong người các bắp thịt có một sức mạnh đang vươn lên. Yoshida đã trẻ lại như người mới hai mươi tuổi, ông đã vô tình được nước suối "trường sinh".
Khỏe mạnh, tươi vui, đầy nhựa sống, ông già Yoshida bây giờ là một chàng thanh niên trẻ trung yêu đời. Anh ta sung sướng chạy về nhà.
Bà già Fumi trông thấy một thanh niên đẹp trai đi vào nhà. Bà thốt lên một tiếng: "Ồ" rồi từ ngạc nhiên đến sợ hãi, làm bà chết đứng như người mất trí.
Yoshida vội an ủi vợ và giải thích rõ ràng sự may mắn vừa đến với anh.
Bây giờ đến lượt bà lão đáng thương vừa cười vừa khóc vì sung sướng. Sáng mai bà cũng sẽ ra cái "suối tiên" đó. Uống nước rồi, khi về, bà cũng sẽ trẻ lại như một thiếu nữ hai mươi.
Hai vợ chồng sẽ lại sống cuộc đời tươi đẹp, với bao sự vui thú của tuổi trẻ và sẽ hài lòng khi nghĩ đến những kỷ niệm đã qua.
Sáng hôm sau khi nắng hồng mới hé, sau làn không khí trong trẻo. Fumi vội vàng đi ra cái suối nước trong... Yoshida ở nhà, anh ta đợi, không có gì sốt ruột. Anh biết rằng phải mất độ hai giờ cho một người già để đi đến suối, và lúc về sẽ mau hơn.
Vậy mà đã hơn hai giờ, Fumi vẫn chưa về. Yoshida ngạc nhiên: Từ suối về có bao xa, mà sao lâu đến thế? Rồi những giờ phút trôi qua, sự sốt ruột của anh càng lúc lại càng tăng.
Thời giờ cứ tiếp tục trôi đi một cách tàn nhẫn, chậm chạp. Đã ba giờ qua, bốn giờ qua, năm giờ qua... Sự gì đã xảy ra?
Yoshida không còn kiên nhẫn hơn được nữa, vì sự sợ hãi cứ tăng dần lên. Anh đóng cửa lại rồi chạy ra rừng.
Anh chạy vội đến chỗ "suối tiên". Anh nghe thấy nước chảy hòa lẫn tiếng lá reo trên cành. Chú ý im lặng tìm kiếm một vùng rộng, mà vẫn không thấy vợ đâu, anh bắt đầu thất vọng.
Bỗng một tiếng kêu, một tiếng rên, có lẽ một con vật bị thương... làm cho anh chú y.
Yodhida đã đến gần bờ suối... Khi đến tận bờ, anh đứng lại, ngạc nhiên trông thấy giữa đám cỏ cao, có một bé con... một đứa bé gái độ chừng vài tháng, chưa biết nói, chỉ giơ tay về phía anh với vẻ thất vọng...
Yoshida bế đứa bé lên. Nhìn vào mắt đứa bé, cặp mắt lạ lùng! Cặp mắt đó làm cho anh nghĩ đến những kỷ niệm xa xôi của đời anh. Sao lại có cặp mắt giống hệt cặp mắt vợ anh một cách lạ lùng đến thế? Anh đã nhận được cặp mắt của người vợ anh: Khóc khi anh buồn, cười khi anh vui. Lòng anh xúc cảm mạnh.
Rồi đột nhiên anh hiểu được tất: À, ra chính đứa bé này là vợ anh, là bà vợ già của anh, là Fumi đáng thương đã trẻ lại. Và đã trẻ quá, vì nó muốn trẻ lại hơn chồng, nên đã uống quá độ, nên đã biến thành một đứa hài nhi...
Yoshida thở dài, bồng đứa nhỏ lên và mang nó sau lưng, như bà mẹ thường địu con... Anh buồn bã trở về, nghĩ rằng, từ đây anh sẽ phải như một người cha săn sóc và nuôi dưỡng dạy bảo đứa bé mà trước đây là vợ mình: Người bạn trung thành của anh trên đường đời.
Lời bàn:
Văn u mặc bao giờ cũng trang nghiêm nhẹ nhàng... tuyệt nhiên không có giọng hề chọc cười thiên hạ một cách rẻ tiền. Bài văn trên đây là một ví dụ điển hình
Yoshida là một tượng trưng của một hiền giả Đông phương, biết "tri túc, tri chỉ" (biết đủû biết dừng lại), mặc dù cái mộng của con người, ai cũng muốn sống lâu mà không chịu già.
Nàng Fumi là đại diện tâm hồn thiết thực của loài người nói chung, nhất là người đàn bà muôn thuở nói riêng. Có người đàn bà con gái nào mà không sợ cảnh già, mặc dù đã da mồi tóc bạc. Trẻ mãi là cái mộng duy nhất của người đàn bà để được yêu thương. Sự quá đà của nàng Fumi trong vấn đề "phản lão hoàn đồng" là cái bệnh chung của loài người. Bởi vậy, câu chuyện u mặc trên đây làm cho người ta lỡ cười lỡ khóc
Đáng thương hại là "anh chồng" lại trở thành "ông cha", "chị vợ" lại biến thành "đứa con" để cho người đàn ông đến bao giờ phải đóng vai của một người bảo hộ mà tạo hóa dường như đã an bài? Đây là cái hài kịch của thiên thu: Người chồng nào cũng phải là cha nuôi dưỡng và che chở cho người đàn bà đã trao thân gởi phận cho mình. Và chính thế mà người đàn bà và con gái nào cũng yên chí thiết một "ông" chồng có đủ điều kiện để vừa làm một người chồng và một người cha với nghĩa thiêng liêng của nó.