VietLang
05-30-2007, 04:14 PM
Chương 40 - Cái Tệ Hại Của Nhà Làm Luật Đến Thế Nào?
Thương Ưởng làm biến pháp ở Tần (cuối thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên) vì muốn luật pháp được tôn trọng nên ông dùng chính sách hà khắc, dân chúng oán vọng. Khi Tần Hiếu Vương qua đời, Thái tử T ứ lên ngôi (Tần Huệ Vương) muốn trị tội Thương Ưởng (vì trước đây Ưởng làm tội thầy Thái tử) bèn cách chức Thương Ưởng. Ưởng ngang nhiên trở lại đất phong của mình với hàng ngựa xe có của cải, có tiền hô hậu ủng, có bá quan theo đưa, và tiếm dụng nghi trượng bậc vương hầu.
Huệ Vương nổi giận sai tướng đem ba ngàn quân đuổi theo để chém bỏ tại chỗ. Có người cho Thương Ưởng biết, Ưởng cả sợ, bèn cởi áo quan ra, mặc đồ lính trốn đến Hàm Quan. Bấy giờ trời tối, Ưởng vào nhà dân xing ngủ nhờ. Chủ nhà hỏi:
- Ngươi có giấy tờ tùy thân điểm chỉ không?
- Dạ không!
Chủ nhà nói:
- Vậy thì ngươi hãy đi nơi khác. Phép của Thương quân không chấp chứa những người không có giấy tờ!
Thương Ưởng thở dài than:
- Cái tệ hại của nhà làm pháp luật đến thế nào?
Sau đó Thương Ưởng trốn sang Ngụy. Vua Ngụy rất ghét Ưởng vì trước đây gạt bắt công tử Ngang (vốn vừa là bạn vừa là ân nhân của Thương Ưởng), nên muốn bắt Ưởng. Ưởng chạy về Tần, bị bắt và hành hình.
Lời Bàn:
Đây là chuyện thật trong lịch sử. Thương Ưởng là nhà chính trị đại tài, đã đưa nước Tần đến chỗ hùng cường, nhưng vì pháp luật quá khắc nghiệt, lại áp dụng chính sách ngu dân (dân chúng không được học, chỉ có con của quan lại và hoàng tộc được học), nên dân chúng ít được biết đạo lý.
Mỗi ngày Ưởng ra lệnh chém từ 600 đến 700 người phạm pháp. Máu pha đỏ dòng sông Vị, tất nhiên dân chúng phải oán hận. Ông Ngô Nguyên Phi trong "Khảo luận về thời đại Xuân Thu và Chiến Quốc" có viết: "Ai coi việc nước là việc nhà, thì coi dân chúng là người nhà, luật pháp sẽ được tuân hành một cách tự nhiên như đã thấm nhuần, đôi khi có chút lệch lạc nhưng không khí vẫn vui tươi đầm ấm".
Thương Ưởng là công tử nước Vệ (Hoàng tộc) qua làm quan nước Tần, đã chắc gì yêu nước Tần? Ông chỉ yêu nghề, yêu chức vị và yêu cả gia tộc mình. Bằng chứng, ngàn xe của cải ở đâu mà có? Vĩ Ngao (Lệnh doãn của Sở trước đây) cũng tương đương chức vụ với Thương Ưởng. Khi Vĩ Ngao qua đời, con Vĩ Ngao phải đốn củi! Thương Ưởng đã sống trên xương máu dân Tần.
Có ai yêu nước mà không yêu dân? Khi bị cách chức rồi mà vẫn nghênh ngang. Sử nói: "Ngũ Cổ Đại Phu (Bá Lý Hề phó Tể tướng) chết đi dân Tần ai cũng khóc. Trẻ em không buồn lên tiếng hát, trong xóm không còn nghe tiếng hò giã gạo! Thương Ưởng chết đi dân chúng ai ai cũng mừng, người ta ca hát nhảy múa đầy đường"! Luật pháp Thương Ưởng nghiêm đến nỗi dân chúng không dám cho một người ngủ nhờ. "Ai chứa chấp người nếu không có giấy tờ sẽ bị chém"! Chính Thương Ưởng đã tự chém mình!
Mới hay, người sống thiếu đức độ có khác nào đang chết dần trong cái bất đắc kỳ tử.
Thương Ưởng làm biến pháp ở Tần (cuối thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên) vì muốn luật pháp được tôn trọng nên ông dùng chính sách hà khắc, dân chúng oán vọng. Khi Tần Hiếu Vương qua đời, Thái tử T ứ lên ngôi (Tần Huệ Vương) muốn trị tội Thương Ưởng (vì trước đây Ưởng làm tội thầy Thái tử) bèn cách chức Thương Ưởng. Ưởng ngang nhiên trở lại đất phong của mình với hàng ngựa xe có của cải, có tiền hô hậu ủng, có bá quan theo đưa, và tiếm dụng nghi trượng bậc vương hầu.
Huệ Vương nổi giận sai tướng đem ba ngàn quân đuổi theo để chém bỏ tại chỗ. Có người cho Thương Ưởng biết, Ưởng cả sợ, bèn cởi áo quan ra, mặc đồ lính trốn đến Hàm Quan. Bấy giờ trời tối, Ưởng vào nhà dân xing ngủ nhờ. Chủ nhà hỏi:
- Ngươi có giấy tờ tùy thân điểm chỉ không?
- Dạ không!
Chủ nhà nói:
- Vậy thì ngươi hãy đi nơi khác. Phép của Thương quân không chấp chứa những người không có giấy tờ!
Thương Ưởng thở dài than:
- Cái tệ hại của nhà làm pháp luật đến thế nào?
Sau đó Thương Ưởng trốn sang Ngụy. Vua Ngụy rất ghét Ưởng vì trước đây gạt bắt công tử Ngang (vốn vừa là bạn vừa là ân nhân của Thương Ưởng), nên muốn bắt Ưởng. Ưởng chạy về Tần, bị bắt và hành hình.
Lời Bàn:
Đây là chuyện thật trong lịch sử. Thương Ưởng là nhà chính trị đại tài, đã đưa nước Tần đến chỗ hùng cường, nhưng vì pháp luật quá khắc nghiệt, lại áp dụng chính sách ngu dân (dân chúng không được học, chỉ có con của quan lại và hoàng tộc được học), nên dân chúng ít được biết đạo lý.
Mỗi ngày Ưởng ra lệnh chém từ 600 đến 700 người phạm pháp. Máu pha đỏ dòng sông Vị, tất nhiên dân chúng phải oán hận. Ông Ngô Nguyên Phi trong "Khảo luận về thời đại Xuân Thu và Chiến Quốc" có viết: "Ai coi việc nước là việc nhà, thì coi dân chúng là người nhà, luật pháp sẽ được tuân hành một cách tự nhiên như đã thấm nhuần, đôi khi có chút lệch lạc nhưng không khí vẫn vui tươi đầm ấm".
Thương Ưởng là công tử nước Vệ (Hoàng tộc) qua làm quan nước Tần, đã chắc gì yêu nước Tần? Ông chỉ yêu nghề, yêu chức vị và yêu cả gia tộc mình. Bằng chứng, ngàn xe của cải ở đâu mà có? Vĩ Ngao (Lệnh doãn của Sở trước đây) cũng tương đương chức vụ với Thương Ưởng. Khi Vĩ Ngao qua đời, con Vĩ Ngao phải đốn củi! Thương Ưởng đã sống trên xương máu dân Tần.
Có ai yêu nước mà không yêu dân? Khi bị cách chức rồi mà vẫn nghênh ngang. Sử nói: "Ngũ Cổ Đại Phu (Bá Lý Hề phó Tể tướng) chết đi dân Tần ai cũng khóc. Trẻ em không buồn lên tiếng hát, trong xóm không còn nghe tiếng hò giã gạo! Thương Ưởng chết đi dân chúng ai ai cũng mừng, người ta ca hát nhảy múa đầy đường"! Luật pháp Thương Ưởng nghiêm đến nỗi dân chúng không dám cho một người ngủ nhờ. "Ai chứa chấp người nếu không có giấy tờ sẽ bị chém"! Chính Thương Ưởng đã tự chém mình!
Mới hay, người sống thiếu đức độ có khác nào đang chết dần trong cái bất đắc kỳ tử.