VietLang
05-30-2007, 04:15 PM
Chương 42 - Không Công Mà Được Thưởng, Việc Đáng Ngờ
Năm 400 trước Công Nguyên, Trí Bá nước Tấn, một trong 4 hào thần nanh ác nhất của Tấn bấy giờ, muốn đánh nước Vệ, lão tặng chop nước Vệ 400 con ngựa tốt và một đôi ngọc bích. Vua tôi nước Vệ vui mừng nhảy nhót, mở đại tiệc ăn mừng. Quan đại phu Văn tử nói:
- Không có công mà được thưởng, tự nhiên mà được lễ vật, điều đó không thể không xét. Những món này là của nước nhỏ dâng nước lớn, thế mà Trí Bá đem tặng nước Vệ ta, ắt có âm mưu gì.
Nhà vua giật mình, lệnh cho các quan biên giới ngày đêm canh phòng nghiêm ngặt.
Bên Tấn, Trí Bá toan kéo quân hướng về Vệ toan đánh úp, chợt thấy binh sĩ nước Vệ canh phòng một cách cẩn thận. Trí Bá than:
- Nước Vệ ắt có người hiền.
Nói rồi kéo quân về.
Lời Bàn:
Tuy đây là việc nước, nhưng suy ra việc nhà cũng không khác gì. trong việc giao tiếp thường nhật, hai bên chưa có ân nghĩa gì, chợt có người đem vật đến biếu, ai lại không xét đến trường hợp bất thường ấy? Thường người ta muốn lợi dụng ai, trước nhất là "làm ơn". Một trong những cách làm ơn thông thường là biếu xén. Biếu xén để tạo ơn nghĩa, quen biết thân thiết... rồi sau đó mới ló cái vòi... Chiếm đoạt. Những kẻ có tính "thấy tiền tối mắt", thường hay mắc cái mẹo sơ đẳng này. Ngày nay chuyện đó là chuyện dài hằng ngày.
Năm 400 trước Công Nguyên, Trí Bá nước Tấn, một trong 4 hào thần nanh ác nhất của Tấn bấy giờ, muốn đánh nước Vệ, lão tặng chop nước Vệ 400 con ngựa tốt và một đôi ngọc bích. Vua tôi nước Vệ vui mừng nhảy nhót, mở đại tiệc ăn mừng. Quan đại phu Văn tử nói:
- Không có công mà được thưởng, tự nhiên mà được lễ vật, điều đó không thể không xét. Những món này là của nước nhỏ dâng nước lớn, thế mà Trí Bá đem tặng nước Vệ ta, ắt có âm mưu gì.
Nhà vua giật mình, lệnh cho các quan biên giới ngày đêm canh phòng nghiêm ngặt.
Bên Tấn, Trí Bá toan kéo quân hướng về Vệ toan đánh úp, chợt thấy binh sĩ nước Vệ canh phòng một cách cẩn thận. Trí Bá than:
- Nước Vệ ắt có người hiền.
Nói rồi kéo quân về.
Lời Bàn:
Tuy đây là việc nước, nhưng suy ra việc nhà cũng không khác gì. trong việc giao tiếp thường nhật, hai bên chưa có ân nghĩa gì, chợt có người đem vật đến biếu, ai lại không xét đến trường hợp bất thường ấy? Thường người ta muốn lợi dụng ai, trước nhất là "làm ơn". Một trong những cách làm ơn thông thường là biếu xén. Biếu xén để tạo ơn nghĩa, quen biết thân thiết... rồi sau đó mới ló cái vòi... Chiếm đoạt. Những kẻ có tính "thấy tiền tối mắt", thường hay mắc cái mẹo sơ đẳng này. Ngày nay chuyện đó là chuyện dài hằng ngày.