VietLang
05-30-2007, 04:21 PM
Chương 48 - Lời Tự Biện Của Trần Chẩn
Trần Chẩn là kẻ du thuyết, cùng với Trương Nghi thờ Tần Huệ Vương. Cả hai đều được vua quý trọng và tranh nhau để được vua yêu. Trương Nghi nói xấu Trần Chẩn với nhà vua:
- Chẩn trọng của, Tần và Sở hai nước đang giao chiến với nhau. Nay Sở đã không thân thêm với Tần, lại thân thêm với Chẩn. Thế là Chẩn lo cho mình nhiều mà không lo cho đại vương. Vả lại Chẩn muốn bỏ Tần sang Sở, sao đại vương không cho đi?
Nhà vua hỏi Chẩn:
- Ta nghe nói nhà ngươi muốn bỏ Tần sang Sở, việc ấy có không?
Chẩn đáp:
- Có!
Vua nói:
- Lời của Trương Nghi quả là đúng thực!
Chẩn nói:
- Không những Nghi biết mà những kẻ muốn thi thố học thuyết của mình đều biết việc đó. Ngũ Tử Tư trung với vua mà thiên hạ tranh nhau mời ông ta về làm quan nước mình. Tăng Sâm hiền hiếu, thiên hạ muốn nuôi làm con. Bán một con hầu mà không phải đưa đi làng khác, là con hầu tốt. Bị chồng bỏ mà vẫn lấy được chồng khác trong làng, là đàn bà đảm đang. Nay nếu Chẩn bất trung với đại vương thì sao Sở cho là trung được? Trung mà vẫn bị nghi kỵ, bị bỏ rơi, Chẩn không sang Sở thì đi đâu?
Từ đó Tần Huệ Vương đối đãi với Chẩn rất tử tế.
Lời Bàn:
Ai cũng biết Nghi là tên lừa đảo lật lọng. Hắn phỉnh Sở Hoài Vương: "Nếu đại vương tuyệt giao với Tề thì Tần sẽ tặng cho Sở 600 dặm đất ở Thương Ô". Sở Hoài Vương hôn ám, không nghe lời Khuất Nguyên và Trần Chẩn (Bấy giờ Chẩn ở Sở), nên bị Trương Nghi gạt. 600 dặm đất hắn chỉ nói là 6 dặm! NNghi chạy qua làm Tể tướng nước Ngụy, xem xét tình hình rồi xúi vua Tần đánh Ngụy. Trần Chẩn cũng là tay du thuyết lỗi lạc, nhưng Chẩn có nhiều đức tính khả ái.
Là hiệu bạch của Trần Chẩn trên đây, cho ta biết ông là người có tài thuyết phục. Cả 4 câu ví dụ, 4 câu ấy đều quy nạp về mình. 4 câu ấy chỉ là "đồng dạng một cách mơ hồ". Người ta mời ai ra giúp nước, nhiều khi người ta xét đến cái tài, còn cái trung khó mà nhận xét. Tăng Sâm là học trò lớn của Khổng Tử nổi tiếng là hiền hiếu, mẹ vẫn còn đó, thì đời nào Tăng Sâm lại nhận ai làm cha mẹ nuôi nữa? Chẳng qua là người ta ước: "Ước sao con mình được như Tăng Sâm thì hay biết bao nhiêu"! Hai trường hợp sau cũng vậy.
Quả tình Chẩn không thích đám quan lại của Tần như tư cách của Trương Nghi, Chẩn không thể đồng sự được dù họ có muốn trung với vuạ Tần Huệ Vương là một trong những ông vua sáng suốt thời ấy.
Trần Chẩn là kẻ du thuyết, cùng với Trương Nghi thờ Tần Huệ Vương. Cả hai đều được vua quý trọng và tranh nhau để được vua yêu. Trương Nghi nói xấu Trần Chẩn với nhà vua:
- Chẩn trọng của, Tần và Sở hai nước đang giao chiến với nhau. Nay Sở đã không thân thêm với Tần, lại thân thêm với Chẩn. Thế là Chẩn lo cho mình nhiều mà không lo cho đại vương. Vả lại Chẩn muốn bỏ Tần sang Sở, sao đại vương không cho đi?
Nhà vua hỏi Chẩn:
- Ta nghe nói nhà ngươi muốn bỏ Tần sang Sở, việc ấy có không?
Chẩn đáp:
- Có!
Vua nói:
- Lời của Trương Nghi quả là đúng thực!
Chẩn nói:
- Không những Nghi biết mà những kẻ muốn thi thố học thuyết của mình đều biết việc đó. Ngũ Tử Tư trung với vua mà thiên hạ tranh nhau mời ông ta về làm quan nước mình. Tăng Sâm hiền hiếu, thiên hạ muốn nuôi làm con. Bán một con hầu mà không phải đưa đi làng khác, là con hầu tốt. Bị chồng bỏ mà vẫn lấy được chồng khác trong làng, là đàn bà đảm đang. Nay nếu Chẩn bất trung với đại vương thì sao Sở cho là trung được? Trung mà vẫn bị nghi kỵ, bị bỏ rơi, Chẩn không sang Sở thì đi đâu?
Từ đó Tần Huệ Vương đối đãi với Chẩn rất tử tế.
Lời Bàn:
Ai cũng biết Nghi là tên lừa đảo lật lọng. Hắn phỉnh Sở Hoài Vương: "Nếu đại vương tuyệt giao với Tề thì Tần sẽ tặng cho Sở 600 dặm đất ở Thương Ô". Sở Hoài Vương hôn ám, không nghe lời Khuất Nguyên và Trần Chẩn (Bấy giờ Chẩn ở Sở), nên bị Trương Nghi gạt. 600 dặm đất hắn chỉ nói là 6 dặm! NNghi chạy qua làm Tể tướng nước Ngụy, xem xét tình hình rồi xúi vua Tần đánh Ngụy. Trần Chẩn cũng là tay du thuyết lỗi lạc, nhưng Chẩn có nhiều đức tính khả ái.
Là hiệu bạch của Trần Chẩn trên đây, cho ta biết ông là người có tài thuyết phục. Cả 4 câu ví dụ, 4 câu ấy đều quy nạp về mình. 4 câu ấy chỉ là "đồng dạng một cách mơ hồ". Người ta mời ai ra giúp nước, nhiều khi người ta xét đến cái tài, còn cái trung khó mà nhận xét. Tăng Sâm là học trò lớn của Khổng Tử nổi tiếng là hiền hiếu, mẹ vẫn còn đó, thì đời nào Tăng Sâm lại nhận ai làm cha mẹ nuôi nữa? Chẳng qua là người ta ước: "Ước sao con mình được như Tăng Sâm thì hay biết bao nhiêu"! Hai trường hợp sau cũng vậy.
Quả tình Chẩn không thích đám quan lại của Tần như tư cách của Trương Nghi, Chẩn không thể đồng sự được dù họ có muốn trung với vuạ Tần Huệ Vương là một trong những ông vua sáng suốt thời ấy.