VietLang
05-30-2007, 04:26 PM
Chương 50 - Hiền Sĩ Như Cái Dùi Trong Túi
Tần vây Hàm Đan rất ngặt. Vua Triệu sai Bình Nguyên Quân sang Sở bàn việc hợp tung đánh Tần. Bình Nguyên Quân tuyển chọn trong 3000 thực khác của mình chỉ được 19 người khả dĩ có thể ăn nói được, và như vậy không đủ túc số làm để thành một sứ bộ.
Bình Nguyên Quân buồn vô cùng, trong đám thực khác kia có tên là Mao Toại bước ra nói:
- Đi hợp tung lần này tối thiểu phải 20 người, mà chỉ chọn được 19 người. Vậy ngài hãy nhận Toại này cho đủ số.
Bình Nguyên Quân thấy Mao Toại nhỏ con, chân đi lạch bạch liền nói:
- Tiên sinh làm môn hạ cho Thắng được bao lâu?
- Ba năm!
- Phàm hiền sĩ trên đời như cái dùi bỏ túi, lâu ngày mũi dùi phải lòi ra! Tiên sinh đến ở đây ba năm mà Thắng này chưa hề nghe ông có danh tiếng gì, nên ở lại đi!
Mao Toại cười:
- Mãi đến hôm nay tôi mới được làm cái dùi trong túi. Nếu Toại tôi vào túi sớm thì nay cái dùi đã lộ ra rồi, chứ đâu phải cái mũi mà thôi đâu!
Bình Nguyên Quân bèn cho Mao Toại đi cùng. Đến Sở, Bình Nguyên Quân cùng với vua Sở bàn việc hợp tung, hai chục môn khách kia đứng dưới thềm. Cuộc bàn bạc ấy từ lúc mặt trời mọc đến lúc đứng bóng vẫn chưa vào đâu.
Mao Toại bước lên thềm bảo Bình Nguyên Quân:
- Việc hợp tung lợi hay hại chỉ vài tiếng là xong, nay ngài đến nữa ngày vẫn chưa xong là sao?
Vua Sở hỏi Bình Nguyên Quân:
- Khách kia là ai thế?
Bình Nguyên Quân đáp:
- Đó là xá nhân của tôi.
Vua Sở quát:
- Cút đi ngay! Ta nói chuyện với chủ ngươi, ngươi làm trò gì thế?
Mao Toại rút kiếm tiến lại nói:
- Vua dám quát Toại này, ý vua cho rằng Sở đông người chắc? Nay trong vòng mười bước, nhà vua không thể cậy vào chỗ đông người đó. Tính mạng nhà vua nằm trong tay Toại này đây! Chủ tôi ngồi đó sao ngài dám nhiếc tôi! Chắc vua cũng biết vua Thang chỉ có 70 dặm đất mà làm vua thiên hạ. Vua Chu Văn chỉ có 100 dặm đất mà chư hầu quy phục. Họ được vậy đâu phải vì binh sĩ đông? Mà cái uy, cái đức của họ đó. Nay Sở đất vuông 5 dặm, kẻ cầm kích cả trăm vạn, đó là chỗ dựa để dựng nên cơ nghiệp. Nước Sở mạnh như vậy thiên hạ có ai địch nổi? Bạch Khởi chẳng qua là thằng oắt con mà thôi, thế mà hắn đem mấy vạn binh để gây chiến với Sở, đánh một trận lấy được Yển Sính, đánh trận thứ nhì lấy được Di Lăng, đánh trận thứ ba làm nhục tổ tiên nhà vua! Đó là cái oán hận cả trăm đời. Nước Triệu xem thế là xấu hổ. Thế mà nhà vua không biết xấu hổ! Kế hợp tung là vì lợi ích cho Sở chứ không phải cho Triệu!
Vua Sở luống cuống nói:
- Vâng! Vâng! Quả như lời tiên sinh dạy! Tôi xin hợp tung!
Mao Toại bưng chậu huyết, sau đó là Mao Toại, rồi đến 19 người kia. Mao Toại nói với họ:
- Các anh xoàng lắm! Chỉ dựa vào người mà nên việc thôi!
Khi định tung ước xong, Bình Nguyên Quân về Triệu kêu Mao Toại nói:
- Thắng này từ nay không dám xét đoán kẻ sĩ nữa! Thắng chưa hề bỏ xót ai mà nay bỏ xót tiên sinh! Tiên sinh đi lần này làm cho nước Triệu thanh thế lẫy lừng. Ba tấc lưỡi của tiên sinh mạnh hơn trăm vạn quân.
Mao Toại từ đó được làm thượng khách.
Lời Bàn:
Câu: "Hiền sĩ trên đời cũng như cây kim trong túi lâu ngày phải lòi ra" là câu ví dụ hay. Nhưng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng là người tầm thường còn hơn Mạnh Thường Quân. Triệu Thắng chỉ được một Mao Toại mà giữ không được (Mao Toại sau về với Mạnh Thường Quân).
Những lời Mao Toại nói với Sở Vương là những lời đanh thép và chính xác, và cử chỉ của Mao toại cũng dõng dạc. Cử chỉ ấy phần nào cho ngôn ngữ.
Nhưng... sự hợp tung lần này của Sở cũng vô dụng. Sở sai Hoàng Yết làm tướng thống lãnh 10 vạn quân, nhưng Yết cứ chần chừ, đến khi Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ đánh tan quân Tần ở Hàm Đan rồi, Yết mới ló mặt ra! Mao Toại có tài nhưng phò người không được toại nguyện.
Tần vây Hàm Đan rất ngặt. Vua Triệu sai Bình Nguyên Quân sang Sở bàn việc hợp tung đánh Tần. Bình Nguyên Quân tuyển chọn trong 3000 thực khác của mình chỉ được 19 người khả dĩ có thể ăn nói được, và như vậy không đủ túc số làm để thành một sứ bộ.
Bình Nguyên Quân buồn vô cùng, trong đám thực khác kia có tên là Mao Toại bước ra nói:
- Đi hợp tung lần này tối thiểu phải 20 người, mà chỉ chọn được 19 người. Vậy ngài hãy nhận Toại này cho đủ số.
Bình Nguyên Quân thấy Mao Toại nhỏ con, chân đi lạch bạch liền nói:
- Tiên sinh làm môn hạ cho Thắng được bao lâu?
- Ba năm!
- Phàm hiền sĩ trên đời như cái dùi bỏ túi, lâu ngày mũi dùi phải lòi ra! Tiên sinh đến ở đây ba năm mà Thắng này chưa hề nghe ông có danh tiếng gì, nên ở lại đi!
Mao Toại cười:
- Mãi đến hôm nay tôi mới được làm cái dùi trong túi. Nếu Toại tôi vào túi sớm thì nay cái dùi đã lộ ra rồi, chứ đâu phải cái mũi mà thôi đâu!
Bình Nguyên Quân bèn cho Mao Toại đi cùng. Đến Sở, Bình Nguyên Quân cùng với vua Sở bàn việc hợp tung, hai chục môn khách kia đứng dưới thềm. Cuộc bàn bạc ấy từ lúc mặt trời mọc đến lúc đứng bóng vẫn chưa vào đâu.
Mao Toại bước lên thềm bảo Bình Nguyên Quân:
- Việc hợp tung lợi hay hại chỉ vài tiếng là xong, nay ngài đến nữa ngày vẫn chưa xong là sao?
Vua Sở hỏi Bình Nguyên Quân:
- Khách kia là ai thế?
Bình Nguyên Quân đáp:
- Đó là xá nhân của tôi.
Vua Sở quát:
- Cút đi ngay! Ta nói chuyện với chủ ngươi, ngươi làm trò gì thế?
Mao Toại rút kiếm tiến lại nói:
- Vua dám quát Toại này, ý vua cho rằng Sở đông người chắc? Nay trong vòng mười bước, nhà vua không thể cậy vào chỗ đông người đó. Tính mạng nhà vua nằm trong tay Toại này đây! Chủ tôi ngồi đó sao ngài dám nhiếc tôi! Chắc vua cũng biết vua Thang chỉ có 70 dặm đất mà làm vua thiên hạ. Vua Chu Văn chỉ có 100 dặm đất mà chư hầu quy phục. Họ được vậy đâu phải vì binh sĩ đông? Mà cái uy, cái đức của họ đó. Nay Sở đất vuông 5 dặm, kẻ cầm kích cả trăm vạn, đó là chỗ dựa để dựng nên cơ nghiệp. Nước Sở mạnh như vậy thiên hạ có ai địch nổi? Bạch Khởi chẳng qua là thằng oắt con mà thôi, thế mà hắn đem mấy vạn binh để gây chiến với Sở, đánh một trận lấy được Yển Sính, đánh trận thứ nhì lấy được Di Lăng, đánh trận thứ ba làm nhục tổ tiên nhà vua! Đó là cái oán hận cả trăm đời. Nước Triệu xem thế là xấu hổ. Thế mà nhà vua không biết xấu hổ! Kế hợp tung là vì lợi ích cho Sở chứ không phải cho Triệu!
Vua Sở luống cuống nói:
- Vâng! Vâng! Quả như lời tiên sinh dạy! Tôi xin hợp tung!
Mao Toại bưng chậu huyết, sau đó là Mao Toại, rồi đến 19 người kia. Mao Toại nói với họ:
- Các anh xoàng lắm! Chỉ dựa vào người mà nên việc thôi!
Khi định tung ước xong, Bình Nguyên Quân về Triệu kêu Mao Toại nói:
- Thắng này từ nay không dám xét đoán kẻ sĩ nữa! Thắng chưa hề bỏ xót ai mà nay bỏ xót tiên sinh! Tiên sinh đi lần này làm cho nước Triệu thanh thế lẫy lừng. Ba tấc lưỡi của tiên sinh mạnh hơn trăm vạn quân.
Mao Toại từ đó được làm thượng khách.
Lời Bàn:
Câu: "Hiền sĩ trên đời cũng như cây kim trong túi lâu ngày phải lòi ra" là câu ví dụ hay. Nhưng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng là người tầm thường còn hơn Mạnh Thường Quân. Triệu Thắng chỉ được một Mao Toại mà giữ không được (Mao Toại sau về với Mạnh Thường Quân).
Những lời Mao Toại nói với Sở Vương là những lời đanh thép và chính xác, và cử chỉ của Mao toại cũng dõng dạc. Cử chỉ ấy phần nào cho ngôn ngữ.
Nhưng... sự hợp tung lần này của Sở cũng vô dụng. Sở sai Hoàng Yết làm tướng thống lãnh 10 vạn quân, nhưng Yết cứ chần chừ, đến khi Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ đánh tan quân Tần ở Hàm Đan rồi, Yết mới ló mặt ra! Mao Toại có tài nhưng phò người không được toại nguyện.