VietLang
05-30-2007, 04:28 PM
Chương 53 - Sự Phi Thường Của Đức Tin
Phạm Tử Hoa là người thích kết nạp dũng sĩ. Ông có một thế lực rất lớn ở Tấn. Tử Hoa không có quan chức gì nhưng uy tín ông vượt hơn cả Tam Khanh (3 quan đầu triều). Cái uy tín đó khiến ông làm được những việc: Từ giàu hóa nghèo, hoặc từ nghèo hóa giàu; người vô tội Tử Hoa có thể làm người chết, người bị tội chết ông có thể cứu sống.
Có một lão tên Thương Khâu Khai nhà rất nghèo, tưởng chừng trong xã hội không ai nghèo hơn, nghe được quyền lực của Phạm Tử Hoa, họ Thương bèn xốc áo lên đường tìm Tử Hoa. Bọn môn khách nhà họ phạm thấy ông già lụm cụm, da nhăn nheo rám nắng, áo quần xốc xếch bẩn thỉu biểu môi khinh miệt lão, ông không hề phản ứng. Bọng chúng đưa Thương Khâu đến một cái đài cao, một tên xấc xược nói:
- Lão nhảy được từ trên đài xuống đất sẽ được thưởng 100 lạng vàng.
Thương Khâu Khai nhảy liền! Ai cũng tưởng lão tan xương nát thịt, không ngờ lão nhảy xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi. Dĩ nhiên lão bình yên.
Bọn chúng lại đưa lão đến vực sâu, nước xoáy cuồn cuộn, nói:
- Dưới này có châu ngọc nhiều lắm, lão nhảy xuống đó lấy.
Thương Khâu Khai tin thật bèn nhảy xuống, hồi lâu lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão có một viên ngọc. Bây giờ bọn chúng kể cả Phạm tử Hoa rất ngạc nhiên. Phạm Tử Hoa cho lão vào hàng thượng khách.
Dè đâu kho tài sản nhà Tử Hoa phát hỏa, lửa khói mù mịt. Phạm tử Hoa sốt ruột bảo Thương Khâu Khai:
- Nếu ông có thể xông vào lửa khuân ra mấy hòm gấm vóc châu báu, tôi sẽ thưởng công cho ông!
Lão Thương nét mặt tự nhiên xông vào biển lửa cứu được tài sản của họ Phạm, bụi than không hề dính vào người lão. Bấy giờ bọn chúng mới biết sợ cúi đầu lạy lão và hỏi:
- Tiên sinh có đạo thuật gì không?
Lão chân thành đáp:
- Tôi không có thuật gì cả. Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên cho tôi lắm. Nhưng tôi biết chắc một điều, lời người ta đồn đây ông Phạm đây, giàu có thể đổi thành nghèo, nghèo có thể hóa giàu, có quyền khiến ai chết, cho ai sống. Vì tôi quá tin điều đó, nên tôi làm việc gì cũng không trở ngại. Tôi tin tôi sẽ giàu, tôi tin rằng ông Phạm không cho tôi chết. Chỉ có vậy!
Tể Ngã nghe được điều đó về thuật lại cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nói:
- Người có chí thành có thể cảm hóa được vạn vật, khiến quỷ thần, Trời Đất cảm động, nên có thể tung hoành mà không có gì trở ngại. Các con hãy nhớ kỹ điều đó.
Lời Bàn:
Chuyện này có tính chất đạo học, nó có vẻ gì huyền bí và siêu nhiên. Tuy vậy trên thực tế không phải là không xảy ra. Người Tây Phương có câu "Muốn là được!". Người ta đặt hết niềm tin và hi vọng vào "muốn". "Muốn" như một tâm linh không thể tách rời với cơ thể. Kinh Thánh nói: "Chỉ cần một đức tin lớn bằng hạt cải, có thể xoay chuyển được một quả núi". Thuật thôi miên cũng ở đức tin mà ra. Thôi miên không thuộc về thần học, mà nó thuộc khoa học.
Sử Ký Tư Mã Thiên có chép một đoạn về Lý Quảng: "Quảng ở Hữu Bắc Bình đi săn, thấy tảng đá trong bụi rậm tưởng rằng đó là hổ, bèn giương cung bắn, mũi tên cắm lút vào. Nhìn lại là tảng đá. Quảng bắn lại lần nữa nhưng không sao găm được!" Bộ sách này rất có giá trị về sử liệu, khó nói ngoa. Lý Quảng là một cung thủ nổi tiếng. Ban đầu đấi tượng kia ông cho là hổ, nếu là hổ ắt mũi tên phải gắm lút vào. Ấy thức ấy đã biến niềm tin mãnh liệt thành sức mạnh. Sau, Lý Quảng biết là đá, thì sự hoài nghi nảy sinh. "Mũi tên bằng cây làm sao có thể xuyên qua đá?". Sự hoài nghi ấy đã làm niềm tin không còn mãnh liệt nữa. Và tất nhiên mũi tên không thể xuyên qua đá được!
Ở đây, Thương kHâu Khai có một niềm tin tuyệt đối, vì vậy ông xuống nước, vào lửa đều không trở ngại, bởi vì những thứ kia ông vẫn xem nó là không khí, nó là món lợi nhuận, lại có một Phạm Tử Hoa cứu tử, thì ông không hề nghĩ đến cái chết!
Nhưng đại khối nhân sinh mấy ai có được niềm tin tuyệt đối và mãnh liệt để chứng nghiệm điều ấy đúng hay không đúng.
Phạm Tử Hoa là người thích kết nạp dũng sĩ. Ông có một thế lực rất lớn ở Tấn. Tử Hoa không có quan chức gì nhưng uy tín ông vượt hơn cả Tam Khanh (3 quan đầu triều). Cái uy tín đó khiến ông làm được những việc: Từ giàu hóa nghèo, hoặc từ nghèo hóa giàu; người vô tội Tử Hoa có thể làm người chết, người bị tội chết ông có thể cứu sống.
Có một lão tên Thương Khâu Khai nhà rất nghèo, tưởng chừng trong xã hội không ai nghèo hơn, nghe được quyền lực của Phạm Tử Hoa, họ Thương bèn xốc áo lên đường tìm Tử Hoa. Bọn môn khách nhà họ phạm thấy ông già lụm cụm, da nhăn nheo rám nắng, áo quần xốc xếch bẩn thỉu biểu môi khinh miệt lão, ông không hề phản ứng. Bọng chúng đưa Thương Khâu đến một cái đài cao, một tên xấc xược nói:
- Lão nhảy được từ trên đài xuống đất sẽ được thưởng 100 lạng vàng.
Thương Khâu Khai nhảy liền! Ai cũng tưởng lão tan xương nát thịt, không ngờ lão nhảy xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi. Dĩ nhiên lão bình yên.
Bọn chúng lại đưa lão đến vực sâu, nước xoáy cuồn cuộn, nói:
- Dưới này có châu ngọc nhiều lắm, lão nhảy xuống đó lấy.
Thương Khâu Khai tin thật bèn nhảy xuống, hồi lâu lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão bình thản trồi lên mặt nước, trong tay lão có một viên ngọc. Bây giờ bọn chúng kể cả Phạm tử Hoa rất ngạc nhiên. Phạm Tử Hoa cho lão vào hàng thượng khách.
Dè đâu kho tài sản nhà Tử Hoa phát hỏa, lửa khói mù mịt. Phạm tử Hoa sốt ruột bảo Thương Khâu Khai:
- Nếu ông có thể xông vào lửa khuân ra mấy hòm gấm vóc châu báu, tôi sẽ thưởng công cho ông!
Lão Thương nét mặt tự nhiên xông vào biển lửa cứu được tài sản của họ Phạm, bụi than không hề dính vào người lão. Bấy giờ bọn chúng mới biết sợ cúi đầu lạy lão và hỏi:
- Tiên sinh có đạo thuật gì không?
Lão chân thành đáp:
- Tôi không có thuật gì cả. Chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên cho tôi lắm. Nhưng tôi biết chắc một điều, lời người ta đồn đây ông Phạm đây, giàu có thể đổi thành nghèo, nghèo có thể hóa giàu, có quyền khiến ai chết, cho ai sống. Vì tôi quá tin điều đó, nên tôi làm việc gì cũng không trở ngại. Tôi tin tôi sẽ giàu, tôi tin rằng ông Phạm không cho tôi chết. Chỉ có vậy!
Tể Ngã nghe được điều đó về thuật lại cho Khổng Tử nghe. Khổng Tử nói:
- Người có chí thành có thể cảm hóa được vạn vật, khiến quỷ thần, Trời Đất cảm động, nên có thể tung hoành mà không có gì trở ngại. Các con hãy nhớ kỹ điều đó.
Lời Bàn:
Chuyện này có tính chất đạo học, nó có vẻ gì huyền bí và siêu nhiên. Tuy vậy trên thực tế không phải là không xảy ra. Người Tây Phương có câu "Muốn là được!". Người ta đặt hết niềm tin và hi vọng vào "muốn". "Muốn" như một tâm linh không thể tách rời với cơ thể. Kinh Thánh nói: "Chỉ cần một đức tin lớn bằng hạt cải, có thể xoay chuyển được một quả núi". Thuật thôi miên cũng ở đức tin mà ra. Thôi miên không thuộc về thần học, mà nó thuộc khoa học.
Sử Ký Tư Mã Thiên có chép một đoạn về Lý Quảng: "Quảng ở Hữu Bắc Bình đi săn, thấy tảng đá trong bụi rậm tưởng rằng đó là hổ, bèn giương cung bắn, mũi tên cắm lút vào. Nhìn lại là tảng đá. Quảng bắn lại lần nữa nhưng không sao găm được!" Bộ sách này rất có giá trị về sử liệu, khó nói ngoa. Lý Quảng là một cung thủ nổi tiếng. Ban đầu đấi tượng kia ông cho là hổ, nếu là hổ ắt mũi tên phải gắm lút vào. Ấy thức ấy đã biến niềm tin mãnh liệt thành sức mạnh. Sau, Lý Quảng biết là đá, thì sự hoài nghi nảy sinh. "Mũi tên bằng cây làm sao có thể xuyên qua đá?". Sự hoài nghi ấy đã làm niềm tin không còn mãnh liệt nữa. Và tất nhiên mũi tên không thể xuyên qua đá được!
Ở đây, Thương kHâu Khai có một niềm tin tuyệt đối, vì vậy ông xuống nước, vào lửa đều không trở ngại, bởi vì những thứ kia ông vẫn xem nó là không khí, nó là món lợi nhuận, lại có một Phạm Tử Hoa cứu tử, thì ông không hề nghĩ đến cái chết!
Nhưng đại khối nhân sinh mấy ai có được niềm tin tuyệt đối và mãnh liệt để chứng nghiệm điều ấy đúng hay không đúng.