VietLang
05-30-2007, 04:31 PM
Chương 56 - Khi Ông Vua Muốn Làm Thánh Hiền
Vua nước Yên là Khoái đắm say tửu sắc, dùng Tử Chi làm Tướng quốc. Tử Chi to con, tướng mạo uy nghi, thấy Khoái bỏ bê triều chính nên có ý muốn tiếm ngôi. Tử Chi kết bè phái với những kẻ có thế lực trong triều như anh em Tô Đại, Tô Lệ, Lộc Mao Thọ. Bọn chúng nịnh Tử Chi và gọi Tử Chi là "người hiền".
Một hôm Yên Khoái hỏi Tô Đại:
- Tề có bậc hiền tài là Mạnh thường Quân, liệu Tề có làm bá chủ được không?
Đại đáp:
- Không được, vì vua Tề dùng Mạnh Thường Quân không chuyên.
Khoái nói:
- Rất tiếc quả nhân không có Mạnh thường Quân, nếu có thì dùng khó gì?
Đại nói:
- Tướng quốc Tử Chi có kém gì Mạnh thường Quân?
Yên Vương Khoái nghe vậy liền cho Tử Chi rộng quyền trong việc triều chính. Sau đó Khoái kêu Lộc Mao Thọ hỏi:
- Các bậc hiền tài ngày trước rất nhiều, sao họ chỉ ca ngợi Nghiêu Thuấn mà thôi?
Thọ nói:
- Nghiêu, Thuấn biết nhường ngôi cho người hiền chứ không nhừng ngôi cho con. Vũ cũng nhường ngôi cho Ích là người hiền nhưng lại không phế Thái tử. Nên khi Vũ mất, Thái tử Khải cướp của Ích. Bởi đó đời sau cho Vũ kém đức hơn Nghiêu Thuấn!
Yên Khoái cao hứng nói:
- Quả nhân muốn truyền ngôi cho Tử Chi, có nên không?
Thọ đáp liền:
- Nếu đại vương làm được như vậy thì đức đâu khác gì Nghiêu Thuấn.
Yên Khoái họp quần thần lại, tuyên bố truất Thái tử Bình, truyền ngôi cho Tử Chi!. Tử Chi giả nhún nhường đôi phen cho hợp với nghi lễ, rồi nhận ngôi, làm lễ tế cáo thiên dịa, mặc áo cổn, đội mũ miện, cầm ngọc khuê, ngoảnh mặt về Nam xưng Cộ Quả không chút ngượng.
Còn Khoái thì đứng cùng bầy tôi quay mặt về hướng bắc mà bái triều rồi dọn ra ở Biệt cung. Ba tên, Đại, Lệ, Thọ, được phong Thượng Khanh. Tướng quân Thị Bị nổi giận kéo quân bản bộ đánh Tử Chi có dân chúng ào ạt tham gia. Hai bên cầm cự nhau đến mười ngày, số thương vong đến vài vạn. Cuồi cùng Thị Bị bị giết.
Lộc Mao Thọ nói với Tử Chi:
- Thị Bị nổi loạn là bởi Thái tử Bình.
Tử Chi cho bắt Thái tử. Quách Ngỗi đem Bình đi trốn.
Nhân cơ hội đó, Tề đem quân đánh Yên lấy cớ là dẹp loạn Tử Chi, nên dân Yên tham gia, Tử Chi và bọn Đại, Lệ, Thọ đều bị giết, Yên Khoái tự tử, Tề chiếm đóng luôn nước Yên không chịu trả.
Lời Bàn:
Đời vẫn có câu: "Nhập nô xuất chủ" (khi vào ở là đầy tớ, khi bước ra là chủ nhà) nó có ý nghĩa trên phương diện tu thân. Chẳng hạn, bạn vào học một nghề nào đó, lúc đó bạn trong vai trỏ là người học trò, hoặc con em, hoặc người làm công, giúp việc. Khi bạn học thành tài, thì cũng có quyền mở hãng, xưởng như ai. Đó là ý nghĩa của "nhập nô xuất chủ".
Yên Vương Khoái bị con tửu sắc hành hạ, muốn tỏ ra mình có một "phong cách dị thường", cho nên đã làm một việc đáng gọi là kim cổ kỳ quái! Khoái muốn làm bá chủ chư hầu thì không được, tác phong lẫn tài cán đều tầm thường, nên ông đành bỏ ngôi vương để đi làm... Thánh Hiền! Khoái có thể coi ngôi vị không ra gì, nhưng không thể coi lăng miếu, xã tắc, dân chúng coi không ra gì! Và phẩm chất thánh hiền không đơn giản như Khoái hoang tưởng. Thánh hiền là là bậc trí tuệ, còn Khoái là người hôn ám. Khoái không phân biệt được chánh tà để đám con buôn lường gạt, thì làm sao nói chuyện thánh hiề kia chứ?
Hai tên Tô Đại, Tô Lệ là em của Tô Tần, là những tên du thuyết, nói chuyện phải trái một cách đảo điên, tráo trở lật lọng. Trong sách Ngũ Đố (5 thứ sâu mọt: Bọn du thuyết, bọn thích khách, bọn ăn bám, bọn con buôn, bọn chuyên làm hàng giả mạo), Hàn Phi chửi bọn du thuyết: "Bọn sâu mọt là bọn sâu mọt đục khoét xã hội, những tên ngụy nho trá hình hiền giả". Lộc Mao Thọ cũng là tên vô sỉ, ăn cơm phật làm việc cho ma! Còn Tử Chi thì sao? Hắn là một thứ hồ ly rụng đuôi. Nhưng không trách hắn. Hắn thấy Yên Khoái hèn quá, nên hắn nuôi mộng soán ngôi. Việc soán ngôi trong thiên hạ không đếm hết. Chỉ trách hắn một điều, trước đây hắn tự xưng là người hiền để dụ thiên hạ mà cướp ngôi. Kẻ kia đã nhường ngôi một cách danh ngôn chính thuận, hắn lại không có chính sách an dân, để nước Yên không yên, tất nhiên hắn và gia tộc hắn phải đền tội.
Trên đây là một Bi Hài Kịch của lịch sử.
Vua nước Yên là Khoái đắm say tửu sắc, dùng Tử Chi làm Tướng quốc. Tử Chi to con, tướng mạo uy nghi, thấy Khoái bỏ bê triều chính nên có ý muốn tiếm ngôi. Tử Chi kết bè phái với những kẻ có thế lực trong triều như anh em Tô Đại, Tô Lệ, Lộc Mao Thọ. Bọn chúng nịnh Tử Chi và gọi Tử Chi là "người hiền".
Một hôm Yên Khoái hỏi Tô Đại:
- Tề có bậc hiền tài là Mạnh thường Quân, liệu Tề có làm bá chủ được không?
Đại đáp:
- Không được, vì vua Tề dùng Mạnh Thường Quân không chuyên.
Khoái nói:
- Rất tiếc quả nhân không có Mạnh thường Quân, nếu có thì dùng khó gì?
Đại nói:
- Tướng quốc Tử Chi có kém gì Mạnh thường Quân?
Yên Vương Khoái nghe vậy liền cho Tử Chi rộng quyền trong việc triều chính. Sau đó Khoái kêu Lộc Mao Thọ hỏi:
- Các bậc hiền tài ngày trước rất nhiều, sao họ chỉ ca ngợi Nghiêu Thuấn mà thôi?
Thọ nói:
- Nghiêu, Thuấn biết nhường ngôi cho người hiền chứ không nhừng ngôi cho con. Vũ cũng nhường ngôi cho Ích là người hiền nhưng lại không phế Thái tử. Nên khi Vũ mất, Thái tử Khải cướp của Ích. Bởi đó đời sau cho Vũ kém đức hơn Nghiêu Thuấn!
Yên Khoái cao hứng nói:
- Quả nhân muốn truyền ngôi cho Tử Chi, có nên không?
Thọ đáp liền:
- Nếu đại vương làm được như vậy thì đức đâu khác gì Nghiêu Thuấn.
Yên Khoái họp quần thần lại, tuyên bố truất Thái tử Bình, truyền ngôi cho Tử Chi!. Tử Chi giả nhún nhường đôi phen cho hợp với nghi lễ, rồi nhận ngôi, làm lễ tế cáo thiên dịa, mặc áo cổn, đội mũ miện, cầm ngọc khuê, ngoảnh mặt về Nam xưng Cộ Quả không chút ngượng.
Còn Khoái thì đứng cùng bầy tôi quay mặt về hướng bắc mà bái triều rồi dọn ra ở Biệt cung. Ba tên, Đại, Lệ, Thọ, được phong Thượng Khanh. Tướng quân Thị Bị nổi giận kéo quân bản bộ đánh Tử Chi có dân chúng ào ạt tham gia. Hai bên cầm cự nhau đến mười ngày, số thương vong đến vài vạn. Cuồi cùng Thị Bị bị giết.
Lộc Mao Thọ nói với Tử Chi:
- Thị Bị nổi loạn là bởi Thái tử Bình.
Tử Chi cho bắt Thái tử. Quách Ngỗi đem Bình đi trốn.
Nhân cơ hội đó, Tề đem quân đánh Yên lấy cớ là dẹp loạn Tử Chi, nên dân Yên tham gia, Tử Chi và bọn Đại, Lệ, Thọ đều bị giết, Yên Khoái tự tử, Tề chiếm đóng luôn nước Yên không chịu trả.
Lời Bàn:
Đời vẫn có câu: "Nhập nô xuất chủ" (khi vào ở là đầy tớ, khi bước ra là chủ nhà) nó có ý nghĩa trên phương diện tu thân. Chẳng hạn, bạn vào học một nghề nào đó, lúc đó bạn trong vai trỏ là người học trò, hoặc con em, hoặc người làm công, giúp việc. Khi bạn học thành tài, thì cũng có quyền mở hãng, xưởng như ai. Đó là ý nghĩa của "nhập nô xuất chủ".
Yên Vương Khoái bị con tửu sắc hành hạ, muốn tỏ ra mình có một "phong cách dị thường", cho nên đã làm một việc đáng gọi là kim cổ kỳ quái! Khoái muốn làm bá chủ chư hầu thì không được, tác phong lẫn tài cán đều tầm thường, nên ông đành bỏ ngôi vương để đi làm... Thánh Hiền! Khoái có thể coi ngôi vị không ra gì, nhưng không thể coi lăng miếu, xã tắc, dân chúng coi không ra gì! Và phẩm chất thánh hiền không đơn giản như Khoái hoang tưởng. Thánh hiền là là bậc trí tuệ, còn Khoái là người hôn ám. Khoái không phân biệt được chánh tà để đám con buôn lường gạt, thì làm sao nói chuyện thánh hiề kia chứ?
Hai tên Tô Đại, Tô Lệ là em của Tô Tần, là những tên du thuyết, nói chuyện phải trái một cách đảo điên, tráo trở lật lọng. Trong sách Ngũ Đố (5 thứ sâu mọt: Bọn du thuyết, bọn thích khách, bọn ăn bám, bọn con buôn, bọn chuyên làm hàng giả mạo), Hàn Phi chửi bọn du thuyết: "Bọn sâu mọt là bọn sâu mọt đục khoét xã hội, những tên ngụy nho trá hình hiền giả". Lộc Mao Thọ cũng là tên vô sỉ, ăn cơm phật làm việc cho ma! Còn Tử Chi thì sao? Hắn là một thứ hồ ly rụng đuôi. Nhưng không trách hắn. Hắn thấy Yên Khoái hèn quá, nên hắn nuôi mộng soán ngôi. Việc soán ngôi trong thiên hạ không đếm hết. Chỉ trách hắn một điều, trước đây hắn tự xưng là người hiền để dụ thiên hạ mà cướp ngôi. Kẻ kia đã nhường ngôi một cách danh ngôn chính thuận, hắn lại không có chính sách an dân, để nước Yên không yên, tất nhiên hắn và gia tộc hắn phải đền tội.
Trên đây là một Bi Hài Kịch của lịch sử.