PDA

View Full Version : Thuật Xử Thế Của Người Xưa - Ngô Nguyên Phi



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 [60] 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71

VietLang
05-30-2007, 04:33 PM
Chương 60 - Bài Học Ngụ Ngôn: Trái Với Tự Nhiên


Vị vua ở biển nam là Thúc, vị vua ở biển bắc là Hốt. Hai vị đế vương này thường gặp nhau ở trên đất của vua Hỗn độn. Hỗn độn tiếp đãi họ hết sức tử tế, nên Thúc và Hốt bàn nhau tìm cách báo đáp lại lòng tốt của Hỗn Độn.

Mọi người nói:

- Con người có thất khiếu (7 lỗ) đó là: hai mắt để nhìn, hai tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và một miệng để ăn. Duy chỉ hoàng đế Hỗn Độn không có khiếu nào. Chúng ta nên đục lỗ cho ổng đi!

Người kia nói:

- Phải đó!

Rồi mỗi ngày hai ông đè Hỗn Độn ra đục một lỗ để làm khiếu. Đục đến ngày thứ bảy thì Hỗn độn chết mất!

Lời Bàn:

Bài ngụ ngôn này rất u mặc. Hai ông vua biển Nam, biển Bắc đều có lòng tốt, nhưng lòng tốt không đúng chỗ hóa ra làm hại người. Một sinh vật nào sống trong môi trường nào thì thích hợp với môi trường đó. Trên phần đầu của loài người đang có hai thất khiếu, nếu ta lần lượt bịt kín đi, người ấy sẽ chết ngay lập tức. Trong trường hợp ngược lại của Hỗn Độn cũng vậy.

Cũng cần nói thêm: Theo đạo học, Hỗn Độn là một thời đại Hồng Hoang của thuở mới khai thiên lập địa, lúc ấy vạn vật chưa có, hai khí âm dương còn hỗn độn là một. Và Một ấy lại trở về với uyên nguyên Thái Cực. Nếu có ông vua Hỗn Độn nào đó, thì ông vua ấy dĩ nhiên vô khiếu. Khi bày ra chuyện vua Bắc, vua Nam (tượng trưng cho Âm Dương, tức là đất trời đã phân biệt), thì vua Hỗn độn không còn hợp thời nữa. Dẫu đục khiếu hay không đục khiếu, Hỗn Độn cũng vẫn giã biệt.