VietLang
05-30-2007, 04:40 PM
Chương 66 - Một Quyết Tâm
Đại phu nước Sở là Bạch Công Thắng (cháu nội của Sở Bình Vương) suốt ngày chỉ suy nghĩ đến việc giết Tử Tây (tên Thân, con thứ của Sở Bình Vương, chú của Thắng) và đánh Trịnh. Ông ta đứng suốt buổi sáng ngẩn người, bất động đến nỗi cây roi ngựa cầm trên tay trở ngược, cái đầu nhọn đâm vào cằm máu chảy xuống đất mà Thắng không hay!
Người nước Trịnh nghe chuyện ấy bảo:
- Máu mình chảy xuống mà còn quên, thì còn gì mà không quên?
Nên có thể nói, người tập trung ý chí cao độ dẫu có vấp vào cây, có va vào đá, có lăn xuống hố... Cũng không hề biết.
Lời Bàn:
Đoạn văn này cũng có chút đạo khí, vì nói đến ý chí gần đến chỗ tuyệt đối. Nhân gian không có gì là tuyệt đối! Nước Trịnh giết cha Thắng (Thái Tử Kiến, Tấn xâm lược Trịnh, Trịnh cầu cứu Sở). Sở Tử Tây là chú Thắng đi cứu Trịnh, vì thế Thắng thù Tử Tây! Thật ra trước đó, Tử Tây đã từng giúp đỡ Thắng. Bây giờ mọi việc đều dính dáng đến lịch sử ta bỏ qua, chỉ nói đến ý nghĩa của sự quyết tâm! Quyết tâm của Thắng hết sức cao độ đến nỗi vật nhọn đâm vào người đổ máu mà không hay!
Ở Việt Nam ta có một trường hợp tương tự, khi quân Nguyên đang xâm chiếm nước Việt, lúc ấy Phạm Ngũ Lão chỉ là một dân đinh, nhưng lòng canh cánh muốn cứu nước. Ông ngồi đan sọt giữa đường, xe của tướng quân Trần Hưng Đạo đi qua, mặc dù có lính tiền hô hậu ủng, Phạm Ngũ Lão vẫn không hay. Mũi giáo của một tên lính đâm vào đùi ông đổ máu, ông cũng không hề biết!
Trường hợp của Phạm ngũ Lão còn lạ lùng hơn Bạch Công Thắng nhiều. Chừng ấy, theo người xưa, Phạm ngũ Lão xứng đáng làm Thánh nhân rồi!
Xin nói rộng thêm, Thắng chỉ vì thù nhà, nhưng thù không đúng chỗ. Nước Trịnh giết cha Thắng (là Kiến) là lỗi của Kiến muốn bán nước mình cho Tấn. Và Tử Tây cứu Trịnh với một nghĩa cử, vậy mà thắng quyết trả thù. Còn Phạm ngũ Lão thì quyết cứu nước!
Đại phu nước Sở là Bạch Công Thắng (cháu nội của Sở Bình Vương) suốt ngày chỉ suy nghĩ đến việc giết Tử Tây (tên Thân, con thứ của Sở Bình Vương, chú của Thắng) và đánh Trịnh. Ông ta đứng suốt buổi sáng ngẩn người, bất động đến nỗi cây roi ngựa cầm trên tay trở ngược, cái đầu nhọn đâm vào cằm máu chảy xuống đất mà Thắng không hay!
Người nước Trịnh nghe chuyện ấy bảo:
- Máu mình chảy xuống mà còn quên, thì còn gì mà không quên?
Nên có thể nói, người tập trung ý chí cao độ dẫu có vấp vào cây, có va vào đá, có lăn xuống hố... Cũng không hề biết.
Lời Bàn:
Đoạn văn này cũng có chút đạo khí, vì nói đến ý chí gần đến chỗ tuyệt đối. Nhân gian không có gì là tuyệt đối! Nước Trịnh giết cha Thắng (Thái Tử Kiến, Tấn xâm lược Trịnh, Trịnh cầu cứu Sở). Sở Tử Tây là chú Thắng đi cứu Trịnh, vì thế Thắng thù Tử Tây! Thật ra trước đó, Tử Tây đã từng giúp đỡ Thắng. Bây giờ mọi việc đều dính dáng đến lịch sử ta bỏ qua, chỉ nói đến ý nghĩa của sự quyết tâm! Quyết tâm của Thắng hết sức cao độ đến nỗi vật nhọn đâm vào người đổ máu mà không hay!
Ở Việt Nam ta có một trường hợp tương tự, khi quân Nguyên đang xâm chiếm nước Việt, lúc ấy Phạm Ngũ Lão chỉ là một dân đinh, nhưng lòng canh cánh muốn cứu nước. Ông ngồi đan sọt giữa đường, xe của tướng quân Trần Hưng Đạo đi qua, mặc dù có lính tiền hô hậu ủng, Phạm Ngũ Lão vẫn không hay. Mũi giáo của một tên lính đâm vào đùi ông đổ máu, ông cũng không hề biết!
Trường hợp của Phạm ngũ Lão còn lạ lùng hơn Bạch Công Thắng nhiều. Chừng ấy, theo người xưa, Phạm ngũ Lão xứng đáng làm Thánh nhân rồi!
Xin nói rộng thêm, Thắng chỉ vì thù nhà, nhưng thù không đúng chỗ. Nước Trịnh giết cha Thắng (là Kiến) là lỗi của Kiến muốn bán nước mình cho Tấn. Và Tử Tây cứu Trịnh với một nghĩa cử, vậy mà thắng quyết trả thù. Còn Phạm ngũ Lão thì quyết cứu nước!