PDA

View Full Version : Thuật Xử Thế Của Người Xưa - Ngô Nguyên Phi



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 [70] 71

VietLang
05-30-2007, 04:42 PM
Chương 70 - Trương Lương Gặp Huỳnh Thạch Công


Một hôm Trương Lương lòng buồn rười rượi bèn đi dạo chơi cho khuây. Một ông già qua cầu làm rớt chiếc giày xuống nước. Lão gọi Trương Lương nói:

- Này chú, hãy nhặt giúp giày cho ta!

Lương muốn cự lão, chợt nhìn thấy lão đã già, liền nén giận xuống cầu lấy giày đem lên. Lão bảo:

- Xỏ vào cho ta!

Vì đã trót lượm giày, nên Lương cũng quỳ xuống xỏ cho lão. Đi được vài bước lão lại đánh rơi giày nữa! Cứ như thế Lương phải nhặt và xỏ giày cho lão đến ba lần! Lão bỏ đi! Lương trừng mắt nhìn theo... Lão đi chừng một dặm thì quay lại, thấy Lương vẫn còn đứng đó... Lão nói:

- Thằng nhỏ này dạy được!

Rồi lão nói:

- Năm ngày sau, sáng sớm mày đến nơi đây gặp ta!

Lương lấy làm lạ, vội quỳ xuống đáp:

- Dạ!

Năm ngày sau, sáng sớm Lương đến chỗ hẹn, đã thấy lão đứng saÜn ở đó rồi. Lão giận nói:

- Đã hẹn với người già cả, mà đến sau là sao.

Lão lại dặn:

- Năm ngày nữa sẽ gặp ở đây thật sớm!

Năm ngày sau lúc gà gáy Lương đến nơi hẹn, đã thấy lão đến trước. Lão giận, nói:

- Sao lại đến trễ?

Lão ra đi dặn tiếp:

- Năm ngày sau đến cho sớm!

Năm ngày sau chưa tới nửa đêm Lương đã tới điểm hẹn đứng chờ. Một lát lão cũng đến, lão đưa ra quyển sách, nói:

- Đây là quyển "Thái công binh pháp". Đọc quyển này sẽ làm thầy bậc vương giả. 13 năm sau ngươi sẽ gặp tạ Hòn đá màu vàng ở chân núi Cốc thành phía Bắc sông Tế là ta đó!

Lão nói rồi bỏ đi. Lương đem sách về miệt mài nghiên cứu.

Lời Bàn:

Trương Lương có tính kiên nhẫn thật đáng khen. Nhưng trong cái kiên nhẫn của Trương Lương vẫn có sự tính toán. Sử gia Tư Mã Thiên nói: "Trương Lương định đánh lão già xấc xược này, nhưng thấy lão có vẻ tiên phong đạo cốt nên thôi". Trương Lương chịu khó lượm dép và xỏ dép ba lần cho lão là cốt để lão dạy cho điều gì đó, có thể là kỳ thư bảo điển, có thể là một tin tức bí mật, cũng có thể là một bảo vật... Có lẽ Trương Lương đọc được điều ấy trong gương mặt lão mới chịu khó làm đến ba lần một việc trái tai gai mắt thế này. Hành động này không phải là kiên nhẫn mà muốn thủ lợi. Hành Động ấy còn tệ hơn Hàn Tín luồn trôn! Người đời cho Lương hiền trí, Hàn Tín là hèn hạ. Đó là quyền của họ. Tín giúp cơ nghiệp nhà Hán kéo dài đến 400 năm, nhưng vợ chồng Lưu Bang, Lã Trĩ là những kẻ độc ác, hay giết những người có đại công và đại tài. Hàn Tín bị Bang giết, còn Trưong Lương khéo nịnh hót, nên sử nhà Hán mới chửi Hàn Tín mà ca ngợi Trương Lương. Giả sử nhà Hàn thọ chừng vài mươi năm như Tần, thì người ta sẽ coi như một Lý Tư, chẳng khác tý nào!

Lương kiên nhẫn đến gặp lão già ấy ba lần cũng chỉ là để xin xỏ. Còn lão kia, ông Tiên Hoàng Thạch Công nào đó cũng có thể là một lão du hiệp như Đường Thư, lão muốn gởi gắm mối thù của mình vào Trương Lương trả dần (cũng giống như Lương đã nhờ Lê Hải Biên). Còn việc hòn đá vàng với 13 năm sau thì quá dễ. Lão cứ sai người đem hòn đá vàng dị dạng đến đặt nơi đó. Lương có đến thì gặp, không đến thì thôi, có sao đâu? Mặc dù thuở đó cũng có một đạo sĩ tên là Hoàng Thạch Công (tác giả của một bộ phong thủy xoàng xĩnh) khá nổi tiếng, nhưng người ta chỉ nghe tiếng đồn chứ không ai biết mặt, ngay cả những bộ chính sử tiền hậu Hán thư cũng không có. Mãi đến đời nhà Đường còn nghe lão xuất hiện đủ biết đây là chuyện hoang đường. Hơn nữa, Lương là tay xảo nguyệt khó mà tin lời của Lương được.

Điều cần ghi nhận ở đây giúp ai việc gì thì phải tận tâm chứ không làm lấy lòng lấy lệ. Và đã hẹn ai điều gì thì đừng nên thất hẹn.