VietLang
05-31-2007, 02:48 PM
Chương 50 - Sự Hy Sinh Của Zanoni
Sau cuộc hội họp tại trụ sở Đảng Jacobins, ông Chánh Án Duy Mật, Chủ Tịch Tòa Án Cách Mạng, bèn trở lại văn phòng làm việc. Cùng đi với ông, có hai người nữa, là những người đại diện cho công lý vào bạo lực của Triều Đại Khủng Bố: đó là Biện Lý Phúc Khuê và tướng Hăng Ri, chỉ huy quân đoàn phòng vệ thủ đôBa Lê. Bộ ba "Tam Đầu Chế" lợi hại này hội họp để bàn luận về những biện pháp sẽ áp dụng trong ngày hôm sau.
Duy Mật nhìn xem bản danh sách những nạn nhân sẽ bị xử án vào sáng ngày mai và nói:
- Đây là một bản danh sách khá dài! Tám chục bản án trong một ngày! Và lịnh của Robert rất rõ ràng, không thể có sự hiểu lầm được. Tất cả đều phải xử và hành quyết nội trong ngày mai.
Biện Lý Phúc Khuê nói với một chuỗi cười ồn ào và thô bạo:
- Có gì khó! Chúng ta phải đem tất cả bọn ra xử tập thể. Tôi biết cách nói với Bồi Thẩm Đoàn:
"Hỡi các công dân, tôi chắc các đồng chí đều nhận rõ tội ác của các bị cáo chứ?" Ha ha! Bản danh sách càng dài, thì công việc lại càng giản dị!
Chánh Án Duy Mật day lại nói với tướng Hăng Ri:
- Ngày mai, quần chúng sẽ đổ xô ra đường, tất cả các tầng lớp dân chúng đều nổi dậy. Rất có thể họ sẽ tìm cách ngăn chận các chuyến tù xa trên đường đi đến pháp trường. Đại tướng hãy cho lịnh báo động khẩn cấp, quân lính phải võ trang đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng. Hãy tảo thanh mọi con đường, và tuốt gươm chém bất cứ người nào muốn chận nghẽn các đường phố.
Tướng Hăng Ri vỗ mạnh vào thanh gươm đeo bên hông làm cho Duy Mật giật mình đánh thót một cái, và nói:
- Tôi hiểu lịnh của ông Chánh Án. Tôi sẽ không tha thứ kẻ nào vi phạm.
Nói xong, y đứng dậy chào từ giã, rồi quay lưng bước ra ngoài. Trong phòng chỉ còn lại có hai người. Duy Mật nói với ông Biện Lý:
- Tôi thấy có một nữ ngoại nhân trong bản danh sách, một người đàn bà Ý. Nhưng không thấy cô ta bị tố giác vì tội gì!
- Cần gì cái đó, phải chém luôn cho đủ số chẵn. Tám chục nghe gọn hơn là bảy mươi chín!
Khi đó một viên lục sự vào báo có khác đến viếng. Biện Lý Phúc Khuê có vẻ mệt mỏi, bèn cáo từ và rút lui. Chánh Án Duy Mật bèn cho mời người khách vào.
Người khách lạ bước vào ngồi trước mặt Duy Mật và nói:
- Thưa ông Chánh Án, mấy năm nay mắc bận rộn nhiều công việc đa đoan, không biết ông có nhớ chăng chúng ta đã từng gặp nhau xưa kia.
Vị thẩm phán nhìn kỹ gương mặt của người khách lạ, và đôi gò má tái nhợt của ông ta hơi có sắc trở lại.
- Có, hỡi công dân, tôi nhớ ra rồi.
- Chắc ông cũng nhớ cả những lời tôi nói khi đó? Hồi đó ông có bày tỏ lòng bất mãn về việc áp dụng án tử hình. Ông vui mừng mà tin tưởng rằng Cách Mạng sẽ chấm dứt mọi hình phạt đổ máu. Ông đề cao chánh trị gia Robert khi ông ta nói rằng: "Người đao phủ là một phát minh của những tay bạo chúa!" Tôi có cho biết khi ông nói như vậy, thì tôi có cái linh cảm rằng chúng ta có ngày sẽ lại gặp nhau, và chừng đó thì những quan điểm của ông về sự chết và triết lý cách mạng cũng sẽ thay đổi. Ông thấy tôi nói có đúng không, hỡi công dân Duy Mật, Chủ Tịch Tòa Án Cách Mạng?
Duy Mật có vẻ hỡi lúng túng và nói:
- Ôi! Hồi đó tôi nói như người ta nói khi mà họ chưa bắt tay vào việc. Những cuộc Cách Mạng không phải được thực hiện bằng nước hoa hường! Nhưng thôi, hãy bỏ qua những chuyện nói chơi của thời quá khứ! Tôi cũng nhớ rằng hồi đó ông có cứu mạng cho một người bà con của tôi, và chắc ông sẽ vui lòng mà được biết rằng tên thủ phạm vụ ám sát đó sẽ bị chém đầu vào ngày mai.
- Điều đó chỉ có liên hệ tới ông và việc làm của ông thôi. Xin ông cho phép tôi nhắc lại lời hứa của ông hồi đó rằng "nếu tôi có dịp nào cần đến ông, thì ông sẽ ra công khuyển mã để đền đáp." Hỡi quan Tòa nghiêm khắc, ông đừng tưởng rằng tôi đến để cầu xin một ân huệ nào có thể ảnh hưởng đến cá nhân ông. Tôi đến chỉ để xin dời phiên xử án lại một ngày sau cho một người khác.
- Không thể được, hỡi công dân! Tôi đã được lịnh của Chủ Tịch Robert rằng tất cả những người có tên trên danh sách của tôi, phải đem ra xử án vào ngày mai, không sót một người. Còn bản án như thế nào, thì còn tùy sự phán quyết của Bồi Thẩm Đoàn.
- Tôi không muốn xin ông giảm bớt số người trên bản danh sách. Xin ông hãy nghe tôi nói đây! Trên bản danh sách ấy có tên của một người đàn bà Ý, trẻ đẹp, vô tội, không những không có gây nên một tội lỗi gì, mà không còn ai có thể nghi ngờ hay tố giác một vi phạm nào cả. Chính ông, hỡi công dân Duy Mật, ông cũng không thể nào đọc bản án tử hình cô ta mà lòng không run sợ. Thật là nguy hiểm nào nếu có ngày quần chúng nổi dậy và ngăn chận các chuyến tù xa đi ra pháp trường, rồi họ sẽ nhìn thấy bao nhiêu người trẻ, đẹp và vô tội bị đưa đi hành hình, và họ sẽ nghĩ thế nào?
Duy Mật ngước mắt lên, và lại cúi mặt xuống dưới cái nhìn của người khách lạ. Y nói:
- Hỡi công dân, tôi không phủ nhận những điều ông vừa nói, nhưng lịnh trên phán xuống không thể đổi được.
- Không thể đổi số nạn nhân mà thôi. Bởi vậy tôi đề nghị thay thế một nạn nhân khác vào chỗ của người đàn bà mà tôi muốn cứu. Tôi xin thế vào đó cái đầu của một người biết rõ một vụ âm mưu hiện nay đang hăm dọa Chủ Tịch Robert và luôn cả ông. Và nếu ông biết rõ chuyện này, ông sẽ nhận thấy rằng dẫu thả hết tám chục người để đổi lấy cái đầu đó cũng còn có lợi rất nhiều.
Duy Mật sáng mắt lên và nói mau:
- A! Đây lại là một vấn đề khác! Nếu ông có thể làm được như vậy, tôi sẽ sử dụng quyền hạn và trách nhiệm của tôi để đình chỉ phiên xử người đàn bà Ý lại một ngày. Bây giờ, ông hãy nói tên người kia đi!
- Người ấy đang đứng trước mặt ông!
Duy Mật kêu lên trong sự ngạc nhiên, với một vẻ sợ hãi lộ trên nét mặt:
- Ông sao? Ông? Và ông đến đây giữa lúc đêm khuya, để tự nạp mình cho công lý? A! Đây là một cạm bẫy! Ông hãy run sợ đi! Hỡi con người điên rồ! Ông đang ở trong tay tôi, và tôi có thể quyết định số phận của cả hai người luôn thể!
Người khách lạ nói với một nụ cười bình tĩnh và ngạo nghễ:
- Ông có thể, nhưng mạng sống của tôi không có ích lợi gì cho ông nếu tôi không tiết lộ ra những điều bí mật. Ông hãy ngồi yên và nghe tôi nói: ông cứ bắt tôi giam vào khám lớn, và đem ra xử cùng một lượt với bảy mươi chín người kia vào ngày mai, dưới cái tên là Zanoni. Nếu những điều do tôi tiết lộ không làm ông thỏa mãn, chừng đó ông vẫn có thể bắt giữ lại người đàn bà mà tôi muốn cứu bằng cái chết của tôi. Tôi chỉ xin đình hoãn phiên xử cho cô ấy có một ngày thôi. Ngày mốt, tôi đã trở thành cát bụi và ông có thể trả thù đối với sinh mạng của người còn nằm trong tay ông.
Hỡi ông Chánh Án, bút và mực đây! Ông hãy viết trát lịnh cho người cai ngục rằng ông đình chỉ phiên xử người đàn bà Ý lại một ngày, và tôi sẽ đích thân đem tờ trát ấy đến nhà giam của chính tôi. Để chứng thật những gì tôi có thể tiết lộ cho ông biết, ngày từ giờ phút này, tôi có thể nói rằng tên ông đã được ghi trên bản danh sách những kẻ phải "đền nợ máu" đối với nhân dân. Tôi có thể nói cho ông biết bàn tay nào đã viết ra bản danh sách đó, và những ai sẽ đứng ra lật đổ triều đại của Robert và những người cộng tác.
Duy Mật tái mặt, và đôi mắt y tìm cách lẩn tránh cái nhìn như điện chớp đang chế ngự và khuất phục y. Dường như chịu ảnh hưởng của một mãnh lực vô hình mà y không chống lại được, y viết một cách vô tâm trong khi người lạ mặt đọc từng chữ cho y viết. Y vừa cười gượng vừa nói:
- Tôi đã hứa giúp ông, nay tôi phải giữ lời hứa. Để đáp lại, ông có thể nào tiết lộ cho tôi biết chăng những sự việc mà ông định để đến mai mới nói? Có thể rằng ông và cả người đàn bà ấy sẽ được hưởng, không những một sự triển hoãn, mà luôn cả sự trắng án.
- Tôi chỉ nói những điều ấy trước Tòa mà thôi. Vả lại, hỡi ông Chánh Án, có lẽ những điều tối tiết lộ sẽ không có lợi cho ông, và chính vào lúc mà tôi vén đám mây mù, thì có thể cơn giông bão cũng sẽ nổi dậy.
- Có phải ông là một nhà tiên tri chăng? Nếu vậy, ông hãy lo cho chính bản thân ông! Chúng tôi đã quá quen giỡn mặt với cái chết đến nỗi chúng tôi quên cả sự tôn kính đối với nó. Vì lẽ ông đã chịu cung hiến cái đầu ông, nên tôi chấp nhận. Ngày mai có lẽ ông sẽ hối tiếc, nhưng chừng đó thì quá trễ.
- Phải, đã quá trễ, thưa ông Chánh Án! - người lạ mặt lập lại câu ấy như một tiếng vang.
- Nhưng ông hãy nhớ rằng đó không phải là một ân huệ phóng thích, mà chỉ là sự triễn hoãn một ngày, như tôi đã hứa, đối với người đàn bà ấy. Ngày mai, tùy theo việc ông có làm thỏa mãn tôi hay không, mà bà ấy được sống hay phải chết. Tôi rất thành thật, hỡi công dân! Khi ông chết, linh hồn ông chớ có trở về khuấy phá tôi vì tôi đã phản bội lời cam kết nhé!
- Tôi chỉ xin có một ngày. Còn sau đó, tôi để cho công lý và Thiêng Liêng định đoạt. Thôi xin chào ông!
Sau cuộc hội họp tại trụ sở Đảng Jacobins, ông Chánh Án Duy Mật, Chủ Tịch Tòa Án Cách Mạng, bèn trở lại văn phòng làm việc. Cùng đi với ông, có hai người nữa, là những người đại diện cho công lý vào bạo lực của Triều Đại Khủng Bố: đó là Biện Lý Phúc Khuê và tướng Hăng Ri, chỉ huy quân đoàn phòng vệ thủ đôBa Lê. Bộ ba "Tam Đầu Chế" lợi hại này hội họp để bàn luận về những biện pháp sẽ áp dụng trong ngày hôm sau.
Duy Mật nhìn xem bản danh sách những nạn nhân sẽ bị xử án vào sáng ngày mai và nói:
- Đây là một bản danh sách khá dài! Tám chục bản án trong một ngày! Và lịnh của Robert rất rõ ràng, không thể có sự hiểu lầm được. Tất cả đều phải xử và hành quyết nội trong ngày mai.
Biện Lý Phúc Khuê nói với một chuỗi cười ồn ào và thô bạo:
- Có gì khó! Chúng ta phải đem tất cả bọn ra xử tập thể. Tôi biết cách nói với Bồi Thẩm Đoàn:
"Hỡi các công dân, tôi chắc các đồng chí đều nhận rõ tội ác của các bị cáo chứ?" Ha ha! Bản danh sách càng dài, thì công việc lại càng giản dị!
Chánh Án Duy Mật day lại nói với tướng Hăng Ri:
- Ngày mai, quần chúng sẽ đổ xô ra đường, tất cả các tầng lớp dân chúng đều nổi dậy. Rất có thể họ sẽ tìm cách ngăn chận các chuyến tù xa trên đường đi đến pháp trường. Đại tướng hãy cho lịnh báo động khẩn cấp, quân lính phải võ trang đầy đủ và chuẩn bị sẵn sàng. Hãy tảo thanh mọi con đường, và tuốt gươm chém bất cứ người nào muốn chận nghẽn các đường phố.
Tướng Hăng Ri vỗ mạnh vào thanh gươm đeo bên hông làm cho Duy Mật giật mình đánh thót một cái, và nói:
- Tôi hiểu lịnh của ông Chánh Án. Tôi sẽ không tha thứ kẻ nào vi phạm.
Nói xong, y đứng dậy chào từ giã, rồi quay lưng bước ra ngoài. Trong phòng chỉ còn lại có hai người. Duy Mật nói với ông Biện Lý:
- Tôi thấy có một nữ ngoại nhân trong bản danh sách, một người đàn bà Ý. Nhưng không thấy cô ta bị tố giác vì tội gì!
- Cần gì cái đó, phải chém luôn cho đủ số chẵn. Tám chục nghe gọn hơn là bảy mươi chín!
Khi đó một viên lục sự vào báo có khác đến viếng. Biện Lý Phúc Khuê có vẻ mệt mỏi, bèn cáo từ và rút lui. Chánh Án Duy Mật bèn cho mời người khách vào.
Người khách lạ bước vào ngồi trước mặt Duy Mật và nói:
- Thưa ông Chánh Án, mấy năm nay mắc bận rộn nhiều công việc đa đoan, không biết ông có nhớ chăng chúng ta đã từng gặp nhau xưa kia.
Vị thẩm phán nhìn kỹ gương mặt của người khách lạ, và đôi gò má tái nhợt của ông ta hơi có sắc trở lại.
- Có, hỡi công dân, tôi nhớ ra rồi.
- Chắc ông cũng nhớ cả những lời tôi nói khi đó? Hồi đó ông có bày tỏ lòng bất mãn về việc áp dụng án tử hình. Ông vui mừng mà tin tưởng rằng Cách Mạng sẽ chấm dứt mọi hình phạt đổ máu. Ông đề cao chánh trị gia Robert khi ông ta nói rằng: "Người đao phủ là một phát minh của những tay bạo chúa!" Tôi có cho biết khi ông nói như vậy, thì tôi có cái linh cảm rằng chúng ta có ngày sẽ lại gặp nhau, và chừng đó thì những quan điểm của ông về sự chết và triết lý cách mạng cũng sẽ thay đổi. Ông thấy tôi nói có đúng không, hỡi công dân Duy Mật, Chủ Tịch Tòa Án Cách Mạng?
Duy Mật có vẻ hỡi lúng túng và nói:
- Ôi! Hồi đó tôi nói như người ta nói khi mà họ chưa bắt tay vào việc. Những cuộc Cách Mạng không phải được thực hiện bằng nước hoa hường! Nhưng thôi, hãy bỏ qua những chuyện nói chơi của thời quá khứ! Tôi cũng nhớ rằng hồi đó ông có cứu mạng cho một người bà con của tôi, và chắc ông sẽ vui lòng mà được biết rằng tên thủ phạm vụ ám sát đó sẽ bị chém đầu vào ngày mai.
- Điều đó chỉ có liên hệ tới ông và việc làm của ông thôi. Xin ông cho phép tôi nhắc lại lời hứa của ông hồi đó rằng "nếu tôi có dịp nào cần đến ông, thì ông sẽ ra công khuyển mã để đền đáp." Hỡi quan Tòa nghiêm khắc, ông đừng tưởng rằng tôi đến để cầu xin một ân huệ nào có thể ảnh hưởng đến cá nhân ông. Tôi đến chỉ để xin dời phiên xử án lại một ngày sau cho một người khác.
- Không thể được, hỡi công dân! Tôi đã được lịnh của Chủ Tịch Robert rằng tất cả những người có tên trên danh sách của tôi, phải đem ra xử án vào ngày mai, không sót một người. Còn bản án như thế nào, thì còn tùy sự phán quyết của Bồi Thẩm Đoàn.
- Tôi không muốn xin ông giảm bớt số người trên bản danh sách. Xin ông hãy nghe tôi nói đây! Trên bản danh sách ấy có tên của một người đàn bà Ý, trẻ đẹp, vô tội, không những không có gây nên một tội lỗi gì, mà không còn ai có thể nghi ngờ hay tố giác một vi phạm nào cả. Chính ông, hỡi công dân Duy Mật, ông cũng không thể nào đọc bản án tử hình cô ta mà lòng không run sợ. Thật là nguy hiểm nào nếu có ngày quần chúng nổi dậy và ngăn chận các chuyến tù xa đi ra pháp trường, rồi họ sẽ nhìn thấy bao nhiêu người trẻ, đẹp và vô tội bị đưa đi hành hình, và họ sẽ nghĩ thế nào?
Duy Mật ngước mắt lên, và lại cúi mặt xuống dưới cái nhìn của người khách lạ. Y nói:
- Hỡi công dân, tôi không phủ nhận những điều ông vừa nói, nhưng lịnh trên phán xuống không thể đổi được.
- Không thể đổi số nạn nhân mà thôi. Bởi vậy tôi đề nghị thay thế một nạn nhân khác vào chỗ của người đàn bà mà tôi muốn cứu. Tôi xin thế vào đó cái đầu của một người biết rõ một vụ âm mưu hiện nay đang hăm dọa Chủ Tịch Robert và luôn cả ông. Và nếu ông biết rõ chuyện này, ông sẽ nhận thấy rằng dẫu thả hết tám chục người để đổi lấy cái đầu đó cũng còn có lợi rất nhiều.
Duy Mật sáng mắt lên và nói mau:
- A! Đây lại là một vấn đề khác! Nếu ông có thể làm được như vậy, tôi sẽ sử dụng quyền hạn và trách nhiệm của tôi để đình chỉ phiên xử người đàn bà Ý lại một ngày. Bây giờ, ông hãy nói tên người kia đi!
- Người ấy đang đứng trước mặt ông!
Duy Mật kêu lên trong sự ngạc nhiên, với một vẻ sợ hãi lộ trên nét mặt:
- Ông sao? Ông? Và ông đến đây giữa lúc đêm khuya, để tự nạp mình cho công lý? A! Đây là một cạm bẫy! Ông hãy run sợ đi! Hỡi con người điên rồ! Ông đang ở trong tay tôi, và tôi có thể quyết định số phận của cả hai người luôn thể!
Người khách lạ nói với một nụ cười bình tĩnh và ngạo nghễ:
- Ông có thể, nhưng mạng sống của tôi không có ích lợi gì cho ông nếu tôi không tiết lộ ra những điều bí mật. Ông hãy ngồi yên và nghe tôi nói: ông cứ bắt tôi giam vào khám lớn, và đem ra xử cùng một lượt với bảy mươi chín người kia vào ngày mai, dưới cái tên là Zanoni. Nếu những điều do tôi tiết lộ không làm ông thỏa mãn, chừng đó ông vẫn có thể bắt giữ lại người đàn bà mà tôi muốn cứu bằng cái chết của tôi. Tôi chỉ xin đình hoãn phiên xử cho cô ấy có một ngày thôi. Ngày mốt, tôi đã trở thành cát bụi và ông có thể trả thù đối với sinh mạng của người còn nằm trong tay ông.
Hỡi ông Chánh Án, bút và mực đây! Ông hãy viết trát lịnh cho người cai ngục rằng ông đình chỉ phiên xử người đàn bà Ý lại một ngày, và tôi sẽ đích thân đem tờ trát ấy đến nhà giam của chính tôi. Để chứng thật những gì tôi có thể tiết lộ cho ông biết, ngày từ giờ phút này, tôi có thể nói rằng tên ông đã được ghi trên bản danh sách những kẻ phải "đền nợ máu" đối với nhân dân. Tôi có thể nói cho ông biết bàn tay nào đã viết ra bản danh sách đó, và những ai sẽ đứng ra lật đổ triều đại của Robert và những người cộng tác.
Duy Mật tái mặt, và đôi mắt y tìm cách lẩn tránh cái nhìn như điện chớp đang chế ngự và khuất phục y. Dường như chịu ảnh hưởng của một mãnh lực vô hình mà y không chống lại được, y viết một cách vô tâm trong khi người lạ mặt đọc từng chữ cho y viết. Y vừa cười gượng vừa nói:
- Tôi đã hứa giúp ông, nay tôi phải giữ lời hứa. Để đáp lại, ông có thể nào tiết lộ cho tôi biết chăng những sự việc mà ông định để đến mai mới nói? Có thể rằng ông và cả người đàn bà ấy sẽ được hưởng, không những một sự triển hoãn, mà luôn cả sự trắng án.
- Tôi chỉ nói những điều ấy trước Tòa mà thôi. Vả lại, hỡi ông Chánh Án, có lẽ những điều tối tiết lộ sẽ không có lợi cho ông, và chính vào lúc mà tôi vén đám mây mù, thì có thể cơn giông bão cũng sẽ nổi dậy.
- Có phải ông là một nhà tiên tri chăng? Nếu vậy, ông hãy lo cho chính bản thân ông! Chúng tôi đã quá quen giỡn mặt với cái chết đến nỗi chúng tôi quên cả sự tôn kính đối với nó. Vì lẽ ông đã chịu cung hiến cái đầu ông, nên tôi chấp nhận. Ngày mai có lẽ ông sẽ hối tiếc, nhưng chừng đó thì quá trễ.
- Phải, đã quá trễ, thưa ông Chánh Án! - người lạ mặt lập lại câu ấy như một tiếng vang.
- Nhưng ông hãy nhớ rằng đó không phải là một ân huệ phóng thích, mà chỉ là sự triễn hoãn một ngày, như tôi đã hứa, đối với người đàn bà ấy. Ngày mai, tùy theo việc ông có làm thỏa mãn tôi hay không, mà bà ấy được sống hay phải chết. Tôi rất thành thật, hỡi công dân! Khi ông chết, linh hồn ông chớ có trở về khuấy phá tôi vì tôi đã phản bội lời cam kết nhé!
- Tôi chỉ xin có một ngày. Còn sau đó, tôi để cho công lý và Thiêng Liêng định đoạt. Thôi xin chào ông!