VietLang
05-31-2007, 03:11 PM
Chương 1 - Sự Thành Công Và Nghị Lực
Không có sự may nào trung thành và chắc chắn hơn một nghị lực bất biến
- JULIETTE BOUTONIER
Những cây mạnh nhất, cao nhất mọc trên những núi đá, tức những đất cằn cỗi nhất
- J. G. HOLLAND
-------------------------------------
1. Thế nào là thành công?
Mấy năm trước, tôi được đọc một tiểu thuyết Pháp mà tôi đã quên tên tác giả, chỉ còn nhớ nhan đề là J’aurai un bel enterrement (Tôi sẽ có một đám ma lớn). Văn chương tầm thường nhưng câu chuyện hơi lý thú. Nhân vật chính là thầy ký một ngân hàng. Thầy siêng năng, không chơi bời nhưng không biết nịnh người trên, không có phe đảng nên không được cất nhắc, giữ hoài chân thư ký quèn mà lương chỉ đủ sống một cách rất eo hẹp. Thầy buồn rầu, làm việc một cách chán nản, cho rằng đời mình đã hết hy vọng.
Rồi bỗng một buổi chiều, khi thầy sửa soạn ra về thì thấy ở mặt sàn có một ngân phiếu vô ký danh không biết của ai đánh rớt. Thầy lượm lên, định hôm sau giao cho chủ để ai tới hỏi sẽ trả. Nhưng đêm đó, số tiền lớn ghi trên ngân phiếu làm thầy trằn trọc: thầy nửa muốn trả, nửa muốn giữ. Thầy tưởng tượng nếu giữ để lãnh, thầy sẽ giàu, có vốn làm ăn, và nếu Trời cho phát đạt, sẽ có danh vọng, khi chết sẽ có một đám ma lớn. Thầy phân vân trong một tuần lễ, sau không thấy ai lại tìm, thầy nhất định đem lãnh tiền.
Từ đó, thầy giao du rộng, học cách đầu cơ, trở nên quỷ quyệt, chẳng bao lâu giàu lớn; muốn có thanh danh, thầy vung tiền ra tranh được một ghế nghị sĩ trong Hạ nghị viện. Khéo đầu cơ chính trị, thầy lên như diều, được bầu vào Nguyên lão nghị viện, uy quyền hống hách, thầy càng xoay tiền dữ, mua cổ phần trong các kỹ nghệ lớn, được chính phủ tặng huy chương và báo chí hết lời ca tụng. Khi thầy chết, Tổng thống đi đưa ma, lính bồng súng theo tới huyệt, hàng trăm nhà tai mắt trong nước đều trầm mặc đi sau linh cữu. Quả là một đám tang lớn. Mộng của thầy đã thực hiện được: thầy đã thành công rực rỡ.
Đời này, biết bao kẻ thành công như vậy. Nhưng tôi biết rằng bạn cho thành công cách ấy thì chẳng thà thất bại như Khổng Tử hoặc Giêsu, một vị đi lang thang hết nước này qua nước khác mà không vua chúa nào chịu dùng, một vị bị đóng đinh trên thập ác giữa hai tên ăn trộm trên đỉnh núi Golgotha. Chúng ta hiểu tiếng thành công theo một nghĩa khác. Thành công là dùng những phương tiện lương thiện mà đạt được mục đích của mình, một mục đích tuỳ người thay đổi song không khi nào ti tiện. Kẻ có tài cao chí lớn thì mong làm vẻ vang cho đồng bào, cho xã hội, cho nhân loại; kẻ tài thấp chí nhỏ thì mong giúp ích được phần nào cho nhà, cho nước, thấy đức hạnh và năng lực của mình tăng tiến mỗi năm một chút, và tìm được ít nhiều thoả mãn trong lương tâm. Hiểu theo nghĩa ấy thì Khổng Tử và Giêsu không phải là những kẻ thất bại mà chính là những bực thành công của muôn thuở.
3. Nghịch cảnh giúp ta thành công
Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công. Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công.
Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?
Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh, thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất hủ, tức cuốn A la recherche du temps perdu không?
Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mỹ.
Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích? Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: "Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi".
Bà Hellen Keller hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.
Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J.J.Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: "Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?". Ông đáp: "Học trong trường nghịch cảnh".
Elibu Burrit mười sáu tuổi tập nghề thợ rèn, mỗi ngày đập sắt mười một giờ mà còn có thì giờ học ngoại ngữ, sau ông thông 18 sinh ngữ và 32 thổ ngữ, thiên hạ gọi là "nhà bác học thợ rèn". Những người không chịu học, đọc truyện ông chắc phải mắc cỡ.
Trên đường doanh nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại.
Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi.
Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, … chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
Cổ nhân đã nhận xét đúng: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu.
Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: "Những con ngựa mập không chạy được nhanh" và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: "Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu".
Russell H. Conwell trong bài Hàng mẫu kim cương nói: "Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts, trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn".
Vậy bạn đừng phàn nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn, một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả, cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn, chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh.
Nghịch cảnh lớn nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm nơi ngục Dữu Lý mà viết Chu Dịch - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên Thuyết nạn và Cô phẫn; Tư Mã Thiên dùng những ngày sống thừa trong khám để viết bộ Sử ký, một tác phẩm bất hủ làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập Ngục trung thư (thư viết trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo "vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn" và trong cái "phòng hoa" ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất hợp tác để chống người Anh.
Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Muốn đại thụ hãy gìm cho lúng túng Và nghĩ như một triết gia Đức: "Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực".
Sinh trong một gia đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà tâm hồn ta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ? Muốn thành công như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải có tư cách. Chương sau, tôi sẽ bàn về tư cách.
TÓM TẮT
1. Ở đời cũng có số mạng thật, song trong mười trường hợp thì chín trường hợp, sự may rủi do ta gây nên chứ không do hoàn cảnh ở ngoài. Ta cũng có thể tự tạo nên thuận cảnh để thay đổi số mạng ta trong một phần lớn.
2. Thành công là tu luyện tài đức để thắng mọi trở ngại do nghịch cảnh mà đạt tới một mục đích cao đẹp bằng những phương tiện lương thiện.
3. Muốn thành công như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải biết lợi dụng nghịch cảnh.
Đừng nói tôi đau yếu, không thể tự học được, tôi thiếu vốn không thể làm ăn được. Những người què, đui, nghèo túng, những kẻ bị tù đày thường lập nên những sự nghiệp lớn nhất.
4. Khi ta còn trẻ thì nên coi nghịch cảnh là phước chứ không phải hoạ. Gió bấc ào ào lạnh buốt làm ta nứt da, chảy máu nhưng cũng làm cho ta hăng hái hoạt động lên; còn gió nam hiu hiu mát mẻ chỉ làm cho ta muốn ngả mình trong ghế đu mà thiu thiu ngủ.
5. Cổ nhân nói: "Vạn sự bất do nhân tố chủ" Ta phải nói: "Vạn sự bất do thiên tố chủ".
Không có sự may nào trung thành và chắc chắn hơn một nghị lực bất biến
- JULIETTE BOUTONIER
Những cây mạnh nhất, cao nhất mọc trên những núi đá, tức những đất cằn cỗi nhất
- J. G. HOLLAND
-------------------------------------
1. Thế nào là thành công?
Mấy năm trước, tôi được đọc một tiểu thuyết Pháp mà tôi đã quên tên tác giả, chỉ còn nhớ nhan đề là J’aurai un bel enterrement (Tôi sẽ có một đám ma lớn). Văn chương tầm thường nhưng câu chuyện hơi lý thú. Nhân vật chính là thầy ký một ngân hàng. Thầy siêng năng, không chơi bời nhưng không biết nịnh người trên, không có phe đảng nên không được cất nhắc, giữ hoài chân thư ký quèn mà lương chỉ đủ sống một cách rất eo hẹp. Thầy buồn rầu, làm việc một cách chán nản, cho rằng đời mình đã hết hy vọng.
Rồi bỗng một buổi chiều, khi thầy sửa soạn ra về thì thấy ở mặt sàn có một ngân phiếu vô ký danh không biết của ai đánh rớt. Thầy lượm lên, định hôm sau giao cho chủ để ai tới hỏi sẽ trả. Nhưng đêm đó, số tiền lớn ghi trên ngân phiếu làm thầy trằn trọc: thầy nửa muốn trả, nửa muốn giữ. Thầy tưởng tượng nếu giữ để lãnh, thầy sẽ giàu, có vốn làm ăn, và nếu Trời cho phát đạt, sẽ có danh vọng, khi chết sẽ có một đám ma lớn. Thầy phân vân trong một tuần lễ, sau không thấy ai lại tìm, thầy nhất định đem lãnh tiền.
Từ đó, thầy giao du rộng, học cách đầu cơ, trở nên quỷ quyệt, chẳng bao lâu giàu lớn; muốn có thanh danh, thầy vung tiền ra tranh được một ghế nghị sĩ trong Hạ nghị viện. Khéo đầu cơ chính trị, thầy lên như diều, được bầu vào Nguyên lão nghị viện, uy quyền hống hách, thầy càng xoay tiền dữ, mua cổ phần trong các kỹ nghệ lớn, được chính phủ tặng huy chương và báo chí hết lời ca tụng. Khi thầy chết, Tổng thống đi đưa ma, lính bồng súng theo tới huyệt, hàng trăm nhà tai mắt trong nước đều trầm mặc đi sau linh cữu. Quả là một đám tang lớn. Mộng của thầy đã thực hiện được: thầy đã thành công rực rỡ.
Đời này, biết bao kẻ thành công như vậy. Nhưng tôi biết rằng bạn cho thành công cách ấy thì chẳng thà thất bại như Khổng Tử hoặc Giêsu, một vị đi lang thang hết nước này qua nước khác mà không vua chúa nào chịu dùng, một vị bị đóng đinh trên thập ác giữa hai tên ăn trộm trên đỉnh núi Golgotha. Chúng ta hiểu tiếng thành công theo một nghĩa khác. Thành công là dùng những phương tiện lương thiện mà đạt được mục đích của mình, một mục đích tuỳ người thay đổi song không khi nào ti tiện. Kẻ có tài cao chí lớn thì mong làm vẻ vang cho đồng bào, cho xã hội, cho nhân loại; kẻ tài thấp chí nhỏ thì mong giúp ích được phần nào cho nhà, cho nước, thấy đức hạnh và năng lực của mình tăng tiến mỗi năm một chút, và tìm được ít nhiều thoả mãn trong lương tâm. Hiểu theo nghĩa ấy thì Khổng Tử và Giêsu không phải là những kẻ thất bại mà chính là những bực thành công của muôn thuở.
3. Nghịch cảnh giúp ta thành công
Một người có nghị lực có thể đổi rủi thành may, chuyển hoạ thành phúc. Tôi không bàn đến lẽ thất bại là mẹ thành công. Bạn nào cũng đã biết Edison phải nếm mùi thất bại cả ngàn lần rồi mới chế tạo được ra bóng đèn điện và ông cho những thất bại ấy là những thành công nho nhỏ vì mỗi thất bại ấy là những kinh nghiệm để tiến gần tới mục đích. Ở đây, tôi chỉ xin tiếp tục xét đến sự rủi ro. Những rủi ro lớn và lâu ta gọi là nghịch cảnh; mà nghịch cảnh thường giữ một chức vụ quan trọng trong sự thành công.
Bệnh tật liên miên là một nghịch cảnh phải không bạn?
Nhưng nếu Voltaire không đau vặt, về già phải nằm trên giường quanh năm thì chắc gì ông đã sáng tác được nhiều như vậy? Marcel Proust, nếu không mắc bệnh thần kinh, sợ tiếng động đến nỗi suốt đời tự giam mình trong một phòng kín mịt, cách thanh, thì ông có được cô tịch để suy nghĩ về tâm lý và viết được tác phẩm độc đáo bất hủ, tức cuốn A la recherche du temps perdu không?
Ông Ben Fortson bị tai nạn xe hơi, cụt cả hai chân, mà không cho như vậy là nghịch cảnh, còn mừng là diễm phúc vì nằm liệt một chỗ, ông đọc được rất nhiều sách về chính trị, kinh tế, xã hội, thành một nhà bác học có tài hùng biện rồi được bầu làm thống đốc một tiểu bang ở Mỹ.
Nếu không bị loà chưa chắc Milton đã thành một thi hào của muôn thuở và nhạc sĩ Beethoven nếu không bị điếc thì tài nghệ của ông chắc gì đã tới mức tuyệt đích? Charles Darwin nhờ tàn tật mà lập nên sự nghiệp. Ông nói: "Nếu thân tôi không là cái xác vô dụng, chưa chắc tôi đã có đủ sức mạnh tinh thần để biểu minh lý thuyết của tôi".
Bà Hellen Keller hồi hai tuổi, bị bệnh nặng, hoá đui, điếc và câm, lớn lên lại nghèo tới nỗi có hồi phải ngủ trong một nhà xác. Vậy mà bà thắng được nghịch cảnh, học rộng, viết bảy cuốn sách, đi diễn thuyết khắp châu Mỹ và châu Âu, được Mark Twain cho là một người lạ lùng nhất, ngang hàng với Nã Phá Luân ở thế kỷ 19.
Nhiều bạn trẻ thường phàn nàn với tôi vì cảnh nhà nghèo túng, hoặc không được lâu và làm ăn cũng không được. Nghèo túng là một nghịch cảnh thật, nhưng biết lợi dụng nó thì nó lại là một tay sai đắc lực giúp ta thành công. Chính vì nghèo khổ, người ta mới ham tự học, thấy cần phải tự học, J.J.Rousseau trên mười tuổi đã phải đi lang thang khắp nơi, làm đủ các nghề để kiếm ăn, nhờ có chí, biết tự học trong lúc rảnh mà nổi danh là một triết gia, ảnh hưởng lớn đến thế giới. Một người hỏi ông: "Ông học tại những trường nào mà giỏi như vậy?". Ông đáp: "Học trong trường nghịch cảnh".
Elibu Burrit mười sáu tuổi tập nghề thợ rèn, mỗi ngày đập sắt mười một giờ mà còn có thì giờ học ngoại ngữ, sau ông thông 18 sinh ngữ và 32 thổ ngữ, thiên hạ gọi là "nhà bác học thợ rèn". Những người không chịu học, đọc truyện ông chắc phải mắc cỡ.
Trên đường doanh nghiệp cảnh nghèo thường kích thích hoạt động chứ không phải luôn luôn là một trở ngại.
Hầu hết những ông vua thép, vua báo, vua dầu lửa, vua xe hơi ở Âu - Mỹ đều xuất thân hàn vi hơn bạn và tôi.
Họ đã phải bán báo, đánh giày, lượm rác, làm bồi phòng, … chỉ nhờ hai bàn tay trắng mà làm nên sự nghiệp.
Cổ nhân đã nhận xét đúng: "Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", vì hễ nghèo thì bị tủi nhục, bị hiếp đáp nên người ta quyết tâm thắng nó, tận lực cải thiện đời sống, đem cả tâm trí ra phấn đấu đến cùng, và sớm muộn gì người ta cũng thắng, cũng hoá giàu.
Vả lại, có nghèo người ta mới dám mạo hiểm để làm lớn, không sợ thất bại, thắng thì được tất cả mà thua thì chẳng mất gì. Giàu có sinh nhút nhát, làm biếng; nên một người Pháp đã nói: "Những con ngựa mập không chạy được nhanh" và một nhà doanh nghiệp nọ phàn nàn với bạn như vầy: "Tôi biết thằng con tôi, nó có nhiều đức tính lắm, song nó có một cái bất lợi rất lớn là nó sinh trong một nhà giàu".
Russell H. Conwell trong bài Hàng mẫu kim cương nói: "Không có vốn là phước cho bạn đó. Thấy bạn không có vốn, tôi mừng lắm. Tôi thương hại con trai những phú gia. Những cậu Hai, cậu Ba đó ở thời này có một địa vị thực khó khăn. Họ đáng thương. Họ không biết nổi những cái quý nhất trong đời. Theo bảng thống kê ở Massachusetts, trong số 17 cậu con phú gia, không cậu nào khi chết mà giàu. Họ sinh trưởng trong cảnh giàu sang thì chết trong cảnh nghèo hèn".
Vậy bạn đừng phàn nàn không có vốn để làm ăn. Thiếu cái vốn tiền bạc thì bạn đã có cái vốn khác quý báu hơn nhiều, không ai ăn cướp được, đánh cắp được, tịch thâu được của bạn, một cái vốn mà sự phá giá của đồng tiền không hề ảnh hưởng mảy may gì tới cả, cái vốn đó là sự hiểu biết, những kinh nghiệm, sức làm việc, lòng kiên nhẫn, chí quyết thắng của bạn. Trời đã ban cho ta bộ óc, hai bàn tay và 24 giờ mỗi ngày thì ta không thể phàn nàn rằng thiếu tiền, thiếu vốn là một nghịch cảnh.
Nghịch cảnh lớn nhất trong đời người có lẽ là sự tù đày. Nhưng biết bao vĩ nhân đã lập nên sự nghiệp bất hủ giữa bốn bức tường đá của nhà giam! Vua Văn Vương nhà Chu bị cùm nơi ngục Dữu Lý mà viết Chu Dịch - một cuốn triết lý cao siêu của phương Đông; Hàn Phi bị tù ở Tần mới soạn hai thiên Thuyết nạn và Cô phẫn; Tư Mã Thiên dùng những ngày sống thừa trong khám để viết bộ Sử ký, một tác phẩm bất hủ làm vẻ vang cho dân tộc Trung Hoa; Phan Bội Châu để lại tập Ngục trung thư (thư viết trong ngục); Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Hùm tự học chữ Pháp hoặc chữ Hán trong khi bị đày ở Côn Đảo; Gandhi bảo "vào ngục vui như phòng hoa đêm tân hôn" và trong cái "phòng hoa" ấy, ông đã luyện nhân cách, suy nghĩ về phương pháp bất hợp tác để chống người Anh.
Không ai cầu nghịch cảnh, nhưng nghịch cảnh tới thì kẻ có chí khí mỉm cười ngâm câu thơ của Nguyễn Công Trứ:
Muốn đại thụ hãy gìm cho lúng túng Và nghĩ như một triết gia Đức: "Người lý tưởng là người khi bị định mạng thử thách, không những đã tỏ ra xuất chúng mà còn luôn luôn thích đương đầu với trở lực".
Sinh trong một gia đình phú quý, được du học bên Tây, bên Mỹ, đậu bằng cấp kỹ sư, bác sĩ, về nước cưới được vợ giàu, mở xưởng máy hoặc phòng khám bệnh rồi mỗi ngày một giàu thêm, như vậy có vẻ vang gì đâu, ai ở trong địa vị đó mà chẳng thành công được như vậy? Phải thắng được nghịch cảnh, dựng nên sự nghiệp mới đáng khen chứ? Mà tâm hồn ta mới cao thượng lên, tài đức ta mới tiến lên chứ? Muốn thành công như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải có tư cách. Chương sau, tôi sẽ bàn về tư cách.
TÓM TẮT
1. Ở đời cũng có số mạng thật, song trong mười trường hợp thì chín trường hợp, sự may rủi do ta gây nên chứ không do hoàn cảnh ở ngoài. Ta cũng có thể tự tạo nên thuận cảnh để thay đổi số mạng ta trong một phần lớn.
2. Thành công là tu luyện tài đức để thắng mọi trở ngại do nghịch cảnh mà đạt tới một mục đích cao đẹp bằng những phương tiện lương thiện.
3. Muốn thành công như vậy, không thể trông ở sự may rủi mà phải biết lợi dụng nghịch cảnh.
Đừng nói tôi đau yếu, không thể tự học được, tôi thiếu vốn không thể làm ăn được. Những người què, đui, nghèo túng, những kẻ bị tù đày thường lập nên những sự nghiệp lớn nhất.
4. Khi ta còn trẻ thì nên coi nghịch cảnh là phước chứ không phải hoạ. Gió bấc ào ào lạnh buốt làm ta nứt da, chảy máu nhưng cũng làm cho ta hăng hái hoạt động lên; còn gió nam hiu hiu mát mẻ chỉ làm cho ta muốn ngả mình trong ghế đu mà thiu thiu ngủ.
5. Cổ nhân nói: "Vạn sự bất do nhân tố chủ" Ta phải nói: "Vạn sự bất do thiên tố chủ".