PDA

View Full Version : Già Quá Sớm, Khôn Quá Muộn - Đỗ Thu Hà



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [12] 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31

VietLang
05-31-2007, 04:53 PM
Chương 11 - Nhà tù an toàn nhất chính là nhà tù do chúng ta tự xây nên.


Khi chúng ta nghĩ về sự mất tự do, ta hiếm khi tập trung chú ý vào cách mà chúng ta tự nguyện áp đặt những hạn chế đối với cuộc sống của mình. Những điều chúng ta sợ phải thử và tất cả những ước mơ không thành đã hình thành nên cuộc đời của chúng ta và việc chúng ta có thể trở thành người như thế nào. Thường thì chính nỗi sợ và những chị em họ hàng của nó như sự lo lắng đã khiến cho chúng ta không dám làm những điều sẽ giúp chúng ta hạnh phúc. Có quá nhiều điều trong cuộc đời của chúng ta. Nhà tù an toàn nhất chính là nhà tù do chúng ta tự xây nên bao gồm những lời hứa sáo rỗng. Những thứ mà chúng ta khao khát là học vấn, thành công trong công việc, yêu một người nào đó là mục đích mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Đó không phải là cách để đạt được những điều tế nhị hay nhìn rõ những góc khuất trong tâm hồn một con người. Tuy nhiên, chúng ta thường không làm những điều cần thiết để trở nên người chúng ta muốn.

Con người thường đổ lỗi cho thất bại của mình. Cha mẹ của chúng ta thường chịu một phần vai trò này. Chúng ta thường đề cập đến sự thiếu cơ hội như thể cuộc sống là một trò chơi xổ số với một con số nhất định trên những chiếc vé trúng thưởng. Sự thiếu thời gian và yêu cầu kiếm sống cũng thường là những lời biện hộ cho sự không hành động. Cũng như vậy. nỗi sợ phải thử và cố gắng và sợ không thành công có thể sinh ra sự tê cứng bất động. Việc giữ những mong đợi của chúng ta ở mức thấp chẳng qua là để bảo vệ chúng ta khỏi sự thất vọng.

Chúng ta không thích nghĩ rằng bản thân mình bị mắc bẫy. Đây chính là mảnh đất của cơ hội. Chúng ta bị bao quanh bởi những ảo ảnh về sự thành công. Nền văn hoá của chúng ta hiện ra trước mắt chúng ta những câu chuyện về những con người từ vô danh trở nên nổi tiếng (họ thường có tài năng hữu hạn cả). Lẽ ra nên nuôi hy vọng từ những câu chuyện như vậy, hầu hết mọi người lại tiếp thu chúng như những chỉ định phụ về sự khiếm khuyết của họ. Chúng ta cũng nhầm lẫn và bị ngăn cản bởi sự dễ dàng của những sự chuyển đổi này. Sự chậm chạp với những thay đổi từ từ không đáp ứng nổi một xã hội thiếu kiên nhẫn. Từ nơi nào chúng ta sẽ tìm thấy lòng quyết tâm và kiên nhẫn để đạt được những điều mà chúng ta mong muốn?

Không thiếu những lời khuyên. Những cửa hàng sách và tạp chí đầy những gợi ý về việc làm thế nào để trở nên giàu có, hùng mạnh, gầy hơn, năng động hơn, ít lo lắng hơn, hấp dẫn hơn đối với phái khác. Người ta sẽ nghĩ rằng chúng ta quá bận rộn trong một chương trình để tự cải thiện bản thân. Tuy nhiên, mặc dù những người mà tôi nói chuyện cùng có đủ can đam để tự xác định ra là bản thân cần được giúp đỡ lại làm những điều lặp đi lặp lại ngày hôm nay những cái họ đã làm ngày hôm qua và có thể là năm ngoái! Công việc của tôi là chỉ ra điều này và làm họ tự hỏi rằng nên làm gì để có thể tạo ra sự thay đổi thực sự trong hành vi của họ.

Trước khi chúng ta làm cái gì, chúng ta cần phải có khả năng hình dung ra nó. Điều này nghe có vẻ dễ nhưng tôi đã thấy nhiều người không biết cách nối kết một mối quan hệ giữa hành vi và cảm xúc. Tôi trách nền y học hiện đại và ngành công nghiệp quảng cáo về vấn đề này. Chúng ta trở nên quen dần với ý nghĩ rằng chúng ta có thể chỉ cố gắng rất ít để nhanh chóng vượt qua rất nhiều những điều chúng ta không thích về bản thân mình và cuộc sống. Thị trường thuốc ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng của chúng ta, thay đổi vẻ ngoài của chúng ta thông qua phẫu thuật thẩm mỹ và sự tự cải thiện bản thân thông qua quá trình tiêu thụ hàng hoá… đã đóng vai trò lớn trong việc tạo ra ảo tưởng cho rằng hạnh phúc có thể mua bán được. Malcolm Forbes nổi tiếng đã từng gợi ý rằng: «Bất kỳ ai nghĩ rằng tiền không thể mua được hạnh phúc đều đang đi mua hàng sai chỗ cả!»

Trong thực tế, tất nhiên, một niềm tin như vậy sẽ khiến cho sự tức giận của chúng ta càng tăng lên và những ngục tù do chúng ta tạo nên cho chính mình thêm an toàn Tôi gọi tình trạng đó là thứ «trí tuệ xổ số». Có những người bào chữa cho việc cờ bạc rằng nó khơi gợi nên hy vọng. Những người xếp hàng để tiêu những đồng tiền tiết kiệm vào một trò chơi không đáng tin cậy thường nói không dứt về việc họ sẽ tiêu những triệu cua họ như thế nào. Đây không phải là «hy vọng» theo bất kỳ một ý nghĩa nào. Nó là sự nằm mơ giữa ban ngày. Tôi có xu hướng phải đương đầu với những bệnh nhân nói về việc thay đổi cuộc sống của họ nhưng không hề bước một bước nhỏ nào cụ thể để thực hiện điều đó. Tôi thường hỏi họ liệu rằng kế hoạch mới nhất của họ có gì khác hơn là một dự định hay đơn giản chỉ là một điều ước. Dự định hay điều ước có thể để giải trí nhưng bạn không nên nhầm lẫn nó với thực tại cuộc sống.

Sự cải đạo, sự thay đổi hành vi và thái độ là một quá trình diễn ra chậm chạp, thay đổi là sự thăng tiến dần dần. Hãy xem xét bất cứ một kẻ tù nhân trốn trại thành công nào, bạn sẽ thấy anh ta đầy trí tưởng tượng, những giờ lập kế hoạch, thường là hàng tháng, thậm chí hàng năm với những bước tiến vô cùng chậm chạp về phía tự do. Chúng ta có thể không ngưỡng mộ những người đó nhưng lòng quyết tâm và sự vượt khó của họ là bài học cho tất cả chúng ta.

Một trong những điều khó khăn nhất để xác minh được khi tôi phải đối mặt với một người đang tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý là sự sẵn lòng thay đổi của họ, sự nhiệt tình để luyện tập, sự can đảm rất cần thiết khi muốn thay đổi. Một số người tìm kiếm sự giúp đỡ vì những lý do khác hơn là vì muốn thay đổi lối sống. Chúng ta đang sống trong một xã hội nơi đã nâng sự phàn nàn lên thành một hình thức hàng đầu của sự dân chủ. Sóng không gian hay toà án đầy những nạn nhân của những điều này: sự lạm dụng trẻ em, lỗi lầm của người khác, sự rủi ro ngẫu nhiên… Hành vi tình nguyện đã bị phân loại như một loại bệnh để cho người chịu đựng có thể nhận được lòng thương hại và có khi còn được đền bù. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều người trong số này xuất hiện trong văn phòng của bác sĩ tâm lý để mong đợi một sự thông cảm hay những viên thuốc để làm dịu nỗi tuyệt vọng cửa họ. Thường thì họ muốn những tờ giấy chứng nhận để có thể kiện cáo hay những lá thư biện hộ để mong khỏi phải đi làm. Họ không tới đó để tham gia vào một tiến trình khó khăn xem xét lại cuộc sống của mình, chịu trách nhiệm về cảm xúc của chính họ, quyết định là họ cần phải làm gì để hạnh phúc hơn và bắt tay vào làm điều đó.

Để xác định vai trò tôi đã sẵn sàng để đóng, tôi thường yêu cầu bệnh nhân trong lần đầu gặp mặt phải ký một lá thư trong đó viết: Tôi không liên quan gì đến việc xin nghỉ việc, kiện cáo, bất đồng về việc nuôi con, không có khả năng quyết định hay những vấn đề rắc rối với pháp luật bao gồm cả việc biện hộ cho sự nghỉ việc hay muốn đổi điều kiện làm việc tốt hơn. Nếu bạn muốn một người tư vấn về bất cứ điều gì trong những điều trên, bạn cần phải thuê một người khác; tôi ở đây để giúp bạn về những vấn đề tâm lý.

Mọi người thường có những ý nghĩ, những mơ ước hay dự định sai lầm về những thay đổi trong thực tế. Sự nhầm lẫn giữa lời nói và việc làm này bao phủ một đám mây mù lên trên quá trình trị liệu. Sự tự thú có thể tốt cho tâm hồn nhưng nếu nó không kèm theo sự thay đổi thái độ, nó vẫn chỉ là những lời nói mà thôi. Chúng ta là sinh vật sử dụng lời nói, thích tóm tắt những ý nghĩ thành văn bản (bạn hãy nhớ lại nhưng lúc bạn nghe người ta say sưa nói trong máy điện thoại đi động mà xem) Chúng ta đã gắn cho lời hứa một tầm quan trọng quá mức.

Bất cứ lúc nào, như nó thường xảy ra, tôi chỉ ra cho mọi người khe hở giữa lời họ nói và cái mà họ thực sự làm, họ luôn tỏ ra ngạc nhiên và đôi khi nổi khùng lên cho rằng tôi sẽ không nhận thấy giá trị thực sự của những gì họ dự định làm mà thích tập trung vào một sự giao tiếp đáng tin cậy là hành vi.

Có thể điều gây nhầm lẫn nhiều nhất chính là điều mà mọi người thường bảo nhau «Anh yêu em». Chúng ta mong đợi được nghe thấy những lời nói rất mạnh mẽ và giàu tính thuyết phục này. Nếu tách riêng ra, tuy nhiên, khi những lời nói đó không được những hành động thực sự hỗ trợ, nó chỉ còn là một lời nói dối, một sự từ thiện, một lời hứa không chắc chắn được hoàn thành.

Sự gián đoạn giữa cái chúng ta nói và cái chúng ta làm không chỉ là sự đo lường về tình trạng đạo đức giả bởi vì chúng ta luôn tin rằng những lời tuyên bố của chúng ta xuất phát từ những dự định tốt đẹp. Đơn giản là chúng ta đã chú ý quá nhiều đến lời nói của chúng ta hay của những người khác- mà không chú ý đủ đến những hành động thực sự xác định con người chúng ta. Những bức tường của cái nhà tù mà chúng ta tự xây dựng nên được làm bằng những nỗi sợ mạo hiểm và những giấc mơ của chúng ta rằng thế giới này và những con người trong đó được tạo nên để tuân theo những giấc mơ đẹp nhất của chúng ta. Thật khó để cho qua một ảo ảnh dễ chịu nhưng việc xây dựng một cuộc sống hạnh phúc bên ngoài những niềm tin không thích ứng với thế giới bao quanh chúng ta còn khó hơn nhiều.