VietLang
05-31-2007, 04:54 PM
Chương 13 - Hạnh phúc là sự liều lĩnh thượng hạng
Những người tuyệt vọng có xu hướng tự nhiên để tập trung vào những «triệu chứng» của họ: buồn, thiếu sinh lực khó ngủ, ăn không ngon miệng, không có khả năng để hài lòng. Thật dễ để bị mắc kẹt khi người ta cố gắng bằng cách dùng thuốc và vật lý trị liệu để làm giảm những nỗi lo lắng. Tuy nhiên đôi khi, nhất là khi chúng ta nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng không có hiệu quả, chúng ta phải định hướng lại sự chú ý của mọi người vào những khả năng có lợi cho sự tuyệt vọng của họ.
Một trong những lợi ích đó là một vị trí an toàn. Tương tự như vậy. chúng ta có thể nói về chứng bi quan thường là nguyên nhân hay là kết quả của sự tuyệt vọng. Thật khó để xua tan sự bi quan, chúng thường ngăn cản và do đó miễn dịch đối với sự ngạc nhiên đầy bất hạnh. Bởi vì sự mong đợi của những người bi quan cực thấp, họ thường không coi mình là người có đầu óc thực tế, cho nên họ hiếm khi thất vọng. Khi tôi gợi ý với họ rằng những mong đợi của chúng ta đã là tốt hay xấu, thường có kết quả là họ nhìn tôi đầy vẻ nghi ngờ bởi vì đã từ lâu, họ chẳng mong đợi gì ngoài những điều tồi tệ nhất.
Khi chúng ta yêu cầu một người nào đó xoá bỏ sự bi quan, tuyệt vọng, chúng ta thường vấp phải sự chống đối. Muốn hạnh phúc thì thường phải đương đầu với sự liều lĩnh là có thể đánh mất sự hạnh phúc đó. Tất cả những gì chúng ta thực hiện được đều đòi hỏi sự liều lĩnh: Phải đương đầu với thất bại khi sáng tạo, trong những chuyến đi thám hiểm, và trong tình yêu. Chúng ta đang sống trong một xã hội phải đương đầu với sự liều lĩnh. Biết bao nhiêu thời gian và sinh lực đã bị tiêu phí để làm tăng sự an toàn trong tất cả những gì chúng ta làm. Người ta dạy chúng ta phải buộc chặt ghế ngồi, khoá cửa, hạn chế hút thuốc, kiểm tra sức khoẻ hàng năm, tham vấn thầy thuốc trước khi tập luyện. Chúng ta lo lắng về thời tiết, ám ảnh về sự an toàn của con cái chúng ta, sống trong những ngôi nhà có hệ thống báo động và tự trang bị để chống lại những kẻ xâm nhập.
Những sự liều lĩnh mà các thế hệ đi trước coi là đương nhiên như: trẻ con chết yểu, lây nhiễm bệnh, thảm hoạ môi trường thì nay làm cho hầu hết mọi người phải lo ngại. Thay vào đó, giờ đây chúng ta chọn những thành viên nhất định trong xã hội vào những nhiệm vụ đặc biệt như: cảnh sát, lính cứu hoả, quân đội, vận động viên... để đảm nhận những sự liều lĩnh mà phần còn lại trong số chúng ta sợ phải chấp nhận. Sự mô tả sinh động về chủ nghĩa anh hùng trong môi trường của chúng ta là ngọn nguồn của nhiều sự kích động kỳ lạ và cung cấp những ví dụ sinh động về cái mà người ta muốn mô tả là can đảm. Mối liên hệ giữa bạo lực, sự kiểm soát và lòng can đảm trong những vấn đề đó là không thể tránh khỏi và có rất ít sự thích ứng với cuộc sống của chính chúng ta.
Thường khó để thuyết phục những người bất hạnh rằng hãy nắm lấy những cơ hội cần thiết để thay đổi thái độ và hành vi vốn đóng một vai trò trong những trở ngại trong cuộc đời của họ. Nghề của tôi đã đóng góp vào vấn đề này nhờ việc đưa ra những giải pháp về hoá học và y học đối với những bệnh tật và đau đớn. Trong vấn đề này, chúng ta còn được bảo đảm bởi các công ty bảo hiểm rằng họ sẽ giúp chúng ta có được sự chữa chạy có hiệu quả.
Thế vật lý trị liệu là gì? Nó chính là cuộc đối thoại có định hướng để tìm kiếm sự thay đổi. Đó chính là cái mà những người đến nhờ chúng tôi giúp đỡ mong muốn- sự thay đổi. Thường thì họ muốn thay đổi cách họ cảm xúc: nỗi buồn, sự lo lắng, sự mất phương hướng, giận dữ, sự trống rỗng, sự trì trệ... Cảm xúc của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào sự nhận định của chúng ta về những gì đang xảy ra quanh chúng ta và với chúng ta- đó chính là thái độ của chúng ta. Thực ra, vấn đề không phải là cái gì đã xảy ra mà là việc chúng ta nhận định các sự kiện như thế nào và đáp lại chúng với lòng quyết tâm của chúng ta ra sao. Điều khu biệt rõ những người gặp rắc rối về cảm xúc là họ thấy mất mát hay là tin rằng bị mất mát, chính khả năng lựa chọn hành vi của con người đã làm cho họ hạnh phúc hay không.
Hãy nghĩ về một người bị tê liệt bởi lo lắng đến nỗi anh ta không còn có thể thích ứng với sự tồn tại của thế giới này nữa. Mọi quyết định cần phải đo lường xem có tính khả thi đến đâu và nó ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm nỗi lo của bạn. Khi nỗi lo tăng đến mức độ khiến cho sự lựa chọn của con người đã trở nên căng thẳng đòi hỏi phải có nhu cầu tránh sự lo lắng thì cuộc sống của người ta sẽ co hẹp lại. Khi điều này xảy ra, nỗi lo lắng càng tăng lên và rất nhanh chóng sau đó, người chịu đựng nó tràn ngập nỗi sợ hãi- không phải là từ bên ngoài mà chính từ bên trong anh ta. Vào thời điểm này, một số bệnh nhân cảm thấy những sự lựa chọn của họ trong cuộc sống trở nên hạn chế đến nỗi họ rút lui khỏi những mối tiếp xúc với con người. Sự rút lui này có thể nhìn thấy rõ trong những trường hợp trầm cảm nghiêm trọng.
Công việc của thầy thuốc tâm lý là đem lại niềm hy vọng. Tôi thường hỏi bệnh nhân: «Anh đang mong đợi gì?» Một người bị lo lắng thái quá thường không thể đưa ra câu trả lời. Những người tuyệt vọng thật sự, tất nhiên, thường nghĩ đến chuyện chấm dứt cuộc đời.
Khi phải đương đầu với một người có xu hướng muốn tự tử, tôi hiếm khi cố gắng thuyết phục họ không làm điều đó. Thay vào đó, tôi yêu cầu họ kiểm tra xem cái gì làm họ cảm thấy tuyệt vọng nhất và cái gì có thể ngăn cản họ không tự tử cho đến lúc này. Thường thường điều này sẽ giúp chúng ta hiểu ra mối quan hệ nào đã giúp cho con người đó chịu đựng được cho đến lúc ấy những điều tưởng như không thể chịu nổi trong cuộc sống. Không thể chối cãi được rằng những cơn giận dữ sẽ thúc đẩy và khiến cho người ta có thể đưa ra quyết định tự sát vào bất cứ lúc nào. Tự sát là một loại lời nguyền vĩnh viễn đối với tất cả những ai yêu quí chúng ta. Chắc chắn đây là lời tuyên bố kinh khủng nhất về sự tuyệt vọng và nó cũng là lời tuyên bố đối với những người thân cận gần gũi nhất đối với chúng ta rằng sự quan tâm và tình yêu của họ đối với chúng ta cũng như sự quan tâm của ta đối với họ không đủ mạnh để níu giữ chúng ta sống thêm nữa. Tự nhiên là những người trong sự tuyệt vọng thường chỉ tập trung vào chính mình một cách rất căng thẳng. Tự sát là sự bộc lộ tối hậu về sự quan tâm này đối với bản thân. Thay cho việc bộc lộ nỗi sợ và lòng thông cảm thì những người tự sát thường tạo nên xung quanh họ một nỗi sợ đối với người xung quanh (trong đó có cả các bác sĩ tâm lý), tôi nghĩ là hợp lý khi buộc họ phải đương đầu với sự ích kỷ và cơn giận dữ thường đi kèm với bất kỳ một hành động tự sát nào.
Liệu hướng tiếp cận này có thể ngăn cản một người có ý định tự sát khỏi tự giết mình hay không? Đôi khi. Trong ba mươi năm hành nghề, tôi đã thua cuộc chỉ một lần. Một người mẹ có hai đứa con đang trải qua sự tuyệt vọng do một cuộc ly hôn cay đắng gây ra đã tự bắn mình vào ngày cô phải đi đến bệnh viện. Khi cô ta không đến, tôi đã gọi cảnh sát đến nhà cô ấy và họ tìm thấy xác cô. Tất cả những ảo tưởng của tôi về việc có thể kiểm soát mạng sống của một người khác đang tuyệt vọng đã rời bỏ tôi ngày hôm đó.
Và rồi, nhiều năm sau, tôi nhận được một cú điện thoại nói với tôi rằng đứa con trai yêu quí của tôi, Andrew, hai mươi hai tuổi đã chấm dứt cuộc đấu tranh đã ba năm với bệnh lưỡng cực của nó. Giờ đây, sau mười ba năm, vẫn không có lời nào tả xiết nỗi đau đã giày vò tôi kể từ cái ngày kinh khủng đó. Thật là một sự trái quy luật tự nhiên khi cha mẹ phải chôn chính con cái mình. Trong thế giới chúng ta đã xảy ra những điều không thể nào tưởng tượng nổi như vậy đấy.
Khi Andrew đầu hàng cuộc đấu tranh lâu dài của cháu, cháu để lại sau mình biết bao nhiêu người yêu thương cháu và những ký ức không thể nào chịu đựng nổi cứ đeo đẳng mãi về những niềm vui mà cháu đã mang đến cho chúng tôi và nỗi buồn vĩnh viễn sau cái chết của cháu. Khi tôi mở chiếc đĩa ghi về cuộc đời cháu mà cháu để lại cho tôi, tôi tình cờ tìm thấy một bài luận cháu viết từ khi có chín tuổi. Một phần bài luận đó như sau:
«Đã khoảng hai rưỡi chiều, cha tôi và tôi đã chạy được hơn một tiếng. Chúng tôi lao đi trong gió cho nên tôi tụt lại phía sau và cha che gió cho tôi. Chúng tôi đang tranh tài cùng với hơn 200 người khác. Đó là một cuộc tranh tài khó khăn vì sườn đồi rất dốc. Trong những dặm cuối cùng, chúng tôi tăng tốc và vượt qua nhiều người khác. Khi chúng tôi về đến đích, chúng tôi phải đi bộ thêm một quãng đường dài. Thế là chúng tôi đã hoàn thành cuộc đua dài 13 dặm ».
Cháu từng là một sinh viên tuyệt vời, là chủ tịch hội sinh viên trường cháu và đã từng được bầu vào hội đồng hội sinh viên khi còn là sinh viên năm thứ hai tại nơi mà cháu bắt đầu nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh quái ác. Cháu chịu đựng ba lần nằm viện kéo dài và trở nên hoang mang dao động khi cùng lúc phải chịu chứng hoang tưởng và sự căng cơ. Tôi thường tưởng tượng rằng trong những cử động khó nhọc cuối cùng của mình, cháu đã cố giải phóng cơn giận dữ và đau đớn mà cháu phải chịu đựng. Tôi cầu nguyện để cháu tìm thấy sự thanh thản trong giây phút cuối cùng đó. Chỉ có sự hy vọng cuối cùng này mới khiến cho tôi có thể chịu đựng được cơn đau của chính mình và tiếp tục sống.
Bệnh tật của Andrew là một cơn giá lạnh mà không ai trong chúng tôi có thể che đỡ cho cháu được và cuối cùng, nó đã cuốn cháu đi. Cháu đã lựa chọn giây phút ra đi quá sớm, nhưng tôi biết rằng cháu yêu chúng tôi như chúng tôi đã yêu cháu và tôi tha thứ cho cháu về nỗi đau mà cháu gây ra cho chúng tôi cũng như tin rằng cháu tha thứ cho những lỗi lầm của tôi với tư cách một người cha. Khi tôi nhớ đến tiếng cười của cháu, tôi như nghe thấy lời ca trong bài hát của Tom Paxton:
«Em đi đâu không một lời từ biệt?
Liệu em còn để lại chút dấu yêu?
Tôi đã không biết yêu em nhiều hơn thế,
Nhưng cũng chẳng định thờ ơ
Hãy biết rằng em là điều cuối cùng còn lại trong trí tôi».
Những người tuyệt vọng có xu hướng tự nhiên để tập trung vào những «triệu chứng» của họ: buồn, thiếu sinh lực khó ngủ, ăn không ngon miệng, không có khả năng để hài lòng. Thật dễ để bị mắc kẹt khi người ta cố gắng bằng cách dùng thuốc và vật lý trị liệu để làm giảm những nỗi lo lắng. Tuy nhiên đôi khi, nhất là khi chúng ta nỗ lực để cải thiện tình hình nhưng không có hiệu quả, chúng ta phải định hướng lại sự chú ý của mọi người vào những khả năng có lợi cho sự tuyệt vọng của họ.
Một trong những lợi ích đó là một vị trí an toàn. Tương tự như vậy. chúng ta có thể nói về chứng bi quan thường là nguyên nhân hay là kết quả của sự tuyệt vọng. Thật khó để xua tan sự bi quan, chúng thường ngăn cản và do đó miễn dịch đối với sự ngạc nhiên đầy bất hạnh. Bởi vì sự mong đợi của những người bi quan cực thấp, họ thường không coi mình là người có đầu óc thực tế, cho nên họ hiếm khi thất vọng. Khi tôi gợi ý với họ rằng những mong đợi của chúng ta đã là tốt hay xấu, thường có kết quả là họ nhìn tôi đầy vẻ nghi ngờ bởi vì đã từ lâu, họ chẳng mong đợi gì ngoài những điều tồi tệ nhất.
Khi chúng ta yêu cầu một người nào đó xoá bỏ sự bi quan, tuyệt vọng, chúng ta thường vấp phải sự chống đối. Muốn hạnh phúc thì thường phải đương đầu với sự liều lĩnh là có thể đánh mất sự hạnh phúc đó. Tất cả những gì chúng ta thực hiện được đều đòi hỏi sự liều lĩnh: Phải đương đầu với thất bại khi sáng tạo, trong những chuyến đi thám hiểm, và trong tình yêu. Chúng ta đang sống trong một xã hội phải đương đầu với sự liều lĩnh. Biết bao nhiêu thời gian và sinh lực đã bị tiêu phí để làm tăng sự an toàn trong tất cả những gì chúng ta làm. Người ta dạy chúng ta phải buộc chặt ghế ngồi, khoá cửa, hạn chế hút thuốc, kiểm tra sức khoẻ hàng năm, tham vấn thầy thuốc trước khi tập luyện. Chúng ta lo lắng về thời tiết, ám ảnh về sự an toàn của con cái chúng ta, sống trong những ngôi nhà có hệ thống báo động và tự trang bị để chống lại những kẻ xâm nhập.
Những sự liều lĩnh mà các thế hệ đi trước coi là đương nhiên như: trẻ con chết yểu, lây nhiễm bệnh, thảm hoạ môi trường thì nay làm cho hầu hết mọi người phải lo ngại. Thay vào đó, giờ đây chúng ta chọn những thành viên nhất định trong xã hội vào những nhiệm vụ đặc biệt như: cảnh sát, lính cứu hoả, quân đội, vận động viên... để đảm nhận những sự liều lĩnh mà phần còn lại trong số chúng ta sợ phải chấp nhận. Sự mô tả sinh động về chủ nghĩa anh hùng trong môi trường của chúng ta là ngọn nguồn của nhiều sự kích động kỳ lạ và cung cấp những ví dụ sinh động về cái mà người ta muốn mô tả là can đảm. Mối liên hệ giữa bạo lực, sự kiểm soát và lòng can đảm trong những vấn đề đó là không thể tránh khỏi và có rất ít sự thích ứng với cuộc sống của chính chúng ta.
Thường khó để thuyết phục những người bất hạnh rằng hãy nắm lấy những cơ hội cần thiết để thay đổi thái độ và hành vi vốn đóng một vai trò trong những trở ngại trong cuộc đời của họ. Nghề của tôi đã đóng góp vào vấn đề này nhờ việc đưa ra những giải pháp về hoá học và y học đối với những bệnh tật và đau đớn. Trong vấn đề này, chúng ta còn được bảo đảm bởi các công ty bảo hiểm rằng họ sẽ giúp chúng ta có được sự chữa chạy có hiệu quả.
Thế vật lý trị liệu là gì? Nó chính là cuộc đối thoại có định hướng để tìm kiếm sự thay đổi. Đó chính là cái mà những người đến nhờ chúng tôi giúp đỡ mong muốn- sự thay đổi. Thường thì họ muốn thay đổi cách họ cảm xúc: nỗi buồn, sự lo lắng, sự mất phương hướng, giận dữ, sự trống rỗng, sự trì trệ... Cảm xúc của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào sự nhận định của chúng ta về những gì đang xảy ra quanh chúng ta và với chúng ta- đó chính là thái độ của chúng ta. Thực ra, vấn đề không phải là cái gì đã xảy ra mà là việc chúng ta nhận định các sự kiện như thế nào và đáp lại chúng với lòng quyết tâm của chúng ta ra sao. Điều khu biệt rõ những người gặp rắc rối về cảm xúc là họ thấy mất mát hay là tin rằng bị mất mát, chính khả năng lựa chọn hành vi của con người đã làm cho họ hạnh phúc hay không.
Hãy nghĩ về một người bị tê liệt bởi lo lắng đến nỗi anh ta không còn có thể thích ứng với sự tồn tại của thế giới này nữa. Mọi quyết định cần phải đo lường xem có tính khả thi đến đâu và nó ảnh hưởng đến sự tăng hay giảm nỗi lo của bạn. Khi nỗi lo tăng đến mức độ khiến cho sự lựa chọn của con người đã trở nên căng thẳng đòi hỏi phải có nhu cầu tránh sự lo lắng thì cuộc sống của người ta sẽ co hẹp lại. Khi điều này xảy ra, nỗi lo lắng càng tăng lên và rất nhanh chóng sau đó, người chịu đựng nó tràn ngập nỗi sợ hãi- không phải là từ bên ngoài mà chính từ bên trong anh ta. Vào thời điểm này, một số bệnh nhân cảm thấy những sự lựa chọn của họ trong cuộc sống trở nên hạn chế đến nỗi họ rút lui khỏi những mối tiếp xúc với con người. Sự rút lui này có thể nhìn thấy rõ trong những trường hợp trầm cảm nghiêm trọng.
Công việc của thầy thuốc tâm lý là đem lại niềm hy vọng. Tôi thường hỏi bệnh nhân: «Anh đang mong đợi gì?» Một người bị lo lắng thái quá thường không thể đưa ra câu trả lời. Những người tuyệt vọng thật sự, tất nhiên, thường nghĩ đến chuyện chấm dứt cuộc đời.
Khi phải đương đầu với một người có xu hướng muốn tự tử, tôi hiếm khi cố gắng thuyết phục họ không làm điều đó. Thay vào đó, tôi yêu cầu họ kiểm tra xem cái gì làm họ cảm thấy tuyệt vọng nhất và cái gì có thể ngăn cản họ không tự tử cho đến lúc này. Thường thường điều này sẽ giúp chúng ta hiểu ra mối quan hệ nào đã giúp cho con người đó chịu đựng được cho đến lúc ấy những điều tưởng như không thể chịu nổi trong cuộc sống. Không thể chối cãi được rằng những cơn giận dữ sẽ thúc đẩy và khiến cho người ta có thể đưa ra quyết định tự sát vào bất cứ lúc nào. Tự sát là một loại lời nguyền vĩnh viễn đối với tất cả những ai yêu quí chúng ta. Chắc chắn đây là lời tuyên bố kinh khủng nhất về sự tuyệt vọng và nó cũng là lời tuyên bố đối với những người thân cận gần gũi nhất đối với chúng ta rằng sự quan tâm và tình yêu của họ đối với chúng ta cũng như sự quan tâm của ta đối với họ không đủ mạnh để níu giữ chúng ta sống thêm nữa. Tự nhiên là những người trong sự tuyệt vọng thường chỉ tập trung vào chính mình một cách rất căng thẳng. Tự sát là sự bộc lộ tối hậu về sự quan tâm này đối với bản thân. Thay cho việc bộc lộ nỗi sợ và lòng thông cảm thì những người tự sát thường tạo nên xung quanh họ một nỗi sợ đối với người xung quanh (trong đó có cả các bác sĩ tâm lý), tôi nghĩ là hợp lý khi buộc họ phải đương đầu với sự ích kỷ và cơn giận dữ thường đi kèm với bất kỳ một hành động tự sát nào.
Liệu hướng tiếp cận này có thể ngăn cản một người có ý định tự sát khỏi tự giết mình hay không? Đôi khi. Trong ba mươi năm hành nghề, tôi đã thua cuộc chỉ một lần. Một người mẹ có hai đứa con đang trải qua sự tuyệt vọng do một cuộc ly hôn cay đắng gây ra đã tự bắn mình vào ngày cô phải đi đến bệnh viện. Khi cô ta không đến, tôi đã gọi cảnh sát đến nhà cô ấy và họ tìm thấy xác cô. Tất cả những ảo tưởng của tôi về việc có thể kiểm soát mạng sống của một người khác đang tuyệt vọng đã rời bỏ tôi ngày hôm đó.
Và rồi, nhiều năm sau, tôi nhận được một cú điện thoại nói với tôi rằng đứa con trai yêu quí của tôi, Andrew, hai mươi hai tuổi đã chấm dứt cuộc đấu tranh đã ba năm với bệnh lưỡng cực của nó. Giờ đây, sau mười ba năm, vẫn không có lời nào tả xiết nỗi đau đã giày vò tôi kể từ cái ngày kinh khủng đó. Thật là một sự trái quy luật tự nhiên khi cha mẹ phải chôn chính con cái mình. Trong thế giới chúng ta đã xảy ra những điều không thể nào tưởng tượng nổi như vậy đấy.
Khi Andrew đầu hàng cuộc đấu tranh lâu dài của cháu, cháu để lại sau mình biết bao nhiêu người yêu thương cháu và những ký ức không thể nào chịu đựng nổi cứ đeo đẳng mãi về những niềm vui mà cháu đã mang đến cho chúng tôi và nỗi buồn vĩnh viễn sau cái chết của cháu. Khi tôi mở chiếc đĩa ghi về cuộc đời cháu mà cháu để lại cho tôi, tôi tình cờ tìm thấy một bài luận cháu viết từ khi có chín tuổi. Một phần bài luận đó như sau:
«Đã khoảng hai rưỡi chiều, cha tôi và tôi đã chạy được hơn một tiếng. Chúng tôi lao đi trong gió cho nên tôi tụt lại phía sau và cha che gió cho tôi. Chúng tôi đang tranh tài cùng với hơn 200 người khác. Đó là một cuộc tranh tài khó khăn vì sườn đồi rất dốc. Trong những dặm cuối cùng, chúng tôi tăng tốc và vượt qua nhiều người khác. Khi chúng tôi về đến đích, chúng tôi phải đi bộ thêm một quãng đường dài. Thế là chúng tôi đã hoàn thành cuộc đua dài 13 dặm ».
Cháu từng là một sinh viên tuyệt vời, là chủ tịch hội sinh viên trường cháu và đã từng được bầu vào hội đồng hội sinh viên khi còn là sinh viên năm thứ hai tại nơi mà cháu bắt đầu nhận thấy những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh quái ác. Cháu chịu đựng ba lần nằm viện kéo dài và trở nên hoang mang dao động khi cùng lúc phải chịu chứng hoang tưởng và sự căng cơ. Tôi thường tưởng tượng rằng trong những cử động khó nhọc cuối cùng của mình, cháu đã cố giải phóng cơn giận dữ và đau đớn mà cháu phải chịu đựng. Tôi cầu nguyện để cháu tìm thấy sự thanh thản trong giây phút cuối cùng đó. Chỉ có sự hy vọng cuối cùng này mới khiến cho tôi có thể chịu đựng được cơn đau của chính mình và tiếp tục sống.
Bệnh tật của Andrew là một cơn giá lạnh mà không ai trong chúng tôi có thể che đỡ cho cháu được và cuối cùng, nó đã cuốn cháu đi. Cháu đã lựa chọn giây phút ra đi quá sớm, nhưng tôi biết rằng cháu yêu chúng tôi như chúng tôi đã yêu cháu và tôi tha thứ cho cháu về nỗi đau mà cháu gây ra cho chúng tôi cũng như tin rằng cháu tha thứ cho những lỗi lầm của tôi với tư cách một người cha. Khi tôi nhớ đến tiếng cười của cháu, tôi như nghe thấy lời ca trong bài hát của Tom Paxton:
«Em đi đâu không một lời từ biệt?
Liệu em còn để lại chút dấu yêu?
Tôi đã không biết yêu em nhiều hơn thế,
Nhưng cũng chẳng định thờ ơ
Hãy biết rằng em là điều cuối cùng còn lại trong trí tôi».