PDA

View Full Version : Già Quá Sớm, Khôn Quá Muộn - Đỗ Thu Hà



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 [22] 23 24 25 26 27 28 29 30 31

VietLang
05-31-2007, 04:59 PM
Chương 21 - Tất cả chúng ta đều hướng tới huyền thoại về một người xa lạ hoàn hảo


Không có một nhân tố nào của sự không hài lòng với cuộc sống thông thường hơn là niềm tin rằng trong tuổi trẻ, chúng ta đã lựa chọn sai người bạn đời của mình. Những ảo vọng tiêu tan thường được khơi gợi từ một điều tâm niệm rằng ở đâu đó có một người sẽ cứu rỗi chúng ta bằng tình yêu của mình. Nhiều sự không chung thuỷ chính là đỉnh cao của những cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng lại đặt trên nền tảng của ảo ảnh này.

Một vài đánh giá về sự ngoại tình trong hôn nhân vào tuổi bốn mươi thường đưa ra con số khoảng 50 đến 65 phần trăm đàn ông và 35 tới 45 phần trăm đàn bà đã có gia đình. Trong một xã hội mà những giá trị hôn nhân dựa trên nền tảng một vợ một chồng thì những con số này không chỉ biểu hiện sự đạo đức giả mà cả sự không hài lòng thường trực của ta với những người bạn đời. Điều gì là cái mà những con người bất hạnh đó kiếm tìm ngoài hôn nhân?

Mặc dù có sự đa dạng trong các đối tượng, người ta thường tìm kiếm sự bảo đảm lại giá trị của mình. Trong một vài lĩnh vực, mỗi một hành động đi trên nguồn vui lại là sự trả lời cho nỗi sợ cái chết. Khi chúng ta già đi và cố tìm cách để thoả hiệp với mơ ước được trẻ mãi không già và bất tử một câu trả lời là tìm kiếm kinh nghiệm để nuôi dưỡng ảo tưởng về sự hấp dẫn mãi mãi của chúng ta. Còn có cách nào tốt hơn là có quan hệ tình dục với một người nào đó mới mẻ?

Tiến trình lành mạnh của sự trưởng thành sẽ cho phép chúng ta nuôi dưỡng niềm tin rằng chúng ta có những phẩm chất hiếm có và đem lại cho chúng ta cảm giác vững chắc của người đáng yêu và được yêu. Nhưng điều này lại là một kết quả lý tưởng, người ta thường có xu hướng tìm kiếm trong sự thất vọng một người nào đó yêu họ vô điều kiện nhưng lại khó chịu khi bị người khác yêu cầu đúng như vậy. Chúng ta hiếm khi nhận được sự tán thành này từ người bạn đời của mình, điều đó chính là nguyên nhân của trạng thái càu nhàu khó chịu và sự không hài lòng thầm lặng trong hầu hết các cuộc hôn nhân.

Trong thực tế, cái điều đã trải qua đối với tình yêu của những người trưởng thành rất giống với một loại hợp đồng dịch vụ không thành văn bản. Về truyền thống, điều này thường có dạng một thoả thuận ngầm rằng người đàn ông phải chịu trách nhiệm về sự an toàn tài chính trong khi người đàn bà cung cấp sự phục vụ trong gia đình, tình dục và chăm sóc con cái. Phong trào nữ quyền đã đưa tới một sự đàm phán lại về hợp đồng đó để thoả mãn nhu cầu của một số phụ nữ muốn tham gia vào những công việc ở bên ngoài gia đình hay bộc lộ sự ngần ngại của họ trong việc một mình đảm nhận việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái, cũng như những việc vặt trong nhà. Những bước phát triển mới này theo hướng tự do hơn với sự bình đẳng giới đã có hệ quả là một cảm giác phản ứng và cạnh tranh được nâng cao hơn lên trong nhiều cuộc hôn nhân. Các nhà tranh đấu vì nữ quyền đã tin rằng không ai chịu chia xẻ quyền lực một cách tự nguyện, người ta phải giành giật lấy, thái độ này thực ra không phải là đơn thuốc cho căn bệnh phân cách trong gia đình và mang lại sự gần gũi. Khi điều này được kết hợp thêm với sự độc lập về tài chính của người phụ nữ, chúng ta chẳng nên ngạc nhiên là hơn nửa các cuộc hôn nhân hiện nay ở Mỹ sẽ chấm dứt trong ly hôn. Trong một mặt nào đó, sự thay đổi này có vẻ là một điều tốt. Mọi người ít bị mắc kẹt trong những mối quan hệ mà họ không hài lòng. Bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội sẽ làm gia tăng sự lựa chọn của chúng ta, cuộc sống dường như được cải thiện, thế thì tại sao chúng ta lại sống mà luôn cảm thấy là chúng ta đang đánh mất một điều gì rất quan trọng?

Trước hết, nó gây ra sự hủy hoại có ảnh hưởng xấu đối với con cái. Chúng phải tập thích nghi với sự chia ly cha mẹ khi còn quá nhỏ. Có vẻ như là tốt hơn cho chúng để mà sống với các bậc cha mẹ, ly hôn còn hơn là sống trong một gia đình bất hạnh nhưng liệu có phải là các bậc cha mẹ bây giờ chỉ biết theo đuổi hạnh phúc riêng của mình mà không nghĩ gì đến con cái hay không? Có chứng cớ rõ ràng rằng sự tan vỡ của hôn nhân sẽ gây ra hậu quả là sự bất ổn cực lớn và sự bất hạnh cho lũ trẻ, đặc biệt là bởi vì hầu hết thời gian, có một cảm giác cay đắng và oán trách giữa hai bố mẹ. Những đứa con này có thể thích nghi bằng cách nào đó với sự đảo lộn hoàn toàn trong cuộc sống mà không có sự lựa chọn nào để cứu vãn những ảo mộng tan vỡ và sự suy sụp tinh thần mà hầu hết chúng đều phải trải qua.

Bởi vì những hậu quả tinh thần và tài chính này, hầu hết sự ngoại tình đều không dẫn đến sự ly hôn mặc dù ly hôn thường là kết quả của sự ngoại tình. Tình trạng này thể hiện một mức độ nào đó sự lang chạ thường thấy trong những con vật. Ở một phương diện khác, sự ngoại tình lại là hình thức bộc lộ có một không hai của con người về nỗi sợ và sự mong chờ. Sự tìm kiếm một tình yêu lý tưởng vừa là triệu chứng ảo tưởng của tuổi trẻ vừa là nỗi khao khát lẫn nỗi sợ của tuổi trung niên. Sự ngoại tình do đó hầu như không đem lại sự cải thiện cho cuộc sống của chúng ta mà thường là phá hoại nó nhưng nó cũng không ngăn cản nổi con người vẫn tiếp tục thử nghiệm. Rất lâu trước đây Joan Baez đã hát: «Em bỏ đi để tìm một người hoàn hảo xa lạ…». Tên của bài ca đó là Nguồn cội đau thương.