PDA

View Full Version : Già Quá Sớm, Khôn Quá Muộn - Đỗ Thu Hà



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 [31]

VietLang
05-31-2007, 05:03 PM
Chương 30 - Sự tha thứ là một hình thức bỏ qua nhưng chúng không giống nhau hoàn toàn


Cuộc sống có thể được nhìn như hàng loạt những điều mà ta bắt buộc phải làm, luyện tập cho hành động cuối cùng để có thể bỏ qua cái tôi trần tục của mình. Thế thì tại sao con người lại cảm thấy khó đến vậy khi đầu hàng quá khứ. Những ký ức của chúng ta, dù là tốt hay xấu chính là cái đã đưa đến cho chúng ta một mong muốn tiếp tục và nối kết vai trò của rất nhiều người thành một tâm hồn vốn trú ngụ tạm thời trong một cơ thể là ta.

Những thói quen và những sự đáp trả có điều kiện đã khiến cho chúng ta trở thành một sinh vật có một không hai, để chúng ta đáp trả lại cuộc sống những gì là có giá trị đối với chúng ta và với cả những ai đang gắng hiểu chúng ta. Những người bạn của chúng ta giống như là một dàn đồng ca, cung cấp cho chúng ta một nền tảng vững chắc cho sự thích ứng của chúng ta với môi trường mới.

Rất ít người trong chúng ta có một thời thơ ấu lý tưởng. Ta rất dễ bị sa lầy trong sự cố gắng tự tìm ra bản thân trong khi xung quanh toàn những rắc rối đã xảy ra trong quá khứ. Những rắc rối này giúp ta giải thích rất rõ lý do tại sao chúng ta không được hoàn thiện như mình mong muốn. Vấn đề của việc sống trong quá khứ đã tạo ra và nuôi dưỡng những sự thay đổi và do đó khiến chúng ta trở nên bi quan.

Chắc chắn là đúng rằng quá trình tự hiểu ra mình là ai phụ thuộc vào sự quan tâm chú ý đến tiểu sử của chúng ta. Đây là lý do tại sao bất cứ một tiến trình trị liệu về tâm lý hữu ích nào cũng bao gồm việc kể chuyện cuộc đời của bệnh nhân. Mức độ nằm giữa sự thờ ơ với quá khứ và sự đắm chìm trong nó chính là một nơi mà chúng ta có thể học được từ những gì đã xảy ra với mình, bao gồm cả những lỗi lầm không thể nào tránh khỏi và sự thâm nhập vào những hiểu biết này là các kế hoạch của chúng ta cho tương lai. Tiến trình này đòi hỏi việc tập tha thứ và từ bỏ cả sự thương thân trách phận mà chúng ta thường ru ngủ chính mình.

Người ta thường nhầm lẫn giữa sự lãng quên và sự che giấu quá khứ, sự tha thứ cũng vậy. Đây không phải là điều chúng ta làm cho người khác, nó chính là món quà cho chính chúng ta. Nó tồn tại với tư cách là liệu pháp hàn gắn những thương tổn trong tâm hồn của chúng ta, một sự kết hợp đẹp đẽ giữa tình yêu và sự công bằng.

Tất cả chúng ta đều bị những gánh nặng của ký ức về những thương tổn, sự bị chối từ hay sự không công bằng đè nặng. Đôi khi, chúng ta ôm chặt lấy sự đau lòng đó với một quyết tâm cay đắng khiến chúng ta bị ám ảnh bởi những người hay sự việc đã gây ra sự bất hạnh đó cho chúng ta.

Chúng ta sống trong một nền văn hoá trong đó cảm giác về những điều sai lầm lan toả khắp nơi. Nếu mỗi sự rủi ro đều có thể đổ tội cho một người nào khác, chúng ta đã tự chối bỏ nhiệm vụ khó khăn để kiểm tra xem hành vi của mình liệu có đóng góp vào điều đó hay không, hay ta nên chấp nhận thực tế rằng cuộc sống luôn luôn chứa những sự bất ổn. Trước hết, bằng cách đổ trách nhiệm cho bên ngoài, chúng ta đã xoá bỏ mất một nhận thức có khả năng hàn gắn vết thương lòng của chúng ta là điều xảy ra đối với mình không quan trọng bằng thái độ mà chúng ta thích ứng để đáp lại nó.

Vài năm trước đây, trong khi đang chờ đến lượt vào thang để chơi trượt tuyết, tôi bị một chiếc xe dọn tuyết không có người lái đâm vào. Vết thương của tôi mặc dù lúc đó có vẻ rất nghiêm trọng nhưng thật ra không để lại thương tật suốt đời. Tôi thấy từ tai nạn này một ví dụ về sự rủi ro không thể đoán trước thường xảy ra với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tôi không thể tự thuyết phục mình rằng nguyên nhân gây ra tai nạn đáng để cho tôi đâm đơn kiện điểm vui chơi đó. Những người phụ trách điểm vui chơi xin lỗi tôi và tặng tôi những chiếc vé lên thang chơi miễn phí và thế là xong. Tôi đã trải qua kinh nghiệm đó một cách vui vẻ và từ đó rất cẩn thận với tất cả những gì to lớn đang di chuyển!

Hãy nghĩ về những thứ lặt vặt, những sự khinh thường, và quan trọng nhất, những giấc mơ chưa thành hiện thực của chúng ta. Đó chính là một phần của cuộc sống hàng ngày. Hãy nghĩ về cái cách mà những mối quan hệ thân thiết là chủ đề cho sự phàn nàn và cạnh tranh của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta đã quá bận tâm với những vết thương thời quá khứ và bận rộn trong việc kiếm tìm những ai phải chịu trách nhiệm đến mức quên mất việc đặt ra câu hỏi là chúng ta phải làm gì để cải thiện cuộc sống của chúng ta hiện thời.

Đối với nhiều người, quá khứ như là một nguồn giải trí bất tận, nếu nó đau đớn thì người ta lại càng thường quay đi quay lại như một bộ phim tình cảm ưa thích. Đối với họ, quá khứ đó chứa đựng tất cả những lời giải thích, những sự khốn khổ và những tấn bi kịch đã khiến cho chúng ta trở thành con người như hôm nay. Đôi khi, người ta cũng có thể bé xé ra to với vai trò của trí tưởng tượng về những con người và sự việc hiện diện trong đó khiến cho nó chiếm hết cả sự quan tâm chú ý trong hiện tại của chúng ta. Và điều đó sẽ đi đến cái gì cơ chứ? Chúng ta không thể thay đổi những phần mà chúng ta ước mong cho nó khác đi sự thiếu công bằng hay nỗi đau thương. Vậy thì có lý gì mà cứ giữ mãi những kỷ niệm não nề và sự bất hạnh đó của chúng ta? Liệu chúng ta có quyền lựa chọn hay không?

Khi đề cập đến quá khứ, một điều không tránh khỏi là chúng ta phải có sự tha thứ, hãy cho qua. nhiệm vụ đơn giản nhất và cũng khó khăn nhất trong số những kỳ công của con người. Đây là một hành động đồng thời giữa sự tự nguyện và sự đầu hàng. Và người ta thường không thể làm được điều đó cho đến khi giây phút họ bắt tay vào làm điều đó.

Với tư cách là sự phản ánh mang tính thuyết phục, tôi thường yêu cầu mọi người có một trật tự cao độ về cảm xúc và sự trưởng thành về đạo đức. Đó chính là một cách giải phóng bản thân chúng ta khỏi cảm giác bị áp đặt và một lời tuyên ngôn đầy hy vọng về khả năng thay đổi của chúng ta. Nếu chúng ta tìm mọi cách thoả mãn sự ám ảnh và những lời giải thích giả tạo có gốc rễ từ trong quá khứ, chúng ta được tự do lựa chọn thái độ để đương đầu với cả hiện tại lẫn tương lai. Điều này liên quan tới một bài học về lương tâm và lòng quyết tâm thường là một giai thoại đối với những cảm xúc về sự vô dụng và lo lắng thường nằm sau hầu hết sự bất hạnh của chúng ta.

Khi chúng ta xem xét những sự mất mát không thể tránh khỏi mà chúng ta buộc phải hoà nhập vào cuộc đời mình, cách chúng ta cảm thấy thương hại và ý nghĩa mà chúng ta gán cho những trải nghiệm của mình quyết định việc chúng ta sẽ đối mặt với tương lai như thế nào. Sự thách thức là giữ nguyên được niềm hy vọng.

Nhiều người chọn một cơ sở tôn giáo cho niềm tin của họ. Ý tưởng rằng chúng ta sống dưới bàn tay dẫn dắt đầy tình thương của Đức Chúa Trời và được hứa hẹn một sự bất tử là một sự an ủi rất lớn lao. Nó trả lời cho nhiều người tin vào câu hỏi có tính chất vũ trụ và cũng là bài thơ ngắn nhất về sự tồn tại của con người là «Tại sao lại là Tôi?». Tôn giáo cũng cung cấp một cách để chúng ta giải quyết sự bất ổn và những sự ngẫu nhiên trong thực tế về sự mất mát nghiêm trọng bởi vì nó làm sáng tỏ mục đích đối với hầu hết những sự kiện của con người và chúng ta cảm thấy đỡ lo lắng và đỡ được một gánh nặng về sự hiểu biết qua sự nhận thức giản dị rằng cách của Chúa Trời là một hành động tử tế vừa bí hiểm lại vừa có tính quyết định tối hậu.

Những người như tôi, vốn không thể và không tự nguyện để từ bỏ những sự phê phán và châm biếm về những câu trả lời dễ dàng trước những câu hỏi lớn, bị mắc kẹt trong những nhiệm vụ khó khăn trong cuộc sống với sự bất ổn. Sự an ủi về những công thức tôn giáo không phải là dành cho chúng tôi. Thay cho việc chúng ta phải tranh đấu để thiết lập những cơ sở về ý nghĩa cơ bản nào đó cho cuộc sống của chúng ta mà không phụ thuộc vào một niềm tin trong một hệ thống đòi hỏi sự thờ phụng liên tục vào một vị thần thánh nào đã tạo ra chúng ta và giành cho chúng ta một loạt những lời chỉ dẫn. Nếu chúng ta tuân theo những lời chỉ dẫn đó, chúng ta sẽ đánh bại cái chết, cái được coi là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta.

Một vài hình thức tha thứ được coi là sự chấm dứt của lòng thương hại. Đứa con trai mới sáu tuổi của tôi đã chết vì bị phản ứng khi cháu phải cấy mô tuỷ xương. Chúng tôi làm như vậy mong cứu cháu khỏi bệnh máu trắng. Chính tôi là người cho cháu mô xương đó. Việc phải đương đầu với cái chết của cháu - không thể chấp nhận nổi, không thể nhốt mình lại và chắc chắn là không thể quên được -thật sự là một trải nghiệm về sự tha thứ đối với tôi: Tha thứ cho các bác sĩ đã giới thiệu phương pháp ấy cho chúng tôi và tha thứ cho chính mình vì tuỷ của tôi đã không cứu được cháu.

Khi tôi cầu nguyện cho cháu, đây là một hành động của sự tuyệt vọng được đẩy lên cao bởi niềm hy vọng rằng tôn giáo trong tuổi trẻ của tôi sẽ có thể cứu được những gì quí giá nhất đối với tôi. Khi cháu chết với tư cách là một nạn nhân của sự biến đổi tế bào rất hiếm gặp đã tàn phá cơ thể vốn hoàn hảo của cháu, tôi bị bỏ lại với sự thuyết phục rằng không có Chúa nào sẽ cho phép những điều như vậy xảy ra lại đáng giá với sự trầm tư của tôi thêm một khoảnh khắc nào nữa. Tôi ghen tỵ với những người có thể giữ nguyên lòng tin dù phải trải qua mất mát đến thế nào và thậm chí tưởng tượng một mục tiêu cho niềm tin đó nữa. Tôi thì không thể. Nhưng tôi vẫn hy vọng sự hoà hợp một lần nữa với linh hồn đứa con trai đã khuất của tôi, tôi thật là người bất khả tri đến thế nào?

Khi nói chuyện về quá khứ, như là một cách tháo gỡ những ám ảnh, tôi thường yêu cầu mọi người viết những văn bia riêng của họ. Bài tập này đã tóm tắt cuộc sống của họ trong một vài lời không tránh khỏi sản sinh ra sự bối rối và thường ngây ra những câu trả lời có vẻ hài hước và tự chối bỏ bản thân. Trong số chúng có: «Anh ta đọc rất nhiều tạp chí», «Cô ấy lên đường muộn rồi lại quay về»; «Tôi đã bảo anh là tôi ốm mà»; và «Tôi vui mừng vì mọi chuyện đã qua rồi». Tôi khuyến khích thêm những suy nghĩ về cuộc sống của những ai mà họ tự hào, vai trò của cha mẹ, vợ hay chồng, những người có thể tin được.

Tôi đã thực sự nghĩ rằng bài tập này nên được thể hiện trong những di chúc được viết ra thành văn bản. Khi mọi người tỏ ra coi thường cái chết, tại sao không đề nghị họ thêm vào một đoạn: «Và trên văn bia, tôi muốn được viết như sau…?». Mọi người đôi khi hỏi tôi rằng tôi sẽ chọn câu nào cho chính mình. Tôi bảo họ rằng tôi thích những lời sau đây của Raymond Carver:

«Và bạn đã nhận được những điều bạn muốn từ cuộc sống hay chưa?

Tôi đã đạt được.

Thế bạn đã muốn gì?

Tôi muốn mình là người được yêu thương,

Để cảm thấy chính mình đã được yêu thương trên Trái Đất này».


Hết