VietLang
06-01-2007, 10:37 PM
Chương 16 - Ta Là Ai?
Tôi còn giữ một bức thư của bà Edith Alberd ở Mount Airy, thư viết: "Hồi nhỏ, tôi rất dễ cảm xúc và nhút nhát. Vì tôi lớn con và cặp má phính lên tôi có vẻ mập. Má tôi hơi cổ, cho rừng dùng tân thời trang là điên. Luôn luôn má tôi bảo phải "ăn chắc mặc dầy". Và bắt tôi mặc quần áo dài, rộng... cho lâu rách. Không bao giờ tôi được dự nhữn đám hội hè, vui vẻ trẻ trung. Tại trường, tôi không giỡn với các bạn, cả trong giờ thể thao nữa. Tính cả thẹn của tôi thành bệnh. Tôi thấy tôi "khác" hắn các bạn bè và hoàn toàn khả ố.
"Lờn lên, tôi kết hôn với một người chồng cao niên. Nhưng tính tôi cũng không thay đổi. Bên chông tôi là một gia đình biết lẽ phải và tự tín. Tôi rán bắt chước mà không được. Nhà chồng tôi cố tập cho tôi lịch thiệp bao nhiêu, chỉ làm cho tôi e lệ bấy nhiêu. Tôi hoá ra nóng nảy, cáu kỉnh. Tôi trốn hết thảy bạn bè. Tôi rất sợ có khách đến chơi. Thực tai hại! Tôi biết vậy và sợ nhà tôi cũng biết vậy, nên khi lỡ ở đám đông tôi rán vui vẻ. Nhưng tôi lại quá lố, hoá mất cả tự nhiên. Tôi hiểu thế và tôi khốn khổ lắm. Chót hết tôi đau đớn đến nỗi không muốn kéo dài đời thêm nữa. Tôi bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Nhưng rồi chỉ một lời nói vô tình đã thay đổi cả đời tôi. Bà mẹ chồng tôi một hôm kể cho tôi nghe cách bà dạy dỗ con cái. "Dù sao cũng mặc, mẹ khỉ muốn cho chúng sống theo chúng thôi. Cứ tự nhiên, không bắt chước ai hết". tức thì toi nhận thấy rằng chuốc lấy khổ vào thân chỉ vì tự ép mình vào một cái khuôn không thích hợp.
Sáng hôm sau, thayd đổi hẳn. Tôi bắt đầu sống theo tôi. Tôi rán nhận xét kỹ về cá tính của tôi, rán nhận định xem tôi ra sao. Tôi nhận định những nét đặc biệt của tôi. Tôi hết sức xem xét các màu, các kiểu áo, để ăn bận sao cho hợp ý với mình. Rồi tôi giao du, với bạn bè, xin nhập một hội nhỏ. Tôi rất sợ hãi khi bị bạn bắt lên diễn đàn. Nhưng mỗi lần nói trước đám đông, tôi can đảm đlược thêm một chút. Phải lâu lắm... nhưng bây giờ tôi thấy sung sướng ngoài ước vọng của tôi. Tôi dạy dỗ con tôi, luôn luôn chỉ vẽ cho chúng kinh nghiệm mà tôi đã đắng cay học được: "Dù sao cũng mặc, các con cứ sống theo ý các con".
Bác sĩ James Gordon Gilkey đã nói: "Phải có nghị lực để sống theo mình là một vấn đề" cũ như lịch sử và phổ biển như đời người". Không đủ lực để sống theo mình "nguyên nhana sâu kín của các chứng bệnh thần kinh". Angelo Patri đã viết 13 cuốn sách và hàng ngàn bài báo về giáo dục nhi đồng. Ông nói:
"Không ai khổ sở bằng kẻ muốn đổi cá tính cảu mình để biết thành một người khác".
Cái thói muốn đổi thành người khác tai hại nhất ở Hollywood. Ông Sam Wood, một trong những nhà sản xuất phim hát bóng nổi danh tại Hollywood nói rằng ông đã nhức đầu nhất bởi các tài tử trẻ tuổi. Ông phải vô cùng cực nhọc để thuyết cho họ chịu đóng vai hợp với tài riêng của họ trong khi họ chỉ muốn trở thành những Lana Turner hạng nhì hay Clark Gable hạng ba. Ông không ngớt khuyên họ: "khán giả chán những lối đó rồi, họ muốn lỗi khác kia".
Trước khi ông cho ra những phim danh tiếng như "Good Bye, Mr Chips" và "For whom the bell tolls". ông làm lâu năm tại một hãng địa ốc để luyện tài buôn bán. Ông tuyên bố: "Bắt chước người khi không bao giờ đi xa được. Không nên làm con vẹt. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng nên bỏ rơi ngay những kẻ nào chỉ muốn bắt chước người".
Vừa đây, tôi hỏi Paul Boynton, giám đốc phòng nhân viên của hãng đầu Socony: "Những người tới xin việc có lỗi lầm nào nhất? Chắc chắn ông biết rõ điều ấy, vì ông đã tiếp hơn 60.000 người tới xin việc và đã viết cuốn sách nhan đề là: "Sáu cách dể xon việc làm". Ông trả lời tôi: Lỗi lầm lớn nhất cảu họ là thiếu tự tin. Đáng lẽ tự nhiên và hoàn toàn thành thật thì họ lại thường dọ dẫm ý tôi mà đáp câu tôi hỏi chứ không trả lời theo ý thọ. Như vậy hỏng lắm, vì có ai muốn dùng một người chỉ lặp lại lời những người khác như cái máy hát đâu. Không ai muốn xài giả hết".
Có một người con gái của chú tài xế đã phải trả giá rất đắt để được bài học ấy. Chị ta muôn nên một danh ca. Nhưng cái mặt của chị thực là một tai nạn cho người vác nó. Miệng chị rộng, răng chị vẩu. Lần đầu ca trước công chúng trong một hộp đêm tại New Jersey chị trề môi trên xuống để che răng. Chị làm điệu bộ thiệt "mầu mè". Và kết quả là chị làm trò cười cho thiên hạ và chịu thất bại mỉa mai.
Nhưng có một khán giả tại đó nhận thấy chị có tài. Ông ta nói trắng ngay: "Này cô, tôi đã thấy cô diễn và biết cô mắc cỡ vì bộ răng của cô". Chị kia lúng túng hổ thẹn, thì ông ta liền tiếp: "Có hại gì đâu? Răng vẩu nào phải là một tội? Đừng che nó! Cứ mở miệng ra khán giả sẽ thích, khi họ thấy cô không mắc cỡ nữa". Rồi ông ta lại ranh mãnh nói luôn: "Vả chăng, bộ răng mà cô cố tình che đậy đó, biết đâu nó chẳng làm cho cô nổi danh?" Chị Cass Deley nghe theo và không thèm nghĩ tới cái "mái hiên" của mình nữa. Từ hôm đó chị chỉ nghĩ đến thính giả. Chỉ mở miệng, thích chí, vui vẻ ca và rồi trở nên một ngôi sao chói lọi nhất trên màn ảnh và ở đài phát thanh. Hiện nay nhiều người đóng trò khác lại rán bắt chước chị.
Khi triết gia trứ danh William James nói ngừơi ta chỉ làm phát triển 10 phần trăm những tài năng tinh thần của mình, là ông muốn chỉ những người không tự biết rõ giá trị của mình. Ông viết: "Con người chúng ta bây giờ so với con người mà chúng ta có thể thành được, khác nhau xa, cũng như người mơ ngủ so với người thức tỉnh vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ khả năng về thể chất và tinh thần của ta thôi. Nói rộng ra, thì con người hoạt động trong một khu vực hẹp hòi quá, so với khả năng thênh thang của họ. Chúng ta có nhiều khả năng mà không bao giờ ta dùng tới".
Bạn và tôi, ta có những tài cán riêng, vậy đừng mất công buồn bực vì nỗi không được như người kia người nọ. Trên địa cầu này, mỗi người chúng ta là một nhân vật mới mẻ, vì từ hồi thiên lập địa tới giờ, chẳng hề có người thứ hai nào giống ta như đúc, mà từ nay tói khi tận thế cũng không sao có được một người thứ hai y như ta nữa.
Một khoa học mới là khoa di truyền học dạy rằng con ngừơi do 24 nhiễm thể (Chromosmes) của cha, 24 nhiễm thể của mẹ cấu tạo nên. Bốn mươi tám nhiễm sắc thể ấy định đoạt phần di truyền của ta. Amar Scheinfield nói trong mỗi nhiễm sắc thể chứ từ vài chục đến vài trăm "nhân" mà mỗi "nhân" có thể thay đổi cả đời sống của một người. Sự tạo nên ta thực "bí hiểm và kinh dị" thay!
Cha mẹ sinh ra ta với 300.000 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) tinh trùng, nhưng chỉ có một tinh trùng thành ta thôi. Nói một cách khac, nếu ta có lõi 300.000 tỉ anh em thì cũng không một người nào y như ta hết. Nói vậy có phải là nói mò không? Không. Đó là một sựt hật khoa học. Nếu bạn muốn hiểu rõ điều ấy xin bạn lại tiệm sách mua cuốn: "Bạn và sự di truyền" của Amran Scheinfield.
Tôi sở dĩ hăng hái, quả quyết, khuyên bạn nên sóng theo như bạn vậy, là vì tôi tin tưởng sâu xa và biết rõ điều tôi nói. Tôi biết là nhừ kinh nghiệm chua chát và đau đớn. Tôi kin kể: Lần đầu tiên từ giã miền đồng ruộng Misssouri tới Nữu Ước, toio làm trong Hàn Lâm kịch trường. Tôi mong thành một nghệ sĩ. Tôi cho rằng có trong đầu một ý mới và tài tình lắm, nó tất đưa tôi tới thành công mau chóng. Tôi tự nghĩ: "Một cái ý giản dị và chắc chắn như vậy, tại sao cả ngàn người háo danh chưa nghĩ tới. Thiệt lạ lùng! ý đó như vầy: Tôi sẽ nghiên cứu xem các kép hát nổi danh thời ấy, như Jonh Drew, Walter Hampden và Otis Skinner có những "ngón" gì. Rồi tôi bắt chước những ngón hay nhất của họ và sẽ luyện cho tài tôi thành một kết hợp rực rỡ của hết thảy những tài bà đó. Thiệt là điên! Thiệt là vô lý! Tôi đã phí bao năm học bắt chước kẻ khác mới nảy trong cái sọ đặc như mít của tôi ý này: Phải theo tài năng riêng của mình, không thể nào bắt chước ngừơi khác được.
Thí nghiệm tai hại đó đã cho tôi một bài học tới già đời chứ?. Không. Tôi vẫn không chừa, tôi xuẩn quá. Tôi phải học ôn lại một lần nữa. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu viết một cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ là cuốn hay nhất từ trước tới nay về sự diễn thuyết trước công chúng. Viết cuốn này tôi cũng điên như lần trước: tôi cũng vay ý tứ của hàng lố tác giả khác rồi thu thập vào trong một cuốn - một cuốn chứa đủ những cuốn khác. Muốn vậy, tôi đi lượm hàng chục cuốn dạy cách nói trước công chúng và bỏ mất một năm để chuyển những ý của họ sang bản thảo của tôi. Nhưng sau tôi nhận thấy rằng tôi khùng. Cái thứ cách "tả-pí-lù" đó, tổng hợp quá, khô khan quá, đọc ngán quá. Thành ra công toi một năm trọn, tôi phải xé bỏ sọt rác và viết lại.
Lần này tôi tự nhủ: "Mày phải là thằng cha Dale Carnegie với tất cả những lỗi lầm và kém cỏi của nó. Mày không thể là người nào khác được". Bỏ cái ý viết một cuốn tổ hợp những sách của người khác, tôi sắn tay áo làm một việc mà đáng lẽ tôi phải làm ngay từ đầu: dùng kinh nghiệm riêng mà viết; dùng những nhận xét riêng, nhưng tin tưởng chắc chắn của tôi khi diễn thuyết và khi nhận dạy ngừơi ta diễn thuyết. Tôi đã học và mong rằng tới chết cũng không quên - bào học của ông Walter Raleigh (Tôi không muốn chỉ ông Walter dã trải ái mình trên bùn để Hoàng Hậu bước lên cho khỏi lấm giầy đâu. Tôi muốn nói về ông Walter Raleigh, giáo sư mốn Anh quốc văn học sử năm 1904). Ông ta nói "Tôi khôn có tài để viết một cuốn sách khả sĩ so sánh với tác phẩm của Shakespeare, nhưng tôi có thể viết một cuốn theo tài năng riêng của tôi được".
Vậy thì ta phải hành động theo tài năng của ta, nhưng Irving Berlin đã khôn khéo khuyên George Gershwin. Berlin và Gershwin gặp nhau lần đầu, Berlin đã nổi danh mà Gershwin còn là một thanh niên mới tập đặt nhạc, làm việc vất vả để lãnh của nhà xuất bản Tin Pan Alley một số lương 35 mỹ kim một tuần. Berlin khi đó thầm yêu tài năng của Gershwin, cậy Gershwin làm nhạc ký cho mình với số lương gấp ba lương cũ. Nhưng Berlin lại chân thật khuyên rằng: "Đừng làm việc đó" Nếu nhận anh có thể thành một Berlin thứ hai đấy, song nếu anh nhất định theo tài năng riêng của anh thì danh tiếng anh sẽ vang lừng nhất trong nước".
Gershwin nghe lời. Ông luyện tập và dần dần trở nên một nhà đặt nhạc khúc đặc biệt nhất của Mỹ thời ấy.
Charrlie Chaplin, Will Rogers, Mary Mc. Bride, Gene Autry và cả triệu người khác đều phải học bài học tôi đương giảng trong chương này, phải học bằng kinh nghiệm và cũng đã phải trả giá rất đắt như tôi. Khi Charlie Chaplin mới đóng phim, viên giám đốc hãng phim muốn chàng bắt chl
ớc một vai hề người Đức nổi danhh. Và Chaplin không thành công cho tới khi ông đóng vau hề theo ý ông. Boh Hope cũng đã qua con đường ấy: bảy năm vừa ca hát,. mà ông thất bại mãi cho tới khi bắt đầu biết khôn theo tài hăng của mình. Will Rogers dàn cảnh trong một ca vũ đài đã lâu năm không pha trò lấy một tiếng, cho tới khi ông thấy ông chỉ có tài pha trò và rồi ông nổi danh vì vậy.
Khi Mary Margeret Mc Bride bước vào đời nghệ sĩ, cô làm đào hề và thất bạn. Nhưng khi chịu theo tài năng của cô - của một cố gái nhà quê, không đẹp gì, ở miền Missouri - thì cô thành một ngôi sao nổi danh nhất trên đài phát thanh ở Nữu Ước.
Khi Gene Autry cố bỏ giọng Texas, trang sức như các cậu con trai ở thành thị và khoe rằng mình sinh trưởng ở Nữu Ước thì chỉ làm cho thiên hạ chế nhạo chàng thôi. Nhưng khi chàng đờn cây banjo và ca những bài hát của bọn "cao bồi" ở Texas thì chàng vào một con đường mới đưa chàng tới sự nổi danh khắp toàn cầu, trên màn ảnh cũng như trên đài phát thanh.
Trên thế giới không có ai giống ta hết. Ta nên lấy thế làm mừng. Trởi cho ta tài năng nào thì tận dụng tài năng đó. Xét cho kỹ, nghệ thuật nào chỉ để tự mô tả hết. Ta chỉ có thể ca những vui, buồn của ta thôi. Ta chỉ có thể vẽ những cảnh vật mà ta thích thôi. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, di truyền đã tạo ra sao thì ta phải vậy. Dù tốt hay xấu, ta cũng phải trồng trọt trong khu vườn nhỏ của ta. Dù dở ta phải gảy cây đờn nhỏ của ta trong dàn nhạc của đời.
Emerson viết trong thiên tuỳ bút: "Tự tín" rằng: "Trong sự giáo dục của một người, có một thời gian người đó nhận thấy rằng ganh tị là ngu, bắt chước là tự tử, rằng phậm mình sao thì phải chịu vậy, rằng trong vũ trụ, mênh mông đầy thức ăn này, ngừi đó phải vất vả cày miếng đất trời đã cho mình thì mình mới có được hột lúa ăn. Năng lực ở trong người ta là một năng lực mởi mẻ và riêng biệt, không ai có hết, và ngoài ta ra, không ai biết ta có thể làm được cái gì, mà chính ta, ta cũng không biết nữa, nếu ta không chịu làm thử".
Emerson nói vậy. Còn Douglas Malioch, một thi nhana thì nói như vầy:
Chẳng làm thông vút trên đồixx Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thungxx Thông kia đẹp nhất trong vùngxx Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh
Làm cây chẳng được, cũng đành,xx Tôi làn ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.xx Thân không hoá kiếp cá vàng,xx Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.xx Có tướng mà cũng có quânxx Ai lo việc nâý, dưới trần cùng vinh
Có việc trọng, có việc kinhxx Miễn tròn bổn phận, trong khinh sá gì?
Rộng, hẹp cũng thể đường đixx Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?xx Việc gì tận mỹ là nên.xx Thành công chẳng kể sang hèn, thấp cao.
Tôi còn giữ một bức thư của bà Edith Alberd ở Mount Airy, thư viết: "Hồi nhỏ, tôi rất dễ cảm xúc và nhút nhát. Vì tôi lớn con và cặp má phính lên tôi có vẻ mập. Má tôi hơi cổ, cho rừng dùng tân thời trang là điên. Luôn luôn má tôi bảo phải "ăn chắc mặc dầy". Và bắt tôi mặc quần áo dài, rộng... cho lâu rách. Không bao giờ tôi được dự nhữn đám hội hè, vui vẻ trẻ trung. Tại trường, tôi không giỡn với các bạn, cả trong giờ thể thao nữa. Tính cả thẹn của tôi thành bệnh. Tôi thấy tôi "khác" hắn các bạn bè và hoàn toàn khả ố.
"Lờn lên, tôi kết hôn với một người chồng cao niên. Nhưng tính tôi cũng không thay đổi. Bên chông tôi là một gia đình biết lẽ phải và tự tín. Tôi rán bắt chước mà không được. Nhà chồng tôi cố tập cho tôi lịch thiệp bao nhiêu, chỉ làm cho tôi e lệ bấy nhiêu. Tôi hoá ra nóng nảy, cáu kỉnh. Tôi trốn hết thảy bạn bè. Tôi rất sợ có khách đến chơi. Thực tai hại! Tôi biết vậy và sợ nhà tôi cũng biết vậy, nên khi lỡ ở đám đông tôi rán vui vẻ. Nhưng tôi lại quá lố, hoá mất cả tự nhiên. Tôi hiểu thế và tôi khốn khổ lắm. Chót hết tôi đau đớn đến nỗi không muốn kéo dài đời thêm nữa. Tôi bắt đầu nghĩ tới tự tử.
Nhưng rồi chỉ một lời nói vô tình đã thay đổi cả đời tôi. Bà mẹ chồng tôi một hôm kể cho tôi nghe cách bà dạy dỗ con cái. "Dù sao cũng mặc, mẹ khỉ muốn cho chúng sống theo chúng thôi. Cứ tự nhiên, không bắt chước ai hết". tức thì toi nhận thấy rằng chuốc lấy khổ vào thân chỉ vì tự ép mình vào một cái khuôn không thích hợp.
Sáng hôm sau, thayd đổi hẳn. Tôi bắt đầu sống theo tôi. Tôi rán nhận xét kỹ về cá tính của tôi, rán nhận định xem tôi ra sao. Tôi nhận định những nét đặc biệt của tôi. Tôi hết sức xem xét các màu, các kiểu áo, để ăn bận sao cho hợp ý với mình. Rồi tôi giao du, với bạn bè, xin nhập một hội nhỏ. Tôi rất sợ hãi khi bị bạn bắt lên diễn đàn. Nhưng mỗi lần nói trước đám đông, tôi can đảm đlược thêm một chút. Phải lâu lắm... nhưng bây giờ tôi thấy sung sướng ngoài ước vọng của tôi. Tôi dạy dỗ con tôi, luôn luôn chỉ vẽ cho chúng kinh nghiệm mà tôi đã đắng cay học được: "Dù sao cũng mặc, các con cứ sống theo ý các con".
Bác sĩ James Gordon Gilkey đã nói: "Phải có nghị lực để sống theo mình là một vấn đề" cũ như lịch sử và phổ biển như đời người". Không đủ lực để sống theo mình "nguyên nhana sâu kín của các chứng bệnh thần kinh". Angelo Patri đã viết 13 cuốn sách và hàng ngàn bài báo về giáo dục nhi đồng. Ông nói:
"Không ai khổ sở bằng kẻ muốn đổi cá tính cảu mình để biết thành một người khác".
Cái thói muốn đổi thành người khác tai hại nhất ở Hollywood. Ông Sam Wood, một trong những nhà sản xuất phim hát bóng nổi danh tại Hollywood nói rằng ông đã nhức đầu nhất bởi các tài tử trẻ tuổi. Ông phải vô cùng cực nhọc để thuyết cho họ chịu đóng vai hợp với tài riêng của họ trong khi họ chỉ muốn trở thành những Lana Turner hạng nhì hay Clark Gable hạng ba. Ông không ngớt khuyên họ: "khán giả chán những lối đó rồi, họ muốn lỗi khác kia".
Trước khi ông cho ra những phim danh tiếng như "Good Bye, Mr Chips" và "For whom the bell tolls". ông làm lâu năm tại một hãng địa ốc để luyện tài buôn bán. Ông tuyên bố: "Bắt chước người khi không bao giờ đi xa được. Không nên làm con vẹt. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng nên bỏ rơi ngay những kẻ nào chỉ muốn bắt chước người".
Vừa đây, tôi hỏi Paul Boynton, giám đốc phòng nhân viên của hãng đầu Socony: "Những người tới xin việc có lỗi lầm nào nhất? Chắc chắn ông biết rõ điều ấy, vì ông đã tiếp hơn 60.000 người tới xin việc và đã viết cuốn sách nhan đề là: "Sáu cách dể xon việc làm". Ông trả lời tôi: Lỗi lầm lớn nhất cảu họ là thiếu tự tin. Đáng lẽ tự nhiên và hoàn toàn thành thật thì họ lại thường dọ dẫm ý tôi mà đáp câu tôi hỏi chứ không trả lời theo ý thọ. Như vậy hỏng lắm, vì có ai muốn dùng một người chỉ lặp lại lời những người khác như cái máy hát đâu. Không ai muốn xài giả hết".
Có một người con gái của chú tài xế đã phải trả giá rất đắt để được bài học ấy. Chị ta muôn nên một danh ca. Nhưng cái mặt của chị thực là một tai nạn cho người vác nó. Miệng chị rộng, răng chị vẩu. Lần đầu ca trước công chúng trong một hộp đêm tại New Jersey chị trề môi trên xuống để che răng. Chị làm điệu bộ thiệt "mầu mè". Và kết quả là chị làm trò cười cho thiên hạ và chịu thất bại mỉa mai.
Nhưng có một khán giả tại đó nhận thấy chị có tài. Ông ta nói trắng ngay: "Này cô, tôi đã thấy cô diễn và biết cô mắc cỡ vì bộ răng của cô". Chị kia lúng túng hổ thẹn, thì ông ta liền tiếp: "Có hại gì đâu? Răng vẩu nào phải là một tội? Đừng che nó! Cứ mở miệng ra khán giả sẽ thích, khi họ thấy cô không mắc cỡ nữa". Rồi ông ta lại ranh mãnh nói luôn: "Vả chăng, bộ răng mà cô cố tình che đậy đó, biết đâu nó chẳng làm cho cô nổi danh?" Chị Cass Deley nghe theo và không thèm nghĩ tới cái "mái hiên" của mình nữa. Từ hôm đó chị chỉ nghĩ đến thính giả. Chỉ mở miệng, thích chí, vui vẻ ca và rồi trở nên một ngôi sao chói lọi nhất trên màn ảnh và ở đài phát thanh. Hiện nay nhiều người đóng trò khác lại rán bắt chước chị.
Khi triết gia trứ danh William James nói ngừơi ta chỉ làm phát triển 10 phần trăm những tài năng tinh thần của mình, là ông muốn chỉ những người không tự biết rõ giá trị của mình. Ông viết: "Con người chúng ta bây giờ so với con người mà chúng ta có thể thành được, khác nhau xa, cũng như người mơ ngủ so với người thức tỉnh vậy. Chúng ta chỉ dùng một phần nhỏ khả năng về thể chất và tinh thần của ta thôi. Nói rộng ra, thì con người hoạt động trong một khu vực hẹp hòi quá, so với khả năng thênh thang của họ. Chúng ta có nhiều khả năng mà không bao giờ ta dùng tới".
Bạn và tôi, ta có những tài cán riêng, vậy đừng mất công buồn bực vì nỗi không được như người kia người nọ. Trên địa cầu này, mỗi người chúng ta là một nhân vật mới mẻ, vì từ hồi thiên lập địa tới giờ, chẳng hề có người thứ hai nào giống ta như đúc, mà từ nay tói khi tận thế cũng không sao có được một người thứ hai y như ta nữa.
Một khoa học mới là khoa di truyền học dạy rằng con ngừơi do 24 nhiễm thể (Chromosmes) của cha, 24 nhiễm thể của mẹ cấu tạo nên. Bốn mươi tám nhiễm sắc thể ấy định đoạt phần di truyền của ta. Amar Scheinfield nói trong mỗi nhiễm sắc thể chứ từ vài chục đến vài trăm "nhân" mà mỗi "nhân" có thể thay đổi cả đời sống của một người. Sự tạo nên ta thực "bí hiểm và kinh dị" thay!
Cha mẹ sinh ra ta với 300.000 tỉ (mỗi tỉ là 1.000 triệu) tinh trùng, nhưng chỉ có một tinh trùng thành ta thôi. Nói một cách khac, nếu ta có lõi 300.000 tỉ anh em thì cũng không một người nào y như ta hết. Nói vậy có phải là nói mò không? Không. Đó là một sựt hật khoa học. Nếu bạn muốn hiểu rõ điều ấy xin bạn lại tiệm sách mua cuốn: "Bạn và sự di truyền" của Amran Scheinfield.
Tôi sở dĩ hăng hái, quả quyết, khuyên bạn nên sóng theo như bạn vậy, là vì tôi tin tưởng sâu xa và biết rõ điều tôi nói. Tôi biết là nhừ kinh nghiệm chua chát và đau đớn. Tôi kin kể: Lần đầu tiên từ giã miền đồng ruộng Misssouri tới Nữu Ước, toio làm trong Hàn Lâm kịch trường. Tôi mong thành một nghệ sĩ. Tôi cho rằng có trong đầu một ý mới và tài tình lắm, nó tất đưa tôi tới thành công mau chóng. Tôi tự nghĩ: "Một cái ý giản dị và chắc chắn như vậy, tại sao cả ngàn người háo danh chưa nghĩ tới. Thiệt lạ lùng! ý đó như vầy: Tôi sẽ nghiên cứu xem các kép hát nổi danh thời ấy, như Jonh Drew, Walter Hampden và Otis Skinner có những "ngón" gì. Rồi tôi bắt chước những ngón hay nhất của họ và sẽ luyện cho tài tôi thành một kết hợp rực rỡ của hết thảy những tài bà đó. Thiệt là điên! Thiệt là vô lý! Tôi đã phí bao năm học bắt chước kẻ khác mới nảy trong cái sọ đặc như mít của tôi ý này: Phải theo tài năng riêng của mình, không thể nào bắt chước ngừơi khác được.
Thí nghiệm tai hại đó đã cho tôi một bài học tới già đời chứ?. Không. Tôi vẫn không chừa, tôi xuẩn quá. Tôi phải học ôn lại một lần nữa. Nhiều năm sau, tôi bắt đầu viết một cuốn sách mà tôi hy vọng sẽ là cuốn hay nhất từ trước tới nay về sự diễn thuyết trước công chúng. Viết cuốn này tôi cũng điên như lần trước: tôi cũng vay ý tứ của hàng lố tác giả khác rồi thu thập vào trong một cuốn - một cuốn chứa đủ những cuốn khác. Muốn vậy, tôi đi lượm hàng chục cuốn dạy cách nói trước công chúng và bỏ mất một năm để chuyển những ý của họ sang bản thảo của tôi. Nhưng sau tôi nhận thấy rằng tôi khùng. Cái thứ cách "tả-pí-lù" đó, tổng hợp quá, khô khan quá, đọc ngán quá. Thành ra công toi một năm trọn, tôi phải xé bỏ sọt rác và viết lại.
Lần này tôi tự nhủ: "Mày phải là thằng cha Dale Carnegie với tất cả những lỗi lầm và kém cỏi của nó. Mày không thể là người nào khác được". Bỏ cái ý viết một cuốn tổ hợp những sách của người khác, tôi sắn tay áo làm một việc mà đáng lẽ tôi phải làm ngay từ đầu: dùng kinh nghiệm riêng mà viết; dùng những nhận xét riêng, nhưng tin tưởng chắc chắn của tôi khi diễn thuyết và khi nhận dạy ngừơi ta diễn thuyết. Tôi đã học và mong rằng tới chết cũng không quên - bào học của ông Walter Raleigh (Tôi không muốn chỉ ông Walter dã trải ái mình trên bùn để Hoàng Hậu bước lên cho khỏi lấm giầy đâu. Tôi muốn nói về ông Walter Raleigh, giáo sư mốn Anh quốc văn học sử năm 1904). Ông ta nói "Tôi khôn có tài để viết một cuốn sách khả sĩ so sánh với tác phẩm của Shakespeare, nhưng tôi có thể viết một cuốn theo tài năng riêng của tôi được".
Vậy thì ta phải hành động theo tài năng của ta, nhưng Irving Berlin đã khôn khéo khuyên George Gershwin. Berlin và Gershwin gặp nhau lần đầu, Berlin đã nổi danh mà Gershwin còn là một thanh niên mới tập đặt nhạc, làm việc vất vả để lãnh của nhà xuất bản Tin Pan Alley một số lương 35 mỹ kim một tuần. Berlin khi đó thầm yêu tài năng của Gershwin, cậy Gershwin làm nhạc ký cho mình với số lương gấp ba lương cũ. Nhưng Berlin lại chân thật khuyên rằng: "Đừng làm việc đó" Nếu nhận anh có thể thành một Berlin thứ hai đấy, song nếu anh nhất định theo tài năng riêng của anh thì danh tiếng anh sẽ vang lừng nhất trong nước".
Gershwin nghe lời. Ông luyện tập và dần dần trở nên một nhà đặt nhạc khúc đặc biệt nhất của Mỹ thời ấy.
Charrlie Chaplin, Will Rogers, Mary Mc. Bride, Gene Autry và cả triệu người khác đều phải học bài học tôi đương giảng trong chương này, phải học bằng kinh nghiệm và cũng đã phải trả giá rất đắt như tôi. Khi Charlie Chaplin mới đóng phim, viên giám đốc hãng phim muốn chàng bắt chl
ớc một vai hề người Đức nổi danhh. Và Chaplin không thành công cho tới khi ông đóng vau hề theo ý ông. Boh Hope cũng đã qua con đường ấy: bảy năm vừa ca hát,. mà ông thất bại mãi cho tới khi bắt đầu biết khôn theo tài hăng của mình. Will Rogers dàn cảnh trong một ca vũ đài đã lâu năm không pha trò lấy một tiếng, cho tới khi ông thấy ông chỉ có tài pha trò và rồi ông nổi danh vì vậy.
Khi Mary Margeret Mc Bride bước vào đời nghệ sĩ, cô làm đào hề và thất bạn. Nhưng khi chịu theo tài năng của cô - của một cố gái nhà quê, không đẹp gì, ở miền Missouri - thì cô thành một ngôi sao nổi danh nhất trên đài phát thanh ở Nữu Ước.
Khi Gene Autry cố bỏ giọng Texas, trang sức như các cậu con trai ở thành thị và khoe rằng mình sinh trưởng ở Nữu Ước thì chỉ làm cho thiên hạ chế nhạo chàng thôi. Nhưng khi chàng đờn cây banjo và ca những bài hát của bọn "cao bồi" ở Texas thì chàng vào một con đường mới đưa chàng tới sự nổi danh khắp toàn cầu, trên màn ảnh cũng như trên đài phát thanh.
Trên thế giới không có ai giống ta hết. Ta nên lấy thế làm mừng. Trởi cho ta tài năng nào thì tận dụng tài năng đó. Xét cho kỹ, nghệ thuật nào chỉ để tự mô tả hết. Ta chỉ có thể ca những vui, buồn của ta thôi. Ta chỉ có thể vẽ những cảnh vật mà ta thích thôi. Kinh nghiệm, hoàn cảnh, di truyền đã tạo ra sao thì ta phải vậy. Dù tốt hay xấu, ta cũng phải trồng trọt trong khu vườn nhỏ của ta. Dù dở ta phải gảy cây đờn nhỏ của ta trong dàn nhạc của đời.
Emerson viết trong thiên tuỳ bút: "Tự tín" rằng: "Trong sự giáo dục của một người, có một thời gian người đó nhận thấy rằng ganh tị là ngu, bắt chước là tự tử, rằng phậm mình sao thì phải chịu vậy, rằng trong vũ trụ, mênh mông đầy thức ăn này, ngừi đó phải vất vả cày miếng đất trời đã cho mình thì mình mới có được hột lúa ăn. Năng lực ở trong người ta là một năng lực mởi mẻ và riêng biệt, không ai có hết, và ngoài ta ra, không ai biết ta có thể làm được cái gì, mà chính ta, ta cũng không biết nữa, nếu ta không chịu làm thử".
Emerson nói vậy. Còn Douglas Malioch, một thi nhana thì nói như vầy:
Chẳng làm thông vút trên đồixx Thì làm cây nhỏ bên ngòi, dưới thungxx Thông kia đẹp nhất trong vùngxx Tôi tuy bé nhỏ sánh cùng thông xanh
Làm cây chẳng được, cũng đành,xx Tôi làn ngọn cỏ xanh xanh bên đàng.xx Thân không hoá kiếp cá vàng,xx Thì làm tôm tép thung thăng trong đầm.xx Có tướng mà cũng có quânxx Ai lo việc nâý, dưới trần cùng vinh
Có việc trọng, có việc kinhxx Miễn tròn bổn phận, trong khinh sá gì?
Rộng, hẹp cũng thể đường đixx Mặt trời, sao nhỏ, khác chi, bạn hiền?xx Việc gì tận mỹ là nên.xx Thành công chẳng kể sang hèn, thấp cao.