nguoibanthan_ph
06-01-2007, 10:35 PM
Chương 8
Chuyện bê bối của tôi và An được đưa ra công khai trước lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần. Như thường lệ, cô Nga không điều hành cuộc sinh hoạt. Mọi việc do ban cán sự lớp chủ trì.
Cái bàn trên cùng của tổ một được kéo ra giữa lớp, ngồi trên đó, mặt quay xuống dưới là thằng Vương, lớp trưởng, nhỏ Tuyết Vân, lớp phó học tập và nhỏ Thúy Ái, lớp phó trật tự.
Mở đầu buổi sinh hoạt, Vương báo cáo tình hình thi đua của lớp về các mặt học tập, trật tự, lao động... căn cứ vào điểm số do các tổ báo lên vào cuối tuần trước. Sau đó, các tổ trưởng lần lượt đứng lên nhận xét về các mặt mạnh yếu của tổ mình và đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót. Cuối cùng, cô Nga, giáo viên chủ nhiệm, nêu lên một số gợi ý có tính cách hướng dẫn.
Phần thứ hai, ban cán sự lớp phổ biến những việc cần làm trong tuần tới, dựa vào bảng công tác tuần treo ở văn phòng ban giám hiệu. Chẳng hạn về học tập, tuần tới các lớp phải đăng ký tiết tốt ba buổi, phải đảm bảo ôn bài đầu giờ một trăm phần trăm số học sinh có mặt. Về trật tự kỷ luật, nhắc nhở học sinh không được đánh đáo ăn tiền, không chạy xe trong sân trường, khi có tiết trống, không được lai vãng các lớp khác... Và, bao giờ cũng vậy, phần cuối của chương trình sinh hoạt kiểm điểm những vấn đề nổi cộm trong tuần. Hôm nay, đó là "vụ án" tôi và An.
Tuyết Vân lên tiếng trước:
- Trước đây, cô Nga đã phân công bạn Nghi kèm cặp, giúp đỡ cho bạn An trong học tập. Nhưng trong thời gian qua, bạn Nghi đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hai bạn thường xuyên bỏ học, rủ nhau đi chơi. Đã vậy, đến lớp bạn Nghi còn cố tình cho bạn An cóp-pi để đánh lừa mọi người. Theo tôi, đó là một hành động cần phê phán.
Tiếp theo là cái giọng éo éo của thằng Nhuận:
- Sự thiếu trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn của Nghi đã được đưa ra phân đội đóng góp một lần rồi nhưng rõ ràng bạn Nghi không hề sữa chữa.
Tới phiên thằng Vương "kết án" tôi:
- Nếu sự gian lận không bị phát hiện trong giờ toán vừa rồi thì chẳng hiểu bạn Nghi sẽ "qua mặt" chúng ta đến bao giờ!
Tôi ngồi nghe, cứng họng không nói được một câu. Thằng An ngồi cạnh tôi cũng im thin thít. Nhưng "hình phạt" chưa phải đã hết. Sau đó, đến lượt một số đứa trong lớp có ý kiến. Chẳng có ý kiến nào bênh vực cho hai đứa tôi.
Thằng Quyền tức tối từ lâu, nó nói oang oang:
- Như vậy là bạn Nghi hại bạn. Bạn An từ đó đến nay chẳng tiến bộ được một chút xíu nào.
Đứa nào nói tôi còn nhịn được chứ còn thằng Quyền "phang" tôi, tôi không thể ngồi im.
- Tôi không đồng ý! - Tôi đứng phắt dậy, sửng cồ - Đâu phải chỉ một mình bạn An không tiến bộ! Trong lớp thiếu gì bạn học yếu mà đến giờ này cũng đâu nhúc nhích được chút nào! Tại sao không kiểm điểm các cặp kia?
Thấy tôi nổi nóng, vả lại những điều tôi nói không phải không có lý, Quyền im re. Ban cán sự lớp cũng lộ vẻ lúng túng. Nhỏ Tuyết Vân chớp mắt nhìn cô Nga.
- Nghi nói vậy không được! - Cô Nga hắng giọng, can thiệp - Các đôi bạn khác có thể học chung với nhau chưa có kết quả. Nhưng đó là do phương pháp học tập chưa tốt. Còn trường hợp Nghi và An, vấn đề là thiếu tinh thần trách nhiệm. Chưa nói đến kết quả học tập, chỉ riêng chuyện Nghi và An thường bỏ học đi chơi, rồi chuyện Nghi cho bạn cóp-pi, đủ đáng bị phê phán rồi.
Cô Nga nói chậm rãi, rành mạch và những điều cô nói tôi không chối vào đâu được. Mỗi lời nói của cô như những cây đinh đóng chặt tôi vào ghế. Đúng lúc đó thằng An đột nhiên đứng dậy:
- Thưa cô! Từ trước đến nay, chỉ có em rủ rê bạn Nghi bỏ học chứ bạn Nghi chưa khi nào có ý đó ạ!
Hóa ra, An muốn "giải vây" cho tôi. Điều đó khiến tôi xúc động, suýt chút nữa tôi đã nấc lên. Nhưng cô Nga dường như chẳng xúc động tí nào. Cô nói:
- Về phần em, cả lớp sẽ góp ý sau. Còn về phần Nghi, dù không chủ động nhưng đã nghe theo sự rủ rê của em để đưa đến những hậu quả hôm nay thì rất đáng bị kiểm điểm, không oan chút nào đâu!
- Thấy sự nhận lỗi thật thà của mình không xoay chuyển gì được tình thế, An không còn đầu óc nào nghĩ đến chuyện pha trò như mọi bữa.
Kết thúc phiên tòa, cô Nga "tuyên án":
- Kể từ ngày hôm nay, lớp sẽ phân công bạn khác giúp đỡ An thay cho Nghi!
Quyết định của cô Nga khiến tôi rụng rời cả tay chân. Nếu hồi đầu năm, tôi chờ đợi điều đó bao nhiêu thì bây giờ tôi lại sợ nó xảy ra bấy nhiêu. Bởi vì dù sao, trong thời gian qua hai đứa tôi đã gắn bó nhau với biết bao nhiêu "kỷ niệm", đã trở thành một đôi bạn thân từ lúc nào không hay. Vả lại, ngoài chuyện xúi tôi bỏ học, An là một người bạn tốt đối với tôi. Nó lại có những đức tính quí báu như dũng cảm, hài hước, không sợ ma... Bên cạnh một người bạn như nó, tôi cảm thấy thoải mái và an tâm vô cùng. Do đó, bây giờ "giao" nó lại cho một người khác, tôi cảm thấy một sự mất mát tình cảm không thể nào bù đắp được. Nói tóm lại, tôi biết rằng tôi sẽ rất đau khổ nếu không được "cùng tiến" với nó.
Dường như An cũng có những ray rứt tương tự nên khi nghe cô Nga nói vậy, nó vội đứng lên:
- Thưa cô, em xin cô đừng bắt em phải xa bạn Nghi ạ! Em hứa với cô từ nay về sau em sẽ không rủ bạn Nghi bỏ học nữa, em sẽ cố gắng học tập đàng hoàng ạ!
Lần đầu tiên, tôi nghe giọng An đượm vẻ buồn buồn. Điều đó khiến tôi đâm ra mủi lòng và tự nhiên nghe cay cay nơi mắt. Trước tình cảnh "buồn thảm" đó, cả lớp cũng ngồi im, không ai nói một câu.
Cô Nga mỉm cười nhìn tôi:
- Còn Nghi? Em thấy thế nào?
Nghe cô nói vậy, tôi có cảm giác mọi chuyện sẽ sáng sủa. Không ngần ngại, tôi đứng bật dậy:
- Em cũng vậy ạ! Em hứa sẽ giúp đỡ bạn An tận tình. Chúng em sẽ không bỏ học đi chơi nữa đâu ạ! Nếu có đi chơi....
Cô Nga ngạc nhiên:
- Em nói sao?
Tôi ấp úng:
- Dạ, nếu có đi chơi thì phải học xong bài vở mới đi ạ!
Thằng Vương vốn nghiêm nghị xưa nay, nghe tôi nói bỗng dưng nó phì cười khiến cả lớp cười theo. Tôi đâu phải đứa ưa pha trò như thằng An mà không hiểu sao lúc đó tôi lại nói một câu vô duyên vậy không biết!
Trong một thoáng, không khí lớp học trở lại như cũ. Đúng lúc đó, tiếng trống đổi tiết vang lên "tùng, tùng, tùng."
Trưa đó, trên đường về, tôi nói với An:
- Lần này phải học đàng hoàng nghe mày?
Nó ậm ừ trong miệng.
Tôi nhìn nó dò xét:
- Đã hứa thì phải giữ lời!
- Giữ thì giữ!
Tôi gắt:
- Thôi đi! Đừng có giễu!
An khoát tay qua vai tôi:
- Tao nói thật đó! Tao không muốn cô Nga tách hai đứa mình ra!
Những lời nó nói gợi tôi nhớ đến thái độ đầy cảm động của nó trong lớp lúc ban sáng. Tôi khịt mũi:
- Thì tao cũng vậy! Nhưng cái chính còn vì sự lợi ích của việc học...
Tôi chưa nói hết câu, thằng An đã cắt ngang:
- Tao chẳng thấy ích lợi quái gì hết!
Nghe cái giọng ngang phè của nó, tôi biết đầu óc nó vẫn chưa có chuyển biến gì hết. Nó vẫn còn sùng bái lối sống không-học-hành-mà-vẫn-giàu-sang của anh Dự nó. Nhưng tôi chẳng hơi sức đâu, và cũng chẳng đủ lý lẽ, để cãi nhau với An. Miễn nó chịu học là được rồi, dẫu là học chỉ để bảo vệ tình bạn thắm thiết giữa tôi và nó.
Buổi học đầu tiên sau khi bị kiểm điểm ra thật nghiêm túc.
Thằng An ngồi khoanh tay trên bàn, cuốn tập nháp giở ra trước mặt đầy vẻ sẵn sàng. Nó không còn giở giọng "Rạp Cây Gõ có phim hay lắm" hoặc đòi nghỉ giải lao để chơi trò câu đố nữa.
Thấy nó mẫu mực quá, tôi cũng hào hứng lây. Giở thời khóa biểu ra coi, thấy ngày mai có tiết ngữ pháp, tôi kêu nó đem tập ngữ pháp ra để tôi kiểm tra.
Mặc dù biết An mất căn bản trầm trọng, tôi vẫn luôn bị bất ngờ và nhanh chóng chán nản trước sự "dốt đặc cán mai" của nó. Hỏi nó vài ba câu, sự hào hứng ban đầu của tôi lập tức biến mất.
Khi ôn tập về các từ loại đã học, An lẫn lộn lung tung, nó không thể nào hiểu được tại sao "xanh" là tính từ mà "màu xanh" lại là danh từ. Tôi giảng giải rát cả cổ, nó cứ đực mặt ra:
- Tao thấy hai từ đó cũng giống hệt nhau chứ có khác gì đâu?
- Sao lại không khác! Ví dụ người ta có thể nói màu xanh trải dài trên cánh đồng nhưng không thể nói xanh trải dài trên cánh dài trên cánh đồng, nghe nó chướng tai lắm!
An gật gù:
- Ừ, tao cũng nghe nó kỳ kỳ làm sao!
Mặt tôi tươi lên:
- Đó, vậy là mày hiểu rồi đó!
Nó lắc đầu:
- Tao có hiểu gì đâu!
Tôi nổi sùng:
- Mày không hiểu cái gì?
Nó nuốt nước bọt:
- Tại sao màu xanh là danh từ?
- Thì nó là danh từ chứ sao!
- Nhưng mà tại sao?
Tôi nghĩ ngợi một thoáng rồi đáp:
- Bởi vì nó có thể làm chủ ngữ trong câu.
Nói xong, tôi hiểu lời giải thích của mình chẳng ăn thua gì. Sự khác nhau giữa các loại từ, thằng An còn phân biệt không xong, nói gì đến các thứ rắc rối như chủ ngữ, vị ngữ.
Không thèm nhắc đến "xanh" với "màu xanh" nữa, tôi hỏi tiếp:
- Thế mày phân biệt được tính từ với động từ chưa?
- Rồi.
- Thiệt không?
- Thiệt chớ!
An khẳng định hùng hồn nhưng thật bụng tôi không tin lắm. Tôi dò bài:
- Động từ là gì?
Nó đáp ngay:
- Động từ là những từ chỉ hoạt động và trạng thái.
Tôi gật đầu:
- Còn tính từ?
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, tình trạng.
Tôi ngạc nhiên:
- Mày học hồi nào vậy?
Nó nhe răng cười:
- Hồi nãy.
- Hồi nào?
- Thì mới đây! Lúc lật tập ra, tao liếc sơ sơ!
Tôi thở dài não ruột.
Thằng An nhìn tôi lom lom:
- Mày còn hỏi gì nữa không?
Hỏi cái giọng đó, dám nó tính chuồn đi chơi! Nghĩ vậy, tôi quắc mắt:
- Nữa!
- Thì hỏi đi!
Tôi "hừm" trong miệng:
- Cao là từ gì?
- Tính từ.
- Đúng rồi! Ăn là từ gì?
- Động từ.
- Giỏi!
- Tính từ.
Giỏi là tôi khen nó giỏi. Nó tưởng tôi hỏi nên nó trả lời giỏi là tính từ. Tôi cười thầm trong bụng nhưng không nói. Dù sao thì nó cũng đáp đúng.
- Học tập?
- Động từ.
- Dễ thương?
- Tính từ.
- Nhớ nhung?
- Tính từ.
Tôi nhún vai:
- Sai rồi! Nghĩ ngợi?
An phân vân:
- Hình như là... động từ!
- Không có hình như gì hết! Nghĩ ngợi là từ gì?
Thấy tôi làm gắt, tự nhiên nó đổi "tông:"
- Tính từ.
Tôi chép miệng:
- Trật rồi ông ơi! Nhớ nhung và nghĩ ngợi đều là động từ hết ráo!
An bứt tóc:
- Làm sao tao biết nó là động từ! Nó có sự chuyển động nào đâu!
Hóa ra An chỉ có thể biết là động từ với những từ nào chỉ sự chuyển động cụ thể như ăn, uống, chạy, nhảy, leo, trèo, cắn, xé... còn những động từ chỉ trạng thái thì nó chào thua.
Tôi giảng tới giảng lui một hồi, nó vẫn không tài nào phân biệt được tính từ và động từ chỉ trạng thái.
Rốt cuộc tôi phải lật sách ngữ pháp ra, coi phần đặc điểm của các loại từ.
Coi xong, tôi khều nó:
- Đây nè! Động từ thì có thể đứng sau các từ hãy, đừng, chớ... còn tính từ thì thường đứng sau các từ rất, hơi, cực kỳ..., hiểu chưa?
- Chưa.
- Có gì mà chưa hiểu! Ví dụ như từ nghĩ ngợi. Người ta có thể nói hãy nghĩ ngợi hoặc đừng nghĩ ngợi, chứ không ai nói rất nghĩ ngợi. Do đó, nghĩ ngợi là động từ chứ không thể là tính từ được.
An sáng mắt lên:
- À, à... hiểu rồi!
- Hiểu sao?
- Thì hiểu như mày vừa nói đó!
Tôi hất hàm:
- Vậy mày cho ví dụ thử coi!
Nó bặm môi suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Ví dụ như học tập rất mệt. Mệt là tính từ vì nó đứng sau từ rất.
Tôi tỏ vẻ hài lòng:
- Đúng rồi! Giờ mày hãy cho một ví dụ về động từ!
Tôi vừa dứt câu, nó đáp liền:
- Hãy đi chơi, đừng học nữa! Đi chơi và học là động từ vì chúng đứng sau từ hãy và từ đừng, đúng không?
- Đúng rồi! Nói chung là đầu óc mày cũng không đến nỗi mít đặc lắm!
Đang nói, tôi chợt giật mình:
- Này, này! Mày nói cái gì mà hãy đi chơi, đừng học nữa hả?
An cười hì hì:
- Thì tao cho ví dụ.
Tôi nhăn mặt:
- Ví dụ cái khỉ mốc! Bộ mày tính rủ tao đi chơi nữa hả?
Nó nói tỉnh bơ:
- Đâu có! Tao chỉ tính rủ mày giải lao chút thôi.
Tôi gạt phắt:
- Thôi dẹp mày đi! Bộ mày muốn tụi mình bị lôi ra kiểm điểm trước lớp nữa hả?
An rụt vai:
- Làm gì mà kiểm điểm! Thì mình học xong mình có quyền đi chơi chứ!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Không được đâu! Mới học được có nửa tiếng đồng hồ mà xong!
An vẫn bướng bỉnh:
- Nhưng mà tao hiểu bài rồi!
- Hiểu cái cốc khô!
Nó gân cổ:
- Sao lại không hiểu! Tao chẳng phân biệt được động từ với tính từ là gì!
Nó nói nghe cũng có lý. Lòng tôi đã xìu xìu. Nhưng dù sao tôi cũng không chịu đầu hàng một cách dễ dàng:
- Nhưng còn các từ loại khác mày đã phân biệt được đâu. Nào là số từ, đại từ, phó từ...
An kéo dài giọng:
- Thôi đi mày ơi! Mỗi ngày học một thứ may ra tao còn nhớ được, chứ mày dồn một đống vô trong đầu tao, qua ngày sau là tao quên hết ráo.
Thấy điệu bộ của An, tôi biết nó nói thật. Tôi xếp tập lại, thở dài:
- Mày nói vậy thì thôi! Hôm sau học tiếp!
Chỉ đợi có vậy, nó cười toe:
- Bây giờ tao và mày đi chơi hén?
- Đi đâu? - Tôi hỏi lại, giọng hờ hững.
Không thèm để ý đến vẻ uể oải của tôi, An hí hửng:
- Đi đá bóng đi!
Hai chữ đá bóng khiến tôi bật nhanh dậy, vẻ mệt mỏi biến mất:
- Ra sân bóng của phường hả?
- Ừ.
Sân bóng của phường nằm không xa nhà An. Đó là một cái sân xấu kinh khủng, dáng xiên xẹo, không ra hình chữ nhật cũng không ra hình bình hành. Bốn góc sân cỏ mọc cao lút ống quyển. Mặt sân thì lồi lõm, chạy nhảy một hồi tróc hết móng chân. Vậy mà cứ chiều chiều độ hai giờ là trẻ con trong xóm đã kéo ra chơi đá bóng và quần thảo mãi đến tối mới chịu về.
Đội bóng thì nhiều mà sân bóng chỉ có một nên không đội nào được quyền chơi trên toàn mặt sân.
Cái sân bóng lớn được chia ra thành nhiều sân bóng nhỏ nằm chen lấn bên nhau. Các cầu thủ vừa đá vừa la hét, bụi tung mù mịt. Có khi trái bóng bên này văng tuốt qua trận đấu bên kia khiến một số cầu thủ bên kia tưởng nhầm lại chen vào tranh giành. Thế là cãi cọ, rượt đuổi om sòm, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn chưa từng thấy.
Khi tôi và An ra tới nơi thì các trận đấu đã bắt đầu từ lâu. Chẳng lẽ ngồi chầu rìa ngoài sân chờ đợi, thằng An hét chõ vào:
- Cho tụi tao đá với nghen! Mỗi bên thêm một đứa!
Đang đuổi theo bóng nhưng nghe tiếng An, một vài đứa ngoái đầu lại. Một đứa khóat tay:
- Vào đi! Vào đi!
Đứa khoát tay chính là thằng Phước, cùng tổ học tập với hai đứa tôi. Nó ngồi bàn trên, ngay trước mặt An, mê bóng đá nhất hạng.
Tôi vừa nhận ra nó thì nó cũng vừa nhận ra hai đứa tôi. Nó trố mắt:
- Ủa, sao tụi mày ở đây?
Tôi giả bộ ngó lơ chỗ khác. Còn An thì sừng sộ:
- Không ở đây chứ ở đâu?
Phước thè lưởi:
- Tao tưởng tụi mày đang học bài chung chứ! Hôm trước tụi mày hứa với cô Nga rồi mà!
An vặn lại:
- Chứ còn mày, sao mày lại đi đá bóng?
Phước nhún vai:
- Nhỏ Trầm Hương học chung với tao nó về quê ăn giỗ rồi!
Thấy tình hình ngày càng xấu đi, tôi vớt vát:
- Tụi tao mới học xong định ra đá bóng một lát rồi chạy về học tiếp!
Tôi biết giải thích kiểu đó con nít còn không tin nữa là thằng Phước nhưng tôi chẳng còn cách nào khác.
Phước chưa kịp nói gì thì trái bóng lăn tới chỗ nó, thế là nó vội vàng quay mình đuổi theo bóng, bỏ mặc hai đứa tôi đứng trơ ra đó.
Tôi nhìn An:
- Sao mày?
- Sao cái gì?
Tôi đằng hắng:
- Bây giờ vô đá hay quay về?
Nó vung tay:
- Vô đá chứ về làm gì! Tao cóc sợ! Đằng nào nó cũng thấy tụi mình rồi!
Tôi tự trấn an:
- Nhưng chắc gì nó méc cô!
- Cho nó méc!
Nói xong, An chạy vô sân. Nó vừa chạy vừa la:
- Tao vô phe bên này nghen!
Thế là tôi đành chạy vô theo, tất nhiên là về phe ngược lại.
Không hiểu thằng An thế nào chứ thú thật là hôm đó, tôi đá bóng chẳng có một chút hứng thú nào. Trong bụng lo ngay ngáy, tôi giữ chân hậu vệ mà cứ để tiền đạo đối phương lọt qua hoài khiến thằng gôn đứng phía sau phải la chí chóe: "Con mắt mày để ở đâu rồi, Nghi ơi?"
Chuyện bê bối của tôi và An được đưa ra công khai trước lớp trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tuần. Như thường lệ, cô Nga không điều hành cuộc sinh hoạt. Mọi việc do ban cán sự lớp chủ trì.
Cái bàn trên cùng của tổ một được kéo ra giữa lớp, ngồi trên đó, mặt quay xuống dưới là thằng Vương, lớp trưởng, nhỏ Tuyết Vân, lớp phó học tập và nhỏ Thúy Ái, lớp phó trật tự.
Mở đầu buổi sinh hoạt, Vương báo cáo tình hình thi đua của lớp về các mặt học tập, trật tự, lao động... căn cứ vào điểm số do các tổ báo lên vào cuối tuần trước. Sau đó, các tổ trưởng lần lượt đứng lên nhận xét về các mặt mạnh yếu của tổ mình và đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót. Cuối cùng, cô Nga, giáo viên chủ nhiệm, nêu lên một số gợi ý có tính cách hướng dẫn.
Phần thứ hai, ban cán sự lớp phổ biến những việc cần làm trong tuần tới, dựa vào bảng công tác tuần treo ở văn phòng ban giám hiệu. Chẳng hạn về học tập, tuần tới các lớp phải đăng ký tiết tốt ba buổi, phải đảm bảo ôn bài đầu giờ một trăm phần trăm số học sinh có mặt. Về trật tự kỷ luật, nhắc nhở học sinh không được đánh đáo ăn tiền, không chạy xe trong sân trường, khi có tiết trống, không được lai vãng các lớp khác... Và, bao giờ cũng vậy, phần cuối của chương trình sinh hoạt kiểm điểm những vấn đề nổi cộm trong tuần. Hôm nay, đó là "vụ án" tôi và An.
Tuyết Vân lên tiếng trước:
- Trước đây, cô Nga đã phân công bạn Nghi kèm cặp, giúp đỡ cho bạn An trong học tập. Nhưng trong thời gian qua, bạn Nghi đã không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hai bạn thường xuyên bỏ học, rủ nhau đi chơi. Đã vậy, đến lớp bạn Nghi còn cố tình cho bạn An cóp-pi để đánh lừa mọi người. Theo tôi, đó là một hành động cần phê phán.
Tiếp theo là cái giọng éo éo của thằng Nhuận:
- Sự thiếu trách nhiệm trong việc giúp đỡ bạn của Nghi đã được đưa ra phân đội đóng góp một lần rồi nhưng rõ ràng bạn Nghi không hề sữa chữa.
Tới phiên thằng Vương "kết án" tôi:
- Nếu sự gian lận không bị phát hiện trong giờ toán vừa rồi thì chẳng hiểu bạn Nghi sẽ "qua mặt" chúng ta đến bao giờ!
Tôi ngồi nghe, cứng họng không nói được một câu. Thằng An ngồi cạnh tôi cũng im thin thít. Nhưng "hình phạt" chưa phải đã hết. Sau đó, đến lượt một số đứa trong lớp có ý kiến. Chẳng có ý kiến nào bênh vực cho hai đứa tôi.
Thằng Quyền tức tối từ lâu, nó nói oang oang:
- Như vậy là bạn Nghi hại bạn. Bạn An từ đó đến nay chẳng tiến bộ được một chút xíu nào.
Đứa nào nói tôi còn nhịn được chứ còn thằng Quyền "phang" tôi, tôi không thể ngồi im.
- Tôi không đồng ý! - Tôi đứng phắt dậy, sửng cồ - Đâu phải chỉ một mình bạn An không tiến bộ! Trong lớp thiếu gì bạn học yếu mà đến giờ này cũng đâu nhúc nhích được chút nào! Tại sao không kiểm điểm các cặp kia?
Thấy tôi nổi nóng, vả lại những điều tôi nói không phải không có lý, Quyền im re. Ban cán sự lớp cũng lộ vẻ lúng túng. Nhỏ Tuyết Vân chớp mắt nhìn cô Nga.
- Nghi nói vậy không được! - Cô Nga hắng giọng, can thiệp - Các đôi bạn khác có thể học chung với nhau chưa có kết quả. Nhưng đó là do phương pháp học tập chưa tốt. Còn trường hợp Nghi và An, vấn đề là thiếu tinh thần trách nhiệm. Chưa nói đến kết quả học tập, chỉ riêng chuyện Nghi và An thường bỏ học đi chơi, rồi chuyện Nghi cho bạn cóp-pi, đủ đáng bị phê phán rồi.
Cô Nga nói chậm rãi, rành mạch và những điều cô nói tôi không chối vào đâu được. Mỗi lời nói của cô như những cây đinh đóng chặt tôi vào ghế. Đúng lúc đó thằng An đột nhiên đứng dậy:
- Thưa cô! Từ trước đến nay, chỉ có em rủ rê bạn Nghi bỏ học chứ bạn Nghi chưa khi nào có ý đó ạ!
Hóa ra, An muốn "giải vây" cho tôi. Điều đó khiến tôi xúc động, suýt chút nữa tôi đã nấc lên. Nhưng cô Nga dường như chẳng xúc động tí nào. Cô nói:
- Về phần em, cả lớp sẽ góp ý sau. Còn về phần Nghi, dù không chủ động nhưng đã nghe theo sự rủ rê của em để đưa đến những hậu quả hôm nay thì rất đáng bị kiểm điểm, không oan chút nào đâu!
- Thấy sự nhận lỗi thật thà của mình không xoay chuyển gì được tình thế, An không còn đầu óc nào nghĩ đến chuyện pha trò như mọi bữa.
Kết thúc phiên tòa, cô Nga "tuyên án":
- Kể từ ngày hôm nay, lớp sẽ phân công bạn khác giúp đỡ An thay cho Nghi!
Quyết định của cô Nga khiến tôi rụng rời cả tay chân. Nếu hồi đầu năm, tôi chờ đợi điều đó bao nhiêu thì bây giờ tôi lại sợ nó xảy ra bấy nhiêu. Bởi vì dù sao, trong thời gian qua hai đứa tôi đã gắn bó nhau với biết bao nhiêu "kỷ niệm", đã trở thành một đôi bạn thân từ lúc nào không hay. Vả lại, ngoài chuyện xúi tôi bỏ học, An là một người bạn tốt đối với tôi. Nó lại có những đức tính quí báu như dũng cảm, hài hước, không sợ ma... Bên cạnh một người bạn như nó, tôi cảm thấy thoải mái và an tâm vô cùng. Do đó, bây giờ "giao" nó lại cho một người khác, tôi cảm thấy một sự mất mát tình cảm không thể nào bù đắp được. Nói tóm lại, tôi biết rằng tôi sẽ rất đau khổ nếu không được "cùng tiến" với nó.
Dường như An cũng có những ray rứt tương tự nên khi nghe cô Nga nói vậy, nó vội đứng lên:
- Thưa cô, em xin cô đừng bắt em phải xa bạn Nghi ạ! Em hứa với cô từ nay về sau em sẽ không rủ bạn Nghi bỏ học nữa, em sẽ cố gắng học tập đàng hoàng ạ!
Lần đầu tiên, tôi nghe giọng An đượm vẻ buồn buồn. Điều đó khiến tôi đâm ra mủi lòng và tự nhiên nghe cay cay nơi mắt. Trước tình cảnh "buồn thảm" đó, cả lớp cũng ngồi im, không ai nói một câu.
Cô Nga mỉm cười nhìn tôi:
- Còn Nghi? Em thấy thế nào?
Nghe cô nói vậy, tôi có cảm giác mọi chuyện sẽ sáng sủa. Không ngần ngại, tôi đứng bật dậy:
- Em cũng vậy ạ! Em hứa sẽ giúp đỡ bạn An tận tình. Chúng em sẽ không bỏ học đi chơi nữa đâu ạ! Nếu có đi chơi....
Cô Nga ngạc nhiên:
- Em nói sao?
Tôi ấp úng:
- Dạ, nếu có đi chơi thì phải học xong bài vở mới đi ạ!
Thằng Vương vốn nghiêm nghị xưa nay, nghe tôi nói bỗng dưng nó phì cười khiến cả lớp cười theo. Tôi đâu phải đứa ưa pha trò như thằng An mà không hiểu sao lúc đó tôi lại nói một câu vô duyên vậy không biết!
Trong một thoáng, không khí lớp học trở lại như cũ. Đúng lúc đó, tiếng trống đổi tiết vang lên "tùng, tùng, tùng."
Trưa đó, trên đường về, tôi nói với An:
- Lần này phải học đàng hoàng nghe mày?
Nó ậm ừ trong miệng.
Tôi nhìn nó dò xét:
- Đã hứa thì phải giữ lời!
- Giữ thì giữ!
Tôi gắt:
- Thôi đi! Đừng có giễu!
An khoát tay qua vai tôi:
- Tao nói thật đó! Tao không muốn cô Nga tách hai đứa mình ra!
Những lời nó nói gợi tôi nhớ đến thái độ đầy cảm động của nó trong lớp lúc ban sáng. Tôi khịt mũi:
- Thì tao cũng vậy! Nhưng cái chính còn vì sự lợi ích của việc học...
Tôi chưa nói hết câu, thằng An đã cắt ngang:
- Tao chẳng thấy ích lợi quái gì hết!
Nghe cái giọng ngang phè của nó, tôi biết đầu óc nó vẫn chưa có chuyển biến gì hết. Nó vẫn còn sùng bái lối sống không-học-hành-mà-vẫn-giàu-sang của anh Dự nó. Nhưng tôi chẳng hơi sức đâu, và cũng chẳng đủ lý lẽ, để cãi nhau với An. Miễn nó chịu học là được rồi, dẫu là học chỉ để bảo vệ tình bạn thắm thiết giữa tôi và nó.
Buổi học đầu tiên sau khi bị kiểm điểm ra thật nghiêm túc.
Thằng An ngồi khoanh tay trên bàn, cuốn tập nháp giở ra trước mặt đầy vẻ sẵn sàng. Nó không còn giở giọng "Rạp Cây Gõ có phim hay lắm" hoặc đòi nghỉ giải lao để chơi trò câu đố nữa.
Thấy nó mẫu mực quá, tôi cũng hào hứng lây. Giở thời khóa biểu ra coi, thấy ngày mai có tiết ngữ pháp, tôi kêu nó đem tập ngữ pháp ra để tôi kiểm tra.
Mặc dù biết An mất căn bản trầm trọng, tôi vẫn luôn bị bất ngờ và nhanh chóng chán nản trước sự "dốt đặc cán mai" của nó. Hỏi nó vài ba câu, sự hào hứng ban đầu của tôi lập tức biến mất.
Khi ôn tập về các từ loại đã học, An lẫn lộn lung tung, nó không thể nào hiểu được tại sao "xanh" là tính từ mà "màu xanh" lại là danh từ. Tôi giảng giải rát cả cổ, nó cứ đực mặt ra:
- Tao thấy hai từ đó cũng giống hệt nhau chứ có khác gì đâu?
- Sao lại không khác! Ví dụ người ta có thể nói màu xanh trải dài trên cánh đồng nhưng không thể nói xanh trải dài trên cánh dài trên cánh đồng, nghe nó chướng tai lắm!
An gật gù:
- Ừ, tao cũng nghe nó kỳ kỳ làm sao!
Mặt tôi tươi lên:
- Đó, vậy là mày hiểu rồi đó!
Nó lắc đầu:
- Tao có hiểu gì đâu!
Tôi nổi sùng:
- Mày không hiểu cái gì?
Nó nuốt nước bọt:
- Tại sao màu xanh là danh từ?
- Thì nó là danh từ chứ sao!
- Nhưng mà tại sao?
Tôi nghĩ ngợi một thoáng rồi đáp:
- Bởi vì nó có thể làm chủ ngữ trong câu.
Nói xong, tôi hiểu lời giải thích của mình chẳng ăn thua gì. Sự khác nhau giữa các loại từ, thằng An còn phân biệt không xong, nói gì đến các thứ rắc rối như chủ ngữ, vị ngữ.
Không thèm nhắc đến "xanh" với "màu xanh" nữa, tôi hỏi tiếp:
- Thế mày phân biệt được tính từ với động từ chưa?
- Rồi.
- Thiệt không?
- Thiệt chớ!
An khẳng định hùng hồn nhưng thật bụng tôi không tin lắm. Tôi dò bài:
- Động từ là gì?
Nó đáp ngay:
- Động từ là những từ chỉ hoạt động và trạng thái.
Tôi gật đầu:
- Còn tính từ?
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất, tình trạng.
Tôi ngạc nhiên:
- Mày học hồi nào vậy?
Nó nhe răng cười:
- Hồi nãy.
- Hồi nào?
- Thì mới đây! Lúc lật tập ra, tao liếc sơ sơ!
Tôi thở dài não ruột.
Thằng An nhìn tôi lom lom:
- Mày còn hỏi gì nữa không?
Hỏi cái giọng đó, dám nó tính chuồn đi chơi! Nghĩ vậy, tôi quắc mắt:
- Nữa!
- Thì hỏi đi!
Tôi "hừm" trong miệng:
- Cao là từ gì?
- Tính từ.
- Đúng rồi! Ăn là từ gì?
- Động từ.
- Giỏi!
- Tính từ.
Giỏi là tôi khen nó giỏi. Nó tưởng tôi hỏi nên nó trả lời giỏi là tính từ. Tôi cười thầm trong bụng nhưng không nói. Dù sao thì nó cũng đáp đúng.
- Học tập?
- Động từ.
- Dễ thương?
- Tính từ.
- Nhớ nhung?
- Tính từ.
Tôi nhún vai:
- Sai rồi! Nghĩ ngợi?
An phân vân:
- Hình như là... động từ!
- Không có hình như gì hết! Nghĩ ngợi là từ gì?
Thấy tôi làm gắt, tự nhiên nó đổi "tông:"
- Tính từ.
Tôi chép miệng:
- Trật rồi ông ơi! Nhớ nhung và nghĩ ngợi đều là động từ hết ráo!
An bứt tóc:
- Làm sao tao biết nó là động từ! Nó có sự chuyển động nào đâu!
Hóa ra An chỉ có thể biết là động từ với những từ nào chỉ sự chuyển động cụ thể như ăn, uống, chạy, nhảy, leo, trèo, cắn, xé... còn những động từ chỉ trạng thái thì nó chào thua.
Tôi giảng tới giảng lui một hồi, nó vẫn không tài nào phân biệt được tính từ và động từ chỉ trạng thái.
Rốt cuộc tôi phải lật sách ngữ pháp ra, coi phần đặc điểm của các loại từ.
Coi xong, tôi khều nó:
- Đây nè! Động từ thì có thể đứng sau các từ hãy, đừng, chớ... còn tính từ thì thường đứng sau các từ rất, hơi, cực kỳ..., hiểu chưa?
- Chưa.
- Có gì mà chưa hiểu! Ví dụ như từ nghĩ ngợi. Người ta có thể nói hãy nghĩ ngợi hoặc đừng nghĩ ngợi, chứ không ai nói rất nghĩ ngợi. Do đó, nghĩ ngợi là động từ chứ không thể là tính từ được.
An sáng mắt lên:
- À, à... hiểu rồi!
- Hiểu sao?
- Thì hiểu như mày vừa nói đó!
Tôi hất hàm:
- Vậy mày cho ví dụ thử coi!
Nó bặm môi suy nghĩ một hồi rồi nói:
- Ví dụ như học tập rất mệt. Mệt là tính từ vì nó đứng sau từ rất.
Tôi tỏ vẻ hài lòng:
- Đúng rồi! Giờ mày hãy cho một ví dụ về động từ!
Tôi vừa dứt câu, nó đáp liền:
- Hãy đi chơi, đừng học nữa! Đi chơi và học là động từ vì chúng đứng sau từ hãy và từ đừng, đúng không?
- Đúng rồi! Nói chung là đầu óc mày cũng không đến nỗi mít đặc lắm!
Đang nói, tôi chợt giật mình:
- Này, này! Mày nói cái gì mà hãy đi chơi, đừng học nữa hả?
An cười hì hì:
- Thì tao cho ví dụ.
Tôi nhăn mặt:
- Ví dụ cái khỉ mốc! Bộ mày tính rủ tao đi chơi nữa hả?
Nó nói tỉnh bơ:
- Đâu có! Tao chỉ tính rủ mày giải lao chút thôi.
Tôi gạt phắt:
- Thôi dẹp mày đi! Bộ mày muốn tụi mình bị lôi ra kiểm điểm trước lớp nữa hả?
An rụt vai:
- Làm gì mà kiểm điểm! Thì mình học xong mình có quyền đi chơi chứ!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Không được đâu! Mới học được có nửa tiếng đồng hồ mà xong!
An vẫn bướng bỉnh:
- Nhưng mà tao hiểu bài rồi!
- Hiểu cái cốc khô!
Nó gân cổ:
- Sao lại không hiểu! Tao chẳng phân biệt được động từ với tính từ là gì!
Nó nói nghe cũng có lý. Lòng tôi đã xìu xìu. Nhưng dù sao tôi cũng không chịu đầu hàng một cách dễ dàng:
- Nhưng còn các từ loại khác mày đã phân biệt được đâu. Nào là số từ, đại từ, phó từ...
An kéo dài giọng:
- Thôi đi mày ơi! Mỗi ngày học một thứ may ra tao còn nhớ được, chứ mày dồn một đống vô trong đầu tao, qua ngày sau là tao quên hết ráo.
Thấy điệu bộ của An, tôi biết nó nói thật. Tôi xếp tập lại, thở dài:
- Mày nói vậy thì thôi! Hôm sau học tiếp!
Chỉ đợi có vậy, nó cười toe:
- Bây giờ tao và mày đi chơi hén?
- Đi đâu? - Tôi hỏi lại, giọng hờ hững.
Không thèm để ý đến vẻ uể oải của tôi, An hí hửng:
- Đi đá bóng đi!
Hai chữ đá bóng khiến tôi bật nhanh dậy, vẻ mệt mỏi biến mất:
- Ra sân bóng của phường hả?
- Ừ.
Sân bóng của phường nằm không xa nhà An. Đó là một cái sân xấu kinh khủng, dáng xiên xẹo, không ra hình chữ nhật cũng không ra hình bình hành. Bốn góc sân cỏ mọc cao lút ống quyển. Mặt sân thì lồi lõm, chạy nhảy một hồi tróc hết móng chân. Vậy mà cứ chiều chiều độ hai giờ là trẻ con trong xóm đã kéo ra chơi đá bóng và quần thảo mãi đến tối mới chịu về.
Đội bóng thì nhiều mà sân bóng chỉ có một nên không đội nào được quyền chơi trên toàn mặt sân.
Cái sân bóng lớn được chia ra thành nhiều sân bóng nhỏ nằm chen lấn bên nhau. Các cầu thủ vừa đá vừa la hét, bụi tung mù mịt. Có khi trái bóng bên này văng tuốt qua trận đấu bên kia khiến một số cầu thủ bên kia tưởng nhầm lại chen vào tranh giành. Thế là cãi cọ, rượt đuổi om sòm, tạo nên một khung cảnh hỗn loạn chưa từng thấy.
Khi tôi và An ra tới nơi thì các trận đấu đã bắt đầu từ lâu. Chẳng lẽ ngồi chầu rìa ngoài sân chờ đợi, thằng An hét chõ vào:
- Cho tụi tao đá với nghen! Mỗi bên thêm một đứa!
Đang đuổi theo bóng nhưng nghe tiếng An, một vài đứa ngoái đầu lại. Một đứa khóat tay:
- Vào đi! Vào đi!
Đứa khoát tay chính là thằng Phước, cùng tổ học tập với hai đứa tôi. Nó ngồi bàn trên, ngay trước mặt An, mê bóng đá nhất hạng.
Tôi vừa nhận ra nó thì nó cũng vừa nhận ra hai đứa tôi. Nó trố mắt:
- Ủa, sao tụi mày ở đây?
Tôi giả bộ ngó lơ chỗ khác. Còn An thì sừng sộ:
- Không ở đây chứ ở đâu?
Phước thè lưởi:
- Tao tưởng tụi mày đang học bài chung chứ! Hôm trước tụi mày hứa với cô Nga rồi mà!
An vặn lại:
- Chứ còn mày, sao mày lại đi đá bóng?
Phước nhún vai:
- Nhỏ Trầm Hương học chung với tao nó về quê ăn giỗ rồi!
Thấy tình hình ngày càng xấu đi, tôi vớt vát:
- Tụi tao mới học xong định ra đá bóng một lát rồi chạy về học tiếp!
Tôi biết giải thích kiểu đó con nít còn không tin nữa là thằng Phước nhưng tôi chẳng còn cách nào khác.
Phước chưa kịp nói gì thì trái bóng lăn tới chỗ nó, thế là nó vội vàng quay mình đuổi theo bóng, bỏ mặc hai đứa tôi đứng trơ ra đó.
Tôi nhìn An:
- Sao mày?
- Sao cái gì?
Tôi đằng hắng:
- Bây giờ vô đá hay quay về?
Nó vung tay:
- Vô đá chứ về làm gì! Tao cóc sợ! Đằng nào nó cũng thấy tụi mình rồi!
Tôi tự trấn an:
- Nhưng chắc gì nó méc cô!
- Cho nó méc!
Nói xong, An chạy vô sân. Nó vừa chạy vừa la:
- Tao vô phe bên này nghen!
Thế là tôi đành chạy vô theo, tất nhiên là về phe ngược lại.
Không hiểu thằng An thế nào chứ thú thật là hôm đó, tôi đá bóng chẳng có một chút hứng thú nào. Trong bụng lo ngay ngáy, tôi giữ chân hậu vệ mà cứ để tiền đạo đối phương lọt qua hoài khiến thằng gôn đứng phía sau phải la chí chóe: "Con mắt mày để ở đâu rồi, Nghi ơi?"