PDA

View Full Version : Đại Thừa Chơn Giáo



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [15] 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78

Divo
06-03-2007, 06:27 AM
1 tháng 9 - Bính-Tý (1936)
TÔN CHỈ CỦA CAO-ÐÀI ÐẠI-ÐẠO
Thi:

NAM bang gặp đặng Ðạo-Trời gieo,

PHƯƠNG pháp thoát ra chốn hiểm nghèo,

GIÁO dục người đời nên Thánh Ðức,

CHỦ trương lý chánh biết tìm theo.

Thầy mừng các con. Thầy lấy làm vui với các con.

Thi:

ÐẠI-THỪA Thánh-Ðạo lộ huyền cơ,

Ngọc báu trương ra vẹt ám mờ,

Lấp biển khổ bằng như mặt đất,

Sóng yên dưới nước tợ trên bờ.

Trường Thiên

Ðạo-Trời ngày một hoằng khai,

Cái danh hiệu của CAO-ÐÀI sáng trưng.

Ba nền Tôn-Giáo trùng hưng,

Nhơn sanh thấy đặng vui mừng ngày kia.


Khó khăn con cũng chớ lìa
Thì Thầy điểm hóa trao chìa khóa cho.

Ðứa nào có chí siêng lo,

Tầm đường chánh-giáo thoát lò Thiên-quân.

* * *

Ðây Thầy luận về chữ: HỮU và VÔ .

Thi:
Hễ tầm chỗ CÓ
nơi Không,

Ðứa ấy còn đương nhốt tại lồng,

Ðạo cả vô-vi chơn chánh lý,

Tu tâm luyện tánh ở bề trong.

Ðạo Thầy là vô hình, vô dạng. Nhưng cái lý vô-vi ấy cần phải nương với hữu hình (hồn hiệp xác), chẳng nên lấy cái CÓ mà bỏ cái KHÔNG, mà cũng chẳng nên gìn cái KHÔNG mà quên cái CÓ. Vậy thì CÓ Không phải đi cặp nhau. Như hột lúa, các con dùng đặng mà nuôi lấy thân thể ấm no là dùng cái hột gạo ở trong, chớ cái vỏ (trấu) ở ngoài các con dùng sao đặng. Nhưng các con muốn cho có hột gạo phải dùng luôn cái vỏ lúa đặng gieo xuống thì nó mới mọc lên, chớ nếu các con thấy không cần cái vỏ, rồi các con lột ra trụi luỗi, còn hột gạo trơ trơ thì các con gieo sao cho nó nứt mọng đặng, các con!

Vậy các con tu hành cũng y như lẽ đó.

Muốn dưỡng linh-hồn phải cần xác thịt này mà luyện Ðạo mới thành. Nhưng một điều là các con chẳng trọng sự hữu hình. Hễ con nào còn trọng hình thức bề ngoài thì con đó chưa rõ Ðạo.

Ðạo là cái pháp tâm linh diệu, có một không hai. Dầu cho nước nào, dân tộc nào cũng noi cái lý độc nhứt vô nhị đó mà thôi.

Ðạo Thầy đương thời kỳ phôi khai, hoằng hóa, phổ độ chúng-sanh, bất luận là người nào, nước nào, tu theo cũng đặng. Chớ các con dùng cái hình thức bề ngoài mà truyền bá cho sở hạp với phong tục của các con sao đặng? Thí như nước không biết cúng kiếng thờ phượng, các con ép buộc người ta phải thờ phượng cúng kiếng như các con thì các con mới chịu truyền Ðạo cho thì trái hẳn với phong tục nước người. Nó không khứng chịu, mà nó không khứng chịu thì các con không khứng chỉ truyền, ắt cả chúng-sanh phải chịu luân-hồi trả quả sao các con? Khờ lắm ôi! Vã lại sự kinh kệ con dùng tiếng Nam, rồi các con buộc các nước khác phải đọc giống in như tiếng Nam của con, làm như con, con mới chịu chỉ truyền sao các con?

Ðạo Thầy không phải vậy đâu.

Các con còn nghịch nhau cân đai, áo mảo. Cái cân đai, áo mảo đó nó có thể đem các con đến địa vị Phật, Tiên chăng? Hay là nó dẫn dắt vào nơi tội lỗi?

Các con có tranh nhau về đạo-đức chớ đừng tranh nhau về hình thức bề ngoài thì mối Ðạo mới hoằng khai khắp chốn.

Thầy có một điều khuyên các con cần phải giữ lấy hạnh đức người tu. Các con đáng sợ là sợ muôn mắt trông vào, nhiều tay chỉ trỏ. Người ta thấy cái giáo-lý rất nghiêm trang thì ai lại không khẩn cầu truyền Ðạo. Nhưng Ðạo Thầy im ẩn sâu xa, mầu nhiệm lắm , các con khó mà theo kịp. Các con cứ vững tâm, tu luyện hoài, đừng thái quá, đừng bất cập.
Xưa kia có người chê mặt Trời sao đi chậm chạp, không bằng con kiến bò, chừng nào tới chỗ. Người ấy tưởng mình đi lẹ, chóng xắp trăm phần, nên ra đi thi với mặt Trời. Nhưng mặt Trời đã chen lặn mà người ấy chưa tới đâu hết, lại bị trong mình mõi mệt, khát nước, đói cơm mà đành bỏ mình nơi rừng vắng. Cũng như người nước Tống cấy mạ thấy lâu lên, làm tài khôn ra nhớm gốc lên hết cho cao thì lúa kia đều chết ráo, các con khá rõ à!
Tu hành cũng như các con gieo hột giống xuống thì chắc nó mọc lên, mà mọc lên thì các con siêng năng bón phân, tưới nước hằng ngày, thủng thẳng nó lớn một ít ít. Lâu ngày nó đơm hoa, trổ trái. Sức lớn ấy do Lý Thiên-Nhiên , chớ các con làm sao nó lớn đặng.

Các con nghe:

Trường Thiên:

Tu hành giữ mực chừng thôi,

Ðừng bày vẽ lắm rồi bôi lem đầy (cười...cười...).

Các con biết đặng đạo Thầy,

Ðạo Thầy không chịu cho ai biết mình.

Ở ăn như thể thường tình,

Lo tu luyện Ðạo sửa mình tinh ba.

Tu không biểu mặc đồ dà,
Cạo râu thí phát bỏ nhà lìa con.
Ông bà cha mẹ đương còn,
Phải lo báo đáp cho tròn hiếu trung.
Vợ chồng trọn nghĩa thỉ chung,
Giữ như sen mọc dưới bùn không dơ.
Làm như dốt nát dại khờ,
Ðừng cho kẻ thế ngờ rằng mình tu!
Thầy ban ơn các con. Thầy thăng.