PDA

View Full Version : Đại Thừa Chơn Giáo



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 [26] 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78

Divo
06-03-2007, 06:36 AM
Mồng 10 tháng 8 - Bính-Tý (1936)

Lý Thiên Nhiên và Lý Tự Nhiên

CAO-ÐÀI GIÁO-CHỦ,Thầy các con.

Thi:
Cầm cân Tạo-Hóa có đâu riêng,

Chìm đắm kìa ai mất bổn-nguyên,

Biển khổ lao-xao cơn sóng gió,

Sông mê đào-độn lúc chinh-nghiêng.

Tâm-truyền đã lãnh nên bình-tỉnh,

Bí-pháp vừa trao chớ đảo-điên,

Luyện tánh tu tâm hồi cựu-vị,

Như vầy mới đáng lẽ thiên-nhiên.

Thầy giải về LÝ THIÊN-NHIÊN của Trời và LÝ TỰ-NHIÊN của người.

Thầy trông thấy cõi dinh-hoàn, nhơn-loại cạnh-tranh xâu-xé, cứ hại lẫn nhau, giết lẫn nhau vì quyền-lợi. Mảng mưu sự sung-sướng cho thân mà nào là những cuộc truy hoan đã làm cho mất cả tinh thần, đến phải cam thân chìm đắm vào biển trầm-luân, luống bị bốn tường đóng chặt, chớ chẳng biết tu tâm luyện tánh chi, rồi gặp lúc phong ba là phải đành chịu cho sóng dồi gió dập. Uổng thay! tiếc thay!

Thể người cũng đồng như Tiên, Phật, mà chẳng đặng cửu viễn trường sanh, thoảng mảng tuổi lối tám mươi, chín chục thời bóng đã xế tà, rồi một kiếp làm người vô dụng, chẳng biết lấy lương-tri, lương-năng mà phán-đoán, xét- suy, mịch tầm chơn-lý thật hành, lại để cho mờ ám tối tăm rồi sa-đọa. Ấy là vì theo cái lẽ "Tự-Nhiên" của người mà bỏ lý "Thiên-Nhiên" của Trời đó.

Lý "Thiên-Nhiên" là về tinh thần, nên chỉ chuộng phần linh-hồn cao-siêu mà chẳng coi cái xác thịt trược-nhơ này là ra chi hết. Bởi vì mỗi con Thầy đã ban cho một cái linh-tánh giáng trần để mượn xác-thân đặng dùng nguơn- tinh mà bảo tồn nguơn-khí hiệp với nguơn-thần, tức là luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, đặng thành Tiên tác Phật mà phản bổn huờn nguyên hầu có thọ hưởng sự thanh nhàn nơi cõi Niết Bàn là chốn thế-giới thiêng-liêng, bất tiêu bất diệt.

Sông, núi, cỏ cây nơi thế gian dời đổi muôn lần, chớ linh-hồn vạn vật đời đời thung-dung tự-toại. Nhưng thảm thay có đi mà chẳng biết đường về, xuống hồng-trần rồi đắm-đuối mê-sa mà bỏ tánh tự-nhiên, chẳng lo Ðạo-đức, chẳng biết tầm Chơn-Ðạo cùng Tiên-Thiên Ðại-Ðạo mà thọ pháp, lo tu để hầu trở lại mà về với Thầy.

Ở cõi trần, hễ sanh ra rồi thì cứ theo lẽ thuận hành âm dương giao phối Hậu-Thiên mới sanh ra ân-ái mà luống chịu buộc mình vào tứ khổ, tứ tường bao quanh vây chặt. Hễ có ái-ân thời phải sanh-sản ra con cùng cháu (con cháu ấy thuộc về hóa-nhân cũng như hạng cầm thú mới chuyển kiếp đặng làm người vậy). Cho rằng đặng vậy là hạnh phúc để nối hậu theo cái thường tình nhơn-đạo, chớ nào ngờ ấy là đã vướng ngay vào mặt lưới trần mà khổ lụy với thê-thằng tử-phược buộc ràng vương-vấn trói-trăn. Ðã vậy nếu có khuyến tu lại còn hẹn mai hẹn mốt. Thời gian đã qua rồi thì lưng đã mỏi, gối đã dùn, tam bửu mòn hao, ngũ tạng suy yếu. Ô hô! "Tam thốn khí tại thiên ban dụng, nhứt đán vô thường vạn sự hưu!" Rồi là một kiếp luân-hồi vậy. Vì con người đã quá trầm-luân thống-khổ, nên nay chính mình Thầy là NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ÐẾ đã động mối từ-tâm, cũng vì tánh đức háo-sanh mà chẳng nỡ để cho con người tiêu diệt, nên mới rọi lằn điển quang giáng ở cõi trần, cốt lập Tiên-Thiên Ðại-Ðạo qui nguyên Tam-Giáo và dùng Tâm-Pháp truyền chơn mà độ rỗi các con.

Người mà theo Lý Thiên-Nhiên, biết dụng công-phu, nghịch chuyển tinh-khí giao cảm nguơn-thần cho thành Tiên, Phật, dứt bỏ hồng trần thời người ấy là bực Nguyên- Nhân (1). Còn người mà theo lẽ tự-nhiên, sanh ra ở cõi trần chịu những điều bắt buộc theo việc trần-cấu, sanh-sản về hậu-thiên cơ-ngẫu nữa thì chịu trong luật quả-báo luân- hồi.

Thi:
Một lý phân hai thuận nghịch hành,

Nghịch hành tu luyện đắc trường sanh,

Vô-Vi Ðại-Ðạo nào ai thấu!

Thấu đặng về nơi tử-phủ thành.

Thầy ban ơn các con. Thầy thăng.

* * *

Chú thích:

Nguyên-Nhân là nguyên khí chất Tiên-Thiên giáng sanh làm người. Hóa-nhân là từ bực côn-trùng, thảo-mộc tiến-hóa lên cho đến loài người.