Divo
06-03-2007, 06:55 AM
16 tháng 8 - Bính Tý (1936)
XUẤT THẦN
Thi:
CAO minh chánh-giáo phục linh-căn,
ÐÀI thượng lạc-quan Ðạo-lý hoằng,
THƯỢNG chấp tài năng qui thống-nhứt,
ÐẾ dân minh-đức thiện-tâm năng.
Thầy mừng các con.
Thi:
Bao lần giáng thế cực lòng Cha,
Thương nỗi đoàn con bỏ phép nhà,
Ðạo-đức buông trôi ngoài trí não,
Bực mình nên phải giáng lần ba.
* * *
Ba phen dạy biểu mấy muôn xe,
Khuyên nhủ người đời chẳng chịu nghe,
Ðổ máu cứu nguy hồn chủng loại,
Nhưng người độc-ác thiệt không dè.
* * *
Dè đâu nước đã ngập tràn then,
Sóng gió vùi chôn mịt tối đen,
Xông chiếc thuyền-từ ra cứu độ,
Trách đời sao cứ chịu ngu hèn.
Phú:
Ðời mạt hậu nên Phật, Tiên đồng giáng thế,
Ðem chơn-truyền mà phổ-tế mấy triệu ức sanh-linh,
Cuộc dinh-hư tiêu-trưởng, nào là người trí-huệ thông minh sao chẳng chịu bươn-bả đem mình ra khỏi.
Ôi! trò đời thấy thêm chán, chỉ tranh hay giỏi, ấy mà gọi rằng khôn.
Mấy muôn thu trí hóa lấp chôn, làm mờ ám điểm linh hồn, khó bảo tồn cho cơ thể.
Thi:
Thể-phách tinh-anh kẻ thoát trần,
Nương về cõi Thánh ẩn tu thân,
Cỗi rồi xác thịt muôn vàn nhẹ,
Hạnh phúc Ðạo hưng có mấy lần.
Giờ hôm nay, Thầy thấy các con có chí nhiệt thành, nên chi Thầy giáng minh lý Ðạo mà thức-tỉnh chúng-sanh trong giấc mộng. Các con phải biết rằng: Cái điểm linh quang rất quí-báu, các con không lo mà giồi-luyện cho tinh ba thì rất là uổng.
Ðời của các con chi là vinh-diệu, an-vui. Ðời đáng thị, đáng khinh mà các con mãi chôn mình trong vũng tanh hôi, ao nhơ bẩn. Các con vì phong trần đưa đẩy, bởi xác thịt nặng nề khó bề day trở, điểm linh-hồn các con nhập vào xác thịt bị Hậu-Thiên che lấp, ngũ-trược chận đè, không tu luyện khó mong thoát ra cho khỏi, bởi mang xác thịt; Mà hễ mang xác thịt nặng-nề này, tránh sao khỏi thất-tình lục- dục sai khiến.
Than ôi! Trong cơ thể con người vì bị thất-tình cám dỗ, lục-dục khiến sai, càng ngày càng yếu ớt, tuy nguơn-thần sáng suốt, ưa thanh-tịnh vô-vi nhưng bởi có thức-thần nên mới hai động tác, mà nguơn-thần thì thất chánh, còn thức thần lại đương quyền nó làm chủ nhơn thân, nên ưa sự này, muốn việc kia lăng-xăng rộn-rực, không cần Ðạo-đức, chẳng kể tinh-thần, chỉ chuộng thỏa-thích lòng vui của nó, nên nhiều khi nó giục con người làm chuyện quấy, điều hư, xấu-xa, đê-tiện, mà hễ nó sai khiến đặng thì nó lại còn khiến mãi không thôi. Nó chác lòng ác đức, gây chuyện bất-lương mà con người chỉ đùa theo nó mãi. Nó lại có quỉ thất-tình phụ sự, ma lục-dục giúp tay, nên chi mới có tội lỗi, mà hễ có tội lỗi phải chịu đọa-đày trong vòng quả-báo.
Thất-tình, lục-dục là mối loạn hằng ngày ở trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt-cường tài-trí đánh phá ruồng trong núi cao, non thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là ma lục-dục: Nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao-nhã, thanh-bay.
Tĩ thì ưa mùi thơm, hơi ngọt.
Thiệt thích nếm vật lạ món ngon.
Thân thì mến vợ đẹp, hầu xinh, cả dục-tình, còn dâm niệm.
Ý lại tư tưởng việc vất-vơ, quấy-quá, mà nhất là Ý là mối hại cho con người. Nó tư tưởng sự này sang sự nọ, chuyện ấy hết đến chuyện kia. Nó sẹt vô, nhảy ra, lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng. Nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món này, lấy vật nọ mà trước mắt muôn người có ai thấy.
Còn Thân, cái thân thể muốn được dâm-dục quá độ mới hao tốn nguơn-tinh, nguơn-khí, nguơn-thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh mà sa đọa vào đường lục đạo.
Tĩ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ,
Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sự tốt đẹp màu sắc thì khiến lòng dục dấy lên.
Vậy thì: mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham thì mới làm cho thần xao động, sanh lòng quấy quá. Vã lại lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng nếu biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên lục thông là đắc Ðạo. Muốn thâu phục quỉ ấy phải làm cách nào?
Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái Trí, trí phải tự-nhiên. Lục dục được an, lục thần đầy đủ, hễ có lục dục thì có lục trần, mà có lục trần thì mới sanh lục tặc. Có lục tặc thì hại lục căn, lục thức, lục thần nên sa vào lục đạo. Ấy là kiếp con người không có nguơn-thần chấp chánh, để thức thần đương quyền thì dầu có sống, sống một cách vất vơ, như bù nhìn trơ trơ, để gió lay người đẩy.
Vậy con người cần phải phân biệt cái nào là nguơn thần, cái nào là thức thần, sự nào chơn, điều nào giả. Có khi thức thần tính làm chuyện quấy quá, tội tình, vô Ðạo-đức mà trong đó lại có nguơn-thần không chịu cho làm những chuyện quấy quá.
Nguơn-thần muốn làm điều ít lợi chung, còn thức thần thì toan bề ích kỹ.
Sự nào không cắn rức lương tâm là của nguơn-thần muốn vậy, còn sự nào nhức nhói lương tâm là của thức thần ham muốn, khiến sai.
Trong tâm con người có nguơn-thần và thức thần, khi thì muốn động tác lúc lại chịu vô-vi, ấy là hai điều khá chọn lựa. Phải biết nhơn tâm, đạo-tâm khác xa. Giả thân, chơn thân hai thứ.
Sao là chơn thân, giả thân? Ngoài cái giả thân này, còn một cái chơn thân khác nữa. Chơn thân ấy là chi? Là nhị xác thân vậy. Cái xác thân ấy vững bền muôn kiếp, sống mãi bằng Trời, không tử, không sanh, không thêm, không bớt. Luyện đặng cái chơn thân nầy thì trường sanh bất tử, khỏi chịu quả báo luân-hồi, đời đời, kiếp kiếp an hưởng vui chơi nên Bồng-Lai Tiên-cảnh, ấy là Chơn-Nhơn vậy.
Thầy thấy người đời hằng lầm tưởng cái giả thân (nhơn thân) này tu luyện đặng cầu bất tử, trường sanh. Khờ lắm thay! dạy lắm thay! Bởi câu chấp mà sa mãi tội tình, trầm luân muôn kiếp. Cái xác thân nặng nề, nhơ bẩn thối tha này còn ham hố làm chi? Cái điểm linh-hồn bị mang xác thịt này, chẳng khác chi bị núi Thái-Sơn dằn chận. Cái điểm linh-hồn ngày nào bỏ đặng xác thân này thì chẳng khác chi để gánh Thái-Sơn xuống vậy. Người tu hành đắc Ðạo không bao giờ chịu mang xác thịt này nhiều ngày. Ở thế, nó nặng nề lắm, đường xa muôn dặm vơi vơi, dầu dùng sức ngựa truy phong đi mãn kiếp cùn đời chẳng thấu, chớ linh hồn mà đặng bỏ xác thịt nặng nề này rồi thì trong bốn biển nháy mắt đến nơi tận chốn.
Linh-hồn ra khỏi xác thân này thì mừng vui khôn xiết, khoái lạc vô cùng, những linh-hồn nào còn nặng nghiệp quả tiền khiên phải chịu vâng theo Tạo-Công sai khiến, mượn xác thịt lập công, trả cho rồi nghiệp quả. Những Phật, Tiên ngày trước cũng dùng điểm linh-quang giáng thế, mượn xác thịt mà luyện đạo. Lấy nguơn-khí, nguơn-tinh hiệp cùng nguơn-thần tạo nên Tiên, Phật. Có nhị xác thân thì từ đó sắp sau mới là có thứ ngôi địa vị, chứ điểm linh-quang là một cái yến sáng mà thôi, nhưng cũng biết linh thông biến hóa.
XUẤT THẦN
Thi:
CAO minh chánh-giáo phục linh-căn,
ÐÀI thượng lạc-quan Ðạo-lý hoằng,
THƯỢNG chấp tài năng qui thống-nhứt,
ÐẾ dân minh-đức thiện-tâm năng.
Thầy mừng các con.
Thi:
Bao lần giáng thế cực lòng Cha,
Thương nỗi đoàn con bỏ phép nhà,
Ðạo-đức buông trôi ngoài trí não,
Bực mình nên phải giáng lần ba.
* * *
Ba phen dạy biểu mấy muôn xe,
Khuyên nhủ người đời chẳng chịu nghe,
Ðổ máu cứu nguy hồn chủng loại,
Nhưng người độc-ác thiệt không dè.
* * *
Dè đâu nước đã ngập tràn then,
Sóng gió vùi chôn mịt tối đen,
Xông chiếc thuyền-từ ra cứu độ,
Trách đời sao cứ chịu ngu hèn.
Phú:
Ðời mạt hậu nên Phật, Tiên đồng giáng thế,
Ðem chơn-truyền mà phổ-tế mấy triệu ức sanh-linh,
Cuộc dinh-hư tiêu-trưởng, nào là người trí-huệ thông minh sao chẳng chịu bươn-bả đem mình ra khỏi.
Ôi! trò đời thấy thêm chán, chỉ tranh hay giỏi, ấy mà gọi rằng khôn.
Mấy muôn thu trí hóa lấp chôn, làm mờ ám điểm linh hồn, khó bảo tồn cho cơ thể.
Thi:
Thể-phách tinh-anh kẻ thoát trần,
Nương về cõi Thánh ẩn tu thân,
Cỗi rồi xác thịt muôn vàn nhẹ,
Hạnh phúc Ðạo hưng có mấy lần.
Giờ hôm nay, Thầy thấy các con có chí nhiệt thành, nên chi Thầy giáng minh lý Ðạo mà thức-tỉnh chúng-sanh trong giấc mộng. Các con phải biết rằng: Cái điểm linh quang rất quí-báu, các con không lo mà giồi-luyện cho tinh ba thì rất là uổng.
Ðời của các con chi là vinh-diệu, an-vui. Ðời đáng thị, đáng khinh mà các con mãi chôn mình trong vũng tanh hôi, ao nhơ bẩn. Các con vì phong trần đưa đẩy, bởi xác thịt nặng nề khó bề day trở, điểm linh-hồn các con nhập vào xác thịt bị Hậu-Thiên che lấp, ngũ-trược chận đè, không tu luyện khó mong thoát ra cho khỏi, bởi mang xác thịt; Mà hễ mang xác thịt nặng-nề này, tránh sao khỏi thất-tình lục- dục sai khiến.
Than ôi! Trong cơ thể con người vì bị thất-tình cám dỗ, lục-dục khiến sai, càng ngày càng yếu ớt, tuy nguơn-thần sáng suốt, ưa thanh-tịnh vô-vi nhưng bởi có thức-thần nên mới hai động tác, mà nguơn-thần thì thất chánh, còn thức thần lại đương quyền nó làm chủ nhơn thân, nên ưa sự này, muốn việc kia lăng-xăng rộn-rực, không cần Ðạo-đức, chẳng kể tinh-thần, chỉ chuộng thỏa-thích lòng vui của nó, nên nhiều khi nó giục con người làm chuyện quấy, điều hư, xấu-xa, đê-tiện, mà hễ nó sai khiến đặng thì nó lại còn khiến mãi không thôi. Nó chác lòng ác đức, gây chuyện bất-lương mà con người chỉ đùa theo nó mãi. Nó lại có quỉ thất-tình phụ sự, ma lục-dục giúp tay, nên chi mới có tội lỗi, mà hễ có tội lỗi phải chịu đọa-đày trong vòng quả-báo.
Thất-tình, lục-dục là mối loạn hằng ngày ở trong tâm trí, không phương trừ khử. Một đám giặc liệt-cường tài-trí đánh phá ruồng trong núi cao, non thẳm còn dễ trừ dẹp đặng, chớ mối loạn nơi tâm khó mà diệt đặng cho yên, nhứt là ma lục-dục: Nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý, nó phá hại hằng ngày.
Nhãn thì ưa màu sắc tốt đẹp.
Nhĩ thì thích nghe những giọng nói tao-nhã, thanh-bay.
Tĩ thì ưa mùi thơm, hơi ngọt.
Thiệt thích nếm vật lạ món ngon.
Thân thì mến vợ đẹp, hầu xinh, cả dục-tình, còn dâm niệm.
Ý lại tư tưởng việc vất-vơ, quấy-quá, mà nhất là Ý là mối hại cho con người. Nó tư tưởng sự này sang sự nọ, chuyện ấy hết đến chuyện kia. Nó sẹt vô, nhảy ra, lẹ làng không chi ngăn đón nó đặng. Nên mới cho nó là đứa ăn trộm tài nghề, xách món này, lấy vật nọ mà trước mắt muôn người có ai thấy.
Còn Thân, cái thân thể muốn được dâm-dục quá độ mới hao tốn nguơn-tinh, nguơn-khí, nguơn-thần.
Thiệt là lưỡi, miệng ham ăn món ngon vật lạ, đồ mỹ vị cao lương, nên phạm tội sát sanh mà sa đọa vào đường lục đạo.
Tĩ là mũi, mũi ưa thơm tho mới khiến lòng ham muốn.
Nhĩ là tai, tai nghe điều phi lễ,
Nhãn là mắt, mắt ngó thấy sự tốt đẹp màu sắc thì khiến lòng dục dấy lên.
Vậy thì: mắt thấy, tai nghe, mũi ngữi, miệng nếm, thân ham thì mới làm cho thần xao động, sanh lòng quấy quá. Vã lại lục dục là sáu con quỉ, tức là sáu đứa du côn, nhưng nếu biết cách thâu phục chúng nó đặng thì sáu con quỉ ấy trở nên lục thông là đắc Ðạo. Muốn thâu phục quỉ ấy phải làm cách nào?
Cần phải chủ cái Tâm, tâm cho thanh tịnh, định cái Trí, trí phải tự-nhiên. Lục dục được an, lục thần đầy đủ, hễ có lục dục thì có lục trần, mà có lục trần thì mới sanh lục tặc. Có lục tặc thì hại lục căn, lục thức, lục thần nên sa vào lục đạo. Ấy là kiếp con người không có nguơn-thần chấp chánh, để thức thần đương quyền thì dầu có sống, sống một cách vất vơ, như bù nhìn trơ trơ, để gió lay người đẩy.
Vậy con người cần phải phân biệt cái nào là nguơn thần, cái nào là thức thần, sự nào chơn, điều nào giả. Có khi thức thần tính làm chuyện quấy quá, tội tình, vô Ðạo-đức mà trong đó lại có nguơn-thần không chịu cho làm những chuyện quấy quá.
Nguơn-thần muốn làm điều ít lợi chung, còn thức thần thì toan bề ích kỹ.
Sự nào không cắn rức lương tâm là của nguơn-thần muốn vậy, còn sự nào nhức nhói lương tâm là của thức thần ham muốn, khiến sai.
Trong tâm con người có nguơn-thần và thức thần, khi thì muốn động tác lúc lại chịu vô-vi, ấy là hai điều khá chọn lựa. Phải biết nhơn tâm, đạo-tâm khác xa. Giả thân, chơn thân hai thứ.
Sao là chơn thân, giả thân? Ngoài cái giả thân này, còn một cái chơn thân khác nữa. Chơn thân ấy là chi? Là nhị xác thân vậy. Cái xác thân ấy vững bền muôn kiếp, sống mãi bằng Trời, không tử, không sanh, không thêm, không bớt. Luyện đặng cái chơn thân nầy thì trường sanh bất tử, khỏi chịu quả báo luân-hồi, đời đời, kiếp kiếp an hưởng vui chơi nên Bồng-Lai Tiên-cảnh, ấy là Chơn-Nhơn vậy.
Thầy thấy người đời hằng lầm tưởng cái giả thân (nhơn thân) này tu luyện đặng cầu bất tử, trường sanh. Khờ lắm thay! dạy lắm thay! Bởi câu chấp mà sa mãi tội tình, trầm luân muôn kiếp. Cái xác thân nặng nề, nhơ bẩn thối tha này còn ham hố làm chi? Cái điểm linh-hồn bị mang xác thịt này, chẳng khác chi bị núi Thái-Sơn dằn chận. Cái điểm linh-hồn ngày nào bỏ đặng xác thân này thì chẳng khác chi để gánh Thái-Sơn xuống vậy. Người tu hành đắc Ðạo không bao giờ chịu mang xác thịt này nhiều ngày. Ở thế, nó nặng nề lắm, đường xa muôn dặm vơi vơi, dầu dùng sức ngựa truy phong đi mãn kiếp cùn đời chẳng thấu, chớ linh hồn mà đặng bỏ xác thịt nặng nề này rồi thì trong bốn biển nháy mắt đến nơi tận chốn.
Linh-hồn ra khỏi xác thân này thì mừng vui khôn xiết, khoái lạc vô cùng, những linh-hồn nào còn nặng nghiệp quả tiền khiên phải chịu vâng theo Tạo-Công sai khiến, mượn xác thịt lập công, trả cho rồi nghiệp quả. Những Phật, Tiên ngày trước cũng dùng điểm linh-quang giáng thế, mượn xác thịt mà luyện đạo. Lấy nguơn-khí, nguơn-tinh hiệp cùng nguơn-thần tạo nên Tiên, Phật. Có nhị xác thân thì từ đó sắp sau mới là có thứ ngôi địa vị, chứ điểm linh-quang là một cái yến sáng mà thôi, nhưng cũng biết linh thông biến hóa.