Divo
06-03-2007, 08:48 AM
20 tháng 9 - Bính Tý (1936)
ÐẠI ÐẠO PHỤC HƯNG - CAO ÐÀI XUẤT THẾ
Thi:
CAO quá đỗi cao mấy kẻ tầm,
ÐÀI linh thần khí tụ nơi tâm,
THƯỢNG điền lập đảnh âm dương kết,
ÐẾ dĩ long thăng hổ giáng lâm.
Cười . . . Cuộc đời cay nghiệt, nhiều nỗi éo le, nạn nọ tai kia kế đến ngày tạo Thiên lập Ðịa. Máy hành tàng chưa thấu đáo, phép nhiệm mầu cơ Tạo đã bày ra. Ôi là thảm khổ cho đời sẽ chịu vùi chôn trong cuộc tang thương biến đổi.
Thầy nay giáng đàn là đem đôi lời Ðạo-đức giảng giải cho đời thức tỉnh giấc ngây ngần huỳnh-lương chi mộng.
Thi:
Ðại-Ðạo vô hình giục chúng-sanh,
Ðạo khai Thiên Ðịa Ðạo lưu hành,
Ðạo truyền xuống thế đời an trị,
Ðạo-đức năng tu quả vị thành.
Ðạo là vô-vi mà hữu tác. Ðạo có động mà có tịnh, để dưỡng dục chúng-sanh và lưu hành trong Càn-Khôn Vũ-Trụ. Cũng trong một "Lý" một "Khí" mà Ðạo đã tạo thành nghìn giống muôn vẻ. Ðạo lại lúc ẩn hồi bày, cứ biến hóa đổi thay, thiệt là toàn năng cơ mầu nhiệm.
Ðạo hay sanh mà hay sát, nhưng sanh hay sát cũng do tại lòng người đào tạo mà ra. Lắm khi nó ở chỗ gần mà người kiếm nơi xa, nó ở chỗ dễ mà người tầm nơi khó. Vả Ðạo không xa người, chỉ tại người thường xa Ðạo; mà hễ người xa cách Ðạo thì người khó sống đời. Ðạo lại vô ảnh, vô hình, vô thinh, vô xú, bởi vậy lắm khi người tầm không đặng, kẻ kiếm không ra đó cũng vì lúc nó lại, hồi nó qua, không bao giờ ngưng nghỉ.
Ðây Thầy giải sơ chỗ Ðạo vô-vi mà ứng lộ nơi hữu hình
Tại sao Ðại-Ðạo phục hưng -- Cao-Ðài xuất thế ?
Ðạo phục hưng là vì lòng bác ái, từ bi của Thầy thấy cuộc tuần huờn hầu mãn, cơ dĩ định cận kề, không lẻ để đám con thảy phải chung chịu trong cuộc tang điền thương hải, mà bị chôn lấp cả xác hồn, nên mới giáng thế phục hưng chơn truyền để chỉnh đốn đời u lệ trở lại đời Nghiêu, Thuấn, cho người người rõ Ðạo-đức tu hành, hầu thuận theo Thiên lý mà bỏ dữ làm lành và kềm nhơn dục để xa đường tội lỗi.
Ðạo lập ra cốt yếu để độ phần hồn của nhơn loại cho thoát khỏi chốn mê đồ, vòng tân khổ, nên mới gieo chơn truyền khắp chỗ, cốt tỉnh ngộ nhơn sanh.
Ðã biết rằng Ðạo là thanh thanh, tịnh tịnh, không ứng lộ ra ngoài, nhưng muốn lập giáo phải làm sao?
Phải bày cơ hữu hình để chỉ cho rõ lý mới được. Vậy cách lập giáo của Thầy cũng không chi lạ, chỉ noi theo Tam Giáo trước mà làm qui-cũ chuẩn-thằng rồi đem gồm về một mối chánh.
Tam-Giáo trước là: Nho, Thích, Ðạo vì hoằng khai cũng đã lâu đời, nên bị biến cãi mà thành thử phải thất chơn truyền làm cho sai lạc mất hết cả Thiên-cơ mầu nhiệm, bởi đó nhơn sanh tu tuy nhiều mà thành thì chẳng có.
Lại cũng bị thất truyền mà Tam-Giáo lần lần phải chịu lu lờ mờ mịt. Nẽo chơn không ai đến, đường chánh chẳng người đi, nên cỏ mọc, bìm leo, gai rào, cây lấp. Vì lẽ đó nhơn loại phải chịu mãi trong vòng dây luân-hồi tứ khổ, đày đọa mãi ở chốn trần ai. Nhơn sanh cũng vì vậy mà lần lần tiêu Ðạo-đức, phế tinh thần mới chuộng sự hữu hình, nên bày những âm thinh, sắc tướng. Không ai còn để chí, lưu tâm đến chỗ thâm huyền cao viễn, chỉ ưa sự dễ dàng, tạng thấy, tạng nghe, rồi cứ dẫy lòng nhơn dục tham mê, mới gây tội ác nặng nề, phải mang lấy sừng lông mà bị thối hóa lại súc sanh và luân-hồi lục-đạo.
Ba nhà Tôn-Giáo đã thất chơn-truyền:
1.- Ðạo THÍCH, Ðạo THIỀN bày dị đoan từ đời Thần-Tú làm mê hoặc chúng-sanh. Vậy cũng phổ độ, cũng giựt giành mà chỉ đem con người vào đường u ám, lạc lầm. Kinh sấm truyền lại mà không khảo cứu, kiếm tầm cho ra chơn lý, chẳng định trí tham-thiền, không gom thần nhập- định.
2.- Còn NHO-GIÁO, sau đời Mạnh-Tử, càng ngày càng lạc lầm, đường Thiên-lý chẳng cần, chỗ thâm nhiệm không rõ, chỉ học đặng khoe tài hay giỏi, dục lợi cầu danh, tổn nhơn ích kỷ chớ không chịu học để sửa mình, tầm hiểu cho tột cùng cái lý cao siêu huyền bí, cái cơ nguồn cội muôn loài.
Học là cốt để mở mang tinh-thần trí-hóa đặng trau giồi cho tận thiện, tận mỹ cái cơ hữu hình, chớ học mà để cầu vinh hay là mong mỏi đến quyền cao chức cả, ấy là người tiểu-nhơn hạ-trí, không biết cầu lấy cái cao siêu quí trọng, nhứt là Thiên-Chức mà Trời đã nấy trao cho.
Con người có hai cái phận sự: thứ nhứt là Thiên-Chức, thứ nhì là Nhơn-Tước. Thiên-Chức là cái chức vụ Thiên-nhiên của Trời phú cho người, còn Nhơn-Tước là cái tước phẩm phàm trần của người phong cho người.
Người quân tử bao giờ cũng cần phải trau giồi tánh cách cho hoàn toàn, đào luyện tinh thần cho thuần khiết, để lo cho tròn cái Thiên-Chức ấy. Vã con người hễ Thiên-Chức đã hoàn toàn thì Nhơn-Tước nào lại khó chi. Nhưng người đời lại hay có tánh ham ngọn mà bỏ gốc, nên hằng đem hết thần hồn mà say đắm về Nhơn-Tước chớ không còn nhớ đến cái Thiên-Chức chút nào. Ấy thiệt là đám hủ nho vậy.
3.- Còn ÐẠO-GIÁO là huyền bí, thậm chí ư huyền bí, chỉ có người bực thượng-trí mới thấu đáo chỗ căn nguyên, còn bực thường-nhơn hạ-trí thì rất khó thông cơ mầu nhiệm, bởi vậy mới hiểu lầm tưởng sái mà bày ra phép tắc, phù chú làm cho mê hoặc thói đời thêm hư phong tục, khiến người nhiễm lấy dị đoan nào là hô-phong hoán-võ, tróc quỉ, trừ ma, bày binh, bố trận, mới biến ra tả Ðạo bàng-môn, thiệt là rất hại.
Ngày nay Thầy đến đây đem ba nền Tôn-Giáo hiệp nhứt lại, tạo thành một Tòa lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu. Ba nhà Tôn Giáo ấy tuy đổ sập mặc dầu, nhưng Thầy cũng vì lòng từ bi, chọn lựa cái nào còn đúng đắn thì Thầy lấy, cái nào hư nát thì bỏ ra; như cột, kèo, xuyên, trinh, ngói, gạch, cái nào còn nguyên thì dùng, cái nào bể nát hay hư hao, bị mối ăn, sâu đục thì bỏ ra. Cây nào cong vạy thì uốn nó lại, trừ ra uốn không nổi mới bỏ. Thầy lấy các vật ấy ráp lại thành một Tòa ÐẠI-ÐẠO cho nhơn sanh sùng bái, tu hành là tòa nhà ngày nay Thầy lập thành đó.
Tại sao ba nhà Tôn Giáo đó phải bị siêu đổ? Là tại cái nền tảng không đặng cứng cát, vững vàng, cất ở trên nổng cát, bảo sao gió thổi không xiêu, giông to chẳng đổ. Chớ còn ngày nay Thầy đến đây lập một Tòa CAO-ÐÀI ÐẠI-ÐẠO thì trước hết Thầy đã biểu các con xây nền đấp móng dưới cho chặt chịa, vững vàng rồi mới cất Tòa nhà đồ sộ ấy lên, thì sẽ đặng bền vững lâu dài hơn ba nền Tôn-Giáo trước.
ÐẠI ÐẠO PHỤC HƯNG - CAO ÐÀI XUẤT THẾ
Thi:
CAO quá đỗi cao mấy kẻ tầm,
ÐÀI linh thần khí tụ nơi tâm,
THƯỢNG điền lập đảnh âm dương kết,
ÐẾ dĩ long thăng hổ giáng lâm.
Cười . . . Cuộc đời cay nghiệt, nhiều nỗi éo le, nạn nọ tai kia kế đến ngày tạo Thiên lập Ðịa. Máy hành tàng chưa thấu đáo, phép nhiệm mầu cơ Tạo đã bày ra. Ôi là thảm khổ cho đời sẽ chịu vùi chôn trong cuộc tang thương biến đổi.
Thầy nay giáng đàn là đem đôi lời Ðạo-đức giảng giải cho đời thức tỉnh giấc ngây ngần huỳnh-lương chi mộng.
Thi:
Ðại-Ðạo vô hình giục chúng-sanh,
Ðạo khai Thiên Ðịa Ðạo lưu hành,
Ðạo truyền xuống thế đời an trị,
Ðạo-đức năng tu quả vị thành.
Ðạo là vô-vi mà hữu tác. Ðạo có động mà có tịnh, để dưỡng dục chúng-sanh và lưu hành trong Càn-Khôn Vũ-Trụ. Cũng trong một "Lý" một "Khí" mà Ðạo đã tạo thành nghìn giống muôn vẻ. Ðạo lại lúc ẩn hồi bày, cứ biến hóa đổi thay, thiệt là toàn năng cơ mầu nhiệm.
Ðạo hay sanh mà hay sát, nhưng sanh hay sát cũng do tại lòng người đào tạo mà ra. Lắm khi nó ở chỗ gần mà người kiếm nơi xa, nó ở chỗ dễ mà người tầm nơi khó. Vả Ðạo không xa người, chỉ tại người thường xa Ðạo; mà hễ người xa cách Ðạo thì người khó sống đời. Ðạo lại vô ảnh, vô hình, vô thinh, vô xú, bởi vậy lắm khi người tầm không đặng, kẻ kiếm không ra đó cũng vì lúc nó lại, hồi nó qua, không bao giờ ngưng nghỉ.
Ðây Thầy giải sơ chỗ Ðạo vô-vi mà ứng lộ nơi hữu hình
Tại sao Ðại-Ðạo phục hưng -- Cao-Ðài xuất thế ?
Ðạo phục hưng là vì lòng bác ái, từ bi của Thầy thấy cuộc tuần huờn hầu mãn, cơ dĩ định cận kề, không lẻ để đám con thảy phải chung chịu trong cuộc tang điền thương hải, mà bị chôn lấp cả xác hồn, nên mới giáng thế phục hưng chơn truyền để chỉnh đốn đời u lệ trở lại đời Nghiêu, Thuấn, cho người người rõ Ðạo-đức tu hành, hầu thuận theo Thiên lý mà bỏ dữ làm lành và kềm nhơn dục để xa đường tội lỗi.
Ðạo lập ra cốt yếu để độ phần hồn của nhơn loại cho thoát khỏi chốn mê đồ, vòng tân khổ, nên mới gieo chơn truyền khắp chỗ, cốt tỉnh ngộ nhơn sanh.
Ðã biết rằng Ðạo là thanh thanh, tịnh tịnh, không ứng lộ ra ngoài, nhưng muốn lập giáo phải làm sao?
Phải bày cơ hữu hình để chỉ cho rõ lý mới được. Vậy cách lập giáo của Thầy cũng không chi lạ, chỉ noi theo Tam Giáo trước mà làm qui-cũ chuẩn-thằng rồi đem gồm về một mối chánh.
Tam-Giáo trước là: Nho, Thích, Ðạo vì hoằng khai cũng đã lâu đời, nên bị biến cãi mà thành thử phải thất chơn truyền làm cho sai lạc mất hết cả Thiên-cơ mầu nhiệm, bởi đó nhơn sanh tu tuy nhiều mà thành thì chẳng có.
Lại cũng bị thất truyền mà Tam-Giáo lần lần phải chịu lu lờ mờ mịt. Nẽo chơn không ai đến, đường chánh chẳng người đi, nên cỏ mọc, bìm leo, gai rào, cây lấp. Vì lẽ đó nhơn loại phải chịu mãi trong vòng dây luân-hồi tứ khổ, đày đọa mãi ở chốn trần ai. Nhơn sanh cũng vì vậy mà lần lần tiêu Ðạo-đức, phế tinh thần mới chuộng sự hữu hình, nên bày những âm thinh, sắc tướng. Không ai còn để chí, lưu tâm đến chỗ thâm huyền cao viễn, chỉ ưa sự dễ dàng, tạng thấy, tạng nghe, rồi cứ dẫy lòng nhơn dục tham mê, mới gây tội ác nặng nề, phải mang lấy sừng lông mà bị thối hóa lại súc sanh và luân-hồi lục-đạo.
Ba nhà Tôn-Giáo đã thất chơn-truyền:
1.- Ðạo THÍCH, Ðạo THIỀN bày dị đoan từ đời Thần-Tú làm mê hoặc chúng-sanh. Vậy cũng phổ độ, cũng giựt giành mà chỉ đem con người vào đường u ám, lạc lầm. Kinh sấm truyền lại mà không khảo cứu, kiếm tầm cho ra chơn lý, chẳng định trí tham-thiền, không gom thần nhập- định.
2.- Còn NHO-GIÁO, sau đời Mạnh-Tử, càng ngày càng lạc lầm, đường Thiên-lý chẳng cần, chỗ thâm nhiệm không rõ, chỉ học đặng khoe tài hay giỏi, dục lợi cầu danh, tổn nhơn ích kỷ chớ không chịu học để sửa mình, tầm hiểu cho tột cùng cái lý cao siêu huyền bí, cái cơ nguồn cội muôn loài.
Học là cốt để mở mang tinh-thần trí-hóa đặng trau giồi cho tận thiện, tận mỹ cái cơ hữu hình, chớ học mà để cầu vinh hay là mong mỏi đến quyền cao chức cả, ấy là người tiểu-nhơn hạ-trí, không biết cầu lấy cái cao siêu quí trọng, nhứt là Thiên-Chức mà Trời đã nấy trao cho.
Con người có hai cái phận sự: thứ nhứt là Thiên-Chức, thứ nhì là Nhơn-Tước. Thiên-Chức là cái chức vụ Thiên-nhiên của Trời phú cho người, còn Nhơn-Tước là cái tước phẩm phàm trần của người phong cho người.
Người quân tử bao giờ cũng cần phải trau giồi tánh cách cho hoàn toàn, đào luyện tinh thần cho thuần khiết, để lo cho tròn cái Thiên-Chức ấy. Vã con người hễ Thiên-Chức đã hoàn toàn thì Nhơn-Tước nào lại khó chi. Nhưng người đời lại hay có tánh ham ngọn mà bỏ gốc, nên hằng đem hết thần hồn mà say đắm về Nhơn-Tước chớ không còn nhớ đến cái Thiên-Chức chút nào. Ấy thiệt là đám hủ nho vậy.
3.- Còn ÐẠO-GIÁO là huyền bí, thậm chí ư huyền bí, chỉ có người bực thượng-trí mới thấu đáo chỗ căn nguyên, còn bực thường-nhơn hạ-trí thì rất khó thông cơ mầu nhiệm, bởi vậy mới hiểu lầm tưởng sái mà bày ra phép tắc, phù chú làm cho mê hoặc thói đời thêm hư phong tục, khiến người nhiễm lấy dị đoan nào là hô-phong hoán-võ, tróc quỉ, trừ ma, bày binh, bố trận, mới biến ra tả Ðạo bàng-môn, thiệt là rất hại.
Ngày nay Thầy đến đây đem ba nền Tôn-Giáo hiệp nhứt lại, tạo thành một Tòa lớn lao để đời đời kiếp kiếp cho nhơn sanh nương vào đó mà lánh cơn nạn khổ thảm sầu. Ba nhà Tôn Giáo ấy tuy đổ sập mặc dầu, nhưng Thầy cũng vì lòng từ bi, chọn lựa cái nào còn đúng đắn thì Thầy lấy, cái nào hư nát thì bỏ ra; như cột, kèo, xuyên, trinh, ngói, gạch, cái nào còn nguyên thì dùng, cái nào bể nát hay hư hao, bị mối ăn, sâu đục thì bỏ ra. Cây nào cong vạy thì uốn nó lại, trừ ra uốn không nổi mới bỏ. Thầy lấy các vật ấy ráp lại thành một Tòa ÐẠI-ÐẠO cho nhơn sanh sùng bái, tu hành là tòa nhà ngày nay Thầy lập thành đó.
Tại sao ba nhà Tôn Giáo đó phải bị siêu đổ? Là tại cái nền tảng không đặng cứng cát, vững vàng, cất ở trên nổng cát, bảo sao gió thổi không xiêu, giông to chẳng đổ. Chớ còn ngày nay Thầy đến đây lập một Tòa CAO-ÐÀI ÐẠI-ÐẠO thì trước hết Thầy đã biểu các con xây nền đấp móng dưới cho chặt chịa, vững vàng rồi mới cất Tòa nhà đồ sộ ấy lên, thì sẽ đặng bền vững lâu dài hơn ba nền Tôn-Giáo trước.