Divo
06-03-2007, 09:09 AM
ÔNG ĐỊA QUA CƠ BÚT CAO ĐÀI
Hôm nay là rằm tháng Chạp, chỉ còn nửa tháng nữa thôi là chúng ta lại cùng nhau đón một mùa xuân Đạo mới. Thật là nhanh quá phải không chư huynh tỷ đệ muội! Không khí mùa xuân đang đến ngày càng rõ nét, làm háo hức lòng người và đượm nét vui tươi trong sinh hoạt mỗi gia đình trong những ngày đón tết.
Đạo sự nơi các Thánh sở cũng dần tạm xếp lại để anh chị em cùng đón tiết xuân sang, hạnh hưởng một mùa xuân Đạo an lạc trong hồng ân của các Đấng trọn lành, chuẩn bị cho một năm Đạo mới, sứ mạng mới.
Theo truyền thống đón tết của dân tộc, nhà nhà đều có bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ và bánh mức; có tiếng pháo tạch đùng rộn rã khắp xóm. Làng xã thì đình đám, hội hè, múa lân, múa địa tạo nên không khí rộn ràng trong 3 ngày tết.
Trong bầu không khí đón xuân này, nghe tiếng trống múa lân “cắc tùng” cùng hình ảnh điệu bộ nhảy múa vui tươi của ông Địa trong văn hóa dân gian Việt Nam, làm chúng ta liên tưởng đến những lời thơ dí dỏm mà ông Địa hay gởi đến mỗi khi giáng đàn dạy Đạo. Hôm nay đạo đệ thật hân hạnh có dịp kể lại với chư huynh tỷ đệ muội vài câu chuyện xung quanh Đức Ngài trong Đạo Cao Đài vào những ngày cuối năm như hôm nay.
1. Ông Địa giáng đàn trong đạo Cao Đài từ khi nào?
Theo quyển Đạo Sử 1 của bà Đầu Sư Hương Hiếu còn lưu lại, lần đầu tiên có một vị xưng danh là Thổ Địa Tài Thần nhập cơ Xây Bàn là vào ngày 25 tháng 9 năm Aát Sửu (11 Novembre 1925).
Từ khi Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng chính thức sử dụng Đại Ngọc Cơ để dạy đạo cho quý vị bên nhóm Phổ Độ vào đầu năm 1926, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cũng như các quyển Thánh Ngôn sưu tập sau này của Tây Ninh, chúng ta không thấy có thêm bài nào của Đức Thổ Địa. Tuy nhiên, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng của Tây Ninh có ghi lại truyện sau: Thổ Địa Thần bảo vệ Đàn Cầu Kho như sau:
“Nhà ông Đốc Bản, buổi ban sơ trong thời kỳ khởi nguyên của Cao Đài Giáo, là một Nhà Đàn. (khi đó chưa có Thánh Thất) 1.
Năm 1926, một buổi nọ bổn đạo Đàn Cầu Kho chuẩn bị lập đàn cầu cơ trong đó có các vị: Đoàn Văn Bản, Vương Quang Kỳ, Huỳnh Trung Tuất v.v…
Cơ vừa chuyển, ngay lúc đó Thổ Địa Thần giáng cơ dạy rằng: “Chư nhu khá bình tâm nghe Địa ... Khoảng 5 phút nữa, mã tà Tây sẽ đến vây bắt. Chư nhu bình tĩnh, yên lặng. Việc ấy đã có Thiêng Liêng lo rồi.”
Ngay lúc đó, người cháu của ông Đốc Bản bỗng nhiên y bị mê man đứng chết trân tại chỗ. Rồi thình lình nhà đèn cũng cúp điện. Thời cơ đến, các vị liền xả đàn, ai nấy lặng lẽ ra về.
Khoảng 15 phút sau, có điện trở lại. Người cháu của ông Đốc Bản cũng tỉnh lại. Lính Tây vào Đàn quan sát không thấy chi khác lạ bèn rầy kẻ chỉ điểm, rồi cũng rút êm.
À! Hóa ra kẻ điềm chỉ là cháu ông Đốc Bản !!! Sau đó, y bị ông Bản đuổi đi, không cho ở đó nữa. Tuy nhiên, sau sự kiện đó, y đã ăn năn hối cải và xin nhập môn vào Đạo” 2
2. Ông Địa giáng đàn qua các chi phái nào?
Về sau qua các Thánh Giáo của các chi phái trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chúng ta có thể ghi nhận được sự hiện diện của một số Đấng Thiêng Liêng khi giáng cơ có xưng danh ĐỊA như: Môn Quang Thổ Địa, Nam Phương Thổ Địa Thần Kỳ, Thổ Địa Chánh Thần, Thần Hoàng Thổ Địa, Linh Quang Phước Thần, Linh Quang Phật Địa … nhưng phổ biến nhứt là Linh Quang Thổ Địa, … …
ông Địa đã giáng cơ qua các Ban Hiệp Thiên Đài từ Tây Ninh đến Chiếu Minh, Minh Thiện, rồi Tiên Thiên, Hội Thánh Truyền Giáo, Cao Đài Thống Nhứt, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Thánh Tịnh Thiên Trước, Ngọc Linh Thánh Tịnh, … …
3. Xưng Danh
Trong một số đàn, khi giáng cơ, Đức Linh Quang Thổ Địa không những không xưng tên, chỉ cho 4 câu thơ ẩn danh, mà còn cắc cớ đố bổn đạo giải nghĩa 4 câu thơ xưng danh mới biết được Ngài là ai, đúng là ông Địa– gần gũi và đầy dí dỏm. Thí dụ:
a. Đàn tại Thánh Tịnh Thiên Trước, Ô Môn Cần Thơ.
THI
“Lính tráng còn đây sắc bỏ đâu,
Quảng chi chẳng hỏi lại câu mâu;
Thô sơ hỏi lại tình sau trước,
Đi đến đại đồng ạ, Á, Âu.”
Giải:
Lính tráng còn đây sắc bỏ đâu,
(Chữ Lính, sắc bỏ, tức là bỏ dấu sắc còn lại chữ Linh)
Quảng chi chẳng hỏi lại câu mâu;
(Chữ Quảng: chẳng hỏi, không có dấu hỏi là chữ Quang)
Thô sơ hỏi lại tình sau trước,
(Chữ Thô: hỏi lại, nghĩa là mang lại dấu hỏi. Là chữ Thổ)
Đi đến đại đồng ạ, Á, Âu.
(Chữ Đi: đến … … đồng ạ, là chữ Địa)
b. Một lần khác, Ngài đố:
THI
“Hiển hách diệu huyền bút chuyển lai,
Ẩn trong ánh sáng rạng danh bai;
Ngũ hành lựa chọn đành ứng cuối,
Đối ngược Thiên đàng tại trước nay.
Vậy trung đàn hãy tìm xem danh hiệu Lão ẩn nghĩa trong bài thi. Nếu giải thích được rõ ràng từng câu thì cứ tọa an! Bằng không thì hãy cảm phiền quì đó! Sĩ Tải bình lại bài thi để tất cả cùng suy nghiệm!
(Bạch………….)
Khen thay! Khen thay! Hãy rót cho Địa một ly rượu đầy!
Đây! Ly rượu nầy Địa thưởng ban cho hiền đó! Cười! Cười!” 3
Giải: .
“Hiển hách diệu huyền bút chuyển lai”.
Hiển hách diệu huyền nghĩa là linh hiển. Lấy chữ Linh.
. “Ẩn trong ánh sáng rạng danh bai”
Ẩn trong ánh sáng ẩn nghĩa là quang minh. Lấy chữ Quang.
. “Ngũ hành lựa chọn dành ứng cuối”
Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) chọn … cuối. Lấy chữ Thổ.
. “Đối ngược Thiên đàng tại trước nay”
Đối ngược Thiên đàng là “Địa ngục”… trước nay là lấy chữ Địa.
4. Linh hiển diệu huyền
Trong dân gian, người kỉnh trọng tin tưởng ông Địa, mỗi khi mất vật gì mà tìm không ra thì van vái với Ngài xin giúp cho. Và quả thật, nhiều người đã tìm lại được và sau đó tạ ơn Ngài chỉ với nải chuối hay ít bánh quà đơn sơ.
Trong Cao Đài Giáo, sự linh hiển của Ngài đã được nhơn sanh tín hữu chứng nghiệm nhiều lần. Vài chuyện kể sau đây để minh họa.
Thử cơ bút
Câu chuyện như sau:
“Ông Bùi Thiện Lai (Thánh Danh Thiện Thông Tâm) thử cơ bút tại Thánh Tịnh Thiên Trước. Đàn Ngọ thời Rằm tháng 6 Quí Sửu 1973 như sau:
Ông dấu kín tờ phái qui y của bên Phật Thầy Tây An. Để lá phái trong khăn đống đội trên đầu rồi ông vào hầu đàn cơ. Đức Linh Quang Thổ Địa giáng đàn về minh việc nầy:
Thi Bài
Giục hồi chuông âm thinh tuông đổ,
Giục hồi kèn như chỗ oai linh;
Điểm xong ba tiếng thình lình,
Phút đâu đổi lại hậu tình thể nhiên.
Dùng một lối uy quyền trao lại,
Đáp cho người hầu phải noi theo;
Giờ đây chớ có ngặt nghèo,
Cang trường lao lý là treo danh mình.
Cũng có người vô tình khảo đạo,
Lại có điều thiện bảo nên chăng;
Địa đây nhận thấy biết rằng,
Với lòng thử thách trước đàn xét xem.
Vậy ai thử xin kèm lời nói,
Địa không thèm buộc trói bao giờ;
(Không có ai ra mặt và trả lời, thì Đức Linh Quang Thổ Địa dạy tiếp)
Thiện Tâm kêu gọi đơn sơ,
Cho lòng tin tưởng một tờ vô vi.
Thử Đồng Loan việc gì đó vậy,
Hàng chữ kia có phải vẹn toàn;
Cho là Phật Thầy Tây An,
Khăn kia liền giở ra làm thử xem.”
Ông Thiện Thông Tâm run rẩy đứng dậy tái xanh nét mặt, liền hai tay dỡ khăn đống, tờ giấy phái đạo cấp của bên Đức Thầy Tây An rớt ra, trước sự ngạc nhiên của bao nhiêu người hầu đàn đang chăm chú theo dõi. Đức Linh Quang Thổ Địa dạy tiếp:
Rồi đứng dậy đã kèm tờ giấy,
Hỏi thử lòng, lòng ấy toại nguyền;
Hỏi rằng tờ ấy linh thiêng,
Ra sao Địa giảng cho hiền tìm ra.
Đó là tờ của cha hiền sĩ,
Giao lại hiền cất kỹ linh thiêng;
Đến nay mới biết nhiệm huyền
Nên hiền thử thách, cũng phiền gắng lên.
Rồi sau này vững bền một mối,
Cứu bệnh tình nhờ bởi bùa linh;
Hiền ơi hãy khá nhận nhìn,
Địa còn thấu rõ muôn nghìn việc chi.”
b. Địa không ưa thịt gà
Có một người ngoài đời ở gần Thiên Lý Đàn Ô môn - Cần Thơ, nhà đàn của ông Nguyễn Kim Sanh (Thánh danh Thông Tâm, chức sắc Giáo Sư, là thân phụ của hiền hữu Nguyễn Kim Bia ở Ô môn hiện nay), thường đến nhà đàn nầy để hầu đàn cơ. Bà rất tin tưởng Ơn Trên.
Một bữa nọ bà về nhà nói lại với người chồng rằng: - Ông ơi! Tôi đi hầu đàn. Có một vị về đàn xưng danh là Linh Quang Thổ Địa, nói rất hay, việc gì cũng biết rõ hết.
Người chồng bảo: - Bà nói hay như thế, bây giờ tôi viết một “bức thơ” xin mách cho tôi mua một con đề (số đề), nếu trúng thì tôi mới tin.
Chồng viết xong bảo vợ khi nào đi hầu đàn thì đem theo, lén dỡ chân đèn mà dấu kín, không để ai hay biết !
Trong một buổi lập đàn, có Đức Linh Quang Thổ Địa về xưng danh rồi thì nói: “Hiền Thiện Mỹ, hãy lên Thiên Bàn, dỡ chân đèn lên lấy phong thơ gởi cho Địa. Hiền quì cầm giữ nó, chờ Địa phân trần xong rồi sẽ mở ra đọc”.
Sau đó Đức Linh Quang Thổ Địa cho bài thi:
Ớ muội Sen ! Lòng hiền muốn thử,
Rõ chánh tà căn cứ đạo gia;
Anh Địa vốn thật là ta,
Ở nơi Thiên Lý, thịt gà không ưa.
Nay Địa muốn cho vừa lòng muội,
Rõ chánh tà, cặm cụi lo tu;
Chánh tà hai nẻo xa mù,
Tu là đàng chánh, quyết tu đắc thành.
Phong thơ được mở ra và đọc lên. Trong thơ người chồng viết như vầy: “Kính gởi anh Địa! Anh có linh thiêng hộ độ cho tôi trúng được con đề 36 thì tôi cúng cho anh một con gà”.
Đạt Tường
1 Cho đến Rằm tháng 10 Bính Dần, Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, Thiền Lâm Tự ở Gò Kén Tây Ninh mới được khánh thành trở nên Thánh Thất Cao Đài đầu tiên.
2 Theo Khảo Luận Xây Bàn và Cơ Bút tr 62, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Ất Dậu 2005
3 Thiên Trước, 15.3 ẤT Mão (26.4.1975)
Hôm nay là rằm tháng Chạp, chỉ còn nửa tháng nữa thôi là chúng ta lại cùng nhau đón một mùa xuân Đạo mới. Thật là nhanh quá phải không chư huynh tỷ đệ muội! Không khí mùa xuân đang đến ngày càng rõ nét, làm háo hức lòng người và đượm nét vui tươi trong sinh hoạt mỗi gia đình trong những ngày đón tết.
Đạo sự nơi các Thánh sở cũng dần tạm xếp lại để anh chị em cùng đón tiết xuân sang, hạnh hưởng một mùa xuân Đạo an lạc trong hồng ân của các Đấng trọn lành, chuẩn bị cho một năm Đạo mới, sứ mạng mới.
Theo truyền thống đón tết của dân tộc, nhà nhà đều có bánh tét, bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ và bánh mức; có tiếng pháo tạch đùng rộn rã khắp xóm. Làng xã thì đình đám, hội hè, múa lân, múa địa tạo nên không khí rộn ràng trong 3 ngày tết.
Trong bầu không khí đón xuân này, nghe tiếng trống múa lân “cắc tùng” cùng hình ảnh điệu bộ nhảy múa vui tươi của ông Địa trong văn hóa dân gian Việt Nam, làm chúng ta liên tưởng đến những lời thơ dí dỏm mà ông Địa hay gởi đến mỗi khi giáng đàn dạy Đạo. Hôm nay đạo đệ thật hân hạnh có dịp kể lại với chư huynh tỷ đệ muội vài câu chuyện xung quanh Đức Ngài trong Đạo Cao Đài vào những ngày cuối năm như hôm nay.
1. Ông Địa giáng đàn trong đạo Cao Đài từ khi nào?
Theo quyển Đạo Sử 1 của bà Đầu Sư Hương Hiếu còn lưu lại, lần đầu tiên có một vị xưng danh là Thổ Địa Tài Thần nhập cơ Xây Bàn là vào ngày 25 tháng 9 năm Aát Sửu (11 Novembre 1925).
Từ khi Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng chính thức sử dụng Đại Ngọc Cơ để dạy đạo cho quý vị bên nhóm Phổ Độ vào đầu năm 1926, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cũng như các quyển Thánh Ngôn sưu tập sau này của Tây Ninh, chúng ta không thấy có thêm bài nào của Đức Thổ Địa. Tuy nhiên, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng của Tây Ninh có ghi lại truyện sau: Thổ Địa Thần bảo vệ Đàn Cầu Kho như sau:
“Nhà ông Đốc Bản, buổi ban sơ trong thời kỳ khởi nguyên của Cao Đài Giáo, là một Nhà Đàn. (khi đó chưa có Thánh Thất) 1.
Năm 1926, một buổi nọ bổn đạo Đàn Cầu Kho chuẩn bị lập đàn cầu cơ trong đó có các vị: Đoàn Văn Bản, Vương Quang Kỳ, Huỳnh Trung Tuất v.v…
Cơ vừa chuyển, ngay lúc đó Thổ Địa Thần giáng cơ dạy rằng: “Chư nhu khá bình tâm nghe Địa ... Khoảng 5 phút nữa, mã tà Tây sẽ đến vây bắt. Chư nhu bình tĩnh, yên lặng. Việc ấy đã có Thiêng Liêng lo rồi.”
Ngay lúc đó, người cháu của ông Đốc Bản bỗng nhiên y bị mê man đứng chết trân tại chỗ. Rồi thình lình nhà đèn cũng cúp điện. Thời cơ đến, các vị liền xả đàn, ai nấy lặng lẽ ra về.
Khoảng 15 phút sau, có điện trở lại. Người cháu của ông Đốc Bản cũng tỉnh lại. Lính Tây vào Đàn quan sát không thấy chi khác lạ bèn rầy kẻ chỉ điểm, rồi cũng rút êm.
À! Hóa ra kẻ điềm chỉ là cháu ông Đốc Bản !!! Sau đó, y bị ông Bản đuổi đi, không cho ở đó nữa. Tuy nhiên, sau sự kiện đó, y đã ăn năn hối cải và xin nhập môn vào Đạo” 2
2. Ông Địa giáng đàn qua các chi phái nào?
Về sau qua các Thánh Giáo của các chi phái trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chúng ta có thể ghi nhận được sự hiện diện của một số Đấng Thiêng Liêng khi giáng cơ có xưng danh ĐỊA như: Môn Quang Thổ Địa, Nam Phương Thổ Địa Thần Kỳ, Thổ Địa Chánh Thần, Thần Hoàng Thổ Địa, Linh Quang Phước Thần, Linh Quang Phật Địa … nhưng phổ biến nhứt là Linh Quang Thổ Địa, … …
ông Địa đã giáng cơ qua các Ban Hiệp Thiên Đài từ Tây Ninh đến Chiếu Minh, Minh Thiện, rồi Tiên Thiên, Hội Thánh Truyền Giáo, Cao Đài Thống Nhứt, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Thánh Tịnh Thiên Trước, Ngọc Linh Thánh Tịnh, … …
3. Xưng Danh
Trong một số đàn, khi giáng cơ, Đức Linh Quang Thổ Địa không những không xưng tên, chỉ cho 4 câu thơ ẩn danh, mà còn cắc cớ đố bổn đạo giải nghĩa 4 câu thơ xưng danh mới biết được Ngài là ai, đúng là ông Địa– gần gũi và đầy dí dỏm. Thí dụ:
a. Đàn tại Thánh Tịnh Thiên Trước, Ô Môn Cần Thơ.
THI
“Lính tráng còn đây sắc bỏ đâu,
Quảng chi chẳng hỏi lại câu mâu;
Thô sơ hỏi lại tình sau trước,
Đi đến đại đồng ạ, Á, Âu.”
Giải:
Lính tráng còn đây sắc bỏ đâu,
(Chữ Lính, sắc bỏ, tức là bỏ dấu sắc còn lại chữ Linh)
Quảng chi chẳng hỏi lại câu mâu;
(Chữ Quảng: chẳng hỏi, không có dấu hỏi là chữ Quang)
Thô sơ hỏi lại tình sau trước,
(Chữ Thô: hỏi lại, nghĩa là mang lại dấu hỏi. Là chữ Thổ)
Đi đến đại đồng ạ, Á, Âu.
(Chữ Đi: đến … … đồng ạ, là chữ Địa)
b. Một lần khác, Ngài đố:
THI
“Hiển hách diệu huyền bút chuyển lai,
Ẩn trong ánh sáng rạng danh bai;
Ngũ hành lựa chọn đành ứng cuối,
Đối ngược Thiên đàng tại trước nay.
Vậy trung đàn hãy tìm xem danh hiệu Lão ẩn nghĩa trong bài thi. Nếu giải thích được rõ ràng từng câu thì cứ tọa an! Bằng không thì hãy cảm phiền quì đó! Sĩ Tải bình lại bài thi để tất cả cùng suy nghiệm!
(Bạch………….)
Khen thay! Khen thay! Hãy rót cho Địa một ly rượu đầy!
Đây! Ly rượu nầy Địa thưởng ban cho hiền đó! Cười! Cười!” 3
Giải: .
“Hiển hách diệu huyền bút chuyển lai”.
Hiển hách diệu huyền nghĩa là linh hiển. Lấy chữ Linh.
. “Ẩn trong ánh sáng rạng danh bai”
Ẩn trong ánh sáng ẩn nghĩa là quang minh. Lấy chữ Quang.
. “Ngũ hành lựa chọn dành ứng cuối”
Ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) chọn … cuối. Lấy chữ Thổ.
. “Đối ngược Thiên đàng tại trước nay”
Đối ngược Thiên đàng là “Địa ngục”… trước nay là lấy chữ Địa.
4. Linh hiển diệu huyền
Trong dân gian, người kỉnh trọng tin tưởng ông Địa, mỗi khi mất vật gì mà tìm không ra thì van vái với Ngài xin giúp cho. Và quả thật, nhiều người đã tìm lại được và sau đó tạ ơn Ngài chỉ với nải chuối hay ít bánh quà đơn sơ.
Trong Cao Đài Giáo, sự linh hiển của Ngài đã được nhơn sanh tín hữu chứng nghiệm nhiều lần. Vài chuyện kể sau đây để minh họa.
Thử cơ bút
Câu chuyện như sau:
“Ông Bùi Thiện Lai (Thánh Danh Thiện Thông Tâm) thử cơ bút tại Thánh Tịnh Thiên Trước. Đàn Ngọ thời Rằm tháng 6 Quí Sửu 1973 như sau:
Ông dấu kín tờ phái qui y của bên Phật Thầy Tây An. Để lá phái trong khăn đống đội trên đầu rồi ông vào hầu đàn cơ. Đức Linh Quang Thổ Địa giáng đàn về minh việc nầy:
Thi Bài
Giục hồi chuông âm thinh tuông đổ,
Giục hồi kèn như chỗ oai linh;
Điểm xong ba tiếng thình lình,
Phút đâu đổi lại hậu tình thể nhiên.
Dùng một lối uy quyền trao lại,
Đáp cho người hầu phải noi theo;
Giờ đây chớ có ngặt nghèo,
Cang trường lao lý là treo danh mình.
Cũng có người vô tình khảo đạo,
Lại có điều thiện bảo nên chăng;
Địa đây nhận thấy biết rằng,
Với lòng thử thách trước đàn xét xem.
Vậy ai thử xin kèm lời nói,
Địa không thèm buộc trói bao giờ;
(Không có ai ra mặt và trả lời, thì Đức Linh Quang Thổ Địa dạy tiếp)
Thiện Tâm kêu gọi đơn sơ,
Cho lòng tin tưởng một tờ vô vi.
Thử Đồng Loan việc gì đó vậy,
Hàng chữ kia có phải vẹn toàn;
Cho là Phật Thầy Tây An,
Khăn kia liền giở ra làm thử xem.”
Ông Thiện Thông Tâm run rẩy đứng dậy tái xanh nét mặt, liền hai tay dỡ khăn đống, tờ giấy phái đạo cấp của bên Đức Thầy Tây An rớt ra, trước sự ngạc nhiên của bao nhiêu người hầu đàn đang chăm chú theo dõi. Đức Linh Quang Thổ Địa dạy tiếp:
Rồi đứng dậy đã kèm tờ giấy,
Hỏi thử lòng, lòng ấy toại nguyền;
Hỏi rằng tờ ấy linh thiêng,
Ra sao Địa giảng cho hiền tìm ra.
Đó là tờ của cha hiền sĩ,
Giao lại hiền cất kỹ linh thiêng;
Đến nay mới biết nhiệm huyền
Nên hiền thử thách, cũng phiền gắng lên.
Rồi sau này vững bền một mối,
Cứu bệnh tình nhờ bởi bùa linh;
Hiền ơi hãy khá nhận nhìn,
Địa còn thấu rõ muôn nghìn việc chi.”
b. Địa không ưa thịt gà
Có một người ngoài đời ở gần Thiên Lý Đàn Ô môn - Cần Thơ, nhà đàn của ông Nguyễn Kim Sanh (Thánh danh Thông Tâm, chức sắc Giáo Sư, là thân phụ của hiền hữu Nguyễn Kim Bia ở Ô môn hiện nay), thường đến nhà đàn nầy để hầu đàn cơ. Bà rất tin tưởng Ơn Trên.
Một bữa nọ bà về nhà nói lại với người chồng rằng: - Ông ơi! Tôi đi hầu đàn. Có một vị về đàn xưng danh là Linh Quang Thổ Địa, nói rất hay, việc gì cũng biết rõ hết.
Người chồng bảo: - Bà nói hay như thế, bây giờ tôi viết một “bức thơ” xin mách cho tôi mua một con đề (số đề), nếu trúng thì tôi mới tin.
Chồng viết xong bảo vợ khi nào đi hầu đàn thì đem theo, lén dỡ chân đèn mà dấu kín, không để ai hay biết !
Trong một buổi lập đàn, có Đức Linh Quang Thổ Địa về xưng danh rồi thì nói: “Hiền Thiện Mỹ, hãy lên Thiên Bàn, dỡ chân đèn lên lấy phong thơ gởi cho Địa. Hiền quì cầm giữ nó, chờ Địa phân trần xong rồi sẽ mở ra đọc”.
Sau đó Đức Linh Quang Thổ Địa cho bài thi:
Ớ muội Sen ! Lòng hiền muốn thử,
Rõ chánh tà căn cứ đạo gia;
Anh Địa vốn thật là ta,
Ở nơi Thiên Lý, thịt gà không ưa.
Nay Địa muốn cho vừa lòng muội,
Rõ chánh tà, cặm cụi lo tu;
Chánh tà hai nẻo xa mù,
Tu là đàng chánh, quyết tu đắc thành.
Phong thơ được mở ra và đọc lên. Trong thơ người chồng viết như vầy: “Kính gởi anh Địa! Anh có linh thiêng hộ độ cho tôi trúng được con đề 36 thì tôi cúng cho anh một con gà”.
Đạt Tường
1 Cho đến Rằm tháng 10 Bính Dần, Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, Thiền Lâm Tự ở Gò Kén Tây Ninh mới được khánh thành trở nên Thánh Thất Cao Đài đầu tiên.
2 Theo Khảo Luận Xây Bàn và Cơ Bút tr 62, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, Ất Dậu 2005
3 Thiên Trước, 15.3 ẤT Mão (26.4.1975)