Dan Lee
06-05-2007, 10:01 PM
Title:NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945
Tác giả:HƯƠNG VĨNH Nhà Văn
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Năm Ất Dậu 2005 đánh dấu 60 năm chẵn, kể từ khi nạn đói khủng khiếp xảy ra vào đầu năm At Dậu 1945. Vi nạn đói khủng khiếp đó xảy ra trong khung cảnh thế chiến II nên không một tài liệu nào được lưu lại. Ngay cả số người chết đói cũng không để lại một dấu vết thống kê nào. Những ý kiến của các học giả ghi nhận dưới đây phần lớn phát xuất từ ký ức họ hay nghe những người đáng tin cậy kể lại. Tất cả những vị nầy lúc thiếu thời đã kinh qua nạn đói đó. Và những điều họ trích dẫn – nhất là tổng số người chết đói - mức độ chính xác đến đâu cũng không thể kiểm chứng được.
Cả miền Bắc Việt-Nam lúc bấy giờ – khoảng cuối năm 1944 đến giữa tháng 5 năm 1945 – đã phải gánh chịu quốc nạn nầy. Số người chết đói ước độ trên dưới hai triệu người, so với khoảng gần hai mươi lăm triệu đồng bào lúc bấy giờ, tức gần một phần mười dân số. Riêng đối với Bắc kỳ vào thời điểm đó có trên sáu triệu dân: như vậy tỷ lệ số người chết đói lên đến một phần ba. Ai là người chịu trách nhiệm về tội ác ghê gớm nầy?
Thi sĩ Bàng Bá Lân (1) đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau:
“Năm At Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu đầy đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!”
Trong thiên hồi ký ngày 12-11-2004 (2) viết tại Dayton, Ohio, giáo sư Đỗ Hữu Nghiêm đã ghi nhận:
Kỷ niệm 60 năm nạn đói khủng khiếp 1945 mà dân chúng Việt-Nam ở đồng bằng Bắc kỳ phải gánh chịu, chúng ta cũng nên ôn lại sự kiện đau thương đó đối với số phận đất nước trong bối cảnh Thế Chiến II (1939-1945). Ngoài nạn đói, cộng đồng Việt-Nam còn phải chịu biết bao tai ương khác như một cổ đôi tròng (Pháp-Nhật), các lực lượng phe phái kháng chiến tranh giành ảnh hưởng, bom đạn khắp nơi của các bên lâm chiến (quân đội Đồng Minh và Phe Trục), mối đe dọa hằng năm của cảnh lụt lội và vỡ đê ở hệ thống sông Hồng. Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Việt lại chịu một tai nạn thảm khốc như thế về số người tử nạn và qui mô của vùng bị tai nạn.
Nếu nói trận đói năm At Dậu là một tai nạn nhân văn, chết người tập thể vô tiền khoáng hậu cũng không ngoa, vì có lẽ chỉ thua kém những thiệt hại về nhân mạng và tài sản của cuộc chiến hai phe Quốc-Công từ năm 1945-1975, trải dài 30 năm. Nhưng về số người bị nạn xảy ra trong một thời gian kỷ lục thì sự kiện Nạn Đói năm At Dậu vẫn độc nhất vô nhị cho đến nay.
DIỄN TIẾN QUI MÔ NẠN ĐÓI
Tình hình chung ở miền Bắc Việt-Nam
GS Lưu Công Thành cho biết những tháng đầu năm 1945, trên các nẻo đường chính ở những đô thị lớn tại miền Bắc, hằng đoàn người già trẻ, lớn bé thất thểu dắt díu nhau đi cầu thực, tất cả chỉ còn da bọc xương…Ở một vài nơi có Hội từ thiện tổ chức phát cháo cứu trợ, nhưng có người nhận cháo rồi vẫn lăn ra chết vì quá kiệt sức! Thật là một cảnh tượng thương tâm…
Thời điểm xảy ra nạn đói nhằm vào mùa đông nên cứ mỗi đêm sáng ra lại có thêm rất nhiều người là nạn nhân của tử thần. Người chết nhiều đến nỗi Sở Vệ Sinh và Bệnh Viện thành phố phải thuê xe bò đi hốt xác và cho nhiều đơn vị tư nhân đấu thầu việc nầy. Hậu quả là dân chúng một số nơi đó gần như giảm đi quá nửa, một phần chết đói tại sinh quán, một phần bỏ làng ra đi rồi không bao giờ trở về nữa.
Tất cả dẫn đến tình trạng thiếu hụt sức lao động và ruộng canh tác bỏ hoang rất nhiều. Chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nặng, gia súc (kể cả chó) không còn bao nhiêu do bị giết chết để lấy thịt! Thậm chí có một số câu chuyện kể lại đã có hiện tượng bắt cóc trẻ con để lấy thịt. Một nhân viên tại Sở Cảnh Sát Hải Phòng thừa nhận như vậy, tuy nhiên chính quyền không xét xử công khai vì sợ lòng dân hoang mang.
Những người đói rách đi nhan nhản kiếm ăn vì thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo, rồi dần dần chết lả vì đói ở các cánh đồng và đường làng khắp nơi trong các tỉnh phường xã làng xóm ở nông thôn và thành phố. Có nơi, người đói còn vào cướp phá kho chứa lúa gạo của người giàu trong làng. Ngoài người cư ngụ sinh sống từ trước tại vùng đồng bằng miền Bắc, còn có nhiều người từ miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đi ra ăn xin.
Nạn đói ở Hà Nội
Theo GS Đỗ Hữu Nghiêm thì tại Hà Nội, nhiều xác người chết đói nằm ngổn ngang trên các đường phố. Mỗi sáng sớm người ta phải đem xe bò chở những xác chết đó đi chôn. Có người đi ăn xin, đói lả giữa phố, đêm đến, nằm dựa lối cửa ra vào hay bờ tường các căn phố. Nhiều người sáng sớm vừa mở cửa thì xác chết đổ kềnh sang một bên, có khi ngã lăn vào phía bên trong nhà, khiến người nhà kinh hồn khiếp vía!
Ở Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chú chủng sinh, các chú được nhà trường cho ăn mỗi ngày chỉ có một bữa tạm no với môt chén cơm đầy, còn hai bữa kia, ăn cháo với cám xay. Có chú tuy đói, nhưng cũng không chịu ăn cám, vì khó nuốt, đã đổ đi hết. Thực ra Ban Giám Đốc Tràng Tập cho các chú ăn cháo với cám, vì muốn cho có đủ chất bỗ do cám mang lại.
Tình hình đói ở Hà Nam
Tại quê quán của GS Đỗ Hữu Nghiêm là làng Hòa Khê, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, khu vực giáp ranh với huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội 45 cây số, bày ra cảnh thương tâm của những người đói ăn, thiếu ruộng cày, phải đi lang thang xin ăn. Khi không thể xin ăn được, người đói lả nằm ngã lăn bừa bãi khắp nơi ở giữa hay bên đường, trên đồng ruộng, trước cửa nhà, đủ kiểu mòn mỏi, rồi chết tất tưởi trong tình cảnh tứ cố vô thân, rách rưới. Số người chết đông đảo đến nỗi chôn không xuể, khiến bị nhiễm trùng và có nơi đã bị ôn dịch.
Ở bên kia con sông đào đầu làng Hòa Khê, nối sang đồng ruộng là Tè Mũ, Mai Trang, Thần Nữ có một cây cầu tre. Rất nhiều người chết la liệt ở cả hai bên sông. Những người còn khỏe mạnh rủ nhau đi sang bên đó thu lượm những xác chết còn lại, đào vội một hố lớn không sâu lắm ở cạnh cầu và đem chôn vùi như ma đuổi trong chiếc hố tập thể. Trong số đó có cả những người còn ngắc ngoải, chưa chết hẳn, còn rên lên: “Đừng chôn sống chúng tôi, để chúng tôi chết hẳn đã”. Bất chấp những lời than vãn đó, những người còn khỏe mạnh cứ lấp đất vội vàng trên những thân thể còn chút hơi sống đó và tiếng kêu chỉ tắt hẳn cho đến khi những tảng đất định mệnh bên bờ sông được lấp đầy!
Hình ảnh đó ám ảnh đám trẻ con nhiều tháng trời và mùi hôi trong nấm mồ tập thể xông lên…đến tận giấc mơ hãi hùng trên giường ngủ, trong những câu chuyện rùng rợn hù dọa nhau trên cửa miệng mọi người hằng ngày. Những người giàu tưởng tượng còn đe dọa nhau, kể chuyện nghe thấy những tiếng khóc nỉ non rưng rức của oan hồn những người bị chôn sống mỗi lần đi qua cây cầu tre vắt ngang qua con sông đào cô quạnh đó.
Cũng đầu cầu tre bên làng, có một thanh niên gần chết nằm im lìm đầu xóm ngay giữa ngã ba đường vì không còn hơi sức cử động. Đám trẻ tinh nghịch trong làng chạy đến xúm xít bu quanh xem người nằm đói đang hấp hối. Đó là một thanh niên còn trẻ nhưng trông như một ông già, quần áo tả tơi, rách nát, nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương, để lộ cả phần thân mình phía dưới. Một đứa trẻ tinh quái, nghịch độc, bẻ một cành tre rồi đâm thọc. Thân thể đáng thương kia chỉ giật giật nhè nhẹ, chắc có vẻ đau đớn mà không phản ứng gì được. Một chú bé đứng gần đó bịt mặt, với đôi mắt đỏ hoe sợ hãi vội quay đi, chạy trốn về nhà.
Cảnh đói ăn ở Thái Bình
Giám Mục Bùi Tuần kể lại (3): chiều hôm ấy, đi bộ từ Thái Bình về Thượng Phúc. Đường vắng, thỉnh thoảng gặp những thân người tuy ốm o, lê bước, ngẩn ngơ, mệt mỏi, đi kiếm ăn. Họ đi một mình hay đi chung gia đình, tìm bới kiếm ăn ở những đám cỏ hay những đống rác bụi cây.
Đến gần một bờ sông, Giám Mục Bùi Tuần thấy ba người gầy guộc nằm bất động. Một phụ nữ trẻ tuổi tuy đã chết, tay vẫn còn ôm đứa con nhỏ cũng đã chết, nhưng miệng vẫn còn ngậm vú mẹ. Một người đàn ông trẻ tuổi nằm sát bên đứa nhỏ đã chết, nhưng tay anh như đang cố với tìm chiếc chiếu rách cạnh bên, để đắp cho vợ con. Anh ngấp ngoái chết!
Theo GS Lê Văn Lăng, vào thời điểm đó Thái Bình được mệnh danh là “vựa lúa” của miền Bắc với những cánh đồng “cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”. Nhưng trớ trêu thay, chính ở trên mảnh đất phì nhiêu đó, cái đói đến với tầng lớp “lê dân” mới thật dữ dội kinh khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng bình thường của con người. Tất cả những gì ăn được người ta đã ăn hết rồi, đến lượt gia súc chó mèo cũng phải “hy sinh” cho bao tử của chủ.
Sau khi không còn gì bỏ vào bụng nữa, người dân lam lũ bắt đầu ùn ùn kéo nhau vào trung tâm thị xã với áo quần rách rưới. Có người gần như trần truồng, vì đã bán những bộ áo quần lành lặn để đổi lấy gạo ăn. Cái đói cái rét như cắt thịt thúc giục họ tiến bước về phía trước. Những người đói quá lả gục xuống để rồi không bao giờ trỗi dậy nữa. Hai bên đường, thây người chết đói ngã ra như rạ. Dù vậy, họ vẫn đổ xô về thị xã Thái Bình bất chấp một vòng đai linh tráng bao quanh khu vực thị xã ngăn cản.
Thời điểm đó, GS Lê Văn Lăng dạy học ở trường tư thục Pascal. Hôm nào đến trường, giáo sư cũng nhặt được hai ba xác trẻ em đã chết cóng từ đêm trước và cùng với học sinh, mang đi chôn sau trường.
Nạn đói ở Kiến Xương
Một hôm, GS Lê Văn Lăng đi qua Kiến Xưong, bắt gặp một người đàn ông có dáng dấp lực điền đang gánh một gánh khá nặng, phía trên đậy một chiếc nón lá rách. Bỗng nghe có tiếng như âm thanh của trẻ sơ sinh. Thì ra trong thúng có khoảng chục em bé mới sinh còn đỏ hỏm mà vài đứa đã chết. Người đó gánh chúng từ một vùng làng xa xôi định đến Duyên Hà gởi cho các bà phước từ thiện chuyên nuôi trẻ em mồ côi ở cách đó ba mươi cây số. Nhưng nhà nuôi trẻ đã đóng cửa từ lâu!
Tại chợ Kiến Xương lúc bấy giờ, rất nhiều xác chết nằm la liệt, trong số đó có một phụ nữ đã chết không biết từ bao giờ, nhưng đứa con vẫn còn sống, đang bám vào ngực mẹ mà bươi bươi đôi vú một cách cuống quýt rồi nhai lấy nhai để không thôi. Sau đó vài giờ em bé cũng chết, để theo kịp mẹ về nơi chín suối hầu thoát khỏi cuộc đời khổ đau nầy!
Một bữa nọ GS Lê Văn Lăng có dịp đi ngang qua Cầu Bo thấy có vẻ khác lạ ở đầu cầu, người ta tò mò đến xem. Thì ra có khoảng ba bốn gia đình đang luộc thịt những người hàng xóm để ăn, xương tay xương chân vứt ngang bên cạnh!
Ban đêm mùa đông rét mướt lạnh lẽo, thỉnh thoảng nghe tiếng ré lên của trẻ con. GS Lê Văn Lăng phóng vội ra ngõ với cây đèn bão trên tay, bắt gặp xác đứa trẻ bị người lớn hút máu nóng với que tre cắm trong cuống họng.
Cảnh phát bánh chưng ở Thái Bình
Một ông phú hộ trong vung giúp cho nhóm từ thiện của GS Lê Văn Lăng mười tạ gạo nếp để gói bánh chưng phát cho những người đói ăn, nhân dịp Tết nguyên đán 1945 gần kề. Rồi có nhiều người tham gia, kẻ góp của, người giúp công… để làm việc lợi ích cho cộng đồng. Chiến dịch “làm và nấu bánh chưng” thu hút hơn 500 người tự nguyện gói bánh chưng và đã “sản xuất” được hơn 6.500 bánh mà mỗi bánh nặng khoảng một kilô.
Sau khi công việc nấu bánh chưng hoàn tất thì chuyện nhỏ “phân phát bánh” cho những người thực sự đói ăn đã trở nên một vấn đề nghiêm trọng. Người ta nghĩ cách đem bánh chưng ra khu nghĩa địa rồi chỉ mở hé cổng cho từng người vào thôi. Người nào được phân phát bánh chưng sẽ đánh dấu + trên tay. Ban đầu công việc có vẻ suông sẻ và trật tự, vì chưa có nhiều người biết.
Nhưng độ nửa giờ sau, thật quá đỗi kinh hoàng khi nghe thấy tiếng chạy của hàng ngàn người từ các làng lân cận kéo đến, vừa chạy vừa la: “Phát bánh chưng chưa! Phát bánh chưng chưa!” với âm thanh ồn ào và náo nhiệt chưa từng thấy. Họ leo tường vào nghĩa địa một cách chóng vánh. Rồi hàng nghìn người chen chúc dẫm đạp lên nhau và dẫm lên cả bánh chưng. Tiếng người gọi nhau ơi ới lẫn tiếng khóc thét của trẻ con trong khu vực nghĩa địa mênh mông đó.
Khi đám đông rút đi, dưới mặt đất nào là bánh chưng bị dẫm đạp nát nhoẹt, có vài ba xác trẻ em bị chèn đè dẫm đạp đến chết. Khi còn lại vài bánh chưng người ta phát cho các em quá đói, gầy gò trần trụi đứng ngoài giơ tay xin. Chúng vồ lấy ăn ngấu nghiến cả lá gói.
Lúc bấy giờ các nhà giáo phải nhờ đến ông Đốc Quýnh là một viên quan trông coi về giáo dục toàn tỉnh Thái Bình. Sáng hôm sau, ông Đốc Quýnh đóng bộ veston cà vát cẩn thận có batoong bên cạnh, còn bà vợ thì mặc áo dài. Hai người đi trên hai chiếc xe kéo rất sang trọng và chất lên mỗi xe độ 50 bánh chưng rồi lên đường trực chỉ các làng xa xôi ở ngoại thành. Khi chỉ đi ra ngoại thành được non nửa cây số, xe của quan Đốc và phu nhân bị đám đông níu kéo lại.
Khi nghe tiếng la réo: “Phát bánh chưng! Phát banh chưng!” vang lừng từ đầu thôn đến cuối xóm, quan Đốc điên tiết lên, dùng batoong phất lia lịa vào đám đông để mở đường. Nhưng xe vẫn không thể nào tiến đi được vì bị bao vây bởi hàng trăm con người rách rưới đói khát đã lâu ngày. Họ dẫm đạp, chen lấn, dày xéo lên nhau để cướp giật bánh chưng.
Khi tàn cuộc “phát bánh chưng bất đắc dĩ”, hai chiếc xe kéo sang trọng đã bị gãy nát thảm thương. Hai ông bà quan Đốc thì quần áo rách bươm, măt mày bùn đất bê bết ngao ngán lắc đầu. Bánh chưng thì rơi nhão nhoẹt lẫn với bùn đất. Anh đánh xe thì mặt mũi bầm tím, cọng thêm xác vài ba đứa trẻ kiệt sức vì bị dẫm đạp trong cơn hỗn loạn. Kể từ hôm đó không ai thấy tăm dạng ngài Đốc Quýnh đâu nữa.
Tình hình nạn đói ở Ninh Cường
Ninh Cường cách Trung Linh, Bùi Chu khoảng hai mươi cây số đường bộ, nằm ở giữa vùng Đồng Bằng Bắc Việt. GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết, theo lời kể lại của linh mục Vũ Minh Thái: ở Nhà Chung Ninh Cường lúc đó mọi người chỉ được ăn một bữa. Trên nhiều đường trong bờ ruộng làng, Nhà Chung cùng với dân làng đựng lên nhiều lều tranh tạm trú cho những người từ các làng quê kéo đến xin ăn. Lúc đó quân đội Nhật, dưới áp lực súng ống lưỡi lê, ra lệnh cho tất cả các nông gia phải đóng thuế bằng hiện vật, tức phải gánh hết thóc trong nhà đổ vào các kho chứa của nhà nước.
Có cả trăm người lết đến khu vực Nhà Chung Ninh Cường tạm trú trong các lều tranh bên vệ đường có dựng lều. Nhà Chung cho nhà bếp nấu cháo, phân phát cho những người đói ăn. Có người ăn được bát cháo hôm trước thì hôm sau lăn đùng ra chết. Người chết xếp chồng lên nhau cả hàng chục hàng trăm không đếm cho xiết.
Người trong làng, ai còn khỏe mạnh thì thường rủ nhau ra cánh đồng đào những hố lớn rồi ném chôn vùi xác chết xuống vội, lấp đất sơ sài, vì số người chết quá đông chôn không kịp. Mùi hôi thối của xác chết bốc lên nồng nặc mấy tháng trời.
Một kịch bản thảm thương, nghịch lý, nhưng lại rất khoa học xảy đến trước sự chứng kiến của những người còn cơ may sống sót, nhất là các nông dân: các vụ trồng lúa năm sau lại tươi tốt và thu hoạch nhiều vô số kể hơn bao giờ hết, chắc nhờ nhiều xác chết đã thối rữa thành phân bón hảo hạng cho đồng ruộng ngập nước!
Nếu người Nhật Bản còn thống trị châu Á Thái Bình Dương sau ngày 15/8/1945, thì chính họ phải trở thành những kẻ khai thác xác người tinh vi tàn bạo chẳng khác nào quân phát xít Đức khai thác các mạng người trong thế chiến thứ II ở các trại giam và lò thiêu người bên châu Au! Ngày 28/01/2005 vừa qua đánh dấu 60 năm chẵn kể từ ngày 28/01/1945 là ngày mà quân đội Đồng Minh đổ bộ lên Au châu để giải phóng dân chúng nói chung và nhất là người Do-Thái nói riêng khỏi nạn diệt chủng do bọn quân phiệt Đức chủ xướng.
NGUYÊN NHÂN XẢY RA NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và phân tích về các nguyên nhân dẫn đến nạn đói năm 1945, người ta thấy có nhiều tình tiết phức tạp.
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết trong bối cảnh thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương từ năm 1941 với những toán quân tuần tiêu từ Trung quốc xung đột với quân Việt Pháp ở đồn Tà Lùng, cửa ngõ vào Lạng Sơn, từ năm 1940. Nếu chiếm đóng Lạng Sơn, con đường vào sâu trong đồng bằng miền Bắc Việt Nam kể như bỏ ngỏ. Từ Lạng Sơn, người ta chỉ cần di chuyển 120 cây số là đến Hà Nội, trung tâm điểm vùng Đồng Bằng Bắc Việt.
Ngoài ra Quân Phiệt Nhật buộc nông dân phải nộp hết thóc lúa theo lệnh “Thiên Hoàng” rồi lại cưỡng ép phá hoại trồng lúa trong vụ Đông Xuân năm ấy để dành đất đai trồng đay làm công sự chiến đấu chống lại quân Đồng Minh. Lại thêm hạn hán hoành hành khắp nơi, đất đai thiếu nước khô nức nẻ ra từng mảng, cây trái xơ xác, ruộng vườn hoang vắng tiêu điều.
Chính các diễn biến chiến tranh tích lũy từ những năm đầu thập niên 1940 cùng với những thiên tai đã đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết ít nhất hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung ra tới Đồng Bằng Bắc Kỳ.
Về phía người Nhật
Đối với GS Trần Gia Phụng, có nhiều nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945 tại Bắc Việt, trong đó nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chính sách Nhật Bản áp dụng tại Việt Nam trong thế chiến II (1939-1945).
Trong tập tài liệu "Chiến tranh châu Á trong tiềm thức của chúng ta", ông Yoshizawa Minami một người Nhật Bản đã viết:
"...Tình hình khu vực Việt Nam thật đặc biệt do sự có mặt thường xuyên của 80 ngàn quân ta và 200 ngàn lực lượng hậu cần đã khiến tình trạng kinh tế ở đây hỗn loạn đến cực độ...
"...Đông Dương có vị trí then chốt đối với Nhật Bản về lương thực. Ngoài lượng gạo nhập khẩu vào Nhật, quân đội Nhật còn rất cần một trữ lượng gạo lớn lao để tiếp tế cho các mặt trận đang lan rộng khắp Á Châu và khu vực Thái Bình Dương. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây nạn chết đói cho hai triệu người Việt năm 1945..."(4)
Theo các GS Đỗ Hữu Nghiêm và Lê Văn Lăng, khi chiếm đóng Đông Dương, quân đội Nhật muốn chọn Việt-Nam, đặc biệt Nam Kỳ, như một bàn đạp hậu cần để tiến xuống vùng hải đảo. Do đó, quân đội Nhật không những tận thu các sản phẩm lúa gạo, cao su và nhiều tài nguyên kỹ nghệ nông nghiệp khác, mà còn bắt nông dân Việt-Nam phải phá bỏ các ruộng lúa mà trồng đay lấy sợi làm bao chứa gạo vận chuyển tiếp tế cho các hải đảo vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và cả Úc châu nữa.
Còn GS Trần Gia Phụng cho biết vào thời điểm đó, quân đội Nhật hiện diện tại Việt Nam và Đông Nam Á càng ngày càng đông. Do đòi hỏi của Nhật Bản, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh một cách độc đoán buộc nông dân phải thay đổi cách thức canh tác, từ độc canh cây thực phẩm, qua đa canh vừa cây thực phẩm, vừa cây kỹ nghệ. Nói cách khác, người Pháp buộc giới nông gia Việt Nam phải bỏ bớt các cánh đồng lúa để trồng bông vải, đay, gai, cây có dầu.
Những cây kỹ nghệ nầy vừa để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của Đông Dương vì đường nhập cảng từ Pháp gặp khó khăn, vừa để cung ứng cho thị trường Nhật Bản do áp lực của quân phiệt Nhật. Ngày 4-8-1943, báo Lục Tỉnh Tân Văn loan tin rằng Nhật Bản yêu cầu trồng cây gai ở Bắc Kỳ và dự tính tăng diện tích trồng gai lên tới 10.000 mẫu để có thể sản xuất 2.600.000 chiếc bao gai.
Trong vòng ba năm, diện tích trồng cây kỹ nghệ gia tăng gấp hai trên toàn cõi Đông Dương, từ 88.200 mẫu năm 1942 lên đến 154.517 mẫu năm 1944. Riêng tại Bắc Việt, diện tích nầy tăng hơn gấp hai, từ 18.850 mẫu năm 1942 lên đến 42.546 mẫu năm 1944.
Những hoa màu chính giảm xuống nhiều, vì đất đai phì nhiêu đều dành cho việc trồng các loại cây kỹ nghệ. Dân chúng nông thôn đói khổ đành nhờ vào vài loại thực phẩm phụ để sống qua ngày.
GS Lưu Công Thành cũng cho biết chính phủ Đông Dương bắt các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình nhổ thóc trồng các cây công nghiệp để cung cấp cho Nhật. Tờ trình của thống sứ Bắc kỳ Chauvet năm 1944 cho biết diện tích trồng các loại cây trên đã lên dến 45.000 mẫu. Làm một phép tính nhỏ thì với diện tích đó người dân có thể khai thác 585.000 tạ thóc (năng suất 13 tạ/mẫu). Nếu trồng thêm khoai, khoai mì thì được thêm 110.000 tạ, tính theo dinh dưỡng thì tương đương 72.000 tạ thóc. Như vậy, 45.000 mẫu ruộng có thể cung ứng 657.000 tạ thóc, đủ nuôi sống 547.000 nhân mạng! Một con số lạnh lùng và tàn nhẫn.
Như vậy, do điều kiện địa lý, ngay chính quốc Nhật Bản đã từng thiếu diện tích trồng lúa gạo. Ở vùng lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung, đồng lúa vốn đã hiếm, phương chi phải chuyển ruộng lúa thành đất trồng đay thì việc thiếu lúa gạo là lẽ tất nhiên. Trong lúc đó, miền Nam Việt-Nam không xảy ra nạn đói. Vì thế, trong khi miền Bắc chết đói thì ở miền Nam có lúc tại Saigon, người ta lấy thóc đốt thay than để chạy máy xe lửa!
Nạn đói bùng nổ từ mùa thu năm 1944 trở đi khi thời tiết xấu làm cho vụ mùa năm nầy tiếp tục bị hư hại. Trong khi dân chúng đói kém, kho gạo của Pháp và Nhật luôn luôn đầy đủ. Kawai, một người Nhật, quản lý kho gạo ở Nam Định, nơi nạn đói nặng nề nhất, đã kể lại:
"Tại một khu nhà thờ Thiên Chúa giáo (Nhật dùng làm kho), gạo chứa đầy ắp trong kho, lại thấy người chết đói ngã lăng dọc đường suốt từ Nam Định lên tới Hà Nội, tôi đã cố thuyết phục tùy viên kinh tế của đại sứ quán Nhật mở các kho gạo đó nhưng họ không nghe..."(5)
GS Trần Gia Phụng còn cho biết thêm: đến tháng 5-1945, người Nhật đã tích lũy một số gạo đủ dùng trong sáu tháng cho Quân đoàn thứ 38 của họ ở Đông Dương. (6)
Về phía người Pháp
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết người Pháp cũng cần thu quén lúa gạo để nuôi quân và đề phòng bị cô lập với mọi nguồn tiếp tế ở chính quốc bên ngoài. Họ vừa phải thu lúa gạo cho Nhật dưới áp lực của chính quân phiệt Nhật, vừa phải dành lúa gạo cho quân dân chính khu vực mình kiểm soát. Chẳng bao lâu tất cả các nguồn lợi mà Pháp vẫn nhận từ chính quốc ở châu Âu và các nước khác đều bị cắt đứt. Tất cả kho dự trữ lương thực đều không chủ động được dưới sự chiếm đóng kiểm soát của quân đội Nhật.
Theo GS Trần Gia Phụng, thỏa hiệp ngày 19-8-1942 buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải xuất cảng sang Nhật trên 1.000.000 tấn gạo hạng tốt nhất trong các vụ mùa 1942-1943.
Để bảo đảm việc thi hành thỏa hiệp nầy, người Pháp lập ra những kho gạo an toàn. Viên thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ còn buộc các làng xã phải lập những kho dự trữ tương ứng với sản lượng lúa gạo của làng đó, để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền. Trong khi lúa gạo khan hiếm, người Pháp lại mua gạo để trữ trong các kho quân lương.
GS Lưu Công Thành cho biết thêm: do chính sách thu thóc của Pháp: trung bình mỗi năm Bắc kỳ thu hoạch được 1.275.000 tấn thóc (1927-1931) (đã trừ ra 325.000 tấn dùng vào xuất khẩu, nấu rượu và làm giống). Tuy nhiên số thóc này phải nuôi đến 6.500.000 người dân, chưa kể đến năm 1944 lại có thêm 100.000 quân Nhật; bọn chúng lại còn lấy thêm để vận chuyển viện trợ cho lực lượng tại Quảng Tây.
Tháng 7.1945, giá chính thức do Nhật ấn định là 55$ một tạ (giá mua vào của nhà nước), trong khi giá thị trường lên đến 800$ một tạ. Kết quả là nông dân Bắc kỳ nghèo xác xơ, phải bán cả nhà cửa con cái để có tiền nuôi gia đình. Năm 1944, Pháp còn bí mật thu thêm 186.180 tấn để trữ vào kho, làm lương thực khi có chiến tranh Pháp - Nhật.
Ngoài ra GS Lưu Công Thành còn cho biết Pháp cố ý thủ tiêu tinh thần khởi nghĩa của nhân dân bằng kế hoạch thuê nhân công với giá thành rẻ, một khi tại các nông thôn đã không còn đủ ăn.
Desrousseaux đã viết như sau: "Người nhà quê Việt Nam chỉ chịu rời bỏ làng xóm để làm việc khi hắn chết đói nên phải đi tới kết luận lạ lùng này là phương thuốc để chữa sự quẫn bách hiện tại (việc thiếu nhân công ở các đồn điền cao su và mỏ) là phải bần cùng hóa nông thôn, rút bỏ những sự cấp phát, hạ giá nông nghiệp."
Bulletin économique de l'Indochine năm 1944 cho biết: "Người ta vẫn thấy gạo Nam kỳ chở ra tới Vinh, nhưng người Pháp cho tích trữ lại trong các kho ở đó và chỉ cho ra tới Bắc kỳ một số rất ít." Năm đó tại Nam kỳ giá gạo rẻ đến nỗi nhà đèn Chợ Quán phải đốt thóc thay thế cho than đá
Về phía quân dân kháng chiến Việt-nam
Theo GS Đỗ Hữu Nghiêm, tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị kháng chiến – quốc gia và không quốc gia – cũng đều lo tích trữ lương thực hiếm hoi trong tình thế nguy ngập đó, nhất là những lực lượng kháng chiến do phong trào Việt Minh kiểm soát.
Đối với GS Trần Gia Phụng: năm 1945, Việt Minh không phải chỉ khai thác lòng căm thù của người dân Việt để đi theo họ, mà Việt Minh còn là tòng phạm với Pháp và Nhật trong nạn đói nầy làm cho hai triệu đồng bào bị chết. Trong bài "Nạn đói năm 1945", GS Phụng đã trưng dẫn tài liệu để chứng minh điều nầy.
GS Trần gia Phụng cho biết thêm: nạn đói năm 1945 làm cho dân chúng Việt Nam nghèo đói, khổ cực, đã tạo môi trường thuận tiện và thích hợp cho mặt trận Việt Minh vì đã lợi dụng nạn đói do Nhật Bản gây ra bằng hai cách:
Thứ nhất, Việt Minh xúi dân chúng chống đối việc trưng mua lúa gạo, xúi dân đánh phá các kho lúa. Trong cơn nghèo đói túng quẫn, có người bày cho phương cách kiếm gạo để ăn, nên dân chúng hưởng ứng khá đông.
Thứ nhì, lợi dụng việc chính phủ tiếp tế để cứu đói ở miền Bắc, Việt Minh âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi Việt Minh đem tiếp tế cho những mật khu của họ (7).
Trong cơn đói, có người đành phải lên mật khu gia nhập Việt Minh để được chia phần gạo cướp được cho qua nạn đói. Hành động của Việt Minh làm cho việc tiếp tế gạo từ Nam ra Bắc càng trở nên khó khăn. Từ đó, nạn đói càng trầm trọng và Việt Minh càng dễ hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng.
Đặc biệt hơn nữa, sau ngày 2-9-1945, Việt Minh tịch thu toàn bộ tiền bạc của các quỹ cứu đói trên toàn quốc (8), nghĩa là cướp lấy tài sản của những người đang đói, do những người hằng tâm khắp nước giúp đỡ.
Về những trận oanh tạc của Đồng Minh
Theo nhận định của các GS Đỗ Hữu Nghiêm và Lưu Công Thành, người ta không quên được những trận oanh tạc khủng khiếp của Đồng Minh, mà đứng đầu là Mỹ, ngày đêm oanh tạc xuống những địa điểm chiến lược nông công nghiệp trọng yếu để ngăn chặn và phá tan hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, những đường tiến quân của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc.
Chiến tranh dưới hình thức không lực đã góp phần quan trọng làm đình trệ tất cả sinh hoạt vốn hạn chế ở khu công nghiệp, đồng ruộng và công nông dân đang làm việc tại đó, nhất là những vùng Nhật Bản bắt buộc nông dân canh tác đay và vùng mỏ khai thác than đá, nhằm mục đích tiêu diệt khả năng tiếp viện và cơ sở hậu cần của đối phương.
THAY LỜI KẾT
Công cuộc nghiên cứu nạn đói năm At Dậu 1945
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết đã có nhiều công trình nghiên cứu hay nhiều tài liệu của nhiều tác giả phản ảnh đó đây về tình cảnh nạn đói năm Ất Dậu này ở nhiều địa phương khác nhau.
Tại Sài gòn, Tập San Sử Địa trong một số báo trước 1975 có phổ biến bài viết về “Nạn Đói Năm Ất Dậu (1945)” của Bà GS Tăng Xuân An, phụ trách giảng dậy môn Sử Địa.
Mới đây Viện Sử Học Hà Nội, thuộc Trung Tâm Nhân Văn và Khoa Học Xã Hội Quốc Gia, do Nhóm giáo sư Văn Tạo làm chủ biên, với sự tài trợ của một tổ chức văn hóa Nhật, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu hậu kiểm về nạn đói năm Ất Dậu bằng ký ức và phỏng vấn các nhân chứng còn sống ở Hà Nội và những nơi khác ở VN.
Họ đã đưa ra con số người chết đói ở Đồng Bằng Bắc Việt Nam là hơn hai triệu người, mà nguyên nhân chủ yếu là sự chiếm đóng của quân đội Nhật và chính sách sử dụng lương thực cùng ruộng đất của Nhật trong thế chiến II, mặt trận Thái Bình Dương. Dụng ý thực tế của nghiên cứu này là gián tiếp hay trực tiếp, đòi hỏi chính quyền Nhật Bản hiện nay phải hồi tưởng và ăn năn về sự tàn ác của quân dân mình đã làm cho người Việt, mà rộng tay đền bù lại!
Trách nhiệm của người Nhật Bản
Nếu không có những cuộc xâm lược của Phát Xít Nhật và sự thống trị của người Pháp thì đã không có những cuộc oanh tạc, phong tỏa của phe Đồng Minh và có thể chắc chắn nạn đói khủng khiếp đã không bao trùm lên thân phận người Việt sinh sống ở miền Bắc thời đó, tạo thành ký ức tàn khốc qua bao nhiêu thế hệ con cháu Lạc Hồng!
GS Trần Gia Phụng nhận định: Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima ngày 6-8-1945 đã giết chết 130.000 người, và quả bom thứ nhì xuống Nagasaki ngày 9-8-1945, giết chết 75.000 người. Số tử vong của cả hai vụ ném bom nầy cộng lại khoảng trên 200.000 người. Thế mà người Nhật ghi nhớ mãi mãi và cho đến nay vẫn còn có người oán hận. So với số người chết trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, con số đó mới chỉ bằng một phần mười mà thôi.
Trong bài viết nhan đề "Nhật Bản và chiến tranh Việt Nam" (trong sách Những câu chuyện Việt sử, tập 3, 2002), nhân dịp Tokyo University of Foreign Studies [Đại Học Đông Kinh Nghiên Cứu Ngoại Vụ] tổ chức hội luận ngày 14-1-2002, về đề tài "The Memory of the War: The Vietnam War, which is not a Hollywood Movie" [Hồi ký chiến tranh: Chiến tranh Việt Nam không phải là một phim Hollywood], GS Trần Gia Phụng đã nhận xét:
Dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, Nhật Bản ký kết thỏa ước với Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 13-5-1959 trả 39 triệu Mỹ kim để bồi thường thiệt hại trong thế chiến thứ nhì, chứ không phải về vấn đề nạn đói, và giúp VNCH vay 7,5 triệu Mỹ kim để tái thiết đất nước. Nhật Bản còn viện trợ cho VNCH xây dựng đập Đa Nhim. Sau năm 1975, theo tin các báo, Nhật Bản giúp Nhà Nước Việt-Nam hiện nay xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu, thi hành từ 2001.
Khi kết luận bài đó, GS Trần Gia Phụng đặt câu hỏi: Nhật Bản đã xin lỗi Cao Ly về những bạo hành trong thời gian chiếm đóng và về vấn đề bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục trong thế chiến II. Nhật Bản cũng đã xin lỗi Trung Hoa về biến cố Nam Kinh tháng 11-1937 giết hại khoảng 300.000 người.
Tại sao Nhật Bản chưa xin lỗi Việt Nam về nạn đói năm 1945 với hai triệu người chết đói? Tại sao các nhà cầm quyền Việt-Nam - trước cũng như sau 1975 - đã không đòi hỏi Nhật Bản phải xin lỗi Việt Nam như Trung Hoa và Cao Ly đã làm? Có phải vì món tiền viện trợ quá lớn lao từ phía Nhật Bản mà chính quyền Việt-Nam qua các chính thể khác nhau đã im hơi lặng tiếng đối với vấn đề đau thương nầy!
Hãy đốt một nén hương lòng yêu thương, từ bi để khóc than những oan hồn lịch sử này, nhất là trong khi bên trời Au, người ta đã nhắc mãi đến nhiều trại tù giết người tàn bạo của Đức Quốc xã ở Dachau, Auchwitz, … Ai bồi thường chiến tranh cho cái oan khiên này của dân tộc Việt thấp cổ bé họng!
Nhân dịp Xuân At Dậu 2005 trở về, GS Trần Gia Phụng đề nghị các tổ chức người Việt hải ngoại hãy cùng nhau tổ chức lễ tưởng niệm hai triệu người Việt đã từ trần oan uổng trong nạn đói năm At Dậu 1945 mà nguyên nhân chính là do con người đã gây ra cho con người, trong đó ba tác nhân chính là Phát Xít Nhật, thực dân Pháp và phong trào kháng chiến Việt Minh.
“Ta nhớ mãi cái thời kỳ đen tối!
Quên làm sao tội lỗi kẻ xâm lăng!
Quên làm sao mối thù hận khôn cùng!
Quên sao được hai triệu người chết đói!” (Bàng Bá Lân).
Nhà Văn HƯƠNG VĨNH
GHI CHÚ
(1) Bài thơ “ĐÓI’ của thi sĩ Bàng Bá Lân (Tháng năm 1957). (“Thi Nhân Việt-Nam Hiện Đại, quyển thượng, trang 284-288)
(2) Hồi ký Đỗ Hữu Nghiêm viết tại Dayton, Ohio, ngày 12.11.2004, được bổ sung ngày 5/12/2004.
(3) “Một Gặp Gỡ Buồn” của Giám Mục Bùi tuần, đang trên VietCatholic ngày 5/12/2004.
(4) Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài “Từ At Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới cây cầu Cần Thơ – 2005”, đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 & 3 năm 2000, tt. 170-171.
(5) Ngô Thế Vinh, dịch và trích dẫn, bđd. tr. 171.
(6) David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power [Việt Nam 1945, đi tìm quyền lực], University of California Press, Berkeley, 1995, tt. 97-98.
(7) David G. Marr, sđd. tr. 102-103.
(8) Ngô Thế Vinh, bđd. tr. 173.
Tác giả:HƯƠNG VĨNH Nhà Văn
BỐI CẢNH LỊCH SỬ
Năm Ất Dậu 2005 đánh dấu 60 năm chẵn, kể từ khi nạn đói khủng khiếp xảy ra vào đầu năm At Dậu 1945. Vi nạn đói khủng khiếp đó xảy ra trong khung cảnh thế chiến II nên không một tài liệu nào được lưu lại. Ngay cả số người chết đói cũng không để lại một dấu vết thống kê nào. Những ý kiến của các học giả ghi nhận dưới đây phần lớn phát xuất từ ký ức họ hay nghe những người đáng tin cậy kể lại. Tất cả những vị nầy lúc thiếu thời đã kinh qua nạn đói đó. Và những điều họ trích dẫn – nhất là tổng số người chết đói - mức độ chính xác đến đâu cũng không thể kiểm chứng được.
Cả miền Bắc Việt-Nam lúc bấy giờ – khoảng cuối năm 1944 đến giữa tháng 5 năm 1945 – đã phải gánh chịu quốc nạn nầy. Số người chết đói ước độ trên dưới hai triệu người, so với khoảng gần hai mươi lăm triệu đồng bào lúc bấy giờ, tức gần một phần mười dân số. Riêng đối với Bắc kỳ vào thời điểm đó có trên sáu triệu dân: như vậy tỷ lệ số người chết đói lên đến một phần ba. Ai là người chịu trách nhiệm về tội ác ghê gớm nầy?
Thi sĩ Bàng Bá Lân (1) đã ghi lại cảnh chết đói kinh hoàng đó như sau:
“Năm At Dậu tháng ba còn nhớ mãi
Giống Lạc Hồng cực trải lắm đau thương!
Những thây ma thất thểu đầy đường,
Rồi ngã gục không đứng lên vì…đói!”
Trong thiên hồi ký ngày 12-11-2004 (2) viết tại Dayton, Ohio, giáo sư Đỗ Hữu Nghiêm đã ghi nhận:
Kỷ niệm 60 năm nạn đói khủng khiếp 1945 mà dân chúng Việt-Nam ở đồng bằng Bắc kỳ phải gánh chịu, chúng ta cũng nên ôn lại sự kiện đau thương đó đối với số phận đất nước trong bối cảnh Thế Chiến II (1939-1945). Ngoài nạn đói, cộng đồng Việt-Nam còn phải chịu biết bao tai ương khác như một cổ đôi tròng (Pháp-Nhật), các lực lượng phe phái kháng chiến tranh giành ảnh hưởng, bom đạn khắp nơi của các bên lâm chiến (quân đội Đồng Minh và Phe Trục), mối đe dọa hằng năm của cảnh lụt lội và vỡ đê ở hệ thống sông Hồng. Có lẽ trong lịch sử, chưa bao giờ dân Việt lại chịu một tai nạn thảm khốc như thế về số người tử nạn và qui mô của vùng bị tai nạn.
Nếu nói trận đói năm At Dậu là một tai nạn nhân văn, chết người tập thể vô tiền khoáng hậu cũng không ngoa, vì có lẽ chỉ thua kém những thiệt hại về nhân mạng và tài sản của cuộc chiến hai phe Quốc-Công từ năm 1945-1975, trải dài 30 năm. Nhưng về số người bị nạn xảy ra trong một thời gian kỷ lục thì sự kiện Nạn Đói năm At Dậu vẫn độc nhất vô nhị cho đến nay.
DIỄN TIẾN QUI MÔ NẠN ĐÓI
Tình hình chung ở miền Bắc Việt-Nam
GS Lưu Công Thành cho biết những tháng đầu năm 1945, trên các nẻo đường chính ở những đô thị lớn tại miền Bắc, hằng đoàn người già trẻ, lớn bé thất thểu dắt díu nhau đi cầu thực, tất cả chỉ còn da bọc xương…Ở một vài nơi có Hội từ thiện tổ chức phát cháo cứu trợ, nhưng có người nhận cháo rồi vẫn lăn ra chết vì quá kiệt sức! Thật là một cảnh tượng thương tâm…
Thời điểm xảy ra nạn đói nhằm vào mùa đông nên cứ mỗi đêm sáng ra lại có thêm rất nhiều người là nạn nhân của tử thần. Người chết nhiều đến nỗi Sở Vệ Sinh và Bệnh Viện thành phố phải thuê xe bò đi hốt xác và cho nhiều đơn vị tư nhân đấu thầu việc nầy. Hậu quả là dân chúng một số nơi đó gần như giảm đi quá nửa, một phần chết đói tại sinh quán, một phần bỏ làng ra đi rồi không bao giờ trở về nữa.
Tất cả dẫn đến tình trạng thiếu hụt sức lao động và ruộng canh tác bỏ hoang rất nhiều. Chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nặng, gia súc (kể cả chó) không còn bao nhiêu do bị giết chết để lấy thịt! Thậm chí có một số câu chuyện kể lại đã có hiện tượng bắt cóc trẻ con để lấy thịt. Một nhân viên tại Sở Cảnh Sát Hải Phòng thừa nhận như vậy, tuy nhiên chính quyền không xét xử công khai vì sợ lòng dân hoang mang.
Những người đói rách đi nhan nhản kiếm ăn vì thiếu đồng ruộng canh tác, thiếu lúa gạo, rồi dần dần chết lả vì đói ở các cánh đồng và đường làng khắp nơi trong các tỉnh phường xã làng xóm ở nông thôn và thành phố. Có nơi, người đói còn vào cướp phá kho chứa lúa gạo của người giàu trong làng. Ngoài người cư ngụ sinh sống từ trước tại vùng đồng bằng miền Bắc, còn có nhiều người từ miền Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đi ra ăn xin.
Nạn đói ở Hà Nội
Theo GS Đỗ Hữu Nghiêm thì tại Hà Nội, nhiều xác người chết đói nằm ngổn ngang trên các đường phố. Mỗi sáng sớm người ta phải đem xe bò chở những xác chết đó đi chôn. Có người đi ăn xin, đói lả giữa phố, đêm đến, nằm dựa lối cửa ra vào hay bờ tường các căn phố. Nhiều người sáng sớm vừa mở cửa thì xác chết đổ kềnh sang một bên, có khi ngã lăn vào phía bên trong nhà, khiến người nhà kinh hồn khiếp vía!
Ở Tràng Tập Hà Nội có khoảng 120 chú chủng sinh, các chú được nhà trường cho ăn mỗi ngày chỉ có một bữa tạm no với môt chén cơm đầy, còn hai bữa kia, ăn cháo với cám xay. Có chú tuy đói, nhưng cũng không chịu ăn cám, vì khó nuốt, đã đổ đi hết. Thực ra Ban Giám Đốc Tràng Tập cho các chú ăn cháo với cám, vì muốn cho có đủ chất bỗ do cám mang lại.
Tình hình đói ở Hà Nam
Tại quê quán của GS Đỗ Hữu Nghiêm là làng Hòa Khê, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, khu vực giáp ranh với huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Đông, cách Hà Nội 45 cây số, bày ra cảnh thương tâm của những người đói ăn, thiếu ruộng cày, phải đi lang thang xin ăn. Khi không thể xin ăn được, người đói lả nằm ngã lăn bừa bãi khắp nơi ở giữa hay bên đường, trên đồng ruộng, trước cửa nhà, đủ kiểu mòn mỏi, rồi chết tất tưởi trong tình cảnh tứ cố vô thân, rách rưới. Số người chết đông đảo đến nỗi chôn không xuể, khiến bị nhiễm trùng và có nơi đã bị ôn dịch.
Ở bên kia con sông đào đầu làng Hòa Khê, nối sang đồng ruộng là Tè Mũ, Mai Trang, Thần Nữ có một cây cầu tre. Rất nhiều người chết la liệt ở cả hai bên sông. Những người còn khỏe mạnh rủ nhau đi sang bên đó thu lượm những xác chết còn lại, đào vội một hố lớn không sâu lắm ở cạnh cầu và đem chôn vùi như ma đuổi trong chiếc hố tập thể. Trong số đó có cả những người còn ngắc ngoải, chưa chết hẳn, còn rên lên: “Đừng chôn sống chúng tôi, để chúng tôi chết hẳn đã”. Bất chấp những lời than vãn đó, những người còn khỏe mạnh cứ lấp đất vội vàng trên những thân thể còn chút hơi sống đó và tiếng kêu chỉ tắt hẳn cho đến khi những tảng đất định mệnh bên bờ sông được lấp đầy!
Hình ảnh đó ám ảnh đám trẻ con nhiều tháng trời và mùi hôi trong nấm mồ tập thể xông lên…đến tận giấc mơ hãi hùng trên giường ngủ, trong những câu chuyện rùng rợn hù dọa nhau trên cửa miệng mọi người hằng ngày. Những người giàu tưởng tượng còn đe dọa nhau, kể chuyện nghe thấy những tiếng khóc nỉ non rưng rức của oan hồn những người bị chôn sống mỗi lần đi qua cây cầu tre vắt ngang qua con sông đào cô quạnh đó.
Cũng đầu cầu tre bên làng, có một thanh niên gần chết nằm im lìm đầu xóm ngay giữa ngã ba đường vì không còn hơi sức cử động. Đám trẻ tinh nghịch trong làng chạy đến xúm xít bu quanh xem người nằm đói đang hấp hối. Đó là một thanh niên còn trẻ nhưng trông như một ông già, quần áo tả tơi, rách nát, nhăn nheo, chỉ còn da bọc xương, để lộ cả phần thân mình phía dưới. Một đứa trẻ tinh quái, nghịch độc, bẻ một cành tre rồi đâm thọc. Thân thể đáng thương kia chỉ giật giật nhè nhẹ, chắc có vẻ đau đớn mà không phản ứng gì được. Một chú bé đứng gần đó bịt mặt, với đôi mắt đỏ hoe sợ hãi vội quay đi, chạy trốn về nhà.
Cảnh đói ăn ở Thái Bình
Giám Mục Bùi Tuần kể lại (3): chiều hôm ấy, đi bộ từ Thái Bình về Thượng Phúc. Đường vắng, thỉnh thoảng gặp những thân người tuy ốm o, lê bước, ngẩn ngơ, mệt mỏi, đi kiếm ăn. Họ đi một mình hay đi chung gia đình, tìm bới kiếm ăn ở những đám cỏ hay những đống rác bụi cây.
Đến gần một bờ sông, Giám Mục Bùi Tuần thấy ba người gầy guộc nằm bất động. Một phụ nữ trẻ tuổi tuy đã chết, tay vẫn còn ôm đứa con nhỏ cũng đã chết, nhưng miệng vẫn còn ngậm vú mẹ. Một người đàn ông trẻ tuổi nằm sát bên đứa nhỏ đã chết, nhưng tay anh như đang cố với tìm chiếc chiếu rách cạnh bên, để đắp cho vợ con. Anh ngấp ngoái chết!
Theo GS Lê Văn Lăng, vào thời điểm đó Thái Bình được mệnh danh là “vựa lúa” của miền Bắc với những cánh đồng “cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”. Nhưng trớ trêu thay, chính ở trên mảnh đất phì nhiêu đó, cái đói đến với tầng lớp “lê dân” mới thật dữ dội kinh khiếp nhất, vượt quá sức chịu đựng bình thường của con người. Tất cả những gì ăn được người ta đã ăn hết rồi, đến lượt gia súc chó mèo cũng phải “hy sinh” cho bao tử của chủ.
Sau khi không còn gì bỏ vào bụng nữa, người dân lam lũ bắt đầu ùn ùn kéo nhau vào trung tâm thị xã với áo quần rách rưới. Có người gần như trần truồng, vì đã bán những bộ áo quần lành lặn để đổi lấy gạo ăn. Cái đói cái rét như cắt thịt thúc giục họ tiến bước về phía trước. Những người đói quá lả gục xuống để rồi không bao giờ trỗi dậy nữa. Hai bên đường, thây người chết đói ngã ra như rạ. Dù vậy, họ vẫn đổ xô về thị xã Thái Bình bất chấp một vòng đai linh tráng bao quanh khu vực thị xã ngăn cản.
Thời điểm đó, GS Lê Văn Lăng dạy học ở trường tư thục Pascal. Hôm nào đến trường, giáo sư cũng nhặt được hai ba xác trẻ em đã chết cóng từ đêm trước và cùng với học sinh, mang đi chôn sau trường.
Nạn đói ở Kiến Xương
Một hôm, GS Lê Văn Lăng đi qua Kiến Xưong, bắt gặp một người đàn ông có dáng dấp lực điền đang gánh một gánh khá nặng, phía trên đậy một chiếc nón lá rách. Bỗng nghe có tiếng như âm thanh của trẻ sơ sinh. Thì ra trong thúng có khoảng chục em bé mới sinh còn đỏ hỏm mà vài đứa đã chết. Người đó gánh chúng từ một vùng làng xa xôi định đến Duyên Hà gởi cho các bà phước từ thiện chuyên nuôi trẻ em mồ côi ở cách đó ba mươi cây số. Nhưng nhà nuôi trẻ đã đóng cửa từ lâu!
Tại chợ Kiến Xương lúc bấy giờ, rất nhiều xác chết nằm la liệt, trong số đó có một phụ nữ đã chết không biết từ bao giờ, nhưng đứa con vẫn còn sống, đang bám vào ngực mẹ mà bươi bươi đôi vú một cách cuống quýt rồi nhai lấy nhai để không thôi. Sau đó vài giờ em bé cũng chết, để theo kịp mẹ về nơi chín suối hầu thoát khỏi cuộc đời khổ đau nầy!
Một bữa nọ GS Lê Văn Lăng có dịp đi ngang qua Cầu Bo thấy có vẻ khác lạ ở đầu cầu, người ta tò mò đến xem. Thì ra có khoảng ba bốn gia đình đang luộc thịt những người hàng xóm để ăn, xương tay xương chân vứt ngang bên cạnh!
Ban đêm mùa đông rét mướt lạnh lẽo, thỉnh thoảng nghe tiếng ré lên của trẻ con. GS Lê Văn Lăng phóng vội ra ngõ với cây đèn bão trên tay, bắt gặp xác đứa trẻ bị người lớn hút máu nóng với que tre cắm trong cuống họng.
Cảnh phát bánh chưng ở Thái Bình
Một ông phú hộ trong vung giúp cho nhóm từ thiện của GS Lê Văn Lăng mười tạ gạo nếp để gói bánh chưng phát cho những người đói ăn, nhân dịp Tết nguyên đán 1945 gần kề. Rồi có nhiều người tham gia, kẻ góp của, người giúp công… để làm việc lợi ích cho cộng đồng. Chiến dịch “làm và nấu bánh chưng” thu hút hơn 500 người tự nguyện gói bánh chưng và đã “sản xuất” được hơn 6.500 bánh mà mỗi bánh nặng khoảng một kilô.
Sau khi công việc nấu bánh chưng hoàn tất thì chuyện nhỏ “phân phát bánh” cho những người thực sự đói ăn đã trở nên một vấn đề nghiêm trọng. Người ta nghĩ cách đem bánh chưng ra khu nghĩa địa rồi chỉ mở hé cổng cho từng người vào thôi. Người nào được phân phát bánh chưng sẽ đánh dấu + trên tay. Ban đầu công việc có vẻ suông sẻ và trật tự, vì chưa có nhiều người biết.
Nhưng độ nửa giờ sau, thật quá đỗi kinh hoàng khi nghe thấy tiếng chạy của hàng ngàn người từ các làng lân cận kéo đến, vừa chạy vừa la: “Phát bánh chưng chưa! Phát bánh chưng chưa!” với âm thanh ồn ào và náo nhiệt chưa từng thấy. Họ leo tường vào nghĩa địa một cách chóng vánh. Rồi hàng nghìn người chen chúc dẫm đạp lên nhau và dẫm lên cả bánh chưng. Tiếng người gọi nhau ơi ới lẫn tiếng khóc thét của trẻ con trong khu vực nghĩa địa mênh mông đó.
Khi đám đông rút đi, dưới mặt đất nào là bánh chưng bị dẫm đạp nát nhoẹt, có vài ba xác trẻ em bị chèn đè dẫm đạp đến chết. Khi còn lại vài bánh chưng người ta phát cho các em quá đói, gầy gò trần trụi đứng ngoài giơ tay xin. Chúng vồ lấy ăn ngấu nghiến cả lá gói.
Lúc bấy giờ các nhà giáo phải nhờ đến ông Đốc Quýnh là một viên quan trông coi về giáo dục toàn tỉnh Thái Bình. Sáng hôm sau, ông Đốc Quýnh đóng bộ veston cà vát cẩn thận có batoong bên cạnh, còn bà vợ thì mặc áo dài. Hai người đi trên hai chiếc xe kéo rất sang trọng và chất lên mỗi xe độ 50 bánh chưng rồi lên đường trực chỉ các làng xa xôi ở ngoại thành. Khi chỉ đi ra ngoại thành được non nửa cây số, xe của quan Đốc và phu nhân bị đám đông níu kéo lại.
Khi nghe tiếng la réo: “Phát bánh chưng! Phát banh chưng!” vang lừng từ đầu thôn đến cuối xóm, quan Đốc điên tiết lên, dùng batoong phất lia lịa vào đám đông để mở đường. Nhưng xe vẫn không thể nào tiến đi được vì bị bao vây bởi hàng trăm con người rách rưới đói khát đã lâu ngày. Họ dẫm đạp, chen lấn, dày xéo lên nhau để cướp giật bánh chưng.
Khi tàn cuộc “phát bánh chưng bất đắc dĩ”, hai chiếc xe kéo sang trọng đã bị gãy nát thảm thương. Hai ông bà quan Đốc thì quần áo rách bươm, măt mày bùn đất bê bết ngao ngán lắc đầu. Bánh chưng thì rơi nhão nhoẹt lẫn với bùn đất. Anh đánh xe thì mặt mũi bầm tím, cọng thêm xác vài ba đứa trẻ kiệt sức vì bị dẫm đạp trong cơn hỗn loạn. Kể từ hôm đó không ai thấy tăm dạng ngài Đốc Quýnh đâu nữa.
Tình hình nạn đói ở Ninh Cường
Ninh Cường cách Trung Linh, Bùi Chu khoảng hai mươi cây số đường bộ, nằm ở giữa vùng Đồng Bằng Bắc Việt. GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết, theo lời kể lại của linh mục Vũ Minh Thái: ở Nhà Chung Ninh Cường lúc đó mọi người chỉ được ăn một bữa. Trên nhiều đường trong bờ ruộng làng, Nhà Chung cùng với dân làng đựng lên nhiều lều tranh tạm trú cho những người từ các làng quê kéo đến xin ăn. Lúc đó quân đội Nhật, dưới áp lực súng ống lưỡi lê, ra lệnh cho tất cả các nông gia phải đóng thuế bằng hiện vật, tức phải gánh hết thóc trong nhà đổ vào các kho chứa của nhà nước.
Có cả trăm người lết đến khu vực Nhà Chung Ninh Cường tạm trú trong các lều tranh bên vệ đường có dựng lều. Nhà Chung cho nhà bếp nấu cháo, phân phát cho những người đói ăn. Có người ăn được bát cháo hôm trước thì hôm sau lăn đùng ra chết. Người chết xếp chồng lên nhau cả hàng chục hàng trăm không đếm cho xiết.
Người trong làng, ai còn khỏe mạnh thì thường rủ nhau ra cánh đồng đào những hố lớn rồi ném chôn vùi xác chết xuống vội, lấp đất sơ sài, vì số người chết quá đông chôn không kịp. Mùi hôi thối của xác chết bốc lên nồng nặc mấy tháng trời.
Một kịch bản thảm thương, nghịch lý, nhưng lại rất khoa học xảy đến trước sự chứng kiến của những người còn cơ may sống sót, nhất là các nông dân: các vụ trồng lúa năm sau lại tươi tốt và thu hoạch nhiều vô số kể hơn bao giờ hết, chắc nhờ nhiều xác chết đã thối rữa thành phân bón hảo hạng cho đồng ruộng ngập nước!
Nếu người Nhật Bản còn thống trị châu Á Thái Bình Dương sau ngày 15/8/1945, thì chính họ phải trở thành những kẻ khai thác xác người tinh vi tàn bạo chẳng khác nào quân phát xít Đức khai thác các mạng người trong thế chiến thứ II ở các trại giam và lò thiêu người bên châu Au! Ngày 28/01/2005 vừa qua đánh dấu 60 năm chẵn kể từ ngày 28/01/1945 là ngày mà quân đội Đồng Minh đổ bộ lên Au châu để giải phóng dân chúng nói chung và nhất là người Do-Thái nói riêng khỏi nạn diệt chủng do bọn quân phiệt Đức chủ xướng.
NGUYÊN NHÂN XẢY RA NẠN ĐÓI NĂM ẤT DẬU 1945
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và phân tích về các nguyên nhân dẫn đến nạn đói năm 1945, người ta thấy có nhiều tình tiết phức tạp.
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết trong bối cảnh thế chiến II, nạn đói xảy đến với Bắc Kỳ vào đúng lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra quyết liệt, nhất là khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương từ năm 1941 với những toán quân tuần tiêu từ Trung quốc xung đột với quân Việt Pháp ở đồn Tà Lùng, cửa ngõ vào Lạng Sơn, từ năm 1940. Nếu chiếm đóng Lạng Sơn, con đường vào sâu trong đồng bằng miền Bắc Việt Nam kể như bỏ ngỏ. Từ Lạng Sơn, người ta chỉ cần di chuyển 120 cây số là đến Hà Nội, trung tâm điểm vùng Đồng Bằng Bắc Việt.
Ngoài ra Quân Phiệt Nhật buộc nông dân phải nộp hết thóc lúa theo lệnh “Thiên Hoàng” rồi lại cưỡng ép phá hoại trồng lúa trong vụ Đông Xuân năm ấy để dành đất đai trồng đay làm công sự chiến đấu chống lại quân Đồng Minh. Lại thêm hạn hán hoành hành khắp nơi, đất đai thiếu nước khô nức nẻ ra từng mảng, cây trái xơ xác, ruộng vườn hoang vắng tiêu điều.
Chính các diễn biến chiến tranh tích lũy từ những năm đầu thập niên 1940 cùng với những thiên tai đã đưa đến nạn đói khủng khiếp giết chết ít nhất hai triệu người vào năm 1945, từ phía Bắc miền Trung ra tới Đồng Bằng Bắc Kỳ.
Về phía người Nhật
Đối với GS Trần Gia Phụng, có nhiều nguyên nhân gây ra nạn đói năm 1945 tại Bắc Việt, trong đó nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chính sách Nhật Bản áp dụng tại Việt Nam trong thế chiến II (1939-1945).
Trong tập tài liệu "Chiến tranh châu Á trong tiềm thức của chúng ta", ông Yoshizawa Minami một người Nhật Bản đã viết:
"...Tình hình khu vực Việt Nam thật đặc biệt do sự có mặt thường xuyên của 80 ngàn quân ta và 200 ngàn lực lượng hậu cần đã khiến tình trạng kinh tế ở đây hỗn loạn đến cực độ...
"...Đông Dương có vị trí then chốt đối với Nhật Bản về lương thực. Ngoài lượng gạo nhập khẩu vào Nhật, quân đội Nhật còn rất cần một trữ lượng gạo lớn lao để tiếp tế cho các mặt trận đang lan rộng khắp Á Châu và khu vực Thái Bình Dương. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây nạn chết đói cho hai triệu người Việt năm 1945..."(4)
Theo các GS Đỗ Hữu Nghiêm và Lê Văn Lăng, khi chiếm đóng Đông Dương, quân đội Nhật muốn chọn Việt-Nam, đặc biệt Nam Kỳ, như một bàn đạp hậu cần để tiến xuống vùng hải đảo. Do đó, quân đội Nhật không những tận thu các sản phẩm lúa gạo, cao su và nhiều tài nguyên kỹ nghệ nông nghiệp khác, mà còn bắt nông dân Việt-Nam phải phá bỏ các ruộng lúa mà trồng đay lấy sợi làm bao chứa gạo vận chuyển tiếp tế cho các hải đảo vùng Đông Nam Á như Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan và cả Úc châu nữa.
Còn GS Trần Gia Phụng cho biết vào thời điểm đó, quân đội Nhật hiện diện tại Việt Nam và Đông Nam Á càng ngày càng đông. Do đòi hỏi của Nhật Bản, nhà cầm quyền Pháp ra lệnh một cách độc đoán buộc nông dân phải thay đổi cách thức canh tác, từ độc canh cây thực phẩm, qua đa canh vừa cây thực phẩm, vừa cây kỹ nghệ. Nói cách khác, người Pháp buộc giới nông gia Việt Nam phải bỏ bớt các cánh đồng lúa để trồng bông vải, đay, gai, cây có dầu.
Những cây kỹ nghệ nầy vừa để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu của Đông Dương vì đường nhập cảng từ Pháp gặp khó khăn, vừa để cung ứng cho thị trường Nhật Bản do áp lực của quân phiệt Nhật. Ngày 4-8-1943, báo Lục Tỉnh Tân Văn loan tin rằng Nhật Bản yêu cầu trồng cây gai ở Bắc Kỳ và dự tính tăng diện tích trồng gai lên tới 10.000 mẫu để có thể sản xuất 2.600.000 chiếc bao gai.
Trong vòng ba năm, diện tích trồng cây kỹ nghệ gia tăng gấp hai trên toàn cõi Đông Dương, từ 88.200 mẫu năm 1942 lên đến 154.517 mẫu năm 1944. Riêng tại Bắc Việt, diện tích nầy tăng hơn gấp hai, từ 18.850 mẫu năm 1942 lên đến 42.546 mẫu năm 1944.
Những hoa màu chính giảm xuống nhiều, vì đất đai phì nhiêu đều dành cho việc trồng các loại cây kỹ nghệ. Dân chúng nông thôn đói khổ đành nhờ vào vài loại thực phẩm phụ để sống qua ngày.
GS Lưu Công Thành cũng cho biết chính phủ Đông Dương bắt các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình nhổ thóc trồng các cây công nghiệp để cung cấp cho Nhật. Tờ trình của thống sứ Bắc kỳ Chauvet năm 1944 cho biết diện tích trồng các loại cây trên đã lên dến 45.000 mẫu. Làm một phép tính nhỏ thì với diện tích đó người dân có thể khai thác 585.000 tạ thóc (năng suất 13 tạ/mẫu). Nếu trồng thêm khoai, khoai mì thì được thêm 110.000 tạ, tính theo dinh dưỡng thì tương đương 72.000 tạ thóc. Như vậy, 45.000 mẫu ruộng có thể cung ứng 657.000 tạ thóc, đủ nuôi sống 547.000 nhân mạng! Một con số lạnh lùng và tàn nhẫn.
Như vậy, do điều kiện địa lý, ngay chính quốc Nhật Bản đã từng thiếu diện tích trồng lúa gạo. Ở vùng lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung, đồng lúa vốn đã hiếm, phương chi phải chuyển ruộng lúa thành đất trồng đay thì việc thiếu lúa gạo là lẽ tất nhiên. Trong lúc đó, miền Nam Việt-Nam không xảy ra nạn đói. Vì thế, trong khi miền Bắc chết đói thì ở miền Nam có lúc tại Saigon, người ta lấy thóc đốt thay than để chạy máy xe lửa!
Nạn đói bùng nổ từ mùa thu năm 1944 trở đi khi thời tiết xấu làm cho vụ mùa năm nầy tiếp tục bị hư hại. Trong khi dân chúng đói kém, kho gạo của Pháp và Nhật luôn luôn đầy đủ. Kawai, một người Nhật, quản lý kho gạo ở Nam Định, nơi nạn đói nặng nề nhất, đã kể lại:
"Tại một khu nhà thờ Thiên Chúa giáo (Nhật dùng làm kho), gạo chứa đầy ắp trong kho, lại thấy người chết đói ngã lăng dọc đường suốt từ Nam Định lên tới Hà Nội, tôi đã cố thuyết phục tùy viên kinh tế của đại sứ quán Nhật mở các kho gạo đó nhưng họ không nghe..."(5)
GS Trần Gia Phụng còn cho biết thêm: đến tháng 5-1945, người Nhật đã tích lũy một số gạo đủ dùng trong sáu tháng cho Quân đoàn thứ 38 của họ ở Đông Dương. (6)
Về phía người Pháp
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết người Pháp cũng cần thu quén lúa gạo để nuôi quân và đề phòng bị cô lập với mọi nguồn tiếp tế ở chính quốc bên ngoài. Họ vừa phải thu lúa gạo cho Nhật dưới áp lực của chính quân phiệt Nhật, vừa phải dành lúa gạo cho quân dân chính khu vực mình kiểm soát. Chẳng bao lâu tất cả các nguồn lợi mà Pháp vẫn nhận từ chính quốc ở châu Âu và các nước khác đều bị cắt đứt. Tất cả kho dự trữ lương thực đều không chủ động được dưới sự chiếm đóng kiểm soát của quân đội Nhật.
Theo GS Trần Gia Phụng, thỏa hiệp ngày 19-8-1942 buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải xuất cảng sang Nhật trên 1.000.000 tấn gạo hạng tốt nhất trong các vụ mùa 1942-1943.
Để bảo đảm việc thi hành thỏa hiệp nầy, người Pháp lập ra những kho gạo an toàn. Viên thống sứ Pháp ở Bắc Kỳ còn buộc các làng xã phải lập những kho dự trữ tương ứng với sản lượng lúa gạo của làng đó, để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà cầm quyền. Trong khi lúa gạo khan hiếm, người Pháp lại mua gạo để trữ trong các kho quân lương.
GS Lưu Công Thành cho biết thêm: do chính sách thu thóc của Pháp: trung bình mỗi năm Bắc kỳ thu hoạch được 1.275.000 tấn thóc (1927-1931) (đã trừ ra 325.000 tấn dùng vào xuất khẩu, nấu rượu và làm giống). Tuy nhiên số thóc này phải nuôi đến 6.500.000 người dân, chưa kể đến năm 1944 lại có thêm 100.000 quân Nhật; bọn chúng lại còn lấy thêm để vận chuyển viện trợ cho lực lượng tại Quảng Tây.
Tháng 7.1945, giá chính thức do Nhật ấn định là 55$ một tạ (giá mua vào của nhà nước), trong khi giá thị trường lên đến 800$ một tạ. Kết quả là nông dân Bắc kỳ nghèo xác xơ, phải bán cả nhà cửa con cái để có tiền nuôi gia đình. Năm 1944, Pháp còn bí mật thu thêm 186.180 tấn để trữ vào kho, làm lương thực khi có chiến tranh Pháp - Nhật.
Ngoài ra GS Lưu Công Thành còn cho biết Pháp cố ý thủ tiêu tinh thần khởi nghĩa của nhân dân bằng kế hoạch thuê nhân công với giá thành rẻ, một khi tại các nông thôn đã không còn đủ ăn.
Desrousseaux đã viết như sau: "Người nhà quê Việt Nam chỉ chịu rời bỏ làng xóm để làm việc khi hắn chết đói nên phải đi tới kết luận lạ lùng này là phương thuốc để chữa sự quẫn bách hiện tại (việc thiếu nhân công ở các đồn điền cao su và mỏ) là phải bần cùng hóa nông thôn, rút bỏ những sự cấp phát, hạ giá nông nghiệp."
Bulletin économique de l'Indochine năm 1944 cho biết: "Người ta vẫn thấy gạo Nam kỳ chở ra tới Vinh, nhưng người Pháp cho tích trữ lại trong các kho ở đó và chỉ cho ra tới Bắc kỳ một số rất ít." Năm đó tại Nam kỳ giá gạo rẻ đến nỗi nhà đèn Chợ Quán phải đốt thóc thay thế cho than đá
Về phía quân dân kháng chiến Việt-nam
Theo GS Đỗ Hữu Nghiêm, tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị kháng chiến – quốc gia và không quốc gia – cũng đều lo tích trữ lương thực hiếm hoi trong tình thế nguy ngập đó, nhất là những lực lượng kháng chiến do phong trào Việt Minh kiểm soát.
Đối với GS Trần Gia Phụng: năm 1945, Việt Minh không phải chỉ khai thác lòng căm thù của người dân Việt để đi theo họ, mà Việt Minh còn là tòng phạm với Pháp và Nhật trong nạn đói nầy làm cho hai triệu đồng bào bị chết. Trong bài "Nạn đói năm 1945", GS Phụng đã trưng dẫn tài liệu để chứng minh điều nầy.
GS Trần gia Phụng cho biết thêm: nạn đói năm 1945 làm cho dân chúng Việt Nam nghèo đói, khổ cực, đã tạo môi trường thuận tiện và thích hợp cho mặt trận Việt Minh vì đã lợi dụng nạn đói do Nhật Bản gây ra bằng hai cách:
Thứ nhất, Việt Minh xúi dân chúng chống đối việc trưng mua lúa gạo, xúi dân đánh phá các kho lúa. Trong cơn nghèo đói túng quẫn, có người bày cho phương cách kiếm gạo để ăn, nên dân chúng hưởng ứng khá đông.
Thứ nhì, lợi dụng việc chính phủ tiếp tế để cứu đói ở miền Bắc, Việt Minh âm thầm chận bắt những chuyến xe hay những chuyến ghe chở gạo từ miền Nam ra, rồi Việt Minh đem tiếp tế cho những mật khu của họ (7).
Trong cơn đói, có người đành phải lên mật khu gia nhập Việt Minh để được chia phần gạo cướp được cho qua nạn đói. Hành động của Việt Minh làm cho việc tiếp tế gạo từ Nam ra Bắc càng trở nên khó khăn. Từ đó, nạn đói càng trầm trọng và Việt Minh càng dễ hoạt động tuyên truyền, kích động quần chúng.
Đặc biệt hơn nữa, sau ngày 2-9-1945, Việt Minh tịch thu toàn bộ tiền bạc của các quỹ cứu đói trên toàn quốc (8), nghĩa là cướp lấy tài sản của những người đang đói, do những người hằng tâm khắp nước giúp đỡ.
Về những trận oanh tạc của Đồng Minh
Theo nhận định của các GS Đỗ Hữu Nghiêm và Lưu Công Thành, người ta không quên được những trận oanh tạc khủng khiếp của Đồng Minh, mà đứng đầu là Mỹ, ngày đêm oanh tạc xuống những địa điểm chiến lược nông công nghiệp trọng yếu để ngăn chặn và phá tan hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, những đường tiến quân của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ở Việt Nam, nhất là ở miền Bắc.
Chiến tranh dưới hình thức không lực đã góp phần quan trọng làm đình trệ tất cả sinh hoạt vốn hạn chế ở khu công nghiệp, đồng ruộng và công nông dân đang làm việc tại đó, nhất là những vùng Nhật Bản bắt buộc nông dân canh tác đay và vùng mỏ khai thác than đá, nhằm mục đích tiêu diệt khả năng tiếp viện và cơ sở hậu cần của đối phương.
THAY LỜI KẾT
Công cuộc nghiên cứu nạn đói năm At Dậu 1945
GS Đỗ Hữu Nghiêm cho biết đã có nhiều công trình nghiên cứu hay nhiều tài liệu của nhiều tác giả phản ảnh đó đây về tình cảnh nạn đói năm Ất Dậu này ở nhiều địa phương khác nhau.
Tại Sài gòn, Tập San Sử Địa trong một số báo trước 1975 có phổ biến bài viết về “Nạn Đói Năm Ất Dậu (1945)” của Bà GS Tăng Xuân An, phụ trách giảng dậy môn Sử Địa.
Mới đây Viện Sử Học Hà Nội, thuộc Trung Tâm Nhân Văn và Khoa Học Xã Hội Quốc Gia, do Nhóm giáo sư Văn Tạo làm chủ biên, với sự tài trợ của một tổ chức văn hóa Nhật, đã tiến hành một cuộc nghiên cứu hậu kiểm về nạn đói năm Ất Dậu bằng ký ức và phỏng vấn các nhân chứng còn sống ở Hà Nội và những nơi khác ở VN.
Họ đã đưa ra con số người chết đói ở Đồng Bằng Bắc Việt Nam là hơn hai triệu người, mà nguyên nhân chủ yếu là sự chiếm đóng của quân đội Nhật và chính sách sử dụng lương thực cùng ruộng đất của Nhật trong thế chiến II, mặt trận Thái Bình Dương. Dụng ý thực tế của nghiên cứu này là gián tiếp hay trực tiếp, đòi hỏi chính quyền Nhật Bản hiện nay phải hồi tưởng và ăn năn về sự tàn ác của quân dân mình đã làm cho người Việt, mà rộng tay đền bù lại!
Trách nhiệm của người Nhật Bản
Nếu không có những cuộc xâm lược của Phát Xít Nhật và sự thống trị của người Pháp thì đã không có những cuộc oanh tạc, phong tỏa của phe Đồng Minh và có thể chắc chắn nạn đói khủng khiếp đã không bao trùm lên thân phận người Việt sinh sống ở miền Bắc thời đó, tạo thành ký ức tàn khốc qua bao nhiêu thế hệ con cháu Lạc Hồng!
GS Trần Gia Phụng nhận định: Tại Nhật Bản, Hoa Kỳ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima ngày 6-8-1945 đã giết chết 130.000 người, và quả bom thứ nhì xuống Nagasaki ngày 9-8-1945, giết chết 75.000 người. Số tử vong của cả hai vụ ném bom nầy cộng lại khoảng trên 200.000 người. Thế mà người Nhật ghi nhớ mãi mãi và cho đến nay vẫn còn có người oán hận. So với số người chết trong nạn đói 1945 ở Việt Nam, con số đó mới chỉ bằng một phần mười mà thôi.
Trong bài viết nhan đề "Nhật Bản và chiến tranh Việt Nam" (trong sách Những câu chuyện Việt sử, tập 3, 2002), nhân dịp Tokyo University of Foreign Studies [Đại Học Đông Kinh Nghiên Cứu Ngoại Vụ] tổ chức hội luận ngày 14-1-2002, về đề tài "The Memory of the War: The Vietnam War, which is not a Hollywood Movie" [Hồi ký chiến tranh: Chiến tranh Việt Nam không phải là một phim Hollywood], GS Trần Gia Phụng đã nhận xét:
Dưới thời Đệ nhất Cộng Hòa, Nhật Bản ký kết thỏa ước với Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 13-5-1959 trả 39 triệu Mỹ kim để bồi thường thiệt hại trong thế chiến thứ nhì, chứ không phải về vấn đề nạn đói, và giúp VNCH vay 7,5 triệu Mỹ kim để tái thiết đất nước. Nhật Bản còn viện trợ cho VNCH xây dựng đập Đa Nhim. Sau năm 1975, theo tin các báo, Nhật Bản giúp Nhà Nước Việt-Nam hiện nay xây dựng cầu Cần Thơ qua sông Hậu, thi hành từ 2001.
Khi kết luận bài đó, GS Trần Gia Phụng đặt câu hỏi: Nhật Bản đã xin lỗi Cao Ly về những bạo hành trong thời gian chiếm đóng và về vấn đề bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục trong thế chiến II. Nhật Bản cũng đã xin lỗi Trung Hoa về biến cố Nam Kinh tháng 11-1937 giết hại khoảng 300.000 người.
Tại sao Nhật Bản chưa xin lỗi Việt Nam về nạn đói năm 1945 với hai triệu người chết đói? Tại sao các nhà cầm quyền Việt-Nam - trước cũng như sau 1975 - đã không đòi hỏi Nhật Bản phải xin lỗi Việt Nam như Trung Hoa và Cao Ly đã làm? Có phải vì món tiền viện trợ quá lớn lao từ phía Nhật Bản mà chính quyền Việt-Nam qua các chính thể khác nhau đã im hơi lặng tiếng đối với vấn đề đau thương nầy!
Hãy đốt một nén hương lòng yêu thương, từ bi để khóc than những oan hồn lịch sử này, nhất là trong khi bên trời Au, người ta đã nhắc mãi đến nhiều trại tù giết người tàn bạo của Đức Quốc xã ở Dachau, Auchwitz, … Ai bồi thường chiến tranh cho cái oan khiên này của dân tộc Việt thấp cổ bé họng!
Nhân dịp Xuân At Dậu 2005 trở về, GS Trần Gia Phụng đề nghị các tổ chức người Việt hải ngoại hãy cùng nhau tổ chức lễ tưởng niệm hai triệu người Việt đã từ trần oan uổng trong nạn đói năm At Dậu 1945 mà nguyên nhân chính là do con người đã gây ra cho con người, trong đó ba tác nhân chính là Phát Xít Nhật, thực dân Pháp và phong trào kháng chiến Việt Minh.
“Ta nhớ mãi cái thời kỳ đen tối!
Quên làm sao tội lỗi kẻ xâm lăng!
Quên làm sao mối thù hận khôn cùng!
Quên sao được hai triệu người chết đói!” (Bàng Bá Lân).
Nhà Văn HƯƠNG VĨNH
GHI CHÚ
(1) Bài thơ “ĐÓI’ của thi sĩ Bàng Bá Lân (Tháng năm 1957). (“Thi Nhân Việt-Nam Hiện Đại, quyển thượng, trang 284-288)
(2) Hồi ký Đỗ Hữu Nghiêm viết tại Dayton, Ohio, ngày 12.11.2004, được bổ sung ngày 5/12/2004.
(3) “Một Gặp Gỡ Buồn” của Giám Mục Bùi tuần, đang trên VietCatholic ngày 5/12/2004.
(4) Ngô Thế Vinh dịch và trích dẫn trong bài “Từ At Dậu – 1945 sáu mươi năm đi tới cây cầu Cần Thơ – 2005”, đăng trên tạp chí Hợp Lưu, California, số 51, tháng 2 & 3 năm 2000, tt. 170-171.
(5) Ngô Thế Vinh, dịch và trích dẫn, bđd. tr. 171.
(6) David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power [Việt Nam 1945, đi tìm quyền lực], University of California Press, Berkeley, 1995, tt. 97-98.
(7) David G. Marr, sđd. tr. 102-103.
(8) Ngô Thế Vinh, bđd. tr. 173.