VietLang
05-15-2007, 04:34 PM
Hà Nội Băm Sáu Phố Phường
Tác giả: Nguyễn Dư
Nguyễn Dư trả lời
Nguyễn Dư trả lời:
Hà Nội băm sáu phố phường
C ác nhà nghiên cứu lịch sử nước ta đưa ra nhiều kết luận khác nhau về phố phường của Hà Nội.
Tôi xin chép ra đây một vài tài liệu chính, liên quan đến phố phường Hà Nội.
1- Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976), viết về kinh đô như sau:
" (...) Từ Lý đến nay, cũng đóng đô ở đấy. Có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường.
Cẩn án: Phủ là Phụng Thiên, 2 huyện là Thọ Xương (xưa gọi là Vĩnh Xương) và Quảng Đức, mỗi huyện đều có 18 phường." (trang 217)
Chúng ta biết rằng sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1380-1442) được Nguyễn Thiên Tích cẩn án năm 1435 và được khắc in năm 1438. Lê Thánh Tông đổi phủ Trung Đô ra phủ Phụng Thiên năm 1469. Như Vậy Nguyễn Thiên Tích không thể cẩn án về phủ Phụng Thiên được. Người đời sau đã sửa chữa, thêm vào sách của Nguyễn Trãi lời cẩn án này.
Thời Nguyễn Trãi, Đông Kinh có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường.
"Phủ Ứng Thiên (đời Lý là Nam Kinh) có 4 huyện, 245 xã (...)" (trang 222, phần cẩn án).
2- Sách "Dư địa chí" của Phan huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội, 1960) cũng ghi phủ Ứng Thiên có 4 huyện như sách của Nguyễn Trãi.
3- Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968).
Kỷ nhà Trần: năm 1230, "Định các phường về hai bên tả hữu kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường (...)" (tập 2, trang 10).
Năm Kỷ Sửu, Quang Thuận thứ 10 (1469), mùa hạ, tháng tư, Lê thánh Tông "định bản đồ các phủ châu huyện xã trong sách thuộc 12 thừa tuyên trong nước: Thanh Hóa 4 phủ (p) 16 huyện (h) 4 châu ờ; Nghệ An 9 p 27 h 2c (...); Ninh Sóc 1 p 7 h và phủ Phụng Thiên 2 h" (tập 3, trang 225).
Năm 1490, "Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 5, định lại bản đồ trong nước: 13 xứ thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. - Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Yên Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa đều đặt đô ty và thủ ngự." (tập 3, trang 306).
Tóm lại, đời Trần (1230), xung quanh Trung Kinh có 61 phường. Đời Lê, năm 1469, phủ Phụng Thiên có 2 huyện, năm 1490, trong nước có 36 phường.
Nói rằng năm 1469, phủ Phụng Thiên "có hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện chia ra làm 18 phường" không biết có đúng không?
4- Sách "Làng xóm Việt Nam" của Toan Ánh (NXB Khai Trí, Saigon, 1963, Xuân Thu, Hoa Kỳ, in lại) cho biết:
"Ngày xưa, ở Hà Nội có rất nhiều phường, và mỗi phường ở một khu, sau biến thành phố, và những phố này thường chỉ gồm những người cùng làm một nghề hoặc cùng bán một loại hàng. Di tích này còn lưu lại tới ngày tiền hiệp định Genève, tuy trong phố cũng có một vài cửa hàng lạc nghệ xen vào.
Phố Hàng Đào gồm những cửa hàng tơ lụa, phố Hàng Giấy (...) (Trang 149).
"Hà Nội trước thời Pháp thuộc có 36 phố phường, với 36 nghề." (trang 150).
5- Hoàng Đạo Thúy viết trong "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội" (NXB Hội văn nghệ Hà Nội, 1971):
"Sử cũ chép: trong thành có 13 trại, ngoại thành có 61 phường". Thăng Long đời Lý đã có tới 61 phường.
Đến đời Nguyễn, trước thời Pháp thuộc, Hà Nội gần giống ngày nay:
"Tuy gọi là ba mươi sáu phố phường nhưng thật ra thì có nhiều hơn." (trang 56) (tác giả đưa ra một danh sách hơn 60 phố).
"Việc cai trị, có một phủ Hoài Đức, lỵ sở chỗ nhà thương Phủ Doãn ngày nay, gồm 2 huyện: nội thành có huyện Thọ Xương, lỵ sở ở Ngõ Huyện ngày nay, có khi lại ở Hàng Bột. Huyện gồm 8 tổng, 193 phường, thôn. Ngoại thành có huyện Vĩnh Thuận gồm 5 tổng, 54 phường, thôn, trại.
"Khu vực thành phố cũng như ngày nay, nhưng phía nam chỉ đến sau phố Tràng Tiền một ít, là hết.
Mỗi phố thường là một phường, nhưng cũng có những phố có nhiều phường. Ví dụ Hàng Đào là phường Đại Lợi, nhưng Hàng Gai, một đầu là phường Đông Hà, một đầu là phường Cổ Vũ." (Trang 57,58).
Sách "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội" có in kèm bản đồ Đông Kinh vẽ năm 1490 và Hà Nội vẽ năm 1831. Theo sách này thì Hà Nội trước thời Pháp thuộc đã có hơn "36 phố phường, với 36 nghề" rồi.
Trễ nhất là từ đầu thế kỷ 20, hai tiếng "phố phường" được hiểu, được dùng để chỉ phố xá (Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị). Cụm từ "Hà Nội băm sáu phố phường" được nhiều tác giả (điển hình là Thạch Lam) dùng để chỉ thành phố Hà Nội.
-------------------------------------------------------------------
Tam thập lục kế.
Câu nói "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" được sách "Điển cố văn học" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977) giải nghĩa "Ba mươi sáu chước: Theo Nam Sử, Vương Kính Tắc có nói: Trong ba mươi sáu chước của Đàm Công, chạy là kế cao hơn cả."
Diên Hương (Thành ngữ, điển tích, NXB Phương Lai, Saigon, 1953) cũng giải nghĩa: "Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách: Ba mươi sáu chước, chước chạy là hơn. Lời của Đàm Công dạy Vương Kính Tắc, đời Nam Bắc triều, mắc nạn, còn có một chước trốn là hay hơn hết".
Đàm Công sống về thời Nam Bắc triều (khoảng 386-588). Trước Đàm Công khoảng một nghìn năm, thời Xuân Thu (722-480 trước TL), Tôn Tử đã soạn ra bộ Binh Pháp gồm 13 thiên: Thủy kế, tác chiến, mưu công, quân hình, binh thế, hư thiệt, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, tựu địa, hỏa công, dụng gián (Diên Hương, trang 406).
Hơn một trăm năm sau Tôn Tử, vào thời Chiến Quốc (khoảng 479-221 trước TL), Tôn Tẫn cũng có chép một bộ Binh Thư do Quỷ Cốc truyền dạy. Tư Mã Thiên (Sử Ký, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1988) có nói đến sách "Tư Mã binh pháp" của Nhương Thư, người nước Tề.
Đến đời Minh (1368-1648), sau Đàm Công khoảng một nghìn năm, có người soạn sách "Mưu lược người xưa", ghi lại 36 kế, đặt tên rõ ràng.
Tôi tra tìm trong sách của Tư Mã Thiên, Diên Hương và Nguyễn Tử Quang (Điển hay tích lạ, NXB Khai Trí, Saigon, 1974), tìm ra được vài kế của sách "Mưu lược người xưa", xin ghi tóm tắt ra đây:
1- Vi Ngụy cứu Triệu : Kế của Tôn Tẫn bày cho Điền Kỵ. Nhờ kế này nước Tề đánh thắng nước Ngụy, giải vây cho nước Triệu.
2- Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương : Hàn Tín sai người sửa sạn đạo để ai nấy đều thấy, đều nghĩ rằng công việc sửa đường còn kéo dài, nên không để ý đến nữa. Trong khi đó Hàn Tín ngầm cất quân bất ngờ đánh ải Trần Thương.
3- Giả đạo phạt Quắc : Tấn Hán Công muốn đánh Quách (Quắc?) nhưng còn sợ Ngu đem binh cứu Quách, Hiến Công sai người đem ngọc bích và ngựa hối lộ với Ngu, xin Ngu cho mượn đường đi đánh Quách. Tấn đánh lấy nước Quách, trở lại đánh nước Ngu, lấy lại ngọc và ngựa.
4- Mỹ nhân kế : Đại phu Văn Chủng hiến cho Việt Vương Câu Tiễn 7 kế (trong đó có mỹ nhân kế) để phá Ngô. Câu Tiễn sai Phạm Lãi đưa Tây Thi và Trịnh Đán dâng cho vua Ngô Phù Sai. Vua Ngô mê Tây Thi, dần dần bỏ bê việc nước. Nước Ngô suy yếu, bị nước Việt đánh chiếm.
5- Phản gián kế : Hạng Võ và Phạm Tăng vây thành Huỳnh Dương của nhà Hán. Trần Bình hiến kế ly gián làm cho Hạng Võ nghi ngờ Phạm Tăng. Phạm Tăng tức giận bỏ đi.
6- Khổ nhục kế : Huỳnh Cái, thời Tam Quốc, tình nguyện để cho Châu Du hành hạ, rồi vờ bỏ trốn về hàng Tào Tháo. Được Tào Tháo tin dùng, Huỳnh Cái là nội ứng giúp Châu Du đánh trận Xích Bích, đốt binh Tào Tháo.
7- Liên hoàn kế : Điêu Thuyền đời Hán dùng sắc đờp mê hoặc bố con Đổng Trác, Lã Bố. Nàng giả vờ yêu cả hai người khiến cha con thù ghét nhau. Lã Bố giết Đổng Trác. Ít lâu sau Tào Tháo giết Lã Bố ở Hạ Bì.
8- Tẩu vi thượng? Tại sao không gọi là "tẩu vi thượng kế"?
Trong câu nói "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách", hoặc "tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách", tôi hiểu là chữ thượng đi với chữ sách. "Thượng sách" là mưu kế hay, ngược với "hạ sách" là mưu kế dở. Nếu đúng như vậy thì "tẩu vi thượng" hoặc "đào vi thượng" không phải là tên một kế, mà chính là một phần của một lời đánh giá. Trong hoàn cảnh của Vương Kính Tắc thì "tẩu" hoặc "đào" là hay nhất, là "vi thượng sách".
Tôi nghĩ rằng tác giả sách "Mưu lược người xưa" muốn chứng minh câu "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" bằng cách tuyển chọn 35 kế (hoặc 34?) của thời Xuân Thu, Chiến Quốc, Tam Quốc ( và có thể của cả các sách Binh Thư của Tôn Tử, Tôn Tẫn, Nhương Thư?), và gán cho một phần câu nói của Đàm Công là "diệu kế" thứ 36.
- nước ta cũng có người tuyển chọn 36 phố của Hà Nội làm thành bài ca dao "Hà Nội băm sáu phố phường".
Tôi e rằng người ta đã uốn nắn sự thật cho giống một lời nói, thay vì bác bỏ một lời nói vu vơ, có khi sai sự thật.
*
Lúc viết bài "Trăm=100? Ba mươi sáu=36?" tôi đã dại dột "múa rìu qua mắt... Nguyên Lạc". Bị phang một gậy, choáng váng... "thấy 36 cây đèn cầy" (en voir trente-six chandelles, Larousse). Mắc mớ gì mà người Pháp cũng kéo con số 36 vào ngôn ngữ của mình?
Xin cám ơn lời chỉ giáo của Nguyên Lạc và xin khất bạn một tuần trà đạo.
Nguyễn Dư
Tác giả: Nguyễn Dư
Nguyễn Dư trả lời
Nguyễn Dư trả lời:
Hà Nội băm sáu phố phường
C ác nhà nghiên cứu lịch sử nước ta đưa ra nhiều kết luận khác nhau về phố phường của Hà Nội.
Tôi xin chép ra đây một vài tài liệu chính, liên quan đến phố phường Hà Nội.
1- Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976), viết về kinh đô như sau:
" (...) Từ Lý đến nay, cũng đóng đô ở đấy. Có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường.
Cẩn án: Phủ là Phụng Thiên, 2 huyện là Thọ Xương (xưa gọi là Vĩnh Xương) và Quảng Đức, mỗi huyện đều có 18 phường." (trang 217)
Chúng ta biết rằng sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1380-1442) được Nguyễn Thiên Tích cẩn án năm 1435 và được khắc in năm 1438. Lê Thánh Tông đổi phủ Trung Đô ra phủ Phụng Thiên năm 1469. Như Vậy Nguyễn Thiên Tích không thể cẩn án về phủ Phụng Thiên được. Người đời sau đã sửa chữa, thêm vào sách của Nguyễn Trãi lời cẩn án này.
Thời Nguyễn Trãi, Đông Kinh có 1 phủ lộ, 2 thuộc huyện, 36 phường.
"Phủ Ứng Thiên (đời Lý là Nam Kinh) có 4 huyện, 245 xã (...)" (trang 222, phần cẩn án).
2- Sách "Dư địa chí" của Phan huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí, NXB Sử học, Hà Nội, 1960) cũng ghi phủ Ứng Thiên có 4 huyện như sách của Nguyễn Trãi.
3- Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1968).
Kỷ nhà Trần: năm 1230, "Định các phường về hai bên tả hữu kinh thành, bắt chước đời trước chia làm 61 phường (...)" (tập 2, trang 10).
Năm Kỷ Sửu, Quang Thuận thứ 10 (1469), mùa hạ, tháng tư, Lê thánh Tông "định bản đồ các phủ châu huyện xã trong sách thuộc 12 thừa tuyên trong nước: Thanh Hóa 4 phủ (p) 16 huyện (h) 4 châu ờ; Nghệ An 9 p 27 h 2c (...); Ninh Sóc 1 p 7 h và phủ Phụng Thiên 2 h" (tập 3, trang 225).
Năm 1490, "Mùa hạ, tháng 4, ngày mồng 5, định lại bản đồ trong nước: 13 xứ thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường. - Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Yên Bang, Tuyên Quang, Hưng Hóa đều đặt đô ty và thủ ngự." (tập 3, trang 306).
Tóm lại, đời Trần (1230), xung quanh Trung Kinh có 61 phường. Đời Lê, năm 1469, phủ Phụng Thiên có 2 huyện, năm 1490, trong nước có 36 phường.
Nói rằng năm 1469, phủ Phụng Thiên "có hai huyện Vĩnh Xương và Quảng Đức, mỗi huyện chia ra làm 18 phường" không biết có đúng không?
4- Sách "Làng xóm Việt Nam" của Toan Ánh (NXB Khai Trí, Saigon, 1963, Xuân Thu, Hoa Kỳ, in lại) cho biết:
"Ngày xưa, ở Hà Nội có rất nhiều phường, và mỗi phường ở một khu, sau biến thành phố, và những phố này thường chỉ gồm những người cùng làm một nghề hoặc cùng bán một loại hàng. Di tích này còn lưu lại tới ngày tiền hiệp định Genève, tuy trong phố cũng có một vài cửa hàng lạc nghệ xen vào.
Phố Hàng Đào gồm những cửa hàng tơ lụa, phố Hàng Giấy (...) (Trang 149).
"Hà Nội trước thời Pháp thuộc có 36 phố phường, với 36 nghề." (trang 150).
5- Hoàng Đạo Thúy viết trong "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội" (NXB Hội văn nghệ Hà Nội, 1971):
"Sử cũ chép: trong thành có 13 trại, ngoại thành có 61 phường". Thăng Long đời Lý đã có tới 61 phường.
Đến đời Nguyễn, trước thời Pháp thuộc, Hà Nội gần giống ngày nay:
"Tuy gọi là ba mươi sáu phố phường nhưng thật ra thì có nhiều hơn." (trang 56) (tác giả đưa ra một danh sách hơn 60 phố).
"Việc cai trị, có một phủ Hoài Đức, lỵ sở chỗ nhà thương Phủ Doãn ngày nay, gồm 2 huyện: nội thành có huyện Thọ Xương, lỵ sở ở Ngõ Huyện ngày nay, có khi lại ở Hàng Bột. Huyện gồm 8 tổng, 193 phường, thôn. Ngoại thành có huyện Vĩnh Thuận gồm 5 tổng, 54 phường, thôn, trại.
"Khu vực thành phố cũng như ngày nay, nhưng phía nam chỉ đến sau phố Tràng Tiền một ít, là hết.
Mỗi phố thường là một phường, nhưng cũng có những phố có nhiều phường. Ví dụ Hàng Đào là phường Đại Lợi, nhưng Hàng Gai, một đầu là phường Đông Hà, một đầu là phường Cổ Vũ." (Trang 57,58).
Sách "Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội" có in kèm bản đồ Đông Kinh vẽ năm 1490 và Hà Nội vẽ năm 1831. Theo sách này thì Hà Nội trước thời Pháp thuộc đã có hơn "36 phố phường, với 36 nghề" rồi.
Trễ nhất là từ đầu thế kỷ 20, hai tiếng "phố phường" được hiểu, được dùng để chỉ phố xá (Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị). Cụm từ "Hà Nội băm sáu phố phường" được nhiều tác giả (điển hình là Thạch Lam) dùng để chỉ thành phố Hà Nội.
-------------------------------------------------------------------
Tam thập lục kế.
Câu nói "Tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" được sách "Điển cố văn học" (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977) giải nghĩa "Ba mươi sáu chước: Theo Nam Sử, Vương Kính Tắc có nói: Trong ba mươi sáu chước của Đàm Công, chạy là kế cao hơn cả."
Diên Hương (Thành ngữ, điển tích, NXB Phương Lai, Saigon, 1953) cũng giải nghĩa: "Tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách: Ba mươi sáu chước, chước chạy là hơn. Lời của Đàm Công dạy Vương Kính Tắc, đời Nam Bắc triều, mắc nạn, còn có một chước trốn là hay hơn hết".
Đàm Công sống về thời Nam Bắc triều (khoảng 386-588). Trước Đàm Công khoảng một nghìn năm, thời Xuân Thu (722-480 trước TL), Tôn Tử đã soạn ra bộ Binh Pháp gồm 13 thiên: Thủy kế, tác chiến, mưu công, quân hình, binh thế, hư thiệt, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, tựu địa, hỏa công, dụng gián (Diên Hương, trang 406).
Hơn một trăm năm sau Tôn Tử, vào thời Chiến Quốc (khoảng 479-221 trước TL), Tôn Tẫn cũng có chép một bộ Binh Thư do Quỷ Cốc truyền dạy. Tư Mã Thiên (Sử Ký, NXB Văn Hóa, Hà Nội, 1988) có nói đến sách "Tư Mã binh pháp" của Nhương Thư, người nước Tề.
Đến đời Minh (1368-1648), sau Đàm Công khoảng một nghìn năm, có người soạn sách "Mưu lược người xưa", ghi lại 36 kế, đặt tên rõ ràng.
Tôi tra tìm trong sách của Tư Mã Thiên, Diên Hương và Nguyễn Tử Quang (Điển hay tích lạ, NXB Khai Trí, Saigon, 1974), tìm ra được vài kế của sách "Mưu lược người xưa", xin ghi tóm tắt ra đây:
1- Vi Ngụy cứu Triệu : Kế của Tôn Tẫn bày cho Điền Kỵ. Nhờ kế này nước Tề đánh thắng nước Ngụy, giải vây cho nước Triệu.
2- Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương : Hàn Tín sai người sửa sạn đạo để ai nấy đều thấy, đều nghĩ rằng công việc sửa đường còn kéo dài, nên không để ý đến nữa. Trong khi đó Hàn Tín ngầm cất quân bất ngờ đánh ải Trần Thương.
3- Giả đạo phạt Quắc : Tấn Hán Công muốn đánh Quách (Quắc?) nhưng còn sợ Ngu đem binh cứu Quách, Hiến Công sai người đem ngọc bích và ngựa hối lộ với Ngu, xin Ngu cho mượn đường đi đánh Quách. Tấn đánh lấy nước Quách, trở lại đánh nước Ngu, lấy lại ngọc và ngựa.
4- Mỹ nhân kế : Đại phu Văn Chủng hiến cho Việt Vương Câu Tiễn 7 kế (trong đó có mỹ nhân kế) để phá Ngô. Câu Tiễn sai Phạm Lãi đưa Tây Thi và Trịnh Đán dâng cho vua Ngô Phù Sai. Vua Ngô mê Tây Thi, dần dần bỏ bê việc nước. Nước Ngô suy yếu, bị nước Việt đánh chiếm.
5- Phản gián kế : Hạng Võ và Phạm Tăng vây thành Huỳnh Dương của nhà Hán. Trần Bình hiến kế ly gián làm cho Hạng Võ nghi ngờ Phạm Tăng. Phạm Tăng tức giận bỏ đi.
6- Khổ nhục kế : Huỳnh Cái, thời Tam Quốc, tình nguyện để cho Châu Du hành hạ, rồi vờ bỏ trốn về hàng Tào Tháo. Được Tào Tháo tin dùng, Huỳnh Cái là nội ứng giúp Châu Du đánh trận Xích Bích, đốt binh Tào Tháo.
7- Liên hoàn kế : Điêu Thuyền đời Hán dùng sắc đờp mê hoặc bố con Đổng Trác, Lã Bố. Nàng giả vờ yêu cả hai người khiến cha con thù ghét nhau. Lã Bố giết Đổng Trác. Ít lâu sau Tào Tháo giết Lã Bố ở Hạ Bì.
8- Tẩu vi thượng? Tại sao không gọi là "tẩu vi thượng kế"?
Trong câu nói "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách", hoặc "tam thập lục kế, dĩ đào vi thượng sách", tôi hiểu là chữ thượng đi với chữ sách. "Thượng sách" là mưu kế hay, ngược với "hạ sách" là mưu kế dở. Nếu đúng như vậy thì "tẩu vi thượng" hoặc "đào vi thượng" không phải là tên một kế, mà chính là một phần của một lời đánh giá. Trong hoàn cảnh của Vương Kính Tắc thì "tẩu" hoặc "đào" là hay nhất, là "vi thượng sách".
Tôi nghĩ rằng tác giả sách "Mưu lược người xưa" muốn chứng minh câu "tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách" bằng cách tuyển chọn 35 kế (hoặc 34?) của thời Xuân Thu, Chiến Quốc, Tam Quốc ( và có thể của cả các sách Binh Thư của Tôn Tử, Tôn Tẫn, Nhương Thư?), và gán cho một phần câu nói của Đàm Công là "diệu kế" thứ 36.
- nước ta cũng có người tuyển chọn 36 phố của Hà Nội làm thành bài ca dao "Hà Nội băm sáu phố phường".
Tôi e rằng người ta đã uốn nắn sự thật cho giống một lời nói, thay vì bác bỏ một lời nói vu vơ, có khi sai sự thật.
*
Lúc viết bài "Trăm=100? Ba mươi sáu=36?" tôi đã dại dột "múa rìu qua mắt... Nguyên Lạc". Bị phang một gậy, choáng váng... "thấy 36 cây đèn cầy" (en voir trente-six chandelles, Larousse). Mắc mớ gì mà người Pháp cũng kéo con số 36 vào ngôn ngữ của mình?
Xin cám ơn lời chỉ giáo của Nguyên Lạc và xin khất bạn một tuần trà đạo.
Nguyễn Dư