VietLang
05-15-2007, 04:33 PM
Trở Lại Vấn Đề Hà Nội Băm Sáu Phố Phường - Tam Thập Lục Kế
Tác giả: Nguyên Lạc
Tiếp theo "Một trăm = 100 ? Ba mươi sáu = 36 ?" (Chim Việt Cành Nam số 1)
Đọc bài của Nguyễn Dư "Trăm = 100 ? Ba mươi sáu = 36?" , tôi xin góp vài ý kiến.
Hà Nội băm sáu phố phường
Phố phường Hà Nội đã thay tên đổi dạng sau hàng bốn ngàn năm lịch sử.
Dựa theo sách "Đường phố Hà Nội" của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá (Nhà Xuất Bản Hà Nội, 1979) thì cái tên "Hà Nội" mãi đến năm 1831 mới xuất hiện. Từ tên xa xưa La Thành (Thế kỷ thứ 8) đến tên Thăng Long (năm Lý Thái Tổ dời đô, 1010) là một chặng đường dài - với nhiều thay đổi trong kiến thiết cơ sở của thành phố.
Thời Lý Thái Tổ, tên Thăng Long chỉ hai khu vực:
- Khu vực vua và triều đình ở, nằm trong "Thăng Long Thành"
- Khu vực dân cư làm ăn sinh sống chung quanh thành gọi là "Thăng Long Ngoại Thành".
Hai khu vực đó làm thành đơn vị hành chính Ứng Thiên. Tên đơn vị này đã thay đổi theo thời gian:
- Năm 1014, đổi gọi là Nam Kinh
- Sang đời Trần, đổi gọi là Trung Kinh
- Sang đời Hồ, đổi gọi là Đông Đô
- Thời Minh thuộc, gọi là Đông Quan
- Lê Thái Tổ đổi ra là Đông Kinh
- Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi là Trung Đô
Năm 1469, Lê Thánh Tông lại đổi là Phủ Phụng Thiên.
Phủ này gồm có hai huyện, Vĩnh Xương và Quảng Đức - mỗi huyện chia ra làm 18 phường.
Đây là sự kiện đầu tiên cho ta thấy kinh đô của thời vua Lê Thánh Tông có 36 phường.
36 phường trên tên là gì? có phải là 36 phố của Long Thành như bài ca dao đã nói không?
Tôi chắc là không, nhưng vì không đủ tài liệu để nói rõ là 36 phường đời Lê Thánh Tông tên là gì? (ông Sở Cuồng trong Nam Phong số 80 (1924) có nêu tên 34 trên 36 phường này, toàn là tên chữ Hán, lại không nói rõ dựa trên tài liệu nào.)
Tam Thập Lục Kế
Tình cờ về chơi Hà Nội, tôi mua một quyển sách tên là "Mưu lược người xưa" của hai tác giả Trung Hoa là Triệu Quốc Hoa - Lưu Quốc Kiến được dịch ra tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, Hà Nội-1996). Đọc tới "Tam Thập Lục Kế", biết là sách đó được soạn khoảng thời Minh, không biết ai là tác giả.
Sách này nói về Quyền Mưu - chia làm 6 phần - mỗi phần lại chia ra làm sáu loại quyền mưu (kế).
Thắng chiến kế gồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩ dật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đả cướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)
Địch chiến kế gồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độ Trần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ở tỉnh Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờ xem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủ khiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế
Công chiến kế gồm có:
1-Đả thảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tả thi hoàn hồn (mượn xác trả hồn)
3-Điệu hổ ly sơn (bắt hổ lìa núi)
4-Dục cầm cố túng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)
Hỗn chiến kế gồm có:
1-Phú để trừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư (đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)
Tịnh chiến kế gồm có:
1-Du lương hoán trụ (trộm rường thay cột)
2-Chỉ tang mạ hoè (chỉ cây dâu mắng cây hoè)
3-Giả si bất điên (giả ngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụ thượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ (đổi khách làm chủ)
Bại chiến kế gồm có:
1-Mỹ nhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổ nhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.
Đó là 36 kế của người Trung Hoa.
*
Ông Tổ Nguyễn Dư (Sức?) không những đố độc giả kể 36 chước là những chước gì lại còn đòi độc giả nói các chước đó hay ho như thế nào?
Tôi chỉ còn kế cuối cùng: Biết ít, đành nói ít thôi.
Tạm biệt Nguyễn Dư và độc giả.
Nguyên Lạc
Tác giả: Nguyên Lạc
Tiếp theo "Một trăm = 100 ? Ba mươi sáu = 36 ?" (Chim Việt Cành Nam số 1)
Đọc bài của Nguyễn Dư "Trăm = 100 ? Ba mươi sáu = 36?" , tôi xin góp vài ý kiến.
Hà Nội băm sáu phố phường
Phố phường Hà Nội đã thay tên đổi dạng sau hàng bốn ngàn năm lịch sử.
Dựa theo sách "Đường phố Hà Nội" của Nguyễn Vinh Phúc và Trần Huy Bá (Nhà Xuất Bản Hà Nội, 1979) thì cái tên "Hà Nội" mãi đến năm 1831 mới xuất hiện. Từ tên xa xưa La Thành (Thế kỷ thứ 8) đến tên Thăng Long (năm Lý Thái Tổ dời đô, 1010) là một chặng đường dài - với nhiều thay đổi trong kiến thiết cơ sở của thành phố.
Thời Lý Thái Tổ, tên Thăng Long chỉ hai khu vực:
- Khu vực vua và triều đình ở, nằm trong "Thăng Long Thành"
- Khu vực dân cư làm ăn sinh sống chung quanh thành gọi là "Thăng Long Ngoại Thành".
Hai khu vực đó làm thành đơn vị hành chính Ứng Thiên. Tên đơn vị này đã thay đổi theo thời gian:
- Năm 1014, đổi gọi là Nam Kinh
- Sang đời Trần, đổi gọi là Trung Kinh
- Sang đời Hồ, đổi gọi là Đông Đô
- Thời Minh thuộc, gọi là Đông Quan
- Lê Thái Tổ đổi ra là Đông Kinh
- Năm 1466, Lê Thánh Tông đổi là Trung Đô
Năm 1469, Lê Thánh Tông lại đổi là Phủ Phụng Thiên.
Phủ này gồm có hai huyện, Vĩnh Xương và Quảng Đức - mỗi huyện chia ra làm 18 phường.
Đây là sự kiện đầu tiên cho ta thấy kinh đô của thời vua Lê Thánh Tông có 36 phường.
36 phường trên tên là gì? có phải là 36 phố của Long Thành như bài ca dao đã nói không?
Tôi chắc là không, nhưng vì không đủ tài liệu để nói rõ là 36 phường đời Lê Thánh Tông tên là gì? (ông Sở Cuồng trong Nam Phong số 80 (1924) có nêu tên 34 trên 36 phường này, toàn là tên chữ Hán, lại không nói rõ dựa trên tài liệu nào.)
Tam Thập Lục Kế
Tình cờ về chơi Hà Nội, tôi mua một quyển sách tên là "Mưu lược người xưa" của hai tác giả Trung Hoa là Triệu Quốc Hoa - Lưu Quốc Kiến được dịch ra tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, Hà Nội-1996). Đọc tới "Tam Thập Lục Kế", biết là sách đó được soạn khoảng thời Minh, không biết ai là tác giả.
Sách này nói về Quyền Mưu - chia làm 6 phần - mỗi phần lại chia ra làm sáu loại quyền mưu (kế).
Thắng chiến kế gồm có:
1-Man thiên quá hải (dối trời qua biển)
2-Vi Ngụy cứu Triệu (vây Ngụy cứu Triệu)
3-Tá đao sát nhân (mượn dao giết người)
4-Dĩ dật đãi lao (lấy nhàn đãi mệt)
5-Tấn hỏa đả cướp (nhân cháy nhà đánh cướp)
6-Thanh ngôn kích tây (nói thẳng là đánh phía tây)
Địch chiến kế gồm có:
1-Vô trung sinh hữu (trong không sinh có)
2-Ám độ Trần Thương (lén đi qua Trần Thương - ghi chú người đọc: nay ở tỉnh Thiểm Tây)
3-Cách ngạn quan hỏa (cách bờ xem lửa)
4- Lý đại đào cương (mận chết thay đào)
5-Thuận thủ khiên dương (thuận tay bắt dê)
6-... đây thiếu một kế
Công chiến kế gồm có:
1-Đả thảo kinh xà (đánh cỏ động rắn)
2-Tả thi hoàn hồn (mượn xác trả hồn)
3-Điệu hổ ly sơn (bắt hổ lìa núi)
4-Dục cầm cố túng (muốn bắt thì thả)
5-Phao chuyên dẫn ngọc (ném gạch đưa ngọc đến)
6-Cầm tặc cầm vương (bắt giặc bắt vua)
Hỗn chiến kế gồm có:
1-Phú để trừu tân (rủi củi dưới đáy nồi)
2-Hỗn thủy mô ngư (đục nước mò cá)
3-Kim thiền thoát xác (ve vàng lột xác)
4-Quan môn trúc tặc (đóng cửa bắt giặc)
5-Viễn giao cận công (xa thì chơi, gần thì đánh)
6-Giả đạo phạt Quắc (mượn đường đánh Quắc)
Tịnh chiến kế gồm có:
1-Du lương hoán trụ (trộm rường thay cột)
2-Chỉ tang mạ hoè (chỉ cây dâu mắng cây hoè)
3-Giả si bất điên (giả ngu không điên)
4-Thượng ốc trừu thê (lên nhà rút thang)
5-Thụ thượng khai hoa (trên cây hoa nở)
6-Phản khách vi chủ (đổi khách làm chủ)
Bại chiến kế gồm có:
1-Mỹ nhân kế
2-Không thành kế
3-Phản gián kế
4-Khổ nhục kế
5-Liên hoàn kế
6-Tẩu vi thượng.
Đó là 36 kế của người Trung Hoa.
*
Ông Tổ Nguyễn Dư (Sức?) không những đố độc giả kể 36 chước là những chước gì lại còn đòi độc giả nói các chước đó hay ho như thế nào?
Tôi chỉ còn kế cuối cùng: Biết ít, đành nói ít thôi.
Tạm biệt Nguyễn Dư và độc giả.
Nguyên Lạc