PDA

View Full Version : Hai Bà Trưng



Pages : 1 2 3 [4]

nguoibanthan_ph
06-13-2007, 10:45 PM
Chương 4


Trên bành voi cao, Trưng Nhị luôn luôn đưa mắt nhìn sang phía chị. Suốt thời gian dẫn đầu đoàn quân khởi nghĩa kéo đi, Trưng Trắc giữa nguyên thế ngồi, chống thẳng tay nắm chắc lấy bành voi, đẩy người về phía trước. Và đôi mắt mở to, sáng quắc trên khuôn mặt, bừng bừng trong một cơn kích động sục sôi kéo dài. Người nữ chủ tướng Mê Linh mặc giáp phục rực rỡ: Bên ngoài bộ xống trùng áo ngắn, là một tấm hộ tâm bằng đồng thau vàng rực, chạm khắc cầu kỳ, và chiếc thắt lưng khóa đồng có đính một chuỗi nhạc nhỏ kêu lanh canh theo nhịp lạc của lưng voi. Trước lúc trẩy quân, trong đám cứ súy đã có người xin nữ chủ tướng cho cử tang Thi Sách và mặt tang phục. Trưng Trắc trả lời:

- Việc chiến trận phải quyền biết. Nếu tự làm tiều tụy thì nhuệ khí ắt tàn theo. Ta sẽ mặt giáp phục đẹp, để dân trông thấy thì phấn khích, mà giặc trông thấy thì kinh hoảng.

Quả đúng như lời của Trưng Trắc. Dân Mê Linh vốn quý yêu người nữ chủ của mình bao nhiêu, thì càng buồn lo cho nỗi đang tang tóc của nữ chủ của mình bấy nhiêu. Nhưng khi thấy Trưng Trắc, Trưng Nhị xuất hiện trước ngôi nhà làng, đẹp đẽ, lộng lẫy và nhanh nhẹn, hùng dũng bước lên mình voi, khoát mạnh tay ra lệnh nổi trống trẩy quân, thì tất cả dầu như sống dậy, hò reo chuyển đất, ào ào bám chân voi, nhìn chủ tướng mà xốc tới.

Khí thế ngất trời ấy của những người khởi nghĩa quả đã làm khiếp đảm quân thù. Tòa Đô úy trị trên đất Mê Linh chỉ gắng gượng chống cự được khoảnh khắc rồi vỡ. Dân Mê Linh trèo qua tường thành, phá tung cổng thành, đạp bằng dinh lũy của quân thống trị, đốt cháy tan hoang.

Đám tro tàn của tòa Đô úy trị còn đang vật vờ bốc khói, Trưng Trắc, và Trưng Nhị đã lạc bước lên mình voi. Và dân Mê Linh lại hò reo náo động theo nhịp trống đồng, theo người nữ chủ tướng, tràn xuống Liên Lâu. Nhưng lúc này, không phải chỉ có dân Mê Linh. Nhập vào đoàn quân trẩy đi phá Quân trị Giao Chỉ của nhà Hán, ngày càng có thêm đông đảo, dài dằng dặc, người của những làng chạ xa gần. Vừa nghe tin chị em họ Trưng đánh hạ Đô úy trị Mê Linh, dân Việt khắp nơi đã lập tứ cử người của mình kéo tới...

Tiếng trống đồng thêm nhiều âm vang, tiếng hòa reo thêm nhiều các giọng. Và bụi đường bốc lên càng dữ dội. Tất cả cuồn cuộn tràn xuống Liên Lâu.

Thành Liên Lâu cũng không đương nổi cuộc công phá của cả một biển người ào lên xung sát cực kỳ dũng mãnh theo hiệu trống đồng của Trưng Trắc, Trưng Nhị. Một đợt, rồi hai đợt tiến công, bao giờ cũng có Trưng Trắc, Trưng Nhị dẫn đầu, nghĩa quân Việt đã phá tan tòa thành Hán. Trong đám loạn quân, chị em họ Trưng thúc voi xông xáo tìm kiếm Tô Định mà không thấy hút hắn đâu. Con thú lớn ấy đã ôm đầu lủi trốn được.

Nghỉ lại ở Liên Châu một chiều, Trưng Trắc, Trưng Nhị lập tức phái ngay cừ súy của mình đi các nơi thăm thú binh tình. Người đi chưa được bao lâu thì bỗng từ mạn Bắc đã có tiếng reo hò vọng lại. Một đoàn người lô nhô rìu giáo, cung nỏ, ồn ào kéo tới, dẫn đầu là một nữ thủ lĩnh còn trẻ măng. Tin vui truyền ngay đến tai Trưng Trắc, Trưng Nhị: Nàng Thánh Thiên ở Ngọc Lâm vừa nghe tin nữ chủ đất Mê Linh, nổi dậy, cũng đã lập tức dẫn dân vùng mình đánh hạ ngay huyện Bắc Đới của nhà Hán, rồi đưa thẳng đoàn quân khởi nghĩa về hội quân với chị em họ Trưng!

Nỗi mừng vui náo nức còn nóng hổi thì từ mạn Nam, một đoàn quân sĩ nữa cũng đã vượt sông Đuống tiến lên. Hai người con gái giống nhau như hai giọt nước, dẫn đầu đoàn chiến binh ấy, chính là các nàng Nguyệt Thai, Nguyệt Độ ở Mi Thử, vừa nổi dậy đánh hạ huyện thành An Định của nhà Hán, rồi dẫn quân tới hội.

Rồi từ mạn Tây cũng có người kéo về: Nàng Thiều Hoa ở động Lăng Xương với cả một đoàn dũng sĩ lao múa khiên và chạy nhảy như gió, vì hàng ngày vẫn chuyên luyện môn đánh phất hào hùng. Và từ mạn Đông, nữ tướng Lê Chân, người đã chiêu dân lập ấp, dựng nên trang An Biên ngay trên sóng nước biển Đông, cũng đã dẫn theo cả một đoàn quân gồm toàn những tay vật nổi tiếng lão luyện. Rồi thì nàng Tía ở Vĩnh Ninh đưa về một đoàn thuyền chiến và những thủy thủ ở nước như ở cạn. Tướng Nguyễn Tam Chinh bấy lâu mở lò vật ở Mai Đông, nay đem tất cả môn đệ của mình tới theo Trưng Trắc, Trưng Nhị. Tướng Lã Văn Ất cùng những người dân bộ lạc Trâu cũ, nổi dậy phá tan huyện thành Câu Lậu rồi cũng dẫn quân tới hội.

Từ quân Cửu Chân, các tướng Đô Dương, Chu Bá tìm ra, cùng một lúc các cứ suý quận miền trong cũng đã nổi dậy phá tan tành các huyện thành và quân trị. Tin từ Hợp Phố mãi xa trên mạn Bắc đưa về sau cùng: Dân Việt ở đây cũng đã đánh tan bọn quan quân nhà Hán và chiếm xong các huyện thành.

Tin thắng trận dồn dập, tới tấp truyền về. Nỗi vui mừng quá lớn khiến người ta đứng ngồi điều không yên. Hàng chục đời nay rồi, dễ chừng chưa từng có dịp nào được sống tưng bừng sung sướng đến như thế! Nước cũ từ thờ tổ Hùng Vương lại thấy bây giờ là đây! Hội mừng thắng trận mở hết ngày này sang ngày khác. Khắp nước náo động tiếng trống đồng và tiếng hò reo...

Ba mùa xuân nữa nối nhau trôi qua, cũng trong tiếng trống đồng và tiếng hòa reo mở lại hội vui trên khắp đất Việt.

Đuổi được giặc, lấy lại nước, hai chị em họ Trưng được cả nước tôn lên làm vua. Dòng dõi các vua Hùng xưa, bây giờ lại trị vì đất nước Việt. Trưng nữ vương trở về đất bản bộ của mình, xây thành Mê Linh, đúng như điều hứa hẹn của nàng Trưng Trắc ngày nào, người ta làm chủ nước ta. Các nữ thủ lĩnh, các nam cừ súy, được phong các chứ nữ tướng, tướng lĩnh, người nảo trở về đất nấy, dốc sức cùng nhân dân xây cuộc đời mới. Riêng Lê Chân giữ chức Tiên phong và Nàng Tía được giao cai quản thủy quân.

Trưng Trắc bàn bạc với em gái và các tướng rồi quyết định miễn hẳn thuế khóa cho thiên hạ. Cùng kiệt, khổ nhục dưới ách bạo tàn đã lâu, nay vừa được tự do lại khỏi hẳn nạn cống nạp, dân Việt say mê sống cuộc đời mới đã ba mùa xuân mà vẫn bàng hoàng vì niềm hạnh phúc quá lớn. Tiếng hát ca ngợi Trưng vương cất lên từ tất cả những tấm lòng sùng kính say sưa của dân khắp nước.

Vào mùa xuân năm thứ ba ấy, chỉ có Trưng vương là người phải lo nghĩ: Vua Hán Quang Vũ đã hạ lện động binh lớn, đưa tủ thư phong cho viên tướng lão luyện Mã Viện làm Phục ba tướng quân, đem đại quân sang đánh lại nước Việt, quyết đặt lại quận huyện ở đây một lần nữa.

Buổi chiều mùa xuân năm thứ ba ấy, đứng trên lầu cao thành Mê Linh, nghe tiếng trống đồng ngày hội vọng tới, Trưng Trắc nói với Trưng Nhị:

- Phải quyết sống mái với giặc thôi!

Trận huyết chiến sống mái ấy đã xảy ra ở Lãng bạc.

Hai vạn quân Hán, gồm nghìn đại binh và mười hai nghìn tinh binh của Mã Viện, đã giao chiến dữ dội với dân binh các làng chạ do Trưng vương thống suất, trong một trận đánh tối sầm cả trời đất. Quân Mã Viện đóng sắn trên các triền đất cao giữa vùng Lãng Bạc lầy lội, chuẩn bị tiến công Mê Linh. Giữa lúc ấy thì Trưng vương đem quân tới chận đánh. Hơn một vạn người Việt đã ngã và mất trong trận huyết chiến đó.

Sau trận đánh lớn ở Lãng Bạc, Trưng vương thu quân về giữ Cấm Khê. Bọn Mã Viện lại kéo đại quân tới. Và một loạt trận huyết chiến nữa lại nổ ra, máu chảy đổ sông Hồng. Hơn hai vạn người Việt nữa lại đã bị mất ở đấy.

Quyết bảo vệ đất nước và cuộc sống tự do của mình, thà mất hết chứ không quay lại kiếp ngựa trâu, sức lực của người Việt hầu như đã dốc kiệt để sống mái với quân xâm lược theo ý chí của Trưng vương. Những người nữ vương đầu tiên của đất nước, cho đến cùng, vẫn kiên quyết giữ mãi ý chí sống mái với quân thù. Và dòng sông quê hương, sau hết, đã nhận vào lòng nước mắt dạt dào chảy mãi về sau ý chí quý báu chói ngời ấy của Trương vương: Phóng những ngọn lao và bắn đến những mũi tến cuối cùng, Trưng Trắc và Trưng Nhị đã lùi đến bờ sông sâu. Và gieo mình xuống đáy nước.

Bấy giờ là mùa hè năm bốn mươi ba sau Công nguyên.