nguoibanthan_ph
06-20-2007, 01:50 PM
Chương 6
Mối tình không cân sức giữa tôi với nhỏ Hồng có lẽ là sai lầm duy nhất của tôi năm lớp mười. Sau vụ đó, tôi thề không thèm nhìn mặt bất cứ đứa con gái nào trong lớp. Tôi vốn không ưa tụi con gái, nhỏ Hồng càng khiến tôi thù tụi nó tận xương tủy.
Dạo trước, hồi tôi còn tập tễnh làm thơ, Ngữ có đọc cho tôi nghe câu ca dao "Chưa chồng đi dọc đi ngang. Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi". Đó là lời người mẹ dạy con gái. Tôi là con trai, tôi cũng... chưa có chồng, nhưng tôi tuân thủ lời dạy đó răm rắp. Mỗi ngày, từ nhà đến trường và từ trường về nhà, tôi cứ "thẳng một đàng mà đi", không thèm trông ngang liếc dọc. Thấy con gái, mặt tôi trơ ra, chỉ thiếu mỗi chuyện lần tràng hạt và niệm "Nam mô, bần tăng là kẻ tu hành" nữa thôi.
Nhờ sống khổ hạnh như vậy, tôi dần dần quên đi mối hận tình năm nào. Năm lớp mười trôi qua êm ả, thái bình. Tôi đã làm đúng lời dặn dò của ba tôi "đừng yêu đương nhăng cuội". Chuyện nhỏ Hồng là chuyện "thương chơi" chẳng đáng kể làm gì. Tôi coi nó như là... đất sét!
Năm lớp mười một bắt đầu bằng một sự gia tăng sĩ số. Nhỏ Gia Khanh ở đâu ngoài Hội An chạy vô, nhập vào lớp tôi. Đám con gái tăng lên mười ba mống. Nhưng mười ba hay một tỉ ba trong trường hợp này đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả chỉ là con số không to tướng.
Chỉ có tụi thằng Ngữ là xôn xao. Ngay hôm đầu tiên Gia Khanh xuất hiện, Ngữ đã trầm trồ:
- Trời, con bé dễ thương ác!
Hòa lé buông thõng một câu:
- Tiên giáng trần!
Nghị điềm đạm hơn. Sau một hồi trầm tư, nó phát biểu với vẻ lo âu:
- Nguy rồi! Sao chổi Halley xuất hiện! Năm hạn đã tới! Huynh đệ tương tàn! Tránh sao khỏi cảnh nồi da xáo thịt!
Hòa liếc Nghị:
- Đọc thần chú gì đó mày?
Còn Ngữ thì nhăn mặt:
- Nói gì thì nói đại ra cho rồi, cứ bày trò mật mã hoài!
Bá từ đầu đến giờ ngồi im không tham gia vào câu chuyện, bỗng bật cười ha hả:
- Thằng Nghị nó nói vậy mà tụi mày không hiểu, chứng tỏ tụi mày bị em Gia Khanh "hớp hồn" nên đầu óc mụ mẫm hết rồi!
Bị xỏ xiên, Ngữ nổi cáu vặc lại:
- Chứ mày thì sao? Mày có hiểu gì không?
Bá thản nhiên:
- Sao lại không hiểu! Thằng Nghị nó ví em Gia Khanh như sao chổi Halley, mỗi lần xuất hiện là đem lại tai họa...
Hòa lé vọt miệng:
- Tai họa gì?
Bá cười hì hì:
- Thì tai họa thằng Nghị nói đó! Huynh đệ tương tàn! Nghĩa là vì giành nhau người đẹp, mày và thằng Ngữ sẽ đánh nhau u đầu sứt trán, đứa vào nhà thương, đứa vào nhà... xác!
Hòa bĩu môi:
- Xì! Làm gì có chuyện đó!
Bá gục gặc đầu:
- Ừ, để rồi coi!
Rồi Bá quay sang tôi, xuýt xoa:
- Như thằng Khoa vậy mà khỏe. Suốt đời giữ lòng thanh tịnh, không để nữ sắc quấy rầy, ăn ngủ điều độ, học hành tiến bộ, cha mẹ vui mừng, bạn bè mến mộ...
- Thôi, thôi, đủ rồi mày! - Tôi vội vã cắt ngang - Tao khỏi cần mày làm thơ tán dương "công đức" tao nữa!
Bá trợn mắt:
- À, tao khen mày mà mày không cho hén! Được rồi, để hôm nào tao xúi em Gia Khanh quyến rũ mày, xem mày có tu thành chánh quả được không!
Nghe vậy, Hòa nhảy dựng lên:
- Đừng! Mày đừng có chơi ác như vậy! Thằng Khoa tu luyện mấy nghìn năm nay rồi, nó sắp thành Phật, mày đừng có "hại" nó! Có muốn "hại" thì mày "hại" tao đây nè! Mày cứ xúi em Gia Khanh quyến rũ tao đi, tao chịu tất!
Bá nhìn Hòa, lắc đầu hắng giọng:
- Cỡ như mày, có muốn "hại" cũng không ai thèm "hại"! Mắt mày so le, nhìn đâu trật đó, đi về nhà còn sai địa chỉ, ai mà dám trao thân gởi phận cho mày! Mày có nhìn đắm đuối em Gia Khanh suốt buổi, em cũng sẽ tưởng mày đang "thôi miên" con Hồng "chà-và" ngồi cạnh, làm sao em bắt được "tín hiệu" của mày!
Hòa tức muốn nổ đom đóm mắt. Nó nghiến răng ken két và thu nắm tay lại dứ dứ trước mặt:
- Nè, nè, mày đừng có bôi bác thằng bạn quý của mày nghe chưa! Mắt tao là mắt lé, nhưng thuộc diện... lé kim, dễ thương hết biết! Tụi con gái thường kháo nhau "nhất mắt lé kim, nhì má đồng tiền". Mày là "giáo sư" mà mày cóc biết gì hết!
Nghe Hòa ca tụng nhan sắc mình, Ngữ húng hắng ho:
- Thằng Hòa nói đúng! Thằng Bá là thằng có đôi mắt bình thường, giống như thiên hạ, chẳng có gì đặc biệt nên nó tức nó ghen tị với thằng mắt lé.
Biết Ngữ chơi xỏ mình nhưng Hòa phớt lờ. Nó tỉnh bơ triết lý:
- Đời là vậy! Tao cũng chẳng thèm chấp làm gì!
Mặc dù Hòa nói chẳng thèm chấp nhưng tôi biết nó tức Bá lắm. Nhưng trong chuyện tình tập thể này, Bá có vẻ như muốn đứng ngoài nên Hòa chẳng tìm ra cớ để cà khịa đối thủ. Nó đành phải dằn mặt Bá bằng cách ra sức chứng minh sự duyên dáng và tính hiệu quả của đôi mắt lé kim được thương đế ưu ái ban cho kia.
Thế là kể từ hôm đó, gặp Gia Khanh đâu là Hòa lập tức đưa mắt tống tình. Trên đường đi, trước cổng trường và trong lớp học, hễ có dịp là Hòa phát tín hiệu về phía đối phương. Đôi mắt nó hoạt động không mệt mỏi, hệt như đài truyền hình phát sóng.
Bá cười thầm vào tai tôi:
- Tao đã nói rồi mà nó không chịu nghe. Bộ phận thông tin liên lạc của nó đã bị hỏng, không xài được. Để mày coi, nó có phát sóng cả đời cũng cóc có ăng-ten nào bắt được.
Quả như lời Bá nói, tôi thấy thằng Hòa "pha" suốt một tuần nhưng nhỏ Gia Khanh làm như chẳng "ăn đèn". Nó cứ tỉnh khô. Thậm chí nó còn không biết có người đang để ý nó.
Tụi tôi để yên cho thằng Hòa hoạt động đúng bảy ngày. Qua ngày thứ tám, Bá bắt đầu trêu:
- Sao mày? Mấy bữa nay tao thấy mày bắn tia la-de veo véo, trái tim em đã mẻ miếng nào chưa?
Hòa chưa kịp đáp, Ngữ đã khịt mũi:
- Thằng Bá này hỏi lạ! Bánh ít có đi thì bánh qui có lại chứ! Nó nhìn em muốn rách võng mạc, lẽ nào em chẳng động lòng!
Thoạt đầu, Hòa tím mặt định phản đòn, nhưng sau thấy mình bị kẹt giữa hai gọng kềm, nó biết hễ nhúc nhích là bị đập phủ đầu ngay. Nó đành nuốt giận, chống chế:
- Muốn "đánh đổ" một em như em Gia Khanh phải... trường kỳ kháng chiến. Tao mới ra tay có một tuần, chưa hết thời kỳ chạy rô-đa, bảo em đầu hàng liền sao được!
Nghị ngồi cười mím chi:
- Thế mày định "trường kỳ" đến bao giờ?
Hòa ngần ngừ:
- Ít ra cũng phải đến... cuối năm học.
Bá nheo mắt:
- Làm gì lâu dữ vậy?
- Thì đã bảo "trường kỳ" mà lại!
Hòa vừa đáp vừa cười hề hề.
Tôi không biết từ nay cho đến cuối năm, thằng Hòa sẽ đi theo con đường đặc biệt nào để len lỏi vào trái tim của Gia Khanh. Chứ hoạt động "phát sóng" thì kể từ hôm bị bạn bè trêu chọc, nó đã tạm ngưng... vô thời hạn. Cũng có thể nhìn lâu mỏi mắt, mà chẳng được tích sự gì, nó không buồn khai thác ưu thế "lé kim" của nó nữa.
Trong khi Hòa lui về thế thủ, tạm thời án binh bất động để nghĩ kế, thì nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ bắt đầu mở chiến dịch.
Trước nay, lớp tôi có bao nhiêu con gái thì Ngữ thương hết bấy nhiêu. Bây giờ thêm đứa thứ mười ba, Ngữ đòi thương luôn cho đủ bộ, cũng chẳng có gì là lạ. Tôi chỉ ngạc nhiên ở chỗ từ trước đến giờ Ngữ thường rêu rao đối với tụi con gái trong lớp nó chỉ thương chơi nhưng lần này thì tôi e rằng nó... thương thật.
Xưa nay, dưới các bài thơ, bao giờ Ngữ cũng đề tên thật. Nhưng lần này, Ngữ phá lệ. Nó chọn một bút hiệu mới: Thanh Khương. Khi bài thơ "Từ độ em về" của Thanh Khương xuất hiện trên mặt báo, cả lớp lập tức xôn xao. Đọc bài thơ tỏ tình trắng trợn đó, đứa nào cũng biết tác giả của nó muốn rao bán trái tim của mình cho Gia Khanh. Ngữ viết:
Từ độ em về, sầu đã lại
Lòng tôi mơ mãi bóng hình em
Tình tôi năm trước còn hoang vắng
Em đến, mùa xuân đậu xuống thềm...
Bài thơ nói bóng gió, nhưng ý nghĩa lại quá lộ liễu, khờ khạo như tôi đọc thoáng qua đã biết, huống gì những bộ óc vĩ đại như Nghị hoặc "giáo sư" Bá. Đã vậy, thằng Ngữ còn sợ Gia Khanh không hiểu "thông điệp" của nó, nó "đóng dấu" thêm cái bút hiệu Thanh Khương lên bài thơ một cách sỗ sàng.
Dĩ nhiên mọi người đều biết nhà thơ Thanh Khương đang "thương Khanh" nhưng không ai đoán ra Thanh Khương là đứa liều mạng nào. Ngữ chơi kế "kim thiền thoát xác", bên cạnh bài thơ bốc lửa của Thanh Khương, nó đăng một bài khác của nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ tả cảnh mùa xuân chim chóc.
Cả khối đứa bị lừa. Giờ ra chơi, tụi nó cứ túm tụm lại với nhau truy tìm lý lịch của tên bợm Thanh Khương. Đám con gái thì xúm xít chỗ hai dãy bàn đầu, thì thầm to nhỏ và chốc chốc lại cười rúc rích. Tôi liếc Gia Khanh, thấy nó ngồi gục đầu trên bàn. Chắc tụi con gái trêu nó dữ lắm! Tôi áy náy nhủ thầm và lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy lòng mình nao nao.
Ngày hôm sau, vừa vào lớp, tôi đã đọc thấy trên bảng lời rao "tìm trẻ lạc" không biết đứa nào nghịch ngợm "tương" lên. Cả lớp đang xúm đen xúm đỏ trước tấm bảng, cười nói ầm ĩ.
Tôi bước lại gần, tò mò đọc: "Bé trai Thanh Khương, mười bảy tuổi, bị bệnh si tình, nhát gan, hành động lén lút, ưa sử dụng tên giả, đi lạc sáng thứ bảy tuần rồi. Khi ra đi, ở trần mặc quần... xà lỏn, đặc điểm nhận dạng: ốm o, gầy mòn, người đầy ghẻ, ai thấy ở đâu, xin dẫn về địa chỉ sau đây: nhóm nữ sinh 11C trường trung học Sao Chổi, sẽ có hậu tạ".
Tôi vừa đọc vừa cười bò. Tôi nghi thằng Bá là tác giả của lời rao tinh quái trên. Giọng điệu khôi hài độc địa này đích thị là giọng của nó. Cái thằng, nó viết chuyện vui cười thì dở mà viết những điều nhảm nhí chọc phá thiên hạ, nó lại viết trơn tru quá xá!
Tôi hỏi Bá, Bá nhận ngay:
- Ừ, tao viết. Tao chọc cho nó ra mặt.
Tôi cười:
- Mày chọc kiểu đó, nó trốn luôn chứ sức mấy nó dám ra mặt.
Bá ngẩn người ra:
- Ừ hén, tao quên khuấy điều đó!
Rồi nó tặc lưỡi hỏi tôi:
- Thanh Khương là đứa nào mày biết không?
Tôi lắc đầu:
- Không.
Bá nhìn tôi vẻ nghi ngờ:
- Xạo đi mày! Mày là họa sĩ trình bày, sao mày không biết?
Tôi gãi đầu:
- Thì tao chỉ trình bày thôi! Làm sao tao biết nó là đứa nào!
Bá hừ mũi:
- Đọc bản thảo, mày phải nhận ra nét chữ của ai chứ! - Rồi nó thình lình hỏi - Thằng Ngữ phải không?
Bá chơi đòn trấn áp tinh thần. Nó đột ngột "độp" một phát khiến tôi sững sờ mất mấy giây. Nhưng tôi kịp trấn tĩnh. Khi đưa bài thơ "Từ độ em về" cho tôi nắn nót chép lên báo, Ngữ đã dặn dò cẩn thận. Nó còn bắt tôi thề sẽ không hé môi với bất cứ ai về thân thế và tiểu sử tác giả. Vì vậy, dù Bá đoán ngay chóc, tôi vẫn phải giả bộ đần độn:
- Tao đã nói tao không biết mà! Bản thảo đánh máy chứ đâu phải chép tay mà tao nhận ra nét chữ!
Bá tưởng tôi đần độn thật. Nó gật gù:
- Được rồi! Tao sẽ hỏi thằng Ngữ!
Nhưng Ngữ cũng chối biến. Trước sự dò hỏi của Bá, Ngữ ngơ ngác:
- Tao đâu có biết. Tụi nó gửi bài cả xấp, làm sao tao biết đứa nào vô đứa nào!
Rồi Ngữ nhún vai, nói thêm:
- Nhưng dù có biết Thanh Khương là ai, tao cũng không thể tiết lộ với mày được. Đó là nguyên tắc nghề nghiệp.
Thấy Ngữ ra vẻ trịnh trọng, lại đem "nguyên tắc" ra hù mình, Bá tức lắm. Nó bĩu môi:
- Thôi đi mày ơi! Mày đừng có làm bộ bí mật! Tụi tao biết tỏng Thanh Khương là đứa nào rồi!
Ngữ giật nảy người. Nhưng nó cố giữ vẻ thản nhiên:
- Đứa nào?
- Mày chứ ai?
Vừa nói, Bá nhìn đối thủ lom lom. Nhưng Ngữ đóng kịch thật tài. Nó khinh khỉnh:
- Tao mà thèm làm thơ cho nhỏ Gia Khanh!
- Mày đừng có làm bộ! - Bá cười khẩy - Ai mà chẳng biết mày chuyên môn làm thơ cho tụi con gái!
Ngữ hắng giọng:
- Tao làm thơ cho tất cả mọi đứa, nhưng với nhỏ Gia Khanh thì không!
Bá hỏi, giọng nghi hoặc:
- Sao vậy? Mày lúc nào cũng khen em rối rít kia mà!
Ngữ gật gù:
- Khen là một chuyện, còn làm thơ là một chuyện khác!
- Tao không tin! - Giọng Bá khăng khăng.
Ngữ lạnh lùng:
- Tin hay không, tùy mày! Tính tao không thích giành giật. Thằng Hòa đã nhảy vô, tao không muốn đụng độ với nó.
- À, hóa ra vậy! - Bá gục gặc đầu - Thì ra mày sợ lời tiên tri của thằng Nghị sẽ ứng nghiệm!
Ngữ quên bẵng câu chuyện bữa trước. Nó nhìn Bá, ngạc nhiên:
- Lời tiên tri nào?
Bá cười hề hề:
- Mày mau quên quá! Hôm trước thằng Nghị chẳng đã nói nếu cuộc "chiến tranh tình cảm" xảy ra giữa hai đứa mày thì thằng Hòa sẽ đi nhà thương, còn mày sẽ đi nhà xác là gì!
Bị Bá hoạnh họe một hồi, Ngữ đã bực mình. Bây giờ lại bị "xỏ" thêm một câu, Ngữ sầm mặt "hứ" một tiếng và quay lưng bỏ đi thẳng.
Bá nói với tôi:
- Thằng Ngữ nói mười tao không tin được một. Cái giọng õng ẹo trong bài "Từ độ em về" rõ ràng là cái giọng của nó, tao còn lạ gì, vậy mà nó cứ chối leo lẻo!
Mối tình không cân sức giữa tôi với nhỏ Hồng có lẽ là sai lầm duy nhất của tôi năm lớp mười. Sau vụ đó, tôi thề không thèm nhìn mặt bất cứ đứa con gái nào trong lớp. Tôi vốn không ưa tụi con gái, nhỏ Hồng càng khiến tôi thù tụi nó tận xương tủy.
Dạo trước, hồi tôi còn tập tễnh làm thơ, Ngữ có đọc cho tôi nghe câu ca dao "Chưa chồng đi dọc đi ngang. Có chồng cứ thẳng một đàng mà đi". Đó là lời người mẹ dạy con gái. Tôi là con trai, tôi cũng... chưa có chồng, nhưng tôi tuân thủ lời dạy đó răm rắp. Mỗi ngày, từ nhà đến trường và từ trường về nhà, tôi cứ "thẳng một đàng mà đi", không thèm trông ngang liếc dọc. Thấy con gái, mặt tôi trơ ra, chỉ thiếu mỗi chuyện lần tràng hạt và niệm "Nam mô, bần tăng là kẻ tu hành" nữa thôi.
Nhờ sống khổ hạnh như vậy, tôi dần dần quên đi mối hận tình năm nào. Năm lớp mười trôi qua êm ả, thái bình. Tôi đã làm đúng lời dặn dò của ba tôi "đừng yêu đương nhăng cuội". Chuyện nhỏ Hồng là chuyện "thương chơi" chẳng đáng kể làm gì. Tôi coi nó như là... đất sét!
Năm lớp mười một bắt đầu bằng một sự gia tăng sĩ số. Nhỏ Gia Khanh ở đâu ngoài Hội An chạy vô, nhập vào lớp tôi. Đám con gái tăng lên mười ba mống. Nhưng mười ba hay một tỉ ba trong trường hợp này đối với tôi chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả chỉ là con số không to tướng.
Chỉ có tụi thằng Ngữ là xôn xao. Ngay hôm đầu tiên Gia Khanh xuất hiện, Ngữ đã trầm trồ:
- Trời, con bé dễ thương ác!
Hòa lé buông thõng một câu:
- Tiên giáng trần!
Nghị điềm đạm hơn. Sau một hồi trầm tư, nó phát biểu với vẻ lo âu:
- Nguy rồi! Sao chổi Halley xuất hiện! Năm hạn đã tới! Huynh đệ tương tàn! Tránh sao khỏi cảnh nồi da xáo thịt!
Hòa liếc Nghị:
- Đọc thần chú gì đó mày?
Còn Ngữ thì nhăn mặt:
- Nói gì thì nói đại ra cho rồi, cứ bày trò mật mã hoài!
Bá từ đầu đến giờ ngồi im không tham gia vào câu chuyện, bỗng bật cười ha hả:
- Thằng Nghị nó nói vậy mà tụi mày không hiểu, chứng tỏ tụi mày bị em Gia Khanh "hớp hồn" nên đầu óc mụ mẫm hết rồi!
Bị xỏ xiên, Ngữ nổi cáu vặc lại:
- Chứ mày thì sao? Mày có hiểu gì không?
Bá thản nhiên:
- Sao lại không hiểu! Thằng Nghị nó ví em Gia Khanh như sao chổi Halley, mỗi lần xuất hiện là đem lại tai họa...
Hòa lé vọt miệng:
- Tai họa gì?
Bá cười hì hì:
- Thì tai họa thằng Nghị nói đó! Huynh đệ tương tàn! Nghĩa là vì giành nhau người đẹp, mày và thằng Ngữ sẽ đánh nhau u đầu sứt trán, đứa vào nhà thương, đứa vào nhà... xác!
Hòa bĩu môi:
- Xì! Làm gì có chuyện đó!
Bá gục gặc đầu:
- Ừ, để rồi coi!
Rồi Bá quay sang tôi, xuýt xoa:
- Như thằng Khoa vậy mà khỏe. Suốt đời giữ lòng thanh tịnh, không để nữ sắc quấy rầy, ăn ngủ điều độ, học hành tiến bộ, cha mẹ vui mừng, bạn bè mến mộ...
- Thôi, thôi, đủ rồi mày! - Tôi vội vã cắt ngang - Tao khỏi cần mày làm thơ tán dương "công đức" tao nữa!
Bá trợn mắt:
- À, tao khen mày mà mày không cho hén! Được rồi, để hôm nào tao xúi em Gia Khanh quyến rũ mày, xem mày có tu thành chánh quả được không!
Nghe vậy, Hòa nhảy dựng lên:
- Đừng! Mày đừng có chơi ác như vậy! Thằng Khoa tu luyện mấy nghìn năm nay rồi, nó sắp thành Phật, mày đừng có "hại" nó! Có muốn "hại" thì mày "hại" tao đây nè! Mày cứ xúi em Gia Khanh quyến rũ tao đi, tao chịu tất!
Bá nhìn Hòa, lắc đầu hắng giọng:
- Cỡ như mày, có muốn "hại" cũng không ai thèm "hại"! Mắt mày so le, nhìn đâu trật đó, đi về nhà còn sai địa chỉ, ai mà dám trao thân gởi phận cho mày! Mày có nhìn đắm đuối em Gia Khanh suốt buổi, em cũng sẽ tưởng mày đang "thôi miên" con Hồng "chà-và" ngồi cạnh, làm sao em bắt được "tín hiệu" của mày!
Hòa tức muốn nổ đom đóm mắt. Nó nghiến răng ken két và thu nắm tay lại dứ dứ trước mặt:
- Nè, nè, mày đừng có bôi bác thằng bạn quý của mày nghe chưa! Mắt tao là mắt lé, nhưng thuộc diện... lé kim, dễ thương hết biết! Tụi con gái thường kháo nhau "nhất mắt lé kim, nhì má đồng tiền". Mày là "giáo sư" mà mày cóc biết gì hết!
Nghe Hòa ca tụng nhan sắc mình, Ngữ húng hắng ho:
- Thằng Hòa nói đúng! Thằng Bá là thằng có đôi mắt bình thường, giống như thiên hạ, chẳng có gì đặc biệt nên nó tức nó ghen tị với thằng mắt lé.
Biết Ngữ chơi xỏ mình nhưng Hòa phớt lờ. Nó tỉnh bơ triết lý:
- Đời là vậy! Tao cũng chẳng thèm chấp làm gì!
Mặc dù Hòa nói chẳng thèm chấp nhưng tôi biết nó tức Bá lắm. Nhưng trong chuyện tình tập thể này, Bá có vẻ như muốn đứng ngoài nên Hòa chẳng tìm ra cớ để cà khịa đối thủ. Nó đành phải dằn mặt Bá bằng cách ra sức chứng minh sự duyên dáng và tính hiệu quả của đôi mắt lé kim được thương đế ưu ái ban cho kia.
Thế là kể từ hôm đó, gặp Gia Khanh đâu là Hòa lập tức đưa mắt tống tình. Trên đường đi, trước cổng trường và trong lớp học, hễ có dịp là Hòa phát tín hiệu về phía đối phương. Đôi mắt nó hoạt động không mệt mỏi, hệt như đài truyền hình phát sóng.
Bá cười thầm vào tai tôi:
- Tao đã nói rồi mà nó không chịu nghe. Bộ phận thông tin liên lạc của nó đã bị hỏng, không xài được. Để mày coi, nó có phát sóng cả đời cũng cóc có ăng-ten nào bắt được.
Quả như lời Bá nói, tôi thấy thằng Hòa "pha" suốt một tuần nhưng nhỏ Gia Khanh làm như chẳng "ăn đèn". Nó cứ tỉnh khô. Thậm chí nó còn không biết có người đang để ý nó.
Tụi tôi để yên cho thằng Hòa hoạt động đúng bảy ngày. Qua ngày thứ tám, Bá bắt đầu trêu:
- Sao mày? Mấy bữa nay tao thấy mày bắn tia la-de veo véo, trái tim em đã mẻ miếng nào chưa?
Hòa chưa kịp đáp, Ngữ đã khịt mũi:
- Thằng Bá này hỏi lạ! Bánh ít có đi thì bánh qui có lại chứ! Nó nhìn em muốn rách võng mạc, lẽ nào em chẳng động lòng!
Thoạt đầu, Hòa tím mặt định phản đòn, nhưng sau thấy mình bị kẹt giữa hai gọng kềm, nó biết hễ nhúc nhích là bị đập phủ đầu ngay. Nó đành nuốt giận, chống chế:
- Muốn "đánh đổ" một em như em Gia Khanh phải... trường kỳ kháng chiến. Tao mới ra tay có một tuần, chưa hết thời kỳ chạy rô-đa, bảo em đầu hàng liền sao được!
Nghị ngồi cười mím chi:
- Thế mày định "trường kỳ" đến bao giờ?
Hòa ngần ngừ:
- Ít ra cũng phải đến... cuối năm học.
Bá nheo mắt:
- Làm gì lâu dữ vậy?
- Thì đã bảo "trường kỳ" mà lại!
Hòa vừa đáp vừa cười hề hề.
Tôi không biết từ nay cho đến cuối năm, thằng Hòa sẽ đi theo con đường đặc biệt nào để len lỏi vào trái tim của Gia Khanh. Chứ hoạt động "phát sóng" thì kể từ hôm bị bạn bè trêu chọc, nó đã tạm ngưng... vô thời hạn. Cũng có thể nhìn lâu mỏi mắt, mà chẳng được tích sự gì, nó không buồn khai thác ưu thế "lé kim" của nó nữa.
Trong khi Hòa lui về thế thủ, tạm thời án binh bất động để nghĩ kế, thì nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ bắt đầu mở chiến dịch.
Trước nay, lớp tôi có bao nhiêu con gái thì Ngữ thương hết bấy nhiêu. Bây giờ thêm đứa thứ mười ba, Ngữ đòi thương luôn cho đủ bộ, cũng chẳng có gì là lạ. Tôi chỉ ngạc nhiên ở chỗ từ trước đến giờ Ngữ thường rêu rao đối với tụi con gái trong lớp nó chỉ thương chơi nhưng lần này thì tôi e rằng nó... thương thật.
Xưa nay, dưới các bài thơ, bao giờ Ngữ cũng đề tên thật. Nhưng lần này, Ngữ phá lệ. Nó chọn một bút hiệu mới: Thanh Khương. Khi bài thơ "Từ độ em về" của Thanh Khương xuất hiện trên mặt báo, cả lớp lập tức xôn xao. Đọc bài thơ tỏ tình trắng trợn đó, đứa nào cũng biết tác giả của nó muốn rao bán trái tim của mình cho Gia Khanh. Ngữ viết:
Từ độ em về, sầu đã lại
Lòng tôi mơ mãi bóng hình em
Tình tôi năm trước còn hoang vắng
Em đến, mùa xuân đậu xuống thềm...
Bài thơ nói bóng gió, nhưng ý nghĩa lại quá lộ liễu, khờ khạo như tôi đọc thoáng qua đã biết, huống gì những bộ óc vĩ đại như Nghị hoặc "giáo sư" Bá. Đã vậy, thằng Ngữ còn sợ Gia Khanh không hiểu "thông điệp" của nó, nó "đóng dấu" thêm cái bút hiệu Thanh Khương lên bài thơ một cách sỗ sàng.
Dĩ nhiên mọi người đều biết nhà thơ Thanh Khương đang "thương Khanh" nhưng không ai đoán ra Thanh Khương là đứa liều mạng nào. Ngữ chơi kế "kim thiền thoát xác", bên cạnh bài thơ bốc lửa của Thanh Khương, nó đăng một bài khác của nhà thơ Nguyễn Văn Ngữ tả cảnh mùa xuân chim chóc.
Cả khối đứa bị lừa. Giờ ra chơi, tụi nó cứ túm tụm lại với nhau truy tìm lý lịch của tên bợm Thanh Khương. Đám con gái thì xúm xít chỗ hai dãy bàn đầu, thì thầm to nhỏ và chốc chốc lại cười rúc rích. Tôi liếc Gia Khanh, thấy nó ngồi gục đầu trên bàn. Chắc tụi con gái trêu nó dữ lắm! Tôi áy náy nhủ thầm và lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy lòng mình nao nao.
Ngày hôm sau, vừa vào lớp, tôi đã đọc thấy trên bảng lời rao "tìm trẻ lạc" không biết đứa nào nghịch ngợm "tương" lên. Cả lớp đang xúm đen xúm đỏ trước tấm bảng, cười nói ầm ĩ.
Tôi bước lại gần, tò mò đọc: "Bé trai Thanh Khương, mười bảy tuổi, bị bệnh si tình, nhát gan, hành động lén lút, ưa sử dụng tên giả, đi lạc sáng thứ bảy tuần rồi. Khi ra đi, ở trần mặc quần... xà lỏn, đặc điểm nhận dạng: ốm o, gầy mòn, người đầy ghẻ, ai thấy ở đâu, xin dẫn về địa chỉ sau đây: nhóm nữ sinh 11C trường trung học Sao Chổi, sẽ có hậu tạ".
Tôi vừa đọc vừa cười bò. Tôi nghi thằng Bá là tác giả của lời rao tinh quái trên. Giọng điệu khôi hài độc địa này đích thị là giọng của nó. Cái thằng, nó viết chuyện vui cười thì dở mà viết những điều nhảm nhí chọc phá thiên hạ, nó lại viết trơn tru quá xá!
Tôi hỏi Bá, Bá nhận ngay:
- Ừ, tao viết. Tao chọc cho nó ra mặt.
Tôi cười:
- Mày chọc kiểu đó, nó trốn luôn chứ sức mấy nó dám ra mặt.
Bá ngẩn người ra:
- Ừ hén, tao quên khuấy điều đó!
Rồi nó tặc lưỡi hỏi tôi:
- Thanh Khương là đứa nào mày biết không?
Tôi lắc đầu:
- Không.
Bá nhìn tôi vẻ nghi ngờ:
- Xạo đi mày! Mày là họa sĩ trình bày, sao mày không biết?
Tôi gãi đầu:
- Thì tao chỉ trình bày thôi! Làm sao tao biết nó là đứa nào!
Bá hừ mũi:
- Đọc bản thảo, mày phải nhận ra nét chữ của ai chứ! - Rồi nó thình lình hỏi - Thằng Ngữ phải không?
Bá chơi đòn trấn áp tinh thần. Nó đột ngột "độp" một phát khiến tôi sững sờ mất mấy giây. Nhưng tôi kịp trấn tĩnh. Khi đưa bài thơ "Từ độ em về" cho tôi nắn nót chép lên báo, Ngữ đã dặn dò cẩn thận. Nó còn bắt tôi thề sẽ không hé môi với bất cứ ai về thân thế và tiểu sử tác giả. Vì vậy, dù Bá đoán ngay chóc, tôi vẫn phải giả bộ đần độn:
- Tao đã nói tao không biết mà! Bản thảo đánh máy chứ đâu phải chép tay mà tao nhận ra nét chữ!
Bá tưởng tôi đần độn thật. Nó gật gù:
- Được rồi! Tao sẽ hỏi thằng Ngữ!
Nhưng Ngữ cũng chối biến. Trước sự dò hỏi của Bá, Ngữ ngơ ngác:
- Tao đâu có biết. Tụi nó gửi bài cả xấp, làm sao tao biết đứa nào vô đứa nào!
Rồi Ngữ nhún vai, nói thêm:
- Nhưng dù có biết Thanh Khương là ai, tao cũng không thể tiết lộ với mày được. Đó là nguyên tắc nghề nghiệp.
Thấy Ngữ ra vẻ trịnh trọng, lại đem "nguyên tắc" ra hù mình, Bá tức lắm. Nó bĩu môi:
- Thôi đi mày ơi! Mày đừng có làm bộ bí mật! Tụi tao biết tỏng Thanh Khương là đứa nào rồi!
Ngữ giật nảy người. Nhưng nó cố giữ vẻ thản nhiên:
- Đứa nào?
- Mày chứ ai?
Vừa nói, Bá nhìn đối thủ lom lom. Nhưng Ngữ đóng kịch thật tài. Nó khinh khỉnh:
- Tao mà thèm làm thơ cho nhỏ Gia Khanh!
- Mày đừng có làm bộ! - Bá cười khẩy - Ai mà chẳng biết mày chuyên môn làm thơ cho tụi con gái!
Ngữ hắng giọng:
- Tao làm thơ cho tất cả mọi đứa, nhưng với nhỏ Gia Khanh thì không!
Bá hỏi, giọng nghi hoặc:
- Sao vậy? Mày lúc nào cũng khen em rối rít kia mà!
Ngữ gật gù:
- Khen là một chuyện, còn làm thơ là một chuyện khác!
- Tao không tin! - Giọng Bá khăng khăng.
Ngữ lạnh lùng:
- Tin hay không, tùy mày! Tính tao không thích giành giật. Thằng Hòa đã nhảy vô, tao không muốn đụng độ với nó.
- À, hóa ra vậy! - Bá gục gặc đầu - Thì ra mày sợ lời tiên tri của thằng Nghị sẽ ứng nghiệm!
Ngữ quên bẵng câu chuyện bữa trước. Nó nhìn Bá, ngạc nhiên:
- Lời tiên tri nào?
Bá cười hề hề:
- Mày mau quên quá! Hôm trước thằng Nghị chẳng đã nói nếu cuộc "chiến tranh tình cảm" xảy ra giữa hai đứa mày thì thằng Hòa sẽ đi nhà thương, còn mày sẽ đi nhà xác là gì!
Bị Bá hoạnh họe một hồi, Ngữ đã bực mình. Bây giờ lại bị "xỏ" thêm một câu, Ngữ sầm mặt "hứ" một tiếng và quay lưng bỏ đi thẳng.
Bá nói với tôi:
- Thằng Ngữ nói mười tao không tin được một. Cái giọng õng ẹo trong bài "Từ độ em về" rõ ràng là cái giọng của nó, tao còn lạ gì, vậy mà nó cứ chối leo lẻo!