nguoibanthan_ph
06-20-2007, 02:47 PM
Chương 12
Không thể sai lời hứa với Mỹ Vy, Ngọc Như đã xin phép gia đình để về quê bạn chơi một chuyến. Sự háo hức đã khiến cô bé thức dậy lúc năm giờ sáng và quơ đại chiếc túi du lịch của mình nhét vội vàng ít đồ dùng rồi phóng thẳng tới nhà Mỹ Vy.
Thấy cửa nhà bạn còn đóng, con bé dùng cả hai tay vừa đấm vừa kêu:
- Dậy đi đồ lười biếng. Sáng trắng rồi mà còn nằm nướng hay sao?
Mỹ Vy trong bộ đồ lửng bước ra, cô bé vừa hé cửa vừa buông tiếng:
- Mày làm ơn tắt cái loa phóng thanh đi dùm tao. Mới sáng sớm mà tới đây gây ồn ào cả khu phố! Coi chừng người ta chửi cho là sui lắm đó biết không?
Nghe thấy vậy, Ngọc Như mới vội vàng bịt miệng. Giọng cô bé nhỏ lại:
- Biết rồi... khổ lắm... nói mãi...
Mỹ Vy vẫn chưa tha:
- Nói mãi mày cũng chưa chịu tiếp thu. Con gái gì mà đi tới đâu giống cái chợ đến đó!
Ngọc Như nói xìu:
- Lên mặt "thầy đơi: hoài, tại cái tính tao trời ban chứ tao đâu có muốn.
- Không muốn thì phải sửa. Hồi đó tao cũng giống hệt như mày, nhưng chỉ bị kẻ khác chỉnh một lần là tao bỏ tật ấy ngay.
Bỗng nhiên, Ngọc Như nghe thắc mắc:
- Ai vậy mày?
Vẻ mặt Mỹ Vy thoáng chút ngượng:
- Hoàng.
- A, thì ra cái tên này.
Nụ cười bỡ ngỡ của Ngọc Như làm Mỹ Vy xấu hổ, cô bé cố gượng chống chế:
- Hoàng là con trai nhưng trầm tĩnh và điềm đạm hơn tụi mình nhiều.
Ngọc Như tra gạn bạn:
- Có khi nào mày và tên Hoàng nghĩ gì khác ngoài tình bạn không?
Mỹ Vy lườm bạn bằng đuôi mắt:
- Đặt câu hỏi bậy bạ.
- Bậy cũng phải trả lời.
- Hoàng là nhân chứng kỷ niệm tuổi thơ của tao.
Ngọc Như tỏ ra mình là người lớn:
- Mày dùng từ nghe dội quá. Kỷ niệm tuổi thơ thì ai mà chẳng có.
Tao đang muốn hỏi hiện thời nè.
Thốt nhiên Mỹ Vy đấm thùm thụp vào lưng bạn:
- Hiện thời nè... đồ con nít ranh mà cứ thích làm người lớn.
Hai nhỏ con gái giỡn tới đây thì Hoàng xuất hiện. Cậu con trai gọn gàng trong bộ đồ jean và chiếc túi khoác vai. Nụ cười trên môi Hoàng lúc nào cũng dịu dàng như con gái:
- Thế nào hai công chúa, mình lên đường cho sớm chứ.
Vì là người tới trước nên Ngọc Như không bỏ lỡ cơ hội trêu:
- Nè, tới sau rồi tính đánh trốn lãng phải không? Tụi này chờ Hoàng cả tiếng đồng hồ rồi chứ đâu phải giỡn.
Hoàng gãi đầu trông thật dễ mến:
- Thông cảm dùm cho đi nhị vị cô nương. Tại vì ở trọ cho nên phải đợi người ta thức dậy mở cửa chứ.
Ngay lúc ấy chẳng biết từ đâu có một mùi thơm bay tới mũi Ngọc Như, cô bé ra sức hít rồi thừa cơ bắt tội:
- Thông cảm thì được. Nhưng ít ra phải có gì đền bù với cái bụng mới vui.
Biết ý Ngọc Như, Mỹ Vy nói ra:
- Nó muốn đòi ăn đó, Hoàng à.
- Con quỷ này, sao mày biết tao đòi ăn chứ?
- Sao lại chẳng biết. Tao chỉ cần nhìn cái mũi mày hỉnh hỉnh là tao đoán được rồi.
Nghe bạn nói, Ngọc Như thẹn đỏ mặt, quát khẽ:
- Biết rồi thì im miệng đi, lát nữa tao sẽ chia cho chút đỉnh mà ăn.
Mỹ Vy hứ lên thật lớn:
- Tao không thèm lòng tốt của mày.
Ðể hai nhỏ bạn gái ngồi cãi cọ ở trong nhà, Hoàng lẻn ra ngoài chốc lát rồi trở vào với một bọc bánh bao đang bốc khói. Đặt xuống trước mặt Ngọc Như, Hoàng tỏ ra ân cần:
- Mình ăn cái này đầy bụng rồi lên đường được chứ?
Ngọc Như tíu tít cười:
- Được! Hoàng quả là ý nhị ghê.
Không để ý đến lời bạn khen, Hoàng cầm một cái bánh trao cho Mỹ Vy rồi nhắc chuyện ngày xưa:
- Hồi đó trước khi rời quê, Mỹ Vy đã mua cho Hoàng một cái bánh bao giống như thế này.
Mỹ Vy bồi hồi nhớ:
- Và hai đứa mình đã ăn chung cái bánh bao ấy ở bệnh viện phải không?
- Vậy là Mỹ Vy đâu có quên, nhưng thôi để chừng nào đặt chân về đến quê mình sẽ ôn lại kỷ niệm nhé!
Ngọc Như tiếp lời bằng cách cầm lấy bánh đưa lên môi c¡n một cái rồi nhìn cả hai nói:
- Còn bây giờ thì các bạn hãy ăn đi kẻo tui chịu hết nổi rồi.
- Xí... cái thứ ham ăn nói hoài không bỏ tật.
Mỹ Vy nháy mắt về phía bạn rồi cũng thưởng thức món bánh bao của Hoàng mua. Công việc điểm tâm của cả ba mất vài phút, sau đó họ lên đường với cả bao nhiêu điều háo hức.
Ngồi trên chiếc xe đò dài đông nghẹt, Ngọc Như đã hỏi ướm chừng Mỹ Vy:
- Liệu bà ngoại mày có nuôi nổi tao nửa tháng không?
Mỹ Vy xếch đôi mắt:
- Chưa nói chắc. Còn chờ xem sự co giãn của bao tử của mày.
Cô bé khẽ lườm lườm:
- Hứ. Mày làm như tao ăn nhiều lắm không bằng.
- Ai biết đâu được. Tao vẫn nghe má mày nói con Ngọc Như nó ăn bằng thúng, uống bằng thùng mà.
- Trời! Mày nói xạo vừa thôi, má tao đời nào lại đi bêu xấu con gái chứ.
- Đó đâu phải là bêu xấu, chỉ tại má mày thiệt thà thôi.
Ngó thấy khách trên xe có người để mắt nhìn mình, Ngọc Như không dám ra mồm nữa. Cô bé hích nhẹ vào hông bạn nhắc chừng:
- Tạm ngưng chuyện của tao đi.
Hoàng nghe thấy cười xoà:
- Thôi để Hoàng kể chuyện ở quê cho Ngọc Như nghe nhé.
Mỹ Vy làm bộ không tán thành:
- Đừng Hoàng. Cứ để cho nó háo hức về tới dưới đó sẽ hay.
Không chịu thua, Ngọc Như vung cú đấm lên dứ dứ:
- Mày đừng có mà lẻo mép xúi, nhắm có chịu nổi mấy cú nốc ao của tao không?
Mỹ Vy cũng chẳng phải vừa gì, cô bé bèn hăm doạ tới tấp:
- Tao không biết đánh võ, nhưng sẽ có món trị mày.
- Trên đời này tao chưa hề sợ gì.
- Được rồi, đừng làm bộ nói cứng. Tao chỉ cần bắt con vật nhỏ xíu đưa tới cho nó cắn mày là mày sẽ chắp tay mà lạy ngay.
Ngọc Như trừng mắt lên:
- Nè, đừng có ăn hiếp tao nghe. Mai mốt tao trở lại thành phố tao sẽ cho mày biết mặt.
Hoàng vui lây trước sự cãi cọ của hai nhỏ bạn gái. Trông họ trẻ con chứ không giống như những đứa bạn còn ở lại quê, sắp đến tuổi lập gia đình để rồi phải già đi vì trách nhiệm và bổn phận. Như con Tý đen bạn của Hoàng và Mỹ Vy ngày đó. Tuy cùng trạc tuổi với nhau song nó đang đánh mất sự ngây thơ qua lá thư mà nó gởi cho Hoàng vài tháng trước báo tin nó đã có người dạm hỏi. Ôi! mười lăm tuổi mà sắp lấy chồng ngộ thiệt. Cứ nghĩ đến chuyện con Tý trong chiếc áo cô dâu mà Hoàng cảm thấy buồn cười, tiếc thầm cho đời nó. Đúng là con nít ranh vắt mũi chưa sạch. Chuyến này có Mỹ Vy cùng về, Hoàng nhất định xúi nhỏ cùng ngăn cản để cứu con Tý thoát khỏi sự tảo hôn vốn đã thành lệ ở miền quê.
Chiếc xe lao đi vun vút như xé gió làm khoảng cách trong lòng mỗi người hành khách như bị rút ngắn dần. Họ cũng bồn chồn mong đợi mau chóng đến đích như ba người bạn trẻ. Xa xa hai bên đường, đã thấy xuất hiện cánh đồng lúa và gió lùa vào xe đã mang hơi hướm của làng quê.
Hoàng chợt kéo tay Mỹ Vy chỉ vào vườn nhãn bên đường rồi thấp giọng:
- Hồi đó Mỹ Vy đi vườn nhãn này mới trồng mà nay nó đã già rồi.
Mỹ Vy cười tươi chỉ vào ngực mình:
- Thì lúc đó Mỹ Vy cũng còn nhỏ, mà nay trở về đã lớn như thế này.
Cả hai cùng im lặng, song tâm tư thì náo nức. Nỗi hồi hộp sắp được nhìn thấy quê hương cứ trổi lên làm Mỹ Vy nhấp nhỏm không yên. Cô bé không buồn chọc bạn nữa mà cứ nhóng mắt ngó cảnh vật bên đường. Cảm giác là lạ, quen quen nhớ dần trong tâm trí dù thời gian trôi qua đã sáu bảy năm dài. Đến quá trưa, giữa lúc mọi người đang mệt mỏi vì phải giam mình hằng mấy tiếng đồng hồ trên chiếc xe chật chội thì Hoàng vụt reo lên:
- Tới rồi bác tài ơi! Cho tụi cháu xuống đây.
Hai nhỏ con gái vội nhốn nháo:
- Xuống hả Hoàng?
Hoàng rời chỗ xốc chiếc túi du lịch trên vai, cậu quay lại bảo hai nhỏ bạn:
- Ngọc Như và Mỹ Vy chuẩn bị xuống xe kẻo nó đưa hai cô nương về bến cuối tận Mỹ Thuận bây giờ.
Nghe nói, Ngọc Như hoảng hốt thót xuống trước:
- Ý... ý... Hoàng phải đưa Như đi đàng hoàng kẻo lạc đường Như kiện đó à nghen.
Mỹ Vy nhảy xuống sau, trêu bạn thêm lần nữa:
- Mày chết nhát vừa vừa chứ kẻo lũ bạn tao ở đây nó sẽ được dịp phá phách mày suốt ngày thôi. Thí dụ như nó bắt đỉa cho bám vào chân mày, hay đem rắn lại quấn quanh cổ giả làm vòng cẩm thạch.
Không để Mỹ Vy nói hết câu, Ngọc Như nhảy đông đổng ở giữa đường.
- Tao không có giỡn kiểu đó đâu nghe mày. Mày mà xúi mấy đứa bạn mày đưa thứ đó nhát tao là có án mạng xảy ra thì đừng có trách. Tao vốn đau tim bẩm sinh mà.
- Hì... hì...! Mày đau tim thì mặc kệ mày, tao chỉ có thể giúp mày báo trước là ở đây đỉa nhiều lắm! Con nào con nấy...
- Oái...
Ngọc Như thoảng thốt vứt đại chiếc giỏ của mình nằm lăn lóc trên đường rồi tưng tưng chạy tới núp sau lưng Hoàng như thể đỉa đang bám vào cô bé. Ai nấy bật cười, riêng Mỹ Vy thì rũ rượi:
- Chao ơi! Mày làm tao vỡ bụng ra bây giờ đó Ngọc Như. Đỉa ở dưới ruộng chứ đâu đây mà mới vừa nghe nói mày đã làm như nó đang bám vào chân vậy.
Ngọc Như thở không ra hơi:
- Tao lạy mày Mỹ Vy ơi! Biết tình trạng thế này tao cóc thèm về quê mày nghỉ hè nữa.
Hoàng thấy Ngọc Như sợ thật, vội trấn an:
- Mỹ Vy chỉ giỡn thôi chứ đỉa nó không dám cắn Ngọc Như đâu.
Dẫu sao nó cũng phải biết hiếu khách chứ.
Liền lúc ấy từ đằng quán nước phía trước có mấy bóng người ào ra, họ bước nhanh về phía cả ba đang đi tới với tiếng gọi thật to:
- Hoàng... Hoàng ơi...! Mày về đó có phải không?
Hoàng phóng mắt lên nhìn rồi mừng rỡ:
- Thằng Lượm và cả Tý đen nữa.
Vừa nghe thấy vậy, Mỹ Vy đã reo lên:
- Ôi... con Tý đen à, sao nó biết mà ra đón mình vậy?
Hoàng vừa lao nhanh vưà giải thích:
- Mình đã viết thư báo trước mà.
Những người bạn cách xa nhau lâu ngày nay mới gặp nên ngỡ ngàng.
Thằng Lượm không nhận ra được Mỹ Vy vì cô bé lúc này lớn và xinh đẹp ra nhiều quá khiến cậu ta cứ trố mắt lên mà nhìn. Riêng Tý đen thì không quên được những đường nét trên khuôn mặt bạn nên chẳng hề nhận lầm dù có thêm kẻ thứ ba.
- Mỹ Vy, tao không ngờ mày về quê thăm tụi tao đó.
Mỹ Vy cũng ôm chầm lấy nhỏ bạn gái khi xưa, tíu tít kêu lên:
- Mày chẳng thay đổi gì cả Tý đen. Vừa trông thấy mày từ đằng xa là tao đã nhận được.
Chờ mọi người nhận định rõ ràng anh chàng Lượm mới dám mấp máy môi. Đôi mắt hướng về phía Mỹ Vy đầy ngượng ngập:
- Mỹ Vy đó hả? người ta là dân thành phố rồi nên tui đâu có nhận ra.
Mỹ Vy vẫn như ngày xưa, thân ái:
- Lượm nói kiểu cách quá. Mỹ Vy chính gốc sống ở đây chứ thành phố hồi nào?
Cô bé Tý đen giành xách giỏ cho bạn rồi hối thúc:
- Mình về nhà nói chuyện, tội gì mà đứng phơi nắng ở ngoài đường.
Song Mỹ Vy đã giữ lại, cô bé đã chỉ Ngọc Như đang đứng lạc lõng ở chốn lạ, người xa:
- Khoan, để tao giới thiệu bạn của tao. Đây là Ngọc Như, con gái chính hiệu thành phố về đây nghỉ hè thăm quê hương mình đó.
Bây giờ mọi người mới vồn vã với Ngọc Như, tuy có hơi muộn nhưng trông cô bé cũng vui ra phết.
- Ngọc Như rất hân hạnh được làm quen với các bạn.
Tý đen cũng xôn xao:
- Ôi, mình vô cùng mong muốn Ngọc Như sẽ ở lại đây thật là lâu.
Lượm không giữ kẽ như lúc nãy xen vào rủ:
- Ngọc Như có thích câu cá không? Mình sẽ hướng dẫn về môn này.
Tý đen nói gạt đi:
- Người ta là con gái mà rủ đi câu, vô duyên quá...
Lượm vẫn đầy vẻ nhiệt tình:
- Không đi câu thì bơi sông hoặc đua ghe. Ở đây đồng quê chỉ có mấy thứ đó là để giải trí.
Thấy Ngọc Như lúng túng, Hoàng tế nhị điều đình với các bạn của mình:
- Ðể Ngọc Như về nghỉ mệt đã Lựơm à. Rồi ngày mai tất cả cùng tham gia tất cả các trò chơi của mấy bạn.
Lượm đồng ý, nét mặt cậu con trai làng phơi phới một niềm vui. Tất cả kéo nhau đi, tiếng cười và tiếng nói không ngớt vang lên từ bờ môi những người bạn trẻ. người vui nhất hôm nay là Mỹ Vy rồi kế tiếp là Hoàng. Bởi với họ, kỷ niệm không chỉ trở về trong tiềm thức mà hiện tại nó đang chấp chới đằng trước mặt khi trông thấy lũy tre làng và những mái ngói đỏ nhấp nhô.
Ôi thân thương biết bao khi những gì đã qua đang có dịp trở lại với tuổi trẻ hồn nhiên.
Không thể sai lời hứa với Mỹ Vy, Ngọc Như đã xin phép gia đình để về quê bạn chơi một chuyến. Sự háo hức đã khiến cô bé thức dậy lúc năm giờ sáng và quơ đại chiếc túi du lịch của mình nhét vội vàng ít đồ dùng rồi phóng thẳng tới nhà Mỹ Vy.
Thấy cửa nhà bạn còn đóng, con bé dùng cả hai tay vừa đấm vừa kêu:
- Dậy đi đồ lười biếng. Sáng trắng rồi mà còn nằm nướng hay sao?
Mỹ Vy trong bộ đồ lửng bước ra, cô bé vừa hé cửa vừa buông tiếng:
- Mày làm ơn tắt cái loa phóng thanh đi dùm tao. Mới sáng sớm mà tới đây gây ồn ào cả khu phố! Coi chừng người ta chửi cho là sui lắm đó biết không?
Nghe thấy vậy, Ngọc Như mới vội vàng bịt miệng. Giọng cô bé nhỏ lại:
- Biết rồi... khổ lắm... nói mãi...
Mỹ Vy vẫn chưa tha:
- Nói mãi mày cũng chưa chịu tiếp thu. Con gái gì mà đi tới đâu giống cái chợ đến đó!
Ngọc Như nói xìu:
- Lên mặt "thầy đơi: hoài, tại cái tính tao trời ban chứ tao đâu có muốn.
- Không muốn thì phải sửa. Hồi đó tao cũng giống hệt như mày, nhưng chỉ bị kẻ khác chỉnh một lần là tao bỏ tật ấy ngay.
Bỗng nhiên, Ngọc Như nghe thắc mắc:
- Ai vậy mày?
Vẻ mặt Mỹ Vy thoáng chút ngượng:
- Hoàng.
- A, thì ra cái tên này.
Nụ cười bỡ ngỡ của Ngọc Như làm Mỹ Vy xấu hổ, cô bé cố gượng chống chế:
- Hoàng là con trai nhưng trầm tĩnh và điềm đạm hơn tụi mình nhiều.
Ngọc Như tra gạn bạn:
- Có khi nào mày và tên Hoàng nghĩ gì khác ngoài tình bạn không?
Mỹ Vy lườm bạn bằng đuôi mắt:
- Đặt câu hỏi bậy bạ.
- Bậy cũng phải trả lời.
- Hoàng là nhân chứng kỷ niệm tuổi thơ của tao.
Ngọc Như tỏ ra mình là người lớn:
- Mày dùng từ nghe dội quá. Kỷ niệm tuổi thơ thì ai mà chẳng có.
Tao đang muốn hỏi hiện thời nè.
Thốt nhiên Mỹ Vy đấm thùm thụp vào lưng bạn:
- Hiện thời nè... đồ con nít ranh mà cứ thích làm người lớn.
Hai nhỏ con gái giỡn tới đây thì Hoàng xuất hiện. Cậu con trai gọn gàng trong bộ đồ jean và chiếc túi khoác vai. Nụ cười trên môi Hoàng lúc nào cũng dịu dàng như con gái:
- Thế nào hai công chúa, mình lên đường cho sớm chứ.
Vì là người tới trước nên Ngọc Như không bỏ lỡ cơ hội trêu:
- Nè, tới sau rồi tính đánh trốn lãng phải không? Tụi này chờ Hoàng cả tiếng đồng hồ rồi chứ đâu phải giỡn.
Hoàng gãi đầu trông thật dễ mến:
- Thông cảm dùm cho đi nhị vị cô nương. Tại vì ở trọ cho nên phải đợi người ta thức dậy mở cửa chứ.
Ngay lúc ấy chẳng biết từ đâu có một mùi thơm bay tới mũi Ngọc Như, cô bé ra sức hít rồi thừa cơ bắt tội:
- Thông cảm thì được. Nhưng ít ra phải có gì đền bù với cái bụng mới vui.
Biết ý Ngọc Như, Mỹ Vy nói ra:
- Nó muốn đòi ăn đó, Hoàng à.
- Con quỷ này, sao mày biết tao đòi ăn chứ?
- Sao lại chẳng biết. Tao chỉ cần nhìn cái mũi mày hỉnh hỉnh là tao đoán được rồi.
Nghe bạn nói, Ngọc Như thẹn đỏ mặt, quát khẽ:
- Biết rồi thì im miệng đi, lát nữa tao sẽ chia cho chút đỉnh mà ăn.
Mỹ Vy hứ lên thật lớn:
- Tao không thèm lòng tốt của mày.
Ðể hai nhỏ bạn gái ngồi cãi cọ ở trong nhà, Hoàng lẻn ra ngoài chốc lát rồi trở vào với một bọc bánh bao đang bốc khói. Đặt xuống trước mặt Ngọc Như, Hoàng tỏ ra ân cần:
- Mình ăn cái này đầy bụng rồi lên đường được chứ?
Ngọc Như tíu tít cười:
- Được! Hoàng quả là ý nhị ghê.
Không để ý đến lời bạn khen, Hoàng cầm một cái bánh trao cho Mỹ Vy rồi nhắc chuyện ngày xưa:
- Hồi đó trước khi rời quê, Mỹ Vy đã mua cho Hoàng một cái bánh bao giống như thế này.
Mỹ Vy bồi hồi nhớ:
- Và hai đứa mình đã ăn chung cái bánh bao ấy ở bệnh viện phải không?
- Vậy là Mỹ Vy đâu có quên, nhưng thôi để chừng nào đặt chân về đến quê mình sẽ ôn lại kỷ niệm nhé!
Ngọc Như tiếp lời bằng cách cầm lấy bánh đưa lên môi c¡n một cái rồi nhìn cả hai nói:
- Còn bây giờ thì các bạn hãy ăn đi kẻo tui chịu hết nổi rồi.
- Xí... cái thứ ham ăn nói hoài không bỏ tật.
Mỹ Vy nháy mắt về phía bạn rồi cũng thưởng thức món bánh bao của Hoàng mua. Công việc điểm tâm của cả ba mất vài phút, sau đó họ lên đường với cả bao nhiêu điều háo hức.
Ngồi trên chiếc xe đò dài đông nghẹt, Ngọc Như đã hỏi ướm chừng Mỹ Vy:
- Liệu bà ngoại mày có nuôi nổi tao nửa tháng không?
Mỹ Vy xếch đôi mắt:
- Chưa nói chắc. Còn chờ xem sự co giãn của bao tử của mày.
Cô bé khẽ lườm lườm:
- Hứ. Mày làm như tao ăn nhiều lắm không bằng.
- Ai biết đâu được. Tao vẫn nghe má mày nói con Ngọc Như nó ăn bằng thúng, uống bằng thùng mà.
- Trời! Mày nói xạo vừa thôi, má tao đời nào lại đi bêu xấu con gái chứ.
- Đó đâu phải là bêu xấu, chỉ tại má mày thiệt thà thôi.
Ngó thấy khách trên xe có người để mắt nhìn mình, Ngọc Như không dám ra mồm nữa. Cô bé hích nhẹ vào hông bạn nhắc chừng:
- Tạm ngưng chuyện của tao đi.
Hoàng nghe thấy cười xoà:
- Thôi để Hoàng kể chuyện ở quê cho Ngọc Như nghe nhé.
Mỹ Vy làm bộ không tán thành:
- Đừng Hoàng. Cứ để cho nó háo hức về tới dưới đó sẽ hay.
Không chịu thua, Ngọc Như vung cú đấm lên dứ dứ:
- Mày đừng có mà lẻo mép xúi, nhắm có chịu nổi mấy cú nốc ao của tao không?
Mỹ Vy cũng chẳng phải vừa gì, cô bé bèn hăm doạ tới tấp:
- Tao không biết đánh võ, nhưng sẽ có món trị mày.
- Trên đời này tao chưa hề sợ gì.
- Được rồi, đừng làm bộ nói cứng. Tao chỉ cần bắt con vật nhỏ xíu đưa tới cho nó cắn mày là mày sẽ chắp tay mà lạy ngay.
Ngọc Như trừng mắt lên:
- Nè, đừng có ăn hiếp tao nghe. Mai mốt tao trở lại thành phố tao sẽ cho mày biết mặt.
Hoàng vui lây trước sự cãi cọ của hai nhỏ bạn gái. Trông họ trẻ con chứ không giống như những đứa bạn còn ở lại quê, sắp đến tuổi lập gia đình để rồi phải già đi vì trách nhiệm và bổn phận. Như con Tý đen bạn của Hoàng và Mỹ Vy ngày đó. Tuy cùng trạc tuổi với nhau song nó đang đánh mất sự ngây thơ qua lá thư mà nó gởi cho Hoàng vài tháng trước báo tin nó đã có người dạm hỏi. Ôi! mười lăm tuổi mà sắp lấy chồng ngộ thiệt. Cứ nghĩ đến chuyện con Tý trong chiếc áo cô dâu mà Hoàng cảm thấy buồn cười, tiếc thầm cho đời nó. Đúng là con nít ranh vắt mũi chưa sạch. Chuyến này có Mỹ Vy cùng về, Hoàng nhất định xúi nhỏ cùng ngăn cản để cứu con Tý thoát khỏi sự tảo hôn vốn đã thành lệ ở miền quê.
Chiếc xe lao đi vun vút như xé gió làm khoảng cách trong lòng mỗi người hành khách như bị rút ngắn dần. Họ cũng bồn chồn mong đợi mau chóng đến đích như ba người bạn trẻ. Xa xa hai bên đường, đã thấy xuất hiện cánh đồng lúa và gió lùa vào xe đã mang hơi hướm của làng quê.
Hoàng chợt kéo tay Mỹ Vy chỉ vào vườn nhãn bên đường rồi thấp giọng:
- Hồi đó Mỹ Vy đi vườn nhãn này mới trồng mà nay nó đã già rồi.
Mỹ Vy cười tươi chỉ vào ngực mình:
- Thì lúc đó Mỹ Vy cũng còn nhỏ, mà nay trở về đã lớn như thế này.
Cả hai cùng im lặng, song tâm tư thì náo nức. Nỗi hồi hộp sắp được nhìn thấy quê hương cứ trổi lên làm Mỹ Vy nhấp nhỏm không yên. Cô bé không buồn chọc bạn nữa mà cứ nhóng mắt ngó cảnh vật bên đường. Cảm giác là lạ, quen quen nhớ dần trong tâm trí dù thời gian trôi qua đã sáu bảy năm dài. Đến quá trưa, giữa lúc mọi người đang mệt mỏi vì phải giam mình hằng mấy tiếng đồng hồ trên chiếc xe chật chội thì Hoàng vụt reo lên:
- Tới rồi bác tài ơi! Cho tụi cháu xuống đây.
Hai nhỏ con gái vội nhốn nháo:
- Xuống hả Hoàng?
Hoàng rời chỗ xốc chiếc túi du lịch trên vai, cậu quay lại bảo hai nhỏ bạn:
- Ngọc Như và Mỹ Vy chuẩn bị xuống xe kẻo nó đưa hai cô nương về bến cuối tận Mỹ Thuận bây giờ.
Nghe nói, Ngọc Như hoảng hốt thót xuống trước:
- Ý... ý... Hoàng phải đưa Như đi đàng hoàng kẻo lạc đường Như kiện đó à nghen.
Mỹ Vy nhảy xuống sau, trêu bạn thêm lần nữa:
- Mày chết nhát vừa vừa chứ kẻo lũ bạn tao ở đây nó sẽ được dịp phá phách mày suốt ngày thôi. Thí dụ như nó bắt đỉa cho bám vào chân mày, hay đem rắn lại quấn quanh cổ giả làm vòng cẩm thạch.
Không để Mỹ Vy nói hết câu, Ngọc Như nhảy đông đổng ở giữa đường.
- Tao không có giỡn kiểu đó đâu nghe mày. Mày mà xúi mấy đứa bạn mày đưa thứ đó nhát tao là có án mạng xảy ra thì đừng có trách. Tao vốn đau tim bẩm sinh mà.
- Hì... hì...! Mày đau tim thì mặc kệ mày, tao chỉ có thể giúp mày báo trước là ở đây đỉa nhiều lắm! Con nào con nấy...
- Oái...
Ngọc Như thoảng thốt vứt đại chiếc giỏ của mình nằm lăn lóc trên đường rồi tưng tưng chạy tới núp sau lưng Hoàng như thể đỉa đang bám vào cô bé. Ai nấy bật cười, riêng Mỹ Vy thì rũ rượi:
- Chao ơi! Mày làm tao vỡ bụng ra bây giờ đó Ngọc Như. Đỉa ở dưới ruộng chứ đâu đây mà mới vừa nghe nói mày đã làm như nó đang bám vào chân vậy.
Ngọc Như thở không ra hơi:
- Tao lạy mày Mỹ Vy ơi! Biết tình trạng thế này tao cóc thèm về quê mày nghỉ hè nữa.
Hoàng thấy Ngọc Như sợ thật, vội trấn an:
- Mỹ Vy chỉ giỡn thôi chứ đỉa nó không dám cắn Ngọc Như đâu.
Dẫu sao nó cũng phải biết hiếu khách chứ.
Liền lúc ấy từ đằng quán nước phía trước có mấy bóng người ào ra, họ bước nhanh về phía cả ba đang đi tới với tiếng gọi thật to:
- Hoàng... Hoàng ơi...! Mày về đó có phải không?
Hoàng phóng mắt lên nhìn rồi mừng rỡ:
- Thằng Lượm và cả Tý đen nữa.
Vừa nghe thấy vậy, Mỹ Vy đã reo lên:
- Ôi... con Tý đen à, sao nó biết mà ra đón mình vậy?
Hoàng vừa lao nhanh vưà giải thích:
- Mình đã viết thư báo trước mà.
Những người bạn cách xa nhau lâu ngày nay mới gặp nên ngỡ ngàng.
Thằng Lượm không nhận ra được Mỹ Vy vì cô bé lúc này lớn và xinh đẹp ra nhiều quá khiến cậu ta cứ trố mắt lên mà nhìn. Riêng Tý đen thì không quên được những đường nét trên khuôn mặt bạn nên chẳng hề nhận lầm dù có thêm kẻ thứ ba.
- Mỹ Vy, tao không ngờ mày về quê thăm tụi tao đó.
Mỹ Vy cũng ôm chầm lấy nhỏ bạn gái khi xưa, tíu tít kêu lên:
- Mày chẳng thay đổi gì cả Tý đen. Vừa trông thấy mày từ đằng xa là tao đã nhận được.
Chờ mọi người nhận định rõ ràng anh chàng Lượm mới dám mấp máy môi. Đôi mắt hướng về phía Mỹ Vy đầy ngượng ngập:
- Mỹ Vy đó hả? người ta là dân thành phố rồi nên tui đâu có nhận ra.
Mỹ Vy vẫn như ngày xưa, thân ái:
- Lượm nói kiểu cách quá. Mỹ Vy chính gốc sống ở đây chứ thành phố hồi nào?
Cô bé Tý đen giành xách giỏ cho bạn rồi hối thúc:
- Mình về nhà nói chuyện, tội gì mà đứng phơi nắng ở ngoài đường.
Song Mỹ Vy đã giữ lại, cô bé đã chỉ Ngọc Như đang đứng lạc lõng ở chốn lạ, người xa:
- Khoan, để tao giới thiệu bạn của tao. Đây là Ngọc Như, con gái chính hiệu thành phố về đây nghỉ hè thăm quê hương mình đó.
Bây giờ mọi người mới vồn vã với Ngọc Như, tuy có hơi muộn nhưng trông cô bé cũng vui ra phết.
- Ngọc Như rất hân hạnh được làm quen với các bạn.
Tý đen cũng xôn xao:
- Ôi, mình vô cùng mong muốn Ngọc Như sẽ ở lại đây thật là lâu.
Lượm không giữ kẽ như lúc nãy xen vào rủ:
- Ngọc Như có thích câu cá không? Mình sẽ hướng dẫn về môn này.
Tý đen nói gạt đi:
- Người ta là con gái mà rủ đi câu, vô duyên quá...
Lượm vẫn đầy vẻ nhiệt tình:
- Không đi câu thì bơi sông hoặc đua ghe. Ở đây đồng quê chỉ có mấy thứ đó là để giải trí.
Thấy Ngọc Như lúng túng, Hoàng tế nhị điều đình với các bạn của mình:
- Ðể Ngọc Như về nghỉ mệt đã Lựơm à. Rồi ngày mai tất cả cùng tham gia tất cả các trò chơi của mấy bạn.
Lượm đồng ý, nét mặt cậu con trai làng phơi phới một niềm vui. Tất cả kéo nhau đi, tiếng cười và tiếng nói không ngớt vang lên từ bờ môi những người bạn trẻ. người vui nhất hôm nay là Mỹ Vy rồi kế tiếp là Hoàng. Bởi với họ, kỷ niệm không chỉ trở về trong tiềm thức mà hiện tại nó đang chấp chới đằng trước mặt khi trông thấy lũy tre làng và những mái ngói đỏ nhấp nhô.
Ôi thân thương biết bao khi những gì đã qua đang có dịp trở lại với tuổi trẻ hồn nhiên.