Nhím Hoàng Kim
07-03-2007, 07:21 PM
Tình Thương Vô Điều Kiện của Một Minh Sư
Thanh Hải Vô Thượng Sư kể
Ở Mỹ có một vị minh sư khai ngộ tên là Yogananda . Trước khi được thọ tâm ấn , ông gặp sư phụ của ông lần đầu tiên ở ngoài phố . Ông rất tin tưởng vị minh sư này , nên xin ngài được thọ pháp . Ngài bằng lòng và nói rằng : "Hãy đến gặp ta vào một ngày khác , rồi lúc đó ta sẽ truyền tâm ấn cho , và nhận ngươi làm đệ tử". Ngài còn nói thêm : "Hôm nay ta đến để kiếm ngươi . Nhưng khi đến chỗ ở của ta , ngươi sẽ là người kiếm ta . Lúc đó ngươi sẽ phải cầu khẩn ta , chứ không thể nào tới xin ta truyền tâm ấn tự nhiên như vầy được".
Yogananda nói : "Không sao , con sẽ làm như sư phụ nói".
Sau đó ông đến xin minh sư này truyền pháp cho ông . Quý vị biết tại sao họ lại hành động như vậy không ? Nghi thức vẫn là quan trọng để thử thách xem người kia có nhiệt tình đối với pháp môn đó hay không . Ming sư này e rằng người kia sẽ coi ông như bạn vì trước đó họ đã gặp nhau rồi . Lúc đó người này có thể bước vào nhà nói với thầy rằng : "Chào Ngài ! Ngài chịu truyền pháp cho tôi không ? Tụi mình gặp nhau ngoài chợ lúc đi mua rau đó , nhớ không ?" (Cười). Vì nghĩ rằng Yogananda có thể sẽ tới với thái độ đó , nên ngài căn dặn : "Khi đến với ta , ngươi phải trịnh trọng , nghiêm trang , và cuối đầu xin ta nhận làm đệ tử . Như vậy ta mới truyền pháp cho . Dù hôm nay chúng ta đã quen nhau , nhưng khi đến gặp ta ngươi vẫn phải cuối lạy ta".
Lý do thứ nhất là nghi thức . Lý do thứ hai là để coi người này khiêm nhường như thế nào . Lý do thứ ba là để giữ khoảng cách tôn nghiêm giữa thầy và trò vì sẽ có nhiều đệ tử khác nhìn họ . Nếu ông đối xử với một đệ tử tự nhiên quá thì sau này rất khó dạy những đệ tử khác . Hơn nữa , là một người mới vô , không biết quy luật , ông có thể rất dễ nôn nóng và buộc miệng nói rằng : "Hôm nọ chúng ta ở chợ mua rau với nhau , và ngài có hứa truyền pháp cho tôi . Pháp môn này thật ra như thế nào ? Đem ra cho tôi coi thử !" (Cười).
Vì vậy sư phụ ông phải dặn kỹ càng . Thật ra như vậy là ngài có lòng thương . Không những truyền pháp cho người đó mà còn dạy ông ta cách xử thế đứng đắn của một người đệ tử .
Ngày hôm đó , Yogananda đến nơi thầy ở để xin thọ pháp và tuân theo mọi nghi thức . Trước khi truyền pháp , sư phụ ông nói với đệ tử rằng : "Ta nhận ngươi làm đệ tử của ta một cách vô điều kiện . Dù đức hạnh , đẳng cấp tu hành của ngươi có cao hay thấp , dù tính tình của ngươi xấu hay tốt , dù hành vi của ngươi cao thượng hay thấp hèn , ta vẫn mãi mãi yêu thương ngươi , che chở cho ngươi , và chấp nhận ngươi như một người bạn tốt". Yogananda : "Dạ".
Dĩ nhiên có một ông thầy như vậy thì thật là tốt quá ! Sư Phụ ông tiếp tục nói với một vẽ nghiêm trang : "Nhưng ta có một điều kiện". Tim ông hồi hộp , bỗng nhiên lại có điều kiện ! Sư Phụ ông nói : "Ta chỉ có một điều kiện duy nhất , đó là ngươi cũng phải chấp nhận và yêu thương ta một cách vô điều kiện giống như ta đã chấp nhận ngươi . Ngươi phải thương yêu ta bất chấp đẳng cấp của ta , tính tình của ta , hành động của ta , dù xấu hay tốt . Ngươi có thể làm như vậy được không ?"
Yogananda do dự rồi đáp : "Thưa sư phụ , là một vị thầy đắc đạo , dĩ nhiên là có đẳng cấp cao . Chúng con quý sư phụ vì ngài là tối thượng . Như sư phụ đã nói , đôi khi ngài rất thấp ; nhưng nếu con thấy ngài làm điều gì không phải , vô đạo đức hoặc thấp kém về mặt tâm linh , chắc con sẽ không chấp nhận được" (Cười).
Rồi sư phụ ông nói : "Thôi được ! Ta chẳng cần tình bạn của ngươi , không ra gì cả !"
Ý nói ông là một người bạn không tốt , bạn kiểu này không phải là bạn thật .
Yogananda xấu hổ quá bèn nói : "Xin lỗi sư phụ . Con sẽ mãi mãi thương sư phụ , bất chấp đẳng cấp của ngài , đức hạnh , hay tính tình của ngài . Nếu sư phụ bị ngã , con sẽ che chở cho ngài ."
Sư phụ ông vui lòng đáp lại : "Như vậy thì tốt ! Được , ta nhận ngươi làm đệ tử của ta ."
Sau đó ngài truyền tâm ấn cho Yogananda .
Tại sao sư phụ của ông lại yêu cầu như vậy ? Ngài có cần ông ta phải trung thành không ? Tôi cũng không biết tại sao ngài lại đòi hỏi như vậy . Tôi chưa bao giờ đòi hỏi quý vị như vậy . Không phải ngài là một minh sư không hoàn mỹ , nhưng ngài sợ đệ tử của mình sẽ đem đầu óc và khả năng phàm phu ra phê bình ngài . Nên ngài muốn củng cố lòng tin của người đó trước . Vì thế ngài mới nói rằng : "Dù ta có như thế nào đi nữa , ngươi vẫn phải thương yêu và kính trọng ta ." Như vậy ông sẽ không tạo nghiệp cho mình và lòng tin sẽ không bị giao động . Vì đã hứa như vậy nên ông phải giữ lời .
Cho nên , mỗi khi thấy sư phụ ông làm điều gì không đúng , ông sẽ nhớ lại giờ phút này và sẽ không dám tùy tiên phê bình . Ông cũng nhớ rằng sư phụ đã chấp nhận mình . Nếu vị minh sư đó chấp nhận chúng ta được , thì tại sao chúng ta không thể chấp nhận họ ? Nếu chúng ta tin rằng sư phụ của chúng ta đã đắc đạo , thì ngài có thể nhìn thấy nghiệp quả , đức độ và lỗi lầm của chúng ta . Ngài có thể thấy một cách rõ ràng , nhưng vẫn nhận chúng ta làm đệ tử , vẫn thương yêu , cứu vớt chúng ta mỗi khi chúng ta bị sa ngã .
Là một người phàm phu , chúng ta không nhìn thấy được nghiệp chướng , đạo đức và lỗi lầm , thì làm sao có thể phê bình họ được ? Minh sư đòi hỏi chúng ta phải như vậy chỉ vì muốn củng cố lòng tin nơi chúng ta , và giúp chúng ta đừng tự gây nên nghiệp chướng cho chính mình . Họ không phải là minh sư khai ngộ không hoàn mỹ ; trái lại họ là chúng sinh hoàn mỹ nhất . Nếu không hoàn mỹ thì họ không thể vô sở bất tại được , và không thể cứu độ đệ tử bằng muôn vạn ức hóa thân , cũng không thể nghe và đáp ứng cho cả vũ trụ này .
Có thể đôi khi , chúng ta không có nhiều thể nghiệm , nhưng những đồng tu khác có , như vậy lòng tin của chúng ta cũng được cũng được củng cố . Nếu một người luôn luôn nghe được và đáp ứng được cho từng người khác , nhất định người đó phải có một cái gì đó rất là vĩ đại . Hơn nữa , tất cả sự cống hiến , giúp đỡ của họ đều là vô điều kiện . Vì thế chúng ta vẫn có lòng tin , cho dù chúng ta không có nhiều thể nghiệm . Nếu sau khi nghe những câu chuyện như vậy mà chúng ta vẫn chưa có lòng tin , thì chỉ có nước Thượng Đế xuống địa ngục cứu quý vị , không còn ai khác . Cho nên , đọc những câu chuyện này đừng có lật cho qua trang thôi , mà còn pahri học nữa .
Giả sử sư phụ của chúng ta không hoàn mỹ đi nữa , như vậy còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có hoàn mỹ không ? Không ? Vậy thì khỏi phê bình ! Thành ra , tu hành không có khó , giữ vững lòng tin mới là khó . Càng nghĩ rằng mình có lòng tin mãnh liệt , thì chúng ta càng bị khảo nhiều hơn . Nếu chúng ta không nghĩ rằng mình vĩ đại , từ bi , có lòng tin vững chắc và nếu không ham đi độ chúng sinh , chúng ta sẽ bị khảo ít hơn . Là một người phàm phu , lực lượng của ma sẽ không thèm làm rộn chúng ta , vì chúng ta không có những kỳ vọng to tát .
Muốn độ chúng sinh cần phải có lực lượng vạn năng và đạt được quả vị Phật một cách nhanh chóng , đạt được hôm qua thì tốt hơn . (Sư Phụ và mọi người cười) Nhưng lúc đó những bài khảo dồn dập tới thì đừng có than . Nếu không muốn bị khảo nhiều , thì đừng kỳ vọng nhiều . Hãy coi thử chúng ta làm được những gì trong phạm vi khả năng của mình , những gì chúng ta đã làm trong quá khứ , và những gì chúng ta có thể làm được trong tương lai .
Còn lòng tin thì rất hữu dụng , nhưng không phải ai cũng giữ được . Tôi không có ý trách người nào , nhưng chúng ta nên biết những yếu điểm của mình để mà chuẩn bị tinh thần . Khi rớt xuống đẳng cấp nào đó thì mất lòng tin , chúng ta sẽ nhớ lại rằng có lần Sư Phụ đã nói quý vị là những chúng sinh rất yếu đuối , khổ một tí cũng không chịu nổi . Quý vị đã đọc nhiều chuyện , và biết rằng giữ vững lòng tin rất khó .
Thờ Phật gỗ còn dễ hơn thờ Phật sống . Phật sống phải đối phó với nhiều hoàn cảnh , nhiều công việc , bằng nhiều cách khác nhau . Khi thấy cách làm việc của họ không phù hợp với ý thức của chúng ta ; ý thích "cao cả", "khai ngộ" của chúng ta , chúng ta nghĩ vị Phật đó là tốt . Chúng ta không hiểu được nên chỉ đoán mò mà thôi .
Minh sư khai ngộ không màng đệ tử nghi ngờ hay không nghi ngờ mình , họ chỉ muốn dạy đệ tử làm sao để giữ vững đức tin .
Một ngày nọ , Yogananda bỏ đi . Sao ông ta lại bỏ đi ? Vì ông đã sống với thầy một thời gian lâu rồi , mà vẫn không thấy "thể nghiệm" gì cả ! Ông nghe nói có những vị minh sư rất giỏi đang tu hành trong những sơn động tại một nơi nào đó . Cho nên ông đến bên sông Hằng , trèo non lội suối để đi kiếm họ và ở với họ vài ngày . Nhưng tất cả các vị minh sư trên đó đều nói ông đã gặp đúng thầy rồi , và khuyên ông nên trở về . Tại đây ông cũng có được một vài thể nghiệm rất tốt . Đây là một trong những câu chuyện của ông .
Có lần , ông đi đến một sơn động , vì nghe nói ở đó có một bậc đại minh sư , một vị trưởng sư huynh của sư phụ ông , cùng học chung một thầy . Ông nghe nói vị này rất là vĩ đại , có thể còn "vĩ đại hơn" sư phụ của ông nữa , vì người này tu lâu năm hơn . Ông vượt đèo , lội suối , cuối cùng tìm được hang động . Ông ngồi đó , trong lòng đầy những kỳ vọng to tát , bóp chân cho vị minh sư này một cách khiêm tốn để được gia trì .
Tối hôm đó , ông thấy ánh sáng khắp mọi nơi . Chỗ nào cũng sáng , nhắm mắt hay mở mắt cũng không thể nào ngủ được , ông bèn hỏi thầy : "Sư phụ , tại sao kỳ vậy ? Trong này không có đèn , ngoài kia cũng không có gì chiếu . Tại sao sáng vậy ?"
Vị minh sư trả lời : "Ngủ đi ! Đừng có hỏi nhiều !"
Ông nằm xuống vẫn không ngủ được , lại phàn nàn nữa : "Làm sao con ngủ được ? Nhắm mắt hay mở mắt gì cũng thấy sáng quá !"
Vị minh sư đáp : "Thôi được , nếu không ngủ được thì chúng ta hãy dậy uống trà ."
Họ uống trà với nhau cho đến sáng . Sau đó vị minh sư ở trong hang động mới nói với ông rằng : "Về đi , về với sư phụ ngươi . Ngươi đã tìm được đúng thầy rồi , đừng đi đâu thêm nữa ."
Ông rất lấy làm xấu hổ , và tin lời vị sư huynh thâm niên của sư phụ ông .
Khi về tới chỗ của sư phụ ông , ông lén bước vào nhà bếp ; nhưng sư phụ ông đã đợi sẵn ở đó . Ngài không trách cứ một lời nào , chỉ hỏi : "Ê , ăn gì chưa ? Lại đây ! Ta sẽ nấu cho ngươi ăn ."
Họ cùng nhau dùng bữa . Sau khi ăn xong , sư phụ ông nói : "Chúng ta phải nấu thêm . Lát nữa , đến hai giờ sáng sẽ có nhiều người từ xa đến gặp ta . Thế nào họ cũng đói lắm ."
Yogananda tự hỏi : "Lạ nhỉ ! Ở đây sao sư phụ biết chuyện này ? Chắc Ngài cũng giỏi thật . Nếu không thì tại sao biết những chuyện này ?"
Ở đó không có điện thoại , không có người đưa tin , nhưng sư phụ ông vẫn biết một cách tự nhiên . Yogananda có chút nghi hoặc , nhưng ông biết sư phụ ông không giỡn chơi những chuyện như vầy . Ông bèn giúp thầy chuẩn bị thức ăn cho những người kia . Sau đó , hai giờ sáng , quả thật có rất nhiều người đến ăn .
Sau khi bếp núc xong , sư phụ ông đi nghỉ ngơi . Sau đó ngài đưa ông đến một nơi ngoài cửa . Khi ông ngồi xuống , sư phụ ông vỗ lên ngực ông một cái . Tức thì ông có được một thể nghiệm tuyệt vời ở bên trong . Trong thể nghiệm nầy , ông trông thấy mọi vật chung quanh rất là khác lạ , vô cùng trong suốt và rất là sáng . Thân thể ông như tan biến , và cả thế giới đều trở nên trong suốt . Tất cả đều sáng và nhìn rất là khác lạ . Ông quỳ xuống lạy thầy , trong lòng vô cùng biết ơn .
Sư phụ ông lắc đầu nói : "Thật tội nghiệp ! Vượt núi , băng sông lợi lộc gì cho ngươi chứ ?"
Yogananda vừa mới đi hành hương từ núi , sông trở về ; cho nên ông hiểu sư phụ ông muốn nói gì . Từ đó về sau , ông không bao giờ bỏ thầy mà đi nữa .
Thanh Hải Vô Thượng Sư kể
Ở Mỹ có một vị minh sư khai ngộ tên là Yogananda . Trước khi được thọ tâm ấn , ông gặp sư phụ của ông lần đầu tiên ở ngoài phố . Ông rất tin tưởng vị minh sư này , nên xin ngài được thọ pháp . Ngài bằng lòng và nói rằng : "Hãy đến gặp ta vào một ngày khác , rồi lúc đó ta sẽ truyền tâm ấn cho , và nhận ngươi làm đệ tử". Ngài còn nói thêm : "Hôm nay ta đến để kiếm ngươi . Nhưng khi đến chỗ ở của ta , ngươi sẽ là người kiếm ta . Lúc đó ngươi sẽ phải cầu khẩn ta , chứ không thể nào tới xin ta truyền tâm ấn tự nhiên như vầy được".
Yogananda nói : "Không sao , con sẽ làm như sư phụ nói".
Sau đó ông đến xin minh sư này truyền pháp cho ông . Quý vị biết tại sao họ lại hành động như vậy không ? Nghi thức vẫn là quan trọng để thử thách xem người kia có nhiệt tình đối với pháp môn đó hay không . Ming sư này e rằng người kia sẽ coi ông như bạn vì trước đó họ đã gặp nhau rồi . Lúc đó người này có thể bước vào nhà nói với thầy rằng : "Chào Ngài ! Ngài chịu truyền pháp cho tôi không ? Tụi mình gặp nhau ngoài chợ lúc đi mua rau đó , nhớ không ?" (Cười). Vì nghĩ rằng Yogananda có thể sẽ tới với thái độ đó , nên ngài căn dặn : "Khi đến với ta , ngươi phải trịnh trọng , nghiêm trang , và cuối đầu xin ta nhận làm đệ tử . Như vậy ta mới truyền pháp cho . Dù hôm nay chúng ta đã quen nhau , nhưng khi đến gặp ta ngươi vẫn phải cuối lạy ta".
Lý do thứ nhất là nghi thức . Lý do thứ hai là để coi người này khiêm nhường như thế nào . Lý do thứ ba là để giữ khoảng cách tôn nghiêm giữa thầy và trò vì sẽ có nhiều đệ tử khác nhìn họ . Nếu ông đối xử với một đệ tử tự nhiên quá thì sau này rất khó dạy những đệ tử khác . Hơn nữa , là một người mới vô , không biết quy luật , ông có thể rất dễ nôn nóng và buộc miệng nói rằng : "Hôm nọ chúng ta ở chợ mua rau với nhau , và ngài có hứa truyền pháp cho tôi . Pháp môn này thật ra như thế nào ? Đem ra cho tôi coi thử !" (Cười).
Vì vậy sư phụ ông phải dặn kỹ càng . Thật ra như vậy là ngài có lòng thương . Không những truyền pháp cho người đó mà còn dạy ông ta cách xử thế đứng đắn của một người đệ tử .
Ngày hôm đó , Yogananda đến nơi thầy ở để xin thọ pháp và tuân theo mọi nghi thức . Trước khi truyền pháp , sư phụ ông nói với đệ tử rằng : "Ta nhận ngươi làm đệ tử của ta một cách vô điều kiện . Dù đức hạnh , đẳng cấp tu hành của ngươi có cao hay thấp , dù tính tình của ngươi xấu hay tốt , dù hành vi của ngươi cao thượng hay thấp hèn , ta vẫn mãi mãi yêu thương ngươi , che chở cho ngươi , và chấp nhận ngươi như một người bạn tốt". Yogananda : "Dạ".
Dĩ nhiên có một ông thầy như vậy thì thật là tốt quá ! Sư Phụ ông tiếp tục nói với một vẽ nghiêm trang : "Nhưng ta có một điều kiện". Tim ông hồi hộp , bỗng nhiên lại có điều kiện ! Sư Phụ ông nói : "Ta chỉ có một điều kiện duy nhất , đó là ngươi cũng phải chấp nhận và yêu thương ta một cách vô điều kiện giống như ta đã chấp nhận ngươi . Ngươi phải thương yêu ta bất chấp đẳng cấp của ta , tính tình của ta , hành động của ta , dù xấu hay tốt . Ngươi có thể làm như vậy được không ?"
Yogananda do dự rồi đáp : "Thưa sư phụ , là một vị thầy đắc đạo , dĩ nhiên là có đẳng cấp cao . Chúng con quý sư phụ vì ngài là tối thượng . Như sư phụ đã nói , đôi khi ngài rất thấp ; nhưng nếu con thấy ngài làm điều gì không phải , vô đạo đức hoặc thấp kém về mặt tâm linh , chắc con sẽ không chấp nhận được" (Cười).
Rồi sư phụ ông nói : "Thôi được ! Ta chẳng cần tình bạn của ngươi , không ra gì cả !"
Ý nói ông là một người bạn không tốt , bạn kiểu này không phải là bạn thật .
Yogananda xấu hổ quá bèn nói : "Xin lỗi sư phụ . Con sẽ mãi mãi thương sư phụ , bất chấp đẳng cấp của ngài , đức hạnh , hay tính tình của ngài . Nếu sư phụ bị ngã , con sẽ che chở cho ngài ."
Sư phụ ông vui lòng đáp lại : "Như vậy thì tốt ! Được , ta nhận ngươi làm đệ tử của ta ."
Sau đó ngài truyền tâm ấn cho Yogananda .
Tại sao sư phụ của ông lại yêu cầu như vậy ? Ngài có cần ông ta phải trung thành không ? Tôi cũng không biết tại sao ngài lại đòi hỏi như vậy . Tôi chưa bao giờ đòi hỏi quý vị như vậy . Không phải ngài là một minh sư không hoàn mỹ , nhưng ngài sợ đệ tử của mình sẽ đem đầu óc và khả năng phàm phu ra phê bình ngài . Nên ngài muốn củng cố lòng tin của người đó trước . Vì thế ngài mới nói rằng : "Dù ta có như thế nào đi nữa , ngươi vẫn phải thương yêu và kính trọng ta ." Như vậy ông sẽ không tạo nghiệp cho mình và lòng tin sẽ không bị giao động . Vì đã hứa như vậy nên ông phải giữ lời .
Cho nên , mỗi khi thấy sư phụ ông làm điều gì không đúng , ông sẽ nhớ lại giờ phút này và sẽ không dám tùy tiên phê bình . Ông cũng nhớ rằng sư phụ đã chấp nhận mình . Nếu vị minh sư đó chấp nhận chúng ta được , thì tại sao chúng ta không thể chấp nhận họ ? Nếu chúng ta tin rằng sư phụ của chúng ta đã đắc đạo , thì ngài có thể nhìn thấy nghiệp quả , đức độ và lỗi lầm của chúng ta . Ngài có thể thấy một cách rõ ràng , nhưng vẫn nhận chúng ta làm đệ tử , vẫn thương yêu , cứu vớt chúng ta mỗi khi chúng ta bị sa ngã .
Là một người phàm phu , chúng ta không nhìn thấy được nghiệp chướng , đạo đức và lỗi lầm , thì làm sao có thể phê bình họ được ? Minh sư đòi hỏi chúng ta phải như vậy chỉ vì muốn củng cố lòng tin nơi chúng ta , và giúp chúng ta đừng tự gây nên nghiệp chướng cho chính mình . Họ không phải là minh sư khai ngộ không hoàn mỹ ; trái lại họ là chúng sinh hoàn mỹ nhất . Nếu không hoàn mỹ thì họ không thể vô sở bất tại được , và không thể cứu độ đệ tử bằng muôn vạn ức hóa thân , cũng không thể nghe và đáp ứng cho cả vũ trụ này .
Có thể đôi khi , chúng ta không có nhiều thể nghiệm , nhưng những đồng tu khác có , như vậy lòng tin của chúng ta cũng được cũng được củng cố . Nếu một người luôn luôn nghe được và đáp ứng được cho từng người khác , nhất định người đó phải có một cái gì đó rất là vĩ đại . Hơn nữa , tất cả sự cống hiến , giúp đỡ của họ đều là vô điều kiện . Vì thế chúng ta vẫn có lòng tin , cho dù chúng ta không có nhiều thể nghiệm . Nếu sau khi nghe những câu chuyện như vậy mà chúng ta vẫn chưa có lòng tin , thì chỉ có nước Thượng Đế xuống địa ngục cứu quý vị , không còn ai khác . Cho nên , đọc những câu chuyện này đừng có lật cho qua trang thôi , mà còn pahri học nữa .
Giả sử sư phụ của chúng ta không hoàn mỹ đi nữa , như vậy còn chúng ta thì sao ? Chúng ta có hoàn mỹ không ? Không ? Vậy thì khỏi phê bình ! Thành ra , tu hành không có khó , giữ vững lòng tin mới là khó . Càng nghĩ rằng mình có lòng tin mãnh liệt , thì chúng ta càng bị khảo nhiều hơn . Nếu chúng ta không nghĩ rằng mình vĩ đại , từ bi , có lòng tin vững chắc và nếu không ham đi độ chúng sinh , chúng ta sẽ bị khảo ít hơn . Là một người phàm phu , lực lượng của ma sẽ không thèm làm rộn chúng ta , vì chúng ta không có những kỳ vọng to tát .
Muốn độ chúng sinh cần phải có lực lượng vạn năng và đạt được quả vị Phật một cách nhanh chóng , đạt được hôm qua thì tốt hơn . (Sư Phụ và mọi người cười) Nhưng lúc đó những bài khảo dồn dập tới thì đừng có than . Nếu không muốn bị khảo nhiều , thì đừng kỳ vọng nhiều . Hãy coi thử chúng ta làm được những gì trong phạm vi khả năng của mình , những gì chúng ta đã làm trong quá khứ , và những gì chúng ta có thể làm được trong tương lai .
Còn lòng tin thì rất hữu dụng , nhưng không phải ai cũng giữ được . Tôi không có ý trách người nào , nhưng chúng ta nên biết những yếu điểm của mình để mà chuẩn bị tinh thần . Khi rớt xuống đẳng cấp nào đó thì mất lòng tin , chúng ta sẽ nhớ lại rằng có lần Sư Phụ đã nói quý vị là những chúng sinh rất yếu đuối , khổ một tí cũng không chịu nổi . Quý vị đã đọc nhiều chuyện , và biết rằng giữ vững lòng tin rất khó .
Thờ Phật gỗ còn dễ hơn thờ Phật sống . Phật sống phải đối phó với nhiều hoàn cảnh , nhiều công việc , bằng nhiều cách khác nhau . Khi thấy cách làm việc của họ không phù hợp với ý thức của chúng ta ; ý thích "cao cả", "khai ngộ" của chúng ta , chúng ta nghĩ vị Phật đó là tốt . Chúng ta không hiểu được nên chỉ đoán mò mà thôi .
Minh sư khai ngộ không màng đệ tử nghi ngờ hay không nghi ngờ mình , họ chỉ muốn dạy đệ tử làm sao để giữ vững đức tin .
Một ngày nọ , Yogananda bỏ đi . Sao ông ta lại bỏ đi ? Vì ông đã sống với thầy một thời gian lâu rồi , mà vẫn không thấy "thể nghiệm" gì cả ! Ông nghe nói có những vị minh sư rất giỏi đang tu hành trong những sơn động tại một nơi nào đó . Cho nên ông đến bên sông Hằng , trèo non lội suối để đi kiếm họ và ở với họ vài ngày . Nhưng tất cả các vị minh sư trên đó đều nói ông đã gặp đúng thầy rồi , và khuyên ông nên trở về . Tại đây ông cũng có được một vài thể nghiệm rất tốt . Đây là một trong những câu chuyện của ông .
Có lần , ông đi đến một sơn động , vì nghe nói ở đó có một bậc đại minh sư , một vị trưởng sư huynh của sư phụ ông , cùng học chung một thầy . Ông nghe nói vị này rất là vĩ đại , có thể còn "vĩ đại hơn" sư phụ của ông nữa , vì người này tu lâu năm hơn . Ông vượt đèo , lội suối , cuối cùng tìm được hang động . Ông ngồi đó , trong lòng đầy những kỳ vọng to tát , bóp chân cho vị minh sư này một cách khiêm tốn để được gia trì .
Tối hôm đó , ông thấy ánh sáng khắp mọi nơi . Chỗ nào cũng sáng , nhắm mắt hay mở mắt cũng không thể nào ngủ được , ông bèn hỏi thầy : "Sư phụ , tại sao kỳ vậy ? Trong này không có đèn , ngoài kia cũng không có gì chiếu . Tại sao sáng vậy ?"
Vị minh sư trả lời : "Ngủ đi ! Đừng có hỏi nhiều !"
Ông nằm xuống vẫn không ngủ được , lại phàn nàn nữa : "Làm sao con ngủ được ? Nhắm mắt hay mở mắt gì cũng thấy sáng quá !"
Vị minh sư đáp : "Thôi được , nếu không ngủ được thì chúng ta hãy dậy uống trà ."
Họ uống trà với nhau cho đến sáng . Sau đó vị minh sư ở trong hang động mới nói với ông rằng : "Về đi , về với sư phụ ngươi . Ngươi đã tìm được đúng thầy rồi , đừng đi đâu thêm nữa ."
Ông rất lấy làm xấu hổ , và tin lời vị sư huynh thâm niên của sư phụ ông .
Khi về tới chỗ của sư phụ ông , ông lén bước vào nhà bếp ; nhưng sư phụ ông đã đợi sẵn ở đó . Ngài không trách cứ một lời nào , chỉ hỏi : "Ê , ăn gì chưa ? Lại đây ! Ta sẽ nấu cho ngươi ăn ."
Họ cùng nhau dùng bữa . Sau khi ăn xong , sư phụ ông nói : "Chúng ta phải nấu thêm . Lát nữa , đến hai giờ sáng sẽ có nhiều người từ xa đến gặp ta . Thế nào họ cũng đói lắm ."
Yogananda tự hỏi : "Lạ nhỉ ! Ở đây sao sư phụ biết chuyện này ? Chắc Ngài cũng giỏi thật . Nếu không thì tại sao biết những chuyện này ?"
Ở đó không có điện thoại , không có người đưa tin , nhưng sư phụ ông vẫn biết một cách tự nhiên . Yogananda có chút nghi hoặc , nhưng ông biết sư phụ ông không giỡn chơi những chuyện như vầy . Ông bèn giúp thầy chuẩn bị thức ăn cho những người kia . Sau đó , hai giờ sáng , quả thật có rất nhiều người đến ăn .
Sau khi bếp núc xong , sư phụ ông đi nghỉ ngơi . Sau đó ngài đưa ông đến một nơi ngoài cửa . Khi ông ngồi xuống , sư phụ ông vỗ lên ngực ông một cái . Tức thì ông có được một thể nghiệm tuyệt vời ở bên trong . Trong thể nghiệm nầy , ông trông thấy mọi vật chung quanh rất là khác lạ , vô cùng trong suốt và rất là sáng . Thân thể ông như tan biến , và cả thế giới đều trở nên trong suốt . Tất cả đều sáng và nhìn rất là khác lạ . Ông quỳ xuống lạy thầy , trong lòng vô cùng biết ơn .
Sư phụ ông lắc đầu nói : "Thật tội nghiệp ! Vượt núi , băng sông lợi lộc gì cho ngươi chứ ?"
Yogananda vừa mới đi hành hương từ núi , sông trở về ; cho nên ông hiểu sư phụ ông muốn nói gì . Từ đó về sau , ông không bao giờ bỏ thầy mà đi nữa .