nguoibanthan_ph
07-06-2007, 10:18 AM
Chương 4
Ðan Nghi vứt cuốn bài tập hoá qua một bên rồi đi tới kệ tìm cuốn Mực Tím có truyện ngắn “Ngõ Vắng” của Lãm.
Cô đã đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện viết về một cô nàng tiểu thư có mái tóc dài tuyệt đẹp và anh chàng bạn học cùng lớp nhà nghèo rớt mùng tơi. Anh chàng nghèo đến mức đêm nào cũng chở thúng bánh giò đi bán khắp phố. Bao giờ chàng đi ngang biệt thự của nàng, nàng cũng sai người làm ra mua vào ba cái. Cách giúp đỡ bạn bè tế nhị ấy của nàng đã khiến chàng cảm động. Ðêm đêm khi còng lưng đạp xe bánh giò, chàng vẫn luôn nghĩ về nàng để thấy cuộc đời vẫn đẹp sao, nhưng mỗi sáng khi đến lớp chàng lại khổ vì nhận ra giữa hai người là một khoảng cách vô tận về giàu nghèo. Thế là sang năm học mới chàng xin chuyển trường và chuyển cả con đường bán bánh giò của mình. Sự ra đi đột ngột không lời chia tay của chàng khiến cô nàng buồn bã. Ðêm đêm nhìn con ngõ vắng tanh, nàng thấy nhớ tiếng rao nên thường nhủ lòng sẽ tìm cho ra chỗ ở của chàng. Nhưng mỗi sáng khi vào lớp học với bạn bè giàu có của mình, nàng lại quên…
Cái kết thúc lơ lửng của câu chuyện làm bọn con gái bàn tán. Bản chất nhân vật nàng của Lãm quả là vô tâm, nhưng nhiều đứa lại bên vực, chúng bảo vì nàng còn quá trẻ con nên mới vô tình như thế. Có đứa hỏi thẳng: tại sao kết thúc lại lơ lửng? Lãm lắc đầu không trả lời.
Bữa nay đọc lại “Ngõ Vắng” lần nữa, Nghi vẫn chưa tìm được chút nào con người của Lãm trong cả hai tuyến nhân vật.
Nếu là văn là người thì Lãm là ai nhỉ khi chắc chắn nó không thể là gã bán bánh giò bánh gai đáng thương kia.
Nghi uể oải đứng dậy, cô xuống bếp xin mẹ vào nhà sách để… bồi dưỡng tinh thần cho hăng lên một chút.
Bà Huyền hỏi:
- Con tự đạp xe à?
- Vâng!
Bà càu nhàu:
- Ðợi hôm nào có Khôi, nó chở cho.
Ðan Nghi nhăn nhó:
- Cái gì cũng Khôi! Nó còn khối việc riêng, hơn nữa con cũng muốn một mình cho thoải mái đôi chút. Ði đâu, làm gì cũng đụng mặt nó, chán muốn chết.
Bà Huyền dặn dò:
- Qua cầu cẩn thận đấy! Tốt nhất là xuống dắt bộ.
Ðan Nghi kêu lên:
- Trời! Cầu chữ Y chớ có phải cầu Mỹ Thuận đâu mẹ. Con dư sức qua, hơi đâu mà mẹ lo cho mệt!
Nghi phóc lên xe rồi lao thẳng ra đường, cô cười hì hì khi nghe giọng mẹ quát theo:
- Con ranh! Coi chừng ngã vỡ mặt bây giờ!
Nghi biết mẹ không an tâm cho cô đạp xe đến trường, hay ra đường một mình vì thói phóng xe ào ào của cô. Mẹ cứ nghĩ có Khôi kế bên nó sẽ giám sát cô hộ mẹ, nên đi đâu cũng bắt cô đi với nó. Hừ! Mất tự do quá, đâu có được. Lão cận mà cứ lải nhải mãi, có ngày sẽ mất chức bảo mẫu đấy!
Gởi xe, vào nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Ðan Nghi tấp vào quầy sách văn học mà thoải mái đọc.
Ðang say sưa với “Cuộc đời tự kể”, cô bỗng cảm giác có người nhìn mình.
Quay sang bên trái, cô thật bất ngờ khi nhìn thấy Lãm.
Anh chàng cười khoe răng khểnh:
- Chào!
Ðan Nghi đáp một cách dè dặt:
- Chào!
Lãm đặt quyển sách đang cầm trên tay vào kệ:
- Nghi đi một mình à?
- Sao Lãm lại hỏi thế?
Lãm nhún vai:
- Vì thường ngày tôi thấy Nghi luôn có… tài xế riêng.
- Nếu tôi có tài xế riêng, tôi vẫn thích có những lúc một mình như lúc này. – Nghi nói.
- Ơn chúa! Ðây đúng là cơ hội của tôi. – Lãm kêu lên.
Nghi tò mò:
- Cơ hội gì vậy?
- Tôi muốn làm quen với Nghi.
Ðan Nghi dài giọng:
- Ủa! Thì ra mình không phải là bạn cùng lớp sao?
Lãm hơi bối rối. Thái độ này Nghi chưa từng thấy ở nó bao giờ.
Dạo này Lãm đã quen hết lớp, nó trò chuyện rất thường với đám con gái, trừ Nghi. Khi đấu láo với các tiểu thơ, lúc nào Lãm cũng đĩnh đạc, khoan thai và đầy vẻ tự tin. Nhưng lúc này thì không.
Lãm ngập ngừng:
- Nhưng tôi … tôi đã nói chuyện với Nghi lần nào đâu?
Nghi bắt bẻ:
- Sao ở lớp Lãm không nói?
Lãm có vẻ thành thật:
- Lúc nào cũng thấy đám con trai bên cạnh Nghi, nhất là Khôi. Tôi ngại …
Ðan Nghi che miệng cười. Ðây là cử chỉ con gái hiếm thấy ở cô.
Hơi yểu điệu khác thường ngày một chút, Nghi nói:
- Tôi và Khôi học chung từ nhà trẻ, mẫu giáo, cho đến tận bây giờ, nhà lại chung đường nên vẫn đi học chung. Bạn bè thường nói đùa Khôi với Nghi như hình với bóng. Ðiều ấy đúng về hiện tượng còn bản chất thì lại hoàn toàn khác.
- Tôi cũng có những nhận xét như thế! – Lãm gật gù.
Và anh chàng tự nhiên hơn khi nghe Nghi giải thích.
Ðan Nghi tò mò:
- Nhà Lãm gần đây à?
- Bên kia cầu chữ Y.
- Thật hả?
Lãm gật đầu:
- Có gì đặc biệt không?
Ðan Nghi nói như reo:
- Có chứ. Nhà tôi cũng vậy …
Lãm sáng rỡ mắt:
- Nếu mỗi ngày tan học chúng ta về cùng đường thì sẽ rất vui.
Ðan Nghi tủm tỉm cười:
- Lãm thích vậy à! Lớp mình còn nhiều đứa có cùng nhà bên ấy lắm. Hồi năm lớp 11, mỗi lần kẹt cầu, đi học trễ gần một phần ba lớp, thấy mà tội!
Liếc Lãm một cái, Ðan Nghi nói:
- Bích Tuyên luôn cần một hộ vê đi kèm đấy! Lãm nghĩ sao?
Lãm thản nhiên:
- Thấy tiếc rằng tôi không phải là vệ sĩ. À! Nghi thích loại sách nào?
- Truyện cổ tích!
Lãm hơi ngỡ ngàng:
- Tôi lại không nghĩ thế!
Ðan Nghi nói:
- Tôi mê cổ tích vì nó luôn cho người ta một chỗ dựa, một niềm hy vọng.
Lãm cao giọng triết lý:
- Nhưng cuộc đời và cổ tích là hai vế của một bất phương trình không thể nào cân bằng được.
- Chính là vì thế nó mới dạy cho người ta nhiều điều chưa biết. Thú thật nhé, mỗi lần đọc lại truyện cổ Anđecxen, tôi đều khám phá ra những điều kỳ thú mới mẻ.
- Thí dụ như điều gì?
Ðan Nghi cười ranh mãnh:
- Tại sao tôi phải nói khi mỗi khám phá đều có giá trị của nó. Bạn cứ tìm cổ tích mà đọc, rồi tự nhiên khám phá lấy. Sẽ thú vị lắm đó! Thôi! Mình về đây!
- Tôi cũng về nữa!
Hai chiếc xe đạp song song nhau trên con đường nhiều cây to và nhiều quán cà phê sinh viên.
Lãm lưỡng lự một lát mới nói:
- Tôi đưa Nghi về nhà nghen!
Ðan Nghi lắm đầu nguầy nguậy:
- Không cần đâu! Tôi không quen đạp xe song song như vầy.
Dứt lời cô đạp nhanh lên trước, Lãm vội nhấn mạnh pedal vọt theo sau. Cả hai vất vả lên dốc rồi như để bù lại, bây giờ nó tự động trôi xuống dốc cầu.
Nghi nghiêng đầu nhìn Lãm:
- Tới nhà tôi rồi! Thôi … bye nhé!
Dứt lời Nghi rẽ vào con hẻm trước vẻ mặt ngơ ngác của Lãm.
Vào sân, cô thấy chiết Cub của Khôi dựng sát gốc mận, chúm môi lại huýt gió, Nghi nhún nhảy theo nhạc và bước vô nhà. Khôi ngồi nghiêm chỉnh trên ghế, tay lật quyển Tuổi Trẻ chúa nhật.
Cô cất giọng hỏi:
- Có chuyện gì vậy Bill?
Mặt Khôi ấm áp sau cặp kính trắng:
- Ngày mai kiểm tra Lý …
Nghi ngắt lời:
- Nghi biết rồi.
Giọng Khôi vẫn nhỏ nhẹ.
- Có mấy bài tập Nghi chưa làm, Khôi đoán thầy sẽ cho ngay phần đó …
Ðan Nghi ngấy lên vì cái điệp khúc cũ rích ấy, thay vì cảm kích. Khôi lại còn dai hơn mẹ Nghi nữa. Rõ chán!
Khôi sững sờ nhìn Nghi rồi im lặng đứng lên:
- Không làm phiền Nghi nữa, Khôi về đây.
Khi Khôi dắt xe ra tới cổng, bỗng dưng Nghi buột miệng:
- Ngày mai trở đi, Khôi khỏi mất công đón Nghi nữa, Nghi muốn đi một mình cho … tự do.
Với nét mặt không hề thay đổi, Khôi nhỏ nhẹ:
- Tùy Nghi thôi …
Ðan Nghi ngồi xuống gốc mận, trong đầu cô bao nhiêu suy nghĩ mâu thuẫn đang đánh lộn với nhau chan chát.
Cô nhớ tới cuộc hội ngộ bất ngờ đầy lý thú với Lãm mà tủm tỉm cười. Trò chuyện với anh ta thật thoải mái, chớ đâu như với Khôi cùng điệp khúc học nữa, học mãi của nó. Càng nghĩ Nghi càng thấy không có gì nhàm chán, cũ kỹ, nhạt nhẽo như Khôi.
Học giỏi nhất, khôn ngoan nhất vẫn chưa phải là nhất đâu Bill Khôi ơi! Bắt đầu từ hôm nay Bill đã thôi vai trò vú em với Ðan Nghi cô nương này rồi. Bổn cô nương sẽ rong ruổi một mình với con chiến mã sắt, tha hồ vui. Biết đâu chừng dọc đường gió bụi ấy cô nương sẽ có người năn nỉ được làm bạn đồng hành. Hà! Hà! Lúc ấy Bill đừng…
Bà Huyền bước ra với chén chè đậu xanh:
- Ủa, Khôi đâu?
Ðan Nghi gãi ót:
- Nó về rồi ạ!
- Sao về sớm vậy! Mẹ đã bảo chờ ăn chè rồi mà lại …
- Nó bị con … mắng nên tự ái biến mất rồi.
Bà Huyền ngạc nhiên:
- Sao con lại mắng nó?
Ðan Nghi ấp úng:
- Nó… nói nhiều quá.
- Khôi mà nói nhiều, chuyện lạ à! Lý do gì khiến nó phải nói nhiều. Chắc chắn là tại con rồi.
Nghi giận dỗi:
- Mẹ thật bất công, lúc nào cũng bên nó dù chưa rõ nguyên nhân.
Dứt lời Nghi chạy tót lên phòng, đóng kín cửa lại không thèm ăn cả chè mẹ vừa đem ra.
Ngồi một mình giữa bốn bề vắng lặng Nghi tự kiểm lại lòng và thấy mình không hề sai. Cô cũng như Khôi chớ có gì kém cỏi mà phải bị nó kèm kẹp cơ chứ?
Từ giờ trở đi Nghi sẽ sống khác, sẽ làm theo ý mình thử xem Khôi làm gì được!
Nghĩ tới gương mặt ngơ ngác của nó mỗi lúc có chuyện bất ngờ, Nghi lại cười đắc ý.
Ðan Nghi vứt cuốn bài tập hoá qua một bên rồi đi tới kệ tìm cuốn Mực Tím có truyện ngắn “Ngõ Vắng” của Lãm.
Cô đã đọc đi đọc lại nhiều lần câu chuyện viết về một cô nàng tiểu thư có mái tóc dài tuyệt đẹp và anh chàng bạn học cùng lớp nhà nghèo rớt mùng tơi. Anh chàng nghèo đến mức đêm nào cũng chở thúng bánh giò đi bán khắp phố. Bao giờ chàng đi ngang biệt thự của nàng, nàng cũng sai người làm ra mua vào ba cái. Cách giúp đỡ bạn bè tế nhị ấy của nàng đã khiến chàng cảm động. Ðêm đêm khi còng lưng đạp xe bánh giò, chàng vẫn luôn nghĩ về nàng để thấy cuộc đời vẫn đẹp sao, nhưng mỗi sáng khi đến lớp chàng lại khổ vì nhận ra giữa hai người là một khoảng cách vô tận về giàu nghèo. Thế là sang năm học mới chàng xin chuyển trường và chuyển cả con đường bán bánh giò của mình. Sự ra đi đột ngột không lời chia tay của chàng khiến cô nàng buồn bã. Ðêm đêm nhìn con ngõ vắng tanh, nàng thấy nhớ tiếng rao nên thường nhủ lòng sẽ tìm cho ra chỗ ở của chàng. Nhưng mỗi sáng khi vào lớp học với bạn bè giàu có của mình, nàng lại quên…
Cái kết thúc lơ lửng của câu chuyện làm bọn con gái bàn tán. Bản chất nhân vật nàng của Lãm quả là vô tâm, nhưng nhiều đứa lại bên vực, chúng bảo vì nàng còn quá trẻ con nên mới vô tình như thế. Có đứa hỏi thẳng: tại sao kết thúc lại lơ lửng? Lãm lắc đầu không trả lời.
Bữa nay đọc lại “Ngõ Vắng” lần nữa, Nghi vẫn chưa tìm được chút nào con người của Lãm trong cả hai tuyến nhân vật.
Nếu là văn là người thì Lãm là ai nhỉ khi chắc chắn nó không thể là gã bán bánh giò bánh gai đáng thương kia.
Nghi uể oải đứng dậy, cô xuống bếp xin mẹ vào nhà sách để… bồi dưỡng tinh thần cho hăng lên một chút.
Bà Huyền hỏi:
- Con tự đạp xe à?
- Vâng!
Bà càu nhàu:
- Ðợi hôm nào có Khôi, nó chở cho.
Ðan Nghi nhăn nhó:
- Cái gì cũng Khôi! Nó còn khối việc riêng, hơn nữa con cũng muốn một mình cho thoải mái đôi chút. Ði đâu, làm gì cũng đụng mặt nó, chán muốn chết.
Bà Huyền dặn dò:
- Qua cầu cẩn thận đấy! Tốt nhất là xuống dắt bộ.
Ðan Nghi kêu lên:
- Trời! Cầu chữ Y chớ có phải cầu Mỹ Thuận đâu mẹ. Con dư sức qua, hơi đâu mà mẹ lo cho mệt!
Nghi phóc lên xe rồi lao thẳng ra đường, cô cười hì hì khi nghe giọng mẹ quát theo:
- Con ranh! Coi chừng ngã vỡ mặt bây giờ!
Nghi biết mẹ không an tâm cho cô đạp xe đến trường, hay ra đường một mình vì thói phóng xe ào ào của cô. Mẹ cứ nghĩ có Khôi kế bên nó sẽ giám sát cô hộ mẹ, nên đi đâu cũng bắt cô đi với nó. Hừ! Mất tự do quá, đâu có được. Lão cận mà cứ lải nhải mãi, có ngày sẽ mất chức bảo mẫu đấy!
Gởi xe, vào nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Ðan Nghi tấp vào quầy sách văn học mà thoải mái đọc.
Ðang say sưa với “Cuộc đời tự kể”, cô bỗng cảm giác có người nhìn mình.
Quay sang bên trái, cô thật bất ngờ khi nhìn thấy Lãm.
Anh chàng cười khoe răng khểnh:
- Chào!
Ðan Nghi đáp một cách dè dặt:
- Chào!
Lãm đặt quyển sách đang cầm trên tay vào kệ:
- Nghi đi một mình à?
- Sao Lãm lại hỏi thế?
Lãm nhún vai:
- Vì thường ngày tôi thấy Nghi luôn có… tài xế riêng.
- Nếu tôi có tài xế riêng, tôi vẫn thích có những lúc một mình như lúc này. – Nghi nói.
- Ơn chúa! Ðây đúng là cơ hội của tôi. – Lãm kêu lên.
Nghi tò mò:
- Cơ hội gì vậy?
- Tôi muốn làm quen với Nghi.
Ðan Nghi dài giọng:
- Ủa! Thì ra mình không phải là bạn cùng lớp sao?
Lãm hơi bối rối. Thái độ này Nghi chưa từng thấy ở nó bao giờ.
Dạo này Lãm đã quen hết lớp, nó trò chuyện rất thường với đám con gái, trừ Nghi. Khi đấu láo với các tiểu thơ, lúc nào Lãm cũng đĩnh đạc, khoan thai và đầy vẻ tự tin. Nhưng lúc này thì không.
Lãm ngập ngừng:
- Nhưng tôi … tôi đã nói chuyện với Nghi lần nào đâu?
Nghi bắt bẻ:
- Sao ở lớp Lãm không nói?
Lãm có vẻ thành thật:
- Lúc nào cũng thấy đám con trai bên cạnh Nghi, nhất là Khôi. Tôi ngại …
Ðan Nghi che miệng cười. Ðây là cử chỉ con gái hiếm thấy ở cô.
Hơi yểu điệu khác thường ngày một chút, Nghi nói:
- Tôi và Khôi học chung từ nhà trẻ, mẫu giáo, cho đến tận bây giờ, nhà lại chung đường nên vẫn đi học chung. Bạn bè thường nói đùa Khôi với Nghi như hình với bóng. Ðiều ấy đúng về hiện tượng còn bản chất thì lại hoàn toàn khác.
- Tôi cũng có những nhận xét như thế! – Lãm gật gù.
Và anh chàng tự nhiên hơn khi nghe Nghi giải thích.
Ðan Nghi tò mò:
- Nhà Lãm gần đây à?
- Bên kia cầu chữ Y.
- Thật hả?
Lãm gật đầu:
- Có gì đặc biệt không?
Ðan Nghi nói như reo:
- Có chứ. Nhà tôi cũng vậy …
Lãm sáng rỡ mắt:
- Nếu mỗi ngày tan học chúng ta về cùng đường thì sẽ rất vui.
Ðan Nghi tủm tỉm cười:
- Lãm thích vậy à! Lớp mình còn nhiều đứa có cùng nhà bên ấy lắm. Hồi năm lớp 11, mỗi lần kẹt cầu, đi học trễ gần một phần ba lớp, thấy mà tội!
Liếc Lãm một cái, Ðan Nghi nói:
- Bích Tuyên luôn cần một hộ vê đi kèm đấy! Lãm nghĩ sao?
Lãm thản nhiên:
- Thấy tiếc rằng tôi không phải là vệ sĩ. À! Nghi thích loại sách nào?
- Truyện cổ tích!
Lãm hơi ngỡ ngàng:
- Tôi lại không nghĩ thế!
Ðan Nghi nói:
- Tôi mê cổ tích vì nó luôn cho người ta một chỗ dựa, một niềm hy vọng.
Lãm cao giọng triết lý:
- Nhưng cuộc đời và cổ tích là hai vế của một bất phương trình không thể nào cân bằng được.
- Chính là vì thế nó mới dạy cho người ta nhiều điều chưa biết. Thú thật nhé, mỗi lần đọc lại truyện cổ Anđecxen, tôi đều khám phá ra những điều kỳ thú mới mẻ.
- Thí dụ như điều gì?
Ðan Nghi cười ranh mãnh:
- Tại sao tôi phải nói khi mỗi khám phá đều có giá trị của nó. Bạn cứ tìm cổ tích mà đọc, rồi tự nhiên khám phá lấy. Sẽ thú vị lắm đó! Thôi! Mình về đây!
- Tôi cũng về nữa!
Hai chiếc xe đạp song song nhau trên con đường nhiều cây to và nhiều quán cà phê sinh viên.
Lãm lưỡng lự một lát mới nói:
- Tôi đưa Nghi về nhà nghen!
Ðan Nghi lắm đầu nguầy nguậy:
- Không cần đâu! Tôi không quen đạp xe song song như vầy.
Dứt lời cô đạp nhanh lên trước, Lãm vội nhấn mạnh pedal vọt theo sau. Cả hai vất vả lên dốc rồi như để bù lại, bây giờ nó tự động trôi xuống dốc cầu.
Nghi nghiêng đầu nhìn Lãm:
- Tới nhà tôi rồi! Thôi … bye nhé!
Dứt lời Nghi rẽ vào con hẻm trước vẻ mặt ngơ ngác của Lãm.
Vào sân, cô thấy chiết Cub của Khôi dựng sát gốc mận, chúm môi lại huýt gió, Nghi nhún nhảy theo nhạc và bước vô nhà. Khôi ngồi nghiêm chỉnh trên ghế, tay lật quyển Tuổi Trẻ chúa nhật.
Cô cất giọng hỏi:
- Có chuyện gì vậy Bill?
Mặt Khôi ấm áp sau cặp kính trắng:
- Ngày mai kiểm tra Lý …
Nghi ngắt lời:
- Nghi biết rồi.
Giọng Khôi vẫn nhỏ nhẹ.
- Có mấy bài tập Nghi chưa làm, Khôi đoán thầy sẽ cho ngay phần đó …
Ðan Nghi ngấy lên vì cái điệp khúc cũ rích ấy, thay vì cảm kích. Khôi lại còn dai hơn mẹ Nghi nữa. Rõ chán!
Khôi sững sờ nhìn Nghi rồi im lặng đứng lên:
- Không làm phiền Nghi nữa, Khôi về đây.
Khi Khôi dắt xe ra tới cổng, bỗng dưng Nghi buột miệng:
- Ngày mai trở đi, Khôi khỏi mất công đón Nghi nữa, Nghi muốn đi một mình cho … tự do.
Với nét mặt không hề thay đổi, Khôi nhỏ nhẹ:
- Tùy Nghi thôi …
Ðan Nghi ngồi xuống gốc mận, trong đầu cô bao nhiêu suy nghĩ mâu thuẫn đang đánh lộn với nhau chan chát.
Cô nhớ tới cuộc hội ngộ bất ngờ đầy lý thú với Lãm mà tủm tỉm cười. Trò chuyện với anh ta thật thoải mái, chớ đâu như với Khôi cùng điệp khúc học nữa, học mãi của nó. Càng nghĩ Nghi càng thấy không có gì nhàm chán, cũ kỹ, nhạt nhẽo như Khôi.
Học giỏi nhất, khôn ngoan nhất vẫn chưa phải là nhất đâu Bill Khôi ơi! Bắt đầu từ hôm nay Bill đã thôi vai trò vú em với Ðan Nghi cô nương này rồi. Bổn cô nương sẽ rong ruổi một mình với con chiến mã sắt, tha hồ vui. Biết đâu chừng dọc đường gió bụi ấy cô nương sẽ có người năn nỉ được làm bạn đồng hành. Hà! Hà! Lúc ấy Bill đừng…
Bà Huyền bước ra với chén chè đậu xanh:
- Ủa, Khôi đâu?
Ðan Nghi gãi ót:
- Nó về rồi ạ!
- Sao về sớm vậy! Mẹ đã bảo chờ ăn chè rồi mà lại …
- Nó bị con … mắng nên tự ái biến mất rồi.
Bà Huyền ngạc nhiên:
- Sao con lại mắng nó?
Ðan Nghi ấp úng:
- Nó… nói nhiều quá.
- Khôi mà nói nhiều, chuyện lạ à! Lý do gì khiến nó phải nói nhiều. Chắc chắn là tại con rồi.
Nghi giận dỗi:
- Mẹ thật bất công, lúc nào cũng bên nó dù chưa rõ nguyên nhân.
Dứt lời Nghi chạy tót lên phòng, đóng kín cửa lại không thèm ăn cả chè mẹ vừa đem ra.
Ngồi một mình giữa bốn bề vắng lặng Nghi tự kiểm lại lòng và thấy mình không hề sai. Cô cũng như Khôi chớ có gì kém cỏi mà phải bị nó kèm kẹp cơ chứ?
Từ giờ trở đi Nghi sẽ sống khác, sẽ làm theo ý mình thử xem Khôi làm gì được!
Nghĩ tới gương mặt ngơ ngác của nó mỗi lúc có chuyện bất ngờ, Nghi lại cười đắc ý.