nguoibanthan_ph
07-06-2007, 10:21 AM
Chương 8
Ðan Nghi rầu rỉ nhìn con số bốn góc cạnh được khoanh tròn, cùng hàng chữ đỏ chót của cô dạy văn: “Viết lan man không tập trung vào chủ đề …”
Rõ là… nhục. Khi Khôi được điểm tám, Lãm bảy và cô lại là chót lớp.
Diễm Uyển hí hửng ra mặt khi nghe cô đọc điểm vô sổ.
Còn Bích Tuyên thì cười khin khỉnh:
- Giờ tao mới biết nhà thơ cũng dốt văn như ai. Cuối cùng lão Bill cũng lại lớn điểm nhất chớ không phải Lãm. Hay là vì Lãm… chia chữ cho Ðan Nghi nên mới bị kéo xuống như vậy kìa?
Tức tối, Nghi bỏ ra hành lang, mắt cay xè muốn khóc.
Lãm đến bên cạnh cô:
- Buồn vì con số bốn à?
Nghi ậm ự:
- Không! Tôi buồn mình thì có!
- Thua keo này ta bày keo khác. Lo gì! – Lãm nheo mắt.
Ðan Nghi chống cằm:
- Chống gậy của thầy toán không tức bằng nhận điểm bốn của cô văn. Ðã vậy còn bị cười sau lưng.
Giọng Lãm chắc nịch:
- Ðiểm bốn văn không ảnh hưởng gì đến khả năng cầm bút của Nghi hết.
Ðịnh nói: “Nhưng ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình” song Nghi đã kịp thời ngậm miệng.
Cô tiếp tục nghe Lãm ba hoa:
- Tôi nghĩ trên… thế giới chắc ít nhất cũng hàng vạn nhà văn từng bị điểm bốn môn văn khi còn mài đũng quần ngồi trên ghế nhà trường.
Ðan Nghi khoát tay:
- Nhưng tôi không phải là nhà văn như Lãm.
- Nghi là nhà văn như một nhà văn, chớ như tôi làm gì. Tôi tin chắc đây là điểm bốn cuối cùng của Nghi trong năm nay.
- Không phải là tôi, sao Lãm dám chắc nhỉ?
Lãm thân mật:
- Vì tôi là bạn Nghi, tôi đặt niềm tin nơi Nghi, lẽ nào Nghi lại không tin chính mình. Nào! Thoải mái lên, làm gì mà căng thẳng dữ vậy! Giờ chót trống, mình uống cà phê để thư giãn nhé?
Ðan Nghi ngần ngừ trước đề nghị của Lãm. Suốt tuần rồi Nghi đi học với Khôi nên ít khi trò chuyện với Lãm, cô cũng thấy thiếu vắng chút gì đó, nhưng không khiến Nghi bực dọc ray rứt như khi làm mặt lạnh với Khôi. Hai đứa đã bớt… găng với nhau, nhưng mỗi ngày hai lượt đi về ngồi sau lưng Khôi chả hiểu sao Nghi cứ thấy khó mở lời để nói năng huyên thuyên nhăng cuội như trước, những cái trò gọi là côn đồ Khôi rất ghét không còn khiến cô hứng thú giở thói ra chọc Khôi. Chẳng lẽ tới một lúc nào đó dù từng thân nhau cỡ nào người ta cũng khó gần gũi, tự nhiên như hồi còn bé?
Ðan Nghi không biết nữa, cô trách Khôi thay đổi, nhưng tự bản thân hình như Nghi cũng đã có ít nhiều đổi thay.
Giọng Lãm lại vang lên:
- Nghi thấy sao nào? Tôi có một bài thơ mới, rất muốn đọc cho Nghi nghe.
Ðan Nghi từ chối:
- Sắp thi học kỳ rồi, tôi phải chạy nước rút, hơn nữa ngày mai bài nhiều lắm.
Lãm nói:
- Tôi biết! Nhưng phải hết chiều, qua tối mới tới ngày mài. Thông minh như Nghi lo gì không có thời gian học bài.
Nghi gật gù:
- Phải, Noel rồi mới Tết, hết Tết mới tới tháng Năm, tháng Sáu thi Tú tài, tháng Bảy thi đại học. Nhưng tôi thấy mình chẳng còn bao nhiêu ngày tháng. Tôi tuy thông minh nhưng lại chậm hiểu nên phải lo học từ bây giờ.
Lãm mồm mép:
- Một buổi cà phê chưa ảnh hưởng đến chất lượng thi cử đâu.
Ðan Nghi im lặng. Ngồi quán chưa phải là thói quen của cô, nhưng Nghi vẫn thích không khí quán xá, ở đó cô thấy mình tự do, thấy mình lớn hẳn ra.
Lãm lại rù rì:
- Học hành thì chúng ta có cả đời để học cơ mà. Hơn nữa học không… cà phê giết mòn tuổi trẻ đó!
Nghi bĩu môi:
- Hổng dám đâu! Thi rớt là tiêu đời đấy. Tôi không thích thi tú tài hai năm.
Lãm nhún vai:
- Tôi lại không đặt nặng vấn đề thi mấy năm. Ðôi khi tôi lại muốn thi hai năm để xem cảm giác “không ăn ớt mà cay” ra sao.
- Lãm dám à ? – Ðan Nghi cười khẽ.
- Sao lại không? Bộ Nghi chưa bao giờ nghe câu:
“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Học trò thi lại là điều tất nhiên” sao?
Bị thi lại biết đâu có nhiều hứng thú để viết truyện. Thực tế đã chứng minh nếu Trần Tế Xương thi đậu, thì Việt Nam đã không có một Tú Xương lừng lẫy.
Ðan Nghi tỉnh táo:
- Tôi vẫn không ngông đến mức như thế. Và tôi nghĩ cái điều “tất nhiên” như Lãm vừa nói chỉ xảy ra với những học trò kém cỏi như tôi. Còn học khá như Lãm, muốn rớt cũng khó.
Lãm chợt nghiêm nghị:
- Nói đùa cho vui thôi chứ làm sao chúng ta rớt được.
Nghi nói:
- Ðúng vậy! Nhưng từ hôm nay tôi phải cố gắng để theo cho kịp Lãm, không thì quê độ lắm.
Lãm quay lại đề nghị cũ:
- Nhưng lát về, tụi mình sẽ đi uống cà phê một lần nữa trước khi tập trung tất cả cho việc học chứ?
Nhìn đôi mắt chờ đợi câu trả lời của Lãm, Nghi không nỡ lắc đầu.
Cô ậm ự cho qua:
- Cứ đợi đấy!
Nghi suy nghĩ xem phải nói với Khôi như thế nào, để một lát cô sẽ về chung xe với Lãm.
Hết giờ.
Ðan Nghi chờ Khôi bước ra hành lang là nói ngay:
- Khôi về trước đi, Nghi ở lại có tí chuyện.
Khôi nhíu mày:
- Rồi ai đưa Nghi về?
Cô khoát tay:
- Chuyện ấy Khôi không phải lo. Bạn bè về chung đường thiếu gì, tụi nó sẽ chỡ Nghi.
- Không được đâu, bác Huyền đã giao nhiệm vụ cho Khôi…
- Nhưng trưa nay Nghi không thích về với Khôi. Nghi có phải là con nít đâu mà lúc nào Khôi cũng kè kè một bên để trông chừng. Nghi không cần Khôi làm thế! - Ðan Nghi giậm chân.
Giọng Khôi vẫn nhỏ nhẹ:
- Khôi không hề trông chừng Nghi và Nghi cũng không phải là trẻ con. Chúng ta là bạn. Dầu bây giờ mình không còn thân nhau như trước kia, nhưng những gì Khôi làm đều vì Nghi, dù Nghi bảo không cần. Nghi cứ thoải mái, đúng giờ tan học Khôi sẽ chờ Nghi ở chỗ cũ. Ðã hứa với bác Huyền, Khôi phải làm tròn trách nhiệm.
Dứt lời Khôi quay đi.
Tự nhiên Nghi chẳng còn chút hứng thú vào quán khi cái bóng lão cận cứ đeo theo ám cô.
Lãm hăm hở bước tới với vẻ kiêu căng của một người chiến thắng:
- Quán Diễm Xưa nhé?
Nghi máy móc gật đầu rồi lê từng bước nặng nề theo Lãm. Nhưng vừa tới cổng trường cô chợt đổi ý:
- Xin lỗi! Tôi thật sự không muốn.
Cô đọc được trong mắt Lãm sự ngỡ ngàng lẫn với chút gì như bực dọc.
Giọng Lãm rời rạc:
- Tôi không ép. Nhưng tại sao vậy? Có ai đó gây áp lực với Nghi à!
Nghi gượng gạo:
- Làm gì có! Tại tôi không thích cái điểm bốn cứ nhảy trước mắt tôi mãi.
Khoanh tay trước ngực, Lãm ngạo nghễ:
- Nghi chỉ trưởng thành khi biết giữ vững lập trường cũng như tự quyết định trước một vấn đề bất kỳ lớn hay nhỏ.
Ðể mặc Ðan Nghi đứng tần ngần ngoài cổng. Lãm băng qua đường vào quán cà phê nó yêu thích.
Ôi chao là chán! Chả biết làm gì, Nghi trở vào trường, ngồi ghế đá ngoài sân và buồn thiu.
Thế đấy, sống cho mình thì dễ còn cho người khác mới khó làm sao! Tự nhiên Nghi cảm thấy tủi thân, cô thèm được an ủi, vỗ về, thèm được sự quan tâm của ai đó.
Nhưng cả Khôi lẫn Lãm đều quay lưng cả rồi. Cả hai đứa đều không hiểu cô, người luôn bị trách là ngông nghênh, bướng bỉnh, muốn tự làm bằng được ý muốn của mình. Giờ lại thích làm vui lòng người khác mà không biết cách.
Lãm nói thế cũng đúng. Cô là đứa không có lập trường, nhưng huênh hoang tưởng mình tài giỏi với những trò bốc đồng ngốc nghếch.
Mà sao Lãm dám nói Nghi như vậy khi chính nó luôn ra chiều ủng hộ cô, trước mọi việc cô làm?
Bất giác cô nhận ra một đôi điều từ người gọi là thi hữu của mình.
Lãm là người tốt nhưng cũng là người vô tư với bạn bè. Chơi với nó Nghi rất vui vì những câu chuyện trên trời dưới đất, Nghi thích những lời Lãm bốc cô lên tận chín tầng mây. Nó khéo ăn, khéo nói, khéo chìu chuộng, nhưng khéo cỡ nào Nghi cũng thấy thiếu vắng một cái gì đó rất khó nói mà khi chỉ làm bạn với Khôi, Nghi mới thật sự có được.
Sắp thi học kỳ một rồi nhưng Ðan Nghi vẫn chưa tập trung vào bài vở như cô luôn tự hứa với mình là: “ngày mai phải như thế này, ngày mai phải như thế nọ”…
Thói quen xấu phải có người nhắc nhở mới chịu học bài hoặc làm bài vẫn tồn tại trong Nghi.
Với Lãm, cô chưa bao giờ được quan tâm tới chuyện học hành, Lãm không thích… đàm đạo vấn đề văn học. Dường như nó xem đó là trách nhiệm, bổn phận riêng của từng người mà đã lớn rồi, tự mình phải chu toàn lấy nên không nhắc cô như Khôi thường nhắc. Rồi nữa Lãm … chơi với ai, nó chỉ biết một đứa đó. Chưa bao giờ Lãm hỏi thăm về gia đình Nghi, như cô vẫn quan tâm hỏi về gia đình nó. Lãm bất cần biết về bố mẹ, anh chị em Nghi là người như thế nào.
Lãm thích rong xe đưa Nghi về nhà, nhưng tới đầu ngõ là anh chàng tự động… biến chớ không khi nào tỏ ý muốn vào nhà cô để thăm hỏi người lớn như Khôi. Ngược lại Lãm hay lấp lửng, hư hư ảo ảo khi trả lời cô những câu hỏi về gia đình nó.
Nghi quan tâm, nhưng có lẽ Lãm cho rằng cô tò mò muốn biết về gia cảnh mình, nên cách trả lời đầy khó chịu. Vì tế nhị và tự trọng mà Nghi chả thèm hỏi thăm nữa. hai đứa là bạn chỉ trên một phương diện nào đó thôi. Nghi chợt cười buồn khi nhận ra điều này.
Từ hành lang, Khôi xăm xăm bước tới, giọng ngạc nhiên:
- Ðã xong “tí chuyện” đó chưa? Sao Nghi lại ngồi đây?
- Về thôi! Nghi thấy chán mọi thứ quá ! – Ðan Nghi rầu rĩ.
Khôi kêu lên:
- Mới tức thời Nghi còn hăng hái lắm mà! Sao lại chán nhanh như trở bàn tay vậy?
Nghi buột miệng:
- Nghi có ba phải và thiếu lập trường không?
Bị hỏi bất ngờ, lão cận ngớ ra rồi chậm rãi trả lời:
- Từ trước đến giờ Khôi toàn thua nếu gây lộn… à không nếu tranh luận với Nghi, điều đó chứng tỏ Nghi là người có lập trường vững chắc và không hề ba phải chút nào.
Ðan Nghi vẫn chưa hết băn khoăn:
- Nhưng … nhưng Khôi toàn chê Nghi giỏi cãi chày cãi cối, ỷ yếu hiếp mạnh cơ mà.
Nghe thế Khôi tủm tỉm:
- Người vững lập trường mới giỏi cãi chày cãi cối, mới lấy yếu hiếp mạnh chứ!
- Vậy thì quyết định vừa rồi của Nghi là đúng. – Ðan Nghi chớp mắt.
Khôi tò mò:
- Quyết định gì vậy?
Nghi nghiêm nghị nhắc lại câu hỏi của Khôi:
- Chớ nói hôm nay không học còn có ngày mai. Nghi phải phấn đấu không có điểm bốn nữa.
Khôi bật cười khoan khoái:
- Có … ý chí.
Dứt lời nó lấy trong túi áo ra một phong chewing-gum còn nguyên đưa cho Nghi và hóm hỉnh bảo:
- Giúp bạn tự tin hơn.
Ðan Nghi nhận lấy rồi đưa cho Khôi hai thanh trên tổng số năm thanh chewing-gum.
- Cho Khôi nè!
Khôi lắc đầu:
- Khôi mua cho Nghi mà!
- Thì mỗi đứa phân nửa, Nghi nửa nhiều, Khôi nửa ít. Nhai đi… lão.
Khôi ngần ngừ:
- Tới giờ về rồi!
Nghi thản nhiên:
- Thì vừa đi vừa nhai.
- Khôi không quen.
Ấn hai thanh kẹo vào tay lão cận, Nghi làm mặt hình sự:
- Nhai rồi sẽ quen chứ gì. Nghi vẫn vừa đi vừa nhai, thậm chí thổi cho nó lóc bóc. Có mắc cổ mắt họng đâu mà sợ.
- Phải tập nhai cho Nghi coi. Còn quá trẻ mà đạo mạo như ông cụ chán chết!
Nhìn vẻ mặt ngầu của Ðan Nghi, Khôi ngoan ngoãn bóc vỏ hai thanh gum cho vào miệng nhai.
Ðan Nghi cười khúc khích:
- Ngon không?
Khôi nhăn nhó gật đầu. Hai đứa song song bước trên sân trường ngập đầy hoa nắng đang lung linh với mấy khóm cườm thảo vàng tươi.
Ðan Nghi rầu rỉ nhìn con số bốn góc cạnh được khoanh tròn, cùng hàng chữ đỏ chót của cô dạy văn: “Viết lan man không tập trung vào chủ đề …”
Rõ là… nhục. Khi Khôi được điểm tám, Lãm bảy và cô lại là chót lớp.
Diễm Uyển hí hửng ra mặt khi nghe cô đọc điểm vô sổ.
Còn Bích Tuyên thì cười khin khỉnh:
- Giờ tao mới biết nhà thơ cũng dốt văn như ai. Cuối cùng lão Bill cũng lại lớn điểm nhất chớ không phải Lãm. Hay là vì Lãm… chia chữ cho Ðan Nghi nên mới bị kéo xuống như vậy kìa?
Tức tối, Nghi bỏ ra hành lang, mắt cay xè muốn khóc.
Lãm đến bên cạnh cô:
- Buồn vì con số bốn à?
Nghi ậm ự:
- Không! Tôi buồn mình thì có!
- Thua keo này ta bày keo khác. Lo gì! – Lãm nheo mắt.
Ðan Nghi chống cằm:
- Chống gậy của thầy toán không tức bằng nhận điểm bốn của cô văn. Ðã vậy còn bị cười sau lưng.
Giọng Lãm chắc nịch:
- Ðiểm bốn văn không ảnh hưởng gì đến khả năng cầm bút của Nghi hết.
Ðịnh nói: “Nhưng ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình” song Nghi đã kịp thời ngậm miệng.
Cô tiếp tục nghe Lãm ba hoa:
- Tôi nghĩ trên… thế giới chắc ít nhất cũng hàng vạn nhà văn từng bị điểm bốn môn văn khi còn mài đũng quần ngồi trên ghế nhà trường.
Ðan Nghi khoát tay:
- Nhưng tôi không phải là nhà văn như Lãm.
- Nghi là nhà văn như một nhà văn, chớ như tôi làm gì. Tôi tin chắc đây là điểm bốn cuối cùng của Nghi trong năm nay.
- Không phải là tôi, sao Lãm dám chắc nhỉ?
Lãm thân mật:
- Vì tôi là bạn Nghi, tôi đặt niềm tin nơi Nghi, lẽ nào Nghi lại không tin chính mình. Nào! Thoải mái lên, làm gì mà căng thẳng dữ vậy! Giờ chót trống, mình uống cà phê để thư giãn nhé?
Ðan Nghi ngần ngừ trước đề nghị của Lãm. Suốt tuần rồi Nghi đi học với Khôi nên ít khi trò chuyện với Lãm, cô cũng thấy thiếu vắng chút gì đó, nhưng không khiến Nghi bực dọc ray rứt như khi làm mặt lạnh với Khôi. Hai đứa đã bớt… găng với nhau, nhưng mỗi ngày hai lượt đi về ngồi sau lưng Khôi chả hiểu sao Nghi cứ thấy khó mở lời để nói năng huyên thuyên nhăng cuội như trước, những cái trò gọi là côn đồ Khôi rất ghét không còn khiến cô hứng thú giở thói ra chọc Khôi. Chẳng lẽ tới một lúc nào đó dù từng thân nhau cỡ nào người ta cũng khó gần gũi, tự nhiên như hồi còn bé?
Ðan Nghi không biết nữa, cô trách Khôi thay đổi, nhưng tự bản thân hình như Nghi cũng đã có ít nhiều đổi thay.
Giọng Lãm lại vang lên:
- Nghi thấy sao nào? Tôi có một bài thơ mới, rất muốn đọc cho Nghi nghe.
Ðan Nghi từ chối:
- Sắp thi học kỳ rồi, tôi phải chạy nước rút, hơn nữa ngày mai bài nhiều lắm.
Lãm nói:
- Tôi biết! Nhưng phải hết chiều, qua tối mới tới ngày mài. Thông minh như Nghi lo gì không có thời gian học bài.
Nghi gật gù:
- Phải, Noel rồi mới Tết, hết Tết mới tới tháng Năm, tháng Sáu thi Tú tài, tháng Bảy thi đại học. Nhưng tôi thấy mình chẳng còn bao nhiêu ngày tháng. Tôi tuy thông minh nhưng lại chậm hiểu nên phải lo học từ bây giờ.
Lãm mồm mép:
- Một buổi cà phê chưa ảnh hưởng đến chất lượng thi cử đâu.
Ðan Nghi im lặng. Ngồi quán chưa phải là thói quen của cô, nhưng Nghi vẫn thích không khí quán xá, ở đó cô thấy mình tự do, thấy mình lớn hẳn ra.
Lãm lại rù rì:
- Học hành thì chúng ta có cả đời để học cơ mà. Hơn nữa học không… cà phê giết mòn tuổi trẻ đó!
Nghi bĩu môi:
- Hổng dám đâu! Thi rớt là tiêu đời đấy. Tôi không thích thi tú tài hai năm.
Lãm nhún vai:
- Tôi lại không đặt nặng vấn đề thi mấy năm. Ðôi khi tôi lại muốn thi hai năm để xem cảm giác “không ăn ớt mà cay” ra sao.
- Lãm dám à ? – Ðan Nghi cười khẽ.
- Sao lại không? Bộ Nghi chưa bao giờ nghe câu:
“Trăm năm Kiều vẫn là Kiều
Học trò thi lại là điều tất nhiên” sao?
Bị thi lại biết đâu có nhiều hứng thú để viết truyện. Thực tế đã chứng minh nếu Trần Tế Xương thi đậu, thì Việt Nam đã không có một Tú Xương lừng lẫy.
Ðan Nghi tỉnh táo:
- Tôi vẫn không ngông đến mức như thế. Và tôi nghĩ cái điều “tất nhiên” như Lãm vừa nói chỉ xảy ra với những học trò kém cỏi như tôi. Còn học khá như Lãm, muốn rớt cũng khó.
Lãm chợt nghiêm nghị:
- Nói đùa cho vui thôi chứ làm sao chúng ta rớt được.
Nghi nói:
- Ðúng vậy! Nhưng từ hôm nay tôi phải cố gắng để theo cho kịp Lãm, không thì quê độ lắm.
Lãm quay lại đề nghị cũ:
- Nhưng lát về, tụi mình sẽ đi uống cà phê một lần nữa trước khi tập trung tất cả cho việc học chứ?
Nhìn đôi mắt chờ đợi câu trả lời của Lãm, Nghi không nỡ lắc đầu.
Cô ậm ự cho qua:
- Cứ đợi đấy!
Nghi suy nghĩ xem phải nói với Khôi như thế nào, để một lát cô sẽ về chung xe với Lãm.
Hết giờ.
Ðan Nghi chờ Khôi bước ra hành lang là nói ngay:
- Khôi về trước đi, Nghi ở lại có tí chuyện.
Khôi nhíu mày:
- Rồi ai đưa Nghi về?
Cô khoát tay:
- Chuyện ấy Khôi không phải lo. Bạn bè về chung đường thiếu gì, tụi nó sẽ chỡ Nghi.
- Không được đâu, bác Huyền đã giao nhiệm vụ cho Khôi…
- Nhưng trưa nay Nghi không thích về với Khôi. Nghi có phải là con nít đâu mà lúc nào Khôi cũng kè kè một bên để trông chừng. Nghi không cần Khôi làm thế! - Ðan Nghi giậm chân.
Giọng Khôi vẫn nhỏ nhẹ:
- Khôi không hề trông chừng Nghi và Nghi cũng không phải là trẻ con. Chúng ta là bạn. Dầu bây giờ mình không còn thân nhau như trước kia, nhưng những gì Khôi làm đều vì Nghi, dù Nghi bảo không cần. Nghi cứ thoải mái, đúng giờ tan học Khôi sẽ chờ Nghi ở chỗ cũ. Ðã hứa với bác Huyền, Khôi phải làm tròn trách nhiệm.
Dứt lời Khôi quay đi.
Tự nhiên Nghi chẳng còn chút hứng thú vào quán khi cái bóng lão cận cứ đeo theo ám cô.
Lãm hăm hở bước tới với vẻ kiêu căng của một người chiến thắng:
- Quán Diễm Xưa nhé?
Nghi máy móc gật đầu rồi lê từng bước nặng nề theo Lãm. Nhưng vừa tới cổng trường cô chợt đổi ý:
- Xin lỗi! Tôi thật sự không muốn.
Cô đọc được trong mắt Lãm sự ngỡ ngàng lẫn với chút gì như bực dọc.
Giọng Lãm rời rạc:
- Tôi không ép. Nhưng tại sao vậy? Có ai đó gây áp lực với Nghi à!
Nghi gượng gạo:
- Làm gì có! Tại tôi không thích cái điểm bốn cứ nhảy trước mắt tôi mãi.
Khoanh tay trước ngực, Lãm ngạo nghễ:
- Nghi chỉ trưởng thành khi biết giữ vững lập trường cũng như tự quyết định trước một vấn đề bất kỳ lớn hay nhỏ.
Ðể mặc Ðan Nghi đứng tần ngần ngoài cổng. Lãm băng qua đường vào quán cà phê nó yêu thích.
Ôi chao là chán! Chả biết làm gì, Nghi trở vào trường, ngồi ghế đá ngoài sân và buồn thiu.
Thế đấy, sống cho mình thì dễ còn cho người khác mới khó làm sao! Tự nhiên Nghi cảm thấy tủi thân, cô thèm được an ủi, vỗ về, thèm được sự quan tâm của ai đó.
Nhưng cả Khôi lẫn Lãm đều quay lưng cả rồi. Cả hai đứa đều không hiểu cô, người luôn bị trách là ngông nghênh, bướng bỉnh, muốn tự làm bằng được ý muốn của mình. Giờ lại thích làm vui lòng người khác mà không biết cách.
Lãm nói thế cũng đúng. Cô là đứa không có lập trường, nhưng huênh hoang tưởng mình tài giỏi với những trò bốc đồng ngốc nghếch.
Mà sao Lãm dám nói Nghi như vậy khi chính nó luôn ra chiều ủng hộ cô, trước mọi việc cô làm?
Bất giác cô nhận ra một đôi điều từ người gọi là thi hữu của mình.
Lãm là người tốt nhưng cũng là người vô tư với bạn bè. Chơi với nó Nghi rất vui vì những câu chuyện trên trời dưới đất, Nghi thích những lời Lãm bốc cô lên tận chín tầng mây. Nó khéo ăn, khéo nói, khéo chìu chuộng, nhưng khéo cỡ nào Nghi cũng thấy thiếu vắng một cái gì đó rất khó nói mà khi chỉ làm bạn với Khôi, Nghi mới thật sự có được.
Sắp thi học kỳ một rồi nhưng Ðan Nghi vẫn chưa tập trung vào bài vở như cô luôn tự hứa với mình là: “ngày mai phải như thế này, ngày mai phải như thế nọ”…
Thói quen xấu phải có người nhắc nhở mới chịu học bài hoặc làm bài vẫn tồn tại trong Nghi.
Với Lãm, cô chưa bao giờ được quan tâm tới chuyện học hành, Lãm không thích… đàm đạo vấn đề văn học. Dường như nó xem đó là trách nhiệm, bổn phận riêng của từng người mà đã lớn rồi, tự mình phải chu toàn lấy nên không nhắc cô như Khôi thường nhắc. Rồi nữa Lãm … chơi với ai, nó chỉ biết một đứa đó. Chưa bao giờ Lãm hỏi thăm về gia đình Nghi, như cô vẫn quan tâm hỏi về gia đình nó. Lãm bất cần biết về bố mẹ, anh chị em Nghi là người như thế nào.
Lãm thích rong xe đưa Nghi về nhà, nhưng tới đầu ngõ là anh chàng tự động… biến chớ không khi nào tỏ ý muốn vào nhà cô để thăm hỏi người lớn như Khôi. Ngược lại Lãm hay lấp lửng, hư hư ảo ảo khi trả lời cô những câu hỏi về gia đình nó.
Nghi quan tâm, nhưng có lẽ Lãm cho rằng cô tò mò muốn biết về gia cảnh mình, nên cách trả lời đầy khó chịu. Vì tế nhị và tự trọng mà Nghi chả thèm hỏi thăm nữa. hai đứa là bạn chỉ trên một phương diện nào đó thôi. Nghi chợt cười buồn khi nhận ra điều này.
Từ hành lang, Khôi xăm xăm bước tới, giọng ngạc nhiên:
- Ðã xong “tí chuyện” đó chưa? Sao Nghi lại ngồi đây?
- Về thôi! Nghi thấy chán mọi thứ quá ! – Ðan Nghi rầu rĩ.
Khôi kêu lên:
- Mới tức thời Nghi còn hăng hái lắm mà! Sao lại chán nhanh như trở bàn tay vậy?
Nghi buột miệng:
- Nghi có ba phải và thiếu lập trường không?
Bị hỏi bất ngờ, lão cận ngớ ra rồi chậm rãi trả lời:
- Từ trước đến giờ Khôi toàn thua nếu gây lộn… à không nếu tranh luận với Nghi, điều đó chứng tỏ Nghi là người có lập trường vững chắc và không hề ba phải chút nào.
Ðan Nghi vẫn chưa hết băn khoăn:
- Nhưng … nhưng Khôi toàn chê Nghi giỏi cãi chày cãi cối, ỷ yếu hiếp mạnh cơ mà.
Nghe thế Khôi tủm tỉm:
- Người vững lập trường mới giỏi cãi chày cãi cối, mới lấy yếu hiếp mạnh chứ!
- Vậy thì quyết định vừa rồi của Nghi là đúng. – Ðan Nghi chớp mắt.
Khôi tò mò:
- Quyết định gì vậy?
Nghi nghiêm nghị nhắc lại câu hỏi của Khôi:
- Chớ nói hôm nay không học còn có ngày mai. Nghi phải phấn đấu không có điểm bốn nữa.
Khôi bật cười khoan khoái:
- Có … ý chí.
Dứt lời nó lấy trong túi áo ra một phong chewing-gum còn nguyên đưa cho Nghi và hóm hỉnh bảo:
- Giúp bạn tự tin hơn.
Ðan Nghi nhận lấy rồi đưa cho Khôi hai thanh trên tổng số năm thanh chewing-gum.
- Cho Khôi nè!
Khôi lắc đầu:
- Khôi mua cho Nghi mà!
- Thì mỗi đứa phân nửa, Nghi nửa nhiều, Khôi nửa ít. Nhai đi… lão.
Khôi ngần ngừ:
- Tới giờ về rồi!
Nghi thản nhiên:
- Thì vừa đi vừa nhai.
- Khôi không quen.
Ấn hai thanh kẹo vào tay lão cận, Nghi làm mặt hình sự:
- Nhai rồi sẽ quen chứ gì. Nghi vẫn vừa đi vừa nhai, thậm chí thổi cho nó lóc bóc. Có mắc cổ mắt họng đâu mà sợ.
- Phải tập nhai cho Nghi coi. Còn quá trẻ mà đạo mạo như ông cụ chán chết!
Nhìn vẻ mặt ngầu của Ðan Nghi, Khôi ngoan ngoãn bóc vỏ hai thanh gum cho vào miệng nhai.
Ðan Nghi cười khúc khích:
- Ngon không?
Khôi nhăn nhó gật đầu. Hai đứa song song bước trên sân trường ngập đầy hoa nắng đang lung linh với mấy khóm cườm thảo vàng tươi.