PDA

View Full Version : Hải Tặc Thành Thánh Nhân



Nhím Hoàng Kim
07-29-2007, 08:50 PM
Hải Tặc Thành Thánh Nhân

Thanh Hải Vô Thượng Sư kể tại Formosa, ngày 30 tháng 8, 1989
(Nguyên văn tiếng Trung Hoa)


Đây là một câu chuyện Phật giáo. Long cư sĩ là một trưởng giả giàu có, tài sản của ông vô số kể. Một ngày nọ, sau khi gặp được một vị minh sư, ông ngộ được rằng sự giàu có của ông không khác gì độc dược, có thể gây nguy hại cho bản tính và làm quyến rũ lòng tham con người. Cho nên ông dự định đem toàn bộ tài sản của ông chất đầy lên một con thuyền lớn, rồi giong thuyền vượt sóng ra khơi, đem tất cả tài sản này dìm vào lòng biển. Ngay vào lúc ông đang chuẩn bị đem tài sản đổ xuống biển, thì đột nhiên năm trăm tên hải tặc từ đâu xuất hiện và toan tính cướp thuyền ông. Long cư sĩ đương nhiên không hề tõ vẻ sợ hãi, ông đứng trên khoang thuyền chờ họ lên. Khi những tên hải tặc chưa lên thuyền, Long cư sĩ đã nói với họ: "Các vị muốn lấy, hãy cứ lên lấy và mang đi tất cả." Cả bọn hải tặc lấy làm ngạc nhiên, từ trước đến nay chưa bao giờ thấy một thương thuyền nào, gặp hải tặc đã không sợ, mà còn mời lên thuyền cho hết của cải nữa. Họ mới hỏi Long cư sĩ rằng: "Sao ngươi thật khác với người ta, tại sao bảo bọn ta lấy hết tài sản mang đi mà không hề lộ vẻ luyến tiếc, không một chút đau lòng?"

Long cư sĩ trả lời: "Có gì phải sợ hãi, có gì phải lưu luyến chứ, khi tôi biết rằng những thứ của cải này chẳng khác gì độc dược, lẽ ra tôi muốn mang chúng đem đổ biển, nay các vị thấy chúng hữu dụng thì tôi xin tặng cho các vị."

Năm trăm tên hải tặc này sau khi nghe Long cư sĩ giải bày xong, vô cùng sửng sốt liền quỳ xuống sám hối, muốn theo ông ta học đạo. Long cư sĩ đương nhiên hết sức vui mừng đón tiếp họ, ông đem tất cả tài sản này về mang tặng cho chùa và cúng dường cho năm trăm vị "A-La-Hán" này, sau đó năm trăm người hải tặc này đều trở thành hòa thượng và tất cả đều tu hành đến quả vị A-La-Hán.

Chỉ Khai Ngộ Một Nửa

Từ trong câu chuyện này, chúng ta có thể rút tỉa ra được bài học: Sở hữu tài sản cũng không phải là chuyện xấu. Khi chúng ta thấy Long cư sĩ trong câu chuyện định đem toàn bộ tài sản đổ xuống biển, chúng ta nghĩ rằng: Chao ôi! Người này thật là khai ngộ, thật là hay. Nhưng khi chúng ta xem đoạn cuối câu chuyện, ông đem tài sản cúng dường cho năm trăm vị hòa thượng, biến họ từ kẻ đạo tặc sang thầy tu, Sư Phụ nghĩ rằng làm như thế càng hay hơn. Ông đem tài sản đổ biển là một việc làm khai ngộ quả không sai, nhưng chỉ mới khai ngộ một nửa, bởi vì ông vẫn còn lòng chấp trước, vẫn còn lòng phân biệt, vẫn còn phán đoán cái gì tốt cái gì xấu. Lúc đó sự suy nghĩ của ông tương đối cực đoan, ông nghĩ rằng tu hành rồi, nên bỏ đi tất cả, sở hữu tài sản là điều không tốt. Khi vẫn còn lòng phân biệt như thế, chứng tỏ rằng sự khai ngộ chưa đạt đến một trăm phần trăm.

Một người khai ngộ chân chính, đối với họ không có một vật nào là xấu, vật nào họ cũng có thể dùng được. Vị Long cư sĩ này nếu không gặp năm trăm tên hải tặc này ngoài biển, thì ông cũng chưa được hoàn toàn khai ngộ. Trông bề ngoài thì dường như Long cư sĩ đã độ cho năm trăm tên hải tặc, nhưng theo Sư Phụ, chính năm trăm người hải tặc đó đã độ Long cư sĩ! (Mọi người cười và vỗ tay) Tại sao vậy? Nếu như không có năm trăm tên hải tặc đó, Long cư sĩ vẫn còn chấp vào sự phân biệt tốt xấu, ông nghĩ rằng phải buông bỏ tài sản mới là điều phải, mới không bị ràng buộc, mới chính là một người khai ngộ, người có đạo đức, không còn quyến luyến hồng trần, không còn đam mê tài sản. Khi ông gặp được năm trăm người hải tặc, ông mới tỉnh ngộ, ông hiểu được tài sản vốn không tốt cũng không xấu, có thể dùng tài sản để giúp đỡ cho năm trăm người tu hành, như thế không tốt hơn sao? Cho nên có của cải cũng không phải là chuyện xấu, cần xem chúng ta dùng nó như thế nào.

Nếu chúng ta có rất nhiều tài sản, nhưng không biết xử dụng một cách hữu hiệu, thì chúng ta cũng không hơn gì những tên hải tặc. Ví dụ có một người có rất nhiều tiền, địa vị rất cao, nhưng người này đã lợi dụng địa vị và quyền lực để áp bức kẻ cô thế, làm thương hại người ta, vậy cũng chỉ là tên bá đạo. Còn một người khác lâm vào hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo khổ, không tiền, bị chèn ép đến đường cùng, bị quan quyền áp bức quá đáng, lòng tức giận nổi dậy, đi phá hoại tài sản của người khác, loại người này cũng không đến nỗi tệ hơn người giàu có nói trên. Cho nên chúng ta phải xem cho rõ ràng, phải biết phán đoán trước những hoàn cảnh và bối cảnh khác nhau. Người có tiền, có chức vị không nhất định là người tốt, cũng không nhất định là người có phước báo. Người nghèo khó, thiếu thốn, hoặc bần cùng, cũng không nhất định là người xấu. Cho nên đức Phật mới có thể độ hai kẻ ác tặc thành người tu hành, Long cư sĩ mới có thể mang năm trăm người hải tặc về cúng dường, về sau họ đều trở thành những vị hòa thượng.

Mọi Vật Đều Hữu ích

Nếu quý vị đọc Tây Du Ký, quý vị sẽ biết Đường Tam Tạng là một vị hòa thượng rất lương thiện và trang nghiêm, nhưng ba người đệ tử của ngài ai trông thấy cũng không khỏi khiếp đảm! Một người thì mũi dài tai bự, một người thì lông lá đầy mình, còn một người thì xâu đầu lâu làm chuỗi đeo. Người bình thường thoáng nhìn thấy họ là sợ muốn ngất xỉu, nhưng Đường Tam Tạng không sợ, ông nhận họ làm đệ tử, chính ba người này đã hết lòng ủng hộ Đường tăng sang Tây Phương thỉnh kinh thành công. Nếu như không có ba người mặt mày hung dữ này, Đường Tam Tạng rất có thể không đi tới Tây Phương nổi. Bất cứ điều gì cũng hữu ích. Vì diện mạo của ba người này trông rất hung dữ, nên yêu quái vừa mới thấy đã hoảng kinh, ngay cả yêu quái cũng ớn yêu quái (Sư Phụ và mọi người cười). Cho nên nếu chúng ta thấu hiểu được pháp luật của vũ trụ, biết được bí mật của tạo hóa, chúng ta có thể biến mọi vật trở nên hữu dụng.