PDA

View Full Version : Tiến Bước Đến Cảnh Giới Liễu Ngộ Thượng Đế



Nhím Hoàng Kim
07-30-2007, 03:17 PM
Tiến Bước Đến Cảnh Giới Liễu Ngộ Thượng Đế

Sư Phụ giảng tại Boulder, Colorado - USA
(ngày 9 tháng 3 năm 1991)


Thật hân hạnh hôm nay gặp được nhiều người Mỹ đẹp đẽ đến đây. Sư Phụ thật kinh ngạc, vừa rồi có người bên ngoài nói với Sư Phụ giảng đường ngồi đầy người và mọi người rất đẹp. Sư Phụ nghĩ rằng họ nói đúng. Sư Phụ nghe nói rất nhiều chuyện liên quan đến thành phố Boulder của Colorado. Đây là một nơi rất có tu hành, nơi đây có thể cảm nhận được những từ trường rất tốt. Những điều này Sư Phụ có nghe qua từ nhiều năm trước đây.

Sư Phụ có lần đọc trên một tạp chí của thành phố Boulder của Colorado liên quan đến vấn đề tu hành. Thật ra hai năm nay, Sư Phụ được liên tục mời đến Colorado. Đầu tiên là Denver rồi đến Boulder, Sư Phụ đã khất đến mấy lần rồi, lần này vì đi ngang Mỹ nên Sư Phụ không ngần ngại ngừng lại nơi đây để thăm hỏi mọi người. Mọi người khỏe không? Khỏe! rất tốt. Thật vui mừng khi thấy quý vị đã bỏ thì giờ quý báu để đến đây, để chúng ta có cơ hội gặp gỡ. Bao nhiêu thế kỷ mới có được cơ hội này, thậm chí đã rất nhiều đời. Chúng ta cũng không biết sẽ còn có cơ hội nữa hay không, có thể lần sau sẽ đổi sang một thân thể khác rất có thể không đẹp đẽ như bây giờ. Cho nên quý vị cần phải giữ gìn những đẹp đẽ mà quý vị đang có.

Mọi Người Đều Là Các Vị Phật Chưa Khai Mở

Sư Phụ biết rất nhiều người trong quý vị đang bước trên con đường tu hành, rất có thể đi trên những con đường hoặc những lộ trình khác nhau để hướng về Thượng Đế, Phật tính, thiền hoặc đạo. Tiếng nói của Sư Phụ không rõ, bây giờ đỡ chưa? Mọi người nghe có rõ không? Tiếng nói của Sư Phụ hơi nhỏ, trừ khi Sư Phụ la lớn giống như một số các cô gái vậy. Có những lúc Sư Phụ cần phải ở trong hình dáng của người nữ để thi hành sứ mạng, Sư Phụ cần phải thị hiện như người nữ, nếu không mọi người sẽ cho rằng chỉ có nam chúng mới thành Phật được. Được rồi hôm nay Sư Phụ mang đến một tin vui là người nữ cũng có thể thành Phật! Các đệ tử của Sư Phụ nghĩ vậy. Nhưng Sư Phụ không nghĩ rằng "người nữ" có thể thành Phật, bởi vì chúng ta không phải nam cũng không phải nữ; mọi người đều là Phật, thứ Phật chưa được khai mở. Cũng giống như mỗi quốc gia đều là quốc gia, nhưng có sự khác biệt là có quốc gia chưa phát triển và quốc gia đã phát triển.

Chúng ta có thể được khai mở bằng cách dựa vào một phương pháp nào đó, một phương thức nào đó để dẫn dắt đời sống của chúng ta. Thật vậy, có rất nhiều người sống đời sống của họ không có một phương hướng tốt đẹp. Không phải Sư Phụ nói quý vị, có thể quý vị đã có một phương châm sinh sống tốt, hãy lấy lời giảng của Sư Phụ hôm nay làm một bài tham khảo. Đời sống của chúng ta có rất nhiều tầng lớp cao thấp khác nhau, mà mọi người đều biết; tầng lớp cao nhất là sống trong ý thức của Thượng Đế, hoặc thật sự tiếp xúc được, hiểu biết được Phật tính của chúng ta.

Có rất nhiều người dùng nhiều cách mặc tưởng khác nhau để đạt đến thức của Thượng Đế hoặc Phật tính. Mặc tưởng, tọa thiền là phương pháp tốt nhất có thể giúp chúng ta lĩnh ngộ được sự vĩ đại thật sự của bản tánh chúng ta. Nhưng tọa thiền có nhiều cách khác nhau, dù quý vị đã tìm được phương cách tọa thiền thích hợp và nhanh chóng nhất, phương pháp đó cũng có rất nhiều đẳng cấp. Giả sử hôm nay chúng ta nói về phương pháp cao nhất, chúng ta thiền đúng cách hoặc chúng ta đã tìm được phương pháp chính xác để tiếp xúc với bản tính bên trong, chúng ta sẽ lập tức tìm được những sự vĩ đại.

Mỗi lúc càng nhận thấy sự vĩ đại của chính mình cho đến một ngày chúng ta có thể nói với mình rằng: "À! Ta và Cha ta đồng một thể!" hoặc là "Ta là thế đó", "Ta chính là Phật". Nhưng lúc đó chúng ta không có một chút cảm giác kiêu ngạo nào, không có một chút tự ngã nào. Chúng ta chỉ cảm thấy "phát hiện" một sự thật như vậy, một thứ cảnh giới khai ngộ, biết mình là gì, những điều mà trước đây chúng ta chưa từng biết, chỉ vậy mà thôi.

Khi chúng ta phát hiện được cái "vật" này vốn là của chúng ta, thì không có gì đáng để kiêu ngạo cả. Chẳng qua chúng ta tìm thấy được nó mà cảm thấy vui vẻ, chỉ đơn giản như vậy thôi. Có rất nhiều người thường hay ngộ nhận rằng Phật tánh chỉ có trong những người tự mình tuyên bố hoặc được người khác tuyên bố là Phật. Nhưng Phật không tự xưng mình là Phật, ngoại trừ trong những hoàn cảnh đặc biệt, ví dụ khi đệ tử hỏi hoặc sự nhìn nhận là cần thiết. Thông thường chỉ có các đệ tử mới xưng họ là Chúa, là Phật hoặc là Đại Sư. Cho nên rất nhiều người ngộ nhận cho rằng các vị Đại Sư kiêu ngạo và khoa trương sự thắng lợi và vinh quang của họ, nhưng thực tế không phải như vậy. Cũng giống như một người đã tốt nghiệp bác sĩ và họ nói rằng "tôi vừa mới tốt nghiệp bằng bác sĩ hoặc tôi vừa mới đậu bằng bác sĩ", chỉ vậy thôi. Nhưng họ rất vui vẻ, vì họ đã hoàn thành mục tiêu mà bao năm qua họ đã cố gắng đạt tới.

Tất Cả Các Tôn Giáo Đều Chỉ Đến Một Chân Lý.

Cũng cùng một hoàn cảnh, sau khi thành Phật, chúng ta không cảm thấy thành Phật có gì hay, chỉ có một cảm giác rất vui, rất mãn túc; chúng ta sẽ cảm thấy rất tự nhiên, cảm thấy đúng ra phải như vậy. Những người thành Phật không nghĩ đến chuyện vội vã ra ngoài nói cho người khác hay. Không phải họ mất đi lòng từ bi hoặc họ rất ích kỷ, mà là họ nhìn thấy mọi người đều vốn là Phật, cho nên có thể họ cảm thấy rất kinh ngạc: "Tại sao lại có người không biết được chân tướng này?" Rồi từ từ vị Phật ấy sẽ hồi phục lại "hiện thực" để biết rằng họ vẫn còn có tri giác của thế giới này, sau đó hiểu biết rõ ràng rằng tại thế giới vẫn còn có rất nhiều người chưa lãnh hội được điều họ vốn là Phật. Sự thật là như vậy. Từ đó những người được gọi là chưa khai ngộ, những "chúng sanh" chưa nhận thức được sự vĩ đại của chính mình đến khẫn cầu được gọi là "Phật" dạy dỗ họ, dẫn dắt họ trên con đường thành Phật. Lúc đó vị Phật ấy mới làm việc, nhưng họ không một chút kiêu ngạo giả tạo nào, có thể họ hơi ngạc nhiên, nhưng tuyệt đối không kiêu ngạo. Họ sẽ nói: "Tại sao họ không biết họ chính là Phật?"

Trong nhiệm vụ hoằng pháp của các vị Minh Sư, thỉnh thoảng họ có những sự ngạc nhiên như vậy. Khi Sư Phụ nói đến "Phật" Sư Phụ nghĩ rằng qúy vị cũng hiểu rằng Sư Phụ ám chỉ đến Christ, sứ giả của Trời, Minh Sư tại thế các vị Minh Sư chân chánh tại thế. Trước đây, phần lớn Sư Phụ tiếp xúc với những giáo điều của Phật Giáo. Bây giờ Sư Phụ đọc rất nhiều giáo điều của các tôn giáo, nhưng vì từ nhỏ đã quen dùng những danh từ của Phật Giáo, nên thường đề cập đến Đức Phật hoặc kinh điển của Phật Giáo. Xin đừng ngộ nhận rằng Sư Phụ chỉ đại biểu cho Phật Giáo mà không tôn trọng Đức Chúa hoặc những vị triết học vĩ đại khác, được không? Sư Phụ đại biểu cho tất cả tôn giáo và cũng tôn trọng tất cả các tôn giáo. Các tôn giáo đều chỉ cùng một chân lý. Điều quan trọng là chúng ta cần phải biết chân lý, chúng ta không phải chỉ biết "đường đi" mà thôi, mục đích của chúng ta là tìm thấy được chân lý. Như Đức Phật đã nói: "Ta chỉ là một ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay này không phải là mặt trăng". ý của Ngài là giáo lý của Ngài, triết học của Ngài chỉ là để đánh thức lòng khát vọng của chúng ta đối với mặt trăng, đối với chân lý. Nhưng chúng ta không thể chỉ chấp trước vào triết lý này mà quên đi tìm chân lý. Chân lý tiềm tàng bên trong của chúng ta, đó là phẩm chất của Thượng Đế, Thiên Quốc hoặc là Phật tánh. Điều này chúng ta vốn đã có rồi, bây giờ chúng ta phải mở nó ra. Có một phương pháp có thể lập tức tìm thấy nó và mỗi ngày sẽ không ngừng phát triển, cho đến khi chúng ta hoàn toàn tìm thấy được Thiên Quốc của mình.

Đời Sống Của Một Số Người

Hiện nay phương thức sinh sống của một số người vẫn chưa được hoàn chỉnh, không phải là một phương thức sống lý tưởng nhất để hướng về niềm vui và trí huệ. Đời sống của con người có thể phân ra làm mấy loại. Loại thứ nhất là thuộc về phương diện vật chất, phần đông con người đều lấy cách sống này để sống một cuộc đời của họ. Trong đời sống vật chất, chúng ta đều thích một cuộc sống hưởng lạc, thích ngủ nghỉ, thích ăn ngon, thích nắm giữ được tất cả những niềm vui vật chất, và cá tánh cũng thiên về đọa lạc. Chúng ta làm việc chỉ vì sự sinh tồn, chứ không đem lý tưởng và trái tim đặt trên công việc. Sư Phụ chỉ đàm luận những mức sống khác nhau, mong quý vị đừng cảm thấy bực bội, được không? Đời sống vật chất là như vậy, để cho chúng ta làm việc vất vả, nếu công việc ấy chẳng có ích lợi gì cho chúng ta thì chúng ta không muốn làm nhiều. Nêú như nó chẳng có gì ích lợi cho mình, chúng ta khó muốn nhích ngón tay làm việc cho người khác hoặc làm một việc gì đó có lợi cho xã hội đại chúng. Sư Phụ chỉ nói sơ qua, nếu muốn bàn bạc một cách kỹ lưỡng thì tốn rất nhiều thì giờ.

Tầng lớp thứ nhì là tầng lớp của tình cảm. Những người sống trong tầng lớp tình cảm, họ rất kiên trì những ý kiến của họ, có thể nói họ là những người dẫn đầu hoặc là những người tham về quyền năng. Chúng ta sẽ nghĩ rằng những điều chúng ta làm và nghĩ rất chính xác, thậm chí kỳ vọng người khác cũng sẽ làm như chúng ta. Trong tầng lớp này sản xuất những người độc tài, hoặc những lãnh đạo những hoạt động cực đoan. Thực vậy, vì họ quá tình cảm hóa, họ sống trong tầng lớp tình cảm hóa của họ, đương nhiên không thể phủ nhận được. Nếu họ hướng về sự chính xác thì rất tốt đẹp. Nhưng nếu phương hướng của họ sai lầm, họ cũng không muốn sửa đổi, không nhìn nhận sự sai lầm của mình, đây là chỗ nguy hiểm bởi vì họ thiếu phần uyển chuyển.

Chúng ta có thể sống đời sống khác đó là đời sống tâm trí. Rất xin lỗi, cái "tâm" này chỉ là cái tâm của vật chất, cũng có thể nói là một bộ máy điện tử, một bộ máy điện tử rất tinh xảo, ghi lại rất trung thực tất cả mọi việc, phát ra tất cả các tài liệu mà không hàm chứa bất kỳ một sự phán đoán hoặc trí huệ nào. Nếu chúng ta không thêm vào phần linh hồn hoặc trí huệ, thì đầu óc chỉ là một bộ cơ khí tự động thôi. Thật vậy, bây giờ Sư Phụ nói đến bộ cơ khí tự động này, nói đến cái "tâm" chưa khai ngộ này. Những người sống trong tầng lớp tự động hóa của đầu óc, chỉ biết lo cho bản thân mình, phải vậy không? Không để ý đến chuyện gì sẽ xẩy ra cho thế giới này, cũng chẳng màng người khác đã làm điều gì. Rất nhiều người khi đến được tầng lớp này, rất có thể sẽ ẩn lánh vào trong núi non, hoặc đắm chìm vào trong lý tưởng của chính mình, sau đó dính vào nơi ấy, không động đậy nữa. Họ cũng không để ý đến chuyện gì sẽ xẩy ra trên thế giới, không muốn sửa đổi thế giới và cũng không muốn sửa đổi chính bản thân họ. Họ nghĩ rằng như vậy là đủ rồi hoàn mỹ rồi. Rất nhiều người cho rằng đó là sự khai ngộ lớn nhất. Họ cho rằng không còn liên hệ đến những việc xẩy ra trên thế giới và họ đã đạt được đẳng cấp ấy. Nhưng "vi vô vi" là một cảnh giới khác, không phải như vậy. Không phải chúng ta không bận tâm đến thế giới này, không còn làm điều gì cho thế giới nữa. Đại khai ngộ không phải là như vậy. Điều này là một trong những đẳng cấp trên những con đường dẫn đến đại khai ngộ mà thôi, hiểu không?

Đẳng Cấp Liễu Ngộ Chân Ngã

Dù sao đi nữa, mỗi ngày chúng ta đều có những trình độ khai ngộ khác nhau. Trong lúc phấn đấu về con đường chân lý, mỗi ngày chúng ta thể nghiệm được những khai ngộ khác nhau. Trí huệ của chúng ta mỗi ngày phát triển cho đến một ngày chúng ta đạt được đẳng cấp cao nhất, cho nên, "tầng lớp của đầu óc", chỉ một trong những đẳng cấp. Nếu chúng ta hướng về trước một chút, thì chúng ta sẽ đạt tới đẳng cấp linh hồn hoặc liễu ngộ chân ngã. Lúc đó chúng ta biết được mình chính là linh hồn này, sống vì có được linh hồn này, sự thông minh của chúng ta cũng là sự phản ảnh của ánh sáng linh thể, lòng từ bi và cảm giác của chúng ta v.v... hoàn toàn được linh hồn phát động từ phía sau. Trong tầng lớp này, chúng ta biết rất nhiều việc, dùng nhiều phương pháp để đem lại lợi ích cho thế giới này, giúp đỡ đời sống của mình được ở trong yên vui và ở trong cảnh giới mà chúng ta định nghĩa là "lý tưởng cao nhất của loài người"; chúng ta rất cố gắng, rất cố gắng, hết lòng hết dạ để đạt được điều này, chúng ta sẽ giúp đỡ người khác được thành tựu như vậy. Đây là tầng lớp của linh hồn, là đẳng cấp đã được liễu ngộ chân ngã.

Đến lúc đó, chúng ta nhận thức được linh hồn, biết được mình và linh hồn - "nguồn suối của linh cảm" đồng một thể. Chúng ta không phải nhục thể này. Nhưng đây cũng không phải là cảnh giới cao nhất, vì lúc đó hãy còn nhận thức được "ngã chấp", vẫn có cảm giác là mình vĩ đại, đang biết được "Ta và Cha ta đồng một thể". Vẫn có "hai", như vậy thì quá chen chúc. Cho dù chúng ta nói: "Ta và Cha ta đồng một thể", nhưng vì vẫn còn có "Ta" và "Cha ta", cho nên vẫn chưa phải là "một" phải không? Nói như vậy không phải là mâu thuẫn sao? Xin đừng nói rằng Sư Phụ phê bình lời nói của Chúa Jésus Kitô, không phải như vậy. Ngài cần phải nói như vậy để người nghe hiểu được, nhưng chính Ngài không phải là đẳng cấp ấy, hiểu không? Ngài biết bản thân Ngài là một thứ khác, cho nên ở một nơi khác Ngài nói: "Không phải ta mà do Cha ta ở trên trời làm". Hiểu ý của Sư Phụ không? Ngài biết rằng đã vượt qua được đẳng cấp "ta và cha ta đồng một thể", nhưng vì Ngài cần phải nói ra một "thứ" nào đó, nếu không người ta sẽ không biết Ngài đang nói gì. Bất kỳ một Minh Sư nào đến thế giới này, đều phải đem đẳng cấp của mình hạ thấp xuống như phàm phu vậy, sau đó mới từ từ đưa họ lên. Thật vậy, nếu không thì phải làm sao? Cũng giống như quý vị dạy dỗ một em bé, cần phải dạy nó abc, nắm lấy tay nó dạy từng nét một, sau đó lại dạy nó từng câu khác nhau. Bản thân quý vị không cần phải học như vậy, nhưng vì em bé, quý vị phải làm như vậy. Sau khi liễu ngộ được bản chất của chân ngã, còn có bản chất của Thượng Đế hay còn gọi là ý thức của Thượng Đế hay liễu ngộ Thượng Đế. Chúng ta chính là Thượng Đế, chẳng qua trong tầng lớp liễu ngộ chân ngã, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ được điểm này, vẫn nghĩ rằng ngoài mình ra còn có một vị "Thượng Đế". Sư Phụ nói như vậy, nghe rất kỳ lạ, không phải sao? Nghe rất kỳ lạ, giống như vô thần luận không? Hy vọng là không? Điều này rất khó giải thích, thực rất khó giải thích. Được rồi! Hãy thử rằng mình biết được. Không phải quý vị không thể hiểu mà Sư Phụ rất khó giải thích.

Tiến Về Cảnh Giới Liễu Ngộ Thượng Đế

Liễu ngộ đẳng cấp của Thượng Đế tức là chúng ta ở trong đó, chúng ta làm những chuyện đáng làm mà không cần cân nhắc hoặc ý thức, không có cảm giác "chúng ta đang làm". Chúng ta là "sự việc đó", chúng ta làm là làm, chúng ta là tác giả của vạn vật, là tất cả các sự vật, tất cả ngọn nguồn của kết quả và hành động, nhưng không bị vướng bận vào bất kỳ một nghiệp chướng nào. Sư Phụ hy vọng Sư Phụ đã giải thích đủ rõ rồi! Nhưng Sư Phụ nghĩ là vẫn chưa đủ và cũng không biết phải nói gì thêm, có thể lát nữa quý vị hỏi, sau đó Sư Phụ có thể biết được trình độ liễu ngộ của quý vị, sự khai ngộ của quý vị biết đâu có thể giúp cho Sư Phụ khai ngộ thêm, sau đó Sư Phụ có thể tiến thêm một bước để giải thích.

Phần đông con người sống trong tầng lớp của vật chất, tình cảm hoặc phản ứng tự nhiên của từng lớp trí thức, hay là liễu ngộ được đẳng cấp của chân ngã; đa số chưa thể nghiệm được cảnh giới liễu ngộ Thượng Đế, nhưng chúng ta có thể làm được, mọi người đều có thể làm được, bởi vì Thượng Đế ở bên trong chúng ta. Thánh Kinh có ghi: "Chúng ta là đền thờ của Thượng Đế, Thánh linh ở bên trong chúng ta". Có phải như vậy không? Quả vậy, còn nữa Thiên Quốc ở bên trong quý vị. Thiên Quốc không phải là nhìn thấy là được, ý nói là không phải xuyên qua sự lý luận, diễn giảng, vận dụng lý trí suy nghĩ, cũng không phải qua sự đàm luận, không phải qua sự đọc sách hoặc đọc kinh mà có. Nhưng mà Thiên Quốc ở bên trong của quý vị.

Cho nên phương pháp trực tiếp nhất là nhận thức Ngài, thể nghiệm Ngài; ý nói là đem Ngài ra. Đó là lý do rất nhiều vị minh sư Đaọ Zen nói: "Bất cần kinh điển". Nghe qua dường như là vô thần luận, Có lúc Phật quá mệt mỏi cũng nói: "Không có thứ Thượng Đế". Thật vậy, không có Thượng Đế. Ngài không phải chỉ đến sự "không có Thượng Đế" mà là nói rằng không có Thượng Đế như trong sự tưởng tượng của chúng ta. Vì vậy Ngài nói không phải điều này, điều nọ, cũng không phải điều kia. Không có Thượng Đế như vậy, hiểu không?

Vậy mà có rất nhiều người chấp vào câu nói này, cho rằng Phật không tin có Thượng Đế. Sự thật không phải vậy, bởi vì có những nơi khác Ngài nói: "Ta không nói rằng có Thượng Đế hay không có Thượng Đế, ta chỉ nói rằng có một "thứ gì đó", vạn vật từ nơi này ra và cũng trở về nơi ấy. Nếu vậy nó có ý gì? quý vị hiểu không? Cho nên chúng ta thông thường chỉ phân tích một hay hai câu của một vị tiên tri ở thời đại nào đó rồi xếp hạng thuộc thứ này, thứ nọ và căn cứ theo những lời đó chúng ta tạo ra rất nhiều "tôn phái", có lúc thậm chí vì tôn giáo mà đánh nhau. Dù là cùng một "tôn phái" cũng chia ra nhiều ý kiến khác nhau, có khi chống lại với nhau đến đổ máu. Thật là bi thảm!

Trước giờ chưa có một vị Minh Sư hoặc Tiên Tri nào muốn tạo ra nhiều tôn phái. Sau khi chúng ta thật sự nhận biết được Thượng Đế có lẽ chúng ta sẽ hiểu nhiều hơn những gì mà ngôn ngữ có thể diễn tả. Lúc đó chúng ta sẽ có một thứ cảm giác rằng ngay cả chúng ta không nói, mọi người cũng sẽ hiểu. Thí dụ như một vị Minh Sư có rất nhiều đệ tử. Họ không thể nào chăm sóc từng đệ tử bằng xác thân hay bằng lời nói. Nhưng tất cả đệ tử đều được khai ngộ. Các đệ tử sẽ tự nhận biết và từ từ khai ngộ cho đến đẳng cấp của vị Sư Phụ họ. Tại sao? Bởi vì chúng ta đều là Sư Phụ. Chúgn ta có vị Sư Phụ bên trong. Chúng ta chính là Thượng Đế, là Phật. Bên trong chúng ta có Phật tánh. Chỉ cần một vị Minh Sư giúp chúng ta đánh thức vị Phật bên trong của chúng ta hay vị Sư Phụ bên trong của chúng ta, vị Sư Phụ bên trong sẽ tự lo lắng tất cả mọi việc cho chúng ta. Ngài rảnh không có việc làm và đã ngủ ở trong đã nhiều kiếp rồi bây giờ phải tỉnh dậy để làm việc. Như khi chúng ta còn sống ở đẳng cấp vật chất, chỉ có xác thịt làm việc, xác thịt ước muốn và làm việc. Thân thể hưỡng thụ khoái lạc của xác thịt. Nhưng tất cả đều chẳng có liên quan gì đến chủ nhân bên trong cả, và trong đẳng cấp tình cảm, vị chủ nhân bên trong này cũng không có sai khiến chúng ta, mà là do thói quen sai khiến. Do dục cầu lúc nào cũng muốn hơn người khác nó chỉ huy. Còn trong đẳng cấp tâm trí của đầu óc, tâm phàm này nó phân biệt mọi thứ và chỉ huy thân thể của chúng ta đi làm, thí dụ như sống trong hang động, thiền, làm cái này, làm cái nọ. Người sai khiến không phải là linh hồn hoặc Thượng Đế hay là Minh Sư.

Tìm Vị Minh Sư Để Giác Ngộ Phật Tánh Của Mình

Chỉ sau khi gặp được vị Minh Sư chân chánh, vị chủ nhân bên trong mới nhận thức được chính mình. Thật vậy, thông thường chỉ có tổng thống mới nói chuyện với tổng thống, quốc vương chỉ nói chuyện hiệp thương với quốc vương; quốc vương không đi tìm những vị quan của xứ khác để thảo luận chuyện giữa hai nước. Quốc vương cũng không đi tìm các vị cảnh sát để nói chuyện đại sự của hai quốc gia, hiểu không? Trong những buổi hội họp của cảnh sát hoặc các bộ, tổng thống sẽ không có ở đó, Quốc vương cũng không xuất hiện, phải không? Cho nên chỉ khi nào một vị quốc vương đến thăm viếng thì quốc vương của nước này mới ra nghênh tiếp và thảo luận với vị quốc vương đó, đàm luận và soạn thảo các chính sách của quốc gia và việc đại sự của thế giới. Đó là như vậy, sự quan trọng một vị Minh Sư, là để lay tỉnh vị chủ nhân bên trong. Quốc vương chỉ nói chuyện với quốc vương, nên dù chúng ta có thể học rất nhiều pháp môn, chúng ta có thể làm bất kỳ chuyện gì chúng ta muốn làm, chẳng hạn như ẩn lánh trong sơn động một trăm năm, nhưng chúng ta cũng chẳng tìm thấy được vị chủ nhân này. Những điều này không có liên hệ gì đến vị chủ nhân bên trong, nên Ngài không ra mặt, Ngài phải đợi đúng thời khắc mới ra gặp quốc vương, bởi chính bản thân Ngài cũng là quốc vương. Cho nên chúng ta có thể tọa thiền, chúng ta có thể tìm kiếm rất nhiều vị được gọi là "đại sư", nghiêm trì các loại quy luật khổ tu, bao gồm cả việc ăn chay. Nhưng những điều này không giúp chúng ta thành Phật, giác ngộ hay là thành Thượng Đến ngoại trừ nhờ một vị Phật giúp đỡ hay gặp một vị Phật để lay tỉnh vị Phật bên trong chúng ta, chúng ta mới nhận thức được chính mình. Quý vị có hiểu sự khác biệt này không?

Học hỏi những pháp môn khác nhau, chúng ta cũng đạt được những lợi ích; không một pháp môn nào vô ích cả; chẳng qua là lợi ích trên phương diện nào mà thôi, nếu không thì người ta làm sao đi tu? Cho dù lúc bắt đầu chưa được chỉ dẫn cầu nguyện cũng đã có lợi ích. Cho dù đến giáo đường hoặc đến chùa cúng lạy, cũng giúp cho con người cảm thấy lên tinh thần, cảm thấy có một sự vui vẻ nào đó. Thông thường làm những việc này cũng đem lại cho chúng ta cảm giác hãnh diện, bởi vì chúng ta nghĩ rằng mình đã làm được một việc rất thành tâm; chúng ta ăn chay mỗi ngày đi nhà thờ, đi lễ chùa..v.v.. Những cảm giác này chỉ trưởng dưỡng ngã chấp và lòng cao mạng mà thôi đây là một chuyện rất đáng buồn.

Nhưng cũng còn tốt, linh hồn của chúng ta vẫn ở đó; vã lại biết điều này cũng chẳng quan hệ gì, để cho em bé vui chơi cho đến khi chúng mệt rồi, tự nhiên sẽ đi tìm "mẹ", hiểu không? Cho nên một vị mimh sư chân chánh không bao giờ vội vàng hoặc nắm giữ đệ tử, họ chỉ tùy theo sự tự nhiên, những người đã chuẩn bị xong tự nhiên sẽ đến. Họ không lo lắng rằng cả thế giới không nghe lời họ mà đau buồn, cũng không màng đến sự công kích của người khác, hoặc quan tâm đến lối sống của những người khác. Bởi vì em bé có cách sống của em bé, chẳng hề chi. Chẳng qua có một ngày em bé trưởng thành và khi chúng trưởng thành thì có những hành vi xử sự như người lớn.

Cho nên, từ xưa đến này, các vị Minh Sư hay là Phật đến thế giới này, cống hiến cho con người nhiều đời sống với những đẳng cấp khác nhau, và những tư tưởng khai ngộ để mọi người lựa chọn, những người đã chuẩn bị xong họ biết cách lựa chọn. Các vị Minh Sư không phải vội vàng hay bận tâm đến thế giới này, cũng không phải là các Ngài không làm điều gì, Ngài làm như không làm. Cũng giống như Lão Tử nói: "Vi vô vi". Điều này khác hẳn với tầng lớp giam mình trong rừng núi không màng chi đến thế sự.

Một vị Minh Sư đến thế giới này là để giúp đỡ cho những người cần thiết, nhưng đồng thời Ngài cũng không ở trong thế giới này, Ngài cũng không bị ràng buộc vào thành bại của thế giới. Quý vị đều biết câu chuyện của Chúa Jésus Kitô. Trong lúc Ngài ở vào vị thế vinh quang nhất, nhưng Ngài vẫn tùy theo hoàn cảnh mà vãng sanh, hiểu không? Cái chết của Ngài đã đem lại cho loài người một tấm gương trọn vẹn tin tưởng vào Thượng Đế, chẳng màng đến sự vinh quang và sinh mạng. Ngài đi là vâng theo ý chỉ của Thượng Đế để khuyên bảo mọi người hãy phục tùng ý chỉ này.

Những Người Đại Khai Ngộ Làm Mà Không Làm

Để phục tùng ý chỉ của Thượng Đế, Chúng ta cần phải biết Thượng Đế ở đâu, Ngài muốn gì? Về điểm này, chúng ta cần phải đạt tới đẳng cấp liễu ngộ Thượng Đế giống như Chúa Jésus Kitô hoặc Đức Phật. Như vậy chúng ta mới tin vào Thượng Đế mà đầu hàng, ngoài ra không còn một phương thức nào khác. Trước khi đạt được đẳng cấp này, chúng ta chỉ tranh chấp trong tư tưởng của chính mình, cái gọi là "trí thức" của mình, để cải thiện hoặc sửa đổi thế giới, chúng ta đều chỉ dùng ngã chấp để làm việc. Còn sau khi đạt khai ngộ, chúng ta làm mà không làm, có thể không cần đụng móng tay mà có thể làm được trăm ngàn triệu công việc. Quý vị có thể tưởng tượng ra được cảnh giới này không? Có thể làm được muôn ngàn ức việc mà không cần đụng đến một ngón tay không? Thực sự có chuyện này, đây không phải là trò đùa. Dường như Sư Phụ đang nói đùa, nhưng sự thật không phải vậy. Cảnh giới này thực sự hiện hữu, mỗi chúng ta đều có năng lực này. Chúng ta cũng có quyền vận dụng lực lượng này, chẳng qua chúng ta không biết mà thôi, chúng ta quá bận rộn vào việc mở mang về phương diện khoa học, văn nghệ; bận rộn đến sự thành tựu mà không thử khai mở lực lượng toàn năng này, cho nên chúng ta không biết cách vận dụng lực lượng này. Đó là nguyên nhân duy nhất.

Rất có thể nhiều người sẽ nói: "Có mà, chúng tôi có mà! Chúng tôi có cố gắng phát triển đại lực lượng vô sở bất bao! Phải không? Cũng có người sẽ nói: "Chúng tôi làm như vậy mà, không phải sao? Đến giáo đường, đi lễ chùa đếm hạt chủi, chúng tôi đã niệm nhiều bài chú khác nhau từ mấy năm rồi. Thậm chí còn đếm mà ghi chép vào sổ nữa! Đúng vậy! Đúng vậy! Chúng tôi mỗi ngày lạy một vị thần đó bao nhiêu lần, đảnh lễ mấy trăm lần, đến những thánh địa để chiêm bái, bày ra những buổi cúng tế và các nghi thức, thậm chí còn có tọa thiền. Ôi! Tôi cảm thấy làm những điều này có vô vàn công đức!"

Trước khi được khai ngộ, Sư Phụ cũng nghĩ như vậy. Nhưng sau một thời gian, Sư Phụ mỏi mệt và cảm thấy như vậy không đủ sâu sắc, không thỏa mãn được khát vọng trong lòng Sư Phụ. Cho đến khi Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm - một pháp môn không phải là pháp môn, sau khi nó trực chỉ chân tâm thì những sự việc này không còn quấy nhiễu Sư Phụ nữa, những việc khác cũng buông bỏ được, và cái tôi vốn có cũng hiển hiện ra. Điều này ai cũng biết, phải không? Có người tu những pháp môn khác nói với Sư Phụ: "Đúng vậy, chúng tôi biết trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật có nghĩa là khai ngộ". Nhưng đây chỉ là sự đàm luận và lập lại những lời nói của thiền sư mấy ngàn năm trước mà thôi. Không biết "trực chỉ chân tâm" ý nghĩa là gì. Thực sự chẳng biết nó là gì!

Chúng ta cho rằng Phật tính có thể dùng trí thức để hiểu được, dùng tay có thể sờ mó hoặc có thể lôi kéo ra, có thể tưởng tượng được, nhưng Ngài không phải là những điều này. Ngài không phải là những thứ mà chúng ta có thể tưởng tượng, sờ mó, cảm giác hoặc là lý luận. Chúng ta chỉ có thể dùng kinh nghiệm để nhận thức Ngài. Phật tính có điểm giống như ánh sáng lấp lánh, và trong ánh sáng này chúng ta biết được mọi việc, giống như chúng ta dùng ngôn ngữ của loài người cùng nhau dạy dỗ, loài vật dùng ngôn ngữ của loài vật để câu thông, còn Phật thì dùng ánh sáng hoặc những chấn động lực khác nhau để dạy dỗ những vị Phật bên trong của chúng ta, hiểu không?

Vị Phật bên trong chúng ta không sao hiểu được, không muốn hiểu và cũng không cần đến ngôn ngữ vật chất này, đối với Ngài chẳng chút liên quan gì. Cũng giống như loài vật không thể dùng tiếng nói và vọng ca của chúng để dạy dỗ loài người. Dù chúng có hát hay đến đâu, chúng ta cũng không cần đến những phương thức này. Chúng ta có ngôn ngữ riêng để làm việc của chúng ta. Dù có thích loài vật, thích những hành động hoặc những âm thanh mừng vui của chúng, chúng ta không thể dùng những âm thanh này để dạy dỗ chúng ta. Chúng ta cũng không cần học hỏi những điều chúng hiểu biết, có hiểu không?

Thiên Quốc Hiện Ra Trong Ánh Sáng, Âm Thanh Và Sự Hòa Hợp Kỳ Diệu

Cũng vậy, vị Phật bên trong của chúng ta cần có một vị Phật trực tiếp dậy dỗ, qua ánh sáng và sức chấn động. Cho nên pháp môn này, một pháp môn không phải pháp môn, được gọi là "Quán Âm". Quán Âm tức là quán chấn động lực, hiểu không? Thứ chấn động lực bên trong, không phải bên ngoài, không phải chúng ta có thể dùng tai nghe được, dùng mắt thấy được. Không! Không! Không! Chúng ta chỉ có thể cảm giác được. Khi chúng ta cảm nhận được, thì biết được đó là bản tính thật sự của mình, sau đó tất cả những thứ khác sẽ tự động đến. Cho nên Thánh Kinh nói rằng: "Hãy tìm Thiên Quốc trước, rồi sau đó tất cả mọi vật sẽ đến với chúng ta". Thiên Quốc thị hiển bằng ánh sáng, âm thanh và hòa hợp kỳ diệu. Chúng ta cần phải tiếp xúc với bên trong, để hiểu biết được một số vấn đề rồi từ từ đạt được cảnh giới cao nhất.

Thượng Đế vì thế giới này hoặc thế giới khác, mà thị hiển bằng ánh sáng với những đẳng cấp khác nhau cho những linh hồn lưu lạc; không phải bản thân ánh sáng khác nhau mà do "mây" của những thế giới với đẳng cấp khác nhau bao phủ, mà trở thành những phẩm chất khác nhau, hiểu không? Cũng giống như ánh sáng mặt trời xuyên qua những đôi kính khác nhau, trông giống như có nhiều màu sắc hoặc chiếu xuyên qua những vật khác nhau mà có nhiều hình dáng khác nhau. Chúng ta nương nhờ vào âm điệu dịu dàng của Thượng Đế để hướng dẫn chúng ta, sau đó từ từ theo những âm điệu này để đi lên, đó là lúc liễu ngộ được Phật tính, liễu ngộ được Thiên Quốc. Nếu không chúng ta chỉ phỏng đoán rồi cho rằng mình đã hiểu rõ.

Chúng ta cần phải thực sự hiểu rõ, chỉ có ăn qua bánh mới biết là bánh này ngọt. Những thể nghiệm này chúng ta có thể lập tức nhận được, bởi vì Thiên Quốc ở bên trong của chúng ta. Ngài ở bên trong, nhưng chúng ta không nhận biết Ngài, bởi vì vị "vua" không muốn ra, bởi vì không có một vị vua khác đến chào hoặc nói chuyện với Ngài, hiểu không? Nên khi nói đến một vị Minh Sư là đã đạt được đẳng cấp này, và là người có thể câu thông được với đẳng cấp cao nhất ở bên trong của chúng ta. Nếu không cái "ta" cao nhất đó sẽ không xuất hiện, bởi vì Ngài biết rằng nếu có xuất hiện cũng chỉ làm lãng phí thời gian mà thôi. Cho nên, cho dù chúng ta học rất nhiều pháp môn, nhưng chúng ta không sao cảm thấy được thỏa mãn, chúng ta biết được mình có thiếu một điều gì. Chúng ta biết rằng cái "ta" chính thật chưa xuất hiện, bởi vì Ngài không gặp được người bạn tương xứng. Cho nên mỗi khi chúng ta gặp được "chân ngã" xuất hiện, thì chúng ta biết chúng ta đã gặp được một "chân ngã" khác. Đây là phương pháp để nhận biết một vị Minh Sư chân chánh, nếu không chúng ta không thể nào phán đoán được. Bởi vì bất cứ ai cũng có thể dạy chúng ta một số việc, làm cho chúng ta ngày ngày bận rộn, nhưng làm những điều này chỉ là qua ngày tháng, không có cách nào giúp chúng ta đạt được sự liễu ngộ tự ngã, không giúp cho chúng ta biết được phương thức sinh hoạt cao cả nhất của sinh mệnh. Cho nên, giả sử quý vị tin tưởng Sư Phụ, quý vị có thể thử coi, nếu quý vị không tin, có thể tiếp tục tu học pháp môn riêng của quý vị. Chúng ta vẫn là bạn bè. Đợi lần sau, có thể là một trăm năm một ngàn năm sẽ gặp gỡ trở lại, bởi vì quý vị vẫn còn thích "ngủ". Có hai cách để nhận biết chúng ta, cách thứ nhất là lập tức, ngay tức khắc kết thúc tất cả những sự học hỏi, kết thúc tất cả những nỗi đau khổ. Nếu quý vị nghĩ rằng thế giới này quá khổ, quá vô minh, nếu quý vị thấy phương cách sống trước mắt không đủ thỏa mãn với lý tưởng của chính mình, thì ngay trong đời này, ngay bây giờ, hãy ra tay hành động. Cách thứ hai là hãy tiếp tục cuộc sống hiện có của chúng ta, tiếp tục "ngủ", ở trong ấy ngủ, để linh hồn tiếp tục ngủ, sau đó lần sau tỉnh dậy có thể đã mấy trăm năm, mấy ngàn năm, điều này coi thử chúng ta muốn ngủ bao lâu mà định liệu! Sư Phụ nghĩ rằng nên dành một chút thời gian để quý vị đặt câu hỏi, lúc đó Sư Phụ biết được những nghi vấn trong lòng quý vị và trình độ hiểu biết của quý vị.

Cảm ơn quý vị đã có lòng thương yêu lắng nghe, Sư Phụ cảm nhận được lực lượng ủng hộ của quý vị. Vô cùng cảm ơn.