Nhím Hoàng Kim
08-01-2007, 07:41 PM
Trở Về Thời Đại Hoàng Kim (Phần 1)
Đây là bài thuyết pháp Sư Phụ tại Singapore, Ngày 9 tháng 3, 1993. (Nguyên văn bằng tiếng Anh)
Ồ! Sư Phụ biết tại sao Thượng Đế bắt Sư Phụ làm việc này việc nọ, kể cả việc mặc y phục đẹp. Mục đích là để chúng ta có thể trở về thời đại hoàng kim một thời đại mà mọi người đều đẹp đẽ, thanh lịch và làm việc hòa nhã nhưng rất hữu hiệu, tự tại an vui nhưng rất thành công.
Phục Tùng Thiên Ý
Chúng ta có rất nhiều thành kiến, rất nhiều điều gọi là tư tưởng đóng khung về cuộc sống, về khai ngộ, về tôn giáo, về việc chúng ta phải sống thế nào, về việc người tu hành phải ra sao, về cách sống của vị Minh Sư, các Ngài phải ăn mặc thế nào, nói chuyện ra sao. Trước đây Sư Phụ đã từng có nhiều thành kiến và sau khi khai ngộ cũng vậy. Dĩ nhiên trước đó thì nhiều hơn, sau khi khai ngộ chút chút thì bớt đi. Và mỗi ngày bớt dần. Thượng Đế giúp Sư Phụ khiêm tốn hơn, mỗi ngày một khiêm tốn hơn, cho tới khi Sư Phụ không còn ý kiến riêng của mình nữa ngoại trừ Thiên Ý. Và Sư Phụ tuyệt đối làm theo ý của Ngài. Cũng giống như quý vị, Sư Phụ đã phải học hỏi từ những sai lầm.
Có vài người hỏi Sư Phụ, "Sao Ngài lại mặc y phục đẹp đẽ như vậy? Ngài là người tu hành, Ngài nên mặc quần áo cũ rách," hay đại khái như vậy. Trước kia Sư Phụ cũng nghĩ như vậy, phải, Sư Phụ cũng từng nghĩ như vậy, cho rằng người khai ngộ chỉ nên mặc một loại y phục cũ rách mà thôi. Thời gian đó, trước khi khai ngộ, Sư Phụ đã phê bình vài người khai ngộ mặc y phục đẹp. Vì vậy bây giờ Thượng Đế đã phạt Sư Phụ, Ngài nói: "Ngươi phải mặc y phục tuyệt đẹp." Vậy quý vị đã biết rồi đó. Ngoài ra, Sư Phụ không thích màu đỏ chút nào hết. Trước đây Sư Phụ chưa bao giờ thích màu này. Nhưng hôm nay, Ngài khiến Sư Phụ phải mặc nó dù Sư Phụ phản đối. Nhưng dầu sao chăng nữa, từ lâu rồi Sư Phụ cũng đã học hỏi để bỏ đi sự phản đối. Vì Sư Phụ biết rằng phản đối cũng vô ích thôi. Sớm muộn gì Thượng Đế sẽ xử dụng ý chí của Ngài và khiến quý vị phải theo dù quý vị có thích hay không. Quý vị sẽ phải làm hôm nay, hoặc giả sẽ phải làm ngày mai. Quý vị làm xong việc càng sớm thì càng tốt, chỉ có vậy thôi. Cũng như khi mình thiếu nợ người nào thì cũng phải trả không hôm nay thì ngày mai., mình phải cho hết, trả càng nhanh thì tiền lời càng ít. Nhưng nếu quý vị trì hoãn món nợ, quý vị sẽ phải trả nhiều hơn vì tiền lời càng tăng. Cho nên từ đó Sư Phụ đã học được tính khiêm nhường và tuân phục theo Thiên Ý.
Và đôi khi làm vậy cũng bị người ta hiểu lầm nhưng Sư Phụ không có cách nào khác hơn ngoại trừ phải tiếp tục vượt qua. Đúng vậy. Những gì Sư Phụ thích hay không thích không còn quan trọng nữa. Và bất kể vì việc mình làm mà Sư Phụ phải mang tiếng tốt hay tiếng xấu, Sư Phụ không có quyền chọn lựa nữa. Trong trường hợp đó, quý vị có thể sẽ hỏi Sư Phụ rằng: "Ủa! Chúng tôi tưởng rằng, sau khi khai ngộ chúng ta trở nên tự do, chúng ta có thể làm những điều mình muốn và hoàn toàn tự do định đoạt những việc làm của chúng ta trong đời sống." Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn được tự do tự tại! Bởi vì chúng ta không còn gánh trách nhiệm trên vai mình nữa, mọi việc đều được an bài bởi Đấng Tạo Hóa. Và chúng ta tuyệt đối không còn sợ hãi phải làm những gì đã được an bài sẵn cho mình. Trong cung cách đó, chúng ta hoàn toàn tự tại. Rồi chúng ta biết được ý của Tạo Hóa. Chúng ta biết được kế hoạch của vũ trụ. Và chúng ta có thể thi hành theo đó một cách trôi chảy không trở ngại, không có cảm nghĩ bực tức hoặc chống đối trong tâm.
Vì Sao Chúng Ta Không Hoàn Mỹ Trong Công Việc
Trước đó chúng ta cũng phục tùng theo Tạo Hoá nhưng chúng ta không biết điều này. Chúng ta cũng phản đối dữ lắm. Và chúng ta trì hoãn bổn phận và hành động của mình. Vì chúng ta nghĩ rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, tốt hơn nên làm việc kia thay vì việc này. Những gì lẽ ra chúng ta phải làm chúng ta lại không thích. Chúng ta nghĩ rằng nếu mình làm cách khác sẽ tốt hơn, vì nó thích hợp với cách suy nghĩ quen thuộc hoặc thành kiến của chúng ta hơn. Trải qua rất nhiều phiền phức và học hỏi, cuối cùng chúng ta sẽ phải hàng thuận theo ý của Đấng Tối Cao. Quý vị có thể gọi đó là Phật tánh, Đấng Toàn Năng, Thượng Đế hay bất cứ danh xưng nào mà quý vị thấy thích hợp với sự tôn thờ Đấng Tối Cao.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình là kẻ chủ động trong thế giới này nên chúng ta nhận lãnh tất cả trách nhiệm lên vai mình. Vì vậy chúng ta bị kiệt sức, mệt mỏi và đôi khi không thành tựu việc gì cả. Nếu chúng ta khai ngộ, và nếu chúng ta biết cách xử dụng lực lượng vĩ đại sẵn có bên trong mình, từ lực lượng nầy chúng ta đã được sinh ra và sẽ trở về với lực lượng đó, cũng trong đó chúng ta sống đời sống của mình, chúng ta sẽ bớt hoang mang, càng ngày càng bớt đi, cho tới khi không còn sự rối loạn nào trong tâm mình cả, ngoại trừ việc tuân theo ý của Đấng Toàn Năng mà thôi. Chúa Giê Su Ki Tô cũng có nói rằng: "Ta làm, phải, nhưng không phải Ta mà là Đấng Cha lành ngự trong ta làm". Và Ấn Độ giáo luôn luôn nói đến "Không phải tôi mà là Ngài".
Mỗi tôn giáo đều nói giống nhau, Sư Phụ không muốn phô trương kiến thức của mình về những tôn giáo khác nhau, nên Sư Phụ chỉ nhắc lại một ít thôi. Xin tha lỗi cho Sư Phụ nếu Sư Phụ không nhắc đến tôn giáo của quý vị, như đạo Sihk, Hồi giáo, hoặc Phật giáo, Lão giáo v.v... Sư Phụ đã từng nghiên cứu những tôn giáo này với sự tôn kính và thành tâm từ thời thơ ấu. Và Sư Phụ có thể nói rằng Sư Phụ hiểu được hầu hết những tôn giáo nổi tiếng. Vì vậy mà Sư Phụ biết rằng tất cả những tôn giáo đều chỉ cùng một chân lý đang hiện hữu bên trong chúng ta, đều hướng về cùng một lực lượng "Vô Thượng Sư" mà chúng ta đang sở hữu. Chỉ có sự khác biệt là đôi khi chúng ta quên để ý đến quyền năng Vô Thượng Sư nội tại, và thay vào đó chúng ta lại tôn thờ vị Vô Thượng Sư trong quá khứ, hoặc chúng ta đi nhà thờ để bái lạy Thượng Đế.
Chúng Ta Là Giáo Đường Của Thượng Đế
Nhà thờ, thánh đường bên ngoài, hay giáo đường của đạo Hồi, hoặc chùa chiền chỉ là những biểu tượng cho Thiên Quốc bên trong chúng ta, được xây cất để nhắc nhở chúng ta về ngôi chùa của chính mình, mà Chúa Giê Su đã nói đến "Phải biết rằng các ngươi chính là ngôi giáo đường của Thượng Đế và Đức Thánh linh ngự trị bên trong ngươi". Nếu Thượng Đế ngự trong ta, nếu Phật tánh hiện hữu bên trong ta thì dĩ nhiên là chúng ta phải tìm kiếm Ngài ở bên trong mình. Có phải như vậy không? Nhưng hầu hết mọi người không được chỉ dẫn cách nhìn vào bên trong. Bên trong trái thận, hay lá gan, hoặc trái tim. (Sư Phụ cười) Không phải là trình độ vật chất mà Giê Su và Phật có ý chỉ điểm cho chúng ta. Đó là siêu ý thức bên trong chúng ta. Sư Phụ không có đủ ngôn từ để ca tụng năng lực siêu phàm này; nó thương yêu và nuôi dưỡng vạn vật, không cần phải thốt ra hoặc thì thầm một lời nào.
Quyền lực thế gian chúng ta đều có, và loài người ở thế giới cũng có thể làm nhiều việc phi thường. Nhưng mọi người chỉ biết nhớ đến những bậc anh hùng, các vị minh vương hay những đại ân nhân của nhân loại, khi các ngài làm những điều tốt hay những việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại quên để ý đến lòng từ thiện vĩ đại, nguồn năng lực thương yêu vĩ đại nhất đang nuôi dưỡng và duy trì toàn vũ trụ. Và tất cả các kinh điển đều nói rằng chúng ta có năng lực nầy, làm chủ năng lực nầy, rằng Thượng Đế sống trong ta, rằng Phật tại tâm. Chúng ta đều đã đọc qua nhưng chúng ta không biết tại sao mình có thể vĩ đại như vậy, làm sao người phàm phu như chúng ta có thể trở nên vĩ đại như vậy?
Thượng Đế đã làm cho Sư Phụ thành một người rất tầm thường, một người có nhiều khuyết điểm, và cũng là một công cụ. Để Sư Phụ biết rằng mọi người đều có thể trở thành đồng nhất với Thượng Đế. Để Sư Phụ trấn an quý vị rằng ngay cả quý vị, là những người tốt đẹp hơn Sư Phụ, cũng có thể trở thành đồng nhất với Ngài nhanh chóng hơn. Đó là lý do duy nhất mà quý vị thấy Sư Phụ, nếu có những khuyết điểm, nếu như y phục Sư Phụ mặc không vừa lòng quý vị, không thỏa mãn sự trông đợi của quý vị, hay bất cứ việc gì Sư Phụ làm không đạt đúng tiêu chuẩn cao cả của quý vị, chỉ vì lý do duy nhất đó mà thôi. Vì dưới mắt của Thượng Đế, mọi người đều là con cái của Ngài, mọi người đều vĩ đại. Và Sư Phụ vẫn thường xuyên có thể nghiệm rằng mọi người đều vĩ đại hơn ta.
Học Hỏi Từ Những Sai Lầm Và Thành Kiến Của Mình
Tại sao Thượng Đế lại chọn một người tầm thường, một người không hoàn mỹ để làm công cụ cho Ngài? Sư Phụ thường thắc mắc về điều này. Rồi sau đó Sư Phụ biết. Để Sư Phụ thật sự hiểu sự khiêm nhường là thế nào, để biết rằng còn có nhiều người khác giỏi hơn mình. Và họ có thể đồng nhất với Thượng Đế. Nếu một người như Sư Phụ có thể đồng nhất với Thượng Đế, những người khác cũng có thể. Đó là lý do duy nhất Thượng Đế đã chọn Sư Phụ. Quý vị hiểu không? (Vỗ tay) Trong tiến trình khai ngộ mỗi ngày sau khi thọ Tâm Ấn, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học giá trị qua những sự sai lầm, qua những thành kiến của chính bản thân mình và những dự tưởng của chúng ta về hành động của người khác, hình dáng của người khác, và cách sống của họ.
Trước khi khai ngộ, dĩ nhiên Sư Phụ cũng có những sự phê phán như vậy trong đầu. Sư Phụ cũng thích và không thích lối sống của những người khác. Sư Phụ cũng có những ý kiến riêng về nhiều việc trên thế giới nầy. Mặc dầu những việc này chẳng bận gì đến Sư Phụ, cũng không phương hại Sư Phụ, và tuyệt đối chẳng có liên hệ đến Sư Phụ chút nào. Sư Phụ cũng dám phê bình hoặc cố gắng sửa đổi nó. Đó là lý do chúng ta luôn luôn bận rộn trong cuộc sống. Và sau khi đã mệt nhoài vì phê bình thế giới và cố gắng cải thiện mọi người, Sư Phụ mới ý thức được rằng chính mình là người duy nhất cần phải cải thiện, và mọi việc khác sẽ tốt đẹp. Thượng Đế khiến chúng ta học hỏi bằng những lỗi lầm, bằng những bài học, và bằng người khác, qua những tấm gương của họ. Điều này khiến Sư Phụ nghĩ đến câu cổ ngữ Trung Hoa, "khi chúng ta đi với hai người, hoặc với ba người khác. Một người trong nhóm, ít nhất là một người trong nhóm sẽ trở thành thầy của chúng ta, hay xứng đáng làm thầy của chúng ta."
Đây là chân lý mà cho tới bây giờ Sư Phụ đã học hỏi được. Bởi vì ngay cả lỗi lầm của người khác cũng đánh thức một vài ký ức bên trong chúng ta và cũng nhắc nhở chúng ta những điều chúng ta đã làm trong quá khứ, mà chúng ta không nên quên đi; chúng ta nên học hỏi từ những lỗi lầm đó để cải tiến chính mình; và chúng ta không bao giờ nên phê bình người khác.
Thật ra, sự khai ngộ đến qua sự tu hành và qua cách giao tiếp với người khác. Sư Phụ đã khai ngộ trong rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, điều này đúng. Nhưng cái nhìn của Sư Phụ về cuộc đời chưa đủ rộng cho đến khi Sư Phụ tiếp xúc với quý vị, hay những đệ tử. Sư Phụ gọi họ là đồng tu. Sư Phụ gọi họ là "Sư huynh", "Sư tỷ". Có nghĩa là các anh, các chị lớn tuổi hơn. Dĩ nhiên, đôi khi họ làm Sư Phụ nổi giận, thì Sư Phụ gọi họ là đệ tử. Chỉ dùng một ít quyền hành của Sư Phụ. Khi họ nghĩ một cách bướng bỉnh rằng họ làm vậy là đúng, mặc dù họ có thể làm hại, và gây khó khăn cho người khác, đôi lúc Sư Phụ phải dùng đến "Bằng cấp Minh Sư" của mình, để giải quyết tình thế. Nhưng trong tâm Sư Phụ, Thượng Đế làm cho Sư Phụ mỗi ngày phải khiêm cung hơn để học hỏi mọi hoàn cảnh, và để chấp nhận mọi việc như là ý của Đấng Tạo Hóa. Làm như vậy Sư Phụ tự tại hơn. Tự do hơn lúc trước, khi Sư Phụ còn cố gắng công lo cho cả thế giới.
Để Gánh Nặng Rơi Khỏi Đôi Vai Chúng Ta
Một triết gia người Mỹ, ông Emerson, viết trong một quyển sách của ông: "Một gánh nặng thật lớn rơi khỏi đôi vai của chúng ta, nếu chúng ta để Thượng Đế điều hành vũ trụ". Nhưng chúng ta luôn luôn tìm cách điều hành mọi việc và cũng điều khiển luôn cả Thượng Đế, có phải vậy không? (Sư Phụ cười) Hãy nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta đến Chùa, hay đến nhà thờ thì liền chỉ thị: "Chúa ơi! Xin cho công việc làm ăn của con được nhiều lợi hơn," (Mọi người cười) "Xin Ngài hãy trừng phạt đứa nhỏ đó tại vì nó không dũng cảm", "Làm ơn, vợ tôi xài tiền nhiều quá, xin nói để bà ấy ngừng lại". (Sư Phụ cười) Và xin ... hết việc nầy đến việc khác. Sư Phụ cũng đã làm như vậy, Sư Phụ cũng đã làm vậy. Không phải Sư Phụ cười quý vị đâu, Sư Phụ cười chính mình, sự khờ dại của mình, khi Sư Phụ cố bảo Thượng Đế phải làm gì, ngay cả việc cho Sư Phụ thi đậu bằng lái xe. (Mọi người cười) Sư Phụ làm phiền Chúa Giê Su và nổi giận với Ngài vì Ngài không cho Sư Phụ thi đậu ngay kỳ đầu. (Mọi người cười).
Đúng vậy, chúng ta phải học hỏi qua những việc như vậy. Có sai lầm cũng không sao. Có khác biệt và lựa chọn những tôn giáo khác nhau cũng được, nếu quý vị nghiên cứu thật sâu sắc những kinh điển của tôn giáo mình và biết những gì mà tôn giáo đó muốn dạy quý vị, như vậy cũng được. Sư Phụ nghĩ rằng giáo đường và chùa chiền là sự tượng trưng rất thánh thiện cho lòng thành của chúng ta với Thượng Đế. Và mỗi khi chúng ta đi ngang qua nhà thờ, giáo đường hay nơi thờ phượng của bất cứ tôn giáo nào, chúng ta phải thật lòng nhắc nhở chính mình sự thành tâm của chúng ta đối với sự tôn thờ đó. Sự việc có lẽ tốt hơn nếu những người đến chùa, nhà thờ hoặc giáo đường, có thể thật sự tìm thấy Thượng Đế bên trong. Không phải chỉ ở giáo đường bằng gạch, mà còn ở trong giáo đường thật sự của Đấng Tối Cao.
Giải Quyết Những Vấn Đề Của Thế Giới Ngay Tận Gốc
Sư Phụ chưa bao giờ đọc báo, hay xem tin tức trên đài truyền hình. Sư Phụ không nên nói chưa bao giờ, nhưng rất ít khi, ngoại trừ lúc Sư Phụ ở trên máy bay, mười ba tiếng, mười lăm tiếng, hai mươi tiếng. Quý vị biết tình trạng như thế nào rồi. Sư Phụ phải xem hay đọc tin tức. Mỗi lần Sư Phụ đọc báo, trong đó không có tin tức bao nhiêu. Không có tin lành, hoặc rất ít tin lành mà tin xấu thì nhiều. Có phải đúng thế không? Mỗi ngày quý vị đọc báo, có phải sự thật như vậy không? Chắc chắn có vài tin lành trong đó, nhưng những tin tức xấu thì quá nhiều. Vì vậy Sư Phụ nghĩ rằng tốt hơn là đừng đọc báo. Sư Phụ không phải do thói quen, hoặc vì không ưa những tờ báo, mà vì Sư Phụ cảm thấy không cần phải đọc. Cũng giống như có vài loại y phục quý vị cảm thấy không cần mặc, hay vài món gia dụng không cần phải có trong nhà. Vậy mà Sư Phụ cũng biết vài chuyện trên thế giới, tự nhiên mà Sư Phụ biết và đôi khi làm việc thuận theo hoàn cảnh; phù hợp với tình trạng của thế giới và sự phát triển của toàn quả địa cầu. Cho nên Sư Phụ không quá lạc hậu.
Nhưng rồi Sư Phụ bắt đầu đọc báo thường xuyên hơn từ khi đến Tân Gia Ba. Vì vậy xin quý nhà báo đừng giận Sư Phụ. Bây giờ Sư Phụ bắt đầu đọc báo rồi. (Sư Phụ cười) Sư Phụ không cổ võ mọi người đừng đọc báo, chỉ vì trước đây Sư Phụ không đọc báo, rất ít khi. Sư Phụ đọc báo, và cảm thấy buồn phiền. Khi quý vị đọc báo, đọc hết tin tức thế giới với nhiều vấn đề nan giải. Và chính phủ của mọi quốc gia luôn cố gắng cải thiện tình trạng trong nước của họ cũng như những quốc gia láng giềng. Họ cũng cố gắng thương lượng với nhau, và ngay cả với những quốc gia chưa từng có quan hệ tốt đẹp, nay cũng thật lòng tương trợ nhau và phát triển mức sống của nhau. Việc nầy thật là tốt. Nhưng dù vậy, theo tin tức báo chí, có rất ít hy vọng so với sự trông mong của chúng ta.
Đôi khi dân chúng của quốc gia cảm thấy bực bội, do đó họ xuống đường biểu tình để phản đối điều nầy và việc nọ. Nhưng trên bình diện tổng quát, Sư Phụ nghĩ rằng thế giới đã tiến bộ nhiều. Quý vị có nghĩ vậy không? Có phải vậy không? Hiện giờ chúng ta có ít tư tưởng chủ nghĩa hơn trước, ít mâu thuẫn hơn về lý thuyết của các quốc gia. Vì vậy hiện nay mỗi quốc gia đang cố gắng để tiến lại gần nhau hơn. Và đây là những việc tốt đẹp. Nhưng mặc dù vậy, khi đọc những tin tức nầy Sư Phụ nghĩ rằng tất cả chúng ta thật sự cần có sự khai ngộ, nếu như chúng ta thật tình muốn giải quyết vấn đề thế giới.
Trở Về Thời Đại Hoàng Kim
Vì vậy Sư Phụ cũng khai ngộ được chút ít sau khi nghĩ như vậy. Sư Phụ nghĩ rằng: "À! Sư Phụ biết tại sao Thượng Đế bắt mình làm việc nầy, việc kia; và tất cả mọi việc kể cả việc mặc những y phục đẹp đẽ. Mục đích là để chúng ta có thể trở về thời hoàng kim. Một thời đại mà mọi người đều đẹp đẽ, thanh lịch và làm việc một cách thoải mái tốt đẹp nhưng rất hữu hiệu, một cách thong thả nhưng rất thành công. Nơi mà chúng ta không cần phải luôn luôn mặc quần "Jean" chạy lăng xăng và gặm bánh mì sandwich trên đường đến sở làm việc. Hoặc uống vội một ly cà phê cho mình tỉnh táo trước khi làm việc v.v... Có lẽ chúng ta nên suy nghĩ và mơ một giấc mơ hoàng kim một lần nữa, có lẽ chúng ta nên trở về thời đại hoàng kim của thời xa xưa khi mà Thượng Đế và con người sống chung với nhau. Nơi các thiên thần có thể nói chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ của chính chúng ta, và có thể hướng dẫn chúng ta một đời sống có giá trị tốt đẹp hơn. Nơi mà mọi người nhìn sự khai ngộ và trí huệ như là một cách sống rất tự nhiên. Lúc đó không còn ai nghi ngờ một vị Minh Sư như Chúa Giê Su khi Ngài đến trái đất nầy để gia trì cho thế giới của chúng ta. Và không còn ai dám phê phán một đấng vĩ nhân khác như vậy nữa. Không còn ai dám nghi ngờ bất cứ Minh Sư nào đã ban ơn cho trái đất nầy. Bởi vì những Minh Sư đó chính là chúng ta. Sư Phụ rất mong giấc mơ nầy sẽ thành sự thật, và mỗi người trong chúng ta trở thành tiên, thành Chúa. Rồi hành tinh của chúng ta sẽ rực rỡ bởi hào quang của chúng sanh trên trái đất, là những người đã khai ngộ, có trí huệ, thanh cao và đẹp đẽ.
Chúng ta đã từng sống trong rách rưới và nghèo khổ lâu quá rồi. Sư Phụ nghĩ chúng ta xứng đáng hưởng thụ bầu không khí huy hoàng, đẹp đẽ, cao sang như hàng vương giả, trong đó mọi người thật là thanh cao, quí phái, đẹp đẽ như những nữ hoàng và quân vương của thời đại cổ xưa với phẩm cách và đạo đức thích hợp để thành Thượng Đế. Sư Phụ thấy không có lý do nào khiến chúng ta phải đại diện cho sự nghèo túng. Cho nên, Sư Phụ đã sửa đổi sự sai lầm của mình. Sư Phụ đã làm một nữ tu và mặc y phục rách rưới. Sư Phụ đã không cảm thấy khó chịu về việc nầy mà còn nghĩ rằng như vậy mới hay. Sư Phụ nghĩ người khai ngộ thì phải sống như thế đó. Nhưng sau đó, Thượng Đế làm cho Sư Phụ có một cái nhìn khác, Ngài nói: "Không! Tại sao chúng ta phải đại diện cho sự nghèo hèn và mất phẩm cách? Chúng ta phải tượng trưng cho sự rực rỡ của thiên đường hoặc ít nhất một vài tiêu biểu của sự rực rỡ và thanh cao." Bởi vì các thiên thần trên thiên đàng đều đẹp đẽ và thanh nhã. Quán Âm Bồ Tát thật diễm kiều với đủ loại trang sức và y phục cao sang.
Khi chúng ta lên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy toàn sự huy hoàng, sang trọng, hạnh phúc vĩnh cửu, vui sướng không có một chút gì giống như trái đất của chúng ta. Vậy nếu chúng ta muốn đến thiên đàng, chúng ta hãy đi từ bên trong. Nhưng chúng ta cũng có thể làm từ bên ngoài, tại sao lại không? Đa số mọi người chỉ có thể nhìn từ bên ngoài, cho nên chúng ta bắt đầu từ bên ngoài. (Sư Phụ cười) Bất cứ những gì chúng ta làm từ bên trong, dĩ nhiên người ta sẽ cảm nhận được. Người ta sẽ ngửi được, người ta sẽ chấp nhận được nhờ trí huệ sáng suốt của họ. Bởi vì chúng ta không thể lừa gạt trí huệ của một người, vì đó là vị quan tòa giỏi nhất, thông minh nhất, có sự xét đoán chính xác nhất.
Chỉ Qua Sự Khai Ngộ Chúng Ta Mới Thấy Được Chân Lý
Chúng ta có thể gạt người bên ngoài chứ không gạt nội tâm của chúng ta được. Cho nên đôi khi chúng ta tìm thấy trong kinh nghiệm sống hàng ngày rằng chúng ta đang làm một việc gì đó và chúng ta đã từng dựng lên một khung cảnh tinh xảo để gạt đối phương, để chiếm được thêm một ít cổ phần, tài sản cho chúng ta. Nhưng rồi chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chúng ta không thể lường gạt được họ. Mặc dầu không ai biết kế hoạch của chúng ta cả, nhưng kế hoạch cũng bị xụp đổ, hủy hoại, mà chúng ta không thể đạt được như ý. Đó là vì Thượng Đế bên trong. Trí huệ bên trong hiểu được sự việc. Nếu sự việc không công bằng và không nằm trong nhân quả của mình, thì không thể thực hiện được.
Cho nên, đôi khi chúng ta thấy những bất công trên thế giới, nhưng thật sự nó không phải luôn luôn bất công một cách tuyệt đối như vậy. Có lẽ là chúng ta đã làm những việc bất công, không đúng, không ngay thẳng trong quá khứ, trong những kinh nghiệm trước đây trên trái đất này, nên bây giờ chúng ta mới phải gặt hái, chịu đựng những bất công đó để học bài học của mình. Cũng như trong Thánh kinh có nói: "Gieo nhân nào thì gặt quả đó". Có nhiều việc trên trái đất không thể chỉnh đốn lại để có ích lợi cho nhân loại hơn, nếu chúng ta không dùng trí huệ. Nếu chúng ta chỉ dùng năng lực của bộ óc điện toán của mình, chúng ta có thể làm việc, nhưng việc sẽ không hoàn mỹ, và cũng không hoàn toàn theo Thiên ý. Tại vì chúng ta không có trí huệ hoàn hảo. Chúng ta chưa tìm lại được trí huệ hoàn mỹ của mình. Do đó đôi khi chúng ta chống lại Thiên Ý, đôi lúc chúng ta làm việc vụng về, hoặc trong sự bất mãn, bởi vì, chúng ta không hoàn thành bổn phận của mình một cách toàn thiện.
Do đó, nếu chúng ta khai ngộ, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn bộ sự việc bằng sự sáng suốt của chúng ta chớ không phải bằng đầu óc phàm phu của mình. Lúc đó chúng ta làm việc một cách tự nhiên, tự động, chính xác một cách tự động, mà chúng ta không biết tại sao mình đã làm như vậy, nhưng kết quả luôn luôn chính xác. Đó là lý do chúng ta cần khai ngộ, đó là lý do mà từ xưa những bậc hiền nhân, những bậc thánh nhân khuyến khích và nhấn mạnh với chúng ta rằng: "Trước hết ngươi phải tìm cho được Thiên Quốc rồi sau đó sẽ có tất cả". Đây là lý do mà các bậc hiền triết cổ xưa ở Trung Hoa đã nói rằng: "Trước nhất phải tu tâm, tề gia, trị quốc và rồi mới bình thiên hạ" Cho nên trước đây Sư Phụ rất lười và thích yên tịnh, như Sư Phụ đã thố lộ với quý vị tối hôm qua. Nhưng Thượng Đế bắt Sư Phụ ra làm việc nầy, phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp quần chúng, ngược lại ý của Sư Phụ. Nhưng bây giờ Sư Phụ chấp nhận hoàn toàn và sẽ làm bất cứ việc gì nếu cần, nếu như thân xác Sư Phụ cho phép và trí óc Sư Phụ còn minh mẫn, và nếu Sư Phụ còn có thể kéo lê tấm thân này đi vòng quanh thế giới để chia xẻ thông điệp nầy với quý vị, Sư Phụ sẽ làm.
Mọi Việc Đến Từ Thượng Đế
Nhiều người không hiểu ý của Thượng Đế, không biết ý của Thượng Đế là gì. Vì vậy mà chúng ta rất vụng về trong đời sống, mặc dầu có chủ ý tốt nhưng chúng ta luôn tạo sai lầm. Tại vì Thượng Đế bảo chúng ta phải làm như thế nầy, và rồi từ những thành kiến của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng nên làm cách khác. Và nếu như chúng ta bị bắt buộc phải làm việc đó, lúc ban đầu chúng ta có sự dằng co ở bên trong, và vì vậy chúng ta không đủ chuyên tâm để thi hành công việc mà Thượng Đế đã muốn chúng ta làm ngay từ đầu, nhưng giờ bị trì hoãn khiến kế hoạch bị đảo lộn. Nhưng rồi Thượng Đế sẽ bắt chúng ta phải đi vòng trở lại, và sớm hay muộn gì chúng ta cũng phải làm. Công việc bị trì trệ hay hư hại một ít vì chúng ta chuyên tâm không đủ, chúng ta không đủ thiện chí để thi hành kế hoạch mà thành kiến của chúng ta cho là không tốt. Đúng vậy, bởi vì xã hội chúng ta cho rằng việc nầy không tốt. Tại vì ông bà hay cha mẹ của mình nói điều này là không tốt lắm, hoặc bởi vì thầy cô của mình ở trường học nói như vậy. Hay bởi vì chúng ta đã học từ sách vở nói rằng việc đó không tốt. Cho nên chúng ta làm mà không vui. Bởi vì chúng ta không biết được ý của Đấng Tạo Hóa, Đấng Toàn Năng. Chỉ sau khi khai ngộ, chúng ta sẽ biết, mỗi ngày biết thêm một chút, làm thế nào để chấp nhận sự việc đã được giao phó cho mình, khi chúng ta còn ở đây, và đồng thời cũng giao tiếp với Thiên Quốc.
Chúng ta không cần phải từ bỏ gia đình. Chúng ta không cần phải đi Hy Mã Lạp Sơn như Sư Phụ. Sư Phụ đã làm vậy bởi vì lúc đó Sư Phụ ngu dại. Nhưng quý vị không cần làm vậy, quý vị khôn ngoan hơn. Cho nên Sư Phụ phải đến phục vụ tận cửa nhà của quý vị. Còn Sư Phụ đã phải lặn lội đường xa để tìm đạo, hiểu không? Quý vị tốt hơn, may mắn hơn, đạo đức hơn, xứng đáng hơn, cho nên Thượng Đế nuông chiều quý vị hơn, Ngài đem Sư Phụ từ xa tới đây để phụng sự quý vị.
Cho nên không cần phải tôn sùng Sư Phụ, nếu quý vị không muốn. Chỉ cần chấp nhận giáo lý của Sư Phụ, chấp nhận món quà Thượng Đế ban cho quý vị. Không có gì phải cám ơn Sư Phụ, và cũng không cần phải tôn sùng Sư Phụ chút nào hết. Sư Phụ chỉ là một người phục dịch khiêm tốn mà Thượng Đế đã chỉ định để phụng sự quý vị. Nhưng bây giờ ở thế giới nầy, nếu có người nào dạy quý vị điều gì, quý vị gọi người đó là thầy hoặc Minh Sư. Đó là lý do duy nhất. Trong lòng Sư Phụ, Sư Phụ chỉ vui khi nào Sư Phụ có thể phụng sự toàn thể nhân loại, và làm họ cao thượng hơn, cho họ biết được sự vĩ đại của chính họ. Dù Sư Phụ vì làm việc này mà phải xuống địa ngục, Sư Phụ cũng sẽ cười vui ở đó mãi mãi.
Thiên Đàng Hạ Giới Có Thể Thành Tựu Trong Cuộc Đời Này
Chúng ta không phải lên núi Hy Mã Lạp Sơn hay từ bỏ gia đình, hoặc không cần phải bỏ cả việc trang điểm, y phục đẹp đẽ của mình. Quý vị phải mặc y phục đẹp để đối diện với thế giới, để làm đẹp cho quả địa cầu mình. Cũng giống như quý vị trồng những bông hoa đầy màu sắc trong nhà, hoặc trưng bày bông hoa khi có khách đến thăm. Vậy hãy làm một người khách tốt trên trái đất này và đối xử với những người khác như những vị khách quý vậy. Hãy làm những việc Thượng Đế đã an bài cho mình, và hãy vui vẻ làm.
Nhưng phải khai ngộ thì lúc đó quý vị sẽ làm việc theo phương cách tốt hơn, và quý vị sẽ chấp nhận mọi việc mà không phê bình, không phản đối, không có bất cứ chướng ngại và tranh chấp nội tâm nào. Đó là điều mà chúng ta gọi là, mãn túc. Chúng ta được giải thoát ngay trong cuộc đời nầy rồi. Chúng ta đã có Thiên Đường trong cuộc sống. Bởi vì chúng ta đã thoát khỏi mọi thành kiến, và sẽ không còn trách nhiệm gì. Chúng ta làm việc nhưng không làm gì cả. Chúng ta thương yêu nhưng không cảm thấy hãnh diện rằng chúng ta chiếm hữu tình thương. Chúng ta bố thí nhưng không bao giờ đòi hỏi phần thưởng, bởi vì chúng ta biết mọi sự đều từ Thượng Đế mà ra. Chúng ta chỉ phân phát như là một đại biểu vậy.
Đây là bài thuyết pháp Sư Phụ tại Singapore, Ngày 9 tháng 3, 1993. (Nguyên văn bằng tiếng Anh)
Ồ! Sư Phụ biết tại sao Thượng Đế bắt Sư Phụ làm việc này việc nọ, kể cả việc mặc y phục đẹp. Mục đích là để chúng ta có thể trở về thời đại hoàng kim một thời đại mà mọi người đều đẹp đẽ, thanh lịch và làm việc hòa nhã nhưng rất hữu hiệu, tự tại an vui nhưng rất thành công.
Phục Tùng Thiên Ý
Chúng ta có rất nhiều thành kiến, rất nhiều điều gọi là tư tưởng đóng khung về cuộc sống, về khai ngộ, về tôn giáo, về việc chúng ta phải sống thế nào, về việc người tu hành phải ra sao, về cách sống của vị Minh Sư, các Ngài phải ăn mặc thế nào, nói chuyện ra sao. Trước đây Sư Phụ đã từng có nhiều thành kiến và sau khi khai ngộ cũng vậy. Dĩ nhiên trước đó thì nhiều hơn, sau khi khai ngộ chút chút thì bớt đi. Và mỗi ngày bớt dần. Thượng Đế giúp Sư Phụ khiêm tốn hơn, mỗi ngày một khiêm tốn hơn, cho tới khi Sư Phụ không còn ý kiến riêng của mình nữa ngoại trừ Thiên Ý. Và Sư Phụ tuyệt đối làm theo ý của Ngài. Cũng giống như quý vị, Sư Phụ đã phải học hỏi từ những sai lầm.
Có vài người hỏi Sư Phụ, "Sao Ngài lại mặc y phục đẹp đẽ như vậy? Ngài là người tu hành, Ngài nên mặc quần áo cũ rách," hay đại khái như vậy. Trước kia Sư Phụ cũng nghĩ như vậy, phải, Sư Phụ cũng từng nghĩ như vậy, cho rằng người khai ngộ chỉ nên mặc một loại y phục cũ rách mà thôi. Thời gian đó, trước khi khai ngộ, Sư Phụ đã phê bình vài người khai ngộ mặc y phục đẹp. Vì vậy bây giờ Thượng Đế đã phạt Sư Phụ, Ngài nói: "Ngươi phải mặc y phục tuyệt đẹp." Vậy quý vị đã biết rồi đó. Ngoài ra, Sư Phụ không thích màu đỏ chút nào hết. Trước đây Sư Phụ chưa bao giờ thích màu này. Nhưng hôm nay, Ngài khiến Sư Phụ phải mặc nó dù Sư Phụ phản đối. Nhưng dầu sao chăng nữa, từ lâu rồi Sư Phụ cũng đã học hỏi để bỏ đi sự phản đối. Vì Sư Phụ biết rằng phản đối cũng vô ích thôi. Sớm muộn gì Thượng Đế sẽ xử dụng ý chí của Ngài và khiến quý vị phải theo dù quý vị có thích hay không. Quý vị sẽ phải làm hôm nay, hoặc giả sẽ phải làm ngày mai. Quý vị làm xong việc càng sớm thì càng tốt, chỉ có vậy thôi. Cũng như khi mình thiếu nợ người nào thì cũng phải trả không hôm nay thì ngày mai., mình phải cho hết, trả càng nhanh thì tiền lời càng ít. Nhưng nếu quý vị trì hoãn món nợ, quý vị sẽ phải trả nhiều hơn vì tiền lời càng tăng. Cho nên từ đó Sư Phụ đã học được tính khiêm nhường và tuân phục theo Thiên Ý.
Và đôi khi làm vậy cũng bị người ta hiểu lầm nhưng Sư Phụ không có cách nào khác hơn ngoại trừ phải tiếp tục vượt qua. Đúng vậy. Những gì Sư Phụ thích hay không thích không còn quan trọng nữa. Và bất kể vì việc mình làm mà Sư Phụ phải mang tiếng tốt hay tiếng xấu, Sư Phụ không có quyền chọn lựa nữa. Trong trường hợp đó, quý vị có thể sẽ hỏi Sư Phụ rằng: "Ủa! Chúng tôi tưởng rằng, sau khi khai ngộ chúng ta trở nên tự do, chúng ta có thể làm những điều mình muốn và hoàn toàn tự do định đoạt những việc làm của chúng ta trong đời sống." Đúng vậy, chúng ta hoàn toàn được tự do tự tại! Bởi vì chúng ta không còn gánh trách nhiệm trên vai mình nữa, mọi việc đều được an bài bởi Đấng Tạo Hóa. Và chúng ta tuyệt đối không còn sợ hãi phải làm những gì đã được an bài sẵn cho mình. Trong cung cách đó, chúng ta hoàn toàn tự tại. Rồi chúng ta biết được ý của Tạo Hóa. Chúng ta biết được kế hoạch của vũ trụ. Và chúng ta có thể thi hành theo đó một cách trôi chảy không trở ngại, không có cảm nghĩ bực tức hoặc chống đối trong tâm.
Vì Sao Chúng Ta Không Hoàn Mỹ Trong Công Việc
Trước đó chúng ta cũng phục tùng theo Tạo Hoá nhưng chúng ta không biết điều này. Chúng ta cũng phản đối dữ lắm. Và chúng ta trì hoãn bổn phận và hành động của mình. Vì chúng ta nghĩ rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, tốt hơn nên làm việc kia thay vì việc này. Những gì lẽ ra chúng ta phải làm chúng ta lại không thích. Chúng ta nghĩ rằng nếu mình làm cách khác sẽ tốt hơn, vì nó thích hợp với cách suy nghĩ quen thuộc hoặc thành kiến của chúng ta hơn. Trải qua rất nhiều phiền phức và học hỏi, cuối cùng chúng ta sẽ phải hàng thuận theo ý của Đấng Tối Cao. Quý vị có thể gọi đó là Phật tánh, Đấng Toàn Năng, Thượng Đế hay bất cứ danh xưng nào mà quý vị thấy thích hợp với sự tôn thờ Đấng Tối Cao.
Đôi khi chúng ta nghĩ rằng mình là kẻ chủ động trong thế giới này nên chúng ta nhận lãnh tất cả trách nhiệm lên vai mình. Vì vậy chúng ta bị kiệt sức, mệt mỏi và đôi khi không thành tựu việc gì cả. Nếu chúng ta khai ngộ, và nếu chúng ta biết cách xử dụng lực lượng vĩ đại sẵn có bên trong mình, từ lực lượng nầy chúng ta đã được sinh ra và sẽ trở về với lực lượng đó, cũng trong đó chúng ta sống đời sống của mình, chúng ta sẽ bớt hoang mang, càng ngày càng bớt đi, cho tới khi không còn sự rối loạn nào trong tâm mình cả, ngoại trừ việc tuân theo ý của Đấng Toàn Năng mà thôi. Chúa Giê Su Ki Tô cũng có nói rằng: "Ta làm, phải, nhưng không phải Ta mà là Đấng Cha lành ngự trong ta làm". Và Ấn Độ giáo luôn luôn nói đến "Không phải tôi mà là Ngài".
Mỗi tôn giáo đều nói giống nhau, Sư Phụ không muốn phô trương kiến thức của mình về những tôn giáo khác nhau, nên Sư Phụ chỉ nhắc lại một ít thôi. Xin tha lỗi cho Sư Phụ nếu Sư Phụ không nhắc đến tôn giáo của quý vị, như đạo Sihk, Hồi giáo, hoặc Phật giáo, Lão giáo v.v... Sư Phụ đã từng nghiên cứu những tôn giáo này với sự tôn kính và thành tâm từ thời thơ ấu. Và Sư Phụ có thể nói rằng Sư Phụ hiểu được hầu hết những tôn giáo nổi tiếng. Vì vậy mà Sư Phụ biết rằng tất cả những tôn giáo đều chỉ cùng một chân lý đang hiện hữu bên trong chúng ta, đều hướng về cùng một lực lượng "Vô Thượng Sư" mà chúng ta đang sở hữu. Chỉ có sự khác biệt là đôi khi chúng ta quên để ý đến quyền năng Vô Thượng Sư nội tại, và thay vào đó chúng ta lại tôn thờ vị Vô Thượng Sư trong quá khứ, hoặc chúng ta đi nhà thờ để bái lạy Thượng Đế.
Chúng Ta Là Giáo Đường Của Thượng Đế
Nhà thờ, thánh đường bên ngoài, hay giáo đường của đạo Hồi, hoặc chùa chiền chỉ là những biểu tượng cho Thiên Quốc bên trong chúng ta, được xây cất để nhắc nhở chúng ta về ngôi chùa của chính mình, mà Chúa Giê Su đã nói đến "Phải biết rằng các ngươi chính là ngôi giáo đường của Thượng Đế và Đức Thánh linh ngự trị bên trong ngươi". Nếu Thượng Đế ngự trong ta, nếu Phật tánh hiện hữu bên trong ta thì dĩ nhiên là chúng ta phải tìm kiếm Ngài ở bên trong mình. Có phải như vậy không? Nhưng hầu hết mọi người không được chỉ dẫn cách nhìn vào bên trong. Bên trong trái thận, hay lá gan, hoặc trái tim. (Sư Phụ cười) Không phải là trình độ vật chất mà Giê Su và Phật có ý chỉ điểm cho chúng ta. Đó là siêu ý thức bên trong chúng ta. Sư Phụ không có đủ ngôn từ để ca tụng năng lực siêu phàm này; nó thương yêu và nuôi dưỡng vạn vật, không cần phải thốt ra hoặc thì thầm một lời nào.
Quyền lực thế gian chúng ta đều có, và loài người ở thế giới cũng có thể làm nhiều việc phi thường. Nhưng mọi người chỉ biết nhớ đến những bậc anh hùng, các vị minh vương hay những đại ân nhân của nhân loại, khi các ngài làm những điều tốt hay những việc từ thiện. Nhưng chúng ta lại quên để ý đến lòng từ thiện vĩ đại, nguồn năng lực thương yêu vĩ đại nhất đang nuôi dưỡng và duy trì toàn vũ trụ. Và tất cả các kinh điển đều nói rằng chúng ta có năng lực nầy, làm chủ năng lực nầy, rằng Thượng Đế sống trong ta, rằng Phật tại tâm. Chúng ta đều đã đọc qua nhưng chúng ta không biết tại sao mình có thể vĩ đại như vậy, làm sao người phàm phu như chúng ta có thể trở nên vĩ đại như vậy?
Thượng Đế đã làm cho Sư Phụ thành một người rất tầm thường, một người có nhiều khuyết điểm, và cũng là một công cụ. Để Sư Phụ biết rằng mọi người đều có thể trở thành đồng nhất với Thượng Đế. Để Sư Phụ trấn an quý vị rằng ngay cả quý vị, là những người tốt đẹp hơn Sư Phụ, cũng có thể trở thành đồng nhất với Ngài nhanh chóng hơn. Đó là lý do duy nhất mà quý vị thấy Sư Phụ, nếu có những khuyết điểm, nếu như y phục Sư Phụ mặc không vừa lòng quý vị, không thỏa mãn sự trông đợi của quý vị, hay bất cứ việc gì Sư Phụ làm không đạt đúng tiêu chuẩn cao cả của quý vị, chỉ vì lý do duy nhất đó mà thôi. Vì dưới mắt của Thượng Đế, mọi người đều là con cái của Ngài, mọi người đều vĩ đại. Và Sư Phụ vẫn thường xuyên có thể nghiệm rằng mọi người đều vĩ đại hơn ta.
Học Hỏi Từ Những Sai Lầm Và Thành Kiến Của Mình
Tại sao Thượng Đế lại chọn một người tầm thường, một người không hoàn mỹ để làm công cụ cho Ngài? Sư Phụ thường thắc mắc về điều này. Rồi sau đó Sư Phụ biết. Để Sư Phụ thật sự hiểu sự khiêm nhường là thế nào, để biết rằng còn có nhiều người khác giỏi hơn mình. Và họ có thể đồng nhất với Thượng Đế. Nếu một người như Sư Phụ có thể đồng nhất với Thượng Đế, những người khác cũng có thể. Đó là lý do duy nhất Thượng Đế đã chọn Sư Phụ. Quý vị hiểu không? (Vỗ tay) Trong tiến trình khai ngộ mỗi ngày sau khi thọ Tâm Ấn, chúng ta sẽ học hỏi được nhiều bài học giá trị qua những sự sai lầm, qua những thành kiến của chính bản thân mình và những dự tưởng của chúng ta về hành động của người khác, hình dáng của người khác, và cách sống của họ.
Trước khi khai ngộ, dĩ nhiên Sư Phụ cũng có những sự phê phán như vậy trong đầu. Sư Phụ cũng thích và không thích lối sống của những người khác. Sư Phụ cũng có những ý kiến riêng về nhiều việc trên thế giới nầy. Mặc dầu những việc này chẳng bận gì đến Sư Phụ, cũng không phương hại Sư Phụ, và tuyệt đối chẳng có liên hệ đến Sư Phụ chút nào. Sư Phụ cũng dám phê bình hoặc cố gắng sửa đổi nó. Đó là lý do chúng ta luôn luôn bận rộn trong cuộc sống. Và sau khi đã mệt nhoài vì phê bình thế giới và cố gắng cải thiện mọi người, Sư Phụ mới ý thức được rằng chính mình là người duy nhất cần phải cải thiện, và mọi việc khác sẽ tốt đẹp. Thượng Đế khiến chúng ta học hỏi bằng những lỗi lầm, bằng những bài học, và bằng người khác, qua những tấm gương của họ. Điều này khiến Sư Phụ nghĩ đến câu cổ ngữ Trung Hoa, "khi chúng ta đi với hai người, hoặc với ba người khác. Một người trong nhóm, ít nhất là một người trong nhóm sẽ trở thành thầy của chúng ta, hay xứng đáng làm thầy của chúng ta."
Đây là chân lý mà cho tới bây giờ Sư Phụ đã học hỏi được. Bởi vì ngay cả lỗi lầm của người khác cũng đánh thức một vài ký ức bên trong chúng ta và cũng nhắc nhở chúng ta những điều chúng ta đã làm trong quá khứ, mà chúng ta không nên quên đi; chúng ta nên học hỏi từ những lỗi lầm đó để cải tiến chính mình; và chúng ta không bao giờ nên phê bình người khác.
Thật ra, sự khai ngộ đến qua sự tu hành và qua cách giao tiếp với người khác. Sư Phụ đã khai ngộ trong rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, điều này đúng. Nhưng cái nhìn của Sư Phụ về cuộc đời chưa đủ rộng cho đến khi Sư Phụ tiếp xúc với quý vị, hay những đệ tử. Sư Phụ gọi họ là đồng tu. Sư Phụ gọi họ là "Sư huynh", "Sư tỷ". Có nghĩa là các anh, các chị lớn tuổi hơn. Dĩ nhiên, đôi khi họ làm Sư Phụ nổi giận, thì Sư Phụ gọi họ là đệ tử. Chỉ dùng một ít quyền hành của Sư Phụ. Khi họ nghĩ một cách bướng bỉnh rằng họ làm vậy là đúng, mặc dù họ có thể làm hại, và gây khó khăn cho người khác, đôi lúc Sư Phụ phải dùng đến "Bằng cấp Minh Sư" của mình, để giải quyết tình thế. Nhưng trong tâm Sư Phụ, Thượng Đế làm cho Sư Phụ mỗi ngày phải khiêm cung hơn để học hỏi mọi hoàn cảnh, và để chấp nhận mọi việc như là ý của Đấng Tạo Hóa. Làm như vậy Sư Phụ tự tại hơn. Tự do hơn lúc trước, khi Sư Phụ còn cố gắng công lo cho cả thế giới.
Để Gánh Nặng Rơi Khỏi Đôi Vai Chúng Ta
Một triết gia người Mỹ, ông Emerson, viết trong một quyển sách của ông: "Một gánh nặng thật lớn rơi khỏi đôi vai của chúng ta, nếu chúng ta để Thượng Đế điều hành vũ trụ". Nhưng chúng ta luôn luôn tìm cách điều hành mọi việc và cũng điều khiển luôn cả Thượng Đế, có phải vậy không? (Sư Phụ cười) Hãy nghe những lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta đến Chùa, hay đến nhà thờ thì liền chỉ thị: "Chúa ơi! Xin cho công việc làm ăn của con được nhiều lợi hơn," (Mọi người cười) "Xin Ngài hãy trừng phạt đứa nhỏ đó tại vì nó không dũng cảm", "Làm ơn, vợ tôi xài tiền nhiều quá, xin nói để bà ấy ngừng lại". (Sư Phụ cười) Và xin ... hết việc nầy đến việc khác. Sư Phụ cũng đã làm như vậy, Sư Phụ cũng đã làm vậy. Không phải Sư Phụ cười quý vị đâu, Sư Phụ cười chính mình, sự khờ dại của mình, khi Sư Phụ cố bảo Thượng Đế phải làm gì, ngay cả việc cho Sư Phụ thi đậu bằng lái xe. (Mọi người cười) Sư Phụ làm phiền Chúa Giê Su và nổi giận với Ngài vì Ngài không cho Sư Phụ thi đậu ngay kỳ đầu. (Mọi người cười).
Đúng vậy, chúng ta phải học hỏi qua những việc như vậy. Có sai lầm cũng không sao. Có khác biệt và lựa chọn những tôn giáo khác nhau cũng được, nếu quý vị nghiên cứu thật sâu sắc những kinh điển của tôn giáo mình và biết những gì mà tôn giáo đó muốn dạy quý vị, như vậy cũng được. Sư Phụ nghĩ rằng giáo đường và chùa chiền là sự tượng trưng rất thánh thiện cho lòng thành của chúng ta với Thượng Đế. Và mỗi khi chúng ta đi ngang qua nhà thờ, giáo đường hay nơi thờ phượng của bất cứ tôn giáo nào, chúng ta phải thật lòng nhắc nhở chính mình sự thành tâm của chúng ta đối với sự tôn thờ đó. Sự việc có lẽ tốt hơn nếu những người đến chùa, nhà thờ hoặc giáo đường, có thể thật sự tìm thấy Thượng Đế bên trong. Không phải chỉ ở giáo đường bằng gạch, mà còn ở trong giáo đường thật sự của Đấng Tối Cao.
Giải Quyết Những Vấn Đề Của Thế Giới Ngay Tận Gốc
Sư Phụ chưa bao giờ đọc báo, hay xem tin tức trên đài truyền hình. Sư Phụ không nên nói chưa bao giờ, nhưng rất ít khi, ngoại trừ lúc Sư Phụ ở trên máy bay, mười ba tiếng, mười lăm tiếng, hai mươi tiếng. Quý vị biết tình trạng như thế nào rồi. Sư Phụ phải xem hay đọc tin tức. Mỗi lần Sư Phụ đọc báo, trong đó không có tin tức bao nhiêu. Không có tin lành, hoặc rất ít tin lành mà tin xấu thì nhiều. Có phải đúng thế không? Mỗi ngày quý vị đọc báo, có phải sự thật như vậy không? Chắc chắn có vài tin lành trong đó, nhưng những tin tức xấu thì quá nhiều. Vì vậy Sư Phụ nghĩ rằng tốt hơn là đừng đọc báo. Sư Phụ không phải do thói quen, hoặc vì không ưa những tờ báo, mà vì Sư Phụ cảm thấy không cần phải đọc. Cũng giống như có vài loại y phục quý vị cảm thấy không cần mặc, hay vài món gia dụng không cần phải có trong nhà. Vậy mà Sư Phụ cũng biết vài chuyện trên thế giới, tự nhiên mà Sư Phụ biết và đôi khi làm việc thuận theo hoàn cảnh; phù hợp với tình trạng của thế giới và sự phát triển của toàn quả địa cầu. Cho nên Sư Phụ không quá lạc hậu.
Nhưng rồi Sư Phụ bắt đầu đọc báo thường xuyên hơn từ khi đến Tân Gia Ba. Vì vậy xin quý nhà báo đừng giận Sư Phụ. Bây giờ Sư Phụ bắt đầu đọc báo rồi. (Sư Phụ cười) Sư Phụ không cổ võ mọi người đừng đọc báo, chỉ vì trước đây Sư Phụ không đọc báo, rất ít khi. Sư Phụ đọc báo, và cảm thấy buồn phiền. Khi quý vị đọc báo, đọc hết tin tức thế giới với nhiều vấn đề nan giải. Và chính phủ của mọi quốc gia luôn cố gắng cải thiện tình trạng trong nước của họ cũng như những quốc gia láng giềng. Họ cũng cố gắng thương lượng với nhau, và ngay cả với những quốc gia chưa từng có quan hệ tốt đẹp, nay cũng thật lòng tương trợ nhau và phát triển mức sống của nhau. Việc nầy thật là tốt. Nhưng dù vậy, theo tin tức báo chí, có rất ít hy vọng so với sự trông mong của chúng ta.
Đôi khi dân chúng của quốc gia cảm thấy bực bội, do đó họ xuống đường biểu tình để phản đối điều nầy và việc nọ. Nhưng trên bình diện tổng quát, Sư Phụ nghĩ rằng thế giới đã tiến bộ nhiều. Quý vị có nghĩ vậy không? Có phải vậy không? Hiện giờ chúng ta có ít tư tưởng chủ nghĩa hơn trước, ít mâu thuẫn hơn về lý thuyết của các quốc gia. Vì vậy hiện nay mỗi quốc gia đang cố gắng để tiến lại gần nhau hơn. Và đây là những việc tốt đẹp. Nhưng mặc dù vậy, khi đọc những tin tức nầy Sư Phụ nghĩ rằng tất cả chúng ta thật sự cần có sự khai ngộ, nếu như chúng ta thật tình muốn giải quyết vấn đề thế giới.
Trở Về Thời Đại Hoàng Kim
Vì vậy Sư Phụ cũng khai ngộ được chút ít sau khi nghĩ như vậy. Sư Phụ nghĩ rằng: "À! Sư Phụ biết tại sao Thượng Đế bắt mình làm việc nầy, việc kia; và tất cả mọi việc kể cả việc mặc những y phục đẹp đẽ. Mục đích là để chúng ta có thể trở về thời hoàng kim. Một thời đại mà mọi người đều đẹp đẽ, thanh lịch và làm việc một cách thoải mái tốt đẹp nhưng rất hữu hiệu, một cách thong thả nhưng rất thành công. Nơi mà chúng ta không cần phải luôn luôn mặc quần "Jean" chạy lăng xăng và gặm bánh mì sandwich trên đường đến sở làm việc. Hoặc uống vội một ly cà phê cho mình tỉnh táo trước khi làm việc v.v... Có lẽ chúng ta nên suy nghĩ và mơ một giấc mơ hoàng kim một lần nữa, có lẽ chúng ta nên trở về thời đại hoàng kim của thời xa xưa khi mà Thượng Đế và con người sống chung với nhau. Nơi các thiên thần có thể nói chuyện với chúng ta bằng ngôn ngữ của chính chúng ta, và có thể hướng dẫn chúng ta một đời sống có giá trị tốt đẹp hơn. Nơi mà mọi người nhìn sự khai ngộ và trí huệ như là một cách sống rất tự nhiên. Lúc đó không còn ai nghi ngờ một vị Minh Sư như Chúa Giê Su khi Ngài đến trái đất nầy để gia trì cho thế giới của chúng ta. Và không còn ai dám phê phán một đấng vĩ nhân khác như vậy nữa. Không còn ai dám nghi ngờ bất cứ Minh Sư nào đã ban ơn cho trái đất nầy. Bởi vì những Minh Sư đó chính là chúng ta. Sư Phụ rất mong giấc mơ nầy sẽ thành sự thật, và mỗi người trong chúng ta trở thành tiên, thành Chúa. Rồi hành tinh của chúng ta sẽ rực rỡ bởi hào quang của chúng sanh trên trái đất, là những người đã khai ngộ, có trí huệ, thanh cao và đẹp đẽ.
Chúng ta đã từng sống trong rách rưới và nghèo khổ lâu quá rồi. Sư Phụ nghĩ chúng ta xứng đáng hưởng thụ bầu không khí huy hoàng, đẹp đẽ, cao sang như hàng vương giả, trong đó mọi người thật là thanh cao, quí phái, đẹp đẽ như những nữ hoàng và quân vương của thời đại cổ xưa với phẩm cách và đạo đức thích hợp để thành Thượng Đế. Sư Phụ thấy không có lý do nào khiến chúng ta phải đại diện cho sự nghèo túng. Cho nên, Sư Phụ đã sửa đổi sự sai lầm của mình. Sư Phụ đã làm một nữ tu và mặc y phục rách rưới. Sư Phụ đã không cảm thấy khó chịu về việc nầy mà còn nghĩ rằng như vậy mới hay. Sư Phụ nghĩ người khai ngộ thì phải sống như thế đó. Nhưng sau đó, Thượng Đế làm cho Sư Phụ có một cái nhìn khác, Ngài nói: "Không! Tại sao chúng ta phải đại diện cho sự nghèo hèn và mất phẩm cách? Chúng ta phải tượng trưng cho sự rực rỡ của thiên đường hoặc ít nhất một vài tiêu biểu của sự rực rỡ và thanh cao." Bởi vì các thiên thần trên thiên đàng đều đẹp đẽ và thanh nhã. Quán Âm Bồ Tát thật diễm kiều với đủ loại trang sức và y phục cao sang.
Khi chúng ta lên thiên đàng, chúng ta sẽ thấy toàn sự huy hoàng, sang trọng, hạnh phúc vĩnh cửu, vui sướng không có một chút gì giống như trái đất của chúng ta. Vậy nếu chúng ta muốn đến thiên đàng, chúng ta hãy đi từ bên trong. Nhưng chúng ta cũng có thể làm từ bên ngoài, tại sao lại không? Đa số mọi người chỉ có thể nhìn từ bên ngoài, cho nên chúng ta bắt đầu từ bên ngoài. (Sư Phụ cười) Bất cứ những gì chúng ta làm từ bên trong, dĩ nhiên người ta sẽ cảm nhận được. Người ta sẽ ngửi được, người ta sẽ chấp nhận được nhờ trí huệ sáng suốt của họ. Bởi vì chúng ta không thể lừa gạt trí huệ của một người, vì đó là vị quan tòa giỏi nhất, thông minh nhất, có sự xét đoán chính xác nhất.
Chỉ Qua Sự Khai Ngộ Chúng Ta Mới Thấy Được Chân Lý
Chúng ta có thể gạt người bên ngoài chứ không gạt nội tâm của chúng ta được. Cho nên đôi khi chúng ta tìm thấy trong kinh nghiệm sống hàng ngày rằng chúng ta đang làm một việc gì đó và chúng ta đã từng dựng lên một khung cảnh tinh xảo để gạt đối phương, để chiếm được thêm một ít cổ phần, tài sản cho chúng ta. Nhưng rồi chúng ta sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng chúng ta không thể lường gạt được họ. Mặc dầu không ai biết kế hoạch của chúng ta cả, nhưng kế hoạch cũng bị xụp đổ, hủy hoại, mà chúng ta không thể đạt được như ý. Đó là vì Thượng Đế bên trong. Trí huệ bên trong hiểu được sự việc. Nếu sự việc không công bằng và không nằm trong nhân quả của mình, thì không thể thực hiện được.
Cho nên, đôi khi chúng ta thấy những bất công trên thế giới, nhưng thật sự nó không phải luôn luôn bất công một cách tuyệt đối như vậy. Có lẽ là chúng ta đã làm những việc bất công, không đúng, không ngay thẳng trong quá khứ, trong những kinh nghiệm trước đây trên trái đất này, nên bây giờ chúng ta mới phải gặt hái, chịu đựng những bất công đó để học bài học của mình. Cũng như trong Thánh kinh có nói: "Gieo nhân nào thì gặt quả đó". Có nhiều việc trên trái đất không thể chỉnh đốn lại để có ích lợi cho nhân loại hơn, nếu chúng ta không dùng trí huệ. Nếu chúng ta chỉ dùng năng lực của bộ óc điện toán của mình, chúng ta có thể làm việc, nhưng việc sẽ không hoàn mỹ, và cũng không hoàn toàn theo Thiên ý. Tại vì chúng ta không có trí huệ hoàn hảo. Chúng ta chưa tìm lại được trí huệ hoàn mỹ của mình. Do đó đôi khi chúng ta chống lại Thiên Ý, đôi lúc chúng ta làm việc vụng về, hoặc trong sự bất mãn, bởi vì, chúng ta không hoàn thành bổn phận của mình một cách toàn thiện.
Do đó, nếu chúng ta khai ngộ, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn bộ sự việc bằng sự sáng suốt của chúng ta chớ không phải bằng đầu óc phàm phu của mình. Lúc đó chúng ta làm việc một cách tự nhiên, tự động, chính xác một cách tự động, mà chúng ta không biết tại sao mình đã làm như vậy, nhưng kết quả luôn luôn chính xác. Đó là lý do chúng ta cần khai ngộ, đó là lý do mà từ xưa những bậc hiền nhân, những bậc thánh nhân khuyến khích và nhấn mạnh với chúng ta rằng: "Trước hết ngươi phải tìm cho được Thiên Quốc rồi sau đó sẽ có tất cả". Đây là lý do mà các bậc hiền triết cổ xưa ở Trung Hoa đã nói rằng: "Trước nhất phải tu tâm, tề gia, trị quốc và rồi mới bình thiên hạ" Cho nên trước đây Sư Phụ rất lười và thích yên tịnh, như Sư Phụ đã thố lộ với quý vị tối hôm qua. Nhưng Thượng Đế bắt Sư Phụ ra làm việc nầy, phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp quần chúng, ngược lại ý của Sư Phụ. Nhưng bây giờ Sư Phụ chấp nhận hoàn toàn và sẽ làm bất cứ việc gì nếu cần, nếu như thân xác Sư Phụ cho phép và trí óc Sư Phụ còn minh mẫn, và nếu Sư Phụ còn có thể kéo lê tấm thân này đi vòng quanh thế giới để chia xẻ thông điệp nầy với quý vị, Sư Phụ sẽ làm.
Mọi Việc Đến Từ Thượng Đế
Nhiều người không hiểu ý của Thượng Đế, không biết ý của Thượng Đế là gì. Vì vậy mà chúng ta rất vụng về trong đời sống, mặc dầu có chủ ý tốt nhưng chúng ta luôn tạo sai lầm. Tại vì Thượng Đế bảo chúng ta phải làm như thế nầy, và rồi từ những thành kiến của chúng ta, chúng ta nghĩ rằng nên làm cách khác. Và nếu như chúng ta bị bắt buộc phải làm việc đó, lúc ban đầu chúng ta có sự dằng co ở bên trong, và vì vậy chúng ta không đủ chuyên tâm để thi hành công việc mà Thượng Đế đã muốn chúng ta làm ngay từ đầu, nhưng giờ bị trì hoãn khiến kế hoạch bị đảo lộn. Nhưng rồi Thượng Đế sẽ bắt chúng ta phải đi vòng trở lại, và sớm hay muộn gì chúng ta cũng phải làm. Công việc bị trì trệ hay hư hại một ít vì chúng ta chuyên tâm không đủ, chúng ta không đủ thiện chí để thi hành kế hoạch mà thành kiến của chúng ta cho là không tốt. Đúng vậy, bởi vì xã hội chúng ta cho rằng việc nầy không tốt. Tại vì ông bà hay cha mẹ của mình nói điều này là không tốt lắm, hoặc bởi vì thầy cô của mình ở trường học nói như vậy. Hay bởi vì chúng ta đã học từ sách vở nói rằng việc đó không tốt. Cho nên chúng ta làm mà không vui. Bởi vì chúng ta không biết được ý của Đấng Tạo Hóa, Đấng Toàn Năng. Chỉ sau khi khai ngộ, chúng ta sẽ biết, mỗi ngày biết thêm một chút, làm thế nào để chấp nhận sự việc đã được giao phó cho mình, khi chúng ta còn ở đây, và đồng thời cũng giao tiếp với Thiên Quốc.
Chúng ta không cần phải từ bỏ gia đình. Chúng ta không cần phải đi Hy Mã Lạp Sơn như Sư Phụ. Sư Phụ đã làm vậy bởi vì lúc đó Sư Phụ ngu dại. Nhưng quý vị không cần làm vậy, quý vị khôn ngoan hơn. Cho nên Sư Phụ phải đến phục vụ tận cửa nhà của quý vị. Còn Sư Phụ đã phải lặn lội đường xa để tìm đạo, hiểu không? Quý vị tốt hơn, may mắn hơn, đạo đức hơn, xứng đáng hơn, cho nên Thượng Đế nuông chiều quý vị hơn, Ngài đem Sư Phụ từ xa tới đây để phụng sự quý vị.
Cho nên không cần phải tôn sùng Sư Phụ, nếu quý vị không muốn. Chỉ cần chấp nhận giáo lý của Sư Phụ, chấp nhận món quà Thượng Đế ban cho quý vị. Không có gì phải cám ơn Sư Phụ, và cũng không cần phải tôn sùng Sư Phụ chút nào hết. Sư Phụ chỉ là một người phục dịch khiêm tốn mà Thượng Đế đã chỉ định để phụng sự quý vị. Nhưng bây giờ ở thế giới nầy, nếu có người nào dạy quý vị điều gì, quý vị gọi người đó là thầy hoặc Minh Sư. Đó là lý do duy nhất. Trong lòng Sư Phụ, Sư Phụ chỉ vui khi nào Sư Phụ có thể phụng sự toàn thể nhân loại, và làm họ cao thượng hơn, cho họ biết được sự vĩ đại của chính họ. Dù Sư Phụ vì làm việc này mà phải xuống địa ngục, Sư Phụ cũng sẽ cười vui ở đó mãi mãi.
Thiên Đàng Hạ Giới Có Thể Thành Tựu Trong Cuộc Đời Này
Chúng ta không phải lên núi Hy Mã Lạp Sơn hay từ bỏ gia đình, hoặc không cần phải bỏ cả việc trang điểm, y phục đẹp đẽ của mình. Quý vị phải mặc y phục đẹp để đối diện với thế giới, để làm đẹp cho quả địa cầu mình. Cũng giống như quý vị trồng những bông hoa đầy màu sắc trong nhà, hoặc trưng bày bông hoa khi có khách đến thăm. Vậy hãy làm một người khách tốt trên trái đất này và đối xử với những người khác như những vị khách quý vậy. Hãy làm những việc Thượng Đế đã an bài cho mình, và hãy vui vẻ làm.
Nhưng phải khai ngộ thì lúc đó quý vị sẽ làm việc theo phương cách tốt hơn, và quý vị sẽ chấp nhận mọi việc mà không phê bình, không phản đối, không có bất cứ chướng ngại và tranh chấp nội tâm nào. Đó là điều mà chúng ta gọi là, mãn túc. Chúng ta được giải thoát ngay trong cuộc đời nầy rồi. Chúng ta đã có Thiên Đường trong cuộc sống. Bởi vì chúng ta đã thoát khỏi mọi thành kiến, và sẽ không còn trách nhiệm gì. Chúng ta làm việc nhưng không làm gì cả. Chúng ta thương yêu nhưng không cảm thấy hãnh diện rằng chúng ta chiếm hữu tình thương. Chúng ta bố thí nhưng không bao giờ đòi hỏi phần thưởng, bởi vì chúng ta biết mọi sự đều từ Thượng Đế mà ra. Chúng ta chỉ phân phát như là một đại biểu vậy.