nguoibanthan_ph
05-15-2007, 10:56 PM
Chương 5
Chi đưa cho tôi xem thư của mẹ viết cho em. Bà viết, đáng lẽ mẹ lên đón con về ăn tết nhưng cuối cùng có vài công chuyện thay đổi nên mọi điều sắp xếp đều hỏng cả. Bà gửi thư cùng vài món quà khác nhờ hãng máy bay đem tới nội trú cho Chi. Tôi đóng vai một người thân thuộc trong gia đình đón Chi về nhà cô Ngàn ăn tết. Khi đưa bức thư ấy cho tôi xem, em buồn chực khóc. Thư có một vài chữ nhòe, có lẽ là nước mắt buồn tủi của Chi đã rớt xuống. Nước mắt nhớ mẹ. Chi ngã đầu trên vai tôi, em nhớ mẹ anh ạ. Anh biết không, mấy tuần lễ đầu ở nội trú em đâu có chịu nổi. Em khóc hoài bị các soeur la hoài. Anh biết không, có những buổi sáng lạnh ghê đi, bước ra khỏi phòng là em phải đưa hai tay ấp chặt lấy mũi và miệng. Lạnh cay buốt, lại đến nỗi máu ứa ra ở cửa mũi. Em khóc, đôi vai gầy guộc so lại, nức nở. Tôi bỗng thấy xót xa quá đổi. Này em, tôi giữ chặt lấy vai Chi, anh nghĩ bao giờ mẹ cũng thương em mà. Chi vẫn nức nở, em biết, nhưng mẹ không thương em như trước nữa anh Huy ạ.
Người góa phụ đã thôi thích hoài một màu nâu, đời sống đang đổi những màu rực rỡ tươi vui cho bà. Ðời sống như thời tiết, qua một mùa, qua một thời rồi phải đổi thay. Tôi nhớ có lần ngồi với mẹ Chi ở ngoài vườn, có lẽ tôi không bao giờ chán một màu nâu, em Huy ạ. Bà kể cho tôi nghe về một vài hình ảnh đậm nét của bà thời con gái và bà bảo tôi sợ rồi Anh Chi sẽ giống tôi. Tôi mong cho mai này em ấy được may mắn hơn.
Tôi dỗ dành Chi, tôi nói cho Chi hiểu những điều chính tôi cũng còn đang mơ hồ. Trái tim đến một lúc nào đó phải chia xẻ, như là một điều cần. Rồi em sẽ hiểu, đến một thời nào đó dòng sông phải đâm nhánh xa nguồn. Con cái dần xa cha mẹ để quyến luyến hơn một người khác. Tôi nói những điều ấy như là để tâm sự với mình, xác định chính mình. Nghĩa là điều tôi bỏ Sài Gòn với những người thân yêu để bây giờ ngồi đây, trong thành phố cao nguyên lạnh cắt thịt da này như một điều rất thường, rất tự nhiên.
Tôi tưởng tượng ra câu chuyện thật lạ với Chi.
- Chi biết không, rồi sẽ có một điều rất mới, rất vĩ đại xảy ra …
- Chi không hiểu.
- Ðó là tình yêu.
- Chi không hiểu.
Một lúc nào đó em sẽ hiểu đó là một điều cần thiết. Cần thiết như ăn uống, như hơi thở của đời sống.
- Chi không hiểu.
- Như bây giờ em đã trở thành quá cần thiết trong đời sống anh.
- Anh Huy làm em sợ.
- Chi à, anh yêu em.
Chi tấm tức khóc không thôi bên tôi. Những thứ quà của mẹ gửi không thể dỗ nổi nỗi tủi thân của con gái. Cái gối lớn có hình con chó bông, một túi lỉnh kỉnh những thứ đồ ăn, bánh mứt và trái cây. Một hộp chocolate mà mỗi miếng in hình một phong cảnh thật dễ thương và một hộp đồ chơi xếp hình. Những ngày tết tôi và Chi chụm đầu nhau chơi trò xếp hình này. Chi luôn tìm được những miếng ráp khó khăn nhất. Cô Ngàn rang những chén hạt dẻ lớn và cũng tham gia trò chơi với chúng tôi, rất thích thú. Những lúc mà Chi cứ chực nhắc tới mẹ tôi lại phải tìm chuyện khác để nói lảng.
- Vợ chồng chim sẻ của Chi đã xây tổ xong chưa hở?
Chi ríu rít:
- Em không thấy chúng tha rác nữa, chắc chúng làm xong tổ rồi anh ạ.
- Ừ, nó phải xây xong tổ để ăn tết chứ.
Chi ngây thơ:
- Bộ chim sẻ cũng ăn tết nữa hở anh?
Tôi cười:
- Có chứ, chim sẻ rất rành rẽ chuyện thời tiết, nó biết rõ sự thay đổi của bốn mùa, nhất là mùa xuân.
- Thế còn chim sẻ của anh?
Miệng Chi chúm chím cười, nhìn tôi. Ngớ ngẩn quá đi thôi, tôi hỏi em:
- Con chim sẻ nào nhỉ?
- Con chim sẻ… quàng khăng đỏ đó.
Tôi reo “A!” và xòe bàn tay mình đặt lên đầu gối của Chi, lúc cả hai ngồi bên lò sưởi, tôi nói:
- Con chim sẻ của anh ơi đậu xuống đây đi nào.
Chi ngó tôi, tôi thấy ánh lửa hồng lung linh trong đôi mắt rộng của em. Con chim sẻ nghiêng mái tóc:
- Chim sẻ đậu xuống anh Huy có gì cho chim sẻ nào?
- Có lồng son, có kê vàng.
- Không thèm, chim sẻ không thích lồng son kê vàng.
- Vậy chim sẻ thích ăn kẹo không?
- Cũng không thèm luôn.
Tôi ngẫm nghĩ:
- Như thế chắc chim sẻ muốn nghe kể chuyện phải không?
Chi gật đầu. Em nhìn tôi rồi đặt ngón tay út vào lòng bàn tay tôi đang mở rộng trước mặt:
- Chim sẻ của anh đậu xuống rồi đó, anh Huy kể tiếp chuyện công chúa Sissi cho chim sẻ nghe đi.
Tôi nắm lấy ngón tay út của Chi, con chim sẻ của tôi ngoan ghê đi. Và tôi kể tiếp cho Chi nghe câu chuyện công chúa Sissi dễ thương. Nàng ưa được sống tự do, cởi mở nên khi sống trong hoàng cung đâm ra buồn phiền, khó chịu. Giận vua, nàng bỏ hoàng cung về sống với cha mẹ nàng ở một miền yên tịnh, có nhiều màu xanh của cây cỏ. Cha nàng là một tay thợ săn cừ khôi, ông bẫy được nhiều chim và nhốt chúng trong những cái lồng rất lớn. Nhưng khi Sissi về, nàng mở cửa thả cho chúng trở về rừng hết. Cả những con nai nhỏ dễ thương nữa, nàng cho chúng uống sữa bằng những cái bình sữa của trẻ con trước khi mở cửa thả chúng về tới quê hương của chúng là rừng xanh cùng những bước tung tăng.
Chi hỏi tôi:
- Như thế, cha Sissi có la Sissi không hở anh?
- Không, ông cười. Ông cưng con gái ông ghê lắm. Thấy Sissi buồn rầu bỏ hoàng cung về nhà, ông đưa nàng đi dạo trong rừng. Ngồi lại ở một gốc cây, ông nói: Rồi mai kia đời con gặp thêm những muộn phiền, con hãy tìm vào trong rừng yên tịnh mà nhìn xem, kìa là cây cỏ, đất đá, chim muông… Tất cả chúng đều được Thượng đế dựng nên sống tự do, hạnh phúc. Tất cả chúng đều được Thượng đế lo lắng, chăm sóc để sống làm đẹp cho thiên nhiên, ca tụng trời đất.
Thấy mắt của Chi nặng trĩu nhìn vào những đốm lửa đang cháy trong lò, tôi phải tìm cách cho cô bé cười được. Tôi gọi Chi:
- Chi nè, Chi nè, vui lắm cơ, khi mà hai cha con công chúa Sissi đi săn trong rừng ấy mà, họ thấy một con gà rừng đang đậu trên một cành cây.
- Rồi cha của Sissi có bắn nó không anh?
- Có chứ, cha của Sissi là một tay thợ săn cừ khôi mà.
Tôi cố tình kéo sự chú ý của Chi vào câu chuyện:
- Thế mà một tay thợ săn cừ khôi lại để hụt mất con mồi mới uổng chứ.
- Vì sao vậy anh?
- Bởi ông đã đi săn mà dẫn con gái đi theo.
- Tại Sissi la lớn hả anh?
- Không Sissi không la một tiếng nào cả vì cha nàng đã làm dấu hiệu cho nàng im lặng. Nhưng khi nàng vừa đưa súng lên nhắm bắn thì nàng đứng đằng sau đưa tay lên cao vẫy vẫy con gà rừng. Thế là con gà rừng bay đi mất.
- Rồi sao hở anh?
- Rồi hai cha con ngó nhau cười.
Rồi tôi và Chi cũng ngó nhau cười. Củi trong lò đã cháy gần hết, để lại một đám tro trắng xoá đang bắt đầu nguội dần với khí trời mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Buổi tối khi đốt lò sưởi tôi đã nhớ mở cửa phòng để lùa vào một ít hơi ấm dành cho Chi, không biết chăn gối của Chi có ấm hơn được với một chút hơi lửa ấy. Khi tôi nắm ngón tay út của Chi, đưa Chi vào phòng, tôi cẩn thận xem lại những khe gió mà buổi chiều tôi đã nhét rất kỹ bằng giấy báo và giẻ vụn, sợ gió to có thể lùa vào còn nguyên của mùa đông cũ. Tôi sợ Chi đau. Tôi sợ không lo nổi, chăm sóc đủ cho em. Tôi sợ có một sự hối hận về sau. Mấy hôm nay tôi vẫn còn loay hoay hoài với ý nghĩ, không biết rồi mẹ Chi biết mọi chuyện rồi sẽ ra sao. Có lúc rồi những giấu giếm này phải vỡ ra chứ. Nhưng tôi lại nghĩ, dù sao bà cũng phải hiểu là tôi rất thương mến Chi và tất cả những điều tôi làm chỉ vì với ý nghĩ đó.
Tôi hôn lên ngón tay út của Chi:
- Chúc con chim sẻ của anh ngủ ngon.
Chi dạ nhỏ rồi rút ngón tay lại. Khi cô bé đứng ở mép giường mới quay ra nói với tôi:
- Chúc con chim-sẻ-anh ngủ ngon luôn.
- Ơ, anh cũng là con chim sẻ nữa à?
Chi xịu mặt:
- Anh Huy mau quên ghê đi. Mới hôm chủ nhật anh mua bóng cho em ở trên phố, anh bảo anh cũng là con chim sẻ nữa mà.
Trí nhớ tôi thật là một điều ân hận lớn. Tôi nói với Chi đáng tiếc ghê, được làm chim sẻ mà anh không nhớ. Chim sẻ nhất định làm tổ bằng bông gòn trắng nõn ấy mà.
- Thôi, bây giờ chim-sẻ-em ngủ ngoan nha, sáng mai chim-sẻ-anh sẽ đưa em đi chơi nhà mấy người bạn.
Chi nghiêng đầu cười thật dễ thương trước khi vào giường. Tôi bỗng cảm thấy mình được hạnh phúc. Và tôi là người hạnh phúc nhất đời.
Ra ngồi ở những bậc cửa bước xuống phòng ngoài, tôi ôm theo chiếc áo dạ mới mua được ở khu bán đồ cũ Chợ Mới. Chiếc áo thật dày, thật rộng, tầm vóc của một người cao lớn. Khoác vào tôi như được gói gọn trong đó. Ðiều này làm tôi liên tưởng đến những tay kỵ mã trong phim với chiếc áo choàng là một tấm vải rộng khoác trên vai, bay lồng lộng trong gió.
Cô Ngàn hỏi:
- Cháu chưa ngủ cho em ấy ngủ sao?
Tôi đáp:
- Cháu lo cho em ấy vào giường rồi. Cháu sẽ căng chiếc giường vải và ngủ sát ở cửa này. Hôm nay có lẽ lạnh hơn mọi hôm cô nhỉ.
Cô Ngàn cười khẽ. Tôi hỏi cô, sao cháu thấy cô loay hoay với công việc từ qua tới giờ, có vài ngày Tết mà cô cũng chả nghỉ ngơi gì cả. Cô Ngàn đưa nắm len lên hỏi cháu thích màu này không. Nhìn nắm len màu khói trên tay cô, tôi gật đầu, màu ấy trông hay lắm.
Ấm nước reo sôi ở trong lò, nước trào ra làm đám tro bốc khói và ngọn lửa yếu ớt còn cháy, lụi dần. Cô Ngàn rót đầy nước vào hai chiếc “phích” lớn dặn tôi sáng mai nhớ pha nước nóng cho em Chi rửa mặt. Cô lo lắng cho chúng cháu kỹ quá. Tôi nói, cô để mặc cháu, cô cứ tắt đèn đi ngủ. Cháu còn muốn ngồi ngoài này một chút nữa.
Sau đó tôi có ý nghĩ là mở cửa ra ngoài lúc này. Chẳng để làm gì cả, hay để ngồi ngoài hiên nhìn đêm một chút cho cảm thấy lạnh hơn một chút. Có lẽ mình đang thèm một hơi thuốc lá. Tôi trở lại phòng tìm gói thuốc lá với bao diêm và lưỡng lự xem có nên tắt đèn phòng không. Biết Chi nằm yên, tôi nghĩ rằng em đã ngủ: để đèn sáng vậy, tôi khép hờ cửa và khoác theo chiếc áo choàng ra ngoài.
Gió thốc đầy vào mặt, gió đẩy đám lá bò rào rào dước chân. Tôi phải nâng cổ áo len lên và kéo chặt hai mép áo giáp nhau sát ngực cho gió khỏi lùa vào người. Ngồi xuống bậc hiên và ủ đôi bàn tay mình trong túi áo co ro, cả người tôi chỉ ló cái đầu ra ngoài, y như hình ảnh một con ốc sên thu mình trong chiếc vỏ cứng. Và tôi là con ốc sên ngờ nghệch ngồi trong hơi thở lạnh lẽo của ban đêm mà lạ lẫm với mình. Bắt đầu bằng những điếu thuốc đốt lửa khó nhọc, trong đôi bàn tay chụm lại sau tấm áo khuất gió. Tôi nghĩ mông nênh tới bạn bè và những chiều, những tối ngồi trong quán cà phề, kéo dài thì giờ la cà qua các con đường, các chốn họp mặt. Những đứa con trai bằng tuổi tôi, có thể chúng quen những người con gái và có những mối tình thật dễ thương. Những mối tình nắm tay nhau dung dăng trên phố, vụng về hò hẹn. Những mối tình nhỏ giấu giếm cha mẹ và chối “đâu có” trước mặt bạn bè một cách thật ngây ngô. Tôi nhớ có lần đã nghĩ, rồi tới một tuổi nào đó mình sẽ quen một người con gái và sẽ có một mới tình thật lý tưởng. Tôi đã không hề nghĩ tới có ngày gạt sang một bên những lời khuyên của gia đình để nhất quyết ghi tên cho bằng được học ở đây. Và nhất là không bao giờ tôi nghĩ rằng giữa tôi và Anh Chi đã là tình yêu. Dù rằng tôi đã mơ hồ cảm thấy cần thiết có em trong cuộc đời mình. Người con gái nhỏ, em đang ngủ ngoan trong kia, có bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ ngồi đây, sống mọi giờ giấc với em, lo lắng cho em mọi lúc. Rồi em sẽ can dự, chia xẻ lớn vào phần đời tôi. Em có biết? Em rất vô tư, thơ dại hay chỉ tình cờ, đời chẳng có gì ràng buộc nhau. Rồi có lúc nào em quên tôi.
Tôi ném mẩu thuốc xuống đám cỏ trước mặt và chợt để ý tiếng động trong phòng. Có lẽ Chi giật mình thức dậy vì một cơn gió. Tiếng Chi vọng ra:
- Anh Huy đang ở ngoài đó hở?
Chưa kịp đáp, tôi quay lại đã thấy Chi ló đầu ra khỏi cánh cửa hé mở. Giọng Chi dễ thương:
- Anh Huy ngồi ngoài đó mãi, không ngủ sao?
- Một chút nữa. Tưởng Chi ngủ kỹ rồi chứ.
- Em chả ngủ được. Em biết anh trở vào lấy gì trong phòng nè.
- Vậy hở.
- Em ra ngoài đó với anh nhé.
- Ðừng, ngoài này lạnh lắm.
- Kệ, cho em ra ngồi ngoài đó với anh.
Cánh cửa mở ra và một vệt sáng rộng trước bật thềm. Chi đến chỗ tôi ngồi, hai tay ôm chặt chiết khăn quàng trước ngực. Tôi nói, không chừng gió thổi bay mất em bây giờ đấy. Chi đứng lại, cách tôi mấy bước, mớ tóc và đầu chiếc khăn quàng bay dạt về phía sau, trông em như hình ảnh của một nhân vật nữ trong truyện cổ tích dễ thương. Các nhân vật chỉ ngỗi ngậm kẹo và mơ ước. Và họ luôn luôn có những giấc mơ đẹp.
Chi phụng phịu:
- Ðể gió thổi bay luôn em cho rồi. Anh chẳng bảo em đến với anh gì hết.
Tôi đứng lên, ngửa bàn tay trước mặt Chi và đợi cô bé đặt bàn tay mình trong đó. Tôi trịnh trọng:
- Thưa em Anh Chi yêu dấu, hãy ngỗi xuống đây với anh.
Chi nghiêng đầu, tôi thấy chiếc răng khểnh nở nơi khóe miệng em xinh ơi là xinh. Trong phút chốc tôi liên tưởng đến những hình ảnh khiêu vũ bên các hàng cây trong vườn, dưới ánh trắng đục và ánh đèn màu huyền ảo, bàn tay đan lấy bàn tay dìu dặt tiếng nhạc. Tôi mơ hồ thấy mình nhẹ tên, xoay quanh Chi. Tôi mơ hồ thấy hai đứa sống trong một chốn mộng tưởng nào đó mà chúng tôi đã là những người lớn, lạ hoắc.
Chi ngồi co đầu gối bên tôi, trên bậc thềm, hai tay níu chặt lấy vai áo tôi run rẩy.
- Lạnh quá hở?
- Cho em gửi đôi bàn tay em trong túi áo anh đi.
- Gửi rồi có đòi không?
- Có chứ, không lấy tay làm sao em… lau nước mắt.
Tôi sững một lát với câu nói của Chi những tôi cũng tìm câu trả lời em ngay được.
- Nếu thế đã có tay anh.
- Nước mắt em thì nhiều, tay anh làm sao lau kịp.
Tôi lồng đôi bàn tay bé nhỏ của Chi trong lòng đôi bàn tay tôi, cười nhỏ:
- Nước mắt em nhiều thế cơ à, liệu thành sông thành biển không?
- Em sẽ khóc cho trôi cả anh Huy và cả em luôn.
Siết chặt đôi tay Chi tôi nói, đừng dại thế nhỏ ơi và đầu tôi cụng vào đầu em một cái khẽ. Chi kêu lên:
- Anh Huy hút thuốc phải không?
Tôi chối:
- Ðâu có.
- Rõ ràng em ngửi thấy mùi thuốc lá mà.
Tôi cười:
- Tinh ghê, mũi con gái tinh ghê.
Chi rút tay khỏi tay tôi, vùng vằng:
- Chi ghét anh, anh hay giấu Chi.
Nói và Chi xích xa tôi một chút. Một chút của giận hờn, dỗ dành đang là một khoảng cách thật dễ thương giữa hai chúng tôi. Tôi nói, trời lạnh ghê, anh hút một điếu vậy mà. Chi không nói gì và ngồi xoay mặt đi trong dáng co ro.
- Chi à.
Chi không quay lại. Tôi nói:
- Lạnh này mà cứ ngồi đó một mình đi.
- Mặc em.
- Anh cũng lạnh chứ bộ.
- Mặc anh.
Tôi bỏ chiếc áo rộng của tôi để khoác lên vai Chi:
- Cho người mượn áo để người ngồi đó mà giận hết một đời.
Tôi cũng bắt chước dáng ngồi co ro của em, xoay mặt nhìn đi nơi khác. Bóng đêm, những giọt sương nặng trĩu trên một cành lá nào đó vừa rớt xuống. Tôi lạnh run lên.
Trong khi bắt chước Chi làm bộ giận nhau, tôi bỗng nghĩ được một câu chuyện để dỗ dành cô bé. Câu chuyện của tôi như thế này, bắt đầu bằng một tiếng hắng giọng để gây sự chú ý của một thính giả đang cùng diễn giả quay lưng lại với nhau:
- Ngày xưa ấy mà, xưa thật là xưa, có một anh chàng bán than đang chuyện trò với một nàng công chúa thì bị nàng ta giận. Chàng buồn quá bèn bỏ ra ngoài trời mà ngồi đợi. Trời mưa rồi trời nắng ban ngày và ban đêm, chàng bán than vẫn cứ ngồi nguyên như vậy. Cho đến một đêm kia vì lạnh quá mà chàng hóa thành đá, chết sững giữa trời không ai thương xót. Khi nàng công chúa biết tới thì đã quá muộn. Bởi thế nàng hay khóc, mắt nàng luôn ướt…
Chờ tôi dứt tiếng lúc lâu, Chi quay lại chê: dở òm. Dù thế bé vẫn xích lại chỗ tôi một chút. Không thấy tôi nói gì, Chi lên tiếng:
- Anh Huy này.
- …
- Lạnh lắm hở?
- Gần hóa thành đá rồi.
Chi khoác chiếc áo lên vai tôi.
- Áo của anh nè.
Tôi quay lại, hai đứa ngó nhau cười. Chi nói:
- Con trai mà cũng biết dỗi, xấu chưa.
- Bộ con gái mới có quyền dỗi thôi sao.
- Nghề của con gái mà.
- Em bây giờ học được nhiều tiếng lạ ghê.
- Em bắt chước nhỏ Thảo đó.
- Anh biết.
- Biết gì cơ?
- Cái gì em cũng theo nhỏ Thảo. Mai mốt rồi em theo nhỏ Thảo luôn, em quên anh.
- Anh lại dỗi nữa hở?
- Ừ, dỗi đấy.
- Xấu.
- Ai xấu?
- Anh đó.
- Ư, anh là chàng bán than mà.
Chi reo lên:
- Ê, ông bán than ơi, bán cho tôi một gánh tôi về thổi cơm nào.
- Công chúa mà cũng biết thổi cơm.
- Cứ thổi, thổi cho hết than của anh, cho anh thất nghiệp.
- Thất nghiệp thì anh… dỗi nữa.
Một lát, tôi nghe giọng Chi phụng phịu dễ thương:
- Anh dỗi nữa thì để mặc Chi ốm lạnh vậy.
Tôi vội vàng mở rộng cánh áo choàng qua lưng Chi, thôi mà. Và Chi đã vào cánh tay áo rộng của tôi khép lại. Chúng tôi cùng run rẩy. Ðó là lần đầu tiên vòng tay tôi bọc lấy một đời bé bỏng của em. Có những vì sao lung linh sáng trên bầu trời đêm nay chứng giám cho tôi, cho khối tình thủy tinh trong suốt của tôi. Rằng, thực sự tôi muốn hôn lên vầng trán thanh khiết của em và nói với em một lời thương yêu nào đó. Rằng tôi hạnh phúc quá đỗi. Miệng tôi ngọt như ngậm mật mà chính thứ mật ấy làm tôi say ngất. Và chưa bao giờ lạ lùng như vậy, tôi muốn được chết.
Chi ngả đầu lên vai tôi:
- Anh Huy à, em nhớ mẹ.
Tôi xòe bàn tay ra để hỏi bàn tay của Chi:
- Ngón tay đeo nhẫn của em đâu?
Bàn tay Chi nằm trọn trong bàn tay tôi. Dù trong bóng tối nhưng tôi cũng thấy hạt đá nằm trên ngón tay giữa của em. Ngón tay mang nhẫn của cha mẹ.
Chi đưa cho tôi xem thư của mẹ viết cho em. Bà viết, đáng lẽ mẹ lên đón con về ăn tết nhưng cuối cùng có vài công chuyện thay đổi nên mọi điều sắp xếp đều hỏng cả. Bà gửi thư cùng vài món quà khác nhờ hãng máy bay đem tới nội trú cho Chi. Tôi đóng vai một người thân thuộc trong gia đình đón Chi về nhà cô Ngàn ăn tết. Khi đưa bức thư ấy cho tôi xem, em buồn chực khóc. Thư có một vài chữ nhòe, có lẽ là nước mắt buồn tủi của Chi đã rớt xuống. Nước mắt nhớ mẹ. Chi ngã đầu trên vai tôi, em nhớ mẹ anh ạ. Anh biết không, mấy tuần lễ đầu ở nội trú em đâu có chịu nổi. Em khóc hoài bị các soeur la hoài. Anh biết không, có những buổi sáng lạnh ghê đi, bước ra khỏi phòng là em phải đưa hai tay ấp chặt lấy mũi và miệng. Lạnh cay buốt, lại đến nỗi máu ứa ra ở cửa mũi. Em khóc, đôi vai gầy guộc so lại, nức nở. Tôi bỗng thấy xót xa quá đổi. Này em, tôi giữ chặt lấy vai Chi, anh nghĩ bao giờ mẹ cũng thương em mà. Chi vẫn nức nở, em biết, nhưng mẹ không thương em như trước nữa anh Huy ạ.
Người góa phụ đã thôi thích hoài một màu nâu, đời sống đang đổi những màu rực rỡ tươi vui cho bà. Ðời sống như thời tiết, qua một mùa, qua một thời rồi phải đổi thay. Tôi nhớ có lần ngồi với mẹ Chi ở ngoài vườn, có lẽ tôi không bao giờ chán một màu nâu, em Huy ạ. Bà kể cho tôi nghe về một vài hình ảnh đậm nét của bà thời con gái và bà bảo tôi sợ rồi Anh Chi sẽ giống tôi. Tôi mong cho mai này em ấy được may mắn hơn.
Tôi dỗ dành Chi, tôi nói cho Chi hiểu những điều chính tôi cũng còn đang mơ hồ. Trái tim đến một lúc nào đó phải chia xẻ, như là một điều cần. Rồi em sẽ hiểu, đến một thời nào đó dòng sông phải đâm nhánh xa nguồn. Con cái dần xa cha mẹ để quyến luyến hơn một người khác. Tôi nói những điều ấy như là để tâm sự với mình, xác định chính mình. Nghĩa là điều tôi bỏ Sài Gòn với những người thân yêu để bây giờ ngồi đây, trong thành phố cao nguyên lạnh cắt thịt da này như một điều rất thường, rất tự nhiên.
Tôi tưởng tượng ra câu chuyện thật lạ với Chi.
- Chi biết không, rồi sẽ có một điều rất mới, rất vĩ đại xảy ra …
- Chi không hiểu.
- Ðó là tình yêu.
- Chi không hiểu.
Một lúc nào đó em sẽ hiểu đó là một điều cần thiết. Cần thiết như ăn uống, như hơi thở của đời sống.
- Chi không hiểu.
- Như bây giờ em đã trở thành quá cần thiết trong đời sống anh.
- Anh Huy làm em sợ.
- Chi à, anh yêu em.
Chi tấm tức khóc không thôi bên tôi. Những thứ quà của mẹ gửi không thể dỗ nổi nỗi tủi thân của con gái. Cái gối lớn có hình con chó bông, một túi lỉnh kỉnh những thứ đồ ăn, bánh mứt và trái cây. Một hộp chocolate mà mỗi miếng in hình một phong cảnh thật dễ thương và một hộp đồ chơi xếp hình. Những ngày tết tôi và Chi chụm đầu nhau chơi trò xếp hình này. Chi luôn tìm được những miếng ráp khó khăn nhất. Cô Ngàn rang những chén hạt dẻ lớn và cũng tham gia trò chơi với chúng tôi, rất thích thú. Những lúc mà Chi cứ chực nhắc tới mẹ tôi lại phải tìm chuyện khác để nói lảng.
- Vợ chồng chim sẻ của Chi đã xây tổ xong chưa hở?
Chi ríu rít:
- Em không thấy chúng tha rác nữa, chắc chúng làm xong tổ rồi anh ạ.
- Ừ, nó phải xây xong tổ để ăn tết chứ.
Chi ngây thơ:
- Bộ chim sẻ cũng ăn tết nữa hở anh?
Tôi cười:
- Có chứ, chim sẻ rất rành rẽ chuyện thời tiết, nó biết rõ sự thay đổi của bốn mùa, nhất là mùa xuân.
- Thế còn chim sẻ của anh?
Miệng Chi chúm chím cười, nhìn tôi. Ngớ ngẩn quá đi thôi, tôi hỏi em:
- Con chim sẻ nào nhỉ?
- Con chim sẻ… quàng khăng đỏ đó.
Tôi reo “A!” và xòe bàn tay mình đặt lên đầu gối của Chi, lúc cả hai ngồi bên lò sưởi, tôi nói:
- Con chim sẻ của anh ơi đậu xuống đây đi nào.
Chi ngó tôi, tôi thấy ánh lửa hồng lung linh trong đôi mắt rộng của em. Con chim sẻ nghiêng mái tóc:
- Chim sẻ đậu xuống anh Huy có gì cho chim sẻ nào?
- Có lồng son, có kê vàng.
- Không thèm, chim sẻ không thích lồng son kê vàng.
- Vậy chim sẻ thích ăn kẹo không?
- Cũng không thèm luôn.
Tôi ngẫm nghĩ:
- Như thế chắc chim sẻ muốn nghe kể chuyện phải không?
Chi gật đầu. Em nhìn tôi rồi đặt ngón tay út vào lòng bàn tay tôi đang mở rộng trước mặt:
- Chim sẻ của anh đậu xuống rồi đó, anh Huy kể tiếp chuyện công chúa Sissi cho chim sẻ nghe đi.
Tôi nắm lấy ngón tay út của Chi, con chim sẻ của tôi ngoan ghê đi. Và tôi kể tiếp cho Chi nghe câu chuyện công chúa Sissi dễ thương. Nàng ưa được sống tự do, cởi mở nên khi sống trong hoàng cung đâm ra buồn phiền, khó chịu. Giận vua, nàng bỏ hoàng cung về sống với cha mẹ nàng ở một miền yên tịnh, có nhiều màu xanh của cây cỏ. Cha nàng là một tay thợ săn cừ khôi, ông bẫy được nhiều chim và nhốt chúng trong những cái lồng rất lớn. Nhưng khi Sissi về, nàng mở cửa thả cho chúng trở về rừng hết. Cả những con nai nhỏ dễ thương nữa, nàng cho chúng uống sữa bằng những cái bình sữa của trẻ con trước khi mở cửa thả chúng về tới quê hương của chúng là rừng xanh cùng những bước tung tăng.
Chi hỏi tôi:
- Như thế, cha Sissi có la Sissi không hở anh?
- Không, ông cười. Ông cưng con gái ông ghê lắm. Thấy Sissi buồn rầu bỏ hoàng cung về nhà, ông đưa nàng đi dạo trong rừng. Ngồi lại ở một gốc cây, ông nói: Rồi mai kia đời con gặp thêm những muộn phiền, con hãy tìm vào trong rừng yên tịnh mà nhìn xem, kìa là cây cỏ, đất đá, chim muông… Tất cả chúng đều được Thượng đế dựng nên sống tự do, hạnh phúc. Tất cả chúng đều được Thượng đế lo lắng, chăm sóc để sống làm đẹp cho thiên nhiên, ca tụng trời đất.
Thấy mắt của Chi nặng trĩu nhìn vào những đốm lửa đang cháy trong lò, tôi phải tìm cách cho cô bé cười được. Tôi gọi Chi:
- Chi nè, Chi nè, vui lắm cơ, khi mà hai cha con công chúa Sissi đi săn trong rừng ấy mà, họ thấy một con gà rừng đang đậu trên một cành cây.
- Rồi cha của Sissi có bắn nó không anh?
- Có chứ, cha của Sissi là một tay thợ săn cừ khôi mà.
Tôi cố tình kéo sự chú ý của Chi vào câu chuyện:
- Thế mà một tay thợ săn cừ khôi lại để hụt mất con mồi mới uổng chứ.
- Vì sao vậy anh?
- Bởi ông đã đi săn mà dẫn con gái đi theo.
- Tại Sissi la lớn hả anh?
- Không Sissi không la một tiếng nào cả vì cha nàng đã làm dấu hiệu cho nàng im lặng. Nhưng khi nàng vừa đưa súng lên nhắm bắn thì nàng đứng đằng sau đưa tay lên cao vẫy vẫy con gà rừng. Thế là con gà rừng bay đi mất.
- Rồi sao hở anh?
- Rồi hai cha con ngó nhau cười.
Rồi tôi và Chi cũng ngó nhau cười. Củi trong lò đã cháy gần hết, để lại một đám tro trắng xoá đang bắt đầu nguội dần với khí trời mỗi lúc mỗi lạnh hơn. Buổi tối khi đốt lò sưởi tôi đã nhớ mở cửa phòng để lùa vào một ít hơi ấm dành cho Chi, không biết chăn gối của Chi có ấm hơn được với một chút hơi lửa ấy. Khi tôi nắm ngón tay út của Chi, đưa Chi vào phòng, tôi cẩn thận xem lại những khe gió mà buổi chiều tôi đã nhét rất kỹ bằng giấy báo và giẻ vụn, sợ gió to có thể lùa vào còn nguyên của mùa đông cũ. Tôi sợ Chi đau. Tôi sợ không lo nổi, chăm sóc đủ cho em. Tôi sợ có một sự hối hận về sau. Mấy hôm nay tôi vẫn còn loay hoay hoài với ý nghĩ, không biết rồi mẹ Chi biết mọi chuyện rồi sẽ ra sao. Có lúc rồi những giấu giếm này phải vỡ ra chứ. Nhưng tôi lại nghĩ, dù sao bà cũng phải hiểu là tôi rất thương mến Chi và tất cả những điều tôi làm chỉ vì với ý nghĩ đó.
Tôi hôn lên ngón tay út của Chi:
- Chúc con chim sẻ của anh ngủ ngon.
Chi dạ nhỏ rồi rút ngón tay lại. Khi cô bé đứng ở mép giường mới quay ra nói với tôi:
- Chúc con chim-sẻ-anh ngủ ngon luôn.
- Ơ, anh cũng là con chim sẻ nữa à?
Chi xịu mặt:
- Anh Huy mau quên ghê đi. Mới hôm chủ nhật anh mua bóng cho em ở trên phố, anh bảo anh cũng là con chim sẻ nữa mà.
Trí nhớ tôi thật là một điều ân hận lớn. Tôi nói với Chi đáng tiếc ghê, được làm chim sẻ mà anh không nhớ. Chim sẻ nhất định làm tổ bằng bông gòn trắng nõn ấy mà.
- Thôi, bây giờ chim-sẻ-em ngủ ngoan nha, sáng mai chim-sẻ-anh sẽ đưa em đi chơi nhà mấy người bạn.
Chi nghiêng đầu cười thật dễ thương trước khi vào giường. Tôi bỗng cảm thấy mình được hạnh phúc. Và tôi là người hạnh phúc nhất đời.
Ra ngồi ở những bậc cửa bước xuống phòng ngoài, tôi ôm theo chiếc áo dạ mới mua được ở khu bán đồ cũ Chợ Mới. Chiếc áo thật dày, thật rộng, tầm vóc của một người cao lớn. Khoác vào tôi như được gói gọn trong đó. Ðiều này làm tôi liên tưởng đến những tay kỵ mã trong phim với chiếc áo choàng là một tấm vải rộng khoác trên vai, bay lồng lộng trong gió.
Cô Ngàn hỏi:
- Cháu chưa ngủ cho em ấy ngủ sao?
Tôi đáp:
- Cháu lo cho em ấy vào giường rồi. Cháu sẽ căng chiếc giường vải và ngủ sát ở cửa này. Hôm nay có lẽ lạnh hơn mọi hôm cô nhỉ.
Cô Ngàn cười khẽ. Tôi hỏi cô, sao cháu thấy cô loay hoay với công việc từ qua tới giờ, có vài ngày Tết mà cô cũng chả nghỉ ngơi gì cả. Cô Ngàn đưa nắm len lên hỏi cháu thích màu này không. Nhìn nắm len màu khói trên tay cô, tôi gật đầu, màu ấy trông hay lắm.
Ấm nước reo sôi ở trong lò, nước trào ra làm đám tro bốc khói và ngọn lửa yếu ớt còn cháy, lụi dần. Cô Ngàn rót đầy nước vào hai chiếc “phích” lớn dặn tôi sáng mai nhớ pha nước nóng cho em Chi rửa mặt. Cô lo lắng cho chúng cháu kỹ quá. Tôi nói, cô để mặc cháu, cô cứ tắt đèn đi ngủ. Cháu còn muốn ngồi ngoài này một chút nữa.
Sau đó tôi có ý nghĩ là mở cửa ra ngoài lúc này. Chẳng để làm gì cả, hay để ngồi ngoài hiên nhìn đêm một chút cho cảm thấy lạnh hơn một chút. Có lẽ mình đang thèm một hơi thuốc lá. Tôi trở lại phòng tìm gói thuốc lá với bao diêm và lưỡng lự xem có nên tắt đèn phòng không. Biết Chi nằm yên, tôi nghĩ rằng em đã ngủ: để đèn sáng vậy, tôi khép hờ cửa và khoác theo chiếc áo choàng ra ngoài.
Gió thốc đầy vào mặt, gió đẩy đám lá bò rào rào dước chân. Tôi phải nâng cổ áo len lên và kéo chặt hai mép áo giáp nhau sát ngực cho gió khỏi lùa vào người. Ngồi xuống bậc hiên và ủ đôi bàn tay mình trong túi áo co ro, cả người tôi chỉ ló cái đầu ra ngoài, y như hình ảnh một con ốc sên thu mình trong chiếc vỏ cứng. Và tôi là con ốc sên ngờ nghệch ngồi trong hơi thở lạnh lẽo của ban đêm mà lạ lẫm với mình. Bắt đầu bằng những điếu thuốc đốt lửa khó nhọc, trong đôi bàn tay chụm lại sau tấm áo khuất gió. Tôi nghĩ mông nênh tới bạn bè và những chiều, những tối ngồi trong quán cà phề, kéo dài thì giờ la cà qua các con đường, các chốn họp mặt. Những đứa con trai bằng tuổi tôi, có thể chúng quen những người con gái và có những mối tình thật dễ thương. Những mối tình nắm tay nhau dung dăng trên phố, vụng về hò hẹn. Những mối tình nhỏ giấu giếm cha mẹ và chối “đâu có” trước mặt bạn bè một cách thật ngây ngô. Tôi nhớ có lần đã nghĩ, rồi tới một tuổi nào đó mình sẽ quen một người con gái và sẽ có một mới tình thật lý tưởng. Tôi đã không hề nghĩ tới có ngày gạt sang một bên những lời khuyên của gia đình để nhất quyết ghi tên cho bằng được học ở đây. Và nhất là không bao giờ tôi nghĩ rằng giữa tôi và Anh Chi đã là tình yêu. Dù rằng tôi đã mơ hồ cảm thấy cần thiết có em trong cuộc đời mình. Người con gái nhỏ, em đang ngủ ngoan trong kia, có bao giờ tôi nghĩ rằng sẽ ngồi đây, sống mọi giờ giấc với em, lo lắng cho em mọi lúc. Rồi em sẽ can dự, chia xẻ lớn vào phần đời tôi. Em có biết? Em rất vô tư, thơ dại hay chỉ tình cờ, đời chẳng có gì ràng buộc nhau. Rồi có lúc nào em quên tôi.
Tôi ném mẩu thuốc xuống đám cỏ trước mặt và chợt để ý tiếng động trong phòng. Có lẽ Chi giật mình thức dậy vì một cơn gió. Tiếng Chi vọng ra:
- Anh Huy đang ở ngoài đó hở?
Chưa kịp đáp, tôi quay lại đã thấy Chi ló đầu ra khỏi cánh cửa hé mở. Giọng Chi dễ thương:
- Anh Huy ngồi ngoài đó mãi, không ngủ sao?
- Một chút nữa. Tưởng Chi ngủ kỹ rồi chứ.
- Em chả ngủ được. Em biết anh trở vào lấy gì trong phòng nè.
- Vậy hở.
- Em ra ngoài đó với anh nhé.
- Ðừng, ngoài này lạnh lắm.
- Kệ, cho em ra ngồi ngoài đó với anh.
Cánh cửa mở ra và một vệt sáng rộng trước bật thềm. Chi đến chỗ tôi ngồi, hai tay ôm chặt chiết khăn quàng trước ngực. Tôi nói, không chừng gió thổi bay mất em bây giờ đấy. Chi đứng lại, cách tôi mấy bước, mớ tóc và đầu chiếc khăn quàng bay dạt về phía sau, trông em như hình ảnh của một nhân vật nữ trong truyện cổ tích dễ thương. Các nhân vật chỉ ngỗi ngậm kẹo và mơ ước. Và họ luôn luôn có những giấc mơ đẹp.
Chi phụng phịu:
- Ðể gió thổi bay luôn em cho rồi. Anh chẳng bảo em đến với anh gì hết.
Tôi đứng lên, ngửa bàn tay trước mặt Chi và đợi cô bé đặt bàn tay mình trong đó. Tôi trịnh trọng:
- Thưa em Anh Chi yêu dấu, hãy ngỗi xuống đây với anh.
Chi nghiêng đầu, tôi thấy chiếc răng khểnh nở nơi khóe miệng em xinh ơi là xinh. Trong phút chốc tôi liên tưởng đến những hình ảnh khiêu vũ bên các hàng cây trong vườn, dưới ánh trắng đục và ánh đèn màu huyền ảo, bàn tay đan lấy bàn tay dìu dặt tiếng nhạc. Tôi mơ hồ thấy mình nhẹ tên, xoay quanh Chi. Tôi mơ hồ thấy hai đứa sống trong một chốn mộng tưởng nào đó mà chúng tôi đã là những người lớn, lạ hoắc.
Chi ngồi co đầu gối bên tôi, trên bậc thềm, hai tay níu chặt lấy vai áo tôi run rẩy.
- Lạnh quá hở?
- Cho em gửi đôi bàn tay em trong túi áo anh đi.
- Gửi rồi có đòi không?
- Có chứ, không lấy tay làm sao em… lau nước mắt.
Tôi sững một lát với câu nói của Chi những tôi cũng tìm câu trả lời em ngay được.
- Nếu thế đã có tay anh.
- Nước mắt em thì nhiều, tay anh làm sao lau kịp.
Tôi lồng đôi bàn tay bé nhỏ của Chi trong lòng đôi bàn tay tôi, cười nhỏ:
- Nước mắt em nhiều thế cơ à, liệu thành sông thành biển không?
- Em sẽ khóc cho trôi cả anh Huy và cả em luôn.
Siết chặt đôi tay Chi tôi nói, đừng dại thế nhỏ ơi và đầu tôi cụng vào đầu em một cái khẽ. Chi kêu lên:
- Anh Huy hút thuốc phải không?
Tôi chối:
- Ðâu có.
- Rõ ràng em ngửi thấy mùi thuốc lá mà.
Tôi cười:
- Tinh ghê, mũi con gái tinh ghê.
Chi rút tay khỏi tay tôi, vùng vằng:
- Chi ghét anh, anh hay giấu Chi.
Nói và Chi xích xa tôi một chút. Một chút của giận hờn, dỗ dành đang là một khoảng cách thật dễ thương giữa hai chúng tôi. Tôi nói, trời lạnh ghê, anh hút một điếu vậy mà. Chi không nói gì và ngồi xoay mặt đi trong dáng co ro.
- Chi à.
Chi không quay lại. Tôi nói:
- Lạnh này mà cứ ngồi đó một mình đi.
- Mặc em.
- Anh cũng lạnh chứ bộ.
- Mặc anh.
Tôi bỏ chiếc áo rộng của tôi để khoác lên vai Chi:
- Cho người mượn áo để người ngồi đó mà giận hết một đời.
Tôi cũng bắt chước dáng ngồi co ro của em, xoay mặt nhìn đi nơi khác. Bóng đêm, những giọt sương nặng trĩu trên một cành lá nào đó vừa rớt xuống. Tôi lạnh run lên.
Trong khi bắt chước Chi làm bộ giận nhau, tôi bỗng nghĩ được một câu chuyện để dỗ dành cô bé. Câu chuyện của tôi như thế này, bắt đầu bằng một tiếng hắng giọng để gây sự chú ý của một thính giả đang cùng diễn giả quay lưng lại với nhau:
- Ngày xưa ấy mà, xưa thật là xưa, có một anh chàng bán than đang chuyện trò với một nàng công chúa thì bị nàng ta giận. Chàng buồn quá bèn bỏ ra ngoài trời mà ngồi đợi. Trời mưa rồi trời nắng ban ngày và ban đêm, chàng bán than vẫn cứ ngồi nguyên như vậy. Cho đến một đêm kia vì lạnh quá mà chàng hóa thành đá, chết sững giữa trời không ai thương xót. Khi nàng công chúa biết tới thì đã quá muộn. Bởi thế nàng hay khóc, mắt nàng luôn ướt…
Chờ tôi dứt tiếng lúc lâu, Chi quay lại chê: dở òm. Dù thế bé vẫn xích lại chỗ tôi một chút. Không thấy tôi nói gì, Chi lên tiếng:
- Anh Huy này.
- …
- Lạnh lắm hở?
- Gần hóa thành đá rồi.
Chi khoác chiếc áo lên vai tôi.
- Áo của anh nè.
Tôi quay lại, hai đứa ngó nhau cười. Chi nói:
- Con trai mà cũng biết dỗi, xấu chưa.
- Bộ con gái mới có quyền dỗi thôi sao.
- Nghề của con gái mà.
- Em bây giờ học được nhiều tiếng lạ ghê.
- Em bắt chước nhỏ Thảo đó.
- Anh biết.
- Biết gì cơ?
- Cái gì em cũng theo nhỏ Thảo. Mai mốt rồi em theo nhỏ Thảo luôn, em quên anh.
- Anh lại dỗi nữa hở?
- Ừ, dỗi đấy.
- Xấu.
- Ai xấu?
- Anh đó.
- Ư, anh là chàng bán than mà.
Chi reo lên:
- Ê, ông bán than ơi, bán cho tôi một gánh tôi về thổi cơm nào.
- Công chúa mà cũng biết thổi cơm.
- Cứ thổi, thổi cho hết than của anh, cho anh thất nghiệp.
- Thất nghiệp thì anh… dỗi nữa.
Một lát, tôi nghe giọng Chi phụng phịu dễ thương:
- Anh dỗi nữa thì để mặc Chi ốm lạnh vậy.
Tôi vội vàng mở rộng cánh áo choàng qua lưng Chi, thôi mà. Và Chi đã vào cánh tay áo rộng của tôi khép lại. Chúng tôi cùng run rẩy. Ðó là lần đầu tiên vòng tay tôi bọc lấy một đời bé bỏng của em. Có những vì sao lung linh sáng trên bầu trời đêm nay chứng giám cho tôi, cho khối tình thủy tinh trong suốt của tôi. Rằng, thực sự tôi muốn hôn lên vầng trán thanh khiết của em và nói với em một lời thương yêu nào đó. Rằng tôi hạnh phúc quá đỗi. Miệng tôi ngọt như ngậm mật mà chính thứ mật ấy làm tôi say ngất. Và chưa bao giờ lạ lùng như vậy, tôi muốn được chết.
Chi ngả đầu lên vai tôi:
- Anh Huy à, em nhớ mẹ.
Tôi xòe bàn tay ra để hỏi bàn tay của Chi:
- Ngón tay đeo nhẫn của em đâu?
Bàn tay Chi nằm trọn trong bàn tay tôi. Dù trong bóng tối nhưng tôi cũng thấy hạt đá nằm trên ngón tay giữa của em. Ngón tay mang nhẫn của cha mẹ.